Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chuyen de sinh hoc 8 chuyên đề: HỆ HÔ HẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.6 KB, 21 trang )

Tên chuyên đề: HỆ HÔ HẤP
Thời gian thực hiện: 5 tiết
Ngày soạn: 12/11/2018
Tuần: Từ tuần 12 đến tuần 14
Ngày dạy: Từ ngày 16/11 đến ngày 29/11
Tiết: Từ tiết 21 đến tiết 24 (theo phân phối chương trình)
Từ tiết 1 đến tiết 5 (theo chương trình mới)
Tên chủ đề: Hệ hô hấp
Đối tượng dạy học: học sinh lớp 8 THCS.
Lí do chọn chuyên đề:
- Do cấu trúc nội dung chương trình liên tiếp nhau, nội dung kiến thức liên quan mật
thiết với nhau (nằm trong mối quan hệ nhân – quả).
- Nội dung chuyên đề phù hợp với quỹ thời gian (5 tiết)
- Do hệ hô hấp có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống nhưng rất rễ chịu ảnh
hưởng xấu từ môi trường ngoài. Tuy nhiên, sự hiểu biết của học sinh về cấu tạo, hoạt
động và cách vệ sinh hệ hô hấp còn nhiều hạn chế.
- Do chuyên đề có tính thực tiễn cao, giúp cho việc dạy học gắn liền với thực tiễn đời
sống học đi đôi với hành góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để từ đó học
sinh có thể vận dụng sáng tạo để giải quyết các tình huống thực tiễn.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày khái niệm hô hấp, vai trò của hô hấp với cơ thể sống và hoạt động hô hấp
gồm những giai đoạn nào.
- Xác định trên hình các cơ quan trong hệ hô hấp người, trình bày các chức năng của
chúng.
- Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi, cơ chế trao đổi
khí ở phổi và ở tế bào. Chỉ ra mối liên hệ giữa 3 quá trình trên.
- Chỉ ra tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp và
đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại.
- Giải thích cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT.
- Xác định các nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp.


- Giải thích cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo. Thực hiện được trình tự các bước tiến
hành hô hấp nhân tạo.
- Áp dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực khi gặp trường
hợp khẩn cấp.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện một số kỹ năng: Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, đánh giá, giao
tiếp, phỏng vấn, điều tra, tổng hợp và báo cáo, tìm kiếm thông tin, phát hiện kiến thức,
kỹ năng hoạt động nhóm.…
- Áp dụng linh hoạt để lựa chọn 1 trong 2 phương pháp hô hấp nhân tạo cho phù hợp.
- Giải thích các vấn đề xảy ra trong đời sống có liên quan và bảo vệ, rèn luyện hệ hô
hấp hiệu quả.
1


- Kỹ năng sống: kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, tự tin khi trình bày ý kiến trước
nhóm, lớp
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá kiến thức bộ môn.
- HS tự đề ra các biện pháp luyện tập để có hê hô hấp khoẻ mạnh. Tích cực phòng
tránh các tác nhân có hại.
- Tuyên truyền đến mọi người biện pháp rèn luyện hệ hô hấp và bảo vệ hệ hô hấp.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lí, giao tiếp, hợp
tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: quan sát, đo đạc, phân loại, tìm mối liên hệ, đưa ra các nhận
định, hình thành giả thuyết khoa học, đưa ra định nghĩa, thực hành.
5. Nội dung liên môn và tích hợp
* Nội dung liên môn:
- Môn Lịch sử: ý nghĩa của ngày toàn dân tập thể dục thể thao do Bác Hồ phát động
(bài 3 – tiết 3).

- Môn Hóa học: phương trình ôxi hóa các chất hữu cơ trong tế bào động vật (bài 1 –
tiết 1). Các chất hóa học gây độc cho hệ hô hấp (nicôtin, nitrôzamin, diôxin…), các
khí độc gây hại cho hệ hô hấp (CO, NOx, SOx…) (bài 3 – tiết 3).
- Môn Vật lý: sự chênh lệch áp suất trong lồng ngực khi thay đổi thể tích lồng ngực,
cơ chế khuếch tán các chất (bài 2 – tiết 2).
- Môn Ngữ văn: thông tin về ngày trái đất năm 2000 (bài 3 – tiết 3).
- Môn Thể dục: các động tác vươn thở, các bài tập thể dục và môn thể thao giúp phát
triển hệ hô hấp(bài 3 – tiết 3).
- Môn Toán: rèn hs kỹ năng tính toán, phân tích số liệu về các loại khí trong phổi, tính
số nhịp hô hấp…(bài 2 – tiết 2) (bài 3 – tiết 3).
* Nội dung tích hợp
- HS nâng cao nhận thức về môi trường, các tài nguyên môi trường từ đó xây dựng
được lối sống tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường, biết
sử dụng các phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường hơn…(bài 3 – tiết 3)
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to hình 20.1; 20.2; 20.3 SGK và mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ
thể người.
- Tranh phóng to hình 21.1; 21.2 SGK .
- Băng video minh hoạ sự thông khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào.
- Số liệu, hình ảnh về hoạt động gây ô nhiễm không khí và tác hại của nó.
- Số liệu, hình ảnh về những con người đã đạt được những thành tích cao và đặc biệt
trong rèn luyện hệ hô hấp.
- Chiếu cá nhân, gối bông cá nhân (chuẩn bị theo tổ).
- Video về các thao tác trong 2 phương pháp hô hấp nhân tạo, tranh ảnh liên quan.

2


- Phiếu học tập :
Phiếu số 1: Cấu tạo hệ hô hấp của người

Các cơ quan
Chức năng
Đường dẫn
khí
Hai lá phổi

Phiếu số 2: Phân biệt 2 quá trình TĐK ở phổi và TĐK ở tế bào
Đặc điểm phân biệt
TĐK ở phổi
TĐK ở tế bào
Sự trao đổi khí O2
Sự trao đổi khí CO2

Phiếu số 3: Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại
Tên tác nhân
Biện pháp
Tác dụng
Bụi
Vi sinh vật
gây bệnh
Các chất khí độc
(CO, NOx, SOx,
Nicotin…)
Phiếu số 4: Các thao tác cấp cứu hô hấp
Các kĩ năng
Các thao tác
Hà hơi thổi ngạt

Thời gian


Ấn lồng ngực

III. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

3


Trình bày khái
niệm, vai trò ,
các giai đoạn của
hô hấp.
Hô hấp và
Xác định tên các
hoạt động hô
cơ quan trong hệ
hấp
hô hấp.
Trình bày các
đặc điểm chủ
yếu trong cơ chế
Hoạt động thông khí ở phổi,

hô hấp
cơ chế trao đổi
khí ở phổi và ở
tế bào.

Giải thích tác Giải thích hiện
dụng của bình tượng con người
ôxi.
không thể nhịn thở
lâu quá 3 – 5 phút.

Chỉ ra mối liên
hệ giữa 3 giai
đoạn trong hoạt
động hô hấp.

Vệ sinh hô Kể tên, nguồn Giải thích ý
hấp
gốc của các tác nghĩa của từng

Thực hành:
Hô hấp
nhân tạo

biện pháp bảo
nhân gây hại cho
vệ hệ hô hấp từ
hệ hô hấp.
đó nghiêm túc
Tác hại của các thực hiện và

tác nhân hại cho tuyên
truyền
hệ hô hấp với đến mọi người
hoạt động hô hấp dân cùng thực
và đề ra được hiện.
các biện pháp
bảo vệ hệ hô hấp
khỏi các tác
nhân gây hại.
Chỉ
ra
các Giải thích cơ sở
nguyên nhân gây khoa học của hô
gián đoạn hô hấp nhân tạo.
hấp.
Trình bày các
bước tiến hành
hô hấp nhân tạo.

Tìm ra mối liên
hệ của hô hấp
trong và hô hấp
ngoài.

Giải thích hiện Tính lượng khí
tượng khi lao động lưu thông, khí
nặng thì nhịp hô
vô ích, khí hữu
hấp tăng.
ích khi hô hấp

thường, hô hấp
sâu.
Giải thích cơ sở Giải thích khi
khoa học của việc đun bếp than
luyện tập TDTT để trong phòng kín
có được dung tích thường gây ra
sống lý tưởng và hiện tượng ngạt
hít sâu, giảm số thở.
nhịp thở giúp tăng
hiệu quả hô hấp.

So sánh 2 phương
pháp hà hơi thổi
ngạt và ấn lồng
ngực từ đó chỉ ra
sự khác biệt của 2
biện pháp trên.

Áp dụng
phương pháp hà
hơi thổi ngạt và
phương pháp ấn
lồng ngực khi
gặp trường hợp
khẩn cấp.

Năng lực hình thành:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử
dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: quan sát, đo đạc, phân loại, tìm mối liên hệ, đưa ra các nhận định,
hình thành giả thuyết khoa học, đưa ra định nghĩa, thực hành.
IV. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực
1. Câu hỏi mức độ nhận biết:
4


Câu 1. Thế nào là hô hấp? Vai trò của hô hấp đối với các hoạt động của cơ thể?
Câu 2. Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào là chủ yếu? Sự thở có ý nghĩa gì
với hô hấp ?
Câu 3. Thực chất trao đổi khí ở phổi là gì? Thực chất trao đổi khí ở tế bào là gì?
Câu 4. Có những tác nhân nào gây hại cho hệ hô hấp? Nguồn gốc và tác hại của
những tác nhân đó ?
Câu 5. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại.
2. Câu hỏi mức độ thông hiểu:
Câu 1. Nhờ đâu các nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể làm
việc bình trường trong môi trường thiếu O2 (trong không gian vũ trụ, trong đám cháy,
dưới đáy đại dương)?
Câu 2. Các cơ liên sườn ngoài, các xương sườn và cơ hoành đã kết hợp với nhau như
thế nào trong cử động hô hấp? Dung tích phổi hữu ích phụ thuộc vào những yếu tố
nào?
Câu 3. Trồng nhiều cây xanh có vai trò gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh
ta?
Câu 4. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
3. Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1. Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng
có O2 để mà nhận.
Câu 2. Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao,
hoạt động hô hấp của cơ thể biến đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
Câu 3. Thử nhìn đồng hồ và đếm số nhịp thở của mình trong 1 phút lúc bình thường

(thở nhẹ và chậm) và sau khi chạy tại chỗ 1 phút (thở mạnh, gấp). Nhận xét kết quả và
giải thích.
Câu 4.Tại sao khi hít thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút lại tăng hiệu quả trao
đổi khí?
4. Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1. Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với lượng
khí là 450ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 13 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là
650ml không khí. Lượng khí vô ích của mỗi nhịp hô hấp là 150ml.
Tính lưu lượng khí lưu thông, khí hữu ích, khí vô ích của người đó khi hô hấp
thường và hô hấp sâu?
Câu 2. Giải thích vì sao khi đun bếp than trong phòng kín thường gây ra hiện tượng
ngạt thở?
Câu 3. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7
lần thể tích khí lưu thông; thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là
5200ml. Dung tích sống là 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi:
a, Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức.
b, Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường.

5


Câu 4. Ngày 1/1/2016 tại một lò nung vôi thủ công đốt bằng than ở huyện Nông Cống
– Thanh Hóa xảy ra 1 vụ tai nạn làm 8 người thiệt mạng do ngạt khí. Bằng kiến thức
môn Sinh học của mình em hãy giải thích nguyên nhân của vụ tai nạn trên.
V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP.

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mụch đích
- HS bộc lộ được những hiểu biết của mình về hệ hô hấp (khái niệm, vai trò).
- Kích thích HS huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để tìm

hiểu nội dung bài học.
2. Nội dung
Muốn biết một người đang nằm bất động xem còn sống hay đã tử vong ta có thể
làm cách nào? GV lấy ví dụ trong câu chuyện ‘‘Con gấu và hai người bạn’’. Mối quan
hệ mật thiết giữa hô hấp và sự sống?
3. Dự kiến sản phẩm của HS
- HS có thể đặt tay lên mũi người đó để xem còn thở hay không?
- HS quan sát lồng ngực nâng lên hạ xuống hay không?
- HS bắt mạch ở cổ tay xem mạch còn đập hay không?
- HS nghe xem tim người đó còn đập nữa không?
- Sự sống gắn liền với sự thở.
4. Kỹ thuật tổ chức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đưa hình ảnh một người nằm bất động :
HS nêu được :
- Muốn biết một người đang nằm bất động
xem còn sống hay đã tử vong ta có thể làm - Đặt tay lên mũi, nhìn lồng ngực
cách nào?
nâng lên hạ xuống, bắt mạch cánh
GV cho HS quan sát bức tranh về câu chuyện tay…
‘‘Con gấu và hai người bạn’’ :
- Người bạn ở phía dưới đã làm gì để thoát - Bạn ấy đã nhịn thở, nhắm mắt lại.
chết khỏi con gấu?
- Tại sao vệc kiểm tra người đó còn thở hay - Vì sự sống gắn liền với sự thở.
không lại có thể biết người đó còn sống hay đã
chết?
GV lồng ghép giáo dục đạo đức cho HS: là
bạn tốt phải giúp đỡ nhau cùng vượt qua mọi
khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời giáo dục

kỹ năng sống cho HS.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Khái niệm, vai trò, cấu tạo, cơ chế hoạt động, cách vệ sinh hệ hô hấp và
6


sơ cứu cho người bị gián đoạn hô hấp.
1. Mục đích
- HS trình bày và hiểu được bản chất về khái niệm, vai trò, cấu tạo, cơ chế hoạt động,
cách vệ sinh hệ hô hấp và sơ cứu cho người bị gián đoạn hô hấp.
- Phân biệt 2 quá trình TĐK ở phổi và TĐK ở tế bào.
- Vận dụng được kiến thức đã học giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến hệ
hô hấp.
- HS tự đề ra các biện pháp luyện tập để có hê hô hấp khoẻ mạnh. Tích cực phòng
tránh các tác nhân có hại.
- Tuyên truyền đến mọi người dân biện pháp rèn luyện hệ hô hấp và các biện pháp bảo
vệ hệ hô hấp.
- Có ý thức xây dựng thói quen rèn luyện TDTT đúng cách để có hệ hô hấp khỏe
mạnh.
- Biết thực hành và áp dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng
ngực khi gặp trường hợp khẩn cấp.
2. Nội dung
1. Hô hấp và các cơ quan hô hấp
2. Hoạt động hô hấp
3. Vệ sinh hô hấp
4. Thực hành hô hấp nhân tạo
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Nội dung 1: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
* Hô hấp: HS nêu được :

- Hô hấp là quá trình cung cấp ôxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ
thể.
- Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
- Sự thở giúp thông khí ở phổi.
* Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng: HS nêu được:
- Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận:
+ Đường dẫn khí gồm: khoang mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản (dẫn khí ra
vào phổi).
+ 2 lá phổi: trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.
Nội dung 2: Hoạt động hô hấp
* Sự thông khí ở phổi: HS nêu được:
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp hít vào và thở ra nhịp nhàng.
- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để tăng thể tích lồng
ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra.
- Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường cũng như gắng sức phụ thuộc vào
tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập.
* Trao đổi khí ở phổi và tế bào: HS nêu được:
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán các chất đi từ nơi có
nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
7


+ Trao đổi khí ở phổi: O2 từ phế nang khuếch tán vào mao mạch máu, CO2 từ mao
mạch máu khuếch tán vào phế nang.
+ Trao đổi khí ở tế bào: O2 từ máu khuếch tán vào tế bào, CO2 từ tế bào khuếch tán
vào máu.
Nội dung 3: Vệ sinh hô hấp
* Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại: HS nêu được:
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: bụi, khí độc (NO 2, SOx, CO2, nicôtin...) và

vi sinh vật gây bệnh lao phổi, viêm phổi.
- Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại.
* Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh: HS nêu được:
- Cần luyện tập TDTT đúng cách, thường xuyên, đều đặn từ bé sẽ có 1 dung tích sống
lí tưởng.
- Biện pháp: tích cực tập TDTT phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé
(tập vừa sức, rèn luyện từ từ).
Nội dung 4: Thực hành hô hấp nhân tạo
* Các tình huống cần phải hô hấp nhân tạo: HS nêu được:
- Khi bị chết đuối: cần loại bỏ nước khỏi phổi.
- Khi bị điện giật: tìm vị trí cầu dao hay công tắc điện để ngắt dòng điện.
- Khi bị thiếu khí để thở hay môi trường nhiều khí độc, phải khiêng nạn nhân ra khỏi
khu vực đó.
* Tiến hành hô hấp nhân tạo: HS nêu được:
a. Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
- Các bước tiến hành
- Chú ý: thở vào mũi khi cần. Vừa thổi ngạt, vừa xoa bóp tim.
b. Phương pháp ấn lồng ngực:
- Các bước tiến hành.
- Chú ý: + Đặt nạn nhân nằm sấp đầu nghiêng về 1 bên.
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa ra giúp đường dẫn khí được mở rộng.
4. Kỹ thuật tổ chức dạy học
* Nội dung 1: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp
và vai trò của hô hấp đối với cơ thể sống
Mục tiêu: HS trình bày khái niệm hô hấp, các giai đoạn chủ yếu của quá trình hô hấp,
chỉ ra vai trò của hô hấp với cơ thể sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, - Cá nhân nghiên cứu thông tin , kết hợp

liên hệ kiến thức đã học ở lớp 3 và 7 , quan kiến thức cũ và quan sát tranh, thảo luận
sát H.20, thảo luận nhóm trả lời các câu thống nhất câu trả lời.
hỏi:
- Nêu kết luận.
- Hô hấp là gì?
- Dựa vào sơ đồ SGK và nêu kết luận.
- Hô hấp có liên quan như thế nào với các
hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
- Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu
8


nào?
- Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
- Sự thở, TĐK ở phổi và TĐK ở TB
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các - Ý nghĩa: Sự thở giúp thông khí ở phổi,
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
tạo điều kiện cho TĐK diễn ra liên tục ở
? Tại sao cơ thể chúng ta lại cần có O 2 , khí TB)
CO2 trong cơ thể được sinh ra do quá trình - Quan sát H 20.1 để trả lời, rút ra kết
nào?
luận.
GV: O2 được sử dụng ôxi hóa các hợp chất
hữu cơ, tạo năng lượng và sinh ra khí CO2.
Tiểu kết:
- Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ
thể.
- Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ
tạo năng lượng (ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại thải
cacbonic ra ngoài cơ thể.

Chất hữu cơ + O2 => ATP + CO2 + H2O + nhiệt
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
- Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào.
Hoạt động 2: Các cơ quan trong hệ hô hấp của người
và chức năng của chúng
Mục tiêu: HS trình bày được cấu tạo của cơ quan hô hấp, chỉ ra sự phù hợp giữa cấu
tạo với chức năng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ H 20.2 SGK và - HS nghiên cứu tranh, mô hình
hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1. và xác định các cơ quan.
GV cùng HS nhận xét kết quả mỗi nhóm.
Các nhóm lên báo cáo kết quả.
? Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Xác - 1 HS lên bảng chỉ các cơ quan
định các cơ quan đó trên tranh vẽ (hoặc mô của hệ hô hấp (hoặc gắn chú thích
hình)
vào tranh câm).
- Chức năng của đường dẫn khí?
- Dẫn khí ra vào phổi.
- Chức năng của 2 lá phổi?
- Trao đổi khí giữa môi trường
GV giới thiệu qua về khả năng làm ấm, ẩm, lọc ngoài và máu trong mao mạch
sạch không khí của đường dẫn khí. Cấu tạo phổi.
phù hợp với chức năng trao đổi khí của phổi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung,
- Đường dẫn khí có chức năng vậy tại sao mùa đánh giá và rút ra kết luận.
đông đôi khi ta vẫn bị nhiễm lạnh?
- HS nêu kết luận.
- Cần có biện pháp gì bảo vệ đường hô hấp?
- HS liên hệ thực tế về vệ sinh hệ

hô hấp.

Tiểu kết:
- Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận: đường dẫn khí (khoang mũi, họng, thanh quản, khí quản,
phế quản) và 2 lá phổi.
9


- Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí ra vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm không khí vào
phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại.
- Phổi gồm lá phổi trái (2 thùy) và lá phổi phải (3 thùy) thực hiện chức năng trao đổi
khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.
* Nội dung 2: Hoạt động hô hấp
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thông khí ở phổi
Mục tiêu: HS giải thích được bản chất cơ chế thông khí ở phổi thực chất là hít vào và
thở ra, thấy được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan: cơ hô hấp, xương sườn...
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin - HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời
SGK và trả lời câu hỏi:
câu hỏi, rút ra kết luận.
- Thực chất của sự thông khí ở phổi
là gì?
- Yêu cầu HS quan sát kĩ H 21.1, - HS nghiên cứu H 21.1, thảo luận nhóm, đại
xem đoạn video về cử động hô hấp, diện các nhóm phát biểu bổ sung.
đọc chú thích, trao đổi nhóm trả lời
câu hỏi:
+ Khi hít vào: cơ liên sườn co làm cho xương
- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối ức và xương sườn chuyển động lên trên và ra
hợp hoạt động với nhau như thế nào 2 bên làm thể tích lồng ngực rộng ra 2 bên.

để làm tăng, giảm thể tích lồng Cơ hoành co làm cho lồng ngực nở rộng thêm
ngực?
về phía dưới. Áp suất trong lồng ngực giảm,
không khí tràn vào phổi gây phản xạ hít vào.
+ Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành
dãn làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ. Áp
suất trong lồng ngực tăng, không khí đẩy từ
phổi ra ngoài gây phản xạ thở ra.
+ Khi thể tích lồng ngực kéo lên trên đồng
- Vì sao các xương sườn ở lồng ngực thời nhô ra phía trước, tiết diện mặt cắt dọc ở
được nâng lên thì thể tích lồng ngực vị trí mô hình khung xương sườn được kéo
lên là hình chữ nhật, còn ở vị trí hạ thấp là
lại tăng và ngược lại?
hình bình hành.
- GV nhận xét trên tranh, giúp HS
Diện tích hình chữ nhật lớn hơn bình hành
kết luận.
nên thể tích lồng ngực hít vào lớn hơn thể tích
thở ra.
+ Khi hít vào bình thường, chưa thở ra ta có
- GV treo H 21.2 để giải thích cho thể hít thêm 1 lượng khoảng 1500 ml khí bổ
HS 1 số khái niệm: dung tích sống, sung.
khí bổ sung, khí lưu thông, khí cặn,
+ Khi thở ra bình thường, chưa hít vào ta có
khí dự trữ.
thể thở ra gắng sức 1500 ml khí dự trữ.
+ Thể tích khí tồn tại trong phổi sau khi thở ra
gắng sức còn lại là khí cặn.
+ Thể tích khí hít vào thật sâu và thở ra gắng
sức gọi là dung tích sống.

- Dung tích phổi khi hít vào, thở ra - HS đọc mục “Em có biết”, thảo luận nhóm
10


bình thường và gắng sức có thể phụ để trả lời câu hỏi:
thuộc vào các yếu tố nào?
- Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình
- GV yêu cầu HS giải thích:
thường cũng như gắng sức phụ thuộc vào tầm
vóc, giới tính, tình trạng sức khoẻ, sự luyện
tập.
- Vì sao ta nên tập hít thở sâu?
- Để tăng lượng khí hữu ích.
Tiểu kết:
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp hít vào và thở ra nhịp nhàng.
- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để tăng thể tích lồng
ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra.
+ Khi hít vào: cơ liên sườn co làm cho xương ức và xương sườn chuyển động lên trên
và ra 2 bên làm thể tích lồng ngực rộng ra 2 bên. Cơ hoành co làm cho lồng ngực nở
rộng thêm về phía dưới.
+ Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí
cũ.
- Ngoài ra còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong trường hợp thở gắng sức.
- Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường cũng như gắng sức phụ thuộc vào
tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập.
Hoạt động 4: Trao đổi khí ở phổi và tế bào
Mục tiêu: HS trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào, đó là nhờ sự
khuếch tán của các chất khí oxi và cacbonic.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 21, - HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát
thảo luận trả lời câu hỏi:
bảng 21, thảo luận nhóm.
- Nhận xét thành phần khí oxi và khí - Đại diện nhóm trình bày.
cacbonic hít vào và thở ra?
+ Tỉ lệ % oxi trong khí thở ra nhỏ do oxi đã
- Do đâu có sự chênh lệch nồng độ khuếch tán từ phế nang vào mao mạch máu
các chất khí?
=> TB: (O2 đã tham gia vào phản ứng tạo
năng lượng)
- Quan sát H 21.4, xem đoạn video + Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra lớn do khí CO 2
về sự trao đổi khí ở phổi và tế bào, đã khuếch tán từ máu vào mao mạch phế
nang (CO2 được tạo ra sau phản ứng OXH)
mô tả sự khuếch tán O2 và CO2?
Hơi nước bão hòa trong khí thở ra do được
làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ
toàn bộ đường dẫn khí.
- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác
nhau không nhiều, ở khí thở ra cao hơn chút
do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này
không có ý nghĩa sinh học.
- HS hoạt động nhóm hoàn thành - Các nhóm báo cáo kết quả.
phiếu học tập số 2.
- Rút ra kết luận.
- GV nhận xét.
+ Thực chất tế bào là nơi sử dụng O2 và thải
- Thực chất sự trao đổi khí xảy ra ở CO (trao đổi khí ở tế bào).
2
đâu?
Sự tiêu tốn O2 ở tế bào đã thúc đẩy trao đổi

11


khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện
cho trao đổi khí ở tế bào.
Tiểu kết:
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới
nơi có nồng độ thấp.
- Trao đổi khí ở phổi:
+ Nồng độ O2 phế nang lớn hơn nồng độ O 2 mao mạch máu nên O2 từ phế nang
khuếch tán vào mao mạch máu.
+ Nồng độ CO2 mao mạch máu lớn hơn nồng độ CO 2 trong phế nang nên CO2 từ mao
mạch máu khuếch tán vào phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu lớn hơn nồng độ O2 của tế bào nên O2 từ máu khuếch tán vào
tế bào.
+ Nồng độ CO2 tế bào lớn hơn nồng độ CO2 trong máu nên CO2 từ tế bào khuếch tán
vào máu.
* Nội dung 3: Vệ sinh hô hấp
Hoạt động 5: Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
Mục tiêu: HS kể tên các tác nhân có hại và đề ra các biện pháp phòng tránh các tác
nhân đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin - HS nghiên cứu thông tin ở bảng 22, ghi nhớ
bảng 22 SGK, xem video về ô kiến thức.
nhiễm môi trường và hoạt động - Đại diện các nhóm lên trình bày nội dung về
nhóm.
nguồn gốc, tác hại của từng tác nhân.
- GV phát 4 phiếu ngẫu nhiên có ghi - HS dưới lớp đoán tên tác nhân.

tên tác nhân cho 3 nhóm.
- Có những tác nhân nào gây hại cho - HS trả lời và rút ra kết luận.
hệ hô hấp?
- GV phát phiếu học tập số 3 để - HS trình bày theo nhóm và nhận xét phiếu
trắng cột 2, 3. Yêu cầu HS thảo luận học tập.
nhóm điền vào chỗ trống.
- HS trả lời và rút ra kết luận.
- GV chữa.
- Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ
hô hấp tránh các tác nhân có hại.
- Ý nghĩa của từng biện pháp?
- Yêu cầu HS phân tích cơ sở khoa học của
- GV chốt kiến thức.
biện pháp tránh tác nhân gây hại.
- Tại sao phải trồng cây xanh?
- HS rút ra kết luận.
- Tại sao phải đeo khẩu trang khi hệ
- Cây xanh lọc khí, giữ bụi …
hô hấp đã có cơ chế tự bảo vệ?
- Khi hàm lượng bụi quá cao, vượt quá khả
- Hút thuốc lá có hại như thế nào
năng làm sạch không khí, gây bụi phổi.
cho hệ hô hấp? Em sẽ khuyên người
- Thuốc lá gây tê liệt lông rung phế quản, có
thân bỏ thuốc lá như thế nào?
thể gây ung thư phổi.
- GV đưa them thông tin về bao bì
12



ni lông màu trong sách Văn 8.
- Cho hs xem video về cách thoát
nạn khi gặp cháy:
Em sẽ thoát khỏi đám cháy bằng
cách nào? Vì sao?
GV giải thích thêm cho hs về kỹ
năng thoát hiểm.

- HS lắng nghe thông tin => hạn chế sử dụng
bao bì ni lông hóa học, nên sử dụng bao bì hữu
cơ.
- Cúi khom, đi men theo tường.
- HS lắng nghe

Phiếu học tập số 3: Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
Tên tác
Biện pháp
Tác dụng
nhân
Bụi
- Trồng nhiều cây xanh 2 bên - Điều hoà thành phần không khí
đường phố, nơi công cộng, trường (chủ yếu là tỉ lệ oxi và cacbonic)
học, bệnh viện và nơi ở.
theo hướng có lợi cho hô hấp.
- Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ - Hạn chế ô nhiễm không khí từ
sinh và ở những nơi có hại.
bụi.
Vi sinh vật
gây bệnh


- Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở
có đủ nắng, gió tránh ẩm thấp.
- Thường xuyên dọn vệ sinh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có
thải ra các khí độc.
- Không hút thuốc lá và vận động
mọi người không nên hút thuốc.

- Hạn chế ô nhiễm không khí từ vi
sinh vật gây bệnh.

Các chất
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ
khí độc
các chất khí độc (NO2; SOx; CO2;
(CO, NOx,
nicôtin...)
SOx,
Nicotin…)
Tiểu kết:
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: bụi, khí độc (NO 2; SOx; CO2; nicôtin...)
và vi sinh vật gây bệnh lao phổi, viêm phổi...
- Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại (nội dung phiếu học tập số 3).
Hoạt động 6: Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
Mục tiêu: - Trình bày lợi ích của việc tập hít thở sâu.
- HS tự xây dựng được phương pháp tập luyện có hiệu quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS tiến hành thí nghiệm thổi - 2 HS cùng giới, khác tầm vóc lên bảng thực

vào chiếc can chứa đầy nước để theo hiện thí nghiệm, dưới lớp HS so sánh kết quả
dõi lượng khí trong 1 lần thở ra của và đưa ra nhận xét.
HS. => Dung tích sống là gì?
- Cho hs quan sát sơ đồ về dung tích
phổi:
- Dung tích sống có ý nghĩa? Dung - Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK,
tích sống lớn nhất khi nào?
thảo luận nhóm, bổ sung và nêu được:
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm xem + Dung tích sống là thể tích không khí lớn
13


dung tích phổi phụ thuộc vào yếu tố
nào?
- Làm thế nào để có dung tích sống
lý tường.
- Vì sao khi luyện tập TDTT đúng
cách, đều đặn từ nhỏ lại có dung tích
sống lý tưởng.

nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào thật sâu, thở
ra gắng sức.
+ Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích
phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi
phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, dung tích
lồng ngực phụ thuộc sự phát triển khung
xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ
tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co
dãn tối đa của các cơ thở. Vì vậy cần tập

luyện từ bé.
+ Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra
ngoài=> trao đổi khí được nhiều, tỉ lệ khí
trong khoảng chết giảm.
- HS tự rút ra kết luận.
- Động tác vươn thở, thể dục giữa giờ, tham
gia các môn thể thao, câu lạc bộ…

- Giải thích vì sao khi thở sâu và
giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ
làm tăng hiệu quả hô hấp? (HS làm
bài tập 1)
- Hãy đề ra các biện pháp luyện tập
để có thể có 1 hệ hô hấp khoẻ mạnh?
- Ở trường và gia đình, em đã tham
gia những bài tập nào để phát triển
hệ hô hấp?
- giới thiệu “ lời kêu gọi toàn dân tập => Hs làm theo tấm gương đạo đức, tác
phong, lối sống Hồ Chí Minh.
thể dục” của Bác Hồ.
Tiểu kết:
- Hệ hô hấp được coi là khỏe mạnh khi có: một dung tích sống lý tưởng và không mắc
các bệnh về hô hấp.
- Để có một hệ hô hấp khỏe mạnh cần:
+ Cần luyện tập TDTT đúng cách, thường xuyên, đều đặn từ bé sẽ có 1 dung tích sống
lí tưởng.
+ Tích cực tập TDTT phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé (tập vừa
sức, rèn luyện từ từ) để tăng hiệu quả hô hấp.
+ Cần tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp để không mắc các bệnh về hô hấp.
* Nội dung 4: Thực hành – Hô hấp nhân tạo

Hoạt động 7: Tìm hiểu các tình huống cần được hô hấp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV đặt câu hỏi:
- HS nghiên cứu thông tin, liên hệ thực tế
- Nêu các tình huống cần được hô hấp và nêu được.
nhân tạo?
- Rút ra kết luận.
- Cần loại bỏ các nguyên nhân làm gián
đoạn hô hấp như thế nào?
Tiểu kết:
- Khi bị chết đuối: cần loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân ở tư thế
dốc ngược vừa chạy.
- Khi bị điện giật: tìm vị trí cầu dao hay công tắc điện để ngắt dòng điện.
- Khi bị thiếu khí để thở hay môi trường nhiều khí độc, phải khiêng nạn nhân ra khỏi
khu vực đó.

14


Hoạt động 8: Tiến hành hô hấp nhân tạo
Mục tiêu: HS thực hiện được các thao tác tiến hành với 2 phương pháp hà hơi thổi
ngạt và ấn lồng ngực.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt - HS tự nghiên cứu thông tin SGK.
được tiến hành như thế nào?
- 1 HS trình bày.
- GV treo tranh vẽ minh hoạ các - Các nhóm tiến hành làm dưới dự điều khiển
thao tác hô hấp và cho HS xem của nhóm trưởng.

băng hình.
- HS tự nghiên cứu SGK, xem tranh
- GV treo tranh minh hoạ và cho - 1 HS trình bày thao tác.
HS xem băng hình để trả lời câu - Các nhóm tiến hành thực hành dưới sự điều
hỏi:
khiển của nhóm trưởng.
- Phương pháp ấn lồng ngực - Các nhóm cử đại diện lên trình bày thao tác.
được tiến hành như thế nào?
- Các nhóm khác nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV cho đại diện các nhóm lên
thao tác trước lớp.
Tiểu kết:
a. Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
- Các bước tiến hành SGK
- Chú ý:
+ Nếu miệng nạn nhân bị cứng, hó mở có thể dùng tay bịt miệng và thở vào mũi.
+ Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập có thể vừa thổi ngạt, vừa xoa bóp tim.
b. Phương pháp ấn lồng ngực:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa.
- Đặt nạn nhân nằm sấp (tiến hành như SGK).
- Lưu ý:
+ Đặt nạn nhân nằm sấp đầu nghiêng về 1 bên.
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa ra giúp đường dẫn khí được mở rộng.
Hoạt động 9: Thu hoạch
- Mỗi HS tự làm ở nhà rồi nộp báo cáo cho GV đánh giá theo:
+ So sánh chỉ ra điểm giống và khác nhau trong các tình huống làm gián đoạn hô hấp.
+ Trong cuộc sống em đã gặp trường hợp nào bị ngừng thở đột ngột và được hô hấp
nhân tạo chưa? Lúc đó nạn nhân nằm như thế nào?
+ So sánh chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 2 phương pháp hô hấp nhân tạo.

+ Hoàn thành nội dung của phiếu học tập số 4.

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP
1. Mục đích
- HS hệ thống được các kiến thức đã học
15


- Vận dụng những kiến thức đã học để nhận biết các hiện tượng thực tế liên quan đến
hệ hô hấp.
2. Nội dung
a. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp?
A. Thanh quản B. Thực quản
C. Khí quản
D. Phế quản
Câu 2. Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với:
A. Họng và phế quản.
B. Phế quản và mũi.
C. Họng và thanh quản
D. Thanh quản và phế quản.
Câu 3. Trong cử động hô hấp, khi hít vào:
A. Cơ liên sườn ngoài dãn, xương sườn hạ xuống, cơ hoành co.
B. Cơ liên sườn ngoài co, xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn.
C. Cơ liên sườn ngoài co, xương sườn nâng lên, cơ hoành co.
D. Cơ liên sườn ngoài dãn, xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn.
Câu 4. Sự trao đổi khí ở tế bào được diễn ra:
A. O2 khuếch tán từ tế bào vào máu, CO2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
B. O2 khuếch tán từ máu vào tế bào, CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
C. O2 khuếch tán từ máu vào phế nang, CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

D. O2 khuếch tán từ máu vào tế bào, CO2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
Câu 5. Khí thải Nitơ Ôxít (NOx) có nguồn gốc từ:
A. Do cháy rừng.
B. Trong khói thuốc lá.
C. Khí thải ôtô, xe máy.
D. Khí thải sinh hoạt.
Câu 6. Biện pháp đeo khẩu trang để phòng tác nhân và ngăn bệnh:
A. Ngăn khí CO, phòng bệnh ung thư.
B. Ngăn khí NOx, phòng bệnh bụi phổi.
C. Ngăn chất nicôtin, phòng bệnh lao.
D. Ngăn bụi, phòng bệnh bụi phổi.
Câu 7. Luyện tập TDTT đúng cách ở giai đoạn nào sẽ có dung tích sống lí tưởng?
A. Khi đã dậy thì.
B. Từ khi còn nhỏ.
C. Khi đã trưởng thành.
D. Khi về già.
Câu 8. Các nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp:
A. Do điện giật, ngạt nước.
B. Do điện giật, ngạt nước, ngạt khí độc.
C. Khói thuốc lá, vi sinh vật gây bệnh.
D. Bụi và vi sinh vật gây bệnh .
b. Câu hỏi tự luận
1. Câu hỏi mức độ nhận biết:
Câu 1. Thế nào là hô hấp? Vai trò của hô hấp đối với các hoạt động của cơ thể?
Câu 2. Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào là chủ yếu? Sự thở có ý nghĩa gì
với hô hấp ?
Câu 3. Thực chất trao đổi khí ở phổi là gì? Thực chất trao đổi khí ở tế bào là gì?
16



Câu 4. Có những tác nhân nào gây hại cho hệ hô hấp? Nguồn gốc và tác hại của
những tác nhân đó ?
Câu 5. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại.
2. Câu hỏi mức độ thông hiểu:
Câu 1. Nhờ đâu các nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể làm
việc bình trường trong môi trường thiếu O2 (trong không gian vũ trụ, trong đám cháy,
dưới đáy đại dương)?
Câu 2. Các cơ liên sườn ngoài, các xương sườn và cơ hoành đã kết hợp với nhau như
thế nào trong cử động hô hấp? Dung tích phổi hữu ích phụ thuộc vào những yếu tố
nào?
Câu 3. Trồng nhiều cây xanh có vai trò gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh
ta?
Câu 4. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
a. Bài tập trắc nghiệm
- HS có thể đưa ra đáp án đúng hoặc sai, sau đó GV và HS cùng sửa.
b. Câu hỏi tự luận
1. Câu hỏi mức độ nhận biết:
Câu 1. HS qua phần khái niệm, ví dụ => Trình bày được vai trò của hô hấp.
Câu 2. HS qua phần khái niệm, sơ đồ => Trình bày hô hấp gồm 3 giai đoạn, sự thở
giúp thông khí ở phổi.
Câu 3. HS qua phần cơ chế TĐK ở phổi và ở tế bào, hình ảnh vẽ được => Giải thích
bản chất của quá trình TĐK ở phổi và ở tế bào nhờ cơ chế khuếch tán.
Câu 4. Qua phần các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp => Kể tên các tác nhân gây hại
cho hệ hô hấp, nguồn gốc và tác hại của những tác nhân đó.
Câu 5. Qua phần các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp => Đưa ra các biện pháp bảo vệ
hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại.
2. Câu hỏi mức độ thông hiểu:
Câu 1. HS dựa vào kiến thức hiểu biết về bộ đồ lặn, bộ đồ du hành vũ trụ => giải thích
(có bình Ôxi hỗ trợ hô hấp khi ở trong môi trường thiếu Ôxi).

Câu 2. HS qua phần sự thông khí ở phổi => Trình bày hoạt động hít vào, thở ra, vai trò
của sự thở.
Câu 3. HS qua phần vai trò của cây xanh => sự cần thiết của việc trồng cây xanh.
Câu 4. HS qua phần tác hại của thuốc lá => Nêu được tác hại của thuốc lá đối với con
người.

4. Kỹ thuật tổ chức
* GV:
17


- Đưa ra hình ảnh, video theo từng nội dung câu hỏi vào cuối mỗi tiết học hoặc lồng
ghép trong từng nội dung của bài giảng để HS khắc sâu kiến thức và trả lời bài tốt hơn.
- Hình ảnh, video:
+ Sơ đồ các giai đoạn hô hấp.
+ Cấu tạo tổng thể hệ hô hấp của người.
+ Cấu tạo chi tiết phế nang.
+ Sự thay đổi thể tích lồng ngực và phổi theo các chiều khi hít vào và thở ra.
+ Sơ đồ, video về cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.
+ Video về các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
+ Tranh ảnh và video về phương phá hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực.
- Vẽ:
+ Phương trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ trong tế bào.
+ Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào.
+ Bênh bụi phổi.
* HS:
- Làm việc cá nhân các câu trắc nghiệm (từ câu 1 đến câu 8)
- Làm việc theo nhóm các câu tự luận.
=> GV gọi đại diện trả lời, HS nhận xét.
- GV phân tích.....


Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
1. Mục đích
Nhằm khuyến khích hs hình thành ý thức và năng lực thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về hô hấp để giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống, vệ sinh cá nhân, xây dựng nếp sống khoa học, nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường và tinh thần sống vì cộng đồng.
2. Nội dung
a. Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1. Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng
có O2 để mà nhận.
Câu 2. Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao,
hoạt động hô hấp của cơ thể biến đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
Câu 3. Thử nhìn đồng hồ và đếm số nhịp thở của mình trong 1 phút lúc bình thường
(thở nhẹ và chậm) và sau khi chạy tại chỗ 1 phút (thở mạnh, gấp). Nhận xét kết quả và
giải thích.
Câu 4.Tại sao khi hít thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút lại tăng hiệu quả trao
đổi khí?
b. Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1. Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với lượng
khí là 450ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 13 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là
650ml không khí. Lượng khí vô ích của mỗi nhịp hô hấp là 150ml.
Tính lưu lượng khí lưu thông, khí hữu ích, khí vô ích của người đó khi hô hấp
thường và hô hấp sâu?
18


Câu 2. So sánh khả năng nhịn thở của người lúc ở trạng thái bình thường và trạng thái
sau khi lặn xuống nước 1 phút? Vì sao?
Câu 3. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7

lần thể tích khí lưu thông; thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là
5200ml. Dung tích sống là 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi:
a, Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức.
b, Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường.
Câu 4. Ngày 1/1/2016 tại một lò nung vôi thủ công đốt bằng than ở huyện Nông Cống
– Thanh Hóa xảy ra 1 vụ tai nạn làm 8 người thiệt mạng do ngạt khí. Bằng kiến thức
môn Sinh học của mình em hãy giải thích nguyên nhân của vụ tai nạn trên.
3. Dự kiến sản phẩm của HS
a. Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1. HS dựa vào cơ chế khuếch tán, sự chênh lệnh nồng độ các chất khí => Khi
nồng độ các chất khí không còn chênh lệch thì quá trình khuếch tán không được diễn
ra.
Câu 2. HS dựa vào hiện tượng thực tế của bản thân => Thở gấp, tim đập nhanh.
Câu 3. HS thực hiện yêu cầu câu hỏi, ghi kết quả, dựa vào kiến thức về phản xạ, hệ
tuần hoàn và hệ hô hấp để giải thích (Cơ hoạt động nhiều, cần O 2 , tích tụ nhiều CO2 là
tín hiệu gây kích thích trung khu tuần hoàn và trung khu hô hấp trên vỏ não kích thích
tim đập nhanh, nhịp hô hấp tăng...).
Câu 4. Dựa vào kiến thức về tổng dung tích phổi, dung tích sống và khí cặn để giải
thích.
b. Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1. HS có thể tính toán đúng hoặc sai, GV và HS cùng chữa.
Câu 2. HS dựa vào kiến thức về quá trình ôxi hóa các chất hữu cơ để giải thích.
Câu 3. HS có thể tính toán đúng hoặc sai, GV và HS cùng chữa.
Câu 4. HS dựa vào kiến thức về quá trình đốt cháy các chất cần O 2 đồng thời thải ra
nhiều khí CO, CO2, đặc tính của hemoglobin trong hồng cầu.
4. Kỹ thuật tổ chức
* GV: Yêu cầu học sinh đọc kỹ câu hỏi, xác định đúng mục tiêu của câu hỏi và kiến
thức cần sử dụng để trả lời cho mỗi câu. Hướng dẫn HS cách làm đối với các câu có
nội dung thực hành.
* HS: - Làm việc theo nhóm các câu tự luận (câu hỏi vận dụng cao).

- Làm việc cá nhân các câu tự luận (Câu hỏi vận dụng thấp).
=> GV gọi đại diện trả lời, HS nhận xét.
- GV phân tích.....

C. KẾT LUẬN
19


Nếu như coi người giáo viên là những kĩ sư tâm hồn thì việc dạy học là cách thức
thiết kế các công trình của người kĩ sư đó, học sinh là người vừa đồng hành vừa hưởng
thành quả từ các công trình kia. Người kĩ sư càng hiểu đối tượng hướng đến để tạo
thành quả, càng tìm ra cách thức tối ưu để hoàn thiện các công trình thì sản phẩm của
họ càng hoàn hảo. Dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm: vừa góp
phần thực hiện được mục tiêu giáo dục – đào tạo những con người tích cực, năng
động, vừa có thể giảm tải chương trình, một mặt tránh được sự trùng lặp, mặt khác
việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được
nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống, đảm bảo thời gian tổ chức dạy học của giáo
viên.
Trên thực tế, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển hướng
sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh, vì vậy, trong quá trình
giảng dạy, người giáo viên buộc phải thay đổi phương pháp và kiến thức theo hướng
tích hợp đa chiều. Nên chăng, mỗi bộ môn, mỗi khối lớp, mỗi nhóm giáo viên chủ
động nghiên cứu và thực hiện một vài chủ đề thuộc khối mình dạy bởi đây không chỉ
là việc làm mang lại lợi ích lớn cho học sinh mà bản thân giáo viên chúng ta cũng
được thay đổi cách dạy theo hướng tích cực. Giáo dục tạo ra những giá trị khác biệt
với tất cả các ngành kinh tế khác, nó đào tạo nên con người, nên giá trị của nó là vô
hình nhưng thành quả của nó lại là sự thành bại của những cuộc đời, thậm chí cả một
quốc gia. Đương nhiên, không thể quy tất cả trách nhiệm cho giáo dục, cá nhân mỗi
người đều phải cố gắng và chịu trách nhiệm.
Bản thân chúng tôi khi thực hiện dạy học theo chủ đề đều nhận thấy tính tích cực

và cần thiết của nó. Với suy nghĩ vừa mạnh dạn làm, vừa rút kinh nghiệm dần dần
trong thực tế thực hiện, chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp chân
thành của đồng nghiệp để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết chuyên đề

Nguyễn Thị Minh Phượng

20


21



×