Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP NHẬN THỨCDành cho sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.59 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP NHẬN THỨC
Dành cho sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng

Bình Định, 2019


MỤC LỤC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỢT THỰC TẬP NHẬN THỨC...............................3
1. Đối tượng sinh viên đi thực tập nhận thức......................................................................3
2. Mục đích........................................................................................................................ 3
3. Yêu cầu........................................................................................................................... 3
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC.........................4
1. Trang bìa và trang phụ bìa..............................................................................................5
2. Mục lục.......................................................................................................................... 5
3. Danh mục các từ viết tắt (nếu có)...................................................................................5
4. Danh mục sơ đồ, bảng biểu (nếu có)..............................................................................5
5. Lời mở đầu..................................................................................................................... 5
6. Các phần chính của Báo cáo thực tập nhận thức............................................................6
7. Kết luận........................................................................................................................ 15
8. Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................................16
9. Phụ lục (nếu có)............................................................................................................ 16
10. Nhận xét của cơ sở thực tập........................................................................................16
11. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn............................................................................16
III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP
NHẬN THỨC.................................................................................................................21
1. Đóng quyển.................................................................................................................. 21
2. Số trang........................................................................................................................ 21
3. Phông chữ chính...........................................................................................................21


4. Trình bày các bảng và hình trong báo cáo....................................................................19
5. Hướng dẫn phân tích dữ liệu định lượng......................................................................22
IV. YÊU CẦU KHÁC.....................................................................................................23

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TC-NH & QTKD

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

QUY ĐỊNH THỰC TẬP NHẬN THỨC
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
- Căn cứ vào mục tiêu đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Quy
Nhơn.
- Căn cứ vào quy trình đào tạo - hệ đào tạo chính quy, theo chương trình tín chỉ toàn
khoá học của trường Đại học Quy nhơn.
Khoa Tài chính - Ngân hàng & QTKD quy định Báo cáo thực tập nhận thức cho sinh
viên ngành Tài chính - Ngân hàng như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỢT THỰC TẬP NHẬN THỨC
1. Đối tượng sinh viên đi thực tập nhận thức
Sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng đã hoàn thành 5 kỳ học lý thuyết theo
chương trình học của Nhà trường.
Sinh viên có thể đến thực tập ở các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
(các công ty sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty
chứng khoán, công ty bảo hiểm…), hoặc các đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn viện trợ và
hợp tác đầu tư như Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban,

ngành khác.
2. Mục đích
Thực tập nhận thức nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu, làm quen thực tế ở các
đơn vị về hoạt động tài chính - tiền tệ và ngân hàng. Đồng thời vận dụng kiến thức đã học
để tiến hành phân tích thực trạng một số hoạt động chủ yếu tại các đơn vị này. Từ đó, đưa
ra các nhận xét, đánh giá về thực trạng của các hoạt động trên tại đơn vị.
Rèn luyện tác phong, phương pháp làm việc của một chuyên viên tài chính - ngân hàng.
3. Yêu cầu
3.1. Về chính trị tư tưởng

3


Quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước,
đặc biệt là những quan điểm đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế liên quan đến hoạt động
tài chính, ngân hàng của các tổ chức kinh tế.
Tu dưỡng, rèn luyện theo các tiêu chuẩn của người cán bộ quản trị, chuyên viên tài
chính - ngân hàng; đồng thời thấy rõ những mục tiêu cần phấn đấu tu dưỡng để trở thành
một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có đủ phẩm chất, năng lực phù hợp
với cơ chế kinh tế mới.
3.2. Về chuyên môn
Vận dụng nhận thức kiến thức các môn học đã được Nhà trường trang bị để phân
tích, đánh giá các hoạt động tài chính, tiền tệ và ngân hàng tại các tổ chức kinh tế, phi
kinh tế.
Rèn luyện năng lực thực hành, vận dụng lý luận vào giải quyết các tình huống cụ thể
trong thực tiễn của một chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Rèn
luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, khả năng khảo sát nắm bắt và phân tích, tìm
biện pháp giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và ngân hàng.
Hoàn thành Báo cáo thực tập nhận thức tại cơ sở thực tập theo quy định của Bộ môn
và sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.

II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Một báo cáo thực tập nhận thức gồm có những nội dung chính và được viết theo
thứ tự như sau:
1. Trang bìa và trang phụ bìa (theo mẫu)
2. Mục lục
3. Danh mục các từ viết tắt (nếu có)
4. Danh mục bảng, biểu đồ (nếu có)
5. Lời mở đầu
6. Phần 1: Giới thiệu khái quát về cơ sở thực tập
7. Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động (sản xuất kinh doanh) của cơ sở thực tập
8. Kết luận
9. Danh mục tài liệu tham khảo
10. Phụ lục (nếu có)
11. Nhận xét của cơ sở thực tập (theo mẫu)

4


12. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn (theo mẫu)

Dưới đây là những quy định chi tiết về từng nội dung của báo cáo:
1. Trang bìa và trang phụ bìa
Trang bìa và trang phụ bìa được trình bày theo mẫu 1; khác biệt duy nhất là trang bìa
(bản cuối cùng) được in trên bìa cứng, còn trang phụ bìa được in trên giấy trắng theo khổ A4.
2. Mục lục
Mục lục cần có tên các phần, tiểu mục và tên các tiểu mục và số trang. Mục lục không
quá 2 trang.
3. Danh mục các từ viết tắt (nếu có)
Nếu trong nội dung báo cáo nhận thức có từ viết tắt, thì trong trình bày báo cáo nhận
thức phải có trang Danh mục các từ viết tắt, các từ viết tắt được xếp thứ tự theo a,b,c…

4. Danh mục sơ đồ, bảng biểu (nếu có)
Nếu trong nội dung báo cáo nhận thức có bảng, biểu đồ, sơ đồ thì trong trình bày báo
cáo nhận thức phải có trang Danh mục sơ đồ, bảng biểu. Các bảng số liệu được đánh thứ tự
theo bảng, biểu đồ được đánh thứ tự theo biểu đồ.
Ví dụ:

Danh mục bảng, biểu và sơ đồ

Bảng

trang

Bảng 2.1. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB giai đoạn 2017 – 2018....................12
Bảng 2.2. Doanh số cho vay của Ngân hàng ACB qua các năm 2017 – 2018.....................22
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Lợi nhuận Ngân hàng ACB qua các năm 2017 – 2018...................................34
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tín dụng của Ngân hàng ACB theo thời hạn........................................44
5. Lời mở đầu
Lời mở đầu dài khoảng 1-2 trang, bao gồm những nội dung sau:
 Nêu sự cần thiết của thực tập nhận thức, bao gồm những nội dung sau:
- Ý nghĩa của đợt thực tập nhận thức.
- Lý do chọn cơ sở thực tập.
5


 Mục đích của báo cáo: tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế ở tổ chức kinh tế về
hoạt động tài chính - tiền tệ và ngân hàng. Đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến
hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của các tổ chức đó. Từ đó, đưa ra
những nhận xét đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu ở những mặt hoạt động mà sinh
viên đã tiến hành phân tích.

 Đối tượng nghiên cứu: quá trình hình thành và hoạt động của cơ sở thực tập.
 Phạm vi nghiên cứu: tình hình hoạt động tại cơ sở thực tập từ năm 2017 đến năm
2019.
 Phương pháp nghiên cứu: báo cáo thực tập nhận thức áp dụng chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận, kết hợp với phương pháp phân
tích tổng hợp, thống kê…
 Kết cấu của báo cáo thực tập nhận thức: Ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục của
Báo cáo thực tập gồm mấy phần (nêu tên 2 phần chính của báo cáo).
 Lời cảm ơn: đối với cơ sở thực tập, người hướng dẫn tại cơ sở, giảng viên hướng
dẫn Trường Đại học Quy Nhơn và những người khác (gia đình, người thân, bạn bè…) vì
đã tạo điều kiện cho hoàn thành báo cáo này.
 Lời cầu thị: thể hiện thái độ mong được sự góp ý của những người khác để báo cáo
nhận thức được hoàn thiện hơn.
Cuối phần này có tên sinh viên thực tập và chữ ký của sinh viên thực tập.
6. Các phần chính của báo cáo thực tập nhận thức
Tổng số trang của các phần chính từ 35-40 trang.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP (Ghi tên đầy đủ
của cơ sở thực tập) – khoảng 10-15 trang.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở thực tập
- Tên, địa chỉ của cơ sở thực tập.
- Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng (sự thay đổi của cơ sở thực tập cho đến
nay; mô tả quá trình phát triển của cơ sở thực tập theo các mốc lịch sử: thời điểm tách ra,
nhập vào, thay tên, thay chức năng, thay đổi hình thức sở hữu, thay đổi quy mô, các hoạt
động liên doanh, liên kết kinh tế…).
- Quy mô hiện tại (đối với các ngân hàng, các công ty sản xuất kinh doanh, công ty tài
chính...).
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập
6



1.2.1. Các lĩnh vực, nhiệm vụ của cơ sở thực tập đang thực hiện theo giấy phép
kinh doanh (hoặc theo sự phân công).
1.2.2. Giới thiệu hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của cơ sở thực tập.
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của cơ sở thực tập
1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
1.4. Các hoạt động chính của cơ sở thực tập
- Nếu là đơn vị kinh doanh: thì mô tả những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ do đơn vị
kinh doanh.
- Nếu là một đơn vị quản lý nhà nước về tài chính, tiền tệ và ngân hàng: thì mô tả
nhiệm vụ chủ yếu mà họ phải thực hiện, qui trình thực hiện.
1.5. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của cơ sở thực tập (số liệu trong
thời gian ít nhất là 3 năm).
- Nếu là đơn vị kinh doanh: thì mô tả kết quả chủ yếu trong hoạt động kinh doanh
(doanh thu, lợi nhuận), hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu cơ bản (sức sinh lợi trên tổng
tài sản - ROA, sức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu - ROE, doanh lợi doanh thu, sức sinh lời
căn bản).
- Nếu là một đơn vị quản lý nhà nước về tài chính, tiền tệ và ngân hàng: thì mô tả kết
quả mà họ đã thực hiện trong 3 năm vừa qua.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Khoảng 22-25 trang.
 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
Quan sát và mô tả các hoạt động sau của doanh nghiệp
2.1. Lập các báo cáo tài chính
2.1.1. Bảng cân đối kế toán
2.1.1.1. Cơ sở lập bảng cân đối kế toán
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước
2.1.1.2. Nội dung


7


2.1.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
2.1.2.1. Cơ sở lập báo cáo
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước
- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
2.1.2.2. Nội dung
2.1.3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.1.3.1. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo
tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước…
2.1.3.2. Nội dung
2.2. Phân tích báo cáo tài chính
2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
 Các “hạng mục” cơ bản của BCĐKT
 Phân loại giữa tài sản và công nợ, dài hạn và ngắn hạn
 Cơ sở về giá trị (giá gốc, giá thị trường …)
 Phân tích con số trên BCĐKT và đánh giá vị thế của doanh nghiệp
2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
 Các “hạng mục” cơ bản của Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và những “hình
thức” của Báo cáo Kết quả HĐKD
 Cơ sở dồn tích và nguyên tắc ghi nhận doanh thu
 Nguyên tắc phù hợp và ghi nhận chi phí
 Hoạt động kinh doanh và hoạt động khác trên Báo cáo Kết quả HĐKD
 Phân tích các hạng mục đặc biệt
 Phân tích con số trên Báo cáo Kết quả HĐKD và đánh giá hoạt động của DN
2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Các “hạng mục” cơ bản của BCLCTT
 Mối liên hệ giữa BCLCTT và các BCTC khác


8


 Phân tích con số trên BCLCTT và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
2.2.4. Phân tích tài chính
 Phân tích chỉ số (khả năng sinh lời, thanh toán, hoạt động …)
 Nhận xét đánh giá và những nguyên nhân
2.3. Kế toán tài chính
2.3.1. Kỳ kế toán đơn vị tiền tệ sử dụng
Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01… đến
31/12… Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu
và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Ghi rõ là đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ khác
được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán.
2.3.2. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng
- Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán nào: chế độ kế
toán doanh nghiệp, chế độ kế toán doanh nghiệp đặc thù được Bộ Tài chính chấp thuận bằng
văn bản, Chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp hoặc Chế độ kế toán vừa và nhỏ.
- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Nêu rõ báo cáo tài
chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay
không? Báo cáo tài chính đươc coi, lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế
toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư
hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính và Chế độ kế toán hiện hành mà
doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi
rõ.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nêu rõ hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng là Nhật ký
chung, Chứng từ ghi sổ hoặc hình thức kế toán trên máy vi tính…
2.3.3. Các chính sách kế toán áp dụng
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
2.4. Lập dự án đầu tư (nếu có)

9


Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập
một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu quả thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc. Cụ
thể:
- Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư.
- Xác định thời điểm đầu tư và quy mô đầu tư.
- Lựa chọn hình thức đầu tư.
- Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư.
2.4.1. Báo cáo tiền khả thi
Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó
chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư
thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi.
Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm:
- Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn.
- Quy mô dự án và hình thức đầu tư.
- Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng
môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công...) được phân tích, đánh giá cụ thể.
- Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật
tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở...
- Lựa chọn các phương án xây dựng.
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả
năng trả nợ và thu lãi.
- Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.

- Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục. Trong trường hợp
Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật thì sau khi được phê
duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa
chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.
2.4.2. Báo cáo khả thi
Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về
nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó
cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

10


Nội dung của Báo cáo khả thi:
- Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.
- Mục tiêu đầu tư.
- Địa điểm đầu tư.
- Quy mô dự án.
- Vốn đầu tư.
- Thời gian, tiến độ thực hiện dự án.
- Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường.
- Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án.
- Các hình thức quản lí dự án.
- Hiệu quả đầu tư.
- Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án.
- Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Sinh viên chọn một dự án cụ thể tại cơ sở thực tập và tiến hành phân tích dựa trên nội
dung trên.
 ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG
2.1. Hoạt động huy động vốn
Phân tích quy mô huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm hoạt động, cơ cấu huy động

vốn (theo thời hạn, theo đối tượng, theo sản phẩm, theo loại tiền…).
2.2. Hoạt động sử dụng vốn
2.2.1. Hoạt động tín dụng
a/ Quy trình thẩm định tín dụng (mô tả quy trình thẩm định tín dụng tại chi nhánh
NHTM).
b/ Kết quả hoạt động tín dụng
Phân tích dư nợ cho vay, doanh số cho vay, doanh số thu nợ qua 3 năm hoạt động và
cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn, theo đối tượng, theo mục đích tín dụng, theo thành
phần kinh tế…).
2.2.2. Đầu tư và quản lý vốn khả dụng
Mua trái phiếu, gửi tiền tại các NHTM khác…

11


2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ nếu có.
2.4. Hoạt động dịch vụ thu phí (thanh toán, các dịch vụ internet banking…)
Phân tích tình hình cung cấp các dịch vụ thanh toán, thanh toán quốc tế, internet
banking… của ngân hàng và kết quả thu được từ các dịch vụ này.
2.5. Hoạt động của Khối hỗ trợ (marketing ngân hàng)
Mô tả và phân tích các chính sách marketing của ngân hàng: chính sách sản phẩm,
chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến.
 ĐỐI VỚI CÔNG TY BẢO HIỂM
2.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Bảo hiểm tai nạn con người.
- Bảo hiểm tai nạn và thiệt hại.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu.
- Bảo hiểm trách nhiệm chung.

- Bảo hiểm xe cơ giới.
- Bảo hiểm hàng không.
- Bảo hiểm cháy…
2.2. Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm
2.3. Hoạt động đầu tư tài chính
- Đầu tư tài chính ngắn hạn.
- Đầu tư tài chính dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, liên kết…).
2.4. Hoạt động đầu tư khác
Phân tích và mô tả từng hoạt động kinh doanh trên của công ty.
 ĐỐI VỚI CÔNG TY TÀI CHÍNH
2.1. Huy động vốn
- Phát hành trái phiếu.
- Phát hành kỳ phiếu.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi.
12


- Các giấy tờ có giá khác.
- Nhận ủy thác quản lý vốn bằng VNĐ và ngoại tệ của tổ chức và cá nhân.
2.2. Sử dụng vốn
- Tín dụng: tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp, cho vay sản xuất kinh doanh cá
thể, cho vay mua ô tô trả góp, cho vay mua nhà trả góp.
- Hoạt động đầu tư: Hợp tác đầu tư, đầu tư vào các công ty cổ phần đã và đang hoạt
động, đầu tư thành lập pháp nhân mới, kinh doanh cổ phiếu và chứng từ có giá, hoạt động ủy
thác đầu tư…
- Các hoạt động đầu tư khác.
- Kinh doanh ngoại hối.
2.3. Các dịch vụ tài chính
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp.
- Tư vấn tài chính dự án.

- Tư vấn, môi giới, kết nối đầu tư.
 ĐỐI VỚI SỞ TÀI CHÍNH
2.1. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các
chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, phương án thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; phối hợp tổ
chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài
chính.
2.2. Về quản lý ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh. 2.3. Quản lý tài sản của nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2.4. Về quản lý các quỹ tài chính nhà nước (quỹ đầu tư phát triển; quỹ bảo lãnh tín dụng
doanh nghiệp vừa và nhỏ; quỹ phát triển nhà ở và các loại hình quỹ tài chính nhà nước khác
được thành lập theo quy định của pháp luật).
2.5. Về quản lý tài chính doanh nghiệp.
2.6. Về quản lý giá và thẩm định giá.
2.7. Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với
các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán độc lập,
đầu tư tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xổ số, đặt cược và trò chơi có thưởng trên địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

13


2.8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến
nghị cấp cấp thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
2.9. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp luật và sự
phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.10. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng và triển khai
ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên

môn nghiệp vụ được giao.
2.11. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
2.13. Các hoạt động quản lý khác.
 ĐỐI VỚI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH, THÀNH PHỐ, HUYỆN
2.1. Các khoản thu qua kho bạc Nhà nước
- Thu từ thuế
- Thu từ phí và lệ phí
- Thu khác.
2.2. Các khoản chi qua kho bạc Nhà nước
- Chi thường xuyên.
- Chi đầu tư phát triển.
- Chi khác.
2.3. Tổ chức huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển thông qua việc phát hành trái
phiếu Chính phủ.
2.4. Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.
2.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.6. Các hoạt động khác
 ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ
- Đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế;
- Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;
14


- Xóa nợ, tiền thuế, tiền phạt;
- Quản lý thông tin người nộp thuế;
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế;
- Cưỡng chế, thi hành quyết định hành chính thuế;

- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế;
- Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế.
 ĐỐI VỚI SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ CÁC BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ,
KHU CÔNG NGHIỆP
- Qui trình thẩm định và cấp phép;
- Quản lý cấp phép sau đầu tư.
- Tình hình thu hút đầu tư, thực hiện đầu tư Cuối phần 2, sinh viên dành một mục lớn để
đánh giá chung về tình hình hoạt động của cơ sở thực tập theo các nội dung:
- Những kết quả đạt được.
- Những hạn chế còn tồn tại.
- Nguyên nhân của những hạn chế.
7. Kết luận: (khoảng 1-2 trang): tóm lại các vấn đề đã phân tích ở trên và nhận xét chung
nhất về cơ sở thực tập.
Báo cáo thực tập nhận thức phải cho thấy rõ được: đâu là hoạt động chủ yếu của cơ sở
thực tập, tình hình hoạt động của cơ sở thực tập và xu hướng phát triển trong thời gian tới
của cơ sở thực tập.
8. Danh mục tài liệu tham khảo
 TLTK là những tài liệu tác giả đã trích dẫn hoặc sử dụng ý tưởng vào báo cáo.
 TLTK bằng các thứ tiếng khác nhau được xếp riêng theo từng khối tiếng (Việt, Nga,
Anh, Pháp, Đức...). Giữ nguyên văn, không dịch, không phiên âm tên các tài liệu.
 Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo thứ tự ABC...
của họ, tên tác giả:
- Tác giả nước ngoài xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả Việt Nam xếp thứ tự ABC theo tên.
- Tác giả là một tổ chức thì xếp thứ tự ABC theo tên tổ chức
 Các TLTK trong danh mục phải đầy đủ các thông tin theo thứ tự sau:

15



- Số thứ tự, họ tên tác giả, năm xuất bản; tên tài liệu (in nghiêng); tên nhà xuất bản, nơi
xuất bản.
- Số thứ tự được đánh từ 1. đến hết qua tất cả các thứ tiếng.
Ví dụ, trang tài liệu tham khảo sẽ như sau:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Tiến (2018), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống
kê.
2. Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng (2008), Nhập môn tài chính- tiền tệ, NXB Lao
động xã hội.
3…
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
4. Aman Khan and W. Bartley Hildreth (2004), Financial Management theory in The
Public Sector, Greenwood Publishing Group.
5. A. Stoltz, M. Viljoen (2007), Financial Management, Pearson South Africa.
6. David. L. Cleland, Lewis R. Ireland (2006), Project management: Strategic Design
and Implementation, McGraw - Hill Professional.
9. Phụ lục (Nếu có)
Những bảng số liệu, hình vẽ, công thức… mà không thật sự quan trọng lắm và không
được coi là rất cần thiết sẽ được đặt ở phần phụ lục. Thí dụ như bảng cân đối kế toán, bảng
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi tiết, nguyên gốc của doanh nghiệp, các hình ảnh về
cơ sở thực tập… có thể đưa vào phần phụ lục. Cần một trang riêng ghi tiêu đề của các phụ
lục. Sau đó sẽ là các phụ lục được sắp xếp theo thứ tự đã ghi trong trang này. Ví dụ: trang 40
bắt đầu là phần phụ lục thì dành toàn trang để ghi như sau:
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Cty X qua các năm.
Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán qua các năm.
Phụ lục 3: Một số hình ảnh về sản phẩm chính của công ty
… Sau đó trang 41 là phụ lục 1, trang 42 là phụ lục 2
10. Nhận xét của cơ sở thực tập


16


Tờ nhận xét này được trình bày theo mẫu 2 và chiếm trọn 1 trang. Nội dung nhận xét cụ
thể có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tập của từng sinh viên. Sinh viên phải lấy
được xác nhận của cơ sở thực tập, có dấu tròn đỏ trước khi nộp quyển.
11. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
Phiếu này dùng để giảng viên ghi những nhận xét về việc sinh viên có hoàn thành
những nội dung mà GVHD yêu cầu hay không, nội dung báo cáo nhận thức, hình thức báo
cáo nhận thức … Xem mẫu 3.
Chú ý: do thời gian thực tập có hạn và qui định báo có thực tập nhận thức dài khoảng
35 đến 40 trang giấy in khổ A4 nên sinh viên viết rất ngắn gọn những vấn đề nêu trên.

17


Mẫu 1: Trang bìa của báo cáo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP NHẬN THỨC

Sinh viên thực hiện: <Họ và tên sinh viên>
Mã số sinh viên: <Mã số sinh viên>
Lớp: <Lớp sinh hoạt của sinh viên>
Cơ sở thực tập: <Tên cơ sở thực tập>
Địa chỉ: <Địa chỉ cơ sở thực tập>
Người hướng dẫn: <Học hàm, học vị và họ tên người hướng dẫn>
18



Bình Định, 2019
Mẫu 2: nhận xét của cơ sở thực tập
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
170 An Dương Vương, Qu y Nhơn, Bình Định
Website: www.qnu.edu.vn
Email:
Tel: (84-256) 3846156
Fax: (84 -256) 3846089
Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Chất lượng - Sáng tạo - Nhân văn

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

NHẬN XÉT
Vui lòng đánh giá sinh viên thực tập theo các nội dung sau bằng cách đánh dấu “X” vào cột tương ứng
Nội dung đánh giá

Tốt

1

Mức độ hoàn thành công việc

2

Năng lực chuyên môn sử dụng vào công việc được
giao


3

Tinh thần, thái độ đối với công việc được giao

4

Đảm bảo kỷ luật lao động

5

Thái độ đối với cán bộ công nhân viên trong cơ
19

Khá

Trung
bình

Cần cải
thiện

Không
đạt


quan
6

Kỹ năng giao tiếp


Lưu ý: Tùy theo yêu cầu chuyên môn của từng ngành, Bộ môn điều chỉnh các nội dung đánh giá sinh viên
thực tập theo 3 nhóm tiêu chí: ý thức trách nhiệm, thái độ và chuyên môn cho phù hợp.

KẾT LUẬN: (Vui lòng ghi rõ đánh giá cuối cùng về kết quả thực tập của sinh viên)
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
ĐIỂM THỰC TẬP: (Vui lòng ghi rõ bằng số và bằng chữ)
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
KIẾN NGHỊ (nếu có): (Vui lòng ghi rõ những kiến nghị, đề xuất để cải tiến chương trình thực
tập của Trường ĐH Quy Nhơn được tốt hơn)
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................
20


............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...................ngày ...........tháng ............năm ............
Xác nhận của cơ quan

Người nhận xét

(Thủ trưởng ký tên đóng dấu)

(ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 3: Nhận xét của người hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: .................................................... Lớp: ............................................
Cơ sở thực tập: ..................................................................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
1. Tiến độ và thái độ thực tập của sinh viên:
- Mức độ liên hệ với giảng viên: .........................................................................................
- Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở: ..........................................................................
- Tiến độ thực hiện: .............................................................................................................
2. Nội dung báo cáo:
- Thực hiện các nội dung thực tập: ......................................................................................
- Thu thập và xử lý các số liệu thực tế: ................................................................................
- Khả năng hiểu biết về thực tế và lý thuyết: .......................................................................
3. Hình thức trình bày: ....................................................................................................
4. Một số ý kiến khác: .......................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5. Đánh giá của người hướng dẫn: .................................. (…./10)
(Chất lượng báo cáo: tốt, khá, trung bình, yếu)
Bình Định, ngày …… tháng…… năm …….
21


NGƯỜI HƯỚNG DẪN

III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP
NHẬN THỨC
1. Đóng quyển
Báo cáo thực tập được in trên giấy A4, đóng bìa mềm. Chữ trong báo cáo được canh
lề 2 bên và để lề theo tiêu chuẩn: trái 3,5cm, phải 2cm, trên 2,5 cm, dưới 2,5 cm.
2. Số trang
Tổng số trang các phần chính (từ phần 1 đến phần 3) từ 35 đến 40 trang không quy
định số trang về phần phụ lục, tài liệu tham khảo, nhận xét của GVHD…
3. Phông chữ chính
Trình bày tiêu chuẩn theo kiểu chữ phổ thông: Times New Roman mã Unicode; cỡ
chữ 13 – 14; giãn dòng 1,5 lines.
4. Trình bày các bảng và hình trong báo cáo
 Tên gọi bảng và hình, biểu đồ…
- Tất cả những số liệu, được lập thành hàng và cột đều thuộc về bảng. Được đánh số
theo thứ tự bảng và được xếp vào Danh mục Bảng.
- Tất cả những hình ảnh về sản phẩm công ty, về cơ sở thực tập… đều được gọi
chung là hình. Được đánh dấu theo thứ tự hình và được xếp vào Danh mục Hình.
- Tất cả số liệu được minh hoạ bằng biểu đồ hình cột, biểu đồ hình tròn hoặc biểu đồ
điểm đều được gọi chung là biểu đồ. Được đánh dấu theo thứ tự biểu đồ và được xếp vào
Danh mục Biểu đồ.

- Sơ đồ minh họa quy trình thực hiện công tác, mô hình tổ chức, quy trình công
nghệ… được gọi chung là sơ đồ. Được đánh dấu theo thứ tự sơ đồ và được xếp theo thứ
tự vào Danh mục Sơ đồ.
Ví dụ:
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB qua các năm 2017-2019
Bảng 2.2. Doanh số cho vay của Ngân hàng ACB qua các năm 2017-2019
Hình 2.1. Lợi nhuận Ngân Hàng ACB qua các năm 2017-2019
22


Hình 2.2. Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng ACB
 Đánh số thứ tự bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình. Tất cả các Bảng, Biểu đồ, Sơ đồ và Hình
đều phải có tên và phải được đánh số thứ tự. Tiêu đề của Bảng, Biểu đồ, Sơ đồ và Hình
được đặt phía trên của Bảng, Biểu đồ, Sơ đồ 2.2 và Hình đó. Số thứ tự của Bảng gồm 2
phần, ngăn cách nhau bởi dấu chấm. Phần đầu chỉ số thứ tự phần của báo cáo phần sau
chỉ số thứ tự của Bảng (hoặc biểu đồ, hình…).
 Trích dẫn nguồn đối với bảng và hình
Việc đưa ra các dữ liệu trong bảng và hình cần được trích nguồn cụ thể. Dòng trích
dẫn nguồn dữ liệu của bảng hay hình được đặt ngay phía dưới của bảng hay hình đó và
được in nghiêng.
 Đơn vị tính của bảng
- Nếu tất cả các đại lượng hay con số ghi trong một bảng có cùng một đơn vị tính, thì
đơn vị tính được ghi phía trên bên phải của bảng đó. Để đơn giản trong tính toán và trình
bày, nên thống nhất đơn vị tính và rút gọn. - Nếu những đại lượng hay con số trong một
bảng có nhiều đơn vị tính khác nhau như là kg, m3, triệu đồng, %... thì cần có một hàng
hay cột riêng cho đơn vị tính.
 Trích dẫn tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo được trích dẫn vào báo cáo phải theo quy định, ví dụ: trang 20
của tài liệu số 9, tác giả phải ghi trong báo cáo ngay ở nội dung trích dẫn [9, tr.20].
5. Hướng dẫn phân tích dữ liệu định lượng

Phân tích là sự so sánh, đối chiếu giữa cái này và cái kia, với mục đích nhận dạng xu
thế biến động, mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân. Trong phân tích cần làm rõ:
- Xu thế biến động: tăng hay giảm, nhiều hay ít.
- Ý nghĩa của xu thế này: xu thế có ảnh hưởng tốt hay xấu đối với cơ sở thực tập?
- Nguyên nhân của xu thế này: tìm hiểu những nhân tố nào có thể gây nên xu thế đó?
Những so sánh cần làm trong phân tích là:
- So sánh số thực tế so với số kế hoạch.
- So sánh số thực tế năm nay so với số thực tế năm trước.
- So sánh số thực tế của cơ sở thực tập so với số của người khác cùng một thời điểm
(so sánh với trung bình ngành, với cơ sở cạnh tranh trực tiếp, với người dẫn đầu ngành,
với phương án kinh doanh khác…).
23


Từ những bảng số liệu thu được từ cơ sở thực tập và các nguồn khác, sinh viên cần
phải chế biến nó để phục vụ cho mục đích phân tích, như: loại bỏ các số liệu không liên
quan, hoặc thêm những cột phân tích, hoặc các hàng phân tích cho những tính toán cụ thể.

IV. YÊU CẦU KHÁC
- Các đồng chí giảng viên hướng dẫn nắm vững quy trình và quy chế thực tập để
hướng dẫn sinh viên thực hiện.
- Bộ môn phân đoàn thực tập bảo đảm cân đối và hợp lý.
- Trưởng nhóm thực tập chịu trách nhiệm trước giảng viên hướng dẫn về việc đôn
đốc nhóm thực tập, liên hệ chặt chẽ với giảng viên, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
- Mỗi sinh viên cần nộp: một quyển báo cáo thực tập nhận thức đã có xác nhận của
cơ sở thực tập và đóng dấu tròn đỏ, có chữ ký của giảng viên hướng dẫn ký vào phiếu
nhận xét của giảng viên hướng dẫn; một đĩa mềm hoặc đĩa CD chứa các file đánh máy
báo cáo thực tập (nếu giảng viên hướng dẫn yêu cầu).
Để thực hiện tốt kế hoạch thực tập, kính đề nghị các giảng viên hướng đôn đốc sinh
viên hoàn thành đúng tiến độ.

Bình Định, ngày 20 tháng 12 năm 2019
KHOA TC-NH & QTKD

24



×