Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

10 đề thi cuối kỳ kinh tế vĩ mô có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.74 KB, 42 trang )

10 ĐỀ THI KINH TẾ VĨ MÔ CÓ ĐÁP ÁN
--------------------------ĐỀ SỐ 1
Bài I: (5 điểm) Khẳng định các nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích tại sao và
minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể? (Các điều kiện khác xem như không đổi)
1. Giả sử tổng tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu của chính phủ và đầu tư đạt 4.500 tỷ đồng,
giá trị nhập khẩu bằng 120% giá trị xuất khẩu. GDP là 4,000 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu của
nền kinh tế là 2,500 tỷ đồng.
2. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến mức sống cao hơn.
3. Để giảm lạm phát, NHTW có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng.
4. Tiến bộ về công nghệ chỉ làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn chứ không làm dịch
chuyển đường tổng cung ngắn hạn.
5. Khi tỷ giá hối đoái thực tế của Việt Nam (Er) tăng lên thì xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sẽ tăng.
6. Người dân tiêu dùng ít hơn sẽ làm cho cán cân thương mại của Việt Nam giảm thâm hụt
7. Bảo hiểm thất nghiệp làm tăng thêm nỗ lực tìm việc của người thất nghiệp và do đó làm
giảm thất nghiệp tự nhiên.
8. Khi mức giá trong nền kinh tế tăng sẽ làm đường cầu tiền dịch chuyển sang phải.
9. Khi dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu thì xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ tăng lên và kết quả là
tỷ giá hối đoái (EĐ/USD) cũng tăng theo.
10. Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn thuộc khối tiền M1 nhưng không thuộc khối tiền M2.
Bài II (2 điểm) Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng và cán cân thương
mại đang cân bằng. Trong năm 2015, hạn ngạch nhập khẩu đường tinh luyện vào Việt Nam
được tăng thêm 1,500 tấn.
1. Sử dụng (các) mô hình thích hợp, hãy phân tích ảnh hưởng của chính sách thương mại này
đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa ((EĐ/USD)và cán cân thương mại của Việt Nam?
2. Nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái như ban đầu thì chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa
như thế nào? Giải thích và biểu diễn trên cùng (các) mô hình của câu 1.
Bài III: (3 điểm)
Trong nền kinh tế có các dữ liệu sau: (Đơn vị: tỷ đồng, r: %)
C = 100 + 0,75 (Y-T);
T = 100


MD = 50 – 5r
I = 150 – 25 r
G = 200
MS = 40
1. Xác định mức sản lượng cân bằng bằng phương trình Y= C+I+G và minh họa trạng thái
của nền kinh tế trên mô hình tổng cung – tổng cầu.
2. Giả sử đầu tư I giảm còn 25 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Nhận xét trạng thái
của nền kinh tế và minh họa trên cùng mô hình ở câu 1 (biết Y*=YN= 1000).
3. Nếu NHTW muốn sử dụng chính sách tiền tệ để đưa sản lượng về mức sản lượng tự nhiên
thì NHTW phải mua hay bán trái phiếu chính phủ? Xác định giá trị trái phiếu mà NHTW cần
mua/ bán. Biết số nhân tiền là 3.
BÀI LÀM
Bài I: (5 điểm) Khẳng định các nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích tại sao và
minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể? (Các điều kiện khác xem như không đổi)
1. Giả sử tổng tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu của chính phủ và đầu tư đạt 4.500 tỷ đồng,
giá trị nhập khẩu bằng 120% giá trị xuất khẩu. GDP là 4,000 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu của
nền kinh tế là 2,500 tỷ đồng

1


->Ta có giá trị nhập khẩu bằng 120% giá trị xuất khẩu, từ đó cho thấy IM = 1.2X
->Ta có công thức GDP = Y = C + G + I + NX
Y = C + G + I + X – IM
Y = C + G + I + X - 1.2X
Y = C + G + I – 0.2X
=> X = (C + G + I – Y)/0.2 = (4500 – 4000)/0.2
X = 2500 (Xuất khẩu bằng 2500 tỷ đồng) => Đúng
2. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến mức sống cao hơn
-> Đúng vì tỷ lệ tiết kiệm tăng thì vốn đầu tư tăng Do đó làm tăng hàng hóa tư bản dẫn đến

nâng cao năng suất lao động, suy ra làm tăng mức sống
3. Để giảm lạm phát, NHTW có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng.
Sai. Bởi vì chính sách tiền tệ mở rộng thực chất là ngân hàng trung ương mở rộng mức cung
tiền trong nền kinh tế, Đường cung tiền dịch chuyển qua phải, làm cho lãi suất giảm xuống.
Lãi suất giảm thì đầu tư tăng qua đó làm tăng tổng cầu, nhờ vậy mà quy mô của nền kinh tế
được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm đồng thời với đó sẽ làm cho lạm phát
tăng lên thêm. Để giảm lạm phát NHTW sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt
4. Tiến bộ về công nghệ chỉ làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn chứ không làm dịch
chuyển đường tổng cung ngắn hạn.
SAI. Vì công nghệ là một trong các nguồn lực sản xuất, khi công nghệ tiến bộ làm tăng năng
suất, nền kinh tế có thể sản xuất nhiều sản lượng đầu ra hơn, do đó cả đường tổng cung ngắn
hạn và dài hạn đều dịch chuyển sang phải.
5. Khi tỷ giá hối đoái thực tế của Việt Nam (Er) tăng lên thì xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sẽ
tăng.
Đáp án: ĐÚNG
Vì: Er = E ×
(Er còn gọi là Sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước)
P là mức giá tại Việt Nam ( tính bằng đồng Việt Nam) và P * là mức giá tại Mỹ tính
bằng USD.
Er tăng có thể do P giảm, P * tăng Do đó Tỷ giá hối đoái thực tế được biểu thị bằng lượng
hàng hoá trong nước trên 1 đơn vị hàng hoá nước ngoài → Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ trao
đổi hàng hoá giữa 2 nước →hàng nội rẻ hơn hàng ngoại => sức cạnh tranh của hàng hóa
trong nước tăng. xuất khẩu tăng. Trong khi hàng ngoại đắt hơn tác nhân trong nền kinh tế
mua ít hàng ngoại hơn nhập khẩu giảmxuất khẩu ròng tăng
Hoặc Do E tăng thì các doanh nghiệp xuất khẩu có lợi khi xuất khẩu nên đẩy mạnh xuất khẩu
6. Người dân tiêu dùng ít hơn sẽ làm cho cán cân thương mại của Việt Nam giảm thâm hụt
Đúng: Vì khi người dân tiêu dùng Y=C+I+G+NX ít hơn thì tiết kiệm S= Y-C-G tăng nên chi
tiêu và đầu tư giảm => NX tăng nên cán cân thương mại giảm thâm hụt.
Hoặc: ĐÚNG : Người dân tiêu dùng ít hơn thì xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Do đó giảm

thâm hụt cán cân thương mại.
7. Bảo hiểm thất nghiệp làm tăng thêm nỗ lực tìm việc của người thất nghiệp và do đó làm
giảm thất nghiệp tự nhiên.
Đáp án: SAI
Vì dựa vào một trong mười nguyên lý của Kinh tế học: Con người phản ứng với các động cơ
khuyến khích. Vì khoản tiền nhận được khi thất nghiệp sẽ chấm dứt khi người lao động nhận
được việc mới, người thất nghiệp sẽ ít có nỗ lực kiếm việc hơn và có xu hướng không quan
tâm đến các công việc kém hấp dẫn.
2


SAI: Bảo hiểm thất nghiệp làm tăng thấp thiệp cọ sát, dẫn đến tăng thất nghiệp tự nhiên.
8. Khi mức giá trong nền kinh tế tăng sẽ làm đường cầu tiền dịch chuyển sang phải
SAI: Khi mức giá trong nền kinh tế tăng thì lạm phát tăng Do đó người dân sẽ giữ ít tiền hơn
để tránh thiệt hại, vì vậy cầu tiền giảm sẽ làm đường cầu tiền dịch chuyển sang trái
9. Khi dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu thì xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ tăng lên và kết quả là
tỷ giá hối đoái (EĐ/USD) cũng tăng theo.
Đáp án: SAI
Vì khi dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu dẫn tới nhu cầu về hàng hóa tăng khuyến khích tăng nhập
khẩu. NX = X – IM nên tăng nhập khẩu khiến cho xuất khẩu ròng của Việt Nam giảm và tỷ
giá hối đoái cũng giảm.
Hoặc: Khi dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu thì nhập khẩu tăng Do đó xuất khẩu ròng của Việt
Nam sẽ giảm => Giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu
=> Tỷ giá hối đoái giảm => Sai
10. Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn thuộc khối tiền M1 nhưng không thuộc khối tiền M2
SAI: Vì Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn thuộc khối tiền M1, mà trong khối M2 lại chứa
khối M1 nên Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn vẫn thuộc khối M2
Hoặc: SAI Vì: M0 = tiền mặt.
M1 = M0 + các khoản tiền gửi có thể viết séc + tiền gửi không kì hạn.
M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Do đó: Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn thuộc khối tiền M1 đồng thời thuộc khối tiền M2
Bài II (2 điểm) Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng và cán cân thương
mại đang cân bằng. Trong năm 2015, hạn ngạch nhập khẩu đường tinh luyện vào Việt Nam
được tăng thêm 1,500 tấn.
1) Sử dụng (các) mô hình thích hợp, hãy phân tích ảnh hưởng của chính sách thương mại này
đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa ((EĐ/USD)và cán cân thương mại của Việt Nam?

Hạn ngạch nhập khẩu tăng làm cho giá hàng ngoại giảm=>cầu ngoại tệ giảm

3


E(đ/USD)
Sngt

Eo
E1

D’ngt

0

Q1

Qo

Dngt

Ngoại tệ


=>E giảm => Giá cả đường nhập khẩu trở nên rẻ hơn=> IM tăng => NX giảm
2. Nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái như ban đầu thì chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa
như thế nào? Giải thích và biểu diễn trên cùng (các) mô hình của câu 1.
Nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái như ban đầu thì chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa
bằng cách tăng thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu tăng thì giá hàng ngoại tăng Cầu ngoại tệ
tăng đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phải trở về vị trí ban đầu nên tỷ giá hối đoái tăng
và trở về vị trí ban đầu
Bài III: (3 điểm)
Trong nền kinh tế có các dữ liệu sau: (Đơn vị: tỷ đồng, r: %)
C = 100 + 0,75 (Y-T);
T = 100
MD = 50 – 5r
I = 150 – 25 r
G = 200
MS = 40

4


P
ASSR

ASLR

E0

Po

Nền kinh tế lạm phát


ADo

0

Y*

Yo

Sản lượng (Y)

1. Xác định mức sản lượng cân bằng bằng phương trình Y= C+I+G và minh họa trạng thái

của nền kinh tế trên mô hình tổng cung – tổng cầu.
MS=MD=>50-5r=4o=>ro=2;
Y=C+I+G=100+0,75(Y-100)+100+200=>Yo=1300
2. Giả sử đầu tư I giảm còn 25 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Nhận xét trạng thái

của nền kinh tế và minh họa trên cùng mô hình ở câu 1 (biết Y*=YN= 1000).
I’=25=> Y’ = C + I + G = 100+0,75(Y-100)+ 25 + 200=>Y’=1000
thái cân bằng dài hạn: AD - AS
Trạng
LR

3. Nếu NHTW muốn sử dụng chính sách tiền tệ để đưa sản lượng về mức sản lượng tự

nhiên thì NHTW phải mua hay bán trái phiếu chính phủ? Xác định giá trị trái phiếu
mà NHTW cần mua/ bán. Biết số nhân tiền là 3.
Như câu b để đưa sản lượng về mức sản lượng tự nhiên Y*=YN= Y’= 1000 thì I’=25
Mà I = 150 – 25 r Nên 150 – 25r =25 Vậy r = (150-25)/25 = 5
5



Khi r = 5 thì MD’ = 50 – 5r = 50 – 5x5 = 25
Để thị trường tiền tệ cân bằng thì MS’ = MD’ = 25
MS>MS’=>Để đưa sản lượng về mức tự nhiên thì NHTW phải mua trái phiếu chính phủ;
∆B===5 tỷ đồng

6


ĐỀ SỐ 2
Bài I: (5 điểm) Khẳng định các nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích tại sao và
minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể? (Các điều kiện khác xem như không đổi)
1. Giả sử chi tiêu của hộ gia đình là 4,000 tỷ đồng, chi tiêu của chính phủ là 1,000 tỷ đồng,
đầu tư tư nhân 800 tỷ đồng và giá trị nhập khẩu nhiều hơn giá trị xuất khẩu là 100 tỷ đồng.
GDP của nền kinh tế này là 5,900 tỷ đồng.
2. Quốc gia A sử dụng 600 đơn vị lao động để sản xuất 6,000 đơn vị hàng hóa và dịch vụ; và
quốc gia B sử dụng 450 đơn vị lao động để sản xuất 5,000 đơn vị hàng hóa và dịch vụ. Có thể
kết luận rằng năng suất ở quốcgia B cao hơn quốc gia A.
3. Chính phủ tăng chi tiêu ngân sách sẽ làm tăng lãi suất trên thị trường vốn vay.
4. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải khi NHTW mua trái phiếu chính phủ.
5.Trong nền kinh tế mở, khi lãi suất ở Việt Nam cao hơn sẽ khuyến khích người dân Việt
Nam mua tài sản nước ngoài và khuyến khích người nước ngoài mua tài sản Việt Nam.
6. Nếu đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái và đường tổng cầu dịch chuyển sang
phải, chúng ta có thể chắc rằng mức giá cân bằng trong ngắn hạn sẽ giảm.
7. Chính sách tiền tệ mở rộng gây ra lạm phá t và làm tăng thất nghiệp.
8. Khi mức giá giảm, số đơn vị tiền cần để mua một giỏ hàng hóa điển hình giảm đi vì giá trị
của tiền giảm.
9. Khi quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng thì sẽ làm tăng số lương
thất nghiệp chu kỳ.

10. Khi lãi suất tăng sẽ làm tăng lượng cầu tiền trong thị trường tiền tệ và làm đường cầu tiền
dịch chuyển sang phải.
Bài II (2 điểm) Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng dài hạn:
1. Trong năm 2014 thị trường chứng khoán giảm mạnh, làm giảm của cải của người tiêu
dùng. Hãy sử dụng (các) mô hình thích hợp, phân tích ảnh hưởng của sự kiện này đến tình
trạng thất nghiệp, sản lượng và mức giá cân bằng trong ngắn hạn.
2. Nếu muốn ổn định sản lượng ở mức tự nhiên (tiềm năng) thì chính phủ phải sử dụng chính
sách tài khóa như thế nào? Giải thích và biểu diễn trên (các) mô hình thích hợp.
Bài III (3 điểm) Trong nền kinh tế có các dữ liệu sau: (Đơn vị: tỷ đồng, r: %)
C = 325 + 0,75 (Y – T)
T = 100
MD = 50 – 10 r
I = 250 – 50r
G = 150
MS = 20
1. Xác định mức lãi suất cân bằng và mức sản lượng cân bằng?
2. Tính tiết kiệm của tư nhân, tiết kiệm của chính phủ và tiết kiệm quốc dân tại sản lượng cân
bằng? Cho biết trạng thái của thị trường vốn vay và xu hướng điều chỉnh của thị trường này?
Minh họa lên đồ thị?
3. Nếu NHTW mua trái phiếu trị giá 2,5 tỷ đồng thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Xác
định lượng đầu tư cân bằng mới. Biết số nhân tiền là 2.
BÀI LÀM
Bài 1 (5 điểm) Khẳng định các nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích tại sao và
minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể? (Các điều kiện khác xem như không
đổi)
1. Giả sử chi tiêu của hộ gia đình là 4,000 tỷ đồng, chi tiêu của chính phủ là 1,000 tỷ
đồng, đầu tư tư nhân 800 tỷ đồng và giá trị nhập khẩu nhiều hơn giá trị xuất khẩu là
100 tỷ đồng. GDP của nền kinh tế này là 5,900 tỷ đồng.
Ta có:
Y = C + I + G + NX

= C + I + G + X – IM
Mà IM – X = 100 nên NX = -100
 Y = 4000 + 800 + 1000 -100 = 5700 (tỷ đồng)
 SAI.

7


2. Quốc gia A sử dụng 600 đơn vị lao động để sản xuất 6,000 đơn vị hàng hóa và dịch vụ;

và quốc gia B sử dụng 450 đơn vị lao động để sản xuất 5,000 đơn vị hàng hóa và dịch
vụ. Có thể kết luận rằng năng suất ở quốc gia B cao hơn quốc gia A.

 PA < PB năng suất ở quốc gia B cao hơn năng suất ở quốc gia A.
 ĐÚNG.
3. Chính phủ tăng chi tiêu ngân sách sẽ làm tăng lãi suất trên thị trường vốn vay.
 Chính phủ tăng chi tiêu ngân sách một lượng G => tiết kiệm chính phủ giảm G

=> cung vốn vay giảm => mức lãi xuất tăng.
 ĐÚNG.
Hoặc Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn kết quả làm giảm tiết kiệm quốc gia. Nguồn cung vốn
vay giảm, và lãi suất cân bằng tăng lên.
4. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải khi NHTW mua trái phiếu chính phủ.
 NHTW mua trái phiếu chính phủ => mức cung tiền tăng => cung tiền dịch chuyển

sang phải
 ĐÚNG.
5. Trong nền kinh tế mở, khi lãi suất ở Việt Nam cao hơn sẽ khuyến khích người dân Việt
Nam mua tài sản nước ngoài và khuyến khích người nước ngoài mua tài sản Việt Nam.
 Khi thị trường mở : S = I + NCO

(tiết kiệm = đầu tư nội địa + dòng vốn ra ròng)
 Khi lãi suất cao thì đường cung vốn vay giảm làm mua tài sản nước ngoài của cư dân
trong nước < mua tài sản trong nước của người nước ngoài.
 Dòng vốn ra ròng âm .
 SAI.
6. Nếu đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái và đường tổng cầu dịch chuyển
sang phải, chúng ta có thể chắc rằng mức giá cân bằng trong ngắn hạn sẽ giảm.
SAI.
 Khi đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái và đường tổng cầu dịch chuyển
sang phải, mức giá cân bằng ngắn hạn chắc chắn sẽ tăng.
P
AS’
P2

AS

P1

AD’

AD
Y

8


7. Chính sách tiền tệ mở rộng gây ra lạm phát và làm tăng thất nghiệp.
 Chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng mức cung tiền, do đó lãi suất giảm => đầu tư tăng

=> Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải nên giá cả tăng gây lạm phát và sản lượng

cân bằng tăng nên các doanh nghiệp tăng cường sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh
=> cần nhiều lao động, tỉ lệ thất nghiệp giảm.
 SAI.
8. Khi mức giá giảm, số đơn vị tiền cần để mua một giỏ hàng hóa điển hình giảm đi vì giá
trị của tiền giảm.
 Khi mức giá giảm, số đơn vị tiền cần để mua một giỏ hàng hóa điển hình giảm đi vì
giá trị của tiền tăng lên.
 SAI.
9. Khi quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng thì sẽ làm tăng số lương
thất nghiệp chu kỳ.
 Khi quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng, người lao động sẽ
được trả lương cao hơn, doanh nghiêp có xu hướng cắt giảm nhân công lao động để
giảm chi phí => nhiều người lao động thất nghiệp sẽ làm tăng số lương thất nghiệp tự
nhiên (Không phải thất nghiệp chu kỳ)
 SAI.
10. Khi lãi suất tăng sẽ làm tăng lượng cầu tiền trong thị trường tiền tệ và làm đường cầu

tiền dịch chuyển sang phải.
 Cầu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất. Khi lãi suất tăng sẽ làm giảm lượng cầu tiền và làm
đường cầu tiền dịch chuyển sang trái.
SAI.
Bài 2 (2 điểm) Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng dài hạn:
1. Trong năm 2014 thị trường chứng khoán giảm mạnh, làm giảm của cải của người tiêu
dùng. Hãy sử dụng (các) mô hình thích hợp, phân tích ảnh hưởng của sự kiện này đến
tình trạng thất nghiệp, sản lượng và mức giá cân bằng trong ngắn hạn.
Thị trường chứng khoáng giảm mạnh
=>giảm của cải của người tiêu dùng
=> chi tiêu tiêu dùng giảm
=>làm đường cầu AD dịch chuyển về phía bên trái
=>trong ngắn hạn đẩy mức giá cân bằng giảm và sản lượng giảm

=>tăng tình trạng thất nghiệp trong ngắn hạn.
P (mức giá)
AS
AD
AD’
Y (Sản lượng)

9


2. Nếu muốn ổn định sản lượng ở mức tự nhiên (tiềm năng) thì chính phủ phải sử dụng

chính sách tài khóa như thế nào? Giải thích và biểu diễn trên (các) mô hình thích hợp.
 Khi nền kinh tế suy thoái, Nếu muốn ổn định sản lượng ở mức tự nhiên (tiềm năng) thì
chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (giảm thuế và tăng chi tiêu chính
phủ) Vì vậy AD tăng nên đường AD dịch chuyển sang phải về lại vị trí ban đầu. Sản
lượng cân bằng trở về vị trí cân bằng ban đầu
 Mô hình:
P (mức giá)
AS
AD
AD’

Y (Sản lượng)
Bài 3 (3 điểm) Trong nền kinh tế có các dữ liệu sau: (Đơn vị: tỷ đồng, r: %)
C = 325 + 0,75 (Y – T)
T = 100
MD = 50 – 10 r
I = 250 – 50r
G = 150

MS = 20
1. Xác định mức lãi suất cân bằng và mức sản lượng cân bằng?
 Thị trường tiền tệ cân bằng ta có:
MD = MS
 50 - 10r = 20
 r =
3 (%).
 Vậy lãi xuất cân bằng là 3%
 Hàm tiêu dùng C = 325 + 0,75(Y – 100)
= 250 + 0,75Y
 Đầu tư I = 250 – 50 . 3 = 100
AE = C + I + G = 250 + 0,75Y + 100 + 150
= 500 + 0,75Y
AE = AD = AS  Y = 500 + 0,75Y
 Y = 2000.
 Vậy sản lượng cân bằng là 2000.
2. Tính tiết kiệm của tư nhân, tiết kiệm của chính phủ và tiết kiệm quốc dân tại sản lượng
cân bằng? Cho biết trạng thái của thị trường vốn vay và xu hướng điều chỉnh của thị
trường này? Minh họa lên đồ thị?
 Tiết kiệm của tư nhân(SP) = Y – C – T = 2000 – 1750 – 100 = 150(tỉ đồng).
 Tiết kiệm của chính phủ(SG) = T – G = 100 – 150 = -50 (tỉ đồng).
 Tiết kiệm quốc dân(S) = tiết kiệm của tư nhân + tiết kiệm của chính phủ
Tiết kiệm quốc dân(S)
=
150
+
(-50)
=
100(tỉ đồng).


10


Tiết kiệm của chính phủ(SG) thâm hụt nên nguồn cung vốn vay giảm , lãi suất cân bằng tăng
lên
r (lãi suất)

3.






M ( Vốn)
Xu hướng điều chỉnh của thị trường này là tăng cung vốn vay để lãi suất trở về
vị trí ban đầu
Nếu NHTW mua trái phiếu trị giá 2,5 tỷ đồng thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu?
Xác định lượng đầu tư cân bằng mới. Biết số nhân tiền là 2.
Khi ngân hàng trung ương mua trái phiếu trị giá 2,5 tỉ đồng thì tiền cơ sở tăng 2,5 tỉ
đồng. Với số nhân tiền =2 thì mức cung tiền tăng = 2x2,5 = 5 tỷ
Mức cung tiền mới: MS’ = MS + 5 = 20 + 5 = 25
Vậy r’ là: MS’ = MD
 25 = 50 – 10r’
 r’ = 2,5 (%)
Lượng đầu tư cân bằng mới : I = 250 - 50 . 2,5 = 125(tỉ đồng).

11



ĐỀ 3
Câu I: Cho biết các câu bình luận sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao và minh họa bằng
đồ thị thích hợp nếu có thể ? (Các điều kiện khác xem như không đổi)
1.
GDP của Việt Nam giảm khi Việt Nam Airline bán một trong những chiếc máy bay hiện đang
có cho hãng hàng không Lào
2.
Xuất khẩu của Việt Nam tăng khi VNĐ lên giá so với USD
3.
Sự tăng giá của xe tăng do Bộ quốc phòng mua sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số
điều chỉnh GDP
4.
Một người chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm vào tài khoản tiền gửi thanh toán sẽ làm cho M1
tăng và M2 giảm
5.
Người gửi tiền sẽ có lợi hơn nếu lạm phát tăng lên ngoài dự kiến.
6.
Ngân hàng nhà nước mua tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm đường cầu tiền di
chuyển xuống dưới
7.
Chính sách tiền tệ mở rộng có thể làm tăng sản lượng của nền kinh tế.
8.
Số nhân tiền luôn nhỏ hơn 1
9.
Nếu GDP thực tế bình quân đầu người của Việt Nam là 1121 đô la năm 2013 và là 1730 năm
2014 thì tỷ lệ tăng trưởng của GDP thực tế bình quân đầu người trong thời kỳ này là 1,5%.
10.
Khi VNĐ giảm giá so với USD, để ổn định tỷ giá ngân hàng nhà nước cần bán ra một lượng
ngoại tệ nhất định.
Câu II: Giả định Việt Nam có tỷ giá hối đoái đang giữ tại mức cân bằng. Sau đó Chính phủ Việt

Nam thực hiện chính sách thương mại bằng việc khuyến khích xuất khẩu.
1.
Bằng mô hình thích hợp, hãy phân tích chính sách này tác động đến tỷ giá hối đoái như thế
nào?
2.
Nếu chính phủ muốn giữ nguyên tỷ giá hối đoái như cũ thì phải dùng chính sách gì? (Nêu
một chính sách phù hợp). Biễu diễn trên cùng đồ thị đã chọn.
Câu III: Trong một nền kinh tế mở, giả sử có các hàm số sau:
C = 1600 + 0,8(Y-T)
I = 200
G = 650
T = 0,2Y
EX = 150
IM = 0,14Y
Y* = 5800
1. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Nhận xét về tình hình cán cân ngân
sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế?
2. Giả sử các doanh nghiệp tăng đầu tư thêm 40. Tính mức sản lượng cân bằng mới? Tính số
tiền thuế mà chính phủ thu thêm được tại mức sản lượng cân bằng mới ?
3. Với mức sản lượng cân bằng mới để đạt mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng
chính sách tài khoá như thế nào? Nếu chỉ sử dụng G tăng hay giảm và bằng bao nhiêu?
BÀI LÀM
Câu I:
1. GDP của Việt Nam giảm khi Việt Nam Airline bán một trong những chiếc máy bay hiện
đang có cho hãng hàng không Lào
Sai. Vì GDP = C+I+G+X-IM khi Việt Nam Airline bán một trong những chiếc máy bay hiện
đang có cho hãng hàng không Lào thì X tăng do đó GDP tăng
2. Xuất khẩu của Việt Nam tăng khi VNĐ lên giá so với USD
Sai.
Vì khi VNĐ lên giá so với USD thì tỷ giá hối đoái E giảm do đó giá của mặt hàng đó

quy đổi ra USD sẽ tăng, do vậy hàng nội trở nên đắt hơn hàng ngoại, người nước ngoài mua ít
hàng nội => xuất khẩu giảm.
3. Sự tăng giá của xe tăng do Bộ quốc phòng mua sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ
số điều chỉnh GDP
Sai.

12


Vì xe tăng không có trong giỏ hàng tính CPI nhưng có trong GDP nên CPI không bị ảnh
hưởng nhưng tăng nhiều hơn trong chỉ số điều chỉnh GDP
4. Một người chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm vào tài khoản tiền gửi thanh toán sẽ làm cho
M1 tăng và M2 giảm
Sai.
Vì M1 = M0 +Tiền gửi không kỳ hạn có thể viết sec
M2 = M1 + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Do đó nếu người gửi tiền vào ngân hàng chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm vào tài
khoản tiền gửi thanh toán (Tiền gửi không kỳ hạn có thể viết sec) sẽ làm cho khối tiền M 1
tăng còn khối tiền M2 không đổi vì M1 tăng nhưng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn giảm đúng
bằng lượng tăng đó của M1.
5. Người gửi tiền sẽ có lợi hơn nếu lạm phát tăng lên ngoài dự kiến.
Sai.
Trong trường hợp lạm phát cao hơn mức dự kiến, người cho vay (người gửi tiền) sẽ bị
thiệt và người đi vay sẽ có lợi, vì người cho vay sẽ được trả nợ bằng những đồng tiền ít giá trị
hơn trước.
6. Ngân hàng nhà nước mua tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm đường cầu tiền di
chuyển xuống dưới
Sai.
Ngân hàng nhà nước mua tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm đường cung tiền
dichj chuyển sang trái.

7. Chính sách tiền tệ mở rộng có thể làm tăng sản lượng của nền kinh tế.
Đúng.
Chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện khi nền kinh tế bị suy thoái (Y < Y p). Vì vậy
ta áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng làm cho lãi suất giảm nên đầu tư tăng Do đó làm tăng
sản lượng của nền kinh tế.
8. Số nhân tiền luôn nhỏ hơn 1
Sai.
Số nhân tiền mM luôn lớn hơn 1.
Ta có: tỉ lệ dự trữ bắt buộc rb < 1, mà số nhân tiền mM = 1/rb nên mM > 1.
9.Nếu GDP thực tế bình quân đầu người của Việt Nam là 1121 đô la năm 2013 và là 1730
năm 2014 thì tỷ lệ tăng trưởng của GDP thực tế bình quân đầu người trong thời kỳ này là
1,5%.
Sai.
Tỷ lệ tăng trưởng của GDP thực tế bình quân đầu người bằng = (1730 – 1121)/ 1121 *
100% = 54,3%
10. Khi VNĐ giảm giá so với USD, để ổn định tỷ giá ngân hàng nhà nước cần bán ra một
lượng ngoại tệ nhất định
Đúng.
Vì khi ngân hàng Trung ương đẩy mạnh việc bán USD thì lượng cung USD trên thị
trường ngoại hối tăng do đó USD giảm giá so với VNĐ, nên giải pháp này nhằm để ổn định
tỷ giá.
Câu II: Giả định Việt Nam có tỷ giá hối đoái đang giữ tại mức cân bằng. Sau đó Chính phủ Việt
Nam thực hiện chính sách thương mại bằng việc khuyến khích xuất khẩu.
1. Bằng mô hình thích hợp, hãy phân tích chính sách này tác động đến tỷ giá hối đoái như thế nào?
2. Nếu chính phủ muốn giữ nguyên tỷ giá hối đoái như cũ thì phải dùng chính sách gì? (Nêu một
chính sách phù hợp). Biễu diễn trên cùng đồ thị đã chọn.
Câu II: Giả định Việt Nam có tỷ giá hối đoái đang giữ tại mức cân bằng. Sau đó Chính phủ Việt
Nam thực hiện chính sách thương mại bằng việc khuyến khích xuất khẩu.
1. Bằng mô hình thích hợp, hãy phân tích chính sách này tác động đến tỷ giá hối đoái như thế nào?
13



e (usd/đ)

S1-I

S2-I

e2
NX2
e1

Y

NX1
0
Y1

Y2

Chính sách thương mại của chính phủ làm xuất khẩu tăng, làm xuất khẩu ròng tăng làm đường
NX dịch qua phải đẩy tỷ giá hối đoái tăng
2. Nếu chính phủ muốn giữ nguyên tỷ giá hối đoái như cũ thì phải dùng chính sách gì? (Nêu
một chính sách phù hợp). Biễu diễn trên cùng đồ thị đã chọn.
Để làm giảm tỷ giá hối đoái chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng tăng chi tiêu
chính phủ đẩy đường S-I qua phải và làm giảm e xuống
Câu III: Trong một nền kinh tế mở, giả sử có các hàm số sau:
C = 1600 + 0,8(Y-T)
I = 200
G = 650

T = 0,2Y
EX = 150
IM = 0,14Y
Y* = 5800
1. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế? Nhận xét về tình hình cán cân ngân sách
và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế?
2. Giả sử các doanh nghiệp tăng đầu tư thêm 40. Tính mức sản lượng cân bằng mới? Tính số tiền
thuế mà chính phủ thu thêm được tại mức sản lượng cân bằng mới ?
3.Với mức sản lượng cân bằng mới để đạt mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chính
sách tài khoá như thế nào? Nếu chỉ sử dụng G tăng hay giảm và bằng bao nhiêu?
1. Hàm tiêu dùng : C= 1600 + 0,8( Y-T) = 1600 + 0,8.0,8Y= 1600 + 0,64Y
AE= C + I + G + EX – IM = 1600 + 0,64Y + 200 + 650 + 150 – 0,14Y =
= 2600 + 0,5Y
AE=AD=AS => Y = 2600 + 0,5Y => Y = 5200.
+ Tình hình cán cân ngân sách:
B= T – G= 0,2.5200 – 650 = 390 => Do đó ngân sách của chính phủ thặng dư 1
lượng là 390.
+ Tình hình cán cân thương mại:
NX= EX – IM= 150 – 0,14.5200= -578.
2. Ta có I’= I + 40.
+ Hàm tiêu dùng: C = 1600 + 0,64Y’
AE’= C + I’ + G + EX – IM= 1600 + 0,64Y’ + 240 + 650 +150 -0,14Y’=
= 2640 + 0,5Y’
AE’= AD’=AS => Y’ = 2640 + 0,5Y’ => Y’= 5280.
Do đó mức sản lượng cân bằng mới là Y’ = 5280 .
+ Tiền thuế thu được ở mức sản lượng cân bằng mới:
T’= 0,2.5280= 1056.
Do đó tiền thuế mà chính phủ thu được là: ΔT= T’ – T= 1056 – 1040= 16
14



3. Gọi G’ là mức chi tiêu của chính phủ để đạt được mức sản lượng tiềm năng Y*.
Hàm tiêu dùng: C = 1600 + 0,8( Y* - T)= 1600 + 0,8( 5800- 0,2.5800)= 5312.
Nhập khẩu : IM = 0,14.5800= 812.
Tại mức sản lượng tiềm năng Y*=5800 ta có:
AE’’=AD’’=Y*=> 5312 + 240 + G’ + 150 -812= Y* => G’ = Y* - 4890 = 58004890= 910.
Vậy để đạt được mức sản lượng tiềm năng chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa
mở rộng và chi tiêu của chính phủ phải tăng 1 lượng là
ΔG= G’ – G = 910 – 650= 260

15


ĐỀ 4
Câu I:Cho biết các câu bình luận sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao và minh họa
bằng đồ thị thích hợp nếu có thể ? (Các điều kiện khác xem như không đổi)
1. Hoạt động mua bán xe cũ sẽ không làm thay đổi GDP vì nó không tạo nên một sản phẩm mới
nào.
SAI. Hoạt động mua bán xe cũ cũng tạo ra giá trị gia tăng Do đó làm tăng GDP
2. Hiện tượng lạm phát không thể xảy ra nếu CPI trong năm nhỏ hơn 100
Sai. Tỷ lệ lạm phát không xảy ra khi CPI trong thời kỳ này nhỏ hơn CPI trong thời kỳ trước
đó.
3. Khi Ngân Hàng Trung Ương thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp sẽ làm giảm sản lượng của
nền kinh tế trong ngắn hạn.
Đúng. Chính sách tiền tệ thu hẹp cắt giảm cung ứng tiền tệ làm tăng lãi suất cân bằng, do đó
làm giảm chi tiêu và đầu tư và làm giảm tổng cầu. Việc giảm tổng cầu làm sản lượng nền kinh
tế giảm. Đầu tư giảm thất nghiệp tăng sản lượng giảm
4. Giả sử có 1200 người ở độ tuổi 16 trở lên, trong đó 800 người có việc làm, 200 người không
có việc làm và đang đi tìm việc thì tỷ lệ thất nghiệp bằng 16,7%.
Sai. Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp / Lực lượng lao động

=
200
/ (200 + 800) = 20%
5. Chính sách quy định tăng tiền lương tối thiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ.
Sai. Chính sách quy định tăng tiền lương tối thiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
6. Đối với nền kinh tế đóng, lãi suất trên thị trường vốn vay sẽ tăng khi chính phủ giảm thuế.
Đúng. Khi chính phủ giảm thuế thì tiết kiệm chính phủ giảm Do đó tiết kiệm quốc dân giảm
làm cho cung vốn vay giảm thì lãi suất sẽ tăng
7. Trong ngắn hạn, chính sách tài khóa mở rộng làm mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
Đúng. Trong ngắn hạn, chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm tăng tổng cầu do đó tổng cầu
dịch chuyển qua phải nên mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
8. Đồng nội tệ sẽ được định giá cao hơn đồng ngoại tệ nếu xuất khẩu của nước đó tăng lên.
Đúng. Khi xuất khẩu tăng sẽ thu được nhiều ngoại tệ làm tăng cung ngoại tệ nên đường cung
ngoại tệ dịch chuyển sang phải làm E giảm => Đồng nội tệ được định giá cao hơn
9. Khi một nước có tiết kiệm nhiều hơn so với nhu cầu đầu tư thì cũng có nghĩa nước đó có
thặng dư thương mại.
Đúng. NX = S – I. Khi tiết kiệm nhiều hơn so với đầu tư thì NX tăng lên, làm cho cán cân
thương mại thặng dư.
10. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và NHTW mua trái phiếu trị giá 100.000 triệu đồng thì mức
cung tiền tăng 100.000 triệu đồng (không có dự trữ tùy ý và người dân không nắm giữ tiền
mặt)
Sai. Số nhân tiền = 1/0.1 = 10 nên mức cung tiền tăng 10 x 100.000 = 1000.000 triệu đồng.
Câu II:Giả định Việt Nam có tỷ giá hối đoái đang giữ tại mức cân bằng. Sau đó Chính phủ Việt
Nam thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp.
1.
Bằng mô hình thích hợp, hãy phân tích chính sách này tác động đến tỷ giá e(USD/VNĐ) như
thế nào?
Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp thì tổng cầu AD giảm do đó AD dịch
chuyển sang trái nên mức giá chung P giảm ( Dùng mô hình tổng cung tổng cầu AD-AS)


16


P (mức giá chung)
AD’
AD

AS

Y (Sản lượng)
Hàng Việt rẻ hơn hàng ngoại nên xuất khẩu tăng từ đó thu được nhiều ngoại tệ nên cung ngoại tệ
tăng đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang phải làm cho tỷ giá hối đoái E (VNĐ/USD) giảm . E
giảm thì e (USD/VND) tăng vì E= 1/e ( Dùng mô hình thị trường ngoại hối)
E (VNĐ/USD)
D

S

S’

Q (Ngoại tê)
2. Nếu chính phủ muốn giữ nguyên tỷ giá hối đoái như cũ thì Ngân Hàng Trung Ương cần bán

hay mua ngoại tệ?. Biễu diễn trên cùng đồ thị đã chọn.
Nếu chính phủ muốn giữ nguyên tỷ giá hối đoái như cũ thì Ngân hàng trung ương cần
giảm cung ngoại tệ để làm dịch chuyển đường cung ngoại tệ sang trái, do đó NHTW
cần mua ngoại tệ .

17



E (VNĐ/USD)
D

S

S’

Q (Ngoại tê)
Câu III: Trong nền kinh tế có các hàm số sau :
C= 100 + 0.9 (Y-T)
T= 0,2 Y
Y* = 1700
I = 500 – 50r
IM= 0,12 Y
MD= 600 – 100r
G= 100
EX= 50
MS= 300 (tỷ)
1. Xác định mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ và tìm mức sản lượng cân
bằng tại mức lãi suất đó.
- Mức lãi suất cân bằng:
MD = MS  600 – 100r = 300  r = 3
- Mức sản lượng cân bằng:
Y=
C
+
I
+ G + EX – IM
 Y = 100 + 0,9 ( Y – 0,2Y ) + 500 – 50*3 + 100 + 50 – 0.12Y

 Y = 1500
2. Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa như thế nào trong trường hợp này?. Muốn
sản lượng đạt đến sản lượng tiềm năng thì chi tiêu chính phủ phải thay đổi một lượng
bao nhiêu ?
Y* = C + I + G* + EX – IM
 G* = Y* - ( C + I + EX – IM )
 G*=1700–(100+ 0,9(1700 – 0,2*1700) + 500 – 50*3 + 50 – 0,12*1700)
 G* = 180
Ta có G < G* (100<180)
Nên chính phủ phải tăng chi tiêu thêm 80 tỷ và để đạt mức sản lượng tiềm năng chính
phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng.
3. Nếu chính phủ bán trái phiếu trị giá 100 tỷ (số nhân tiền là 2) thì lãi suất cân bằng
mới là bao nhiêu ?
MS’ = 300 – 100*2 = 100 tỷ
MS’ = MD  100 = 600 – 100r’  r’ = 5

18


ĐỀ 5
Câu I: Cho biết các câu bình luận sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao và minh họa bằng
đồ thị thích hợp nếu có thể ? (Các điều kiện khác xem như không đổi)
1. Một chiếc xe máy của Honda được sản xuất vào năm 2014 và được người tiêu dùng mua vào
năm 2015 thì giá trị thị trường của chiếc xe này sẽ được tính vào GDP của năm 2015.
2. Khi Ngân hàng Trung ương bán trái phiếu chính phủ thì cung tiền sẽ tăng và lãi suất cũng
tăng theo.
3. Sự tiến bộ trong trình độ công nghệ chỉ làm tăng tổng cung dài hạn mà không ảnh hưởng đến
tổng cung ngắn hạn.
4. Theo phương trình số lượng tiền tệ, cung tiền tăng làm lạm phát tăng lên.
5. Đường cung vốn vay sẽ dịch chuyển sang trái nếu lãi suất thực tế tăng.

6. Chính sách tăng tiết kiệm trong nước gây ra hiệu ứng “lấn át đầu tư”.
7. Giả sử một quốc gia có 4% số người đang làm việc bị mất việc mỗi tháng, khoảng 20% số
người thất nghiệp tìm được việc mỗi tháng, tỷ lệ thất nghiệp của trạng thái dừng là 5%.
8. Chính phủ tăng chi tiêu (G) sẽ làm cho tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) tăng lên.
9. Bằng cách tiết kiệm nhiều hơn nữa, các quốc gia có nhiều nguồn lực hơn cho hàng hóa tư bản
và năng suất lao động tăng.
10. Sự tăng giá của các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất nội địa sẽ được phản ánh trong cả chỉ
số điều chỉnh GDP và CPI.
Câu II: Giả sử nền kinh tế đang ở mức sản lượng tiềm năng. Sau đó, Ngân hàng Trung ương tăng
cung tiền 5%.
1. Chính sách này gây ra tác động gì đến mức sản lượng và mức giá cân bằng trong ngắn hạn.
Phân tích và vẽ mô hình minh họa.
2. Muốn cho sản lượng đạt mức sản lượng cũ thì cần thực hiện chính sách tài khóa nào? Phân
tích và minh họa trên cùng mô hình ở câu a.
Câu III:
Xem xét nền kinh tế được mô tả bởi những phương trình sau:
Y = C + I + G + NX
Y = 7000
G=2000
C=250+0,75(Y-T)
T=3000
I=2000-50r
NX=500-500ε
r=r*=5
1. Trong nền kinh tế này, tính mức tiết kiệm quốc dân, mức đầu tư, cán cân thương mại và mức
tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng.
2. Giả sử lãi suất thế giới tăng r* =10. Tính tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng mới.
3. Nếu chính phủ muốn giữ mức tỷ giá hối đoái như cũ thì phải sử dụng chính sách tài khóa
nào?. Giải thích.
BÀI LÀM

CÂU I:
1, Một chiếc xe máy của Honda được sản xuất vào năm 2014 và được người tiêu dùng mua
vào năm 2015 thì giá trị thị trường của chiếc xe này sẽ được tính vào GDP của năm 2015.
Sai. GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong
một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định mà chiếc xe đó được sản xuất vào năm
2014 nên được tính vào GDP của năm 2014 dù được mua vào năm 2015.
2, Khi Ngân hàng Trung ương bán trái phiếu chính phủ thì cung tiền sẽ tăng và lãi suất cũng
tăng theo.
Sai. Ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ làm cho tiền mặt đang lưu hành giảm
dẫn đến cung tiền giảm. Đường cung dịch chuyển sang trái(lên trên), lãi suất tăng.
3, Sự tiến bộ trong trình độ công nghệ chỉ làm tăng tổng cung dài hạn mà không ảnh hưởng
đến tổng cung ngắn hạn
Sai. Sự tiến bộ trong trình độ công nghệ làm tăng tổng cung dài hạn và cũng làm thay đổi
tổng cung ngắn hạn do tiến bộ công nghệ làm thay tăng năng suất lao động của nền kinh tế.
19


4,Theo phương trình số lượng tiền tệ, cung tiền tăng làm lạm phát tăng lên.
Đúng. Phương trình số lượng tiền tệ: V*M=P*Y
Khi ngân hàng trung ương tăng cung tiền, M tăng dẫn đến P tăng gây ra lạm phát.
5, Đường cung vốn vay sẽ dịch chuyển sang trái nếu lãi suất thực tế tăng.
Đúng. Vì khi lãi suất thực tế tăng làm giảm lượng vay dẫn đến lượng cung vốn vay giảm nên
cung vốn vay dịch chuyển sang trái.
6, Chính sách tăng tiết kiệm trong nước gây ra hiệu ứng “lấn át đầu tư”.
Sai. Do chính sách tăng tiết kiệm làm tiết kiệm tăng dẫn đến cung vốn vay tăng, đường cung
vốn vay dịch chuyển sang phải, dẫn đến lãi suất thực tế giảm, khuyến khích đầu tư tăng dẫn
đến tăng đầu tư.
7, Giả sử một quốc gia có 4% số người đang làm việc bị mất việc mỗi tháng, khoảng 20% số
người thất nghiệp tìm được việc mỗi tháng, tỷ lệ thất nghiệp của trạng thái dừng là 5%.
Sai.

Gọi L: lực lượng lao động
E: số người có việc làm
U: số người thất nghiệp
L=U+E
Ta có 0.04 tỷ lệ người mất việc hàng tháng
0.2 tỷ lệ người thất nghiệp tìm được việc làm mỗi tháng
Nếu thị trường lao động ở trạng thái dừng thì
0.04E=0.2U
0.04(L-U)=0.2U
0.04(1- )= 0.2
Tỷ lệ thất nghiệp ở trạng thái dừng: ==
8, Chính phủ tăng chi tiêu (G) sẽ làm cho tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) tăng lên.
Đúng. Vì sự tăng lên của chi tiêu chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc gia nhưng với lãi suất
thế giới không đổi đầu tư sẽ vẫn như trước vì vậy đầu tư quốc nội bây giờ sẽ vượt lên trên tiết
kiệm quốc nội do đó một phần của khoản đầu tư phải được tài trợ bởi vay nợ từ nước ngoài,
dòng vốn này đạt được bằng việc giảm xuất khẩu ròng đòi hỏi tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD)
tăng lên
Hoặc Chính phủ tăng chi tiêu (G) sẽ làm tổng cầu tăng do đó mức giá chung tăng nên giá
hàng trong nước đắt hơn hàng ngoại vì vậy nhập khẩu tăng nên cung ngoại tệ giảm đường
cung ngoại tệ dịch chuyển sang trái nên tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) tăng lên.
9, Bằng cách tiết kiệm nhiều hơn nữa, các quốc gia có nhiều nguồn lực hơn cho hàng hóa tư
bản và năng suất lao động tăng.
Đúng. Các chính sách tiết kiệm làm tiết kiệm tăng, cung vốn vay tăng, lãi suất thực tế giảm,
khuyến khích đầu tư dẫn đến hàng hóa tư bản tăng, năng suất tăng.
10, Sự tăng giá của các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất nội địa sẽ được phản ánh trong cả
chỉ số điều chỉnh GDP và CPI
Đúng. CPI= GDP= chỉ số điều chỉnh GDP=
Nên khi giá hàng hóa tiêu dùng sản xuất nội địa thay đổi sẽ được phản ánh trong cả chỉ số
GDP lẫn CPI.
CÂU II:

Giả sử nền kinh tế đang ở mức sản lượng tiềm năng. Sau đó, Ngân hàng Trung ương tăng cung
tiền 5%.
1. Chính sách này gây ra tác động gì đến mức sản lượng và mức giá cân bằng trong ngắn hạn.
Phân tích và vẽ mô hình minh họa.
2. Muốn cho sản lượng đạt mức sản lượng cũ thì cần thực hiện chính sách tài khóa nào? Phân
tích và minh họa trên cùng mô hình ở câu a.

20


1,Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền thì lãi suất giảm, đầu tư tăng, tổng cầu tăng, đường
tổng cầu dịch chuyển sang phải do đó sản lượng tăng và mức giá cân bằng tang
i

MS

MS’

MD
M

P
AS
AD’
AD
Y

2, Muốn cho sản lượng đạt mức sản lượng cũ thì cần thực hiện chính sách tài khóa thu hep
( giảm G và tăng T) Lúc này tổng cầu AD giảm, dịch chuyển sang trái trở về vị trí ban đầu
CÂU III:

Xem xét nền kinh tế được mô tả bởi những phương trình sau:
Y = C + I + G + NX
Y = 7000
G=2000
C=250+0,75(Y-T)
T=3000
I=2000-50r
NX=500-500ε
r=r*=5
1. Trong nền kinh tế này, tính mức tiết kiệm quốc dân, mức đầu tư, cán cân thương mại và mức
tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng.
2. Giả sử lãi suất thế giới tăng r* =10. Tính tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng mới.
3. Nếu chính phủ muốn giữ mức tỷ giá hối đoái như cũ thì phải sử dụng chính sách tài khóa
nào?. Giải thích.
1, Mức tiết kiệm quốc dân: Sg= Y-C-G=7000-250-0.75(7000-3000)-2000=1750
Mức đầu tư: I=2000-50r=2000-50*5=1750
Cán cân thương mại: Y=C+I+G+NX => NX=Y-C-I-G=Y-250-0.75(Y-T)-I-G=7000-2500.75(7000-3000)-1750-2000=0 Vậy cán cân thương mại NX cân bằng
Tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng:
NX=500-500ε => ε = (500-NX)/500=500/500=1
2, r=10
Y=C+I+G+NX =>NX=Y-C-I-G=Y-250-0.75(Y-T)-2000+50r-G=7000-250-0.75(7000-3000)2000+50*10-2000=250 Vậy cán cân thương mại NX thặng dư 250
21


NX=500-500ε => ε = (500-NX)/500=(500-250)/500=0.5
3, Nếu chính phủ muốn giữ mức tỷ giá hối đoái như cũ ε =1 thì NX phải bằng 0 do đó
NX=Y-C-I-G = 0. Muốn vậy phải tăng G nghĩa là phải sử dụng chính sách tài khóa mở rộng
Hoặc Ta có e1 = 1 ; e2 = 0.5 ; e1 > e2 => Tỉ giá hối đoái giảm dẫn đến cầu giảm.
Để giữ được mức tỉ giá hối đoái như cũ cần tăng cầu.
=>Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng.


22


ĐỀ 6
Câu I: Cho biết các câu bình luận sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao và minh họa bằng
đồ thị thích hợp nếu có thể ? (Các điều kiện khác xem như không đổi)
1. Chỉ số điều chỉnh GDP (D) đo lường giá cả của nhóm hàng hóa nhập khẩu.
2. Nếu hiện tại chỉ số giá của Việt Nam là 114 và của Thái Lan là 128, có nghĩa là tỷ lệ
lạm phát ở Thái Lan cao hơn tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam.
3. Khuynh hướng tiêu dùng biên MPC bao giờ cũng có giá trị lớn hơn 1.
4. Sự phát triển của mạng xã hội và Internet chỉ ảnh hưởng đến thất nghiệp cơ cấu do nó
đòi hỏi những việc làm mới mà không ảnh hưởng đến thất nghiệp ma sát (thất nghiệp
tạm thời)
5. Hiện tượng “sự lấn át đầu tư” xảy ra trong nền kinh tế khi Chính Phủ giảm bớt chi tiêu
công cộng và do đó làm giảm đầu tư ở khu vực tư nhân.
6. Khi Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho lãi suất trên thị trường
tiền tệ tăng lên.
7. Chính sách quy định tăng tiền lương tối tiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ.
8. Nội tệ mất giá sẽ có xu hướng làm giảm tổng cầu và vì vậy sẽ làm giảm mức GDP cân
bằng của nền kinh tế.
9. Chính sách tăng tỷ lệ tiết kiệm tác động làm thay đổi cả sản lượng trong ngắn hạn và
sản lượng trong dài hạn.
10. Đồng nội tệ có xu hướng giảm giá trị hơn so với ngoại tệ nếu thực hiện chính sách tài
khóa thu hẹp.
Câu II:
Giả sử có tài khoản tiền gửi D = 900; Tổng cung tiền MS = 1800 (Đvt: nghìn tỷ đồng)
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc = 20%; Không có tỷ lệ dự trữ tùy ý
1. Hãy xác định số nhân tiền.
2. Hãy mô tả hai cách thức mà ngân hàng trung ương có thể can thiệp làm giảm khối

lượng tiền của nền kinh tế. Trong trường hợp này, lãi suất và sản lượng của nền kinh tế
có thay đổi gì?
Câu III:

Cho các hàm số sau
C = 600 +0,7Yd
G = 1000
EX = 300

I = 800 – 100r
T = 0,25Y
IM = 0,025Y

MS = 600
MD = 900 – 100r
Y* = 5000

1. Tìm mức sản lượng cân bằng và tính số nhân tiền biết rằng lượng tiền mạnh B = 200.
2. Khi Ngân Hàng Trung Ương bán ra 50 tỷ đồng trái phiếu Chính Phủ thì ảnh hưởng gì

đến sản lượng cân bằng mới?.
3. Nền kinh tế gặp khó khăn gì sau chính sách này? Chính phủ nên sử dụng chính sách gì
để can thiệp vào nền kinh tế? Giải thích?
BÀI LÀM
Câu I: Cho biết các câu bình luận sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao và minh họa bằng
đồ thị thích hợp nếu có thể ? (Các điều kiện khác xem như không đổi)
1. Chỉ số điều chỉnh GDP (D) đo lường giá cả của nhóm hàng hóa nhập khẩu.
Sai
Vì GDP đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong lãnh thổ một quốc gia,
không bao gồm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài nên D GDP chỉ phản ánh mức

giá của những hàng hóa sản xuất trong nước còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hóa nhập
khẩu.
2. Nếu hiện tại chỉ số giá của Việt Nam là 114 và của Thái Lan là 128, có nghĩa là tỷ lệ
lạm phát ở Thái Lan cao hơn tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam.
23


Sai.
Vì chỉ số giá hiện tại không đủ điều kiện để đánh giá tỷ lệ lạm phát mà phải có cả chỉ số giá
của kỳ trước.
Tỷ lệ lạm phát=100x
3. Khuynh hướng tiêu dùng biên MPC bao giờ cũng có giá trị lớn hơn 1.
Sai
Khuynh hướng tiêu dùng biên MPC là số dương nhỏ hơn 1. Vì trong nền kinh tế mở, MPC +
MPS + MPM = 1 hay trong nền kinh tế đóng, MPC + MPS = 1.
4. Sự phát triển của mạng xã hội và Internet chỉ ảnh hưởng đến thất nghiệp cơ cấu do nó
đòi hỏi những việc làm mới mà không ảnh hưởng đến thất nghiệp ma sát (thất nghiệp
tạm thời)
Sai
Vì sự phát triển internet ảnh hưởng đến cả thất nghiệp cơ cấu lẫn thất nghiệp ma sát do thất
nghiệp ma sát đòi hỏi thông tin đầy đủ về thị trường lao động, mà internet phát triển sẽ thúc
đẩy điều đó, nên internet phát triển thì có ảnh hưởng đến thất nghiệp ma sát.
5. Hiện tượng “sự lấn át đầu tư” xảy ra trong nền kinh tế khi Chính Phủ giảm bớt chi tiêu
công cộng và do đó làm giảm đầu tư ở khu vực tư nhân.
Sai
Vì “hiệu ứng lấn át” là trường hợp xảy ra khi chính phủ nới lỏng chính sách tài khoá tăng chi
tiêu công cộng và do đó làm giảm đầu tư khu vực tư nhân.
6. Khi Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho lãi suất trên thị trường
tiền tệ tăng lên.
Đúng

Vì khi NHTW quy định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc r b,  mức cung tiền MS giảm đường cung
tiền MSdịch chuyển qua trái do đó lãi suất cho vay của NHTM sẽ tăng lên
7. Chính sách quy định tăng tiền lương tối tiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ.
Đúng
Vì khi chính phủ tăng tiền công tối thiểu, các doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí thuê
lao động nên giảm cầu lao động làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
8. Nội tệ mất giá sẽ có xu hướng làm giảm tổng cầu và vì vậy sẽ làm giảm mức GDP cân
bằng của nền kinh tế.
Sai
Nội tệ mất giá sẽ có xu hướng làm tăng xuất khẩu do đó làm tăng tổng cầu và đường tổng cầu
dịch chuyển qua phải vì vậy sẽ làm tăng mức GDP cân bằng của nền kinh tế.
9. Chính sách tăng tỷ lệ tiết kiệm tác động làm thay đổi cả sản lượng trong ngắn hạn và
sản lượng trong dài hạn.
Đúng Chính sách tăng tỷ lệ tiết kiệm thì Tiết kiệm càng cao do đó đầu tư càng lớnlàm tổng
cầu tăng trong ngắn hạn nên tăng trưởng kinh tế tăng trong ngắn hạn. Trong dài hạn đầu tư
làm tăng tư bản nên năng suất tăng vì vậy sản lượng trong dài hạn cũng tăng
10. Đồng nội tệ có xu hướng giảm giá trị hơn so với ngoại tệ nếu thực hiện chính sách tài
khóa thu hẹp.
SAI.
Nếu thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp (tăng T, giảm G) thì tổng cầu giảm AD dịch chuyển
qua trái, mức giá chung giảm, giá hàng nội rẻ hơn hàng ngoại, xuất khẩu tăng, cung ngoại tệ
tăng, E giảm Vì vậy đồng nội tệ tăng giá trị hơn so với ngoại tệ
Hoặc Nếu thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp (tăng T, giảm G) thì tổng cầu giảm AD dịch
chuyển qua trái, mức giá chung giảm giá hàng nội rẻ hơn hàng ngoại. Vì vậy đồng nội tệ tăng
giá trị hơn so với ngoại tệ

24


Câu II:

Giả sử có tài khoản tiền gửi D = 900; Tổng cung tiền MS = 1800 (Đvt: nghìn tỷ đồng)
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc = 20%; Không có tỷ lệ dự trữ tùy ý
1. Hãy xác định số nhân tiền.
2. Hãy mô tả hai cách thức mà ngân hàng trung ương có thể can thiệp làm giảm khối
lượng tiền của nền kinh tế. Trong trường hợp này, lãi suất và sản lượng của nền kinh tế
có thay đổi gì?
Bài làm:
1.
Ms= Cu +D <=> 1800=900+Cu <=> Cu=900
Ta có ra = rb + rt và Ra= Rb+Rt
mà theo đề bài tỷ lệ dự trữ tùy ý rt =0 => Rt = 0 Nên Ra = Rb = rb.D = 0,2.900 =180
Hoặc :
Số nhân tiền: mM = =
Ta có: = 20% R = 20% * 900 = 180
Mà MS = U+D U = 1800 – 900 = 900
 mM = =
2.
Hai cách thức ngân hàng trung ương có thể can thiệp làm giảm khối lượng tiền của nền kinh
tế là
- NHTW bán trái phiếu: NHTW thu một lượng tiền cơ sở về  B giảm  MS giảm
- NHTW quy định tăng rb, Số nhân tiền mM giảm  MS giảm
MS giảm
Hai cách thức ngân hàng trung ương có thể can thiệp làm giảm khối lượng tiền sẽ làm MS
giảm, MS dịch chuyển qua trái nên Lãi suất sẽ tăng lên làm cho đầu tư giảm. Vì vậy tổng cầu
giảm Đường AD dịch chuyển qua trái nên sản lượng cân bằng giảm
Câu III: Cho các hàm số sau
C = 600 +0,7Yd
I = 800 – 100r
MS = 600
G = 1000

T = 0,25Y
MD = 900 – 100r
EX = 300
IM = 0,025Y
Y* = 5000
1. Tìm mức sản lượng cân bằng và tính số nhân tiền biết rằng lượng tiền mạnh B = 200.

MS=MD <=> 600= 900-100r  r = 3
Y = AE=C + I + G + EX – IM = 600+0,7(Y-T) + 800-100r + 1000+ 300 – 0,025Y
= 600+ 0,7(Y - 0,25Y) + 800-100x 3 +1000+300-0,025Y  Y=4800
Ms= mM x B => mM = Ms/B = 600/200 = 3
2. Khi Ngân Hàng Trung Ương bán ra 50 tỷ đồng trái phiếu Chính Phủ thì ảnh hưởng gì
đến sản lượng cân bằng mới?.
Khi ngân hàng trung ương bán ra 50 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì tiền cơ sở giảm 50 tỷ
đồng. Do đó lượng tiền cơ sở mới là: B’ = B- 50 = 200-50=150
Mức cung tiền mới trên thị trường tiền tệ là : MS’ = mM x B’ = 3 x 150 = 450
Thị trường tiền tệ mới cân bằng, ta có: MS’ = MD  450= 900-100r  r = 4,5
I’ = 800-100r = 350
Sản lượng cân bằng mới:
Y’ = AE’=C + I’+ G + EX – IM = 600+ 0,7( 4800-0,25x4800) + 350 + 1000+ 300 – 0,025x
4800 =4650
3.

Nền kinh tế gặp khó khăn gì sau chính sách này? Chính phủ nên sử dụng chính sách gì
để can thiệp vào nền kinh tế? Giải thích?
25


×