Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Nghệ thuật giao tiếp của nhà lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.54 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC………………………………………

TIỂU LUẬN

NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO
Sinh viên thực hiện: …………………
Lớp: ...................................................
Mã số SV: ……………………………

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS …………………

……., năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình quý báu của
PGS.TS …………….., được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Trường Đại
học………………
Nhân đây cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS ………….
- người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua, tôi cũng xin
chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, những nhận xét quý báu của các thầy
cô giáo giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, nhà lãnh đạo bè đã
luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm tiểu luận
……, tháng 8 năm 2020
Học viên

…………………………



MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NTGT
NLĐ
GT
NT
KNDĐ

Nghệ thuật giao tiếp
Nhà lãnh đạo
Giao tiếp
Nghệ thuật
Kĩ năng diễn đạt


A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao tiếp trong một tổ chức giống như hệ thống mạch máu của cơ thể con
người. Không có hệ thống này thì tổ chức không thể vận động và tồn tại được. Ở
phạm vi xã hội, giao tiếp là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là cơ
sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
A.V. Xukhômlinxki đã viết: “Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu vĩ đại nhất trong
các nhu cầu của con người, không được đặt nó ngang hàng với các loại nhu cầu
khác”. Giao tiếp trong quản lý đóng vai trò của cơ quan tuần hoàn máu trong cơ
thể - chuyển tải thông tin đến các thành viên và giữa các thành viên với nhau, đưa
các thông tin từ các thành viên đến người lãnh đạo.
Trong quá trình giao tiếp, nghệ thuật giao tiếp được xem là một trong những
kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong. Không chỉ làm cầu nối gắn kết mối quan

hệ giữa mọi người, mà kỹ năng giao tiếp còn là chìa khóa dẫn lối thành công trong
mọi lĩnh vực
Nghệ thuật giao tiếp là tập hợp những quy tắc, cách ứng xử, tương tác được
đúc kết bằng những kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp hằng ngày. Nó không chỉ
đơn thuần là giao tiếp mà còn bao gồm các kỹ năng khác như: Kỹ năng lắng nghe,
thấu hiểu; kỹ năng sử dụng ngôn từ, hình thể; kỹ năng thuyết phục, đồng cảm…
Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng với thế
giới, với xu hướng liên kết và toàn cầu hoá thì giao tiếp phải có sự thay đổi sao cho
phù hợp với môi trường xung quanh. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, công nghệ thông tin cùng với áp lực của đối tác, chất lượng nguồn nhân lực
tăng lên thì vấn đề giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành bại của
một tổ chức nói chung và của nhà lãnh đạo nói riêng.
Để hiểu rõ hơn nữa vấn đề này, tác giả đã quyết định lựa chọn nội dung
nghiên cứu: “Nghệ thuật giao tiếp của nhà lãnh đạo”


B.NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

I.

Các khái niệm

I.1.

Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ
thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Theo cách quan niệm này, giao tiếp không đơn thuần là một hành vi đơn lẻ mà nó

nằm trong một chuỗi các tư duy hay hành vi mang tính hệ thống trong bản thân các


bên tham gia giao tiếp hoặc giữa họ với nhau. Thành phần các bên tham gia vào
quá trình giao tiếp có thể rất đa dạng nếu xét giao tiếp theo nghĩa rộng. Tuy nhiên,
giao tiếp công vụ mà chúng ta nói ở đây giới hạn vào con người với tư cách là các
bên tham gia giao tiếp. Bởi giao tiếp là một quá trình, giao tiếp liên quan đến việc
chia sẻ thông tin hoặc cảm xúc giữa các bên tham gia. Điều này nhấn mạnh rằng
giao tiếp không thể mang tính một chiều dù rằng xét bề mặt thì có rất nhiều tình
huống cho thấy một bên tham gia giao tiếp hướng tới bên kia một cách ‘tuyệt
vọng’ mà không có hồi âm hay phản hồi.
Giao tiếp là một quá trình đa kênh, sử dụng tất cả các phương thức cảm giác.
Sự thiếu vắng giao tiếp tốt xảy ra vì người ta cho rằng năng lực giao tiếp là điều
hiển nhiên. Họ nghĩ rằng một người hoặc được trời cho khiếu lém lỉnh hoặc không
có khiếu đó. Thực ra giao tiếp là một nghệ thuật. Giống như bất kỳ năng lực nghệ
thuật khác, nó đòi hỏi huấn luyện và kỷ luật. Thực hành sẽ cải thiện nó. Việc
không ngừng nhận biết ở chỗ nào những lỗi lầm giao tiếp có thể mắc phải cũng
giúp nâng cao nghệ thuật giao tiếp. Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các
mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội khác
nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

Giao tiếp là cách ta trao đổi tin tức và thông điệp cho nhau. Đó là những gì
ta nói và cách mà ta nói, thông qua từ ngữ, âm sắc, giọng điệu, tiếng hát, điệu bộ,
hiệu lệnh, tư thế, phục trang, sự biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, hành động, khiêu vũ,
và thậm chí cả… bằng cách im lặng. Giao tiếp cho người ta cơ hội để biệu lộ niềm
hy vọng, ước mơ, những vấn đề, quan niệm, ý kiến, và cảm xúc.
Như vậy, giao tiếp có thể được hiểu là các biểu hiện mang tính hướng ngoại
và bề mặt khi con người thể hiện các tiếp xúc tương tác với các cá nhân khác trong
cộng đồng. Cái gốc của các biểu hiện bề mặt đó là cách tiếp cận của cá nhân ứng
với từng vấn đề như vụ việc, con người, công việc hay cuộc đời nói chung. Ngoài

ra, khi sử dụng tập hợp từ giao tiếp ứng xử, chúng ta nhấn mạnh tính tình thế của
các hành vi giao tiếp trong đó các bên tham gia giao tiếp cần tính tới các đặc thù


của bối cảnh như thời điểm, không gian hay các yếu tố liên quan đến bên cùng
tham gia giao tiếp để có nhận thức và hành vi phù hợp.
I.2.

Khái niệm lãnh đạo

Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm
kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo
là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằng
cách gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng
tới mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất
trong khoa học về tổ chức - nhân sự.
I.3.

Khái niệm Nhà lãnh đạo

Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu
tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng.
Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho
một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng
cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó. Tùy theo từng khía cạnh nghiên
cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo.
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự
ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi
hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính
hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.

House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh
hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu
quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh
hưởng.
Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có
một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng ta đều
gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng
ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác


chúng ta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà
lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí , từ những người có chức vụ quan
trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua,
các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng
phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là
đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm nhà lãnh
đạo học... Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư
cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và
quyết định cho các hoạt động nội bộ.
Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo”. Lãnh đạo
là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành
động. Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau. Đôi
khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc
lãnh đạo. Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức
vị và nhà lãnh đạo thật sự.
Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các
cơ cấu tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên
người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được

nữa. Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm
quyền của ông ta.
Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để
gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây
mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất
phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ.
I.4.

Nghệ thuật của nhà lãnh đạo

Nghệ thuật lãnh đạo là nói về khả năng vận dụng những kiến thức về lãnh
đạo vào hoạt động thực tế để đạt được hiệu quả lãnh đạo cao nhất. Một nhà lãnh
đạo tốt phải có được các nghệ thuật nhận thức, nghệ thuật quan hệ và nghệ
thuậtcông việc.


Tất nhiên, không ai có thể hội tụ đủ tất cả các nghệ thuật này, nhà lãnh đạo
có thể có nghệ thuật này nhưng không có nghệ thuật kia. Vì vậy, họ cần phải có
khả năng học tập liên tục và tự phát triển những kĩ năng mà mình còn khiếm
khuyết, cũng như cần phải áp dụng một cách rất linh hoạt các kĩ năng trong công
việc lãnh đạo của mình.
Nghệ thuật nhận thức: bao gồm khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, suy
nghĩ logic và toàn diện. Nhà lãnh đạo cần có nghệ thuậ tnày để nhận thức được
các xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức trong tương lai, dự đoán được
những thay đổi, từ đó hình thành nên tầm nhìn cho tổ chức.
Nghệ thuậquan hệ xã hội: bao gồm khả năng nhận thức về hành vi của con
người và quá trình tạo lập mối quan hệ giữa con người với con người. Cụ thể đó là
những hiểu biết về cảm xúc, thái độ, động cơ của con người thông qua lời nói và
hành động của họ. Chính nghệ thuật“hiểu người” sẽ giúp nhà lãnh đạo có cách
truyền cảm hứng và tạo động lực cho cấp dưới một cách hiệu quả.


Martin Linsky, người đồng sáng lập của Tổ chức tư vấn Cambridge
Leadership Associates đồng thời là trợ giảng trường Harvard, cho biết: “Nghệ
thuật cần thiết cho việc lãnh đạo hiệu quả là nghệ thuật tạo lập mối quan hệ, khác
với những chuyên môn cụ thể”. Nhiều người thăng tiến nhờ vào sự xuất sắc trong
việc áp dụng chuyên môn của mình trong kinh doanh. Và rồi, khi họ có được
những vị trí cao hơn, họ có thể bị vấp ngã do họ đã cố gắng áp dụng những chuyên
môn trước đây vào những vấn đề đòi hỏi nghệ thuậthiểu biết con người và sự nhạy
bén về mặt cảm xúc.
Nghệ thuật công việc: là những kiến thức về phương pháp, tiến trình, kỹ
thuật… về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó. Người lãnh đạo cần phải là người sở
hữu các tri thức và phải là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang làm. Một nhà lãnh
đạo tốt phải là một nhà quản lý giỏi, vì vậy nhà lãnh đạo phải có được các nghệ
thuật quản lý, lập kế hoạch…của một nhà quản lý.
II. NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO


Thực chất nghệ thuật giao tiếp của nhà lãnh đạo là khả năng tạo ra tầm nhìn,
cảm hứng và ảnh hưởng trong tổ chức. Ba nhiệm vụ này kết hợp với nhau, tạo nên
sự khác biệt của một nhà lãnh đạo với bất kỳ ai. Người nhìn xa trông rộng không
phải là người lãnh đạo nếu anh ta không thể truyền cảm hứng. Người tạo ra và duy
trì được ảnh hưởng không phải là người lãnh đạo nếu anh ta không thể tạo ra một
tầm nhìn. Tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng cần phải được thực hiện một cách
khéo léo và bài bản, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất và kỹ năng
riêng biệt. Vì vậy, giao tiếp của lãnh đạo vừa mang tính chất nghệ thuật, lại vừa
mang tính chất khoa học.
Tầm nhìn: là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi người
trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực. Tạo ra tầm
nhìn là công việc chính của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt tổ
chức mình đi tới đâu, phải hình dung ra tương lai chung của tổ chức.


Cảm hứng: Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy và
truyền được cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện. Nếu tầm nhìn
không được truyền đạt tới mọi người và không được thực hiện thì tầm nhìn trở nên
vô nghĩa. Vậy công việc thứ hai của nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng cho mọi
người.
Nhưng truyền cảm hứng ở đây không phải là việc miêu tả lại tầm nhìn một
cách đơn giản, mà bằng nghệ thuật giao tiếp nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìn
một cách lôi cuốn, hấp dẫn nhất. Truyền cảm hứng ở đây cũng chính là tạo động
lực cho những người đi theo mình. Khi thiếu động lực thì ngay cả công việc vô
cùng đơn giản cũng trở thành những chướng ngại vật. Nhưng khi có động lực,
chúng ta sẽ thấy một tương lai xán lạn, chướng ngại chỉ còn là chuyện nhỏ và
những rắc rối chỉ còn là tạm thời. Và công việc của nhà lãnh đạo chính là tạo động
lực để cuốn hút mọi người.
Ảnh hưởng: Trong cuốn “Phát triển nghệ thuật lãnh đạo”, John G. Maxwell
nêu ra định nghĩa “lãnh đạo là gây ảnh hưởng.” Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh đạo
nếu không có ảnh hưởng, và ảnh hưởng được tạo ra từ quyền lực của nhà lãnh đạo.
Nói cách khác, tất cả các công việc lãnh đạo đều phải sử dụng đến quyền


lực.Quyền lực có thể được tạo ra từ chức vị, từ các mối quan hệ, từ bản thân mỗi
cá nhân. Người ta thường kết hợp cả ba loại quyền lực này với nhau trong khi thực
hiện công việc, tuy nhiên mức độ sử dụng mỗi loại quyền lực lại khác nhau. Trong
công việc quản lý, nhà quản lý thường sử dụng quyền lực chức vị để buộc các nhân
viên làm theo yêu cầu của mình đưa ra. Quyền lực đó mang tính cưỡng chế, sử
dụng hình phạt để phát huy tác dụng. Còn trong công việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo
lại sử dụng quyền lực cá nhân, tức là quyền lực xuất phát từ phẩm chất, năng lực
của mình. Quyền lực đó mang tính cuốn hút, lôi kéo người khác đi theo
mình.Chính sự khác nhau trong việc sử dụng quyền lực giữa nhà lãnh đạo và nhà
quản lý đã tạo ra sự khác nhau giữa công việc của hai nhóm người này. Chẳng hạn

nhà quản lý sử dụng quyền lực chức vị của mình để tập trung, duy trì, giữ vững hệ
thống, tiến trình sản xuất. Họ khó áp đặt mọi người đi theo một thay đổi nào đó.
Ngược lại, nhà lãnh đạo lại là người tạo ra những thay đổi, vì bằng sức ảnh
hưởng của mình họ có thể đưa mọi người tới một định hướng mới.
Nhiều người hay nói tới “nghệ thuật lãnh đạo”, điều đó cũng phần nào nói
lên bản chất của nghệ thuật giao tiếp nhà lãnh đạo, nhưng không phải là tất cả. Bản
chất của công việc lãnh đạo là bao gồm cả nghệ thuật và khoa học.
Theo Lim và Daft (2004), nhiều kỹ năng và phẩm chất vốn có của lãnh đạo
là điều không thể hoàn toàn học hỏi từ sách vở, mà nó được xây dựng từ những
kinh nghiệm và sự thực hành thường xuyên. Hơn nữa các kỹ năng lãnh đạo phải
được vận dụng một cách khéo léo. Vì vậy, lãnh đạo giống như một nghệ thuật. Nhà
lãnh đạo và người nghệ sĩ có những điểm tương đồng với nhau, như họ luôn luôn
cố gắng diễn tả tầm nhìn và mục đích của mình. Đó là đam mê của họ và là nguồn
gốc của khát vọng. Khả năng truyền đạt một cách rõ ràng của lãnh đạo về việc họ
là ai, họ chịu trách nhiệm về điều gì, họ sẽ đi đâu, hay khả năng để người khác
theo mình một cách tự nguyện là một sự sáng tạo, và là đòi hỏi quan trọng để xây
dựng sự tin cậy và tạo ra môi trường hỗ trợ cho các hành động của nhà lãnh đạ
Nghệ thuật giao tiếp của lãnh đạo cũng được xem là khoa học vì công việc
lãnh đạo như một tiến trình và cần phải có những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo
hiệu quả. Muốn làm tốt công việc lãnh đạo, bản thân mỗi nhà lãnh đạo cần trang bị
cho mình những kiến thức cần thiết về việc nghiên cứu lãnh đạo, sẽ giúp họ phân


tích được các tình huống lãnh đạo từ các quan điểm học thuật khác nhau và có thể
học cách trở thành lãnh đạo hiệu quả hơn.
Để thực hiện công việc chính của nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn cho tổ
chức, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó, nhà
lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt. Năng lực lãnh đạo phụ thuộc nhiều
vào phẩm chất của nhà lãnh đạo.
Phẩm chất chính là những yếu tố tạo nên giá trị của nhà lãnh đạo. Một số

nhà nghiên cứu coi phẩm chất cá nhân là yếu tố quyết định đối với một nhà lãnh
đạo. Học thuyết về năng lực lãnh đạo của Bass (công bố vào năm 1989 & 1990)
đưa ra 3 học thuyết để chúng ta trở thành nhà lãnh đạo, trong đó có một thuyết tính
cách (Trait Theory) cho rằng: Khi có một vài đặc điểm tính cách cá nhân đặc biệt
thì người ta có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo một cách tự nhiên
Chuyên gia trong nghiên cứu đặc tính cá nhân Ralph Stogdill đã tiến hành
hàng loạt nghiên cứu về lãnh đạo và kết luận: “Nhà lãnh đạo phải có động cơ mạnh
mẽ, sự đam mê mãnh liệt và lòng kiên nhẫn trong việc đạt được mục đích đề ra,
khả năng dám mạo hiểm và tính sáng tạo độc đáo trong cách giải quyết vấn đề.
Lãnh đạo phải có khả năng khởi xưởng các hoạt động mới mẻ với sự tự tin, sự sẵn
lòng chấp nhận hậu quả cho các quyết định và hành động của mình, có khả năng
đối phó với căng thẳng, sẳn lòng tha thứ”.
Dưới mỗi khía cạnh nghiên cứu khác nhau, người ta lại đưa ra những nhóm
phẩm chất khác nhau của nhà lãnh đạo. Chúng ta nên dựa vào bản chất công việc
lãnh đạo để xác định phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo.
Để tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khả năng thích
ứng với môi trường, nhạy bén, linh hoạt và sáng tạo. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo
phải dựa trên những thế mạnh của doanh nghiệp và phải vượt qua được những giới
hạn của những suy nghĩ thông thường, có khả năng dự đoán những biến động để
tận dụng chúng làm bàn đạp cho doanh nghiệp tiến lên. Vì vậy, khả năng thích
nghi, nhạy bén và linh hoạt cho phép nhà lãnh đạo nắm bắt được sự thay đổi nhanh
chóng của môi trường kinh doanh, phán đoán được những xu hướng phát triển thị
trường, sản phẩm trong tương lai. Sáng tạo là khả năng tư duy tạo ra cái mới, cái
khác lạ có giá trị đối với bản thân và xã hội, cải tạo cái cũ cái lạc hậu để gia tăng


giá trị. Sáng tạo có thể xuất phát chính từ niềm đam mê muốn khám phá, chinh
phục cái mới. Tầm nhìn là một sự tưởng tượng về tương lai dựa trên thực tế, vì vậy
nhà lãnh đạo phải có sự sáng tạo, phải có niềm đam mê.
Để truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng với người khác, bản thân nhà lãnh

đạo phải gây dựng được niềm tin cho bản thân mình. Mọi người theo họ là vì tin
vào khả năng của họ trước khi tin vào tầm nhìn của họ đưa ra. Để tạo được niềm
tin cho mình, phẩm chất quan trọng nhất mà nhà lãnh đạo cần phải có đó là tính
nhất quán. Peter Drucker, tác giả của nhiều cuốn sách quản lý đã kết luận: “Yếu tố

cần thiết cuối cùng để lãnh đạo hiệu quả là sự tín nhiệm. Nếu không, sẽ không có
người theo nhà lãnh đạo. Tín nhiệm nghĩa là tin chắc nhà lãnh đạo đó và những gì
anh ta nói là một, chính là tin tưởng sự nhất quán trong con người anh ta”. Trong
cuộc khảo sát của một trung tâm nghiên cứu về lãnh đạo của Mỹ có tới 1.300 giám
đốc cấp cao cho rằng tính nhất quán là phẩm chất cần thiết nhất, 71% số người
khảo sát coi đó là phẩm chất quan trọng nhất giúp nâng cao tầm ảnh hưởng của
một nhà quản trị. Một người có tính nhất quán nghĩa là người ấy không bao giờ
sống hai mặt, hay giả dối với chính mình cũng như với người khác. Hành động của
nhà lãnh đạo phải tương đồng, phù hợp với hệ thống niềm tin, với mục tiêu mà
mình theo đuổi và hướng mọi người thực hiện.
Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp trong công sở, chúng ta thường nghĩ đến
vấn đề ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể, bao gồm
các cử chỉ, động tác được thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay...
tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả.
Ngôn ngữ cơ thể giúp nhà lãnh đạo truyền đạt tới các nhân viên và đồng
nghiệp những thông điệp, ý nghĩ khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp. Sử dụng ngôn
ngữ cơ thể một cách đúng lúc, đúng chỗ càng tôn thêm hình ảnh nhà lãnh đạo
trong công sở.
Ngôn ngữ cơ thể là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp của
mỗi người. Với các nhà lãnh đạo thì dường như cử chỉ, động tác của họ lại càng
thu hút được công chúng và giới truyền thông, trở thành "đặc trưng" của mỗi
người. Chẳng hạn như nhắc đến ngài Steve Ballmer, CEO, "công thần số 1" của


tập đoàn Microsoft, người ta thường nghĩ ngay đến một hành động thật khó tin, đó

là... thè lưỡi chào mọi người trước khi bắt đầu trổ tài diễn thuyết.
Là nhà lãnh đạo, tâm điểm của sự chú ý, cần ý thức rằng mỗi cử chỉ, hành
động của nhà lãnh đạo dù có chủ ý hay không đều truyền đi một thông điệp nào đó,
đến với những người xung quanh. Cho dù đó chỉ là một cái vẫy tay, liếc mắt nhìn
ngang hay mím miệng trong khi giao tiếp... cũng nói lên được nhà lãnh đạo thích
thú ai, có đồng ý với vấn đề hay không, đang bối rối hay thiếu tự tin như thế nào.
Bởi vậy cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng những cử chỉ, điệu
bộ làm ngôn ngữ cơ thể.
- Thế giới trong đôi mắt của lãnh đạo
Trong lúc trò chuyện với nhân viên, việc sử dụng đôi mắt đầy "ma lực" là
cách thể hiện dễ dàng nhất để cấp dưới biết được nhà lãnh đạo có thực sự lắng
nghe, chú ý đến họ hay là đang... ngán đến tận cổ như thế nào. Nếu như trong quá
trình trò chuyện, nhà lãnh đạo thường xuyên ngoảnh mặt đi nơi khác (nghe có vẻ
thật bất lịch sự), chăm chăm vào tờ báo mới ra sáng nay hoặc "ân huệ" hơn là thi
thoảng liếc nhìn anh chàng nhân viên đang hăng hái nói qua trang báo, sẽ chẳng
khó khăn mấy để nhân viên đó nhận ra họ đang làm sếp chán nản như thế nào với
những vấn đề nhạt như nước ốc.
Tuy nhiên, khi nhà lãnh đạo luôn nhìn trực diện vào người nói, ánh mắt có
thể toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói, nhưng cấp dưới sẽ hết sức phấn khởi vì
họ cảm nhân được rằng, sếp tôn trọng, thực tâm lắng nghe và hứng thú với những
điều họ đang nói.
Nhiều vị quản lý tỏ ra cao tay hơn, khi họ "thử thách" nhân viên bằng ánh mắt "bí
ẩn" của mình trong giao tiếp hàng ngày, hoặc trong một cuộc phỏng vấn. Nhà lãnh
đạo hãy thử một lần xem, nhân viên sẽ thấy...nóng mặt, bối rối ra sao nếu như sếp
cứ nhìn chằm chằm vào mình, hoặc liên tục chớp nháy mắt trong khi nghe họ nói,
thậm chí thi thoảng còn..."liếc mắt trông ngang" đầy ẩn ý. Thông qua những lần
thử thách như thế, hẳn nhân viên sẽ được rèn luyện tính tự tin, nhạy bán trong giao
tiếp với lãnh đạo. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp nhận định rằng, đến
90% các nhà lãnh đạo đều ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng ánh mắt



trong giao tiếp. Nếu như một người hạn chế sử dụng ánh mắt, người ta xem đó là
biểu hiện của đau yếu, có mưu toan hoặc dối trá.
- Vị trí và khoảng cách
Vị trí của người lãnh đạo khi ngồi hoặc đứng nói chuyện với nhân viên đều
thể hiện thái độ, mục đích của mỗi người. Chẳng hạn như việc nhà lãnh đạo đứng
nói chuyện trực diện, mặt đối mặt với nhân viên tức là nhà lãnh đạo muốn đối đầu,
trò chuyện thẳng thắn với họ về vấn đề nào đó. Còn khi cả hai người đứng ngang
hàng, bên cạnh nhau thì có nghĩa là nhà lãnh đạo muốn đặt mình vào vị trí của
nhân viên, nói chuyện một cách bình đẳng, thân thiện. Tuy nhiên, tốt nhất là nhà
lãnh đạo hãy lựa chọn vị trí chéo so với đối phương khi trò chuyện. Bởi nhà lãnh
đạo có thể vừa quan sát, vừa thể hiện thái độ trước nhân viên.
Khoảng cách giữa hai người khi trò chuyện cho thấy nhà lãnh đạo tôn trọng
không gian riêng tư của nhân viên như thế nào. Khi nhà lãnh đạo đứng quá gần,
nhân viên sẽ cảm thấy mình bị lấn át và tỏ ra không dễ chịu. Bởi vậy, một khoảng
cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hoà, thoải mái trong buổi nói chuyện.
- Sử dụng động tác cơ thể và sắc thái trên gương mặt
Điệu bộ, cử chỉ của con người đều do bản năng của họ. Một đứa bé có thể
mút tay, vặn vẹo hai bàn tay khi trò chuyện nhưng một nhà lãnh đạo không nên
mân mê quần áo, đồ trang sức bất kỳ vật dụng nào khi nói chuyện với nhân viên.
Điều đó cho thấy nhà lãnh đạo đang bối rối hoặc bị phân tán tư tưởng trong quá
trình tiếp xúc với ai đó. Việc nhà lãnh đạo chống nạnh hai tay ngang hông, hoặc
khoanh tay trước ngực sẽ khiến nhân viên nhụt chí, ngại ngùng khi gặp sếp trong
lần sau bởi như thế có nghĩa là nhà lãnh đạo tỏ ra hung hãn và khép kín.
Nhiều người có quan điểm sai lầm rằng "vung vẫy" tay càng nhiều trong lúc
nói chuyện thì hình ảnh họ càng trở nên lôi cuốn. Trong thực tế, nhà lãnh đạo chỉ
nên sử dụng bàn tay để diễn giải vấn đề thêm rõ ràng trước người nghe. Hoạt động
của bàn tay trong quá trình nói chuyện nên đúng mực, kết hợp khéo léo với quan
điểm, thái độ bản thân, hoặc gắn kết với cao trào của câu chuyện cũng như tầm
quan trọng của vấn đề.



Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể chỉ thông qua những biểu
hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ
và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp
lý. Nhờ đó mà nhà lãnh đạo sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền
đạt thông điệp cho nhân viên một cách dễ dàng và hấp dẫn.
Mọi người đều cho rằng các nhà lãnh đạo là những người có khả năng giao
tiếp cuốn hút. Đúng như vậy, nhưng sự cuốn hút của các nhà lãnh đạo rất đa dạng.
Nhà lãnh đạo phải biết chọn cho mình phong cách giao tiếp phù hợp trong từng
hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa là họ phải nhận thức rất sâu sắc và có khả năng cân
bằng những thông điệp, phát ngôn mà họ muốn truyền tải; phải hiểu những nhân
vật mà họ muốn tiếp xúc; biết điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân mình.
Giao tiếp đã trở thành một yếu tố rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo.
Nhiều nhà lãnh đạo đã quan niệm sai lầm rằng, điều hấp dẫn người nghe nhất
chính là việc thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, khẳng định điều cần nói và phân tích
chúng một cách thuyết phục. Tuy nhiên, cách này lại ít gây hứng thú cho người
nghe.
Những nhà lãnh đạo thành công là những người biết cách xây dựng điều
mình muốn nói dưới dạng một bài trần thuật. Những minh chứng sống động, kinh
nghiệm bổ ích, phép loại suy kết hợp cùng nhiều mẩu chuyện thú vị sẽ giúp họ
truyền tải vấn đề hấp dẫn và thuyết phục hơn. Tại sao vậy? Thứ nhất, trong mỗi
một câu chuyện đều đặt ra một vấn đề để mọi người cùng cảm nhận và suy nghĩ.
Vấn đề trong câu chuyện đó sẽ được giải quyết một cách hiệu quả khi người nghe
cảm thấy như được hóa thân vào các nhân vật trong chuyện. Thứ hai là, những
kinh nghiệm cá nhân của nhà lãnh đạo sẽ góp phần xây dựng hình ảnh của họ trong
tâm trí người nghe. Khoảng cách quan hệ, cấp bậc giữa nhà lãnh đạo – nhân viên
sẽ được rút ngắn thông qua sự đồng cảm và sự chia sẻ những kinh nghiệm đó.
Nhà lãnh đạo phải cân bằng giữa nội dung, phong cách giao tiếp với thời
gian, nhịp điệu của nó. Nhịp điệu là yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp. Cũng

giống như trong nghệ thuật, không phải bao giờ âm nhạc cũng thể hiện ở những
nốt nhạc. Một nghệ sĩ nhạc Zazz bày tỏ: "Hãy lắng nghe những nốt nhạc mà tôi


không thể hiện ra ngoài". Nhịp điệu nhiều khi sẽ giúp nhà lãnh đạo thể hiện những
điều mà họ không cần nói ra.

C.KẾT LUẬN
Giao tiếp là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.Về bản
chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nhờ có giao tiếp mà mỗi con
người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản
ánh các quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng thành tài sản của
riêng mình.
Trong giao tiếp nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất
đạo đức được hình thành và phát triển
Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức
được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, tồn tại trong xã hội, tức là
những nguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái
gì không đẹp; cái gì cần làm, cái gì không nên làm mà từ đó thể hiện thái độ và
hành động cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay
hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác…chủ yếu được
hình thành và phát triển trong giao tiếp.
Đối với nhà lãnh đạo, giao tiếp đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết
định trong thành công của mọi lĩnh vực. Không đơn thuần chỉ là nói cho hay, giao
tiếp còn bao gồm rất nhiều khía cạnh từ ngoại hình, phong thái đến cách xử sự
trong nhiều tình huống và nhiều đối tượng khác nhau. Nghệ thuật giao tiếp của nhà
lãnh đạo được thể hiện thông qua cách ứng xử, đối đáp được đúc kết qua những
kinh nghiệm thực tế, giúp việc giao tiếp được hiệu quả và đạt được mục đích đặt ra
trong những trường hợp cụ thể.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Mai Hữu Khuê (Chủ biên), Đinh Văn Tiến, Chu Xuân Khánh: Kỹ
nănggiao tiếp trong hành chính, H. Lao động, 2007.

2.

Nguyễn Thanh Hội, Nghệ thuật lãnh đạo - Viện quản trị doanh
nghiệp

3.

Nguyễn Hữu Lam (2009), Nghệ thuật giao tiếp nhà lãnh đạo - Nhà
xuất bản giáo dục

4.

John C.Maxwell (2007), Phát triển kỹ năng giao tiếp của lãnh đạo
(Developing the Leader within you) - NXB Lao động – xã hội

5.

Nhà xuất bản lao động xã hội (2005), - Nghệ thuật và phương pháp
lãnh đạo doanh nghiệp - Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý

6.

Daniel Goleman, (2000). Nghệ thuật lãnh đạo đạt thành quả Harvard Business Review March-April


7.

Nguyễn Mạnh Hùng, 2012. Nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành
của trong môi trường đầy biến động. Kỷ yếu ngày nhân sự Việt
Nam. Hà Nội: NXB ĐHQGHN.


DỰ KIẾN NGHIÊN CỨU
1. Tên đề tài dự kiến nghiên cứu

“Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự đoàn kết của nhân viên
trong tổ chức”
2. Vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (1) Đo lường phong cách lãnh đạo
nghiệp vụ và phong cách lãnh đạo mới về chất. (2) Đo lường ý thức đoàn kết đối
với tổ chức. (3) Xem xét sự tác động của các phong cách lãnh đạo đến ý thức đoàn
kết của tổ chức. (4) So sánh tác động của các phong cách lãnh đạo đến ý thức đoàn
kết đối với tổ chức và các thành phần của nó: lòng trung thành, sự đồng nhất, sự
dấn thân trong công việc của nhân viên.
3. Giả thuyết khoa học

Sự tác động của phong cách lãnh đạo đến ý thức đoàn kết của nhân viên đối
với tổ chức ở Việt Nam. Sự khác biệt giữa các phong cách lãnh đạo khác nhau, ảnh
hưởng đến lòng trung thành, sự đồng nhất và sự dấn thân trong công việc. Phong
cách lãnh đạo đã giúp cho các nhà lãnh đạo hiểu rõ về việc đánh giá của nhân viên
đối với nhà lãnh đạo, cũng như thấy được các tác động của phong cách lãnh đạo
đối với lòng trung thành, sự đồng nhất và sự dấn thân vào công việc của nhân viên.
Tuy nhiên trong thực tế, vấn đề này vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và bất cập. Nếu

xác đinḥ được các nguyên nhân và đề xuất được biện pháp phù hợp sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả phong cách lãnh đạo và tạo ra sự đoàn kết cao trong tổ chức.

4. Luận điểm chứng minh giả thuyết


Mô hình nghiên cứu gồm 5 thành phần và 12 giả thuyết được phát triển dựa
trên cơ sở lý thuyết về phong cách lãnh đạo của Bass (1992) và ý thức gắn kết đối
với tổ chức của Mowday (1979).
Dữ liệu thống kê cho thấy các phong cách lãnh đạo và ý thức đoàn kết của
mẫu chỉ ở mức độ trung bình. Phong cách lãnh đạo mới về chất lẫn lãnh đạo
nghiệp vụ có ảnh hưởng dương đến lòng trung thành, sự dấn thân và sự đồng nhất
với tổ chức. Trong đó, phong cách lãnh đạo mới về chất có tác động mạnh hơn.
Đồng thời, nghiên cứu cũng chứng minh là có sự khác biệt trong phong cách lãnh
đạo lẫn ý thức gắn kết tổ chức giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
các doanh nghiệp khác.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho các nhà lãnh đạo hiểu rõ đánh giá của
nhân viên đối với lãnh đạo, cũng như thấy được các tác động bằng con số định
lượng của phong cách lãnh đạo của họ đối với lòng trung thành, sự đồng nhất và sự
dấn thân vào công việc của nhân viên. Kết quả nghiên cứu cũng bổ sung thêm tài
liệu tham khảo về lĩnh vực nghiên cứu hành vi trong các tổ chức ở Việt Nam.
5. Phương pháp luận

Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của các chuyên gia, các nhà lãnh đạo về phong
cách lãnh đạo, ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đối vơi sự đoàn kết của nhân
viên trong tổ chức.




×