Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI THUYẾT MINH CỦ CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.31 KB, 18 trang )

BÀI THUYẾT MINH CỦ CHI - TÂY NINH
08/11/2011 00:40 | 628 lượt xem
Bài Thuyết Minh Tuyến Tour Tp.HCM - Tây Ninh - Củ Chi
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng đất mới, tính từ khi địa danh Sài Gòn được
ghi vào sổ sách từ năm 1698 thì đến nay TP.Hồ Chí Minh đã thành lập được
hơn 300 năm. Trước đây, TP.Hồ Chí Minh chỉ là một thị trấn nhỏ, người
Khmer chiếm đa số. Cạnh đó còn có những người Việt đầu tiên từ các tỉnh
miền Trung vào đây sinh sống. Đây là nơi buôn bán và trao đổi của nhân dân
trong vùng, chính vì thế vào năm 1623 Chúa Nguyễn đã được sự đồng ý của
Vua Chân Lạp đã lập ở đây một trạm thu thuế buôn bán. Dần dần dân thị
trấn này đông thêm với cư dân của người Việt vào Nam.
Năm 1679, nơi đây đã là nơi cư trú đóng đô của Quan Tổng Tham Mưu lực
lượng của Chúa Nguyễn ở Miền Nam. Cũng trong năm này, khoảng 3000
quân sĩ Trung Quốc và gia đình trung thành với nhà Minh không chịu sự cai
trị của nhà Thanh đã xin là dân Việt, được Chúa đưa vào sinh sống và một
bộ phận người Hoa đã đến sinh sống ở Sài Gòn.
Vào đầu năm Mậu Dần (1689), Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh
chúa Nguyễn vào Kinh Lý vùng đất phía Nam. Ông đã thành lập Phủ Gia
Định, lập xứ Đồng Nai làm Huyện Phước Long dựng Dinh Trấn Biên, lập xứ
Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng Dinh Phiên Trấn. Sài Gòn lúc bấy giờ đã
biến thành một thị trấn có 1 vạn dân và nhờ có vị trí thuận lợi nên vai trò
kinh tế, chính trị của Sài Gòn ngày càng phát triển.
Đến năm 1772, Nguyễn Cửu Đàm cho đắp các luỹ đất (gọi là Cô Luỹ hay
còn gọi là Bán Bích Cô Luỹ). Từ chùa Cây Mai vòng qua Tân Định đến cầu
Cao Miên ( Cầu Bông ngày nay) bọc qua khu chợ búa, dân cư, và khu quân
sự, hành chánh. Sài Gòn đã trở thành “Thành Phố” với đầy đủ ý nghĩa của từ
này “Thành để bảo vệ” và “Phố chợ buôn bán”.
Từ cuôi thập niên 1770 cho đến hết thập niên 1780, sài Gòn có nhiều biến
động cho cuộc tranh chấp giữa Chúa Nguyễn_Tây Nguyên và Tây
Sơn_Nguyễn Anh. Bốn lần Tây Sơn vào đã đánh đuổi lực lượng Chúa
Nguyễn và đã làm chủ Sài Gòn. Một sự kiện quan trong ảnh hưởng đến sự


phát triển thương mại Sài Gòn là năm 1778, nhómngười Hoa buôn bán ở Cù
Lao Phố do quân Tây Sơn đến đánh họ đã kéo về cư trú ở Sài Gòn và lập
nên phố chợ buôn bán tấp nập tức Chợ Lớn ngày nay.
Từ năm 1879, Nguyễn Anh (sau này lên ngôi lấy Hiệu là Gia Long) làm chủ
Sài Gòn và Nam Bộ. Sài Gòn trở thành trung tâm hành chính khu vực
nguyễn Anh kiểm soát. Năm 1790, Thành Bát Quái ra đời, đó là một thành
luỹ vào loại lớn nhất ở Miền Nam. Thành có 03 lớp, lớp trong cùng là một
trường thành xây bằng đá ong, cao hơn 6m rông khoảng 75.5m, bên ngoài là
hồ nước rộng. Ngoài cùng là luỹ đất. Thành có 08 cửa ra vào : Càn, Khảm,


Cấn , Chấn,Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Trông vào bản đồ giống như 01 con qui
nên được gọi là “Thành Qui”. Trong thành là Hoàng Cung và các cơ quan
trọng yếu.Sài Gòn là 01 trung tâm giao dịch trong cả nước, là 01 trung tâm
văn hoá của Nam Bộ. Mỗi 03 năm, thi Hương được tổ chức ở trường thi Gia
Đinh ( đặt ở Sài Gòn) để lấy cử nhân. Dân số Sài Gòn vào năm 1819 là
khoảng 60.000 người. Trong thời gian này, một số thương gia Tây Phương
đã ghé Sài Gòn như John White, sĩ quan Hoa Kì, Grawfurd, Finlayson , phái
bộ của Anh (1882 ).
Năm 1833, sau sự nổi loạn chống triều đình của Lê Văn Khôi _ con nuôi của
Lê Văn Duyệt, vua Minh Mang đã cho phá Thành Qui, và cho xây lại thành
mới nhỏ hơn goi la “Thành Phụng” , cao 4,7m , có hào bao quanh rộng 52m.
Năm 1832, Gia Định thành bị bãi bỏ , toàn bộ Nam Bộ được chia thành 6
tỉnh trự c thuộc triều đình Huế . Sài Gòn là thủ đô của tỉnh Gia Định. Tuy
nhiên, đây là trung tâm quân sự và nhất là trung tâm kinh tế của Nam Bộ.
Năm 1859, thự dân Pháp đánh chiếm Nam Bộ, thành Gia Định thất thủ .
Chúng đã đánh phá dinh thự, kho tàng bên trong thành và phố xá thương
mại, nhà cửa……… “ Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói
nhuộm màu mây”. Từ năm 1862 , một phương án qui hoạch thành phố với
500.000 dân được phê duyệt. Thống đốc quân sự người Pháp là Bonard chia

tỉnh Gia Định thành 03 phủ, mỗi phủ có 03 huyện . Dưới huyện có tổng,
dưới tổng có xã. Năm 1864, Chợ Lớn được tách ra khỏi Sài Gòn . Vì đây là
thành phố người Hoa đang trên đà thịnh vượng.
Từ đây, dáng dấp của một đô thị theo kiểu phương Tây thế kỉ 19 đã dần dần
hình thành, đã xuất hiện những đường lớn có ngã tư, ngã năm, ngã bảy. Nhà
nhiều tầng bằng gạch, xi măng cốt thép, quãng trường, bến cảng, công
viên…… lần lượt ra đời . Do vị trí địa lí và những yếu tố đất đai, khí hậu
thuận lợi, vùng đất này đã sớm trở thành nơi hội tụ của các thương nhân bốn
bể, năm châu. Cảng Sài Gòn đã ra đời vào năm 1962, các tàu buôn của
người phương Tây và các nước lân cận đã tấp nập cập cảng Sài Gòn và các
địa danh : Cầu Ông Lãnh, Chợ Cầu Kho, Chợ Rẫy, Chợ Bến Thành, Chợ Sài
Gòn…… đã trở nên quen thuộc và đã biến Sài Gòn thành “ Hòn Ngọc Viễn
Đông” của vùng Đông Nam Á. Năm 1931, 02 thành phố Sài Gòn và Chợ
Lớn được sát nhập làm 01 và được chia ra làm 05 quận. Trong cuộc chiến
tranh chống thực dân Pháp ( 1945-1954 ) và đế quốc Mỹ (1960-1975 ). Năm
1955, thành phố Sài Gòn _ Chợ Lớn được gọi la “Đô thành Sài Gòn”. Năm
1970, vùng đất Thủ Thiêm được sát nhập vào Sài Gòn , lúc này thành phố
được chia làm 11 quận. Năm 1976, Quốc Hội khoá 6 đã chính thức đặt tên
choa2 “ Thành Phố Hồ Chí Minh” bao gồm cả Sài Gòn, tỉnh Gia Định cũa
và 01 số vùng lân cận. Thành phố Hồ Chí Minh trong địa giới hôm nay rộng
hơn 2093,7 km2; Dân số 5.554. 850 người (năm 2003), Là Thành Phố lớn và


đông dân nhất của đất nước, có năng lực lớn về sản xuất kinh doanh và là
một trong những thành phố đang phát phát triển khá sầm uất của khu vực
Đông Nam Á. Gồm 19 quận và 5 huyện:
Nội thành có 15 quận: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Gò Vấp,
Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
Ngoại thành có 4 quận: quận 2, 9, 12, Thủ Đức
5 huyện : Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ.

Thành Phố Hồ Chí Minh là 01 địa danh lich sử, nơi mở đầu cho cuộc kháng
chiến anh dũng chống quân xâm lược Pháp và là nơi kết thúc thắng lợi quá
trình giành độc lập dân tộc Việt Nam với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
ngày 30-4-1975.
2. Đặc điểm dân cư, dân tộc thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm Sài Gòn, Chợ Lớn và tỉnh Gia
Định trước đây. Thành phố ở vị trí chiếm lược , có đường giao thông thuỷ bộ
quan trọng, có bến cảng giao lưu được với Đông Nam Á và Thế Giới nên từ
rất sớm dân cư tập trung đông nhất. Qua 02 cuộc chiến tranh, dân số đã tăng
01 cách đột biến. Năm 1945, dân số 450.000 dân , cho đến năm 1975 :
3.900.000 dân , bởi những vùng nông thôn bị tàn phá và bởi chính sách đô
thị hoá cưõng bức của chính quyền Sài Gòn . Do vị trí chiếm lược địa bàn,
thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của nhièu luồng dân cư, dân tộc từ Bắc
Bộ, Trung Bộ, và Nam Bộ đến dịnh cư sinh sống trong nhiều thời điểm khác
nhau. Ngoài ra, dưới thời Mỹ _ Ngụy còn có 01 số binh lính, công nhân viên
chức nước ngoài như Mỹ, Pháp , Canada, Úc , Đài Loan…đến Sài Gòn .Do
đó có rất nhiều thành phần khác nhau về địa phương , dân tộc, tôn
giáo...Trong các thành phần dân cư ở Sài Gòn_ Gia Định , người Việt chiếm
tuyệt đối đa số ( năm 1960 người Việt có 1423500 người trên tồng số
1800000 người ). Người Việt có gốc từ Bắc di cư vào khoảng 33.000 người
(1945) cư trú ở vùng Sài Gòn_ Gia Định , trong đó 75 % là người Công
Giáo. Di cư từ các vùng Bắc Ninh, Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Phòng, Thái
Bình.… ,số người tập trung đông nhất ở vành đai Sài Gòn như Tân Bình, Gò
Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh… người Việt gốc miền Trung di cư vào Sài
Gòn năm 1959, 1960 . Ngoài gốc Quảng Nam tập trung ở khu Bảy Hiền,
người Bình Định, Thừa Thiên và các tỉnh khác tập trung ở xóm lao động
vùng Cô Giang, Khánh Hội, Bàn Cờ...người Việt gốc tỉnh Nam Bộ như Tây
Ninh , Long An, Long Xuyên ( Bạc Liêu)… Qua những biến động thời cuộc
đã lên thành phố để làm ăn sinh sống. Bên cạnh đó, người Hoa tập trung
sống đông nhất ở thành phố chiếm khoảng 15% dân số thành phố, chủ yếu ở

các quận 5, quận 11. Có mặt ở miền Nam Việt Nam vào cuối thế kỉ 17. Họ là
những người dân nghèo khổ, binh lính và 01 số quan lại phong kiến rời bỏ
quê hương vượt biển để tìm đất mưu sinh . Họ đã có nhiều đóng góp tích cực


to lớn và có 01 vị trí kinh tế_ xã hội quan trọng của thành phố. Ngoài ra còn
có người khmer, người Chăm, các dân tộc ít người như Tày, Nùng,Mường,
Thái, Mèo , ÊĐê, Bana, Stiêng…
3.Hệ thống sông ngòi ở thành phố:
Sông Sài Gòn dài 106km, phát nguyên từ cao nguyên Hớn Qủang, chảy qua
địa phận Tây Ninh, Sông Bé rồi vào thành phố Hồ Chí Minh.
Sông Đồng Nai có chiều dài 586 km, là sông trải rọn trong lãnh thổ Việt
Nam với chiều dài nhất. Sông bắt nguồn từ công viên Langbian(Lâm Viên) ở
độ cao 1500m và đổ ra biển tại cửa Lòng Tàu (Cần Giờ). Sông Đồng Nai nổi
tiếng với nguồn nước ngọt, cung cấp cho các hoạt động nông nghiệp và cho
Tp.HCM (cung cấp trên 1triệu m3 nước 1ngày đêm với 3 nguồn: sông Đồng
Nai, sông Sài Gòn, nước ngầm). Sông Đồng Nai có thêm một phụ lưu về
phía tả ngạn là sông Đa Nhim, sông La Ngà. Trong đó sông Sài Gòn là phần
hạ lưu con sông Mêkông. Trong quá khứ thời điểm cách nay ít nhất
10.000năm, khi mà bề mặt đông nam bộ được nâng lên, làm dòng sông
Mêkông chuyển dòng xuôi về phía Nam.
4.hệ thống giao thông:
Về Hàng Không:sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Mật độ chuyến bay đứng
dầu cả nước. Nhưng quy mô thua sân bay Nội Bài.
Về Đường Thủy:cảng sài gòn có hệ thống đón nhận những tàu biển du lịch
lớn, có thể nối khách bằng đường thủy khá lớn.
Về Đường Sắt: tuyến đường sắt xuyên việt hiện nay từ thành phố Hồ Chí
Minh-Hà Nội đi bằng tuyến đường sắt Thống Nhất. Tuyến đường sắt đầu
tiên do pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 19 tuyến đường sắt rất kém phát trển
vì người dân không có thối quen đi xe lửa.

Về đường bộ:
Quốc lộ 1A đi xuyên thành phố Hồ Chí Minh
Quốc lộ 51 đi Vũng Tàu
Quốc lộ 22 đi Tây Ninh
Quốc lộ 1 đi Biên Hòa
Quốc lộ 13 đi Bình Dương
Quốc lộ 50 đi gò công
Từ Thành Phố Hồ Chí Minh Đi Ngã 3 Dầu Giây
Giao lộ quốc lộ 20 đi Đà Lạt-Lâm Đồng
Quốc lộ 1 đi Hànội
Tuyến đường Tp.Hồ Chí Minh - Củ Chi: 30 km
Tuyến đường Tp. Hồ Chí Minh – Tây Ninh: (99km - QL22)
Đường Phan Đăng Lưu: Phan Đăng Lưu là một trong những bí thư cốt cán
của Đảng Cộng sản Việt Nam, là một trong những người lãnh đạo TW đảng
có vai trò quan trọng trong việc xay dựng và phát triển Đảng Cộng Sản Việt


Nam. Năm 1941 ông bị thực dân Pháp tử hình tại ngã ba Giồng - thuộc xã
Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn
-Đường Hoàng Văn Thụ:Đoạn đường này từ ngã 4 Phú Nhuận đến ngã 4
Bảy Hiền nhưng thuộc Phú Nhuận là từ ngã 4 Phú Nhuận đến chỗ quân khu
7. Con đường này từ thời Pháp có tên là Lò Đúc, sau đổi là số 1 kép, lại đổi
là Liên tỉnh lộ số 22. Từ năm 1955 chính quyền Gia Định đặt tên là Võ
Tánh. Ngày 14-08-1975 chính phủ cách mạng lâm thời đổi tên thành Hoàng
Văn Thụ .Ông Hoàng Văn Thụ (1906-1944) người dân tộc Tày, quê làng
Nhân Lý (nay là xã Văn Thụ) huy6ẹn Văn Uyên tỉnh Lang Sơn Ong là 1 cán
bộ cách mạng, thoát li hoạt động cách mạng khi còn rất trẻ là một torng
những cán bộ nòng cốt của Đảng Cộng Sản. Năm 1943 trên đường đi họp ở
Hà Nội, ông bị bắt và năm sau bị bắn ở Tương Mai (Hà Nội).
-Sân Vận Động quân khu 7: đây là nơi diễn ra các hoạt động thi đấu thể

dục thể thao. Ngoài ra còn tổ chức những hoạt động văn hóa nghệ thuật giao
lưu lớn.
2.QUẬN TÂN BÌNH
- Bùng Binh Lăng Cha Cả: có tên như vậy bởi vì đây là mộ của cha Bá Đa
Lộc (tên PIGREAU DEBEHAINE). Bá Đa Lộc là một vị gíam mục, là vi
quân sư của vua Gia Long và cũng là người có ơn với vua Gia Long trong
việc thương lượng với người Pháp để có vũ khí đánh nhua với quân Tây Sơn
của Nguyễn Huệ.
- Đường Cộng Hoà: Sau lưng những dãy nhà lớn có hai bầu tròn như hai
cây nấm tròn lên, hai bầu tròn này được goị là An Phi. Trong suốt thời gian
My cai trị khu vực này là trại lính Hoàng Hoa Thám (nơi đóng quân). Ngày
xưa sân bay Tân Sơn Nhất kéo dài tời tận đây và vành đai xung quanh là nơi
lực lượng lính Cộng Hoà chiếm đóng. Còn An Phi tức là an ninh cho phi
hành đoàn, an ninh cho những thông tin của người Mỹ. Sau ngày 20-071954 Pháp ký hiệp định Gieneve, và Mỹ đã chính thức bước vào chiến
trường Việt Nam từ lúc này và từ thời điểm này An Phi rất quan trọng đối
với Mỹ . Và lúc bấy giờ Sài Gòn được mệnh danh là " Lầu Năm Góc " của
Đông Nam Á chính là nhờ hai cái An Phi này . Đặc biệt là vào năm 19661967 có 48 nhà khoa học hàng đầu của Mỹ họp với bộ trưởng Bộ Quốc
Phòng Mỹ Macnamara nghiên cứu và chế ra một số thông tin liên lạc mà chỉ
có thể liên lạc từ khu vực này đến khu Nhà Trắng tức Lầu Năm Góc của
Mỹ . Những thông tin giải mã từ hai An Phi này được liên lạc trực tiếp từ
bên đây sang bên kia mà không có một tín hiệu nào có thể bắt và nhận tín
hiệu này được . Chính vì vậy mà hai An Phi này rất quan trọng cho đến mãi
sau này ,sau ngày giải phóng 1975 do biết giải mã và cũng có nhu cầu sử
dụng nên chúng ta không sử dụng đến hai An Phi này . Đường Cộng Hoà là
một đường quan trọng dẫn về một số tỉnh Miền Đông Nam Bộ , con đường


này đang được nâng cấp mở rộng để thận tiện cho việc lưu thông.
- Đường Trường Chinh:Thời gian trước đường này thuộc đường Cách
Mạng Tháng Tám nối dài sau được đổi lại là Trường Chinh vào năm 2001 .

Con đường này bắt đầu từ Ngã tư Bảy Hiền và kết thúc tại ngã tư An
Sương . Trường Chinh là một trong những Tổng Bí Thư đầu tiên cuả Việt
Nam dân chủ cộng hoà, ông đã cống hiến cuộc đời mình cho cách mạng va
quê hương.
Bên tay trái là đài tưởng niệm quận Tân Bình, bên trong có một bùng binh
nhỏ có lá cờ đỏ sao vàng và bên phải là sân bay Tân Sơn Nhất.
-Sân Bay Tân Sơn Nhất:Tân Sơn Nhất là một làng thuộc quận Phú Nhuận
ngày xưa( Phú Nhuận gồm 03 làng xã: Tân Sơn Nhất , Tân Sơn Nhì và Tân
Sơn Hoà). Sân bay nằm trong làng Tân Sơn Nhất nên lấy tên là Sân bay Tân
Sơn Nhất. Đây là một trong những Sân Bay lớn của Việt Nam. Với diện tích
1400 ha do quân đội Pháp xây dựng vào năm 1930. Năm 1933 thực hiện
chuyến bay quốc tế đầu tiên Sài Gòn_Paris, và lúc sân bay chỉ có một đường
băng bằng đất và đá đỏ với chiều dài là 1500m, sau đó được tu bổ dần .
Trong thế chiến thứ có thêm một đường băng dài 1800m cũng bằng đất và
đá đỏ . Đến năm 1962-1967 quân đội Mỹ đã cho xây dựng đừơng băng dài
3000m bằng bê-tông . Hiện nay sân bay này đã được xây dựng một đường
băng mới dài 3500m. Trong tương lai sân bay này sẽ chuyển về Long Thành
và nơi đây chỉ là sân bay đón tiếp các vị quan khách cao cấp từ nước ngoài
đến Việt Nam. Cũng như Cảng Sài Gòn thì sân bay Tân Sơn Nhất đóng một
vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, nâng thành phố lên vị trí cầu
nối, nơi hội tụ và giao lưu quốc tế . Các đường bay quốc tế trực tiếp đến sân
bay Tân Sơn Nhất hiện nay: Bangkok, Dubai, Hongkong,
KualaLumpur,Sydney,Seoul, Singapore, Paris, Berlin, Mỹ……. Nơi đây còn
ghi lại những chiến công cuả quân giải phóng trong cuộc tổng tiến công và
nổi dậy muà xuân Mậu Thân (1968) và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975
- Khu công nghiệp vành đai Sài Gòn: Được xây dựng trước 1975 ( như
nhà máy bột ngột Thiên Huơng , nhà máy dầu Tường An , dệt Thắng Lợi ,
dệt Thành Công). Nhà máy dệt Thắng Lợi với tên cũ là Vinatexco được hình
htành từ những năm 60 và do bà Trần Lệ Xuân vợ ông cố vấn Ngô Đình
Nhu( Ngô Đình Nhu là em trai cuả tổng thống Ngô Đình Diệm) nơi đây đã

diễn ra cuộc biểu tình cuả công nhân chống chính quyền rất mạnh. Ngoài ra
công ty dệt Thắng Lợi này còn nổi tiếng do bà Trần Lệ Xuân đã dùng vải nơi
đây cho thiết kế vải cách điệu với "Cổ thuyền" xẻ xuống ngực còn gọi là áo
dài Trần Lệ Xuân.Công ty dệt Thành Công thì có mặt hàng xuất khẩu ra
nước ngoài với nhãn hiệu áo thun cá sấu
Cầu Tham Lương:Đây là ranh giới của quận Tân Bình và quận 12 cầu còn
có tên gọi là cầu Tham Cấn bắt qua kênh Tham Lương trước thời Nguyễn.


Tham Lương là con kênh đào ngắn hẹp. Đến năm 1771 kênh được đào rộng
ra 10m sâu 3m dài 8Km. Năm 1782 diễn ra trận đánh giữa quân Tây Sơn và
Nguyễn Anh. Đến năm 1945 Pháp cho xây dựng nhiều hệ thống đồn bót để
kiểm soát. Tháng 12-1946 xảy ra trận đánh lớn giữa Việt Minh và Pháp diễn
ra trong suốt 3 ngày và nơi đây có 1 nhạc sĩ đã sáng tác ra bài hát "Mặt trận
Tham Lương"
3.QUẬN 12:
- Quận 12 được cắt ra từ huyện Hóc Môn theo quyết định quy hoạch ngày
01-07-1997. Với diện tích khoản 113,7km2 quận 12 là 1 trong những quận
có diện tích lớn của TP.HCM.
- Ngã 3 Bà Điểm: (bên trái) đây là ngã 3 đi vào khu Bà Điểm. Trong thới kì
chúa Nguyễn đẩy mạnh phong trào di dân vào Nam để khai phá vùng đất
này thì một số cư dân ở Quãng Bình vào đây sinh sống trong đó có bà
Nguyễn Thị Điểm đã theo ông Nguyễn Hữu Cảnh vào đây lập nghiệp với
quán nước ven đuờng và lâu dần thi gọi tên bà thành điạ danh. Nơi đây có
nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp
và Mỹ, đặc biệt là nơi phát động phong trào Nam Kì Khởi Nghĩa vào tháng
11 năm 1940 lan rộng ra tới Mỹ Tho, Cần Thơ. Hiện nay khu Bà Điểm này
thuộc xã Tân Thới Nhất huyện Hóc Môn.
- Mười tám thôn vườn trầu: Vào thời Pháp tại địa phương này cuộc khỏi
nghĩa cuả Phan Công Hớn (quê tại Bà Điểm) và Nguyễn Văn Hóa (quê Long

An)lãnh đạo giết chết tên đô đốc Trần Tử Ca. Sau khi cuộc khởi nghiã thất
bại Nguyễn Văn Hoá bị ch1m đầu tại Hóc Môn và để đàn áp cuộc khởi
nghiã này Pháp đã truy lùng những người khởi nghĩa, trong lúc truy lùng đã
tìm ra Mười tám làng còn gọi là "Thập Bát Phù viên" và nơi đây trồng nhiều
trầu (trầu lá để ăn)nên gọi là 18 thôn vườn trầu.
- Ngã 4 An Sương: dây là ranh giới giữa quận 12 và huyện Hóc Môn, tên
An Sương là do ngày xưa nằm trong làng An Sương. An Sương là giao điểm
của quốc lộ 22 và xa lộ Đại Hàn. Từ Ngã 4 An Sương theo quốc lộ 22 thì đi
58km ta đến cưả khẩu Mộc Bài qua Campuchia
- Xa lộ Đại Hàn:có tên gọi này là vào năm 1963 Mỹ đã bỏ tiền ra xây dựng
nhưng giao công trình cho Hàn Quốc xây dựng và dân ta gọi là xa lộ Đại
Hàn mang tên nước đã thi công con đường này. Xa lộ này dài 28km, mặt cán
nhựa rộng 7m, bắt đầu từ ngã 3 An Lạc (huyện Bình Chánh) và kết thúc tại
trạm Hai (Thủ Đức)
4. HUYỆN HÓC MÔN:Trườc đây vùng này có nhiều hang hốc và mọc
nhiều cây môn nước nên được gọi là Hóc Môn (do hốc đọc trai thành Hóc).
Diện tích của huyệ Hóc Môn 109,5km2, cách trung tâm TP.HCm khoảng
15km Hóc Môn là nơi sinh của nhà tri thúc Nguyễn An Ninh và nơi đây
cũng chính là địa bàn hoạt động cách mạng của ông. Tại Bà Điểm đã diễn ra


hội nghị TW Đảng lần thứ IV (1937), V (1938), và lần VI (1939). Nơi đây
cũng cưu mang nhiều chiến sĩ cách mạng như Nguyễn Thị Minh Khai,Võ
Văn Tần, Hà Huy Tập, Lê Duẫn, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Linh,…….
- Trung tân huấn luyện Quang Trung: là 1 trường huấn luyện bộ binh lớn
nhất cuả chính quyền Sài Gòn trườc năm 1975. Vùng này mang tên Quang
Trung do nơi đây trước có đền thờ vua Quang Trung nên lấy tên đặt cho điạ
danh
-Ap Bàu Nai - xã Đông Hưng Thịnh: Trước đây là khu vực có nhiều ao
nước nhỏ, vào ban đêm nai thường ra đây uống nước nên có địa danh là Bàu

Nai
- Ngã 3 Củ Cải: Do 1 nhóm cư dân đạo thiên Chúa giáo thuộc vùng Bình
Chu 73 Nam Định di cư đến đây sinh sống và ghép 2 địa danh Bùi Chu Hóc Môn thành Bùi Môn. Nơi đây nổi tiếng với xóm đạo mang tên Tha La..
và tên này đã đi vào âm nhạc với bài hát "Tha La xóm đạo" dù bạn chưa tới
đây nhưng đã từng có lần nghe bài hát này"đây Tha La, đây x1m đạo tiêu
điều …. đây" và bài hát này đã nói lên việc chiến tranh đã làm cho xóm làng
hoang tàn … rơi vào cảnh đau thương mất mát
- Ngã 3 vào bệnh viện Hóc Môn: (hay còn goi là nhà thương giếng nước)
từ nơi đây chúng ta đi vào trong là tới ngã 4 giếng nước nơi đây có giếng
nước cung cấp nước cho dân cư nơi đây. Và ngã 4 giếng nước này vào năm
1941 thực dân Pháp đã tử hình các đồng chí lãnh đạo TW đảng như Hà Huy
Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn ThiMinh Khai …. Và còn lưu lại những cây cột
mà những chiến sĩ này bị hành án
- Ngã 4 thị trấn Hóc Môn:Rẽ phải vào Uy Ban Nhân Dân huyện Hóc Môn
(trước đây là dinh quận Hóc Môn) nơi xảy ra cuộc tấn công của quân khởi
nghĩa Phan Công Hớn lãnh đạo vào đêm 22 rạng ngày 23-11-1940 quần
chúng nhân dân tấn công vào dinh thư này và giết chết tên đốc phủ Trần Tử
Ca mở đầu cho cuộc khởi nghĩa lan rộng Nam Kì KhởiNghĩa
- Rẽ trái vào ngã Ba Giồng - Xã Xuân Thới Thuận: nơi đây thực dân
Pháp đã tuyên án tử hình các đồng chí lãnh đạo TW Đảng Cộng Sản năm
1941: Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu.
- Cầu An Hạ (cầu Bông): Ranh giới của huyện Hóc Môn và Củ Chi. Lúc
trước cầu này mang tên là cầu Bông sau đổi thành cầu An Hạ. Cầu Bông
trước đây là khu vực trồng nhiều bông và bán nhiều hoa nên cầu mang tên là
Hoa, nhưng khi vua Minh Mạng lấy người vợ tên là Hồ Thị Hoa quê ở Thủ
Đức nên cầu được đổi thành cầu Bông vì tên Hoa là kị húy. Và về sau gọi là
cầu An Hạ vì để không trùng hợp với cầu Bông khác. Tên An Hạ này này là
do gần với nông trường thanh niên xung phong mang tên An Hạ nên lấy để
đặt cho cầu này luôn. Năm 1948 tại đây đã xảy ra trận đánh ác liệt giữa chi
đội 12 và quân đội Pháp.



- Đường dây 500Kv: Tải điện tứ nhà máy thủy điện Hoà Bình vào đây và
truyền tải cho các tỉnh lận cận khác
5. HUYỆN CỦ CHI:Trước đây vùng này có nhiều cây Mã Tiền nhưng vì
người dân không biết nên gọi là Củ Chi tên khoa học là Strychonos
nuxromica dùng để chưã bệnh phong xù. Huyện Củ Chi có diện tích khaỏng
428,5km2 cách trung tâm TP.HCM khoản 35km. Đây là vùng đất chịu nhiều
đau thương mất mát trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Nơi đây
chịu biết bao nhiêu tấn bom dội lên và qua 2 cuộc kháng chiến này nhân dân
Củ Chi cho mọi người trên thế giới biết rằng thế nào là huyền thoại anh
hùng với những chiến tích, kỳ công trong chiến đấu và nơi đây có một hệ
thống địa đạo Củ Chi chằng chịt, từ địa đạo Củ Chi đã được phong danh
hiệu là "Củ Chi đất thép thành đồng". Huyện Củ Chi trước năm 1975 thuộc
tỉnh Hậu Nghĩa sau đó tách ra:Một phần là Đức Hòa Đức Huệ thuộc Long
An, một phần Bên Cát thuộc tỉnh Bình Dương, và còn Củ Chi thì thuộc
TP.HCM.
- Nông trường An Hạ: Do lực lượng thanh niên xung phong Tp.HCM thành
lập tạo ra những vành đai xanh cho Thành Phố
- Công trình Kênh Đông : Là công trình thủy lợi dẫn nước từ lòng hồ Dầu
Tiếng để tưới tiêu. Công trình Kênh Đông này do lực lượng thanh niên xung
phong TP.HCM thi công tưởng niệm 10 năm ngày giải phóng Thành Phố
(ngày 30-04-1975 đến 30-04-1985). Kênh này có đặc điểm là mặt nước cao
hơn mặt ruộng do nước ở lòng hồ Dầu Tiếng ở trên cao đổ xuống và được
ngăn đập tạo thành
- Hồ Dầu Tiếng: Cách thị xã Tây Ninh 20km Hồ có diện tích 27.000ha, có
sức chứa 1.5tỷ m3 nước tưới cho đồng ruộng của tỉnh và các tỉnh lận cận.
Hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta, hồ được ngăn bởi con
sông lớn đó là sông Sài Gòn. Năm 1980 Uy Ban nhân dân tỉnh tây Ninh kết
hợp với bộ thủy lợi tiến hành khảo sát ngăn sông Sài Gòn đắp đập Dầu

Tiếng. Vì do điều kiện tưới tiêu để sản xuất và tăng năng suất cho tỉnh. Hồ
Dầu Tiếng được khởi công xây dựng ngày 19-04-1981 và hoàn thành vào
tháng 10-01-1985. Tổng kinh phí là 1000 tỉ đồng , hồ phục vụ tưới tiêu cho
172.000ha đất trồng.
- Ngã 3 Việt Kiều:Vào năm 1979 do ở Campuchia thường xảy ra nhiều biến
cố và xung đột nên ngưòi Việt Nam sinh sống tại Campuchia đều hồi hương
và về an cư ở khu vực này nên mới có tên gọi là ngã 3 Việt Kiều. Việt Kiều
ở đây tức là Việt Kiều Campuchia
- Xã Tân Thông Hội: Nếu rẽ trái ta sẽ đi Long An (Đức Hòa - Đức Huệ)
còn rẽ phải ra Đồng Dù - là 1 căn cứ của sư đoàn 25. Từ đây chúng ta có thể
đến địa đạo Củ Chi. Hệ thống cầu vượt Củ Chi là 1 hệ thống cầu vượt mới
được xây dựng .


- Xã Tân An Hội: Là 1 xã trung tâm của huyện Củ Chi. Tên này gắn liền
với Nguyễn Anh - một vì chúa Nguyễn - khi đặt chân đến đây thì đặt như thế
vì cho nơi đây là an lành bình yên. Tại thị trân Củ Chi và ngã 3 Việt Kiều là
tập trung đông nhất của huyện Cu Chi.
- Ngã 3 Phước Hiệp: Rẽ phải chúng ta sẽ đi vào khu địa đạo Củ Chi đây là
con đường thứ năm đi vào địa đạo. Để đi vào địa đạo chúng ta có 5 con
đường để đi. Nhưng đây là con đường mà du khách thường đi nhất. Địa đạo
cách TP.HCM 70km.
- Xã Tân Phú Trung :Năm 1948 nhân dân nơi đây đã xây dựng nên những
đia đạo đầu tiên nhưng mới chỉ là giao thông hào, sau đó cuộc chiến tranh
càng quét mở rộng nên nhân dân ta đã tiến hành cho đào những đường hầm
thông nhau và sống ở dưới đó. Và Thành ủy đã chọn Củ Chi là căn cứ chống
Mỹ.
- Địa Đạo Củ Chi: Là căn cứ của thành ủy Sài Gòn - Gia Định trong thời kì
kháng chiến chống Mỹ từ năm 1964 đến 1975. Hệ thống địa đạo Củ Chi
được đào từ năm 1964 với chiều dài tổng cộng khỏan 200km liên hoàn với

các xã với nhau. Địa đạo Củ Chi có 3 tầng: tầng 1 cách mặt đất từ 1-3m và
dùng để chiến đấu, tầng hai cách mặt đất 3-6m và dùng để sinh hoạt hàng
ngày như nấu ăn ở học tập, tầng thứ ba cách mặt đất từ 6-10m dùng để tránh
sự bắn phá của bom mìn mà Mỹ Ngụy thả xuống. Dưới địa đạo có đầy đủ
các văn phòng, cơ quan làm việc như phòng họp phòng chiếuphim, phòng
hội trường phòng giải phẩu, nhà bếp với loại bếp giấ khói, nhà ăn, giếng
nước……….Địa đạo Củ Chi đã trải qua nhiều cuộc càn ác liệt nhưng vẫn
đứng vững và tiếp tục phát triển. Địa đạo Củ Chi gồm hai khu vực:Bến
Dược:Địa danh này có tên như vầy là do lúc trước đây là nơi vượt sông Sài
Gòn qua Bến Cát (thuộc tỉnh Bình Dương) của các chiến sĩ cách mạng để
tránh sự truy bắt của giặt nhưng do người dân Nam Bộ phát âm không chuẩn
nên đọc trại ra Bến Dược. Đây là khu căn cứ của thành uỷ Sài Gòn- Gia
Định
- Bến Đình:Điạ danh này được giải thích là trước đây do xây dựng Ap Đình,
Địa đạo Bến Đình là khu căn cứ của huyện ủy huyện Củ Chi.
- Công trình 1 thoáng Việt Nam:Hay còn gọi là" Đồng Bò Cạp là một nơi
thu nhỏ các ngành nghề truyền thống của Việt Nam từ miền Bắc, miền Trung
đến miền Nam.
- Bia Suối Sâu: Ranh giới tự nhiên giưã Củ Chi - TP.HCM với huyện Trảng
Bàng tỉnh Tây Ninh.Bia này đã ghi lại tội ác của Mỹ-Ngụy vào năm 1966 đã
mở nhiều trận càng quét rất qui mô giết nhoều người dân vô tội tàn phá xóm
làng mà khu vực này Mỹ cho là " Tam Gác Sắt" ( chiến khu R)


Ðịa đạo Củ Chi
Vị trí: Ðịa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã
Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 70km về
phía tây bắc.
Ðặc điểm: Ðịa đạo quả là kỳ quan độc nhất vô nhị: dài 250km chạy ngoắt
ngoéo trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc

ki xúc đất.
Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom
khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn
nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt.
Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài,
nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách
mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép.
Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng
cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm
được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như
những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có
các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước,
có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn,
mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Hãy một lần chui vào địa đạo, ta sẽ thấy rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng
căm thù, ý chí bất khuất của "vùng đất thép" và sẽ hiểu vì sao một nước Việt
Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ? Ta cũng
sẽ hiểu vì sao Củ Chi - mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20
năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.
Cũng từ địa đạo này, cuộc hành quân Crimp (cái bẫy) của Mỹ với 3.000
quân bộ, cuộc hành quân Sedarfall gồm 12.000 lính, có xe tăng, máy bay
yểm trợ tối đa, nhằm biến Củ Chi thành "khu tự do hủy diệt" đã bị đập tan.
Củ Chi thật xứng danh "đất thép thành đồng" qua 20 năm bền bỉ chiến đấu.
Ðiều thú vị nữa khi về thăm mảnh đất anh hùng này là các hướng dẫn viên
đều ăn mặc như hồi chiến tranh: nam mặc đồ giải phóng, mũ tai bèo; nữ mặc
bà ba đen, quàng khăn rằn và đi dép lốp. Sự có mặt của họ bên trong những
búi cây, ở mỗi khúc quanh khiến du khách có cảm giác đang được sống
trong sự thật của Củ Chi thời đánh giặc. Cảm giác thời chiến rõ nét hơn khi
đĩa sắn luộc, bát muối vừng được đưa mời khách du lịch. Những ly rượu bé
xíu, trong vắt và nồng nàn được gọi đùa là nước mắt quê hương bên đĩa rau

mốp muối chua, giòn và ngon đến lạ. Bạn đừng quên nếm thử món rau mốp.
Rau mốp là lương thực chính của quân dân Củ Chi ngày trước, còn giờ đây
đang là đặc sản.
Địa đạo Củ Chi


Di tích địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng nằm phía Bắc Củ Chi là một hệ
thống gồm hầm, địa đạo, giao thông hào, ụ chiến đấu, chủ yếu tập trung ở ấp
Phú Hiệp thuộc xã Phú Mỹ Hưng với diện tích gần 100 mẫu: Tây Bắc giáp
sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận, Lộc
Hưng (Trảng Bàng) và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa. Chọn Phú Hiệp lập hệ
thống địa đạo là bởi vùng đất cao, lòng đất lẫn đá sỏi rắn chắc, có thể chịu
sức ép bom 500kg và xe cơ giới của địch. Đây là khu rừng chồi, tre và cao
su lẫn lộn rất th
ích hợp cho địa hình du kích chiến.
Năm 1961, địa đạo ở xã Phú Mỹ Hưng chỉ là những đường hầm ngầm sâu
trong lòng đất, kéo dài vài chục thước, đôi khi giao nhau, chồng chéo... cốt
tránh địch hơn là đối phó. Năm 1962, khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ
bước sang giai đoạn quyết liệt, đồng chí Võ Văn Kiệt, lúc này là bí thư Khu
ủy Sài Gòn - Gia Định chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo xây căn cứ có tên gọi là
căn cứ Phú Hiệp do đồng chí Mười Phước - chỉ huy trưởng, các đồng chí: Tư
Đạt, Năm Long, Ba Lùn, Tư Hùng - ủy viên và đồng chí Tám Trương trưởng văn phòng cùng một số chiến sĩ thuộc tiểu đoàn Vinh Quang.
Công trình lấy ngày kỷ niệm thành lập Đảng (3 tháng 2) khởi công. Theo
bản thiết kế, địa đạo được xây dựng dựa theo kinh nghiệm từ trước, bằng
cách cứ khoảng 16m tạo một giếng, đường kính 0,6m, sâu 3m, khi giáp mí
thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chiều
ngang 50cm, cao 80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế vừa chiến
đấu, vừa tiếp nối từ hầm này đến hầm khác thành một thế liên hoàn được
tính toán hết sức khoa học. Bởi vậy có những đoạn cắt ngắn, có đoạn song
song, đoạn giao nhau, đoạn trên đoạn dưới, vòng vèo, quanh co, kéo dài đến

trên 100 cây số.
Những nơi giao nhau hoặc sắp vào miệng hầm, địa đạo hẹp dần, có khi phải
trườn hoặc chui vào miệng hầm. Những giao điểm đặc biệt của địa đạo có
chốt an toàn. Chốt là một khúc gỗ, đầu nhọn dài hoặc khối mủ cao su đường
kính 40cm có dây dài. Để bịt kín địa đạo chỉ cần kéo mạnh dây, nút thắt cao
su, hoặc khúc gỗ sẽ bịt kín đường hẹp địa đạo. Chốt an toàn nhằm ngừa địch
sử dụng hơi cay hoặc bơm nước độc xuống địa đạo.
Miệng địa đạo là một trong những cấu trúc đặc biệt, rất tinh vi thường lẫn
lộn trong bụi rậm, gò mối, kích thước vừa vặn một người chui vào 30cm x
40cm. Nắp hầm là mảnh gỗ dày 10cm, mặt khỏa cỏ tươi, chụp vừa miệng
hầm. Những lỗ thông hơi được tạo theo đường xiên 45o, núp trong các bụi
rậm khó phát hiện. Tại các miệng xuống địa đạo, thỉnh thoảng có bẫy chông,
là mảnh ván bắc ngang, dưới đặt bàn chông. Kẻ lạ bước lên, lập tức rơi
xuống bẫy.
Địa đạo ở xã Phú Mỹ Hưng chia làm 3 khu: Khu trung tâm dành cho các cán


bộ lãnh đạo cao cấp. Khu bên phải gồm hầm văn phòng và hầm hội họp.
Khu bên trái nơi đóng quân của tiểu đoàn Vinh Quang (đội phòng vệ). Điểm
nổi bật của khu địa đạo ở xã Phú Mỹ Hưng là các hầm âm trong lòng đất.
Những căn hầm xây dựng cho văn phòng, y tế, hậu cần, cơ yếu, văn nghệ...
cả bếp Hoàng Cầm (bếp ém khói) tập trung khu vực mạn Đông con suối
Thai Thai gọi là vườn quít. Mỗi hầm cách nhau 50 đến 70m, có kích thước
như một hình vuông từ 3m đến 3,5m. Địa đạo nối các hầm thường vòng vèo
và qua một chốt bảo vệ.
Hầm tại khu trung tâm được mô tả như là một trong những kỳ công của khu
địa đạo Phú Mỹ Hưng. Tại đây có hầm làm việc của Chính ủy, Tư lệnh và
Phó tư lệnh, các khu ủy và hầm họp. Mỗi hầm cách nhau khoảng 400 đến
500m, thông nhau qua địa đạo. Tất cả những hầm này đều xây dựng trong
khu vực đất rắn pha đá sỏi, nằm sát mí vườn nhà của hai ông: Hai Bao và

Tám Cắt. Trước tiên hầm hình thành như một hố sâu, ngang 2m, rộng 3,5m,
sâu 3,5m (kể cả nóc hầm cách mặt đất 1,8m).
Nóc hầm được làm bằng các đà bê tông thả ngang, sau đó lấp kín hoàn toàn
bên trên. Trong hầm, hai bên vách có giàn cây chịu lực hình chữ A có thể
mắc võng nằm. Một số hầm có trét xi-măng chống thấm. Miệng hầm nối địa
đạo thường qua một chốt gác. Từ đây, địa đạo có ngã rẽ chia hai. Một địa
đạo đặc biệt dẫn dài đến mé sông Sài Gòn và trổ lên trong bụi ô rô. Khi có
mật hiệu, ghe bên kia sông sẽ sang rước khách đặc biệt vào căn cứ Thanh
Tuyền (bên kia sông Sài Gòn thuộc Bình Dương).
Các hầm trong khu trung tâm đều có dạng cấu trúc tương tự và đều có địa
đạo riêng thông với địa đạo đặc biệt nhằm đối phó khi có tình huống nguy
hiểm. Trong thời gian tạm lánh tại địa đạo Phú Mỹ Hưng, các đồng chí cán
bộ lãnh đạo cấp cao thường lên khỏi địa đạo đến thăm, đàm đạo với người
dân trong ấp cũng như gia đình ông Hai Bao và Tám Cắt. Khu bên trái tức
khu bố phòng của tiểu đoàn Vinh Quang với số lượng hầm ít hơn, cấu trúc
thông thường như hầm hành chánh, kích thước 3m x 3,5m. Một chiến tuyến
vững chắc hình thành một vòng cung bảo vệ khu trung tâm là một hệ thống
giao thông hào xen kẽ ụ chiến đấu.
Giao thông hào sâu từ 1,2m đến 1,4m, ngang 0,5m, chạy vòng vèo theo địa
hình và kỹ thuật chiến đấu, cắt quãng hoặc tiếp nối các ụ chiến đấu. Uụ
chiến đấu sử dụng bắn máy bay gồm rãnh tròn đường kính 3m bao quanh mô
đất cao quá đầu người, ở giữa. Xạ thủ dùng mô đất vừa đặt súng, vừa làm
vật cản, chạy quanh mô đất núp bắn máy bay địch. Có ụ chiến đấu là hố sâu
chứa từ 3 đến 5 người. Xạ thủ bố trí nhiều mặt chiến đấu. Trong khu địa đạo
Củ Chi có một giao thông hào song song con lộ 6 bố trí nhiều ụ chiến đấu,
trang bị hỏa lực mạnh nhằm lừa địch, nhử địch, chặn địch và tiêu diệt địch.
Ngoài ra bốn mặt khu địa đạo Phú Mỹ Hưng (căn cứ Phú Hiệp) còn có 4


trạm thông tin, báo động, trang bị máy móc hiện đại.

Những đồng chí lãnh đạo cấp cao thường đến làm việc và ở tại căn cứ Phú
Hiệp đôi lần trong thời gian vài ngày đến vài tháng như:
• Đ/c Nguyễn Văn Linh (bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định từ 1965 - 1975);
• Đ/c Võ Văn Kiệt (bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định từ 1960 - 1965);
• Đ/c Trần Bạch Đằng - Uủy viên thường vụ Khu ủy (1960 - 1965), bí thư
Phân khu 6 (tháng 10 - 1967);
• Đ/c Mai Chí Thọ - phụ trách An ninh (1965 - 1975);
• Đ/c Uút Một - Khu ủy viên phụ trách Tuyên huấn;
• Đ/c Nguyễn Văn Tứ - Khu ủy viên phụ trách Tổ chức công an;
• Đ/c Năm Đang - Khu ủy viên phụ trách Tổ chức phụ nữ;
• Đ/c Hai Mơ - Khu ủy viên phụ trách Quân sự;
• Đ/c Tám Lê Thanh, Trần Hải Phụng...
Tháng 1/1966, Mỹ huy động hàng ngàn tăng, pháo binh, không quân, hải
quân và trên 3.000 quân đổ xuống vùng tam giác sắt (bao trùm cả địa đạo
Phú Mỹ Hưng). Đây là trận càn mang tên Crimp (cái bẫy) với đầy đủ vũ khí,
kỹ thuật tối tân, cốt phá hệ thống địa đạo. Các du kích luồn trong địa đạo,
lúc ẩn lúc hiện, đánh phủ đầu rồi lại biến mất. Cuộc hành quân tốn kém
nhưng không thực hiện được ý đồ, nên một năm sau, ngày 8/1/1967, địch
tiếp tục mở cuộc càn lớn mang tên Cedarfall với trên 12.000 quân lính đủ
các binh chủng, được yểm trợ tối đa của phi cơ, pháo binh, thiết giáp đánh
phá ác liệt khu địa đạo Phú Mỹ Hưng và phụ cận.
Chúng đưa pháo đài bay B52 rải thảm bom, dội pháo từng đợt, sau đó đưa
trực thăng đổ quân ào ạt. Một đại đội chuyên phá hầm và địa đạo, được huấn
luyện tại Đồng Dù, sử dụng chó, súng phun lửa, hóa chất, xe ủi hạng nặng và
hàng chục trực thăng chở nước bơm xuống địa đạo. Chúng dùng xe ủi đất 60
tấn, có móc thọc sâu xuống địa đạo đoạn đưa mìn vào đánh. Chúng chia mỗi
tốp 4 tên, hai tên xuống địa đạo, trang bị mặt nạ, đặt mìn, chuyền dây phá
địa đạo. Dùng bom xăng đặc, đốt cháy cả khu rừng, biến xóm làng thành
bình địa. Nhiều đoạn địa đạo sụp, xóa mất các chốt, các miệng hầm. Mỹ thú
nhận: "tìm thấy miệng địa đạo, nhưng thiếu kinh nghiệm, không thu được

gì!".
Giữa tháng 3/1967, Mỹ lại tiếp tục mở trận càn Manhattan, sử dụng tăng
kèm bộ binh từ Đồng Dù càn lên căn cứ Phú Hiệp (địa đạo Phú Mỹ Hưng).
Du kích sử dụng B40 và B41. Trận chiến diễn ra ác liệt. Địch gọi B52 rải
bom. Vài đoạn địa đạo bị sụp so với hàng chục cây số địa đạo. Lại thất bại
trong mưu đồ "xóa sổ" khu địa đạo Phú Mỹ Hưng, địch sử dụng cỏ Mỹ (loại
cỏ gặp mưa phát triển rất nhanh) cao từ 2 đến 3m, thân to và sắc, lấn át các
thứ cỏ khác, gây khó khăn đi lại và rất dễ phát hiện dấu vết. Mùa khô chúng
đốt cỏ nhằm phát hiện miệng địa đạo, rải máy đếm tiếng động của người để


gọi pháo dập, hoặc gài mìn râu, mìn cóc và tiếp tục mở hàng trăm cuộc càn
phá lẻ tẻ nhưng tất cả đều phá sản. Các chiến sĩ vẫn tiếp tục tập kích, lúc ẩn
lúc hiện, chặn đầu, khóa đuôi, gây tổn thất nặng nề cho sư đoàn "Tia chớp
nhiệt đới", "Anh cả đỏ" và sư đoàn 25 ngụy, làm cho địch bàng hoàng, sửng
sốt.
Ngày nay, để tưởng nhớ công lao bao chiến sĩ anh dũng hy sinh vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc và đất nước, một khu đền tưởng niệm được xây dựng hết
sức trang trọng và uy nghi tại Bến Dược. Trên văn bia đặt trước đền có đoạn
ghi "...Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn. Ai đếm khăn tang, ai đong máu
chiến trường? Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hoàng
hôn... chim bay về núi tối rồi...". Địa đạo Phú Mỹ Hưng được Bộ Văn hóa
cấp bằng công nhận di tích theo quyết định số 54/VHQĐ ký ngày 29/4/1979.
Di chỉ Gò Cổ Lâm
Gò Cổ Lâm tọa lạc tại ấp Thanh Đông, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành,
tỉnh Tây Ninh.
Đây là một khu di chỉ gồm nhiều phế tích, đền tháp đã được khai quật năm
1990. Trên đỉnh gò có một ngôi chùa được xây dựng cách nay trên 100 năm,
còn gọi là gò Chùa Cổ Lâm. Mặt gò hình chữ nhật rộng trên 5.000m2, cao
khoảng 3m so với mặt ruộng. Phía Đông là con đường cao hơn mặt ruộng

0.5m, rộng 3m, dài 150m từ gò chạy thẳng đến "Bàu Vuông" nơi lấy đất để
đắp gò.
Toàn bộ kiến trúc chùa xây trên nền tháp chính, bằng gạch nằm theo trục
Bắc Nam trên chiều dài 50m.Trên mặt gò rải rác khắp nơi còn nhiều viên
gạch của tháp đổ xuống, cùng nhiều phiếm đá màu xanh xám. Ở phía Tây
gò, chạy theo hướng Bắc Nam là những vỉa gạch lộ lên mặt đất với những
viên gạch có số đo 37 x 12 x 7 cm. Đó là những phế tích chân móng 5 ngôi
tháp đã bị sụp đổ từ xa xưa. Có kiến trúc hình gần giống mai rùa, chiều
Đông – Tây 5.70m, chiều Bắc – Nam 3.80m, ở giữa có một hố vuông 1 x 1m
sâu 0.75m.
Gò Cổ Lâm là di tích khảo cổ lớn nhất trong tổng số 11 di chỉ thuộc xã
Thanh Điền, và là một trong những di tích có qui mô khá lớn đã phát hiện ở
Tây Ninh. Các phế tích kiến trúc ở gò Cổ Lâm khá giống các kiến trúc gạch
ở di tích Vườn Dầu, Miễu Bà và các di tích khác trong tỉnh. Căn cứ vào
những di tích được khai quật và so sánh với một số công trình kiến trúc trên
vùng đất Nam Bộ, về gạch, tượng đá, các tư liệu sản xuất … các nhà khảo cổ
học đã khẳng định di tích khảo cổ học Gò Cổ Lâm có niên đại khoảng thế kỷ
thứ VIII sau Công Nguyên. Gò Cổ Lâm đã được công nhận là di tích khảo
cổ học tại Quyết định số 3211/QĐ -BT ngày 12/12/1994.
Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh


Tòa thánh Tây Ninh nằm cách trung tâm thị xã Tây Ninh khoảng 5km về
hướng đông, được khởi công xây dựng năm 1936. Đây là một công trình
kiến trúc nghệ thuật nổi tiếngvà là trung tâm hành đạo chính của đạo Cao
Đài ở Tây Ninh, tọa lạc trong một khuôn viên có diện tích khoảng 1km, có
tường rào bao bọc xung quanh.
Hồ Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng là một hồ nước nhân tạo lớn của Việt Nam. Hồ thuộc huyện
Dương Minh Châu, cách thị xã Tây Ninh khoảng hơn 30km, giáp với địa

phận của tỉnh Bình Dương.
Hồ được hình thành từ nhu cầu thiếu nước phục vụ cho việc tưới tiêu trong
sản xuất nông nghiệp. Công trình được khởi công xây dựng ngày 29/4/1981
với các hạng mục chính như: đập chính cũng là bờ bao dìa 1.100m, cao 30m;
đập phụ dài 29.000m, cao 10m bao quanh hồ; một đập tràn xả lũ ra sông Sài
Gòn; hai cống dẫn nước ra kênh đông và kênh tây. Công trình hồ Dầu Tiếng
được hoàn thành ngày 10/1/1985, hồ có diện tích 27.000ha và sức chứa 1.5 tỉ
mét khối nước.
Nước hồ Dầu Tiếng khá trong sạch, vào những ngày trời nắng đẹp, mặt hồ
ánh lên màu xanh biếc, sâu thẳm... Dãy núi Cậu sừng sững trải dọc bên hồ
tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình. Trong vùng
hồ, các đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò là những nét chấm phá của bức
tranh Hồ Dầu Tiếng. Đồi Thơ đứng cạnh rừng nguyên sinh sát bên hồ làm
tăng thêm nét quyến rũ trong bức tranh toàn cảnh. Quanh bờ hồ còn có
những thảm cỏ xanh mượt xen lẫn với những cây hoa dại đủ sắc màu.
Chùa Ông trên núi Cậu
Trên núi Cậu có chùa Ông, ở đây trông xuống vùng hồ khung cảnh thật tráng
lệ. Nằm trong rừng cao su gần núi Cậu là hồ Cầu Nôm, nước cũng trong
xanh, không khí ở đây thật trong lành mát mẽ và tĩnh mịch.
Tuy là một công trình thủy lợi nhân tạo, song cảnh quan thiên nhiên nơi đây
rất lãng mạn, trữ tình. Đến tham quan hồ, du khách có thể kết hợp thêm
tuyến du lịch đến tòa thánh Tây Ninh, núi Bà Đen hoặc thắng cảnh núi Cậu
của tỉnh Bình Dương.
Căn cứ Trung ương cục miền Nam
Căn cứ Trung ương cục miền Nam nằm cách thị xã Tây Ninh 64 km, gần sát
biên giới Campuchia, giữa một khu rừng xanh tươi cây lá rộng khoảng 70
ha, đã thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.
Từ năm 1962 đến khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, Căn cứ Trung
ương cục miền nam (gọi tắt là R) là cơ quan cao nhất chỉ đạo và lãnh đạo
trực tiếp cách mạng miền Nam. Năm 1989, khu di tích đã được Bộ Văn hóa

- Thông tin công nhận là di tích lịch sử và phục hồi gần như nguyên trạng.


Con đường nhỏ đưa khách đến những căn nhà nhỏ bé đơn sơ ẩn mình sau
tán lá rừng, có nhà hội họp tập thể, nhà làm việc của các cán bộ cao cấp, nhà
ở của chiến sĩ và các ban, ngành. Những ngôi nhà này được dựng bằng tre,
gỗ. Các vật dụng trong nhà như chiếc chõng tre, tủ, kệ, ghế vẫn được giữ
nguyên như trước đây. Mỗi nhà đều có hầm kiên cố được nối với nhau bởi
một hệ thống giao thông hào liên hoàn. Dấu vết chiến tranh còn hiện rõ nét
với hàng chục hố bom, pháo. Chính tại nơi đây, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, quân đội như Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Võ
Văn Kiệt... đã từng ở và làm việc trong những năm tháng kháng chiến gian
khổ và hào hùng.
Nhà của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Mặc dù nhiều lần bị địch đánh phá ác liệt, căn cứ Trung ương cục miền Nam
vẫn được bảo vệ vững chắc và trở thành biểu tượng của tinh thần quả cảm,
trí thông minh, tài thao lược của quân và dân Việt Nam. Khách có thể nghỉ
ngơi trong những mái lều hoặc ngả lưng trên võng dù trong rừng cây và ăn
một bữa cơm thời kháng chiến quanh chiếc bếp Hoàng Cầm. Nơi đây cfon
thu hút một du khách với các hình thức dã ngoại đa dạng, sinh động và hấp
dẫn.
Vài Nét Về Tây Ninh
Tây Ninh là một tỉnh biên giới của miền Đông Nam Bộ, với diện tích
khoảng 4.028km2 gồm thị xã Tây Ninh và 8 huyện Tân Biên, Tân Châu,
Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng
Bàng.
Tỉnh có đường biên giới chung với nước bạn Campuchia dài 240km, đồng
thời giáp với tỉnh Kompong Cham ở phía bắc, hai tỉnh Prey-veng và Sway
Riêng ở phía tây và tây bắc Campuchia. Ở phía đông giáp với tỉnh Bình
Dương và Bình Phước, phía nam giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và Long

An. Trên địa bàn tỉnh còn có hai cửa khẩu quốc gia quan trọng là Mộc Bài
và Xa Mát.
Núi Bà Đen
Về lịch sử thì vào cuối thế kỷ XVI, vùng này còn là rừng rậm hoang vu
thuộc nước Chân Lạp (Campuchia). Sang đến thế kỷ XVII, nhất vào vào
năm 1620, sau cuộc hôn nhân của vua Chey Chetta II và công chúa Ngọc
Vạn (con của chúa Nguyễn Phúc Nguyên), mối quan hệ giữa người Việt và
Khmer ngày càng thắt chặt hơn. Từ đây, công cuộc khai khẩn đất đai của các
thế hệ người Việt được mở rộng hơn.Tây Ninh đã trở thành một vùng đất trù
phú, giữ vị trí quan trọng về quân sự, kinh tế, ngoại giao giữa hai nước Việt
Nam và Campuchia. Đến thời nhà Nguyễn, vùng này thuộc phủ Gia Định.
Năm 1936, tỉnh Tây Ninh được thành lập sau khi hợp nhất hai huyện Tân
Ninh và Quang Hóa từ phủ Tây Ninh.


Về thành phần dân tộc, trên địa bàn tỉnh có ba dân tộc chính là người Việt,
Khmer và người Chăm. Vì thế, tôn giáo chính nơi đây cũng gồm đạo Phật,
Công giáo và đạo Cao Đài, trong số đó Tây Ninh được xem là trung tâm của
đạo Cao Đài với tòa thánh Cao Đài được xây dựng qui mô tại huyện Hòa
Thành, vốn là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng của cả nước.
Hàng năm, vào ngày 9 tháng giêng và rằm tháng 8 âm lịch đều có tổ chức lễ
hội vía Đức Chí Tôn và Đức Diêu Trì Kim Mẫu cuốn hút hàng vạn người từ
mọi miền đất nước về tham dự.
Vùng đất này còn là nơi tiếp giáp với vùng núi cao nguyên Nam Trung Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long, vì thế khí hậu nóng ấm, ôn hòa quanh năm,
thuận lợi cho hoạt động du lịch. Thị xã Tây Ninh chỉ cách Thành phố Hồ Chí
Minh 99km, với tuyến đường Xuyên Á (quốc lộ 22A) đã được mở rộng
thuận lợi cho giao thông từ trung tâm thành phố đến các huyện Trảng Bàng,
Gò Dầu và nhất là đến khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, nơi đang dần trở
thành trung tâm thương mại lớn của Việt Nam và Campuchia. Bên cạnh đó,

đến với vùng đất lịch sử này, bên cạnh việc chiêm ngưỡng công trình kiến
trúc tiêu biểu của đạo Cao Đài, du khách còn có dịp tham quan khu du lịch
núi Bà Đen, hay hồ Dầu Tiếng... để làm phong phú thêm cho cuộc hành trình
khám phá đất Việt mến yêu của chính mình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×