Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chăm sóc cây cam quýt trong kỳ thời kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.71 KB, 3 trang )

Chăm sóc cây cam quýt trong kỳ thời kinh doanh

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Trong các loại cây ăn trái, quýt, bưởi là một trong những loại cây có
thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch thường từ 5 - 6 tháng, do đó, muốn cây
có trái bán trong thời gian nào thì phải chuẩn bị từ trước đó 8 - 10 tháng,
thông thường muốn bán trái trong dịp Tết nguyên đán thì tháng 2 âm lịch
phải chuẩn bị để xử lý ra hoa.
Đặc điểm ra hoa trong tự nhiên của cam quýt là sau một thời gian khô hạn,
thiếu nước, khi có nước và phân bón đầy đủ trở lại thì cây sẽ đâm đọt mới và trên
đọt mới đó có mang theo hoa. Dựa vào đặc điểm này, chúng ta tiến hành xử lý ra
hoa như sau:
- Khi mưa đầu mùa bắt đầu đổ xuống bón phân tạo mầm hoa cho cây lượng
phân: 6 - 8 kg phân chuồng hoai + 300g DAP + 150g KCl - Sau khi bón phân gốc
1 tuần phun thuốc kích thích ra hoa: Hòa 80g F.94 cho bình xịt 8 lít. Phun ướt ẩm
tán lá, phun trước khi đợt đọt non mới xuất hiện, chỉ phun 1 lần, nếu cây quá sung
thì phun thêm lần 2 sau lần 1 khoảng 1 tuần.
Khoảng 15 - 20 ngày sau khi phun lần cuối của bước 2, cây sẽ đâm ra đợt
đọt non mới, có mang theo hoa ở đỉnh và nách lá.
Riêng ở Nam bộ, muốn xử lý ra hoa để có trái trong dịp Tết, thì chúng ta
nên lợi dụng mùa khô từ tháng chạp năm trước, đến khoảng giữa tháng 2 thì tưới
nước, cây sẽ đâm chồi và mang theo hoa.
Ngoài ra để xử lý cây ra hoa trong vụ mưa (nghịch mùa) là giai đoạn mà
cây chỉ muốn ra lá. Để xử lý ra hoa vào lúc này, nên tiến hành 3 bước sau:
- Bón phân gốc tạo mầm hoa: Trước thời điểm muốn cây ra hoa 2 tháng,
cây đang có lá không non, bón phân gốc cho cây với lượng phân: 300g DAP +
150g KCl.
- Xiết nước (chỉ thực hiện được ở miền Tây Nam bộ): Sau khi bón phân gốc
15 - 20 ngày, cây sẽ đâm ra đợt đọt mới, khi đợt đọt này vừa hết non, lá có màu
xanh nhạt thì bắt đầu thao tác xiết nước.
• Ngưng tưới nước ở gốc.


• Bơm nước mương cho cạn để hạ mực nước ngầm xuống thấp. Đồng thời,
phủ ni lon tạo khô vùng gốc. Thời gian xiết nước khoảng 20 ngày, tuy nhiên còn
tùy thuộc vào điều kiện đất đai và thời tiết. Bà con có thể dựa vào biểu hiện của lá:
Sau khi xiết nước được khoảng 7 ngày lá cây bắt đầu héo vào buổi trưa và chiều,
sáng hồi phục lại. Đến thời điểm lá bị héo mà đến sáng hôm sau vẫn chưa hồi phục
hoàn toàn thì bắt đầu cho nước mương vào, tưới nhấp nước từ từ ở lần tưới 1 và 2,
đến lần tưới thứ 3 thì tưới đủ nước.
- Phun thuốc kích thích ra hoa: Khi ở gốc bắt đầu tưới đủ nước, lá đã hồi
phục hoàn toàn thì tiến hành phun thuốc ra hoa: Hòa 80g F.94 + 10g TOBA TSL
(kích phát tố TOBA) vào bình xịt 8 lít, phun ướt đều cả tán lá, phun 1 lần. Nếu
thời tiết không thuận và việc xiết nước chưa đạt, có thể phun lập lại lần 2 sau lần 1
khoảng 7 ngày. Sau khi phun lần cuối khoảng 10 ngày, cây sẽ ra hoa.
Lưu ý: Vào mùa nghịch, tỉ lệ ra hoa thường chỉ đạt 70 - 80%, nhưng cây
đậu trái tốt hơn.
- Ở các vùng khác như miền Đông Nam bộ hay cao nguyên, việc phủ bạt
xiết nước tạo khô hạn không thực hiện được thì chúng ta làm như sau:
- Bón phân tạo mầm hoa tương tự như các cách xử lý trên.
- Phun thuốc tạo mầm hoa: Thực hiện sau khi bón phân gốc, lúc này cây đã
nhú chồi lá non và chuẩn bị già, hòa 120 - 150 g MKP/bình 8 lít, phun ướt toàn bộ
tán cây, sau đó 1 tuần, phun 1 lần nữa bằng TOBA SUN (15g/ bình 8 lít).
- Khoảng 12 - 20 ngày sau, khi lá đã già và chưa ra lá non: Kích thích ra
hoa bằng F.94, (50g/ bình 8 lít) hay F.94 RA HOA CÂY CÓ MÚI (40 - 50g/bình 8
lít). sau đó tưới nước, cây sẽ sẽ ra chồi lá và kèm bông ở nách.
Nuôi trái và phòng trừ sâu bệnh
Để trái lớn nhanh và giảm hiện tượng rụng sinh lý sau khi đậu, chúng ta
dùng phân bón lá có hàm lượng bo và kẽm cao như TOBA FRUIT để phun đồng
thời kết hợp thuốc trừ nấm bệnh như TOBACOl, LIKAT, nhằm hạn chế các nấm
bệnh gây hại như sương mai, thán thư, bồ hóng.
Trong giai đoạn trái non vừa hình thành, cần phun định kỳ ABAFAX 1.8
EC 2lần để phòng hiện tượng da cám trái do nhện và bọ trĩ gây ra.

Sau khi trái non đã hết rụng sinh lý, (thường 2 - 4 đợt), chúng ta cần tiến
hành bón phân gốc và phun thuốc dưỡng nuôi trái, lúc này, nên dùng NPK 16-16-8
hay NPK 20-20-15, phân bón lá thì nên sử dụng các loại có chứa đầy đa, trung, vi
lượng.
Tuy nhiên, khi trái đã phát triển và chuyển da lươn, chúng ta nên bón phân
gốc và phun lá bằng các loại phân bón có hàm lượng đạm thấp, tăng cường bón
phân nhiều Kali và Vi lượng, do đó dùng các loại phân thường là KNO3, NPK 15-
15-15, NPK 12-18-15…, phân bón lá như FERTRILON COMBI, TOBA SÁNG
TRÁI,…


×