MỤC LỤC
I, Lý do chọn chuyên đề:.........................................................................................2
II, Nội dung chuyên đề.............................................................................................2
A. Mục tiêu bài học..............................................................................................2
1. Kiến thức:.....................................................................................................2
2. Kỹ năng:........................................................................................................2
3. Thái độ:.........................................................................................................3
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:.......................................3
B. Chuẩn bi:..........................................................................................................3
1. Giáo viên:......................................................................................................3
2. Học sinh:.......................................................................................................3
C. Tiến trình lên lớp.............................................................................................3
D. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học.............................................................4
1. Hoạt động xuất phát....................................................................................4
2. Hoạt động hình thành kiến thức................................................................6
3. Hoạt động Luyện tập – Vận dụng............................................................17
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng.......................................................................20
III, Kết luận:...........................................................................................................24
Tên chuyên đề: Bài 5. Thao tác với bảng tính (Tin học lớp 7)
Đối tượng: Học sinh lớp 7, số tiết dạy 02
CHUYÊN ĐỀ : THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
I. Lý do chọn chuyên đề:
- Hiện nay, chương trình bảng tính đang được sử dụng rất phổ biến, trong đó
thao tác với bảng tính là một trong những thao tác cơ bản khi sử dụng bảng tính.
- Trong quá trình giảng dạy, Tôi thấy thao tác với bảng tính giúp các em có thể
điều chỉnh độ rông cột, độ cao hàng, thêm hoặc xóa cột và hàng, sao chép và di
chuyển dữ liệu cũng như công thức…để giúp các em trình bày một bảng tính một
cách cân đối hơn và có thể giúp các em tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức khi
nhập dữ liệu hoặc công thức.
- Kiến thức về thao tác với bảng tính giúp các em có cái nhìn tổng quát hơn để
ứng dụng ra bên ngoài thực tế.
- Vậy từ các lí do trên mà giúp tôi viết về chuyên đề “Thao tác với bảng tính” để
dạy và đáp ứng những yêu cầu trên.
- Bài giảng thực hiện trong 2 tiết
II. Nội dung chuyên đề
A.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Biết cách điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng.
- Biết cách thêm hoặc xóa cột và hàng
- Biết sao chép và di chuyển dữ liệu.
- Biết cách sao chép công thức.
2. Kỹ năng:
- Quan sát các thao tác với bảng tính
- Thực hiện được các thao tác với bảng tính
3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động
- Sử dụng hiệu quả các thao tác với bảng tính cho công việc học tập.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động nhóm
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua bài học.
- Năng lực vận dụng kiến thức tin học vào thực tiễn cuộc sống.
B. Chuẩn bi:
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập, bút màu, nam châm, bảng phụ, máy chiếu, máy tính.
- Các dạng bài tập vận dụng và nâng cao.
- Đưa yêu cầu cho học sinh, chia nhóm để học sinh chuẩn bị trước.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị sách vở
- Chuẩn bị theo sự phân công nhóm của giáo viên
- Nhóm 1: Tìm hiểu về thực hiện thao tác điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao
của hàng.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về thao tác thêm hoặc xóa cột và hàng
- Nhóm 3: Tìm hiểu về thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu
- Nhóm 4: Tìm hiểu về thao tác sao chép công thức
C.Tiến trình lên lớp.
Hoạt động
Nội dung
1. Khởi động/ xuất
phát
Chiếu 2 hình ảnh về bảng tính: trong đó có 1 bảng tính
chưa được điều chỉnh còn 1 bảng tính đã được điều
chỉnh để tạo nhu cầu tìm hiểu của học sinh
2. Hình thành kiến
thức
- Điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng
- Thêm hoặc xóa cột và hàng
- Sao chép và di chuyển dữ liệu
- Sao chép công thức
3. Luyện tập
- Nhắc lại kiến thức về thao tác với bảng tính bằng
sơ đồ tư duy.
- Củng cố lại kiến thức bằng cách cho HS chơi
“trò chơi ô chữ”
- Làm bài tập 1(sgk-50) để HS nhớ lại các thao tác
với bảng tính.
- Một số lỗi khi thực hiện
4. Mở rộng
- Tìm hiểu thêm cách thao tác nhanh công thức
bằng cách kéo thả chuột.
- Tìm hiểu về địa chỉ tuyệt đối của ô hoặc khối
- Đưa ra một số bài tập ở mức độ phức tạp hơn để
cho HS Khá – Giỏi làm thêm.
D. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học
BÀI 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
1. Hoạt động xuất phát.
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu quan tâm đến các hoạt động
thao tác với bảng tính
(2) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: cá nhân, thảo luận nhóm
(3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu
(4) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu về thao tác với bảng tính
Nội dung hoạt động
GV chiếu 2 hình ảnh về trang tính ban đầu chưa được chỉnh sửa và trang tính đã
được chỉnh sửa và bổ sung:
Trang tính 1 là trang tính ban đầu
Trang tính 2 đã chỉnh sửa và bổ sung
GV: đặt câu hỏi:
- Quan sát 2 bảng tính trên rồi cho biết :
+ Những điểm nào khác biệtgiữa 2 trang
tính đó?
+Để có được như trang tính 2 thì em cần
điều chỉnh và bổ sung những gì?
- GV nhận xét, đánh giá và bổ sung
Câu trả lời mong đợi từ học sinh:
- Ở trang tính 1: Cột Họ và tên và cột
Điểm trung bình có độ rộng hẹp hơn so
với độ rộng của dữ liệu, còn các cột
STT, Toán, vật lí, Tin học có độ rộng của
cột rộng hơn so với độ rộng của dữ liệu.
- ở trang tính 2: có thêm hàng ở trước và
sau tên bảng. Ngoài ra có thêm cột lịch
sử, cột vật lí và ngữ văn đổi chỗ cho
nhau.
* Để trang tính 1 được trình bày như
trang tính 2 thì chúng ta cần phải:
+ Điều chỉnh độ rộng của cột Họ và tên
cho rộng ra, thu hẹp độ rộng của các cột
STT, Toán, Vật lí, Tin.
+ Chèn thêm 1 hàng trống vào trước và
1 hàng vào sau hàng chứa tên bảng.
+ Chèn thêm 1 cột trống vào trước cột
Vật lí rồi di chuyển dữ liệu từ cột Ngữ
văn sang và gõ nội dung dữ liệu cho cột
Lịch sử vào cột vừa di chuyển.
Bổ sung ý kiến đánh giá kết quả của các
- GV dẫn dắt, để có được như bảng tính
2 thì ta cần thực hiện điều chỉnh độ rộng
của cột và đô cao của hàng, thêm hoặc
xóa cột và hàng, sao chép và di chuyển
dữ liệu cũng như công thức.
- GV dẫn dắt vào bài 5
bạn trong lớp
Vậy để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề đó
thì cô cùng các em cùng tìm hiểu vào
bài hôm nay: Bài 5 “Thao tác với bảng
tính”
2. Hoạt động hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu: HS mô tả được các thao tác với bảng tính: điều chỉnh được độ rộng
của cột và độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xóa cột và hàng, sao chép và di
chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa
thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, bút màu, nam châm, bảng phụ, máy chiếu, máy
tính.
(5) Kết quả: HS biết các thao tác với bảng tính: điều chỉnh được độ rộng của cột
và độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xóa cột và hàng, sao chép và di chuyển
dữ liệu, sao chép công thức.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng
? Qua ví dụ ở trên thì em thấy có thể xảy ra
HS đứng tại chỗ trả lời
những khả năng nào khi nhập dữ liệu vào ô
tính.
GV: nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức
Vậy để hiển thị hết nội dung các ô, chúng ta
thường phải tăng độ rộng của 1 số cột hoặc
đểtrình bày hợp lí, cần giảm độ rộng của một
số cột khác.
? Để điều chỉnh độ rộng của cột thì ta thực
HS hoạt động nhóm
hiện các bước như thế nào.
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo
Một nhóm báo cáo, các nhóm
khác nhận xét và đánh giá
GV tổng kết lại kiến thức (ghi cụ thể nội dung HS lắng nghe, ghi chép, cập
lên slide)
nhật vào sản phẩm học tập của
1. Điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao
của hàng:
a. Điều chỉnh độ rộng của cột:
Cách thực hiện:
- Đưa con trỏ chuột vào biên phải tên cột
cần tăng hay giảm độ rộng
- Kéo thả chuột sang phải để tăng (sang
trái để giảm) độ rộng của cột
mình
b. Điều chỉnh độ cao của hàng:
Khác với độ rộng của cột, độ cao của hàng
được tự động điều chỉnh theo cỡ chữ của văn
bản hay số trong các ô của hàng. Khi có nhu
cầu thay đổi độ cao của hàng, thì ta cũng thực
hiện tương tự như thực hiện độ rộng của cột.
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời
Vậy cách thực hiện điều chỉnh độ cao của
hàng ta làm ntn?
GV: nhận xét và chốt kiến thức.
Cách thực hiện:
- Đưa con trỏ chuột vào biên dưới tên
hàng cần thay đổi độ cao
- Kéo thả chuột lên trên hay xuống dưới
để thu hẹp hay mở rộng độ cao của hàng HS ghi bài
GV: Ngoài cách điều chỉnh độ rộng cột và độ
cao hàng ta còn có thêm cách điều chỉnh cho
dữ liệu nhập vào vừa khít với các cột và hàng
bằng cách là nháy đúp chuột vào vạch ngăn
cách giữa cột và hàng đó.
GV: giới thiệu lưu ý (SGK-43) và yêu vầu HS
đọc lại
GV cho HS thao tác trên máy tính về độ rộng
cột và độ cao hàng.
GV giới thiệu thêm cho HS cách điều chỉnh
cột và hàng ở lệnh Format trong nhóm cells
trên dải lệnh Home
HS đọc
HS thực hiện
Hs quan sát
Hoạt động 2: Chèn thêm hoặc xóa cột và hàng
Em hãy quan sát lại ví dụ đã đưa ra ở trên.
HS làm việc cá nhân
Trang tính 1: có hàng tiêu đề trên cùng liền
HS trả lời
với vùng dữ liệu nên dữ liệu chính không
được trình bày một cách tập trung và rõ ràng.
Ngoài ra trang tính này còn thiếu số liệu của
cột Lịch sử.
? Theo em nên bổ sung các số liệu còn thiếu
như thế nào.
GV: nhận xét, đánh giá và mở trang tính đó ra HS quan sát
rồi thực hiện trực tiếp trên chương trình bảng
tính.
Các em vừa quan sát cô thực hiện việc bổ sung
dữ liệu còn thiếu. Vậy các em hãy cho biết các
bước thực hiện việc chèn thêm cột và hàng
như thế nào?
Tổ chức cho các nhóm báo cáo
GV tổng kết lại kiến thức (ghi cụ thể nội dung
lên slide)
2. Chèn thêm hoặc xóa cột và hàng.
HS làm việc với SGK, làm việc
cá nhân, trao đổi kết quả với các
bạn trong nhóm.
Một nhóm báo cáo, các nhóm
khác nhận xét và đánh giá
HS lắng nghe, ghi chép, cập
nhật vào sản phẩm học tập của
mình
a. Chèn thêm cột hoặc hàng:
*Chèn thêm cột:
Cách thực hiện:
- Nháy chọn một cột
- chọn lệnh insert trong nhóm cells trên dải
lệnh Home
Một cột trống sẽ được chèn vào bên trái cột đã
chọn
HS thực hiện
GV thao tác trên máy về cách chèn thêm hàng
vào trước và sau hàng tiều đề ở ví dụ trên.
Yêu cầu HS nhắc lại các bước GV vừa thực
hiện về chèn thêm hàng.
GV nhận xét và chốt lại
*Chèn thêm hàng:
Cách thực hiện:
- Nháy chọn một hàng
- chọn lệnh insert trong nhóm cells trên dải
HS trả lời
lệnh Home
Một hàng trống sẽ được chèn vào bên trên
hàng đã chọn
GV: giới thiệu lưu ý (SGK-43) và yêu vầu HS
đọc lại
HS đọc
HS thực hiện
GV cho HS thao tác trên máy
Trong quá trình chúng ta nhập dữ liệu vào
trang tính cũng có đôi lúc bị thừa đi một số cột
hay hàng nào đó, thì chúng ta cũng có thể xóa HS lắng nghe
bỏ cột hay hàng đó đi. Vậy thao tác đó như thế
nào thì chúng ta chuyển sang phần tiếp theo.
b. Xóa cột hoặc hàng
GV đưa ra 2 trường hợp:
- TH 1: Chọn cột hay hàng cần xóa rồi
nhấn phím Delete trên bàn phím
- TH 2: Chọn cột hay hàng cần xóa rồi
chọn lệnh Delete trong nhóm cells trên
dải lệnh Home.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy cho biết kết
quả nhận được khi thực hiện 2 thao tác đó. Và
cho biết TH nào là TH đúng đối với thao tác
xóa cột hay hàng? Nhắc lại các thao tác thực
hiện của TH đó.
GV nhận xét và chốt lại
Kết quả:
- TH1 là xóa được dữ liệu còn bản thân cột
hay hàng thì không bị xóa
- TH2 là xóa cả cột hay hàng đã chọn
Vậy để xóa được cả cột hay hàng đó đi thì ta
sử dụng lệnh Delete trong nhóm cells trên dải
lệnh Home
HS quan sát rồi trả lời câu hỏi
HS trả lời
HS nghe
HS ghi bài
Các thao tác thực hiện như sau:
- Chọn cột hay hàng cần xóa
- Chọn lệnh Delete trong nhóm cellstrong
dải lệnh Home
GV giới thiệu lưu ý trong sgk/44 và yêu cầu
HS đọc lại
Hoạt động 3: Sao chép và di chuyển dữ liệu
? Các em đã được làm quen với khả năng sao HS: trả lời
chép và di chuyển văn bản khi soạn thảo văn
bản. Vậy hãy nhớ lại và cho biết các lệnh cần
sử dụng và di chuyển văn bản.
GV nhận xét và chốt lại
Để sao chép (di chuyển) văn bản ta sử dụng
lệnh Copy (Cut) và Paste trong nhóm
clipboard trên dải lệnh Home
Chương trình bảng tính cũng có các lệnh
HS quan sát
tương tự để giúp các em sao chép và di chuyển
dữ liệu từ ô này sang ô khác.
GV: mở lại trang tính ở trên rồi thực hiện mẫu.
Dựa vào việc quan sát ở trên rồi cho biết các
HS hoạt động nhóm
thao tác thực hiện để sao chép và di chuyển:
+ Nhóm 1+2: làm việc với sao chép
+ Nhóm 3+4: làm việc vơi di chuyển
Tổ chức cho các nhóm báo cáo
Một nhóm báo cáo, các nhóm
khác nhận xét và đánh giá
GV tổng kết lại kiến thức (ghi cụ thể nội dung HS lắng nghe, ghi chép, cập
lên slide)
nhật vào sản phẩm học tập của
3. Sao chép và di chuyển dữ liệu
mình
a. Sao chép nội dung ô tính
Để sao chép dữ liệu ta sử dụng lệnh copy và
paste trong nhóm clipboard trên dải lệnh
Home.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chọn ô hoặc các ô có dữ liệu
muốn sao chép.
Bước 2: Chọn lệnh Copy trong nhóm
clipboard trên dải lệnh Home.
- Bước 3: Chọn ô e muốn đưa thông tin
được sao chép vào
- Bước 4: Chọn lệnh Paste trong nhóm
clipboard trên dải lệnh Home.
Sau khi chọn lệnh copy thì có một đường biên
chuyển động quanh khối có nội dung được sao
chép xuất hiện như hình dưới đây. Sau khi
chọn lệnh paste thì khố đó vẫn còn để có thể
sao chép tiếp nội dung sang ô khác. Nhấn
phím ESC nếu muốn loại bỏ đường biên đó.
GV đưa ra lưu ý: (SGK-46)
b. Di chuyển nội dung ô tính
Chiếu hình ảnh 1 trang tính được di chuyển
cột Tổng cộng từ cột B sang cột E
HS đọc SGK
HS quan sát
Các thao tác thực hiện di chuyển như sau:
- Bước 1:Chọn ô hoặc các ô có dữ liệu
muốn sao chép.
Bước 2: Chọn lệnh Cut trong nhóm clipboard
Hs ghi chép bài
trên dải lệnh Home.
- Bước 3: Chọn ô e muốn đưa thông tin
được sao chép vào
- Bước 4: Chọn lệnh Paste trong nhóm
clipboard trên dải lệnh Home.
4. Sao chép và di chuyển công thức
Đưa ra ví dụ: Trên trang tính a, ta muốn sao
chép khối B4:B7 sang khối E4:E7 và nhận
được kết quả như trang tinh b. Thay vì dữ liệu
trong các ô B5:B7 thì trong các ô E5:E7 lại
xuất hiện các số 0.
Trang tính a
Trang tính b
? Theo em, tại sao ta lại nhận được kết quả
như mong muốn? Em hãy thử đoán lí do.
HS hoạt động cá nhân
HS trả lời
GV: nhận xét và đưa ra câu trả lời
Các em quan sát kĩ hơn thì thấy trên trang tính HS chú ý lắng nghe
a, trong ô B5 có công thức =SUM(C5:D5)
(tính tổng số học sinh giỏi của lớp 7A). Còn
trên trang tính b công thức này được sao chép
sang ô E5 và bị điều chỉnh thành
=SUM(F5:G5). Vì các ô F5 và G5 không có
dữ liệu nên chương trình bảng tính xem như
các ô đó có dữ liệu là 0. Vì vậy ta nhận được
kết quả như trên.
Tại sao công thức lại bị điều chỉnh sau khi sao
chép như vậy và điều đó có lợi ích gì không?
Vậy để trả lời được câu hỏi đó, cô cùng các
em tìm hiểu nội dung dưới đây.
HS đọc thông tin SGk
a. Sao chép nội dung các ô có công thức HS quan sát ví dụ
GV gọi HS đọc thông tin SGK
Xét ví dụ: Cho trang tính như sau:
trong đó ô A3 có dữ liệu nhập vào là 200, ô B1
có dữ liệu nhập vào là 100 ,ô C6 có công thức:
=A3+50 (1)
Kết quả trong ô c6 là 250.
Nếu sao chép nội dung trong ô C6 sang ô D4
thì kết quả trong ô D4 là 150, khác với ô C6.
Nháy chuột vào ô D4 thì thấy trong ô có công
thức là: =B1+50 (2).
Sau khi sap chép từ ô c6 đến ô d4, địa chỉ ô
trong công thức đã bị thay đổi từ A3 thành B1.
Vây để biết địa chỉ của ô trong công thức bị
thay đổi theo quy tắc nào, thì ta xét mối quan
hệ giữa ô chứa công thức và ô có địa chỉ trong
công thức như sau:
Ô chứa công thức Ô có địa chỉ trong công Quan hệ giữa chúng
thưc
C6
A3
Ô A3 nằm bên trái ô C6 2 cột,
phía trên ô C6 3 hàng
D4
B1
Ô B1 nằm bên trái ô D4 2 cột,
phía trên ô D4 3 hàng
Ta thấy, vị trí tương đối của ô C6 so với ô A3
trong công thức (1) và vị trí tương đối của ô
D4 so với ô B1 trong công thức (2) là như
nhau.
Từ đó rút ra kết luận: (sgk/48)
HS đọc kết luận(sgk-48)
Xét Ví dụ 2: tính điểm trung bình của các bạn
trong lớp
Yên cầu HS đứng lên trình bày theo cách sao
chép công thức
GV đưa ra lưu ý Sgk/49
b. Di chuyển nội dung các ô có công thức
GV đưa ra ví dụ và thực hiện trên bảng tính
Ví dụ: Cho dữ liệu như bảng sau:
HS trả lời
HS quan sát
Nhập công thức trong ô D5=sum(B5:C5). Khi
di chuyển dữ liệu trong ô D5 sang ô D6 bằng
các lệnh Cut và Paste thì ô D6 có dữ liệu
là=sum(B5:C5)
Vậy em hãy cho biết, khi di chuyển nội dung
các ô có công thức chứa địa chỉ bằng các lệnh
Cut và Paste, thí các địa chỉ trong công thức
sau khi di chuyển có bị điều chỉnh không?
GV: nhận xét và đưa ra kết luận
GV yêu cầu HS đọc kết luận (sgk/49)
3. Hoạt động Luyện tập – Vận dụng
(1) Mục tiêu:
- Nhắc lại kiến thức bằng “sơ đồ tư duy”
HS đứng tại chỗ trả lời
HS nghe rồi ghi KL vào vở
- Củng cố lại kiến thức về thao tác với bảng tính bằng cách chơi “trò chơi ô
chữ”
- Làm bài tập 1 (sgk-50)
- Hình thành và phát triển kĩ năng thao tác khi gặp một số lỗi.
MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP:
1. Lỗi độ rộng ô: ####
- Nguyên nhân:
+ Khi ô dữ liệu thiếu độ rộng.
+ Khi nhập số âm cho các giá trị ngày tháng hoặc thời gian.
- Khắc phục: Chỉnh sửa độ rộng của cột lại cho hợp lý
2. Lỗi giá trị: #VALUE!
- Nguyên nhân:
+ Đang nhập hoặc chỉnh sửa một công thức nào đó nhưng chưa hoàn thành
mà nhấn Enter.
+ Nhập vào công thức tính toán một chuỗi trong khi hàm yêu cầu một số
hoặc một giá trị logic.
3. Lỗi sai vùng tham chiếu: #REF!
Nguyên nhân:
+ Ô tham chiếu công thức bị xóa.
+ Tham chiếu đến một ứng dụng không thực thi được.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm
(3) Phương tiên dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính.
(4) Sản phẩm: HS nhận biết và điều chỉnh được các thao tác với bảng tính mà
các em đã sưu tầm trước ở nhà. Và biết 1 số các lỗi thường gặp.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV chiếu các thao tác với bảng tính HS quan sát
mà e đã được sưu tầm ở trên bằng sơ
đồ tư duy.
GV cho HS củng cố lại kiến thức
HS làm việc cá nhân
bằng cách chơi “trò chơi ô chữ”
GV quan sát giúp đỡ HS khi cần thiết HS theo dõi và cùng chia sẻ kiến
thức, phản biện…
Gọi HS lên thực hiện trên máy tính
HS còn lại quan sát rồi nhận xét
GV yêu cầu HS lên làm BT 1
(sgk/50)
GV gọi HS nhận xét và chốt lại
GV yêu cầu HS đưa ra 1 số lỗi
HS hoạt động cá nhân
thường gặp khi thao tác với bảng tính
GV nhận xét và có thể bổ sung thêm
khi HS đưa ra còn hạn chế
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng
(1) Mục tiêu: giúp những HS có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình
(2) Phương pháp/ Kĩ thuật: làm việc cá nhân, theo nhóm
(3) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính
(4) Sản phẩm: HS báo cáo kết quả về quá trình tìm hiểu của mình
Nội dung hoạt động
GV giới thiệu về cách sao chép nhanh bằng nút điền
1. Sao chép nhanh công thức bằng nút điền (kéo thả chuột)
Nếu em chọn một ô hay một khối, ta sẽ thấy góc dưới, bên phải của ô hoặc
khối đó có một nút nhỏ, nút này gọi là nút điền. Nếu đưa con trỏ chuột lên nút
đó, con trỏ chuột trở thành dấu cộng + đậm (hình dưới)
Thao tác đưa con trỏ chuột lên nút điền và kéo thả chuột sang vị trí khác trên
cùng cột hay hàng được gọi là kéo thả nút điền.
Kéo thả nút điền là thao tác rất hiệu quả trong Excel. Thao tác này thực hiện
việc sao chép nhanh công thức đã có trong một ô hoặc khối được chọn sang các ô
liền kề theo hướng kéo thả nút điền.
HS quan sát rồi trả lời câu hỏi sau:
? Em hãy tìm hiểu thao tác kéo thả nút điền và sao chép nhanh công thức từ một ô
sang các ô liền kề.
HS: về nhà tìm hiểu
GV: giới thiệu tiếp về địa chỉ tuyệtđối của ô hoặc khối
2. Địa chỉ tuyệt đối của ô hoặc khối
Địa chỉ ô tính ô tính và thao tác kéo thả nút điền để sao chép nhanh công thức
giúp cho việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Xét ví dụ, giả sử với bảng tính So_tiet_kiem trong bài thực hành 3, để tính số
tiền gửi tiết kiệm hằng tháng, ta có thể nhập công thức =B2 vào ô E3 và công thức
= E3*(1+B3) vào ô E4, sau đó chọn ô E4 và kéo thả nút điền để sao chepscoong
thức trong ô E4 sang các ô E5:E14.
Tuy nhiên, kết quả tính toán trong các ô E5:E14 không còn đúng nữa, vì địa chỉ
ô B3 trong công thức đã được điều chỉnh một cách tương ứng.
Để giải quyết vấn đề này thì ta cần sử dụng một dạng khác của địa chỉ ô (hoặc
khối) đó là địa chỉ tuyệt đối
Cho tới giờ địa chỉ ô (hoặc khối) mà em đã biết được gọi là địa chỉ tương đối.
Địa chỉ tuyệt đối của ô chỉ khác địa chỉ tương đối ở chỗ thêm kí hiệu $vào trước tên
hàng và tên cột, ví dụ địa chỉ tuyệt đối của ô B3là $B$3, địa chỉ tuyệt đối của khối
A1:A10 là $A$1:$A$10,…
Hãy sử dụng địa chỉ tuyệt đối của các ô B2 và B3 trong công thức trên và thực
hiện lại thao tác kéo thả nút điền để sao chép công thức trong ô E4 sang các ô
E5:E14. Quan sát kết quả nhận được và kiểm tra tính đúng đắn của chúng.
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm cách sử dụng địa chỉ tuyệt đối trong một
số công thức khác, sao chép công thức và rút ra nhận xét của mình!
Gợi ý như sau: Khác với địa chỉ tương đối, saukhi sao chép công thức, các địa chỉ
tuyệt đối trong công thức không bị điều chỉnh (vẫn giữ nguyên)
MỘT SỐ CÁC DẠNG BÀI TẬP MỞ RỘNG
Bài 1: Lập bảng tính để tính số tiền mỗi công nhân nhận được do làm việc ngoài
giờ, biết:
a. Số giờ làm việc thực tế trong tuần của từng công nhân
b. Số giờ vượt quá 40 giờ được tính là giờ làm thêm
c. Đơn giá một giờ làm khác nhau tùy theo bậc (tay nghề) của từng công
nhân
d. Tiền công giờ làm thêm được tính bằng 1.5 tiền công giờ làm bình
thường
Giải:
Lập được bảng tính như hình sau:
Tại ô E5, ta nhập công thức: =D5-40
Sao chép công thức tại ô E5 vào các ô từ E6 đến E10
Tại ô F5, ta nhập công thức: =E5*C5*1.5
Sao chép công thức này vào các ô từ F6 đến F10
Bài 2: Thầy Hiệu trưởng một trường THCS dự định thống kê thành tích học tập của
học sinh khối 7 trong trường. Hãy giúp thầy:
a. Nhập điểm trung bình của các lớp khối 7 (7A,7B,7C,7D,7E,7G,7H) theo các
môn học: Toán, Lí, Sinh, Ngữ văn, Tin, Anh, Sử, Địa, GDCD, công nghệ,
Thể dục. Lưu với tên là Thanh_tich_khoi_7
b. Tính điểm TB các môn của mỗi lớp
c. Tính điểm TB từng môn học của toàn khối
d. Tính điểm TB các môn cao nhất của toàn khối
e. Tìm điểm Tb thấp nhất theo tất cả các môn học của cả khối
Bài tập về nhà:
HS làm các bài tập 2,3( SGK- Tr 50,51)
HS lấy được ví dụ bài toán liên quan đến thao tác với bảng tính trong thực tế.
III. Kết luận:
Trên đây là chuyên đề về “thao tác với bảng tính” lớp 7 đã được thực hiện dạy
tại trường THCS Yên Lạc cho mọi đối tượng. Tuỳ theo trình độ của học sinh mà
giáo viên có thể lựa chọn kiến thức cho phù hợp.
Qua thời gian dạy học đã thu được nhiều kết quả khả quan, học sinh yêu thích
môn học và say mê hứng thú học tập.
Trong quá trình viết và báo cáo chuyên đề không tránh khỏi những sai sót về kiến
thức và phương pháp giảng dạy.Rất mong các đồng nghiệp góp ý để chuyên đề
được hoàn thiện hơn.
Yên Lạc, ngày 29 tháng 11 năm 2018
Người viết chuyên đề
Trần Thị Bé