Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận kinh tế khu vực ảnh hưởng của ngành kinh tế biển đến sự phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.84 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế vùng là môn khoa học kinh tế, nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ để
vận dụng vào tổ chức tối ưu các quá trình và hoạt động theo lãnh thổ trong thực
tiễn. Việt Nam được chia thành 7 vùng kinh tế lớn gồm: Vùng trung du và miền
núi phía Bắc, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông
Cửu Long. Trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng
kinh tế trọng điểm của nước ta; với những điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất
nông nghiệp; đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển, du
lịch sinh thái cảnh quan sông nước. Như chúng ta đã biết, ĐBSCL là vựa lúa lớn
của nước ta, có thế mạnh lớn trong phát triển nông nghiệp. Nhưng bên cạnh đó,
vùng có 3 mặt Đông, Tây, Nam giáp biển, với đường biển dài hơn 700km. Đây
là một trong những đều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Nhận thấy được
tiềm năng và cơ hội trong việc phát triển ngành kinh tế biển ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long nên chúng em chọn đề tài “Ảnh hưởng của ngành kinh tế biển
đến sự phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng sông Cửu Long” để phân tích những
điều kiện phát triển kinh tế biển đồng thời rút ra những tác động tích cực và tiêu
cực của nó đến sự phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

1


NỘI DUNG
Chương I: Khái quát chung
1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam gồm 13
tỉnh, thành phố: Long An, Tây Ninh, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên
Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.725km2 (chiếm 12%
diện tích tự nhiên của cả nước), với khoảng 18 triệu dân (chiếm 22% dân số cả
nước), đóng góp 17% GDP cả nước, trong đó: 40% giá trị sản xuất nông nghiệp,


trên 50% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu; 65% sản lượng thủy sản,
70% sản lượng trái cây…
Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với
Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài. Đây là
điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và
phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và
đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Điều kiện thuận lợi
để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú,
phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng
đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô
Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và
cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. Ngoài ra còn có đá vôi ở khu vực Hà
Tiên, Kiên Lương (Kiêng Giang); đá Andezit, granit (An Giang),… Những di
tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên toàn địa bàn, tạo cho
vùng tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế du lịch.
Hệ thống đô thị trong vùng khá phát triển, trong đó có thành phố Cần Thơ
là thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ sở hạ tầng đã từng bước hoàn thiện, đã,
đang và sẽ tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thu
hút lực lượng lao động từ vùng nông thôn tới làm việc, tạo cục diện mới cho
tăng trưởng kinh tế và giao thương quốc tế.

2


2. Ngành kinh tế biển
Hiện nay, kinh tế biển không chỉ đơn thuần là đánh bắt hải sản, vận tải biển,
du lịch biển mà đã mở rộng sang lĩnh vực khai thác tài nguyên biển, năng lượng

biển, bảo vệ và cân bằng môi trường sinh thái biển, phòng chống thiên tai, giảm
nhẹ tác động biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính.
Theo kế hoạch đã được công bố, từ nay đến năm 2020, chúng ta sẽ tập
trung xây dựng nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng trên các đảo, coi đây là khâu đột
phá chính để thu hút đầu tư và khuyến khích dân ra định cư lâu dài trên các đảo,
vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển, đảo.
Phấn đấu đến khi đó, tất cả các huyện đảo, xã đảo và các đảo quan trọng khác về
cơ bản đều có hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh phục vụ phát triển kinh tế
và quốc phòng, an ninh. Hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước, hạ tầng thông tintruyền thông cũng được đầu tư, nâng cấp.
Phát triển kinh tế biển bao gồm phát triển một số ngành mũi nhọn phù hợp
với lợi thế của vùng đảo như: Du lịch, dịch vụ biển, khai thác và nuôi trồng hải
sản. Hiện nay, chung ta đang dần chuyển hướng mạnh mẽ cơ cấu sản xuất từ
nghề cá gần bờ, ven đảo sang nghề cá xa bờ, gắn với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi.
Tăng cường năng lực khai thác xa bờ cho các đảo có điều kiện thuận lợi, đồng
thời, khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên thuận lợi vào nuôi trồng hải sản.
Bên cạnh đó, các cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng, bến cá, dịch vụ hậu cần
nghề cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu, thuyền và hạ tầng nuôi trồng hải sản
cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ.
Phát triển du lịch cũng được coi là hướng trọng điểm, mang tính đột phá
trong phát triển kinh tế đảo trong những năm tới. Một số khu du lịch sinh thái
biển, đảo lớn, chất lượng cao tầm cỡ khu vực và thế giới sẽ được hình thành, tạo
bước đột phá cho du lịch biển, đảo nói riêng và du lịch cả nước nói chung.

3


Chương II: Cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Ngành kinh
tế biển
1. Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL
1.1. Về nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:


Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực
phẩm của cả nước, hàng năm cung cấp khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản
lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây của cả nước.
- Nông nghiệp: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất
của cả nước. Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp
2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long trở
thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. Nhiều địa phương đang đẩy
mạnh trồng mía đường, rau đậu. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây
ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc
Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.
- Lâm Nghiệp: Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng
rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Các địa phương đang có biện
pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường
sinh thái rừng ngập mặn.
- Thủy sản: Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu
Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và An Giang.
Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển
mạnh.
1.2. Về công nghiệp:

So với nông nghiệp, tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp, khoảng 20%
GDP toàn vùng (năm 2002). Theo số liệu năm 2002, tỉ trọng ngành chế biến
lương thực, thực phẩm chiếm 65% tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng.
Bên cạnh đó, ngành vật liệu xây dựng chiếm 12%, cơ khí nông nghiệp và một số
ngành công nghiệp khác chiếm 23%.
Những năm gần đây, công nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long
có tốc độ phát triển cao, bình quân tăng 21,8%. Đến đầu năm 2009, vùng Đồng
bằng sông Cửu Long có 99.966 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, tăng

15.931 cơ sở so với năm 2005. Chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành công
nghiệp mũi nhọn, luôn chiếm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ
cấu công nghiệp trong vùng. Tòan vùng hiện có 133 nhà máy chế biến thủy sản
với tổng công suất trên 690.000T/năm. Sản phẩm chủ yếu là cá tra fillet, tôm
4


đông lạnh, mực, sản lượng năm 2008 đạt khoảng 597.600T, tăng bình quân 21%
trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2008. Chế biến rau quả cũng là thế mạnh
của vùng với sản lượng rau quả đóng hộp đạt 14.709T năm 2008. Trong đó
doanh nghiệp có quy mô lớn nhất là Công ty CP rau quả Tiền Giang có tổng
công suất chế biến rau quả hộp, đông lạnh, cô đặc khoảng 15.000 T/năm.
1.3.

Dịch vụ:

Khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ
yếu : xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo
(chiếm 80% gạo xuất khẩu của cả nước, năm 2000), thuỷ sản đông lạnh, hoa
quả. Giao thông đường thuỷ giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động
giao lưu kinh tế.
Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, miệt vườn,
biển đảo. Tuy nhiên chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch còn
hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư lớn để nâng cao chất
lượng và hiệu quả kinh tế của khu vực dịch vụ.
2. Phát triển kinh tế biển của vùng ĐBSCL
Vùng đồng bằng sông Cửu Long với đường bờ biển dài 700 km, chiếm 21,8 % đường
bờ biển nước ta, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng 360.000 km2. Đồng
bằng sông Cửu Long có những tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế biển. Tận dụng
được những lợi thế đó, phát triển kinh tế biển là một hướng đột phá trong phát triển

kinh tế của vùng. Kinh tế biển vùng đồng bằng sông Cửu Long đóng góp lớn vào GDP
của vùng
2.1. Đánh bắt, nuôi, trồng thủy hải sản

-

Điều kiện tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long với đường bờ biển dài, thềm lục địa nông và hệ thống
sông Cửu Long hằng năm cung cấp lượng nước và phù sa lớn nhất đổ vào biển Đông
qua 9 cửa sông chính bổ sung nguồn dinh dưỡng cho biển cả Việt Nam. Khí hậu vùng
biển châu thổ sông Cửu Long là khí hậy gió mùa nhiệt đới cận xích đạo với hai mùa
mưa khô rõ rệt, ấm quanh năm, nhiệt độ trung bình trên 30 độ C.
- Điều kiện xã hội
Các địa phương ven biển đều có định hướng qui hoạch phát triển nuôi trồng, đầu
tư cảng, nâng chất lượng phương tiện đánh bắt và khai thác nguồn tài nguyên biển hiệu
quả
Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi tập trung nhiều khu kinh tế ven biển.
Hiện tại đây có 3/18 khu kinh tế ven biển nằm trong đề án “Quy hoạch phát triển các
khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020” gồm khu kinh tế Năm Căn (Cà
Mau), khu kinh tế Định An (Trà Vinh) và khu kinh tế đảo Phú Quốc (Kiên Giang).Các
khu kinh tế này là động lực để các tỉnh ven biển tiến ra biển và có chiến lược phát triển

5


cụ thể cho địa phương, vùng. Điển hình như tỉnh Kiên Giang đề ra mục tiêu phấn đấu
đến năm 2020 trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, là cầu nối Đồng bằng sông Cửu
Long với các nước trong khu vực và thế giới.
-


Tình hình phát triển của ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nông nghiệp Việt Nam,
kim ngạch xuất khẩu đạt hàng tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động,
góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển đất nước. Theo thống kê, xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam năm 2016 tăng hơn 7%, tương đương trên 7 tỷ USD. Chiếm khoảng
24% tổng xuất khẩu nông lâm ngư nghiệp. Trong tháng 7 năm 2017, tổng sản lượng
thủy sản và thủy sản đạt hơn 4.000 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm 2016.
Hiện mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở 164 quốc gia, vùng lãnh thổ
trên thế giới với nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao. Số
liệu năm 2017, ĐBSCL cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần
67% sản lượng nuôi trồng; đồng thời chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản
cả nước hằng năm. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)
Vũ Văn Tám, khẳng định: ĐBSCL có ưu thế , tiềm năng phát triển thủy sản. Với các
sản phẩm chủ lực tôm, cá tra, nhuyễn thể…
Với lợi thế 3 mặt giáp biển, tỉnh Cà Mau hội tụ đủ điều kiện phát triển thủy sản
trên cả 3 lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, chế biến. Bờ biển dài 254km, giáp cả biển
Đông và biển Tây, trong cơ cấu kinh tế, ngành thủy sản chiếm gần 32% tổng sản phẩm
của tỉnh. Trong đó, nuôi trồng thủy sản (NTTS) chiếm gần 73% cơ cấu ngành thủy sản,
đối tượng chính là con tôm (chiếm 41% diện tích cả nước và 46% diện tích vùng
ĐBSCL). Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của con tôm đạt 871 triệu USD, chiếm tỷ
trọng 36% giá trị xuất khẩu tôm cả nước, tính đến giữa tháng 12-2012 đạt 789 triệu
USD. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, diện tích NTTS toàn tỉnh khoảng 296.576ha,
tốc độ tăng bình quân 1,54%/năm. Theo định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2020,
diện tích NTTS ổn định 296.000ha; sản lượng NTTS đến năm 2015 đạt 320.000 tấn
(tôm nước lợ 170.000 tấn), tăng trưởng sản lượng bình quân giai đoạn 2011- 2015 là
6,58%/năm. Với lợi thế này, Cà Mau được xem là vựa tôm quốc gia.
Có đường bờ biển dài 65km chạy dọc theo 3 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh
Phú, kinh tế biển tỉnh Bến Tre cũng phát triển khá thuận lợi. Với hơn 50.000ha diện
tích tiềm năng NTTS, tỉnh đã khai thác 43.500ha nuôi tôm sú, tôm thẻ và nhuyễn thể,
… tổng sản lượng bình quân 200.000 tấn/năm. Ông Cao Văn Viết, Phó Giám đốc Sở

NN&PTNT tỉnh Bến Tre, cho biết: "Bến Tre có lợi thế về nguồn nguyên liệu thủy sản
sạch, hiện con nghêu của tỉnh được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, sản lượng
nghêu chế biến xuất khẩu đạt 3.000-4.000 tấn/năm. Tỉnh có 10 hợp tác xã (HTX) thủy
sản với 16.413 hộ xã viên và 35 tập đoàn nuôi nghêu tập trung ở 3 huyện biển, đây là
một trong những thế mạnh của tỉnh trong phát triển kinh tế biển". Theo ông Viết, giai
đoạn 2006-2011, tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản trên 21,4%/năm, chiếm
19,22% tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh.

6


2.2. Du lịch

-

Điều kiện tự nhiên
Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ấm quanh năm cùng với nhiều ưu đãi
của thiên nhiên, vùng ĐBSCL được biết đến là vùng đất hiền hoà, khí hậu mát mẻ, cây
lành trái ngọt và nhiều sản vật thiên nhiên ban tặng đã tạo ra cảnh quan sinh thái mang
những nét rất độc đáo cho du lịch sinh thái biển đảo của đồng bằng sông Cửu Long.
Phải thừa nhận là biển vùng đồng bằng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long khá đục,
chỉ có riêng tỉnh Kiên Giang khu vực Côn Đảo và một phần ở Hà Tiên có biển xanh.
Nhưng đồng bằng sông Cửu Long có những cảnh quan sinh thái đặc biệt phát triển du
lịch riêng có mà những vùng khác ở Việt Nam hiếm thấy. Đó là hệ thái rừng ngập mặn,
nông trường rộng lớn đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ven biển
Đồng bằng sông Cửu Long may mắn được thiên nhiên ưu đãi hai hòn đảo Côn
Đảo( Bà Rịa – Vũng Tàu) và Phú Quốc( Kiên Giang) được mệnh danh là viên ngọc
quý của biển Đông, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần
thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Sở hữu những bãi biển đẹp, dài, rộng,
thoải, cát trắng mịn, nước biển trong sạch, nằm ở nơi cảnh quan xung quanh đẹp,

không có cá dữ và sinh vật gây hại là địa điểm du lịch yêu thích của du khách trong và
ngoài nước. Cảnh quan thiên nhiên trên đảo tuy đã được đầu tư, quy hoạch phát triển
nhưng vẫn giữ được những nét hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng.
Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh
Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa.
Vùng biển Phú Quốc có địa hình có phức tạp và bị chia cắt bởi các sông, rạch; nơi có
địa hình cao nhất là phía Bắc đảo và thấp dần về phía Nam đảo.Phú Quốc có diện tích
574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất
tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99
ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy
nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của
đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Côn Đảo vốn vẫn được du khách biết đến là địa điểm du lịch lịch sử lưu giữ
nhiều di tích lịch sử và du lịch tâm linh thì những chuyến DL khám phá hệ sinh thái
rừng, xem rùa đẻ trứng và những chuyến ngụp lặn dưới biển để chiêm ngưỡng những
rạn san hô rực rỡ, cổ nhất ở Việt Nam đang dần trở thành “đặc sản” thu hút du khách
về với Côn Đảo... Sở hữu diện tích gần 6.000ha đất liền và 14.000ha biển, Vườn Quốc
gia Côn Đảo có trên 1.000 loài thực vật có mạch, 44 loài thực vật lần đầu tiên được mô
tả tại các đảo, cùng nhiều loại động vật đa dạng. Trong đó, nhiều loài chim ở Côn Đảo
không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào tại Việt Nam, như loài bồ câu nicoba, chim nhiệt đới,
chim điên mặt xanh. Ngoài ra, vườn quốc gia còn có hệ thống rừng ngập mặn khoảng
31ha với 46 loài thực vật. Tuy nhiên, điểm nhấn là các rạn san hô ở Côn Đảo thuộc
loại cổ xưa nhất Việt Nam, phân bố tại khu vực nước nông xung quanh các đảo, chiếm
tổng diện tích khoảng 1.000ha. Năm 2014, Vườn Quốc gia Côn Đảo được Ban Thư ký

7


Công ước Ramsar công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và khu
Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam.

-

Điều kiện xã hội

Với lịch sử phát triển hàng nghìn năm, cư dân sống quanh lưu vực sông Cửu
Long có những nét văn hóa rất độc đáo. Có rất nhiều những lễ hội hay nét văn hóa ven
biển thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước đến với những lễ hội mang
đậm hơi thở cuộc sống người dân vùng biển đồng bằng sông Cửu Long. Một số lễ hội
tiêu biểu: Hội lễ đình Thần Thắng Tam (Bà Rịa - Vũng Tàu); Hội lễ Nghinh Ông
(Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bạc Liêu); Lễ Cúng biển Mỹ
Long (huyện Cầu Ngang, Sóc Trăng); Lễ hội Vía Bà (Cà Mau); Lễ hội Ooc-om-bok và
lễ hội Nghinh Ông - Kiên Hải (Kiên Giang),... Bên cạnh các lễ hội đặc thù của từng
địa phương thì hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển thường có tục lệ tổ chức lễ hội cầu
ngư hoặc lễ hội Nghinh Ông là loại hình lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho
ngư dân làm ăn trên biển thuận lợi, an toàn.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận được sự đầu tư rất lớn từ không những từ
chính phủ mà còn các tổ chức, tập đoàn về lĩnh vực du lịch. Trong chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020 hoàn thành cơ bản xây dựng Phú Quốc là trung tâm giao thương
quốc tế, ngành du lịch trở thành mũi nhọn phát triển ở trình độ cao, trở thành trung tâm
du lịch sinh thái đảo - biển lớn của cả nước, khu vực và quốc tế. Du lịch, dịch vụ du
lịch vùng ven biển hải đảo, du lịch biển có bước phát triển đáng kể, hạ tầng kỹ thuật
được tập trung đầu tư, trong đó các dự án du lịch chất lượng cao đã và đang được đầu
tư, hoàn thành và đưa vào khai thác ở Phú Quốc, tạo động lực thúc đẩy phát triển du
lịch và kinh tế-xã hội ở Phú Quốc cũng như cả tỉnh.
-

Đóng góp của ngành du lịch vào sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu
Long

Kiên Giang thu hút được 242 nhà đầu tư với tổng nguồn vốn 180.557 tỷ đồng;

trong đó Phú Quốc 189 dự án (chiếm 77,7% toàn tỉnh), có 18 dự án hoàn thành đi vào
hoạt động, vốn đầu 1.281 tỷ đồng.Ước tính năm 2015, Kiên Giang thu hút 4,2 triệu
lượt khách, riêng khách quốc tế đến Phú Quốc đạt 220 ngàn lượt. Tổng doanh thu du
lịch đạt trên 1.905 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần năm 2010. Tỉnh Kiên Giang cũng đã huy
động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế biển; riêng
giai đoạn 2011-2015 đạt 111.000 tỷ đồng.
Ngành du lịch ĐBSCL tiếp tục tăng trưởng và đã đạt những kết quả đáng khích
lệ. Ước năm 2017 cả vùng đón tiếp trên 33 triệu lượt khách, tăng 15% so năm 2016
(trong đó có hơn 2,8 triệu lượt khách quốc tế), với doanh thu đạt trên 17.000 tỷ đồng,
tăng 27% so với cùng kỳ. Trong đó du lịch biển đảo chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn
ngành du lịch của vùng.
2.3. Khai thác năng lượng, khai thác tài nguyên biển

-

Tiềm năng về năng lượng bờ biển của Việt Nam

8


Biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với chế độ và diễn biến thời tiết khí hậu ở
nước ta. Biển vùng Việt Nam là biển "hở", lại nằm trọn trong vành đai nhiệt đới Bắc
bán cầu nơi nhận được lượng bức xạ mặt trời trực tiếp nhiều nhất so với các vành đai
khác trên Trái đất. Vùng biển Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa
điển hình, sức gió mạnh và khá ổn định trong năm. Sự biến đổi hoàn lưu khí quyển
theo mùa dẫn đến các hệ thống thời tiết cơ bản lần lượt hình thành và hoạt động: mùa
hạ và mùa thu là mùa bão, mùa đông và mùa xuân là thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Vùng
biển Việt Nam và Biển Đông nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng của nhiều trung tâm tác
động quy mô hành tinh quan trọng nhất: cao áp lạnh lục địa châu á, cao áp nhiệt đới
Thái Bình Dương, các áp thấp nóng và rãnh gió mùa phía Tây. Chính vì thế, ở Biển

Đông và ven bờ Việt Nam gió được xem là một nguồn tài nguyên (mặt lợi ích) của
nước ta, đặc biệt trong việc phát triển năng lượng gió (phong điện) ở vùng ven biển và
trên các hải đảo.
Nằm trong vùng nhiệt đới, nắng nóng, nên ngoài nguồn năng lượng gió, nước ta
còn có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời. Hiện nay năng lượng mặt trời ở nước ta
đã bắt đầu được khai thác, sử dụng cho cuộc sống dân sinh trên một số hải đảo và vùng
ven biển. Ngoài ra, nước ta còn có tiềm năng về năng lượng biển (sóng, dòng chảy và
thủy triều) - một nguồn năng lượng sạch, tái tạo trong tương lai. Là một vùng biển hở,
chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa, kéo theo là hai mùa sóng và dòng chảy mạnh
theo hướng đông bắc và đông nam, nên khả năng tận dụng năng lượng sóng biển và
dòng chảy biển là rất quan trọng về lâu dài.
Khai thác năng lượng gió, năng lượng sóng triều, năng lượng ánh sáng ở vùng
biển cũng có nhiều tiềm năng
-

Tiềm năng dầu khí ở vùng biển Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn và cũng là
nơi có triển vọng dầu khí lớn. Hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam đã
được bắt đầu triển khai ở miền võng Hà Nội và trong An Châu từ những năm 1960 với
sự giúp đỡ của Liên Xô. Ở thềm lục địa phía nam, công việc này được các công ty
nước ngoài như Mobil, Pecten,... tiến hành từ những năm 1970. Năm 1975, mỏ khí
Tiền Hải "C" (Thái Bình) được phát hiện và đưa vào khai thác từ năm 1981. Dựa trên
kết quả nghiên cứu địa chất -địa vật lý đã xác định được 7 bồn trầm tích có triển vọng
chứa dầu khí ở thềm lục địa nước ta. Đó là bồn trũng sông Hồng, bồn trũng Phú
Khánh, bồn Cửu Long, bồn Nam Côn Sơn, bồn Mã Lai - Thổ Chu, bồn Tư Chính Vũng Mây và nhóm bồn Trường Sa - Hoàng Sa. Các mỏ dầu khí ở nước ta được phát
hiện và khai thác từ lòng đất dưới đáy biển khu vực thềm lục địa phía Nam, nơi có độ
sâu 50 - 200 m nước và trong tầng cấu trúc địa chất sâu trên 1.000 m đến trên 5.000 m.
Một số mỏ ở bồn trũng Cửu Long (được xem là bồn có chất lượng tốt nhất) như Bạch
Hổ và mỏ Đại Hùng ở bồn trũng Nam Côn Sơn là những mỏ có chứa dầu cả ở đá

móng. Mỏ Bạch Hổ cũng được xem là trường hợp ngoại lệ chứa dầu trong đá móng
(chứa khoảng 80% dầu di chuyển từ nơi khác đến trong hệ thống khe nứt đá móng).

9


Nguồn dầu khí đã thăm dò, khảo sát của Việt Nam có trữ lượng tiềm năng
khoảng trên 4 tỷ m dầu quy đổi và gần đây mở rộng tìm kiếm đã phát hiện một số mỏ
mới cho phép gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam. Trong 5 năm (2006 - 2010) có
12 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 333 triệu tấn quy dầu, riêng
năm 2010 có 7 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng đạt 43 triệu tấn quy dầu.
Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía nam: Bạch
Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc và PM3 (Bunga Kekwa). Sản lượng dầu
thô khai thác ở nước ta tăng hàng năm 30% và ngành dầu khí nước ta đã đạt mốc khai
thác tấn dầu thô thứ 1 triệu vào năm 1988, thứ 100 triệu tấn vào ngày 13/2/2001. Ngày
22/10/2010 đã khai thác tấn dầu thô thứ 260 triệu. Năm 1997 khai thác/thu gom đạt 1
tỉ m khí đầu tiên, năm 2003 khai thác/thu gom m khí thứ 10 tỷ. Và đến năm 2010 sản
lượng khí khai thác/thu gom cộng dồn đạt 64 tỉ m . Năm 1994, sản lượng khai thác đạt
7 triệu tấn dầu thô và giá trị xuất khẩu khoảng 1 tỉ USD; năm 2001, sản lượng khai
thác đạt 17 triệu tấn dầu thô, đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỉ USD; thu gom và đưa vào
bờ 1,72 tỉ m khí đồng hành, cung ứng cho các nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa và nhà
máy chế biến khí Dinh Cố. Tổng sản lượng khai thác năm 2003 đạt 17,6 triệu tấn dầu
và hơn 3 tỷ m khí, năm 2009 đạt 16,3 triệu tấn dầu, 6 tỷ m khí, đóng góp GDP xuất
khẩu trên 7 tỷ USD. Năm 2010, đưa 3 mỏ dầu khí mới vào khai thác. Tổng sản lượng
khai thác quy dầu năm 2010 là 24,34 triệu tấn, khai thác dầu thô đạt 15 triệu tấn, khai
thác khí đạt 9,40 tỷ m . Mức tăng trưởng như vậy đã đưa ngành dầu khí trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Cùng với việc khai thác dầu, hàng năm phải đốt bỏ gần 1 tỉ m khí đồng hành,
bằng số nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tuabin có công suất 300 mW. Để
tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đã cho xây dựng một Nhà máy điện khí Bà Rịa và

đưa vào hoạt động năm 1996. Nhà máy lọc dầu đầu tiên cũng đã được khẩn trương xây
dựng và đưa vào hoạt động ở Dung Quất (Quảng Ngãi). Phương hướng cơ bản sắp tới
là đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa và vươn ra xa, đi
xuống sâu hơn; xác định các cấu trúc có triển vọng và xác minh trữ lượng công nghiệp
có khả năng khai thác; tiếp tục đưa các mỏ mới vào khai thác. Trong giai đoạn 2011 2015 phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí từ 130 - 140 triệu tấn dầu quy đổi.
3

3

3

3

3

3

3

3

3

-

Vận tải biển
Vùng biển phía Nam nước ta nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch
nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông -Châu Á.
Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn
vào tuyến đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po và cả Trung

Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và
45% trong số đó phải đi qua Biển Đông. Kinh tế biển vùng đồng bằng sông Cửu Long
có vị trí địa - kinh tế và địa - chiến lược (lợi thế động) do vùng này nằm gần tuyến
hàng hải Đông - Tây, hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới (mà hầu hết đều
tham gia APEC), là một cửa ngõ quan trọng xét trên nhiều mặt, nhất là trong thời đại

10


bùng nổ phát triển của châu Á – Thái Bình Dương. Không gian phát triển của ĐBSCL
không bó hẹp trong đất liền, mà mở ra trong một không gian biển rộng lớn, kết nối với
một ASEAN năng động với 600 triệu dân, trong đó ĐBSCL là tâm điểm của bán kính
500 km nối liền các thành phố lớn trong khu vực. Ngoài biển Đông, ĐBSCL có tiềm
năng kinh tế biển Tây với điều kiện tự nhiên thuận lợi, không bị gió bão, có “hòn ngọc
quốc gia Phú Quốc” gắn với vịnh Thái Lan, đang tạo ra thế “địa kinh tế - quân sự”
mới. Hành lang ven biển vịnh Thái Lan dọc tuyến qua các tỉnh Chanthaburi, Trat (Thái
Lan) qua các tỉnh Koh Kong, TP Kép, Shihanouk Ville, Kam Pot (Campuchia), rồi đến
Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Hành lang biển và hướng mở biển Tây đang mở ra
một cánh cửa mới cho vùng ĐBSCL.
Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi về giao thông thủy: có hệ thống sông
Mê Công với nhiều cửa lớn thông ra biển; có 2 kênh đào từ thành phố Hồ Chí Minh xẻ
dọc Đồng bằng sông Cửu Long, nhánh đi Cà Mau và nhánh đi Kiên Lương.
-

Tiềm năng vận tải biển của đồng bằng sông Cửu Long

Theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải, khu vực ĐBSCL (cảng biển nhóm 6)
hiện có 26 cảng biển các loại, khả năng bốc dỡ thiết kế đến năm 2015 đạt đạt 50 - 70
triệu tấn/năm, đến năm 2020 đạt 132 - 152 triệu tấn/năm và đến năm 2030 đạt 216 305 triệu tấn/năm. Trong số này nhóm cảng loại 1 (nhóm cảng đầu mối, khu vực) là
cụm cảng Cần Thơ bao gồm: Cái Cui, Trà Nóc và Hoàng Diệu, và số còn lại là loại II

và cảng chuyên dùng. Riêng hai bờ sông Hậu thuộc địa phận TP Cần Thơ đã có tới 14
cảng các loại, chưa kể một số cảng thuộc tư nhân đang chờ phê duyệt. Nhóm cảng
biển đồng bằng sông Cửu Long bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam, dự kiến
công suất đến 2020 là 132-156 triệu tấn/năm. Hệ thống cảng ở phía Nam chiếm
khoảng 57% về hàng hóa, và khoảng 90% về container. Bà Rịa - Vũng Tàu để tiếp
nhận được tàu trọng tải 8 - 10 vạn DWT, tàu container sức chở 4.000 - 8.000 TEU

11


Chương III: Ảnh hưởng của nền kinh tế biển đến sự phát triển của vùng
đồng bằng sông Cửu Long
1. Tác động của kinh tế biển đến sự phát triển của vùng
1.1.

Tác động tích cực

  ĐBSCL cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng
nuôi trồng; đồng thời chiếm tới 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước hằng năm.
   Tổng GDP trong giai đoạn 2011 – 2015 của ĐBSCL đạt khoảng 1,3 triệu tỷ  đồng;
trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố Cần Thơ là 12,22%, Kiên Giang:
10,53%, An Giang: 8,63%, Cà Mau: 8,3%; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 51 triệu
đồng. 
Tại hội nghị  đánh giá giữa kỳ  kế  hoạch phát triển kinh tế­xã hội 5 năm 2016 ­ 2020
vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Kế hoạch và Đầu tư  tổ  chức ngày
31/8/2018 tại Cần Thơ, ông Nguyễn Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, giai đoạn 2016­2018, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có
tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 7,5% (mục tiêu là 8,6%); Tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.217 USD.Tổng thu ngân sách toàn vùng Đồng
bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016­2018 đạt hơn 243.200 tỷ đồng, đóng góp 18% GDP cả

nước. Cũng trong giai đoạn này, giá trị  xuất khẩu hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long
đạt 45,8 tỷ USD, đạt 47,6% kế hoạch giai đoạn 2016­2020 (96,3 tỷ USD).
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực, luôn có chỉ  số  PCI đứng trong nhóm đầu cả  nước (Đồng Tháp,
Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ...), môi trường đầu tư, cải cách thủ  tục hành chính
được cải thiện theo hướng minh bạch, thực chất. Có thể nói, từ một nghề cá lạc hậu, đến nay,
các tỉnh ven biển ĐBSCL đều có tiến bộ  vượt bậc về  NTTS, chinh phục biển khơi. Nhìn
chung sự  phát triển kinh tế  biển ĐBSCL đã giải quyết vấn đề  thiếu việc làm giúp giảm tình
trạng thất nghiệp, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một tốt hơn đồng thời nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân.

1.2.

Tác động tiêu cực

– Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản bị đe dọa suy
giảm. Lượng khách du lịch đông kéo theo vấn đề về rác thải, các bãi biển đang có nguy cơ  ô
nhiễm trầm trọng do ý thức người dân chưa tốt.
– Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên phá hủy hệ  cân bằng sinh thái. Việc đanh
bắt ven bờ qua m ức, kết hợp việc dung chất nổ, xung điện…lam suy giảm mạnh nguồn hải
sản. Khai thác cát quá mức dẫn đến sạc lở đất nghiêm trọng.
– Chất thải công nghiệp của các doanh nghiệp đồng loạt đổ  ra biển làm ô nhiễm nguồn
nước, giết chết nhiều sinh vật biển, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.

2. Biện pháp giúp tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12


­          Đẩy mạnh liên kết vùng
Việc liên kết cần được tổ chức theo cơ chế, mô hình, có phân công, phân vai rõ ràng giữa các

địa phương, từ  đầu tư  các công trình trọng điểm vùng như  cảng biển, khu kinh tế  ven biển,
phát triển kinh tế biển, du lịch biển đảo, đến kết nối các công trình đầu tư và phát triển kinh tế
biển của các tỉnh, thành, tránh đầu tư  dàn trải, lãng phí. Vấn đề  xây dựng, hoàn thiện và vận
hành cơ  chế  tổ  chức liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long trong quy hoạch đầu tư  phát
triển, liên kết các ngành kinh tế  biển, liên kết thị  trường hiệu quả  cũng là một yêu cầu cấp
bách hiện nay.
­          Phải có thể chế, chính sách phù hợp với đặc thù của vùng
Yêu cầu quan trọng hàng đầu là phải lựa chọn mục tiêu trọng tâm, lựa chọn điểm đột phá,
khắc phục tình trạng dàn trải, phân tán trong đầu tư  phát triển kinh tế biển, nhằm khắc phục
tình trạng lãng phí và kém hiệu quả như thời gian qua. Đồng thời, cần có cơ  chế, chính sách
mạnh mẽ hơn cho kinh tế biển ở đồng bằng sông Cửu Long, bởi cho đến nay, vẫn Cần tiếp tục
ưu tiên đầu tư, phát triển đảo Phú Quốc trở thành “đặc khu kinh tế biển mang tầm cỡ quốc tế”;
tiếp tục đầu tư “Tứ giác động lực” (Cần Thơ ­ Cà Mau ­ Kiên Giang ­ An Giang), gắn kết yêu
cầu phát triển kinh tế nông nghiệp với công nghiệp, kinh tế biển, ứng phó biến đổi khí hậu và
nước biển dâng, trong đó, chú ý phát triển hài hòa hành lang ven biển và các đô thị  ven biển
trong vùng. Đồng thời, phát triển toàn diện ngành hải sản thành tiểu vùng kinh tế  hải sản
trọng điểm của cả nước. Xây dựng Cần Thơ thành trung tâm hậu cần logistic của vùng, Kiên
Giang thành trung tâm nghề cá và dịch vụ lớn của cả nước..
­          Ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, bão, lũ lụt, hạn hán
Biến đổi khí hậu gây nhiều thiệt hại tới cuộc sống người dân. Bão lũ lụt tàn phá nhà cửa tài
sản, hạn hán người dân không có nước sạch sinh hoạt. Chính phủ cần cải thiện mạng lưới dự
báo khí hậu, lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm, nhanh chóng phòng chống trước đồng thời hỗ trợ
người dân tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
­          Ứng phó với ô nhiễm môi trường
Chính phủ nên làm gắt, đưa ra các xử  phạt nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp cố ý
xả chất thải, rác… ra môi trường tự nhiên. Nếu cứ để tình trạng như này tiếp tục xảy ra, thiên
nhiên sẽ bị phá hủy trầm trọng đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
­          Cải thiện hệ thống logistic
Duy trì như  thiết kênh Quan Chánh Bố  sông Hậu để  thông thương tàu 2 vạn tấn vào. Đồng
thời, đầu tư  tuyến kênh Mương Khai để  rút ngắn qua sông Tiền, sông Hậu để  tàu tải trọng

1500 – 2000 tấn qua lại dễ dàng. Ngoài ra, tăng cường hệ thống an toàn trên tuyến để đảm bảo
ban đêm và hỗ trợ chính sách cho tàu quốc tế về cảng Cái Cui. (Phùng Ngọc Minh, phó tổng
giám đốc Tổng Cty Tân Cảng Sài Gòn)
Thành lập tổ nghiên cứu hình thành tuyến vận chuyển container trên sông Vàm Cỏ  Đông để
có chính sách hỗ  trợ  doanh nghiệp. Đồng thời, cải tạo luồng sông để  tàu lớn đi lại dễ  dàng.
(Trần Như Hùng, Chủ tịch  HĐQT Cty CP logistics Thanh Phước)

13


Phát huy vận tải đa phương thức, kết hợp đường thủy, đường bộ, kho bãi… để tăng tính cạnh
tranh. (Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể)
­          Xây dựng các chương trình đào tạo logistic
Một số  trường có điều kiện đầu tư  có thể  tiếp xúc với các trường có chương trình đào tạo
logistics; hoặc tiếp xúc các chuyên gia ngành, nhất là người đã được đào tạo ở nước ngoài, để
thiết kế  chương trình và tổ  chức các lớp đào tạo ngắn hạn.   Xây dựng chương trình đào tạo
ngành logistics dựa trên các chương trình tiên tiến quốc tế có chọn lọc phù hợp với điều kiện
ngành hàng, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, công nghệ  thông tin, luật lệ  thuế quan, thương
mại trong nước.

14


KẾT LUẬN
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế trọng điểm của đất
nước, có những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ. Hàng năm kinh tế nông nghiệp của vùng đóng góp lượng lớn
vào lượng xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh sự phát triển của nông nghiệp, trong
những năm gần đây, kinh tế biển vùng ĐBSCL đang có những sự thay đổi lớn,
cho thấy những tiềm năng của nó.

Những điều kiện về tự nhiên, xã hội đã tạo điều kiện rất thuận lợi để vùng
phát triển các ngành kinh tế biển như: đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; du lịch;
khai thác tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển. Vùng đã phát huy được
những tiềm năng nhưng chưa triệt để, cần có những biện pháp quy hoạch mới
đặc biệt trong các lĩnh vực mới như vận tải biển, khai thác tài nguyên. Mặc dù
vậy với những dấu hiệu tích cực trong việc đóng góp vào sự phát triển của vùng
và GDP của cả nước, chúng ta vẫn có thể hi vọng vào những tiềm năng phát
triển ngành kinh tế biển của cả nước và đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />%B1ng_s%C3%B4ng_C%E1%BB%ADu_Long
2. />%E1%BB%8Dng_%C4%91i%E1%BB%83m_v%C3%B9ng_
%C4%91%E1%BB%93ng_b%E1%BA%B1ng_s%C3%B4ng_C
%E1%BB%ADu_Long
3. />4. />5. />6. />luc­phat­trien­moi­cho­Vung­kinh­te­trong­diem.aspx
7. />d48204.html
8. />dong­bang­song­cuu­long.html

16



×