Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CHUYÊN ĐỀ: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.72 KB, 19 trang )

TÊN CHUYÊN ĐỀ: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
Ngày soạn: 28/9/2018
Tuần: Từ tuần 9 đến tuần 11
Ngày dạy: Từ ngày 30/10 đến ngày 17/11
Tiết: Từ tiết 9 - tiết 11 theo PPCT cũ
Từ tiết 01 - tiết 03 theo chủ đề
Tên chủ đề: Sâu, bệnh hại cây trồng trong chương trình Công nghệ lớp 7
- Các môn/bài học được tích hợp vào trong chủ đề:
+ Môn Sinh học 7:
Bài 26. Châu chấu
Bài 27. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
Bài 29. Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp
Bài 59. Biện pháp đấu tranh sinh học
+ Môn Địa lý 7:
Bài 17. Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa
Số tiết của chủ đề: 03 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được những tác hại do sâu, bệnh hại gây ra cho cây trồng về năng
suất, chất lượng sản phẩm ở các mức độ khác nhau và lấy được ví dụ minh hoạ.
- Xác định được những đặc điểm sinh học cơ bản của côn trùng làm cơ sở
để hình thành khái niệm sâu hại.
- Xác định được những đặc điểm chung và bản chất của sâu hại qua phân
tích những đặc điểm giống và khác nhau giữa côn trùng và sâu hại.
- Trình bày được khái niệm về bệnh cây, phân biệt được sâu hại và bệnh hại
về nguyên nhân gây hại, biểu hiện bị hại.
- Nêu được các dấu hiệu nhận biết khi cây bị sâu, bệnh phá hại dựa vào
những biến đổi màu sắc, cấu tạo, hình thái,…
- Nêu và giải thích được các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Trình bày được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, biết được tác dụng
và ưu, nhược điểm của từng phương pháp đó.


- Biết được các kí hiệu và biểu tượng độ độc của thuốc trừ sâu qua nhãn mác.
- Biết được một số dạng thuốc trừ sâu, bệnh hại qua quan sát các đặc điểm
của thuốc.
2. Kĩ năng


- Phân biệt được một số loại côn trùng có lợi và có hại trong đời sống.
- Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hại từ đó hình
thành những kĩ năng phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Nhận biết được 1 số dạng thuốc trừ sâu dựa vào kí hiệu đặc điểm, màu sắc.
- Có khả năng vận dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại trong sản
xuất và đời sống.
- Phân biệt được độ độc của thuốc trừ sâu qua kí hiệu và biểu tượng trên
nhãn thuốc.
- Đọc được tên 1 số loại thuốc trừ sâu đơn giản: Tên sản phẩm, hàm lượng
chất tác dụng,...
- Phát triển kỹ năng quan sát và trao đổi nhóm.
3. Thái độ
- Có ý thức phát hiện sâu, bệnh hại qua quan sát các dấu hiệu bị hại trên lá,
thân, hoa, quả,.. .của cây từ đó có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
- Có ý thức tham gia tích cực cùng gia đình, địa phương phòng trừ sâu, bệnh
hại cây trồng để hạn chế sự gây hại về số lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
- Thực hiện an toàn lao động khi sử dụng biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
và bảo vệ môi trường sống xung quanh.
- Có ý thức tìm hiểu loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh qua kí
hiệu và biểu tượng trên nhãn.
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực, cẩn thận, chính xác trong thực
hành, hoàn thành tốt các công việc được giao.
4. Định hướng năng lực được hình thành
a. Năng lực tự học

- Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự
giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn
chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ
của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
b. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát
hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
- Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin
liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
2


- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải
quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
c. Năng lực giao tiếp
- Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các phần, bài tập, lời giải
thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,...
- Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và
hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
d. Năng lực hợp tác
- Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích
hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể
hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.
- Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt
động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
e. Năng lực công nghệ: Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, tư duy khoa
học logic, vận dụng vào thực tế qua việc gắn lý thuyết với thực hành.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Nội dung 1. Sâu, bệnh hại cây trồng

- Tác hại của sâu, bệnh.
- Khái niệm về côn trùng và bệnh cây:
+ Khái niệm về côn trùng
+ Khái niệm về bệnh cây
+ Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại
Nội dung 2. Phòng trừ sâu, bệnh hại
- Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại
- Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại
+ Biện pháp thủ công
+ Biện pháp hóa học
+ Biện pháp sinh học
+ Biện pháp kiểm dịch thực vật
Nội dung 3. Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ
sâu, bệnh hại
- Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại
- Quan sát một số dạng thuốc
3


III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC
ĐƯỢC HÌNH THÀNH (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng)
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội dung

Nhận biết
Nêu
được
những tác hại do
sâu, bệnh hại gây

ra cho cây trồng
về năng suất, chất
Sâu,
bệnh lượng sản phẩm ở
hại cây trồng các mức độ khác
nhau.
- Trình bày được
một số dấu hiệu
cây bị hại ở các
bộ phận khác
nhau và xác định
được
nguyên
nhân gây ra.

Thông hiểu
- Xác định được
những đặc điểm
sinh học cơ bản
của côn trùng

Vận dụng thấp
- Liên hệ thực
tế kể được
những cách gây
hại của sâu,
bệnh. Lấy được
ví dụ về côn
trùng có hại và
côn trùng có

- Chỉ ra được ích
nguyên nhân gây
ra bệnh cây, những
dấu hiệu cơ bản
của khái niệm về
bệnh cây.

Vận dụng cao
- Liên hệ thực
tế về sâu, bệnh
hại cây trồng ở
gia đình và địa
phương.

- Nêu được các
biện pháp phòng
trừ hại cây trồng.
Ưu, nhược điểm
của mỗi biện
pháp

- Nêu và giải thích
nội dung vai trò
của nguyên tắc
phòng chống sâu,
bệnh hại cây trồng.

- Đề xuất được
biện pháp hạn
chế sự phát

sinh, phát triển
của sâu, bệnh
hại cây trồng ở
gia đình và địa
phương.
- Vận dụng
được
những
biện pháp an
toàn khi sử
dụng thuốc hóa
học vào thực

Phòng trừ
sâu, bệnh hại

- So sánh được ưu,
nhược điểm của
các biện pháp
phòng trừ sâu bệnh
hại cây trồng

- Giải thích
được điều kiện
sử dụng thuốc
hóa học để
phòng trừ sâu,
bệnh.

4



tế.
Nhận
biết
một số loại
thuốc

nhãn
hiệu
của thuốc trừ
sâu, bệnh hại

- Nhận biết được
độ độc của thuốc
qua kí hiệu trên
nhãn thuốc, bao
bì.

- Vận dụng
kiến thức đã
học xác định
được ý nghĩa
tên của thuốc
trừ sâu, bệnh cụ
thể

Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, tư duy khoa học logic,
vận dụng vào thực tế qua việc gắn lý thuyết với thực hành.
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC
1. Câu hỏi mức độ nhận biết
Câu 1. Em cho biết hình nào thể hiện sâu gây hại, bệnh gây hại?

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Câu 2. Em hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh ?
Câu 3. Em hãy nhận biết các độ độc qua các nhãn thuốc sau.
5


Hình 1

Hình 2

Hình 3
Hình 4
Câu 4. Điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống:
Sâu, bệnh có ảnh hưởng… đến đời sống cây trồng. Khi cây bị sâu, bệnh
phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển……….năng suất và chất lượng nông
sản…,……………..thậm chí không có thu hoạch.

Câu 5. Khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại thường có những dấu hiệu sau:
A. Cành cây bị gãy, sần sùi
B. Lá bị thủng, biến dạng
C. Quả bị đen, củ bị thối
D. Tất cả những dấu hiệu trên
Câu 6. Có các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng: Bắt sâu hại
bằng tay, bẫy đèn, phun thuốc trừ sâu, biện pháp sinh học? Em hãy nêu ưu điểm
và nhược điểm của các biện pháp trên?
Câu 7. Các ký hiệu sau của các dạng thuốc nào?
a. GR
b. BTN
c. EC
2. Câu hỏi mức độ thông hiểu
Câu 1. So sánh sự khác nhau giữa kiểu biến thái hoàn toàn và biến thái
không hoàn toàn?
Câu 2. Nguyên nhân của bệnh sinh lí của cây trồng là?
6


A. Nấm hay tuyến trùng
B. Vi rút
C. Vi khuẩn
D. Môi trường bất thuận
Câu 3. So sánh ưu và nhược điểm của biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng
biện pháp thủ công và biện pháp hóa học.
Câu 4. Em hãy quan sát vào nhãn thuốc trừ sâu sau. Nêu tên, hàm lượng
chất tác dụng và dạng thuốc.

Câu 5. Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính?
Câu 6. Để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng một cách hiệu quả:

A. Lựa chọn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh an toàn trước.
B. Phối hợp một cách hợp lí các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
C. Sử dụng đồng thời các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí.
D. Tất cả các ý trên.
3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp
Câu 1. Em hãy kể những cách gây hại của sâu, bệnh trên cây trồng mà em
biết?

A
B
C

Câu 2. Em hãy kể tên một số côn trùng là sâu hại, một số côn trùng không
phải là sâu hại mà em biết?
Câu 3. Tại sao chỉ sử dụng thuốc hóa học khi dịch hại tới ngưỡng?
Để phá vỡ cân bằng sinh thái
Tránh gây cháy, táp lá và thân cây
Tránh hiện tượng kháng thuốc, hạn chế ô nhiễm môi trường
7


D

Tăng cường sự phát triển của thiên địch
Câu 4. Một bác nông dân khi mua thuốc để trừ rầy hại lúa Capcin25WP
nhưng không hiểu tên thuốc như vậy có ý nghĩa gì. Em hãy giải thích giúp bác ý
nghĩa của tên thuốc này?
4. Câu hỏi mức độ vận dụng cao
Câu 1. Em có biết ở địa phương em có loại sâu, bệnh gì gây hại cho cây
trồng và làm thiệt hại đáng kể đến chất lượng nông sản không?

Câu 2. Để hạn chế sâu, bệnh phát triển trên đồng ruộng, trong canh tác rau
nông địa phương em thường kết hợp cùng lúc các biện pháp phòng trừ nào?
Câu 3. Buổi chiều lặng gió, Mai thấy bố mặc quần áo bảo hộ, đeo kính đi
phun thuốc trừ sâu cho lúa, Mai hỏi: Sao bố không mặc quần áo ngắn cho mát
và phun thuốc vào ngày trời có gió để nhờ gió đẩy thuốc ra xa hơn, đỡ phải đi
lại nhiều? Em hãy giúp bố Mai giải thích cho Mai hiểu?
Câu 4. Nghỉ hè, em được về quê thăm ông bà. Buổi sáng theo bà ra đồng,
em nhìn thấy bác Hoa đang pha chế thuốc trừ sâu ở ruộng. Sau khi pha chế
xong, bác vứt luôn vỏ chai ra ruộng. Không những vậy, phun thuốc xong, bác
đem bình phun ra mương nước gần đó để súc, rửa và đổ trực tiếp vào nguồn
nước. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết bác Hoa có những hành động
sai nào? Em sẽ nói gì với bác về hậu quả của những hành động đó?
V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
* Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Nhận biết ban đầu về chủ đề: Sâu, bệnh hại cây trồng gồm: tác
hại của sâu, bệnh; các biện pháp phòng trừ,...
2. Nội dung: Chiếu hình ảnh các bộ phận của cây trồng như: lá cây, rau, củ,
quả,...bị sâu hại, bệnh hại.
3. Hình thức:
- Bước 1. Giao nhiệm vụ
+ GV cho HS xem một số hình ảnh: lá cây, củ, rau, quả,...bị sâu, bệnh hại,
yêu cầu HS nhận xét và hình dạng, đặc điểm của các mẫu vật đó.
+ Từ nhận xét và hình dạng, đặc điểm của các mẫu vật, hãy dự đoán các tác
hại của sâu, bệnh đối với cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
+ HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm và ghi báo cáo vào phiếu học tập
- Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
8



+ Đại diện từ 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong
phiếu học tập, các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung.
- Bước 4. Đánh giá kết quả
+ GV nhận xét, giải thích và kết luận nội dung bài tập
* Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu
- Nêu được những tác hại do sâu, bệnh hại gây ra cho cây trồng về năng
suất, chất lượng sản phẩm ở các mức độ khác nhau và lấy được ví dụ minh hoạ.
- Xác định được những đặc điểm sinh học cơ bản của côn trùng làm cơ sở
để hình thành khái niệm sâu hại.
- Trình bày được khái niệm về bệnh cây, nêu được các dấu hiệu nhận biết
khi cây bị sâu, bệnh phá hại dựa vào những biến đổi màu sắc, cấu tạo, hình thái,

- Phân biệt được một số loại côn trùng có lợi và có hại trong đời sống
- Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hại từ đó hình
thành những kĩ năng phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại
của sâu, bệnh.
- Có ý thức bảo vệ các loại côn trùng có ích, bảo vệ môi trường sống.
II. Nội dung
Tìm hiểu tác hại của sâu, bệnh; khái niệm về côn trùng và bệnh cây
III. Hình thức
- Làm việc cá nhân/ nhóm/cả lớp
- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, sgk,...
IV. Các bước tiến hành hoạt động 1 (cá nhân/nhóm/cả lớp)
1. Tìm hiểu tác hại của sâu, bệnh
a. Mục tiêu
Xác định được nội dung kiến thức cơ bản về tác hại của sâu, bệnh đối
với cây trồng được thể hiện qua các hình ảnh minh hoạ của GV để tiếp thu

kiến thức mới.
b. Nội dung
- Tác hại của sâu, bệnh đối với đời sống cây trồng
- Tác hại của sâu, bệnh đến hiệu quả kinh tế
9


- Tác hại của sâu, bệnh đến môi trường
c. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về tác hại của sâu, bệnh và thảo luận
nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
- Sâu, bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây trồng? Ảnh hưởng
cụ thể đó là gì?
- Em hãy lấy 1 vài ví dụ về ảnh hưởng của sâu, bệnh hại đến năng suất và
chất lượng nông sản.
- Theo em, sâu, bệnh hại có ảnh hưởng gì đến kinh tế và môi trường
sống không?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
- Làm việc cá nhân: HS tự nghiên cứu nội dung mục I, vận dụng kiến thức
mới đã tiếp thu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và
thống nhất trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 - 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- HS khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
HS đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân với nhận xét, góp ý
của giáo viên, bạn bè và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
2. Tìm hiểu khái niệm côn trùng và bệnh cây

a. Mục tiêu
- Xác định nội dung các kiến thức cơ bản về côn trùng.
- Biết được các giai đoạn phá hại mạnh nhất của côn trùng ở mỗi kiểu
biến thái.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn
và biến thái không hoàn toàn.
- Nhận biết được 1 số côn trùng có lợi và có hại trong tự nhiên.
- Hiểu được khái niệm về bệnh cây, biết được các nguyên nhân gây nên
bệnh cây.
- Biết được các dấu hiệu nhận biết của cây trồng khi bị sâu, bệnh phá hại
thông qua các biến đổi về màu sắc, cấu tạo, hình thái,... của cây.
10


b. Nội dung
- Khái niệm về côn trùng: khái niệm, cấu tạo, vòng đời.
- Khái niệm về bệnh cây
- Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại
c. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS liên hệ kiến thức môn Sinh học lớp 7 đã được học và kiến
thức tự nghiên cứu SGK, kết hợp quan sát các hình ảnh trả lời các câu hỏi sau:
+ Côn trùng thuộc ngành động vật nào? Lớp nào?
+ Cơ thể được chia làm mấy phần?
+ Thế nào là vòng đời của côn trùng?
+ Côn trùng có những kiểu biến thái nào? Ở mỗi kiểu biến thái, giai đoạn
nào côn trùng phá hại mạnh nhất?
+ Thế nào là bệnh cây? Các nguyên nhân nào gây bệnh cho cây? Dấu hiệu
nhận biết của cây trồng khi bị sâu hại, bệnh hại?


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
- Làm việc cá nhân: HS tự nghiên cứu nội dung SGK, liên hệ kiến thức liên
môn để giải quyết các yêu cầu của GV.
- Làm việc nhóm: Các nhóm quan sát hình minh họa, trao đổi, thảo luận
tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa kiểu biến thái hoàn toàn và biến thái
không hoàn toàn.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
11


- Đại diện 1 - 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- HS khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
Bước 4. Đánh giá kết quả
HS đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân với nhận xét, góp ý
của giáo viên, bạn bè và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
I. Mục tiêu
- Nêu được các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Trình bày được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, biết được tác dụng
và ưu, nhược điểm của từng phương pháp đó.
- Phân biệt được các phương pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng.
- Áp dụng được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại phù hợp với loại cây
trồng trong gia đình.
- Có ý thức phòng trừ, bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh hại đồng thời bảo vệ
môi trường sống.
- Có ý thức tuyên truyền, vận động gia đình và những người xung quanh
thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại và các quy định về an toàn lao
động bằng những kiến thức được học.
II. Nội dung
- Tìm hiểu các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại

- Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại: biện pháp canh tác và sử
dụng giống chống sâu, bệnh hại; biện pháp thủ công; biện pháp hóa học; biện
pháp sinh học; biện pháp kiểm dịch thực vật.
III. Hình thức
- Làm việc cá nhân/cặp đôi/nhóm/cả lớp
- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, sgk
IV. Các bước tiến hành hoạt động 2
1. Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại
a. Mục tiêu
Xác định được nội dung kiến thức cơ bản về nguyên tắc phòng trừ sâu,
bệnh hại để tiếp thu kiến thức mới.
b. Nội dung
Tìm hiểu các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
c. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
12


Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS tự nghiên cứu nội dung bài học, trao đổi nhóm để trả lời
các câu hỏi sau:
- Có các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại nào?
- Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng, trừ sâu bệnh?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
- Làm việc cá nhân: HS tự nghiên cứu nội dung mục I, vận dụng kiến thức
mới đã tiếp thu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và
thống nhất trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 - 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- HS khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.

Bước 4. Đánh giá kết quả
HS đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân với nhận xét, góp ý
của giáo viên, bạn bè và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
2. Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
a. Mục tiêu
- Biết được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại và ưu, nhược điểm của
từng biện pháp đó.
- Áp dụng được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại phù hợp với từng
loại cây trồng trong gia đình.
b. Nội dung
- Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại: Biện pháp canh tác và sử dụng
giống chống sâu, bệnh hại; biện pháp thủ công, biện pháp hóa học, biện pháp
sinh học, biện pháp kiểm dịch thực vật
c. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh của các biện pháp phòng trừ sâu,
bệnh hại, nghiên cứu nội dung phần II sgk, kết hợp tái hiện kiến thức đã được
học và liên hệ kiến thức từ thực tế, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại?
+ Thế nào là biện pháp thủ công?
+ Thế nào là biện pháp hóa học?
13


+ Thế nào là biện pháp sinh học?
+ Thế nào là biện pháp kiểm dịch thực vật?
+ So sánh ưu và nhược điểm của các biện pháp trên
- Yêu cầu HS liên hệ kiến thức môn Địa lý bài 16: Ô nhiễm môi trường đới
ôn hòa, tìm hiểu tác hại của thuốc trừ sâu đối với môi trường.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao

- HS quan sát hình ảnh các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại, hoạt động
nhóm hoàn thành bài tập theo bảng mẫu, nhận xét, đánh giá kết quả.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức để tìm ra ưu và nhược điểm của các biện
pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm đôi trình bày từng biện pháp cụ
thể
- HS hoạt động nhóm: Làm bài tập theo bảng mẫu của GV, so sánh ưu và
nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. Báo cáo kết quả hoạt
động nhóm.
- HS khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
Bước 4. Đánh giá kết quả
HS đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân với nhận xét, góp ý
của giáo viên, bạn bè và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Hoạt động 3. NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU
CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
I. Mục tiêu
- Biết được các kí hiệu và biểu tượng độ độc của thuốc trừ sâu qua nhãn mác.
- Biết được một số dạng thuốc trừ sâu, bệnh hại.
- Phân biệt được độ độc của thuốc trừ sâu qua kí hiệu và biểu tượng trên
nhãn thuốc.
- Đọc được tên 1 số loại thuốc trừ sâu đơn giản: Tên sản phẩm, hàm lượng
chất tác dụng,...
- Nhận biết được 1 số dạng thuốc trừ sâu dựa vào kí hiệu trên nhãn mác.
- Có ý thức tìm hiểu các loại thuốc trừ sâu, bệnh qua kí hiệu và biểu tượng
trên nhãn.
- Có ý thức cẩn thận trong thực hành và đảm bảo an toàn lao động.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
14



II. Nội dung
- Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại
- Quan sát một số dạng thuốc
III. Hình thức
- Làm việc cá nhân/cặp đôi/nhóm/cả lớp
- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, sgk
IV. Các bước tiến hành hoạt động 3
1. Mục tiêu
- Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại: phân biệt các nhóm độc của
thuốc bằng cách nhận biết kí hiệu trên nhãn.
- Biết được một số dạng thuốc qua quan sát đặc điểm trên nhãn.
2. Nội dung
- Quan sát nhãn hiệu thuốc trừ sâu để phân biệt độ độc và tên thuốc.
- Quan sát một số dạng thuốc để biết được các đặc điểm của thuốc: màu
sắc, dạng thuốc,...
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Phân chia nhóm thực hành.
- Nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn và vệ sinh
trong khi thực hành.
- Hướng dẫn HS cách đọc tên thuốc, giới thiệu các kí hiệu phân biệt nhóm
độc và kí hiệu xác định dạng thuốc.
- GV làm mẫu đọc một nhãn thuốc theo các yêu cầu trên.
- Gọi HS đọc 1 nhãn thuốc theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS về các nhóm thực hành theo sự phân công.
- Chuẩn bị các nhãn thuốc, mẫu thuốc để thực hành nhận biết và phân biệt
dạng thuốc.
- Ghi chép kết quả thực hành của nhóm vào báo cáo thực hành.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
- HS về các nhóm theo yêu cầu của GV.
15


- Tổ chức các nhóm thực hành, phân công công việc cụ thể.
- Tiến hành quan sát, trao đổi nhóm đọc nhãn thuốc và nhận biết dạng thuốc.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp kết quả hoạt động của nhóm mình.
- Các nhóm khác so sánh kết quả, nhận xét, bổ sung, điều chỉnh.
- HS tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân.
Bước 4. Đánh giá kết quả
- HS đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân với nhận xét, góp ý
của giáo viên, bạn bè và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
*Hoạt động luyện tập

A

A

1. Mục đích
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt
động luyện tập. Qua đó củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2. Nội dung
Vẽ sơ đồ hóa kiến thức bài học, làm các bài tập trắc nghiệm về chủ đề: Sâu,
bệnh hại cây trồng.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật trình bày 1 phút: GV nêu câu hỏi:
+ Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề

gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
- GV gọi đại diện một số HS trình bày trước lớp về những điều đã được
học và những câu hỏi muốn được giải đáp trong thời gian 1 phút.
- GV yêu cầu HS tự sơ đồ hóa kiến thức theo ý của mình để củng cố các
kiến thức của chủ đề
- Làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố, kiểm nghiệm kiến thức mới
lĩnh hội.
Câu 1. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng:
Sinh trưởng, phát triển kém
B. Chất lượng nông sản cao
C. Năng suất thu hoạch tăng
D. Sinh trưởng, phát triển mạnh
Câu 2. Vòng đời của côn trùng là khoảng thời gian từ giai đoạn:
Trứng - Sâu trưởng thành
B. Trứng - sâu non - sâu trưởng thành
C. Trứng - Sâu non - Nhộng
16


A

A

A

A
B
C
D


A

D. Trứng - Côn trùng trưởng thành - Đẻ trứng
Câu 3. Đâu là côn trùng có lợi cho cây trồng:
Châu chấu
B. Sâu đục thân
C. Bọ rùa
D. Rầy nâu
Câu 4. Sâu hại có kiểu biến thái hoàn toàn, giai đoạn phá hại mạnh
nhất là:
Trứng B. Sâu non
C. Sâu trưởng thành
D. Nhộng
Câu 5. Khi bị bệnh phá hại, cây trồng thường có những biến đổi:
Lá, quả bị đốm đen
B. Củ bị thối
C. Thân, cành sần sùi
D. Tất cả các ý trên
Câu 6. Nhược điểm của biện pháp hóa học là:
A. Khó thực hiện, tốn nhiều công sức
B. Đơn giản, chi phí cao
C. Hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát triển thành dịch
D. Gây độc cho con người và môi trường, phá vỡ hệ cân bằng sinh thái
Câu 7. Biện pháp canh tác bao gồm:
Dùng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh hại
Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại
Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân phiên cây trồng khác nhau
Kiểm tra, xử lý sản phẩm trước khi xuất khẩu
Câu 8. Muốn phòng trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao nhất phải:
A. Sử dụng biện pháp hóa học

B. Sử dụng biện pháp thủ công
C. Sử dụng biện pháp sinh học
D. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
Câu 9. Biện pháp nào có tác dụng phòng bệnh hơn chữa bệnh?
Biện pháp hóa học
B. Biện pháp canh tác
C. Biện pháp sinh học
D. Biện pháp thủ công
Câu 10. Sinh vật nào tiêu diệt sâu hại?
A. Sâu đục thân
B. Rệp
C. Bọ rùa
D. Rầy nâu
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
- HS trình bày những suy nghĩ của mình theo câu hỏi gợi ý của GV.
17


- HS vẽ sơ đồ hóa kiến thức của bài để củng cố nội dung kiến thức.
- Làm các bài tập trắc nghiệm để kiểm nghiệm kiến thức lĩnh hội.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Làm việc cả lớp.
- Đại diện 1 - 2 HS báo cáo kết quả hoạt động.
- HS còn lại lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến
Bước 4. Đánh giá kết quả
- HS đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân với nhận xét, góp ý
của giáo viên, bạn bè và nội dung chốt để tự đánh giá.
- Ghi kết quả đánh giá vào vở.
*Hoạt động vận dụng, nâng cao
1. Mục tiêu

HS vận dụng các kiến thức mới đã học ở trên lớp để:
- Thấy được tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng ở gia đình và địa
phương, biết phân biệt được côn trùng có lợi và có hại trong đời sống để có ý
thức bảo vệ côn trùng có lợi, phòng trừ côn trùng có hại.
- Biết được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở gia đình và
địa phương, lựa chọn được những biện pháp phòng trừ phù hợp với đặc điểm,
điều kiện cây trồng và gia đình
- Tuyên truyền, giải thích cho mọi người áp dụng đúng cách và tuân thủ các
nguyên tắc khi sử dụng thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu, bệnh.
2. Nội dung
- Tìm hiểu tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng, các biện pháp phòng trừ
sâu, bệnh hại ở gia đình và địa phương.
- Quan sát cây trồng trong gia đình và xung quanh để tìm hiểu, phát hiện
những dấu hiệu sâu, bệnh của cây.
- Phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng ở gia đình và xung quanh bằng biện
pháp phù hợp.
- Đảm bảo an toàn lao động, thực hiện vệ sinh khi phòng trừ sâu, bệnh hại.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
*GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu sâu, bệnh hại cây trồng theo các câu
hỏi gợi ý:
- Ở gia đình và địa phương em có nhiều loại cây trồng không? Các loại
cây trồng đó có bị sâu, bệnh hay không?
18


- Tìm hiểu xem gia đình và địa phương em đã áp dụng các biện pháp
phòng trừ sâu, bệnh hại như thế nào?
- Quan sát, tìm hiểu thêm trong tự nhiên quanh em những thiên địch của
vườn nhà, đồng ruộng, cây trồng.
- Chia sẻ với bố mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về

thuốc trừ sâu qua việc đọc các kí hiệu trên nhãn thuốc.
- Tìm hiểu xem gia đình và địa phương em đã sử dụng thuốc trừ sâu đúng
cách chưa.
- Nhắc nhở mọi người những chú ý an toàn khi sử dụng thuốc trừ sâu để
tránh gây độc cho bản thân và môi trường
*Giới thiệu cho HS biết thêm về 1 số nạn dịch côn trùng trên thế giới: đại
dịch châu chấu: ở Nga năm 2001, Tây Phi năm 2004, Australia năm 2010, Bồ
Đào Nha năm 2014, Madagascar năm 2013 – 2014,... phá huỷ nghiêm trọng cân
bằng sinh thái và tàn phá mùa màng, gây khủng hoảng về lương thực.
*Giới thiệu cách làm thuốc trừ sâu sinh học bằng các nguyên liệu tỏi, gừng,
ớt, rượu đảm bảo an toàn và phòng trừ sâu, bệnh hiệu quả cao.

19



×