Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

chủ đề: NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG CÁCH ĐÁNH GIẶC CỦA LÝ THƯỜNG KIỆT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (10751077)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 25 trang )

Tên chủ đề: NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG CÁCH ĐÁNH GIẶC CỦA
LÝ THƯỜNG KIỆT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)
Đối tượng: Học sinh lớp 7 THCS.
Dự kiến số tiết: 2 tiết.

A. LÍ THUYẾT CHUNG
QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

I. Khái niệm dạy học theo chủ đề:
- Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị
kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, … có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên
cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc
các hợp phần của môn học đó( tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số
đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ
đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể phát huy tốt hơn khả năng chủ
động, sáng tạo, khái quát, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
II. Đặc trưng của chủ đề dạy học.
- Dạy học theo chủ đề khác với việc dạy theo bài học thông thường, nhưng vẫn
phải đảm bảo các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, SGK hiện hành, được
nâng lên một mức độ nhất định, cao hơn. Tuy vậy, cần chú ý đến tính vừa sức của chủ
đề. Cân đối giữa khối lượng và mức độ của kiến thức chủ đề lịch sử.
- Vấn đề được học tập trong chủ đề là phải là một vấn đề cơ bản của chương
trình, SGK THCS, có mối quan hệ mật thiết với nhau, có những điểm tương đồng về
nội dung kiến thức, khi hình thành chủ đề thì tạo nên một chuỗii các vấn đè cần giải
quyết.
- Khi giải quyết được nhiệm vụ học tập đó sẽ tạo nên một nội dung hoàn chỉnh
cả chiều dọc lẫn chiều ngang chủ đề.
- Nội dung của các chủ đề giúp học sinh có những hiểu biết về kiến thức cơ bản
của chương trình, SGK mà học sinh THCS cần đạt được.
- Từ những kiến thức đó,để học sinh có thể tổng kết kiến thức, hệ thống hóa,


củng cố thực hành, rút ra quy luật về bài học lịch sử và tự tìm hiểu sâu kiến thức đã
học.
1


- Nội dung chủ đề cần đảm bảo tính toàn diện , có tính hệ thống về mối quan hệ
giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc.
- Kênh hình, tư liệu tham khảo của chủ đề phải góp phần tạo điều kiện cho học
sinh tham gia các hoạt động học tập và hình thành phát triển năng lực học tập.
- Cần nâng cao trình độ nhận thức lịch sử thông qua nội dung chủ đề lịch sử.
- Giúp HS lí giải, xâu chuỗi các mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và ảnh
hưởng của nó.
- Tăng cường khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những
vấn đề khác trong học tập và thực tiễn.
III. Các bước xây dựng một chủ đề dạy học.
Bước 1: Xác định chủ đề – Tên chủ đề
- Trong chương trình Lịch sử của từng khối lớp hoặc của nhiều khối lớp, chúng
ta chọn những bài học nào hoặc phân môn nào có mối liên quan chặt chẽ nhau. Từ
những nội dung liên quan đó, GV định hình chủ đề sẽ dạy và soạn thành một giáo
án Dạy học theo chủ đề:
. Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
. Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
. Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới)
Như vậy, một chủ đề có thể ít hoặc nhiều tiết; có thể ở một khối lớp hoặc ở
nhiều khối lớp. (Ít nhất là 2 đơn vị kiến thức hoặc hai phân môn trở lên trong một chủ
đề).
+ Bước 2: Xác định mạch kiến thức và cấu trúc lại chương trình
- Xác định logic cấu trúc kiến thức của cả chủ đề: Có thể giữ nguyên cấu trúc
theo các bài như trong SGK, tạo thành cấu trúc mới theo ý đồ giảng dạy của GV.
Không được cắt xén chương trình và phải bảo đảm số tiết trên tuần cũng như số tiết

của môn học không đổi.
+ Bước 3: Xác định mục tiêu của chủ đề
- Tra cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng các bài của chủ đề
- Sắp xếp các mục tiêu trong chuẩn theo các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận
dụng thấp, vận dụng cao.
- Chỉnh sửa, bổ sung chuẩn (nếu không đủ các mức độ trên).
- Làm rõ các năng lực cần hướng tới trong chủ đề.
* Các năng lực chung:
2


Năng lực

Nội dung

1. Năng lực dạy học
2. Năng lực giải quyết vấn đề
3. NL tư duy sáng tạo
4. NL quản lí
5. NL giao tiếp
6. NL hợp tác
7. NL sử dụng CNTT và truyền thông
8. NL ngôn ngữ
9. NL tính toán
* Các năng lực chuyên biệt:
Các kỹ năng khoa học

Nội dung

1. Quan sát

2. Đo đạc
3. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm
4. Tìm mối liên hệ
5. Xử lí và trình bày các số liệu
6. Đưa ra các tiên đoán
7. Hình thành giả thuyết khoa học
+ Bước 4: Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá
- Trong mỗi nội dung của chủ đề, tương ứng với mỗi mục tiêu các mức độ khác
nhau (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao và các KN/NL cần hướng
tới trong chủ đề), xây dựng các câu hỏi/bài tập để kiểm tra, đánh giá sao cho thể hiện
đúng mục tiêu đó (chú ý đến các bài tập đánh giá năng lực) g Bộ (ngân hàng) câu
hỏi/bài tập theo chủ đề.
3


Loại
câu
hỏi/bài
tập
Câu
hỏi/bài
tập định
tính

Mức độ yêu cầu cần đạt
Nhận biết

Thông hiểu

- Xác định được

một đơn vị kiến
thức và nhắc lại
được chính xác
nội dung của
đơn vị kiến thức
đó.

- Sử dụng một
đơn vị kiến
thức để giải
thích về một
khái
niệm,
quan
điểm,
nhận
định...
liên quan trực
tiếp đến kiến
- Xác định được thức đó.
các mối liên hệ
trực tiếp giữa - Xác định
Câu
các đại lượng và được các mối
hỏi/bài
tính được các liên hệ liên
tập định
đại lượng cần quan đến các
lượng
đại lượng cần

tìm.
tìm và tính
được các đại
lượng cần tìm
thông qua một
số bước suy
luận trung gian.

+ Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề
4

Vận dụng
- Xác định và
vận dụng được
nhiều nội dung
kiến thức có liên
quan để phát
hiện, phân tích,
luận giải vấn đề
trong tình huống
quen thuộc.

Vận
cao

dụng

- Xác định và
vận
dụng

được
nhiều
nội dung kiến
thức có liên
quan để phát
hiện,
phân
tích. Luận giải
vấn đề trong
huống
- Xác định và tình
vận dụng được mới.
các mối liên hệ - Xác định và
giữa các đại vận
dụng
lượng liên quan được các mối
để giải quyết liên hệ giữa
một bài toán/vấn các đại lượng
đề trong tình liên quan để
huống
quen giải quyết một
thuộc.
bài toán/vấn
đề trong tình
huống mới.


- Căn cứ vào mạch kiến thức g Thiết kế các hoạt động học tập tương ứng.
- Thời lượng cho từng nội dung là do GV quyết định.
- Chú ý đến tình huống xuất phát (gắn với thực tiễn, xuất hiện mâu thuẫn...) để

tạo hứng thú cho HS.
- Tăng cường sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

B. NỘI DUNG
BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học
Tên chủ đề: NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG CÁCH ĐÁNH GIẶC CỦA
LÝ THƯỜNG KIỆT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 - 1077)
BƯỚC 2: Xác định thời lượng cho chủ đề, cấu trúc lại chương trình
- Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 2 tiết
Cấu trúc CT hiện hành

Cấu trúc CT mới

Tiết 15 - Bài 11: Cuộc kháng
Từ tiết 15→16
chiến chống quân xâm Tống
Chủ đề: Nét độc đáo trong cách đánh giặc
(1075 – 1077)
của Lí Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077).
Với 2 mạch kiến thức:
Tiết 16 - Bài 11: Cuộc kháng
- Âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý
chiến chống quân xâm Tống
chủ động tiến công để phòng vệ.
(1075 – 1077) (Tiếp theo)
- Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như
Nguyệt.
BƯỚC 3: Mục tiêu của chủ đề: Sau khi học xong chủ đề này, HS nắm được:

a. Kiến thức:
- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng
thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
5


- Cuộc tấn công tập kích sang đất Tống là hành động tự vệ chính đáng của ta.
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
(1075 – 1077).
- Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lí Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077).
b. Kỹ năng:
- Biết trình bày cuộc k/c chống Tống lần thứ nhất theo lược đồ.
- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và rút ra ý nghĩa.
c. Thái độ:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị
xâm lược.
- Biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã có công lao lớn đối với
đất nước.
- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc (thể hiện trong
cuộc tấn công sang đất Tống).
d. Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật. Trình bày diễn
biến trên lược đồ, nhận xét đánh giá…
BƯỚC 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập:
- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, vận dụng cao)
- Mỗi loại câu hỏi/bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm

chất nào của học sinh trong dạy học.
BẢNG MÔ TẢ

Nội dung
chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Âm
mưu xâm
lược của

- Tại sao - Trước sự ráo - Tại sao nói - Những nét độc đáo
nhà Tống riết chuẩn bị đây là cuộc tấn trong nghệ thuật đánh
giặc của Lý thường

thấp

6


nhà Tống,
nhà Lý
chủ động

tiến công
để phòng
vệ.

quyết

tâm xâm lược nước công để tự vệ Kiệt
xâm chiếm ta của nhà Tống, chứ không phải
Đại Việt?

Lý Thường Kiệt là cuộc chiến

- Để thực
hiện âm
mưu đánh
Đại Việt
nhà Tống
đã
làm
gì?

đã có chủ trương tranh

xâm

gì? Nhận xét về lược?
chủ trương đó?

- Thuật lại diễn
biến của cuộc

kháng

chiến

chống

Tống

1075.
2. Cuộc
chiến đấu
trên
phòng
tuyến
Như
Nguyệt.

- Tại sao
Lý Thường
Kiệt
lại
chọn sông
Như
Nguyệt làm
phòng
tuyến
chống xâm
lược Tống?

- Tại sao Lí

Thường
Kiệt
chủ động kết
thúc chiến tranh
bằng giảng hòa.

- Cuộc kháng
chiến
chống
Tống thắng lợi
do
những
nguyên nhân
nào?

- Những nét độc đáo
trong nghệ thuật đánh
giặc của Lý thường
Kiệt?
- Truyền thống yêu
nước, tinh thần đoàn
kết, lòng nhân ái của
dân tộc ta thể hiện
như thế nào trong bài
học? Truyền thống đó
được phát huy ở ngày
nay như thế nào.

7



BƯỚC 5: Thiết kế tiến trình dạy học:
Tiết 15:
ÂM MƯU XÂM LƯỢC CỦA NHÀ TỐNG, NHÀ LÝ CHỦ ĐỘNG
TIẾN CÔNG ĐỂ PHÒNG VỆ
A. MUC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng
thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
- Cuộc tấn công tập kích sang đất Tống là hành động tự vệ chính đáng của ta
2. Tư tưởng:
- Giáo dục tinh thần yêu nước,ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị
xâm lược.
- Biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã có công lao lớn đối với
đất nước.
- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc (thể hiện trong
cuộc tấn công sang đất Tống).
3. Kĩ năng:
- Sử dụng lược đồ, phân tích đánh giá sự kiện và nhân vật lịch sử…
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật. Trình bày diễn
biến trên lược đồ, nhận xét đánh giá…
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU
- Lược đồ nước ta thời Lý.
8


- Lược đồ cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý.
- Các tranh ảnh có liên quan.

- Các tài liệu liên quan.
- MT, máy chiếu.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
I. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu:
Với việc HS quan sát các hình ảnh liên quan đến cuộc kháng chiến chống quân
Tống xâm lược, các em có thể nhớ đén cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống ngoại
xâm. Tuy nhiên, các em cũng có thể nói sai tên nhân vật lịch sử hoặc tên cuộc kháng
chiến, nhưng diều này càng kích thích sự tò mò và khao khát mong muốn tìm hiểu
những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: cho học sinh quan sát từng hình ảnh và trả
lời ác câu hỏi cho từng hình ảnh:

" Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân
đánh trước để chặn thế mạnh của giặc"

Em hãy cho biết câu nói trên là của ai? Ra đời trong cuộc kháng chiến nào của
nhân dân ta?
Tiếp tục đưa hình ảnh và đặt câu hỏi: Đây là ai?

9


Cuối cùng là lược đồ Đại Việt thời Lý và kết nối vào bài mới.

10


II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động 1: 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
* Mục tiêu:
- Trình bày tình hình nhà Tống giữa thời kì xâm lược, từ đó thấy được rõ nhà
Tống xâm lược nước ta nhằm mục đích gì? Nhà Tống đã chuẩn bị như thế nào cho
cuộc xâm lược nước ta
- Trình bày được âm mưu xâm lược nước ta của Đại Việt? Những hành động
chuẩn bị cho quá trình xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
* Phương thức: Cá nhân GV hỏi HS trả lời
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động GV & HS
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hãy quan sát lược đồ và đọc thông tin SGK (tr38)

Nội dung kiến thức cần
đạt
1. Nhà Tống âm mưu xâm
lược nước ta
- Âm mưu: Xâm lược Đại
Việt để giải quyết tình hình
khó khăn trong nước

- Hành động:
+ Xúi giục vua Cham-pa
+ Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại đánh lên từ phía nam
+ Phía bắc ngăn cản việc
Việt?
buôn bán giữa 2 nước
+ Nhà Tống xâm lược ĐV nhằm mục đích gì?
11



+ Để thực hiện mưu đồ xâm lược ĐV, nhà Tống có
những hành động gì? Nhận xét?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi
thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Gợi ý sản phẩm:
- Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta nhằm
giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước
- Để thực hiện mưu đồ đó, nhà Tống đã tìm
cách ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai
nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người, xúi giục
Chăm Pa đánh Đại Việt.

- Nhận xét: âm mưu và
hành động thâm độc nhằm
chia rẽ quan hệ giữa các
dân tộc Đại Việt, mối quan
hệ giữa Đại Việt – Chăm
Pa...

Nhận xét: âm mưu và hoạt động thâm độc nhằm
chia rẽ quan hệ giữa các dân tộc Đại Việt, mối quan
hệ giữa Đại Việt – Chăm Pa, Đại Việt - Tống
Hoạt động 2: 2. Nhà Lý chủ động tiến công để tự vệ.
12


* Mục tiêu:

- HS nắm được chủ trương và sự chuẩn bị của nhà Lý trước âm mưu của nhà Tống.
- Lý Thường Kiệt cho quân tiến công trước để tự vệ và cuộc tấn công vào đất Tống.
* Phương thức:
- Phát vấn, thuyết trình, phân tích. Thảo luận nhóm
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KT cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
2. Nhà Lý chủ động tiến
- Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ và sách giáo công để tự vệ.
khoa giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm:
a) Chủ trương:
- Tấn công trước để phòng
vệ
- Cử Lý Thường Kiệt làm
tổng chỉ huy quân đội.
+ Quân đội tập luyện, sẵn
sàng chiến đấu.
+ Đánh trả quân Tống quấy
phá phía Bắc.
+ Đánh bại ý đồ cấu kết
giữa Tống + Chăm Pa.

b) Diễn biến:
+ 10/1075 Lý Thường Kiệt
và Tông Đản chỉ huy 10
vạn quân đánh vào đất
Tống.
+ Lý Thường Kiệt cho yết
bảng nói rõ cuộc tiến công

để tự vệ.

13


c) Kết quả:
- Sau 42 ngày ta hạ thành
Ung Châu, tướng giặc phải
tự tử.

+ Nhóm 1: Trước sự ráo riết chuẩn bị xâm lược
nước ta của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ
trương gì? Nhận xét về chủ trương đó?
+ Nhóm 2: Diễn biến cuộc tiến công vào đất
Tống?

d) Ý nghĩa:
+ Nhóm 3 : Tại sao nói đây là cuộc tấn công để - Làm chậm bước tiến của

tự vệ chứ không phải là cuộc chiến tranh xâm lược? quân Tống đẩy chúng vào
Việc chủ động tấn công của Lý Thường Kiệt có ý tình trạng bị động lúng
túng, khó khăn.

nghĩa như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi
thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi
mở:

? Mục tiêu tiến công của Lý Thường Kiệt là ở
14


những địa điểm nào?
? Việc chủ động tấn công của nhà Lý → Tống có ý
nghĩa như thế nào?
* Gợi ý sản phẩm:
+ Nhóm 1: Lý Thường Kiệt chủ chương “Tiến công
trước để tự vệ”, “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem
quân đi đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”
 đó là một chủ trương táo bạo, nhằm giành thế chủ
động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa
tiến vào nước ta.
+ Nhóm 2:
- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ
huy hơn 10 vạn quân thủy, bộ chia làm 2 đạo tấn công
vào đất Tống.
- Kết quả: Sau 42 ngày đêm chiến đấu, quân Lý hạ
được thành Ung Châu. Tướng giặc Tô Giám phải tự
tử.
- Lý Thường Kiệt cho rút quân về nước, chuẩn bị
phòng tuyến chặn địch.
+ Nhóm 3: Đây là cuộc tiến công để tự vệ chứ không
phải cuộc chiến tranh xâm lược vì chỉ tấn công vào
các căn cứ quân sự, kho lương thực, những nơi quân
Tống tập trung lực lượng để chuẩn bị xâm lược Đại
Việt.
Trong quá trính xâm lược Lý Thường Kiệt đã
cho niêm yết “phạt Tống lộ bố văn” nói rõ mục tiêu

của cuộc tiến công, cấm tướng sĩ cướp bóc, giết hại
dân lành.
15


Cuộc tấn công đã làm chậm đồ phối hợp tấn
công Đại Việt của nhà Tống.

III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố kiến thức cho học sinh về:
- Âm mưu của quân Tống khi xâm lược Đại Việt.
- Chuẩn bị của nhà Lý.
- Cuộc tiến công để tự vệ của nhà Lý, ý nghĩa.
- Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
- Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
- Tinh thần đoàn kết, nhân ái của dân tộc ta.
2. Phương thức
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh
chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
a. Nhận biết:
1. Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt?
A. Do nhà Lý không cháp nhận tước vương của nhà Tống.
16


B. Do sự xúi giục của Cham-pa.
C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu – Hạ ở
biên cương

D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.
2. Để thực hiện âm mưu đánh Đại Việt nhà Tống đã làm gì?
A. Xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam.
B. Ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước ở vùng biên giới.
C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc thiểu số ở biên giới.
D. Tất cả các ý trên.
b. Thông hiểu:
- Trước sự ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta của nhà Tống, Lý Thường Kiệt
đã có chủ trương gì? Nhận xét về chủ trương đó?
C. Vận dụng thấp:
- Vì sao nói đây chỉ là cuộc tiến công để tự vệ?
- Em hãy thuật lại diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống 1075?
d. Vận dụng cao:
- Những nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Lý thường Kiệt?

Tiết 16: CUỘC CHIẾN ĐẤU TRÊN PHÒNG TUYẾN NHƯ NGUYỆT.
17


A. MUC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng
thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
(1075 – 1077).
2. Tư tưởng:
- Giáo dục tinh thần yêu nước,ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị
xâm lược.
- Biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã có công lao lớn đối với
đất nước.

- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc (thể hiện trong
cuộc tấn công sang đất Tống).
3. Kĩ năng:
- Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt
- Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật. Trình bày diễn
biến trên lược đồ, nhận xét đánh giá…
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU
- Lược đồ nước ta thời Lý.
- Lược đồ cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý.
- Các tranh ảnh có liên quan.
- Các tài liệu liên quan.
- MT, máy chiếu.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định
2. Kiểm tra
a. Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
b. Trước âm mưu xâm lược của quân Tống triều Lý đã làm gì?
3. Bài mới
18


I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
* Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu đượcc trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt.
* Phương thức: cá nhân

Gv trình chiếu hình ảnh Lý thường kiệt, bản đồ trận chiến tại phong tuyến Như
Nguyệt

19


Sau đó Gv nêu vấn đề cho Hs trả lời các câu hỏi:
Qua hình ảnh trên em biết ông là ai và chỉ huy trận chiến nào?
* Gợi ý kiến sản phẩm:
HS quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận và trả lời
- Hình ảnh ông là Lý thường Kiệt chỉ huy trận chiến trên sông Như Nguyệt trong
cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống. Tuy nhiên, các em chưa thể hiểu cụ thể diễn
biến trận đánh, là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại
xâm của dân tộc. Thầy và Trò chúng ta đi vào tìm hiểu bài.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: 1. Kháng chiến bùng nổ.
* Mục tiêu: HS trình bày cuộc kháng chiến bùng nổ
* Phương pháp: Cá nhân GV hỏi HS trả lời
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gọi HS đọc bài và tìm hiểu tư liệu sgk.
Hỏi: Sau khi rút quân khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt
đã làm gì?
GV: Dự kiến địch kéo vào nước theo hai hướng, Lý
Thường Kiệt đã bố trí (sử dụng lược đồ):


1. Kháng chiến bùng nổ
b. Chuẩn bị
- Lý Thường Kiệt hạ lệnh
cho các địa phương ráo riết
chuẩn bị bố phòng.

20


- Chọn phòng tuyến sông
+ Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh, Cầu là nơi đối phó với quân
không cho thuỷ quân địch vượt qua.
Tống.
+ Đường bộ được bố trí dọc tuyến sông Cầu qua đoạn
Như nguyệt và xây dựng chiến tuyến Như Nguyệt
không cho giặc vào sâu.
+ Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đã cho
quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.
b. Diễn biến
- Cuối năm 1076, quân
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Tống kéo vào nước ta.
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực - Năm 1077, nhà Lý đã
đánh nhiều trận nhỏ cản
khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
bước tiến của quân giặc.
GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở:
- Lý Kế Nguyên đã mai
Hỏi: Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Cầu làm phòng phục và đánh 10 trận liên

tuyến chông quan Tống?
tiếp ngăn bước tiến đạo
Hỏi: Phòng tuyến sông Cầu được xây dựng như thế quân thuỷ của giặc.
nào?
c. Kết quả
Bước 3: Gợi ý sản phẩm:
- Quân Tống đóng quân ở
21


+ Đây là vị trí chặn ngang các hướng tấn công cuả bờ bắc sông Cầu không lọt
địch từ Quảng Tây (Trung Quốc) đến Thăng Long.
vào sâu được.
+ Được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua.
- Được đắp bằng đất vững chắc, nhiều giậu tre dày đặc.
Hỏi: Sau thất bại ở Ung Châu, nhà Tống đã làm gì?
Giảng:
- Cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, một vạn
ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết
chỉ huy tiến vào nước ta. Một đạo quân do Hoà Mâu
dẫn đầu tiếp ứng theo đường biển.
- Năm 1077, quân dân Đại Việt đã đánh những trận nhỏ
để cản bước tiến của chúng. Khi đến phòng tuyến Như
Nguyệt, quân Tống phải đòng quân ở bên bờ Bắc chờ
thuỷ quân đến. Trước mặt chúng là sông và bờ bên kia
là chiến luỹ kiên cố.
- Thuỷ quân của chúng đã bị Lý Kế Nguyên chặn đánh
10 trận tại Quảng Ninh không thể hỗ trợ được.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS suy nghĩ lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
Hoạt động 2: 2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
* Mục tiêu: HS trình bày cuộc cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
* Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích. Thảo luận nhóm
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 5 phút
Nhóm 1+ 2: Dùng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến
Như Nguyệt để miêu tả trận chiến đấu?
Nhóm 3+4: Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường
Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hoà với
giặc?

2. Cuộc chiến đấu trên
phòng tuyến Như Nguyệt
a. Diễn biến
- Quách Quỳ cho quân vượt
sông đánh phòng tuyến của
ta nhưng bị quân ta phản
công quyết liệt.

22



Vì:
+ Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hoà hiếu giữa 2
nước.
+ Để không làm tổn thương danh dự của nước lớn
đảm bảo nền hoà bình lâu dài.
Nhóm 5+6: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh
giặc của Lý Thường Kiệt?
- Cách tấn công.
+ Phòng thủ.
+ Cách kết thúc chiến tranh.
+ Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân
dân ta.
+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực
khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở’
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động.
- Các nhóm lần lượt trình bày
- Gv có thể trình chiếu phim tư liệu đã phát trên
VTV1 để khắc sâu nhận thức học sinh.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập.
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học
sinh.
Hỏi: Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt có ý
nghĩa gì?
+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc
ngoại xâm của dân tộc.

+ Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.
+ Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt
GDBVMT: Sự sáng tạo của tổ tiên ta trong việc dựa
vào điều kiện tự nhiên để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
23

- Một đêm cuối xuân 1077,
nhà Lý cho quân vượt sông
bất ngờ đánh vào đồn giặc.
b. Kết quả
+ Quân giặc "mười phần
chết đến năm sáu phần".
+ Quách Quỳ chấp nhận
"giảng hoà" và rút quân về
nước.
c. Ý nghĩa:
+ Là trận đánh tuyệt vời
trong lịch sử chống giặc
ngoại xâm của dân tộc.
+ Nền độc lập tự chủ của
Đại Việt được củng cố.
+ Nhà Tống từ bỏ mộng
xâm lược Đại Việt


1. Mục tiêu:
- Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh
hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
- Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

- Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
- Tinh thần đoàn kết, nhân ái của dân tộc ta.
2. Phương thức tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh
chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
a. Nhận biết:
1. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.
C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.
D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.
Câu 2: Lí Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa vì:
A. Do quân ta yếu thế hơn giặc
B. Thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc
C. Giữ mối quan hệ ban giao giữa hai nước
D. Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc
b. Thông hiểu:
- Tại sao Lí Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa?
c. Vận dụng thấp:
Câu hỏi: Nguyên nhân vì sao quân dân Đại Việt chống Tống thắng lợi?
A. Sự chỉ huy tài tình của Lí Thường Kiệt
B. Nhà Lí quan tâm xây dựng, tổ chức kháng chiến
C. Ý chí đấu tranh kiên cường, đoàn kết của toàn dân
D. Thế và lực của nhà Tống còn yếu
d. Vận dụng cao:
1. Những nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Lý thường Kiệt?

24



2. Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái của dân tộc ta thể
hiện như thế nào trong bài học? Truyền thống đó được phát huy ở ngày nay như thế
nào?

25


×