Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giáo án TNXH 1_Kết nối tri thức với cuộc sống_Tiết 41 đến 50_ Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.02 KB, 27 trang )

/>
TN&XH LỚP 1 – TIẾT 41 ĐẾN 50 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (PHƯƠNG)

BÀI 17. CON VẬT QUANH EM (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nêu được các lợi ích của con vật. Phân biệt được một số con vật theo lợi ích
hoặc tác hại của chúng đối với con người.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tầm quan trọng của các con vật có ích, từ đó có thái độ yêu
quý, tôn trọng và bảo vệ con vật, đồng thời nhận biết được một số tác hại do một số
con vật gây ra, từ đó có ý thức và hành động phù hợp để phòng tránh.
3. Thái độ:
- Yêu quý và có ý thức chăm sóc, bảo vệ con vật nuôi trong nhà.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ con vật nuôi trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); tranh một số
con vật; phiếu quan sát con vật; Hình về lợi ích của các con vật; giấy khổ lớn có các
nhóm con vật theo lợi ích.
- HS: Sưu tầm các câu đố về con vật, bộ đồ dùng để vẽ hoặc tô màu; sưu tầm
tranh ảnh về lợi ích của các con vật; hồ dán.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền

- Một HS kể con cá, sau đó chỉ định
1


/>điện”: Kể tên các con vật mà em biết.
bạn kể tiếp, …cứ thế cho đến khi hết
giờ chơi.
- Giới thiệu vào bài.
- Lắng nghe.
2. Khám phá (8 phút)
Mục tiêu: HS tự tin nêu được lợi ích của
các con vật.
Cách tiến hành: Cả lớp
- Tổ chức cho HS quan sát hình tr74 SGK - HS quan sát, một số HS nêu lợi ích
và cho biết:
của các con vật trong hình:
+ Các con vật có những lợi ích gì?
+ Con gà, con cá nuôi để lấy thịt.
- GV chốt: Các con vật nuôi có lợi ích:
làm thức ăn, làm cảnh, lấy sức kéo, ...
+ Ngoài những lợi ích của các con vật như + Ngoài những lợi ích trên, em còn
đã thể hiện trong hình, em còn thấy con vật thấy con vật còn cung cấp lông, làm

có những lợi ích nào khác?
xiếc, …
3. Thực hành (8 phút)
Mục tiêu: HS quan sát, xác định được lợi
ích của chúng và phân loại được các con
vật theo lợiích.
Cách tiến hành: Nhóm 6
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn có
- Các nhóm nhận giấy.
các nhóm con vật: Nhóm làm thức ăn,
nhóm lấy sức kéo, nhóm lấy lông, nhóm
làm xiếc.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Xếp các
- Các nhóm lựa chọn hình, dán vào
con vật vào nhóm”.
nhóm con vật phù hợp, sau đó trưng
bày sản phẩm; đại diện một số nhóm
nêu lợi ích của các con vật theo nhón
đã xếp.
- GV và HS bổ sung.
4. Vận dụng (10 phút)
* Hoạt động 1
Mục tiêu: HS giải thích được tác hại của
một số con vật và có ý thức phòng tránh.
Cách tiến hành: Cá nhân
- Cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK tr75 - HS quan sát hình, một số HS trả
lời.
+ Các con vật đó có lợi hay gây hại cho
+ Các con vật: con chuột, con gián,
con người? Vì sao?

con ruồi, con muỗi gây hại cho con
2


/>người, chúng mang mầm bệnh và có
thể truyền cho con người.
* Hoạt động 1
Mục tiêu: HS mạnh dạn, tự tin nêu ra lí do
vì sao phải ngủ màn.
Cách tiến hành: Nhóm 4
- Cho HS quan sát hình 5 SGK tr75, thảo
luận nhóm 4.
+ Em nhìn thấy gì trong hình? Vì sao
chúng ta phải ngủ màn?

- GV nhắc lại: Khi đi ngủ các em cần ngủ
trong màn để phòng tránh một số bệnh
truyền nhiễm do các con vật mang đến.
5. Đánh giá (5 phút)

- Các nhóm quan sát, thảo luận; đại
diện một số nhóm trả lời:
+ Em thấy bạn nhỏ nằm ngủ trong
màn. Vì nếu không ngủ màn sẽ có
thể bị muỗi đốt gây một số bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm.
- Lắng nghe.

HS yêu quý các con vật nuôi trong
nhà và có ý thức phòng tránh bệnh

tật từ các con vật truyền bệnh.
* Định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất:
- GV tổ chức cho HS quan sát hình tổng
kết cuối bài, nhận xét.
- GV chốt: Các con vật có rất nhiều lợi ích
như làm thức ăn, lấy sức kéo, ...vì vậy các
em phải yêu quý chúng; nhưng một số con
vật cũng gây hại cho con người, các em
chú ý để phòng tránh những tác hại do các
con vật đó gây ra.
6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Tìm hiểu về các biện pháp chăm sóc và
bảo vệ vật nuôi.

- HS quan sát, nêu nhận xét: bạn nhỏ
rất yêu quý con vật nuôi.
- Lắng nghe.

- Lắng nghe, thực hiện.

BÀI 18. CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ VẬT NUÔI (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
3


/>- Nêu và thực hiện được một số việc làm phù hợp để chăm sóc và bảo vệ con
vật, thực hiện đối xử tốt với vật nuôi trong nhà.

2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với động vật.
3. Thái độ:
- Yêu quý, có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật, có ý thức giữ an toàn
cho bản thân khi tiếp xúc với một số động vật.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ con vật nuôi trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); hộp đựng một
số câu hỏi về động vật.
- HS: SGK Tự nhiên và xã hội.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi “Truyền tin”
- Cách chơi: HS vừa hát vừa trao tay nhau
cái hộp đựng câu hỏi về động vật. Khi GV
hô Dừng! cái hộp ở trong tay HS nào thì
HS đó chọn một câu hỏi và trả lời.

- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét khen HS
trả lời đúng nhiều câu hỏi.
- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (20 phút)
* Hoạt động 1
Mục tiêu: HS nêu được các việc làm để
chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
Cách tiến hành: Nhóm đôi, cả lớp
- Cho HS quan sát hình 1 trong SGK, thảo
luận nhóm để nêu nội dung hình.
4

- Cả lớp chơi theo lệnh của GV.

- Lắng nghe.

- Quan sát, thảo luận, nêu nội dung
hình: bạn đang vuốt ve con mèo, bạn
cho chó ăn, bạn giúp bà thái rau cho


/>lợn, bạn cho gà ăn.
+ Kể các việc làm chăm sóc và bảo vệ vật + Các việc làm chăm sóc và bảo vệ
nuôi và tác dụng của các việc làm đó.
vật nuôi là: cho ăn, uống; giữ ấm
cho động vật vào mùa đông, …
Các việc làm đó giúp con vật mau
lớn, nó thể hiện sự yêu quý của các
bạn đối với vật nuôi trong nhà.
- GV: Vì vậy các em hãy yêu quý, chăm

sóc, bảo vệ vật nuôi.
* Hoạt động 2
Mục tiêu: HS nêu thêm được những việc
làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
Cách tiến hành: Cá nhân
- GV cho HS quan sát các hình 2, 3, 4 SGK - HS quan sát, nêu:
tr77 và liên hệ thực tế:
+ Kể thêm những việc làm để chăm sóc và Hình 2: Bạn nhỏ mang mèo đến bác
bảo vệ con vật.
sĩ thú y khám bệnh.
Hình 3: Rửa chuồng cho con vật.
Hình 4: Đốt lửa sưởi ấm cho trâu.
- GV: Các em chú ý chăm sóc tốt cho các
- Lắng nghe.
con vật mà gia đình mình nuôi.
3. Thực hành (10 phút)
Mục tiêu: HS chơi vui vẻ, tự tin kể được
các việc nên, không nên làm để chăm sóc
và bảo vệ vật nuôi.
Cách tiến hành: Nhóm 6
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Kể tên các - Lần lượt các nhóm kể một lượt, sau
việc nên và không nên làm để chăm sóc và đó lại vòng lại đến nhóm nào không
bảo vệ vật nuôi.
kể được thì bị dừng chơi, các nhóm
còn lại tiếp tục khi còn một nhóm
duy nhất là thắng cuộc.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương đội
thắng cuộc.
4. Đánh giá (1 phút)
HS yêu quý, có ý thức chăm sóc và

bảo vệ con vật cũng như thực hiện
được các công việc đơn giản để
chăm sóc con vật.
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
5


/>Yêu cầu HS cùng tham gia chăm sóc và
- Lắng nghe, thực hiện.
bảo vệ con vật ở gia đình và công cộng.

BÀI 18. CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ VẬT NUÔI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nêu và thực hiện được các việc cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân
khi tiếp xúc với động vật.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với động vật.
3. Thái độ:
- Yêu quý, có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật, có ý thức giữ an toàn
cho bản thân khi tiếp xúc với một số động vật.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ con vật nuôi trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); hộp đựng một

số câu hỏi về động vật.
- HS: SGK Tự nhiên và xã hội.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Cho HS hát bài hát “Con chim vành
khuyên”
- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (16 phút)
* Hoạt động 1
Mục tiêu: HS nêu được những việc làm:
Không trêu chọc, đánh đập con vật; không
6

- Cả lớp hát, vỗ tay theo nhịp.
- Lắng nghe.


/>làm đau; không phá thùng nuôi ong; …
Cách tiến hành: Nhóm đôi, cả lớp
- Cho HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK tr78,
- Quan sát, thảo luận, trả lời:
thảo luận nhóm và cho biết:

+ Điều gì có thể xảy ra với các bạn trong
+ Hình 1: Bạn nam trêu chó có thể
hình?
sẽ bị chó cắn.
+ Hình 2: Các bạn chọc vào tổ ong,
có thể bị ong đốt.
+ Hình 3: Bạn nhỏ áp má vào con
mèo có thể sẽ bị mèo cào.
- GV: Khi tiếp xúc với động vật để đảm
- Lắng nghe.
bảo an toàn cho bản thân các em không
được trêu, chọc, ôm các con vật đó; có thể
bị chúng cắn, đốt, ...
- Ngoài một số hình trong SGK, GV yêu
- HS liên hệ thực tế: Khi tiếp xúc với
cầu HS liên hệ thực tế để nêu thêm các lưu chó, mèo phải rửa tay sạch sẽ.
ý khác khi tiếp xúc với động vật nhằm bảo
đảm an toàn.
* Hoạt động 2
Mục tiêu: HS nêu được các bước cần làm
khi bị chó, mèo hoặc một con vật khác
(rắn, …) cào, cắn.
Cách tiến hành: Nhóm, cả lớp
- Cho HS quan sát hình 4, 5, 6 SGK tr78 và - HS quan sát, thảo luận và đưa ra
thảo luận nhóm về các bước cần thực hiện cách xử lí khi bị chó, mèo cắn.
khi bị chó, mèo cắn.
- GV chốt: Khi chẳng may bị chó, mèo cắn - Lắng nghe.
ta cần:
1. Rửa vết thương.
2. Băng vết thương.

3. Đi gặp bác sĩ để tiêm phòng.
- GV yêu cầu HS liên hệ: cần làm gì khi bị - HS liên hệ khi bị các con vật khác
các con vật khác cào, cắn.
cào, cắn.
3. Thực hành (5 phút)
Mục tiêu: HS nêu tự tin và rõ ràng.
Cách tiến hành: Nhóm 4
- GV cho HS thảo luận, liên hệ thực tế nói - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý
về các việc cần làm để đảm bảo an toàn khi kiến.
tiếp xúc với các con vật.
- Đại diện một số nhóm lên chia sẻ:
7


/>Để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với
các con vật: không ôm ấp con vật,
rửa tay sau khi tiếp xúc, …
- GV và HS nhận xét, tuyên dương nhóm
có ý kiến hay.
5. Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu: HS tự tin nêu ý kiến từ chối ăn
thịt thú rừng một cách tự nhiên.
Cách tiến hành: Nhóm 4
- GV cho HS đóng vai xử lí tình huống.
- Từng nhóm phân vai đóng các
thành viên trong gia đình: Bố, mẹ,
Hoa và em trai. Từng thành viên sẽ
nói một câu đáp lại gợi ý của bố.
- GV gọi vài nhóm lên diễn trước lớp.
- Một số nhóm lên diễn: Mẹ nói:

Thôi chúng ta sẽ không đi ăn thịt thú
rừng, mai cả nhà mình sẽ đi siêu thị;
Hoa nói: Bố ơi không nên ăn thịt thú
rừng để góp phần bảo vệ các động
vật hoang dã; em Hoa: Con thích đi
siêu thị hơn, …)
- GV và HS nhận xét, tuyên dương những
nhóm diễn tốt và có cách xử lí hay.
6. Đánh giá (5 phút)
- HS yêu quý các con vật, có ý thức
chăm sóc, bảo vệ cũng như thực hiện
được các công việc đơn giản để
chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
* Định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất:
- GV tổ chức cho HS thảo luận về hình
- HS thảo luận, nhận xét: Bạn Hoa
tổng kết cuối bài, nhận xét về thái độ, tình rất yêu quý con vật nuôi.
cảm của Hoa đối với vật nuôi.
- Cho HS liên hệ thực tế với thái độ của
- Một số HS liên hệ với bản thân.
bản thân HS với vật nuôi ở gia đình.
- GV: Các em phải yêu quý các con vật
- Lắng nghe.
nuôi trong gia đình, nhưng cũng cần cẩn
thận không để các con vật cào, cắn nhé.
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục cùng tham gia - Lắng nghe, thực hiện.
8



/>chăm sóc và bảo vệ con vật và thực hiện
việc đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với các
con vật.
- Chuẩn bị hình về cây và các con vật.

BÀI 19. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Hệ thống được những kiến thức đã học được về thực vật và động vật.
2. Kĩ năng:
- Phân loại được thực vật và động vật theo tiêu chí đơn giản.
3. Thái độ:
- Yêu quý, có ý thức nhắc nhở mọi người xung quanh cùng chăm sóc, bảo vệ
cây và vật nuôi.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: 2 sơ đồ tư duy để trống như trong SGK cho mỗi nhóm 4 HS; các bộ
tranh, ảnh cây và con vật; giấy khổ lớn cho các nhóm (nhóm 4 HS); bút dạ cho các
nhóm hoặc bộ thẻ từ (để hoàn thành sơ đồ).
- HS: Sưu tầm hình về cây và các con vật.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền
điện”: Kể tên cây hoặc con vật mà em biết.
- Giới thiệu vào bài.
2. Thực hành (28 phút)
* Hoạt động 1
9

- Một HS kể (cây cam) sau đó chỉ
định bạn kể tiếp; cứ như thế đến khi
hết thời gian.
- Lắng nghe.


/>Mục tiêu: HS nêu được tên các cây, con vật
dựa vào đặc điểm của chúng hoặc ngược lại
dựa vào tên các cây; con vật nêu đặc điểm
của chúng. HS được củng cố kiến thức đã
học và rèn phản xạ.
Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng đeo tên cây,
- Lần lượt từng HS lên bảng đeo và
con vật vào lưng và các bạn ngồi dưới gợi ý trả lời đúng hoặc sai.
bằng các câu hỏi và chỉ có câu trả lời đúng,

sai, …
* Hoạt động 2
Mục tiêu: HS hệ thống được những kiến
thức về cây, con vật đã học và hoàn thành
sơ đồ theo các nhánh: cấu tạo (các bộ
phận), lợi ích, cách chăm sóc và bảo vệ, lưu
ý khi tiếp xúc.
Cách tiến hành: Nhóm 4
- GV cung cấp cho mỗi nhóm 2 sơ đồ tư
- Các nhóm HS thảo luận và hoàn
duy để trống:
thành sơ đồ theo gợi ý.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết
quả của nhóm minh.

- GV và HS nhận xét, bổ sung.
3. Đánh giá (3 phút)
10


/>Thấy được sự đa dạng của thể giới
thực vật và động vật. Có ý thức bảo
vệ cây và con vật.
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Chuẩn bị sản phẩm dự án cho tiết sau.
- Lắng nghe, thực hiện.

BÀI 19. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:


1. Kiến thức:
- Hệ thống được những kiến thức đã học được về thực vật.
2. Kĩ năng:
- Phân loại được thực vật theo tiêu chí đơn giản.
3. Thái độ:
- Yêu quý, có ý thức nhắc nhở mọi người xung quanh cùng chăm sóc, bảo vệ
cây.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); hộp đựng các
phiếu có tên một số cây.
- HS: Sưu tầm hình về cây.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

1. Khởi động (3 phút)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền
tin”.
- Cách chơi: HS vừa hát vừa trao tay nhau
cái hộp đựng tên một số cây. Khi GV hô

Dừng! cái hộp ở trong tay HS nào thì HS
đó chọn một phiếu và trả lời về tác dụng
của cây đó.
11

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- Cả lớp chơi theo lệnh của GV.


/>- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét khen HS
trả lời đúng nhiều câu hỏi.
- Giới thiệu vào bài.
- Lắng nghe.
2. vận dụng (26 phút)
* Hoạt động 1
Mục tiêu: HS nêu các việc làm mạch lạc,
rõ ràng.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm 2
- GV cho HS thảo luận trong nhóm để từng - Từng nhóm HS chia sẻ cho nhau
HS nêu ra những việc đã làm được để
nghe những việc mình đã làm được
chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
để bảo vệ cây trồng.
- Gọi từng nhóm lên chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm chia sẻ.
- GV và HS nhận xét, khuyến khích HS
- Lắng nghe.
làm những việc có ích để bảo vệ cây trồng
như: Chăm sóc cây, bắt sâu, nhổ cỏ, không

bẻ cành, giẫm lên cây; …
* Hoạt động 2
Mục tiêu: HS phấn khởi, tự tin trình bày
về sản phẩm. HS tỏ thái độ trân trọng các
sản phẩm của mình.
Cách tiến hành: Nhóm 4
- Báo cáo kết quả dự án: Trồng và chăm
sóc cây.
- Các nhóm trao đổi để chuẩn bị
- GV cho HS trưng bày các sản phẩm dự án phần trình bày.
mà các em đã mang đến lớp ở vị trí thuận
tiện theo nhóm. Các nhóm trao đổi để
chuẩn bị phần trình bày gồm:
- Đại diện các nhóm lần lượt lên báo
cáo: Ví dụ:
+ Tên của sản phẩm: Cây đã trồng.
+ Cây của nhóm em là cây đỗ, …
+ Thời gian và cách trồng, chăm sóc.
+ Chúng em gieo hạt, tưới nước 3
ngày hạt nảy mầm.
+ Tiến trình phát triển của cây.
+ Hằng ngày tưới nước nên cây phát
triển nhanh, đã ra 3 lá, thân đã cao.
- GV cùng cả lớp nhận xét, khuyến khích
- Lắng nghe, thực hiện.
các nhóm tiếp tục chăm sóc cây.
3. Đánh giá (5 phút)
- Tự đánh giá cuối chủ đề: GV đưa nội
- HS tự đánh giá xem đã thực hiện
dung cần đánh giá:

được những nội dung nào đã nêu.
+ Gọi tên cây xung quanh. Nói về các bộ
12


/>phận của chúng.
+ Nêu lợi ích của cây.
Biết cách chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Yêu cầu HS thực hiện chăm sóc cây
trồng.

- Lắng nghe, thực hiện.

BÀI 19. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Hệ thống được những kiến thức đã học được về động vật.
2. Kĩ năng:
- Phân loại được động vật theo tiêu chí đơn giản.
3. Thái độ:
- Yêu quý, có ý thức nhắc nhở mọi người xung quanh cùng chăm sóc, bảo vệ
vật nuôi.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý, có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:


1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); hộp đựng các
phiếu có tên một số con vật.
- HS: Sưu tầm hình về cây và các con vật.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền
tin”.
- Cách chơi: HS vừa hát vừa trao tay nhau
cái hộp đựng tên một số con vật. Khi GV
hô Dừng! cái hộp ở trong tay HS nào thì
HS đó chọn một phiếu và trả lời về lợi ích
của con vật đó.
13

- HS chơi theo lệnh của GV.


/>- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét khen HS
trả lời đúng nhiều câu hỏi.
- Giới thiệu vào bài.
- Lắng nghe.

2. vận dụng (26 phút)
* Hoạt động 1
Mục tiêu: HS nêu các việc làm mạch lạc,
rõ ràng.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm 2
- GV cho HS thảo luận trong nhóm để từng - Từng nhóm HS chia sẻ cho nhau
HS nêu ra những việc đã làm được để
nghe những việc mình đã làm được
chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
để bảo vệ vật nuôi.
- Gọi từng nhóm lên chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm chia sẻ.
- GV và HS nhận xét, khuyến khích HS
- Lắng nghe.
làm những việc có ích để bảo vệ vật nuôi
như: Yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi
trong nhà; …
* Hoạt động 2
Mục tiêu: HS đóng vai xử lí được tình
huống xảy ra trong cuộc sống.
Cách tiến hành: Nhóm 4
- GV nêu tình huống:
+ Tình huống 1: Bạn An chơi với mèo,
- Lắng nghe.
thường xuyên ôm ấp mèo không may bị
mèo cào. Nếu em nhìn thấy thế, em sẽ làm
gì?
- Cho các nhóm thảo luận, đóng vai
- Các nhóm thảo luận, phân chia vai.
- Lần lượt các nhóm lên đóng vai xử

lí tình huống.
- GV và HS nhận xét, khen những nhóm có
cách xử lí hay.
- GV nhắc lại: Khi nhìn thấy An ôm ấp
- Lắng nghe.
mèo và bị mèo cào, em sẽ lau rửa vết
thương cho bạn và nói với người lớn đưa
bạn đi y tế kiểm tra; và nhắc bạn lần sau
không được làm vậy vì rất dễ bị mèo cào,
cắn.
+ Tình huống 2: Nam đến chơi nhà bạn,
thấy nhà bạn có chó, bạn cho chó ăn và
tắm cho chó. Em học được điều gì từ bạn?
14


/>- Cho các nhóm thảo luận, đóng vai
- Các nhóm thảo luận, phân chia vai.
- Lần lượt các nhóm lên đóng vai xử
lí tình huống.
- GV và HS nhận xét, khen những nhóm có
cách xử lí hay.
- GV củng cố: Các em phải yêu quý và
- Lắng nghe.
chăm sóc các con vật nuôi trong nhà như
bạn Nam trong tình huống nhé.
3. Đánh giá (5 phút)
- Tự đánh giá cuối chủ đề: GV đưa nội
- HS tự đánh giá xem đã thực hiện
dung cần đánh giá:

được những nội dung nào đã nêu
+ Gọi tên cây và con vật xung quanh. Nói
trong khung.
về các bộ phận của chúng.
+ Nêu lợi ích của cây và con vật.
Biết cách chăm sóc, bảo vệ cây trồng và
vật nuôi.
- GV đánh giá, tổng kết sau khi HS học
xong một chủ đề
* Định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất:
- GV tổ chức cho HS thảo luận về hình
- HS thảo luận, liên hệ thực tế.
tổng kết cuối bài và liên hệ thực tế với việc
làm của bản thân.
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Yêu cầu HS thực hiện và tuyên truyền
- Lắng nghe, thực hiện.
cho mọi người xung quanh cùng thực hiện
theo thông điệp mà nhóm đã đưa ra.

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 20. CƠ THỂ EM (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể; vẽ
hoặc sử dụng hình có sẵn để ghi chú hoặc nói được tên các bộ phận của cơ thể; phân
biệt được con trai và con gái.
2. Kĩ năng:

15


/>- Có kĩ năng thực hiện các hoạt động cần thiết để giữ gìn vệ sinh cơ thể và
thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.
3. Thái độ:
- Yêu quý và có ý thức tự giác trong việc chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên
cơ thể mình, tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trong những người khuyết
tật kém may mắn hơn mình.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hìnhphóng to trong SGK (nếu có thể), hình về cơ thể người; hình bé
trai, bé gái.
- HS: Giấy, bút chì, bút màu, khăn lau, kem đánh răng, bàn chải, cốc.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Cho HS hát bài hát Năm ngón tay ngoan

- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (20 phút)
* Hoạt động 1
Mục tiêu: HS biết được vị trí và tên gọi
của một số bộ phận bên ngoài cơ thể.
Cách tiến hành: Cá nhân
- GV cho HS quan sát hình1, 2, 3, 4, 5
trong SGK tr 82, nêu nội dung từng hình.

16

- Cả lớp và hát và vỗ tay theo nhịp.
- Lắng nghe.

- HS quan sát, nêu:
Hình 1: 2 “bác sĩ” Minh và Hoa.
Hình 2: Bác sĩ Minh khám tay cho
bạn nữ
Hình 3: Bác sĩ Hoa đang khám cổ,
vai gáy cho bạn nữ.
Hình 4: Bác sĩ Hoa đang khám chân
cho bạn nam.
Hình 5: Bác sĩ Minh đang khám
miệng cho bạn nam.


/>+ Kể tên những bộ phận bên ngoài cơ thể. + Một số HS kể: tay, chân, cổ, đầu,
miệng, …
- GV: Cơ thể chúng ta có các bộ phận bên - Lắng nghe.
ngoài như: đầu, mình, tay, chân, mắt, mũi,

… vì vậy các em cần chú ý giữ vệ sinh nhé.
* Hoạt động 2
Mục tiêu: HS hăng hái, tự tin nêu được sự
giống nhau và khác nhau giữa các em.
(Giống: đều có các bộ phận: đầu, cổ, mắt,
mũi, tay, gáy, … Khác nhau: cao, thấp, gầy,
béo, tóc, màu da, …). Từ đó giáo dục HS
cần tôn trọng sự khác biệt của người khác.
Phân biệt được bạn trai, bạn gái.
- Lắng nghe, về thực hiện.
Cách tiến hành: Cá nhân, cặp đôi
- GV cho HS nói với nhau về sự giống và
- HS trao đổi cặp đôi, nói với nhau
khác nhau giữa các em.
về sự giống và khác nhau giữa các
em.
- GV cho HS quan sát hình 6 SGK tr 83 và - HS quan sát, trả lời sự khác nhau
cho biết hình nào là bạn trai, hình nào là
bên ngoài giữa bạn trai và bạn gái:
bạn gái.
bạn trai thì tóc ngắn, thường mặc
quần áo; bạn gái thì tóc dài, hay mặc
váy, …
3. Thực hành (6 phút)
Mục tiêu: Ngoài những bộ phận đã biết,
HS nói được thêm và chi tiết hơn têm các
bộ phận bên ngoài cơ thể.
Cách tiến hành: Cả lớp
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh
ai đúng.

- Cách chơi: GV nói Tai đâu tai đâu thì HS - Lắng nghe và chơi theo sự điều
phải đưa tay lên đúng vị trí tai, cứ như vậy khiển của GV.
GV hỏi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Cho HS quan sát hình ghi sẵn các bộ
- Quan sát.
phận như mắt, mũi, miệng, bàn chân, bàn
tay, ngón tay, … giúp HS củng cố lại các
bộ phận bên ngoài cơ thể.
4. Đánh giá (5 phút)
- HS Xác định được vị trí, nói được
tên của một số bộ phận bên ngoài cơ
17


/>thể. Biết yêu quý các bộ phận trên cơ
thể mình cũng như tôn trọng sự khác
biệt về hình dáng bên ngoài của
những người khác.
* Định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất:
- GV tổ chức cho HS thảo luận về hình ba - HS quan sát, thảo luận về màu da,
bạn nhỏ ở cuối bài (khác nhau về màu da,
mái tóc, chủng tộc của 3 bạn.
mái tóc, chủng tộc) đang vui chơi.
- Kết luận: Cơ thể chúng ta đều có các bộ - Lắng nghe.
phận giống nhau, tuy nhiên các bộ phận đó
có thể khác nhau ở mỗi người: màu da,
mái tóc, … Chúng ta cần tôn trọng sự khác
biệt đó.
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)

Hãy tìm hiểu thêm về những bộ phận bên
- Lắng nghe, thực hiện.
ngoài của cơ thể và chức năng của chúng.

BÀI 20. CƠ THỂ EM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nêu được chức năng của một số bộ phận bên ngoài cơ thể; nhận biết được
các bộ phận trên cơ thể ngoài việc thực hiện các chức năng cơ học còn có chức năng
thể hiện thái độ, tình cảm, …
- Nêu và biết cách tự thực hiện các hoạt động (đơn giản) cần thiết để giữ gìn
vệ sinh cơ thể và thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng thực hiện các hoạt động cần thiết để giữ gìn vệ sinh cơ thể và
thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.
3. Thái độ:
- Yêu quý và có ý thức tự giác trong việc chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên
cơ thể mình, tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trong những người khuyết
tật kém may mắn hơn mình.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh.
18


/>II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Hìnhphóng to trong SGK (nếu có thể), hình về cơ thể người; hình bé
trai, bé gái; Thẻ chữ (mỗi thẻ chữ ghi suy nghĩ, quay đầu, cầm nắm, đi) để chơi trò
chơi (số bộ bằng số nhóm).
- HS: Giấy, bút chì, bút màu, khăn lau.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi Làm theo tôi nói,
không làm theo tôi làm.
- Cách chơi: Khi GV hô “đầu” nhưng tay
lại chỉ vào cổ thì HS phải chỉ vào đầu.
- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (20 phút)
* Hoạt động 1
Mục tiêu: HS biết được mỗi bộ phận trên
cơ thể đều có chức năng hay nhiệm vụ của
nó.
Cách tiến hành: Cá nhân
- GV cho HS quan sát hình 1, 2, 3 trong
SGK tr 84, nêu nội dung hình.

+ Những bộ phận nào trên cơ thể làm
được các việc đó?

+ Muốn đá bóng được thì chỉ dùng chân
không có đá được không?
- GV kết luận: Hoạt động trong mỗi hình
thể hiện chức năng chính của một bộ phận,
ví dụ: khi đá bóng thì dùng chân. Khi vẽ
thì dùng tay, … và cần sự phối hợp vận
động giữa các bộ phận trong một hoạt
động (ví dụ: muốn đá bóng thì không chủ
dùng chân mà còn cần phối hợp với mắt,
19

- HS chơi theo lệnh của GV.
- Lắng nghe.

- HS quan sát, nêu:
Hình 1: Bạn nữ nhảy dây.
Hình 2: Bạn nữ lắc vòng.
Hình 3: Bạn nam đá bóng.
+ Nhảy dây dùng chân, tay.
+ Đá bóng dùng chân.
+ Muốn đá bóng được thì chỉ dùng
chân không thì không đá được.
- Lắng nghe.


/>đầu, …).
* Hoạt động 2
Mục tiêu: HS biết được tên các bộ phận
cùng thực hiện một hoạt động
Cách tiến hành: Cá nhân

- GV cho HS quan sát hình 6, 7 SGK tr 84
và trả lời:
+ Kể tên việc làm trong từng hình.

+ Cho biết tên các bộ phận chính thực
hiện các hoạt động trong hình.

- HS quan sát, một số HS trả lời:
+ Hình 6: Bế em.
+ Hình 7: Các bạn đi học gặp bác
bảo vệ, các bạn và bác bảo vệ chào
hỏi nhau.
+ Tên các bộ phận chính thực hiện
hoạt động bế em là: Tay, chân,
người, .... Hoạt động chào hỏi là:
miệng, tay, người, …
- Lắng nghe.

- GV: Để làm một việc gì đó chúng ta phải
kết hợp nhiều bộ phận trên cơ thể thì mới
làm tốt được.
* Hoạt động 3
Mục tiêu: HS biết được ngoài các chức
năng đã có thì các bộ phận trên cơ thể còn
được sử dụng để thể hiện tình cảm, giúp đỡ
người khác trong lúc khó khăn.
Cách tiến hành: Cá nhân
- Một số HS trả lời:
- GV nêu câu hỏi:
+ Việc bế em thể hiện tình cảm yêu

+ Các việc làm trên thể hiện tình cảm gì?
quý em nhỏ, … Việc chào hỏi thể
hiện sự tôn trọng, lễ phép với người
lớn tuổi, …
- Lắng nghe.
- GV: Ngoài việc cầm nắm, tay còn dùng
để thể hiện tình cảm; nên có những hành
động, lời nói thể hiện tình cảm với người
khác; tránh làm tổn thương đến người
khác.
3. Thực hành (5 phút)
Mục tiêu: HS nêu tự tin, hào hứng chơi,
gắn được các thẻ chữ vào đúng vị trí.
Cách tiến hành: Nhóm 4
- HS các đội lên chơi theo lệnh của
- Tổ chức cho HS Chơi trò chơi: GV dán
GV.
20


/>hai sơ đồ em bé lên bảng, chia lớp thành
hai đội chơi. Mỗi đội cử ra 4 HS, các bạn
còn lại ở dưới cổ vũ. Từng em trong 4 HS
cầm một thẻ chữ, đứng xếp hàng dọc gần
bảng. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” thì lần
lượt từng em lên gắn thẻ chữ vào vị trí a, b,
c, d.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương đội
thắng cuộc.
4. Vận dụng (5 phút)

Mục tiêu: HS tự tin nêu được tình huống
diễn ra trong hình. Dự đoán được cách xử
lí của bạn gái và nêu được cách giúp đỡ
bạn của riêng mình.
Cách tiến hành: Nhóm 4
- Quan sát, một số HS trả lời:
- Cho HS quan sát, nhận xét về hình cuối
trong SGK và đặt câu hỏi:
+ Bạn trai trong hình phải dùng
+ Vì sao bạn trai trong hình phải dùng
nạng vì chân bạn bị đau.
nạng?
+ Bạn gái nói: Để mình giúp bạn.
+ Bạn gái đã nói gì với bạn trai?
+ Bạn gái có thể cho bạn trai vịn
+ Bạn gái có thể giúp bạn trai như nào?
vào vai mình đi.
+ Nếu là em trong tình huống đó, em
+ Nếu là em trong tình huống đó, em sẽ
sẽ đỡ bạn đi, …
làm gì giúp bạn?
5. Đánh giá (1 phút)
- HS nêu được chức năng của một số
bộ phận bên ngoài cơ thể, biết sử
dụng các bộ phận trên cơ thể thực
hiện các hoạt động, thể hiện tình
cảm, giúp đỡ người khác.
6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Lắng nghe, thực hiện.
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm vai

trò của các bộ phận bên ngoài cơ thể và các
việc cần làm để giữ gìn và bảo vệ các bộ
phận đó.

BÀI 20. CƠ THỂ EM (TIẾT 3)
21


/>I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nêu và biết cách tự thực hiện các hoạt động (đơn giản) cần thiết để giữ gìn
vệ sinh cơ thể và thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng thực hiện các hoạt động cần thiết để giữ gìn vệ sinh cơ thể và
thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.
3. Thái độ:
- Yêu quý và có ý thức tự giác trong việc chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên
cơ thể mình, tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trong những người khuyết
tật kém may mắn hơn mình.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hìnhphóng to trong SGK (nếu có thể), xà phòng hoặc nước rửa tay.
- HS: Kem đánh răng, bàn chải, cốc.
2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Cho HS múa hát bài Hai bàn tay của em.
- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (10 phút)
* Hoạt động 1
Mục tiêu: HS biết và nói được những việc
cần làm hằng ngày để giữ vệ sinh cơ thể và
thời điểm thực hiện chúng.
Cách tiến hành: Cá nhân
- GV cho HS quan sát hình diễn tả các hoạt
động của Hoa ở nhà và nói về các việc bạn
Hoa đã làm hằng ngày để giữ vệ sinh cơ
thể.
- GV cho HS biết có những hoạt động
22

- Cả lớp đứng lên múa và hát.
- Lắng nghe.

- HS quan sát, một số HS nêu: Các
việc bạn Hoa đã làm hằng ngày để
giữ vệ sinh cơ thể là: đánh răng, rửa

mặt, chải tóc, tắm gội, …
- Lắng nghe.


/>thường chỉ làm một lần trong ngày nhưng
cũng có những hoạt động cần thực hiện
nhiều lần trong ngày như rửa tay (trước khi
ăn, sau khi đi vệ sinh, …), chải răng (sau
các bữa ăn, buổi sáng và trước khi đi ngủ),
chải đầu (sau khi gội đầu và sau khi ngủ
dậy), rửa mặt (sau khi ngủ đậy, sau khi đi
ra ngoài đường về), rửa chân (trước khi đi
ngủ, sau khi đi ngoài đường về).
* Hoạt động 2
Mục tiêu: HS tự tin, hào hứng kể về những
việc đã làm để giữ vệ sinh cơ thể.
Cách tiến hành: Cá nhân
- GV cho HS liên hệ với bản thân, kể
- HS tự liên hệ bản thân, kể những
những việc các em đã làm để giữ sạch cơ
việc các em đã làm để giữ sạch cơ
thể.
thể.
3. Thực hành (10 phút)
* Hoạt động 1
Mục tiêu: HS có thể tiến hành được các
bước rửa tay bằng xà phòng với nước sạch
theo đúng thứ tự, biết được thời điểm cần
rửa tay (khi tay bẩn, trước khi ăn và sau
khi đi vệ sinh,…).

Cách tiến hành: Cá nhân
- Cho HS quan sát hình 1 SGK tr 87: Các
- HS quan sát.
bước rửa tay đúng cách.
- Hướng dẫn HS thực hành rửa tay đúng
- Thực hành rửa tay.
cách theo các bước: Làm ướt tay, lấy xà
phòng; xoa 2 lòng bàn tay vào nhau; xoa
các kẽ ngón tay; xoay tay này trên lòng bàn
tay kia; xoay ngón tay cái; chụm ngón tay
xoay trên lòng bàn tay kia; rửa sạch với
nước.
* Hoạt động 2
Mục tiêu: HS thực hiện được việc chải
răng đúng cách.
Cách tiến hành: Cá nhân
- Sau khi thực hành rửa tay đúng cách, GV - HS quan sát quy trình chải răng,
cho HS quan sát quy trình chải răng và yêu sau đó thực hành.
23


/>cầu HS thực hành.
- GV quan sát, điều chỉnh nếu HS làm chưa
đúng.
4. Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu: HS mạnh dạn, tự tin nói được
những việc mình và người thân đã làm để
giữ vệ sinh cơ thể.
Cách tiến hành: Cặp đôi
- GV cho HS liên hệ thực tế, thảo luận

nhóm và nói với bạn những việc mình và
người thân đã làm để giữ vệ sinh cơ thể.
- Gọi một số HS lên nói trước lớp.

- HS liên hệ thực tế, kể cho bạn nghe
những việc mình và người thân đã
làm để giữ vệ sinh cơ thể.
- Một số HS lên nói việc làm của
mình để giữ vệ sinh cơ thể.

5. Đánh giá (5 phút)
- HS nêu được các việc làm cần thiết
để giữ vệ sinh cơ thể, và tự giác thực
hiện đúng các việc làm đó để bảo vệ
các bộ phận, đảm bảo cho cơ thể
luôn khỏe mạnh.
* Định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất:
- GV tổ chức cho HS thảo luận về hình
tổng kết cuối bài và đặt câu hỏi:
+ Minh đã nói gì với mẹ?
+ Nhận xét về việc làm của Minh. Em có
thường tự giác đi tắm để giữ vệ sinh như
Minh không?
- GV tổ chức cho HS đóng vai.
- GVchốt: Giữ sạch cơ thể sẽ giúp bạn
khỏe mạnh.
6. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- GV nhắc HS về nhà xem anh/ chị/ em và
bố mẹ đã thực hiện các hoạt động vệ sinh

thân thể đúng cách và đúng giờ chưa, nếu
chưa thì nhắc nhở.

24

- HS quan sát hình cuối bài, thảo
luận theo nhóm và trả lợi:
+ Minh đã nói: Mẹ ơi, con đi tắm
nhé!
+ Minh tự giác làm các việc để giữ
vệ sinh cơ thể. HS liên hệ bản thân.
- Các nhóm đóng vai thể hiện tình
huống.

- Lắng nghe, thực hiện.


/>BÀI 21. CÁC GIÁC QUAN CỦA CƠ THỂ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí, nêu được tên và chức năng của 5 giác quan của cơ thể.
Nhận biết được vai trò quan trọng của các giác quan là giúp cơ thể nhận biết mọi
việc xung quanh.
2. Kĩ năng:
- Biết cách bảo vệ và phòng tránh một số bệnh liên quan đến các giác quan.
3. Thái độ:
- Biết yêu quý, trân trọng và có ý thức tự giác thực hiện các việc cần làm để
chăm sóc và bảo vệ các giác quan.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Biết tôn trọng, cảm thông và giúp đỡ các bạn bị hỏng giác quan
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). các hình sưu
tầm; băng đĩa CD bài hát Năm giác quan. Sáng tác của Ngọc Lan.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về cách chăm sóc và bảo vệ mắt, tai, mũi, lưỡi và da.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Cho HS nghe hát bài Năm giác quan.
Sáng tác của Ngọc Lan.
- Giới thiệu vào bài.
2. Khám phá (15 phút)
* Hoạt động 1
Mục tiêu: HS biết được tên, xác định được
vị trí và chức năng của 5 giác quan.
Cách tiến hành: Cá nhân
- GV cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK
tr 88, nêu nội dung hình.
25


- HS vừa hát vừa nhún nhảy theo
giai điệu của bài hát.
- Lắng nghe.

- Quan sát, nêu:
Hình 1: Hoa thấy hoa hồng đẹp và
thơm.


×