Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Lịch sử ngày nhà giáo và truyền thống vẻ vang của nghề dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.78 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐẠ LONG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
LỊCH SỬ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
VÀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA NGHỀ DẠY HỌC
Tháng 7 năm 1946 có một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ
đô nước Pháp) đã lấy tên là Fise (liên hợp quốc tế các công đoàn giáo dục). Năm 1949 tại hội
nghị vac sava thủ đô Ba Lan tổ chức Fise xây dưng một bản hiến chương các nnhà giáo gồm 15
chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh nền giáo dục tư sản, phong kiến. Xây dựng nền giáo
dục tiên bộ bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà
giáo, đề cao trách nhiệm của nghề dạy học và nhà giáo.
Sau khi thành lập một thời gian ngắn ngày 22/7/1951 công đoàn giáo dục Việt Nam đã kết
nạp làm thành viên của Fise và được mời dụ hội nghị ở thủ đô nước Áo mùa xuân năm 1953.
Từ ngày 26 đến ngày 30/8/1957 tại vacxava thủ đô Ba Lan hội nghị gồm có 57 nước tham dự,
trong đó công đàon giáo dục Việt Nam, hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày
quốc tế hiến chương các nhà giáo. Thực hiện nghị quyết đó ngày 20/11/1958 ngày quốc tế hiến
chương các nhà giáo đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Sau ngày đất nước thống nhất giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục
theo đường lối của Đảng cộng sản Việt nam, theo định hường xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa của
quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoàn thành xứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song
ngày 20/11 đã trở thành truyền thống với mọi giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.
Chính vì thế theo đề nghị của ngành giáo dục ngày 28/9/1982 hội đồng bộ trưởng ( nay
thuộc chính phủ) đã ban hành Quyết định số: 167/HĐBT về ngày nhà giáo Việt Nam lấy ngày
20/11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam. Quyết định có ý nghĩa đặc biệt thể hiện sự quan
tâm của Đảng, nhà nước về vị trí vai trò quan trọng của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo thế hệ
trẻ và nghề dạy học.
Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy giáo cô giáo các bậc phụ huynh.
Nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học và quý trọng người thầy trong sâu thẳm đạo lý
dân tộc có hai nhân vật được tôn vinh làm thầy đó là thầy giáo và thầy thuốc. Đạo lý vẫn được
hun đúc và trường tồn trong đời sống của một dân tộc vững nền văn hoá đã lâu. Văn hoá và hiền
tài là nhân tố đầu tiên làm nên nét đặc trưng nổi bật của sự phân định vị thế của một quốc gia
độc lập, tiếp đó mới đến lãnh thổ phong tục Nguyễn Trãi đã khẳng định.


Trong thang bậc giá trị ông cha ta còn đặt “thầy” trước cả cha là biểu hiện sự quan trọng
tình người của con người.
Công sinh thành đức dưỡng dục của cha mẹ đương nhiên bao hàm cả việc hun đúc nên tình
người ấy. Nhưng sứ mệnh thiêng liêng của người thầy giáo được tập trung cho chức năng cao cả
đó. Triết lý ấy hằn sâu trong tâm lý dân gian “ không thầy đố mày làm nên”; “muốn sang thì
bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”; “ cho một núi vàng không bằng cho
cuốn sách”. Tôn sư và trọng đạo, đạo lý làm nguời, cách đây gần một ngàn năm. Tháng 8/1070
vua Lý Thánh Tông đã cho dựng văn miếu Quốc Tử Giám, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công để
bốn mùa cúng tế nghi danh các bậc tiến sĩ đế vinh, Trên tấm bia đá đầu tiên của văn miếu Quốc
Tử Giám khắc ghi những dòng chữ “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì
thế nước mạnh và thịnh,nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy”. Những câu nói đó khẳng định
một chân lý, dạy học là một nghề tâm huyết, nghề cao quý nhất được xã hội tôn vinh kính trọng.
1
Nhưng không chỉ có nước ta mới có tryền thống tôn sư trọng đạo. Trên con đương tiến lên của
nhân loại, các nước tiên tiến trên thế giới đều đặt giáo dục lên vị trí hàng đầu. Sự thành công
trong kinh tế xã hội của họ là nhờ bắt đầu từ giáo dục và người thầy giáo ở đâu cũng được coi
trọng.
Kính thưa các đồng chí: kế thùa truyền thống dân tộc ngày nay giáo dục và đào tạo luôn dược
Đảng, nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu và được quan tâm về nhiều mặt: xây dựng đội
ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ban hành chế độ chính sách đối với nhà
giáo. Nhằm động viên các thầy giáo, cô giáo làm tròn sứ mệnh nặng nề và vẻ vang mà tổ quốc
và nhân dân giao phó.
Vì sự nghiệp 10 năm trồng cây, trăm năm trồng người. 28 năm qua trong niềm tự hào về vị
thế của giáo dục và trách nhiệm cao cả của mình, trong sự nghiệp trồng người đó. Kỷ niệm 28
năm ngày nhà giáo là dịp để đội ngũ nhà giáo ôn lại truyền thống vẻ vang của mình, xem xét
những việc đã làm dược và đề ra những việc cần tiếp tục làm, nhằm rèn luyện phẩm chất đạo
đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới sự
nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ hội nhập.
Năm 1982 kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên, đội ngũ nhà giáo ở các bậc học có
gần 43 vạn người. Ở địa phương chúng ta năm 1977 đội ngũ nhà giáo chỉ có 6 thầy cô giáo, đến

nay chúng ta đã có hơn 60 thầy cô giáo và cả nước chúng ta có hơn 1 triệu người đáp ứng việc
giảng dạy ở tất cả các bậc học, cấp học, trên cac vùng miền tổ quốc. Các thế hệ nhà giáo với
truyền thống yêu nước, yêu nghề, gắn bó, liên hệ mật thiết với nhân dân, giàu lòng nhân ái, vị
tha, tận tuỵ với sự nghiệp giáo dục, cần cù sáng tạo, trong lao động dạy học, có cuộc sống giản
dị, trong sáng, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, đã làm việc quên mình trong sự
nghiệp trồng người cho cách mạng, cho đất nước.
Nhà giáo Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, bám trường, bám lớp, chăm lo việc
dạy học, giáo dục con em của nhân dân. Ở vùng sâu, vùng cao, hải đảo, vùng khó khăn hẻo lánh,
những nơi mới mở trường, các thầy giáo, cô giáo đến tận nơi vận động nhân dân để đưa con em
đến trường. Chính vì vậy nhân dân ta quý trọng thầy giáo, cô giáo, những người truyền thụ tri
thức, giáo dục đạo đức và rèn luyện nhân cách cho con em mình. Đảng, nhà nước và nhân dân
ghi nhận và tôn vinh nghề dạy học, nghi nhận và biểu dương những thành tựu và sự đóng góp to
lớn của đội ngũ nhà giáo Việt Nam.
Tuy nhiên trong thời gian qua, một bộ phận nhỏ trong nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,
có những biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế,
chậm đổi mới về phương pháp dạy học, tiêu cực trong thi cử, tuyển sinh, chạy theo thành tích.
Những hiện tượng đó chẳng những làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, làm tổn hại đến danh
dự nhà giáo, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Mà còn làm ảnh hưởng xấu đến giáo dục
nhân cách thế hệ trẻ. Vì thế trong thời gian tới, tiếp tục nâng cao phẩm chất chính trị, ý thức đạo
đức nghề nghiệp, lối sống phong cách mô phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội
ngũ nhà giáo trong sạch vững mạnh.
Kính thưa các đồng chí!
Năm học 2010 – 2011 chúng ta tiếp tục thực hiện chỉ thị 06-CT/BCT/TW của Bộ chính trị về
cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và chỉ thị 33/2006-TTg của
Thủ tướng chính phủ về cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung: “ Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bẹnh thanh tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, nói
không với việc ngồi nhầm lớp” và cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng về
đạo đức tự học và sáng tạo”.
2
Nói không với vi phạm đạo đức là tiếng chuông nhắc nhở mỗi thầy giáo, cô giáo nêu cao

tinh thần dạy học, tự rèn luyện, nêu cao tinh thần ý thưc trách nhiệm với khẩu hiệu “ Không có
học sinh ngồi nhầm lớp, chỉ có những người thầy chưa hoàn thành trách nhiệm”. Trong hoàn
cảnh khó khăn của địa phương, những năm qua đội ngũ cán bộ giáo viên đã có những cố gắng
vượt bậc, tích cực góp phần cho sự nghiệp phát triển KT-VH-XH của đại phương. Tuy nhiên
yêu cầu của giai đoạn mới rất cao. Sự đáp ứng của giáo dục còn nhiều bất cập, trong đó nổi bật
vẫn là đội ngũ giáo viên, chúng ta phải nhận thức sâu sắc hơn yêu cầu đó.
Hôm nay ôn lại những thành tựu của giáo dục và ôn lại những truyền thống của nhà giáo
được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử thăng trầm, gian khó nhưng hào hùng của đân tộc.
Chúng ta vẫn có thể tự hào giáo giới Việt Nam đã sống và làm việc xứng đáng với tấm lòng quý
trọng, tin yêu của nhân dân và xã hội. Nhà giáo là nhứng kỹ sư tâm hồn, đã gắn liền với quá
trình bảo vệ và xây dựng quê hương ngày them khởi sắc.
“ Viên phấn trắng viết dần ngắn lại, tình quê hương đất nước lại dài thêm”.
Trong ngày truyền thống hôm nay chúng ta không quên bạn bè, đồng nghiệp, những người thầy,
những chiến sỹ đã hy sinh trên các chiến trường trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Chúng ta tưởng nhớ đến cán bộ giáo viên có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và
đào tạo đã không còn nữa. Chúng cũng luôn ghi nhận cống hiến của các đồng chí cán bộ giáo
viên trong ngành nay đã nghỉ hưu. Chúng ghi nhận biểu dương các đồng chí, đồng nghiệp ngày
đêm không quản ngại khó khăn, gian khổ hy sinh cho sự nghiệp giáo dục vùng sâu, vùng xa, hải
đảo, vùng khó khăn hẻo lánh và chúng ta trân trọng những đống góp của toàn xã hội đối với sự
nghiệp giáo dục. Mỗi chúng ta càng tha thiết yêu nghề dạy học, càng quyết tâm thực hiện lời
Bác Hồ dạy “ Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên thật thà yêu nghề mình, thật
thà yêu trương mình, có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Người thầy giáo, cô giáo tốt là người vẻ vang nhất”. Dù tên tuổi không được
đăng trên báo, không được thưởng huân chương song những người thầy giáo tốt là những người
anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang.
Nhân ngày hội truyền thống của mình, thay mặt cho CBGVNC ngành giáo dục xã bày tỏ
lòng trân trọng biết ơn sự quan tâm của Huyện Uỷ, UBND huyện, Đảng Uỷ xã, UBND xã các
ban ngành đoàn thể địa phương đối với công tác phát triển giáo dục xã nhà.
Cuối cùng thay mặt cho toàn thể CBGVNV ngành giáo dục xã Đạ Long kính chúc quý vị đại
biểu, các thầy giáo, cô giáo, các bậcphụ huynh học sinh lời chúc sức khoẻ hạnh phúc thành đạt.

Xin chân thành cảm ơn.
3

×