Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giải quyết tình huống môn Luật Tố tụng hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.28 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
A. Mở đầu:..............................................................................................................2
B. Nội dung.............................................................................................................3
I. Lý thuyết chung..............................................................................................3
1. Khái niệm vụ án ành chính........................................................................3
2. Người tham gia tố tụng:..............................................................................3
II.

Tình huống:.................................................................................................4

III. Giải quyết tình huống.................................................................................5
1. Xác định người tham gia tố tụng...............................................................5
2. Xác định đối tượng khởi kiện của vụ án...................................................7
3. Hướng giải quyết tình huống của nhóm...................................................9
C. KẾT LUẬN:.....................................................................................................12

1


A. MỞ ĐẦU
Tố tụng hành chính là một ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam
quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham
gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải
quyết vụ án hành chính. Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã có nhiều thay đổi so
với bộ luật trước đó thể hiện tinh thần cải cách tư pháp, quyết tâm cải cách nền
hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của đảng và nhà nước.
Để hiểu rõ hơn về luật Tố tụng hành chính ta phải gắn liền với các tính huống vụ
việc cụ thể sau đây là một ví dụ về vụ án hành chính của nhóm.
B. NỘI DUNG
I. Lý thuyết chung


1. Khái niệm vụ án ành chính
Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa
án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính của Cơ
quan Nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp luật
2. Người tham gia tố tụng
Quy định tại Điều 53 luật Tố tụng Hành chính 2015. Theo đó, người tham gia
tố tụng trong tố tụng hành chính bao gồm: đương sự, người bảo vệ quền và lợi ích
hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Cụ
thể hơn người tham gia tố tụng hành chính là những cá nhân hay tổ chức tham gia
vào việc giải quyết vụ án hành chính với tư cách là cá nhân hay tổ chức độc lập, có
những quyền và nghĩa vụ nhất đinh, thực hiện các hành vi tố tụng trong quá trình
Tòa án Nhân dân xem xét, giải quyết vụ án hành chính theo quy định pháp luật Tố
tụng Hành chính.
2


Người tham gia tố tụng bao gồm: đương sự và người người tham gia tố tụng khác

-

Đương sự gồm: người khởi kiện, người bị kiện và người có nghĩa vụ liên quan.
Năng lực tố tụng hành chính của người khởi kiện quy định tại Điều 48 luật tố

tụng hành chính 2015.
- Đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng
hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định
khác.
- Nếu đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân thì
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua
người đại diện theo pháp luật.

- Trườnghợp đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện, nghĩa vụ tố tụng hành
chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
 Người bị kiện:
là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện. Như vậy người bị kiện trong tố
tụng hành chính là chủ thể của những nội dung trên


Người có quyền và nghĩa vụ liên quan:

là người không khởi kiện không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
II. Tình huống
Ngày 11/4/2019, bà Nguyễn Thị Linh đến Công an phường Phú Lâm, thành
phố Tuy Hòa để nộp hồ sơ xin đăng ký tạm trú tại khu phố 1, phường Phú Lâm,
thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cho bà và con trai là Đỗ Văn Thiện. Trong hồ sơ
đăng ký tạm trú, bà Nguyễn Thị Linh có gửi kèm theo hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất đề ngày 31/8/2014 giữa bà NguyễnThị Linh và bà Trần Thị
3


Thanh, để chứng minh cho việc bà Nguyễn Thị Linh đã mua lại ngôi nhà của bà
Trần Thị Thanh tại số 15, khu phố 1, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên.
Sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh theo quy định của pháp luật, Trưởng
Công an phường Phú Lâm đã không cấp sổ tạm trú cho bà Nguyễn Thị Linh và con
trai Đỗ Văn Thiện với những lý do sau:
- Theo bản án số 22/2017/DSST ngày 14/6/2017 của TAND thành phố Tuy Hòa
đã tuyên bố “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đề ngày 31/8/2014 giữa

bà Nguyễn Thị Linh và bà Trần Thị Thanh là vô hiệu do vi phạm pháp luật nên
không có hiệu lực để thi hành”. Vì vậy, bà Nguyễn Thị Linh không phải là chủ sở
hữu ngôi nhà tại số 15, khu phố 1, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú
Yên.
- Bà Nguyễn Thị Linh và Đỗ Văn Thiện không có giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở hợp pháp hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền
cấp qua các thời kỳ; Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về
đất đai; Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp
pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân.
- Bà Nguyễn Thị Linh và Đỗ Văn Thiện không thường xuyên sinh sống tại
khu phố 1, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Bà Nguyễn Thị Linh cho rằng Trưởng Công an phường Phú Lâm không cấp
sổ tạm trú cho bà và con trai với lý do không có chỗ ở hợp pháp và không sinh
sống, làm việc, học tập tại địa điểm cư trú là không đúng theo pháp luật. Vì vậy,
ngày 1/5/2019 Bà Nguyễn Thị Linh nộp đơn khởi kiện lên TAND thành phố Tuy
hòa về việc Trưởng Công an phường Phú Lâm không cấp sổ tạm trú cho bà.
4


III. Giải quyết tình huống
1. Xác định người tham gia tố tụng
Theo Điều 53 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì người tham gia tố tụng
hành chính gồm: đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên
dịch.
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì đương sự bao
gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì người khởi
kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định

hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử
tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri). Dựa vào tình huống ta
có thể xác định người khởi kiện là bà Nguyễn Thị Linhvì đã đã thỏa mãn các yêu
cầu về người khởi kiện, như sau:
- Người khởi kiện là cá nhân, cụ thể là bà Nguyễn Thị Linh.
- Khởi kiện vụ án hành chính đối với hành vi hành chính, cụ thể là hành vi
không cấp sổ tạm trú.
Theo khoản 9 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thìngười bị kiện là
cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện. Dựa vào tình huống ta có thể xác
định người bị kiện là Trưởng Công an phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên vì đã thỏa mãn các yêu cầu về người bị kiện như sau:
5


- Người bị kiện là cá nhân, cụ thể là Trưởng Công an phường Phú Lâm.
- Người bị kiện có hành vi hành chính, cụ thể là hành vi không cấp sổ tạm trú
cho bà Nguyễn Thị Linh và con trai Đỗ Văn Thiện
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thìngười có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị
kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân (sau
đây gọi là Tòa án) chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Dựa vào tình huống thì có thể xác
định ông Đỗ Văn Thiện là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì việc giải quyết
vụ án có liên quan đến quyền lợi của ông Đỗ Văn Thiện, cụ thể là quyền được cấp
sổ tạm trú.

Như vậy, từ những phân tích trên thì ta các thể xác định người tham gia tố
tụng trong vụ án hành chính này gồm các đương sự sau:
- Người khởi kiện: Bà Nguyễn Thị Linh.
- Người bị kiện: Trưởng Công an phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Đỗ Văn Thiện.

2. Xác định đối tượng khởi kiện của vụ án
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật TTHC năm 2015 thì “Hành vi hành
chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện
6


quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ
theo quy định của pháp luật.”
Hành vi hành chính (HVHC) là đối tượng khởi kiện theo quy định của Luật
TTHC năm 2015 xác định bao gồm:
- Hành vi của Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản
pháp luật như nghị định, quyết định, chỉ thị và có thể được áp dụng những biện
pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.
- Hành vi của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước:
Việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể do người được giao thẩm quyền theo quy
định của pháp luật, trong cơ quan hành chính Nhà nước thì việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ cụ thể đó là HVHC của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào
việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác
thực hiện nhiệm vụ. Hành vi của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
Nhà nước bao gồm hành vi hành động hoặc không hành động.
- Hành vi của cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà
nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật: Đây là hành vi của

cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính Nhà nước mặc dù thực
hiện nhiệm vụ, công vụ được giao song thực hiện không đầy đủ, đạt kết quả không
phù hợp so với yêu cầu của nhiệm vụ, công vụ được giao.
- Hành vi của cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà
nước không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật: Theo quy
định của pháp luật thì việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan, tổ
chức được giao thực hiện quản lý hành chính Nhà nước nhưng hết thời hạn theo
quy định của pháp luật mà cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của mình thì được coi là hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Đây là loại
7


hành vi được thực hiện dưới dạng “không hành động” của cơ quan, tổ chức được
giao thực hiện quản lý hành chính, không phụ thuộc vào việc nhiệm vụ, công vụ đó
được phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người nào trong cơ quan, tổ chức đó thực
hiện.
Luật TTHC năm 2015 bổ sung thêm quy định “Hành vi hành chính bị kiện
là hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc
thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Như vậy, điều kiện để HVHC trở thành đối tượng khởi kiện của Luật TTHC
năm 2015 thì HVHC đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Vì vậy, căn cứ vào các quy định trên thì nhóm chúng em xác định đối
tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.Hành vi không cấp sổ tạm trú của
Trưởng công an phường Phú Lâm cho Bà Nguyễn Thị Linh. ( Hành vi này
thuộc thẩm quyền của tòa án – Điều 30 Luật TTHC)
3. Hướng giải quyết tình huống của nhóm
Trong tình huống trên, ta đã xác định được tư cách tố tụng của từng người và
đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính. Như vậy trước hết để thụ lý giải quyết
vụ án, ta cần xác định thẩm quyền của tòa án.

Thẩm quyền của tòa án: Đối tượng khiếu kiện trong tình huống chính là
hành vi hành chính của Trưởng công an phường Phú Lâm, tp Tuy Hòa – Phú Yên,
căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật TTHC: “Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây: Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
8


quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện...”
Như vậy, đối với hành vi hành chính của trường công an Phường thì Tòa án
nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể trong trường hợp này là
Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính
trên.
Tiếp theo, để tòa án nhân dân tp Tuy Hòa có thể thụ lý vụ án thì phải lưu ý
đến các điều kiện về thời hiệu khởi kiện, chủ thể khởi kiện:
Về chủ thể khởi kiện: Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3, Điều 5 và Điều 54 Luật
TTHC ta có thể rút ra người khởi kiện vụ án hành chính phải thỏa mãn 2 điều kiện:



Phải có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính.
Phải là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành

chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trong tình huống trên: Bà Nguyễn Thị Linh có đầy đủ năng lực chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính đồng thời bà cũng chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ hành vi hành chính của Trưởng công an phường Phú Lâm, cụ thể là hành vi

không cấp sổ tạm trú cho hai mẹ con bà Linh của trưởng công an Phường. Do đó
chủ thể khởi kiện trong tình huống có quyền khởi kiện.
Về thời hiệu khởi kiện:Căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 116 thì thời hiệu
khởi kiện được tính 1 năm kể từ ngày bà Nguyễn Thị Linh nhận được hoặc biết
được thông báo bà Linh không đủ điều kiện để cấp sổ tạm trú. Xét trên tình huống
thì thời hiệu khởi kiện là 1 năm tính từ ngày 22/4/2019 vì vậy ngày 1/5/2019 Bà
Nguyễn Thị Linh nộp đơn khởi kiện lên TAND thì thời hiệu vẫn còn.
9


Như vậy, Sau khi xác định được thẩm quyền giải quyết của tòa án, thời hiệu
khởi kiện, quyền khởi kiện của chủ thể đều phù hợp, sau đó tòa án sẽ nhận đơn
khởi kiện của bà Linh và thụ lý vụ án. Trong phiên tòa xét xử, có thể thấy rằng bà
Linh khởi kiện vì mình không được cấp sổ tạm trú, do đó tòa sẽ căn cứ một cách
toàn diện khách quan để đưa ra hướng giải quyết.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm
2013, điều kiện để đăng ký tạm trú: “Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình
giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị
trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc
sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân
khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân
thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”
Theo bản án số 22/2017/DSST ngày 14/6/2017 của TAND thành phố Tuy
Hòa đã tuyên bố “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đề ngày 31/8/2004
giữa bà Nguyễn Thị Linh và bà Trần Thị Thanh là vô hiệu do vi phạm pháp luật
nên không có hiệu lực để thihành”. Vì vậy, bà Nguyễn Thị Linh không phải là chủ
sở hữu ngôi nhà tại số 15, khu phố 1, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên. Bên cạnh đó, Bà Nguyễn Thị Linh và Đỗ Văn Thiện không có giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hợp pháp hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do
cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo

quy định của pháp luật về đất đai; Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho
mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở,
nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.
Như vậy, có thể thấy rằng, căn cứ theo điều kiện tại luật cư trú năm 2006, Bà
Linh hoàn toàn không đủ điều kiện để được đăng ký tạm trú trên địa bàn phường
10


Phú Lâm, tp.Tuy Hòa tỉnh Phú Yên. Do đó, bản án của Tòa án nhân dân thành phó
Phú Yên sẽ là không chấp nhận yêu cầu của bà Linh.

C. KẾT LUẬN
Có thể thấy luật Tố tụng hành chính ra đời nhằm đảm bảo quyền con người,
quyền công dân bảo vệ công lý cũng như thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật
Việt Nam đối với mọi cá nhân tổ chức. Qua đó chúng ta cần có ý thức tìm hiểu
tuyên truyền phổ biết sâu rộng luật pháp Việt Nam nói chung và luật Tố tụng hành
chính nói riêng để đảm bảo chính lợi ích của mình và người thân. Do hạn chế về
kiến thức và bị động việc học do dịch viêm phổi Covid-19 nên bài thuyết trình của
nhóm em còn nhiều hạn chế thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến
để bài thuyết trình nhóm em đầy đủ hơn.

11



×