Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Luận văn Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm CủA các điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.89 KB, 136 trang )

1

Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm Của các điểm
nóng chính trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn ở nước ta trong gần 20 năm đổi mới vừa qua chứng tỏ
đường lối đúng đắn của Đảng và những bước đi thích hợp đã tạo nên sự
chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội... mang lại những thành tựu rất to lớn, tạo cho Việt Nam thế và lực mới
để bước vào thế kỷ 21. Cùng với những thành quả đã đạt được thì trong quá
trình đổi mới cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực, phức tạp. Một trong những
vấn đề gay cấn nổi lên là tình hình tranh chấp khiếu kiện có đông người
tham gia, hình thành các điểm phức tạp về an ninh, các "điểm nóng" (ĐN),
"điểm nóng chính trị - xã hội" (ĐNCT-XH) ở nhiều địa phương trong cả
nước. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động lãnh đạo,
quản lý của tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, đến an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Địa bàn nông thôn vốn thanh bình, đáng lẽ là nơi Ýt xảy ra xung
đột xã hội trong quá trình phát triển, nhưng đã xuất hiện nhiều ĐN và ĐNCTXH. Đó là nơi đang tiềm Èn nhiều nguy cơ bất ổn trong toàn xã hội. Có
những ĐNCT-XH xảy ra đã được giải quyết ổn thỏa, thiết lập trở lại tình
trạng ổn định bình thường. Có những ĐNCT-XH đang diễn ra và cũng
không Ýt những điểm có nguy cơ bùng phát hoặc tái phát. Các ĐNCT-XH
đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, quy mô, tính chất và
mức độ hậu quả cũng không giống nhau nhưng đều cảnh báo về sự yếu
kém trong quản lý xã hội, về sự mất dân chủ trầm trọng ở một số vùng


2


nông thôn. Đời sống của người nông dân tuy đã có nhiều cải thiện, song
nhìn chung vẫn còn nghèo túng, lạc hậu, khoảng cách về mức sống giữa
nông thôn và thành thị ngày càng rộng. Do vậy, nếu không ngăn ngõa có
hiệu quả và giải quyết tốt các ĐN, ĐNCT-XH ở nông thôn thì không thể
đảm bảo được an ninh nông thôn. Nước ta là một nước nông nghiệp, nông
dân chiếm gần 80% dân số và 75% lao động xã hội thì sự ổn định của nông
thôn có ảnh hưởng quyết định đối với sự ổn định của quốc gia. Vì thế, vấn
đề giải quyết xử lý những bất ổn, xung đột, những ĐN, ĐNCT-XH trong cả
nước nói chung và ở nông thôn nói riêng đang đặt ra cho chóng ta một yêu
cầu cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc về nó.
Nông thôn đồng bằng sông Hồng mang những nét tiêu biểu cho nông
thôn Việt Nam, trong những năm qua đã có nhiều bước tiến về xây dựng
kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới...
Nhưng so với các vùng nông thôn khác trong cả nước, ở đây lại có số
lượng các ĐN, ĐNCT-XH nhiều nhất và có khả năng lây lan rất nhanh.
Trong đó có thể nói, không Ýt những ĐN nảy sinh bởi tệ quan liêu tham
nhòng, mất dân chủ, bởi phương pháp làm việc, cách thức xử lý các vụ việc
của cán bộ cấp cơ sở. Do đó, để góp phần ổn định nông thôn đồng bằng
sông Hồng nói riêng và nông thôn trong cả nước nói chung rất cần có sù
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để rót ra những bài học kinh nghiệm. Đó
không chỉ là những bài học kinh nghiệm trong giải quyết xử lý khi đã có
ĐN xảy ra mà quan trọng hơn là rót ra những bài học kinh nghiệm để loại
bỏ được nguyên nhân phát sinh ĐN, phòng ngõa không cho ĐN xuất hiện
hoặc tái phát. Trên cơ sở đó cần tìm ra hệ thống những giải pháp thiết thực
để ổn định và phát triển nông thôn, tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển
chung trong cả nước.
Với những lý do đó, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu về ĐNCT-XH
ở nông thôn đồng bằng sông Hồng nhằm xác định đặc điểm, nguyên nhân



3

và bài học kinh nghiệm thực sự là một vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận
và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xử lý tình huống chính trị - trong đó có vấn đề về xử lý ĐNCT-XH
- là một nội dung của chính trị học ứng dụng. Đây là một trong những vấn
đề cần thiết phải trang bị cho người cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước
và các đoàn thể nhân dân - đặc biệt là ở cấp cơ sở để có thể ứng xử kịp thời
nhạy bén trước các tình huống phức tạp và tế nhị xảy ra trong cuộc sống,
tránh được những lúng túng, thậm chí là sai lầm trong khi xử lý.
Sau sự kiện Thái Bình, năm 1998 đoàn công tác của Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đi thực tế và tổng kết tình hình đã viết đề
tài khoa học tiềm lực có tên: "Tổng kết thực tiễn về xử lý điểm nóng chính
trị - xã hội" do GS.TS Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm, GS.TS Lưu Văn Sùng
làm phó chủ nhiệm đề tài. Trong đề tài này các tác giả đã trình bày tóm tắt
diễn biến một số ĐNCT-XH ở Thái Bình, ĐN tôn giáo ở Thừa Thiên - Huế,
ĐN liên quan đến tôn giáo ở Êp Trà Cổ xã Bình Minh, huyện Thống Nhất
tỉnh Đồng Nai và đưa ra những nhận xét khái quát, rót ra nguyên nhân,
những bài học kinh nghiệm từ quá trình xử lý ở từng nơi. Thông qua những
vấn đề đã đúc rót được trong quá trình nghiên cứu thực tiễn ở các vùng,
miền, qua nhiều góc nhìn của các tác giả tham gia đề tài, PGS.TS Hoàng
Chí Bảo đã có bài viết bước đầu khái quát lý luận về ĐN, ĐNCT-XH, đưa
ra định nghĩa, xác định yêu cầu, nhiệm vụ xử lý và quy trình xử lý các
ĐNCT-XH.
Từ năm 1998, trong khuôn khổ chuẩn bị giáo trình môn học xử lý
tình huống chính trị, Viện Khoa học Chính trị đã hoàn thành tập bài giảng
về học phần xử lý tình huống chính trị (chương trình dành cho cử nhân
chính trị do GS.TS Lưu Văn Sùng và PGS.TS Hoàng Chí Bảo là tác giả).



4

Ngoài những phần lý luận chung như khái niệm, phương pháp tiếp cận, quy
trình và giải pháp xử lý ĐN, ĐNCT-XH thì tập bài giảng này còn đi sâu vào
các khía cạnh như:
- Xử lý tình huống chính trị khi bộ máy cầm quyền cã nạn quan liêu
tham nhòng.
- Xử lý tình huống chính trị khi chuyển giao quyền lãnh đạo giữa
các thế hệ trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền.
Năm 2001 tập bài giảng này đã được chỉnh lý bổ sung hoàn thiện
thêm về mặt lý luận để phục vụ giảng dạy ở các líp cao học. Năm 2002
giáo trình về môn học này đã được đề nghị xuất bản.
Ban Nội chính Trung ương Đảng trên cơ sở khảo sát các ĐN ở nông
thôn trong toàn quốc đã cho xuất bản cuốn sách: "Một số tình hình và giải
pháp phòng ngõa giải quyết điểm nóng ở cơ sở nông thôn nước ta". Đây là
cuốn sách đầu tiên có sự nghiên cứu mang tính chuyên sâu về ĐN ở địa bàn
nông thôn. Các tác giả đánh giá chung về tình hình ĐN ở nông thôn nước ta
từ khi đổi mới, xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm
ổn định tình hình.
Trên các báo, tạp chí, nội dung về ĐN, ĐNCT-XH và quá trình xử
lý nó mặc dù được coi là một vấn đề rất nhạy cảm nhưng cũng đã Ýt nhiều
được đề cập một cách trực tiếp hay gián tiếp ở các mức độ khác nhau.
Tác giả Trần Hồng Châu - Chánh thanh tra của tỉnh Nghệ An có bài
viết "Thử bàn về điểm nóng và các biện pháp hạn chế phát sinh điểm nóng"
đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 7 (4/1999). Thông qua kinh nghiệm công
tác của mình, tác giả đã khái quát rót ra khái niệm về ĐN và nêu một số
giải pháp góp phần làm cho ĐN không xảy ra.
Tác giả Nhị Lê có bài: "Việc giải quyết "điểm nóng" ở Thanh Hóa"
đăng trên Tạp chí Cộng sản, 3/1994 lại là một cách tiếp cận khác. Qua việc



5

xác định quy mô, dạng thức, tính chất của các ĐN mà tác giả đã rót ra
những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm giải quyết ĐN.
GS.TS Lưu Văn Sùng liên tiếp trên hai sè 3 (10) 2001 và 4(11)
2001 của Thông tin chính trị học đã có bài đăng về "Xử lý điểm nóng chính trị
- xã hội". Những bài viết này có nội dung khái quát lý luận về xử lý ĐNCTXH.
Ở Học viện Hành chính Quốc gia có môn học xử lý tình huống, xử
lý ĐN song những bài giảng, những tài liệu nghiên cứu phục vụ cho giảng
dạy ở đây được viết theo góc độ của quản lý hành chính nhà nước.
Ở Học viện An ninh nhân dân cũng có nhiều đề tài nghiên cứu vÒ
ĐN, về đảm bảo an ninh nông thôn nhưng chủ yếu dưới góc độ chuyên
môn, nghiệp vụ xử lý của ngành.
Một số luận văn cử nhân chính trị đã viết về vấn đề xử lý tình
huống chính trị khi tại địa phương có xảy ra ĐN như:
- Luận văn của Nguyễn Văn Thiện về "Biện pháp hạn chế khiếu tố
vượt cấp ở Hà Nam" (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000).
- Luận văn của Lê Xuân Thủy về "Thực trạng và giải pháp cơ bản
giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu nại tố cáo đông người ở Giao Thủy
Nam Định" (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001).
- Luận văn của Nguyễn Công Chuyên về "Điểm nóng huyện Xuân
Trường nguyên nhân và giải pháp" (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, 2001), v.v...
Các luận văn này thường đi vào phạm vi địa bàn cụ thể của một
huyện, một tỉnh nơi tác giả đang công tác hoặc đã tham gia chỉ đạo trực tiếp
giải quyết ĐN. Những bài viết đó có nhiều giá trị thực tiễn, có nhiều kinh
nghiệm xử lý rất sinh động, sáng tạo.
Trong số các luận án tiến sĩ và thạc sĩ thuộc chuyên ngành chính trị

học thì chưa có luận án, luận văn nào viết về vấn đề ĐN, ĐNCT-XH.


6

Điểm qua tình hình nghiên cứu trên đây, chúng ta thấy rằng, ĐNCTXH đã thu hót được sự chú ý nhất định của các nhà nghiên cứu, của các cơ
quan nghiên cứu ở Trung ương và địa phương, nhưng chưa có tác giả, bài
viết nào đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm nguyên nhân và bài học kinh
nghiệm của ĐNCT-XH ở nông thôn đồng bằng sông Hồng.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khái quát đặc điểm của ĐNCT-XH ở nông thôn đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH). Chỉ rõ các nguyên nhân hình thành nên những ĐNCT-XH
đó và rót ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó nêu ra những dự báo
và kiến nghị nhằm ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về các ĐN, ĐNCT-XH đã và đang xảy ra ở vùng nông
thôn ĐBSH để xác định quy mô, mức độ, tính chất của chúng.
- Thông qua diễn biến của một số ĐNCT-XH tiêu biểu mà rót ra đặc
điểm các ĐNCT-XH ở nông thôn ĐBSH.
- Xác định rõ những nguyên nhân làm nảy sinh các ĐNCT-XH ở
nông thôn ĐBSH.
- Nêu ra những bài học kinh nghiệm xử lý khi ĐNCT-XH đã xảy ra
và kinh nghiệm khắc phục hậu quả sau ĐN, kinh nghiệm ổn định kinh tế xã hội làm cho ĐNCT-XH không phát sinh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số ĐN, ĐNCT-XH điển hình đã
và đang xảy ra ở nông thôn ĐBSH từ 1986 đến nay. Phân tích dưới góc độ
của hai chủ thể tác động là những người nông dân và những người cán bộ



7

lãnh đạo xã để thấy rõ thực trạng tính chất mâu thuẫn của đời sống xã hội
nông thôn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Dùa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về quyền lực chính trị, về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị,
về vai trò và quyền lực của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên
CNXH.
- Dùa trên quan điểm phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn
trong xung đột xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Dùa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta về phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội nói chung và về vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp khảo sát thực
tế, phân tích, so sánh và phương pháp phân tích các phương án giải quyết
(của các địa phương) trong những tình huống khác nhau đã diễn ra trong
thực tế.
5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên phân tích khái quát một cách có hệ
thống các ĐNCT-XH trên địa bàn nông thôn ở ĐBSH trong những năm đổi
mới vừa qua và hiện nay.
- Rót ra đặc điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của các
ĐNCT-XH ở nông thôn ĐBSH, để từ đó có một cách nhìn khái quát về ĐN


8


trong cả nước. Nêu ra những điểm chung, những điểm khác biệt của
ĐNCT-XH ở nông thôn ĐBSH với các vùng nông thôn khác trong cả nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài ở mức độ nhất định có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy môn Xử lý tình huống
chính trị và bước đầu làm cơ sở để phân loại các ĐN ở nước ta.
- Cung cấp những dữ liệu cho việc xây dựng lý thuyết về xung đột
xã hội và giải tỏa xung đột xã hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được các cán bộ lãnh đạo chính trị,
nhất là ở địa phương tham khảo trong quá trình xử lý các tình huống cụ thể.
Trên cơ sở có cái nhìn tổng thể về các ĐNCT-XH ở nông thôn ĐBSH
mà đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và phát triển kinh tế - chính
trị ở nông thôn ĐBSH nói riêng và nông thôn trong cả nước nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.


9

Chương 1
ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU

1.1. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ ĐIỂM NÓNG XÃ HỘI VÀ ĐIỂM NÓNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI


1.1.1. Khái niệm điểm nóng xã hội
"Điểm nóng" là một khái niệm được dùng trong cả lĩnh vực tự
nhiên và xã hội, nhưng ở phạm vi bài viết này chỉ đề cập và tìm hiểu ĐN
trong lĩnh vực xã hội.
"Điểm nóng" đã từng xuất hiện ở nước ta trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế - xã hội và đang tiếp tục diễn ra trong giai đoạn thực hiện
công cuộc đổi mới. Khi tình hình thực tế ở một số địa phương có sự khiếu
nại tố cáo đông người, vượt cấp, phức tạp, có những xung đột căng thẳng
giữa dân với dân, giữa dân với cán bộ chính quyền địa phương thì khái
niệm ĐN bắt đầu được dùng khá rộng rãi trong đời sống và xuất hiện trong
một số văn bản của các cơ quan nhà nước mà chủ yếu là các văn bản của
thanh tra, viện kiểm sát, công an, tòa án. Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng gây
ra nhiều ý kiến tranh luận. Có nơi, có người không dùng từ ĐN mặc dù tình
hình ở đó cũng rất phức tạp. Thậm chí còn có địa phương ra nghị quyết
khẳng định ở địa bàn mình không có ĐN, không được gọi ĐN. Vậy hiểu thế
nào cho đúng thực chất của vấn đề? Cách gọi tên là một hình thức để chỉ ra
cái cốt lõi của sự việc, mà có hiểu được cái cốt lõi thì mới đưa ra được
những biện pháp xử lý hiệu quả.
Có quan điÓm cho rằng, ĐN trong lĩnh vực xã hội có nghĩa là: "Nơi
tập trung mâu thuẫn cao độ cần được giải quyết, hoặc nơi diễn ra tình hình
xung đột căng thẳng" [47, tr. 307]. Với cách định nghĩa này, xét theo phạm


10

vi rộng ĐN có thể xảy ra ở những nơi, những vùng đang có mâu thuẫn
xung đột gay gắt giữa các lực lượng chính trị, quân sự trong mét hay giữa
nhiều quốc gia.
Xét theo phạm vi hẹp, ĐN có thể diễn ra ở một lĩnh vực kinh tế - xã
hội hay một địa bàn dân cư nhất định.

Các tài liệu phổ biến trong thời gian gần đây ở nước ta khi đề cập
tới khái niệm ĐN thường tiếp cận ở góc độ nghiên cứu theo phạm vi hẹp.
Qua quan sát nhiều vụ việc khác nhau tác giả Nhị Lê đã đưa ra mét
quan điểm:
"Điểm nóng" là một khái niệm chỉ nơi xảy ra đấu tranh trong
nội bộ nhân dân ở mức cao, thậm chí gay gắt về một vấn đề nào đó,
trên một địa bàn nhất định (từ quy mô thôn xóm, bản trở lên...)
vượt quá giới hạn giải quyết tại chỗ, đòi hỏi cấp bách phải có sự
tham gia giải quyết, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và
sù can thiệp của các cơ quan pháp luật từ cấp cơ sở trở lên [33, tr.
49].
Dưới góc độ của công tác thanh tra, tác giả Trần Hồng Châu xác định:
"Điểm nóng" là nơi xảy ra khiếu kiện có đông người tham
gia với nội dung khiếu kiện phức tạp, khó giải quyết, mâu thuẫn
trong nội bộ đến mức gay gắt, diễn biến tình hình căng thẳng làm
mất ổn định đời sống cộng đồng, làm rối loạn, vô hiệu sự lãnh
đạo, điều hành của các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền
sở tại [12, tr. 48].
TS. Nguyễn Văn Tài sau khi nghiên cứu tình hình Thái Bình (1998)
cho rằng: "Điểm nóng" là sự kiện xã hội có số đông người tham gia việc
tranh chấp về lợi Ých kinh tế xã hội trong một địa bàn dân cư, làm ảnh


11

hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, kỷ cương, nếp sống văn hóa của đời sống
xã hội cộng đồng" [44, tr. 92].
GS.TS Lưu Văn Sùng đã đưa ra một khái niệm:
"Điểm nóng" xã hội là đời sống xã hội trong trạng thái
không bình thường, bất ổn định, rối loạn, diễn ra sù xung đột,

chống đối giữa các lực lượng với hành vi không còn tự kiềm chế
được đã vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn
hóa đạo đức, diễn ra tại một điểm, trong một thời gian nhất định và
có khả năng lan tỏa sang nơi khác [50, tr. 25].
Có thể thấy đây là một khái niệm đã khái quát được những đặc tính
chung nhất của ĐN xã hội do vậy nó được đưa vào giáo trình "Xử lý tình
huống chính trị" của Viện Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh.
Ban Nội chính Trung ương Đảng khi nghiên cứu tình hình giải
quyết ĐN ở cơ sở nông thôn nước ta đã viết:
Điểm nóng ở cơ sở nông thôn là hiện tượng chính trị - xã
hội xảy ra ở địa bàn thôn xã, bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội
bộ kéo dài dẫn đến tranh chấp xung đột gay gắt, lôi cuốn đông
người tham gia, có nhiều hành vi cực đoan, quá khích, vi phạm
pháp luật nghiêm trọng; hoạt động của tổ chức Đảng, chính
quyền cơ sở giảm sút hoặc tê liệt, gây mất ổn định về an ninh,
trật tự xã hội và đời sống nhân dân địa phương [5, tr. 15].
Nhìn chung, trong thực tế các ĐN xã hội thường được thể hiện qua
các hình thức như khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, biểu tình bãi
công, bãi khóa..., có khi có những hành vi bạo lực, phá phách, chống đối
người thi hành công vụ..., vượt quá khuôn khổ quy định của pháp luật hiện
hành. Xét về bản chất và từ thực tiễn, ĐN suy cho đến cùng cũng chỉ là


12

việc khiếu nại tè cáo. Mà khiếu nại, tố cáo vốn là một hiện tượng có tính
phổ biến trong bất kỳ nhà nước nào, cho nên ĐN cũng không phải là một
cái gì đó quá cá biệt. Đây chỉ là phản ánh sự trục trặc của mối quan hệ giữa
công dân, tổ chức với cơ quan nhà nước hoặc cán bộ công chức nhà nước;

là biểu hiện của quá trình hướng tới sự hoàn thiện đối với mọi công dân,
cũng như với các cơ quan tổ chức, với chế độ chính sách, pháp luật nhằm
bảo đảm một xã hội thực sự dân chủ. Chính vì vậy, chúng ta không nên
lảng tránh, không nên sợ ĐN mà cần phải làm quen với nó, tìm hiểu về nó
để có khả năng giải quyết một cách tốt nhất khi nó xảy ra.
Ở đây chúng ta cần thống nhất với nhau về nội dung của một số cách
gọi tên: "Khiếu kiện đông người, vượt cấp", "khiếu kiện của nhân dân trên
diện rộng", "khiếu kiện đông người phức tạp" v.v... Các vụ khiếu kiện được
gọi tên như trên đều là những vụ không bình thường, có tính chất đặc biệt.
Nếu các vụ này mang các dấu hiệu như sau thì có thể gọi đó là ĐN.
- Sè lượng người tham gia đông với ý đồ gây áp lực cho các cơ
quan nhà nước. Trong đó có những người trực tiếp khiếu kiện về các lợi
Ých của mình; có những người chỉ a dua đi theo; có những phần tử quá
khích, lợi dụng khiếu kiện để trả thù cá nhân, hoặc do bất mãn công thần,
số này thường gây ra những hành vi vượt quá giới hạn pháp luật và chuẩn
mực đạo đức; thậm chí còn có một số đi khiếu kiện thuê - đó thường là các
đối tượng bất hảo. Nhìn vào thành phần này chúng ta đã có thể hình dung
được tình hình khiếu kiện sẽ ngày một phức tạp thêm, sẽ "nóng" dần lên.
- Tính gay gắt của hoạt động khiếu kiện:
+ Khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện không đúng thẩm quyền giải quyết,
đưa đơn, thư hoặc kéo đông người tới tất cả các cấp ở Trung ương, đến nhà
riêng các đồng chí lãnh đạo cấp cao đòi gặp và đưa yêu sách.


13

+ Vi phạm nội quy, quy chế tiếp dân, xúc phạm cán bộ, thậm chí
còn đe dọa hành hung bắt giữ cán bộ đang thi hành công vụ.
+ Đưa ra các yêu sách phi lý hoặc không có căn cứ pháp luật buộc
phải thực hiện ngay.

- Tính phức tạp của hoạt động khiếu kiện:
+ Đụng chạm đến nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội, kể cả vấn đề
về sự lãnh đạo, quản lý của các cấp bộ Đảng, chính quyền.
+ Nội dung khiếu kiện trên diện rộng, có nhiều việc rất khó xử lý vì
lý do hậu quả của lịch sử để lại.
+ Đụng chạm đến những vấn đề hết sức nhạy cảm trong chính trị
như tôn giáo, nhân quyền, chính sách xã hội thương binh gia đình liệt sĩ,
người có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Như vậy, vấn đề là ở chỗ không phải cách gọi tên như thế nào mà
bản chất và nguy cơ của sự việc đó ra sao? ĐiÓm qua những quan niệm
trên chúng ta thấy dù là "khiếu kiện đông người vượt cấp" "khiếu kiện của
nhân dân trên diện rộng" hay ĐN đều là những sự việc hiện tượng phản ánh
sự bất ổn trong đời sống xã hội đến mức có nguy cơ phá vỡ trật tự an toàn
xã hội, đều chứa đựng khả năng chuyển hóa thành vấn đề chính trị.
1.1.2. Điểm nóng chính trị - xã hội
Giữa công dân với các hoạt động của hệ thống chính trị bao giê
cũng có mối quan hệ qua lại. Mối quan hệ này trở nên phức tạp, có tính
chất đặc biệt hơn khi xảy ra ĐN. Sù đối diện trực tiếp giữa dân với Đảng,
chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội khác ở thời điểm có ĐN sẽ
xảy ra mét trong hai trường hợp sau đây:
Một là, các ĐN xã hội dù do bất cứ nguyên nhân nào, hình thức biểu
hiện ra sao, nhưng nếu chính quyền không có cách xử lý đúng thì đều có


14

thể làm tăng thêm những bất bình và gây nên những phản ứng chống lại
chính quyền.
Hai là, các mâu thuẫn xã hội nảy sinh khi người dân không hài lòng,
không đồng ý với cá nhân những cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

do họ có sai phạm trong quá trình công tác của mình như: quan liêu, thiếu
trách nhiệm, tham ô tham nhòng, trù úm, đe dọa, thách đố dân... hoặc là sự
không hài lòng với chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc
thực hiện mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của công dân với Nhà
nước. Lúc đó sự phản ứng quyết liệt của dân chúng sẽ tập trung vào đối
tượng chủ yếu là bộ máy tổ chức Đảng và Nhà nước, một số cán bộ đương
chức đương quyền.
Như vậy ĐN xã hội rất có thể phát triển lên ở mức cao hơn trở
thành ĐNCT-XH. PGS.TS Hoàng Chí Bảo nhận thấy trong những ĐN xã
hội "tâm trạng bất bình của đa số" cùng với những "hành vi phản ứng chính
thức, công khai để đòi hỏi lợi Ých và thỏa mãn một nhu cầu nào đó". Qua
những dấu hiệu này thì:
Điểm nóng được hình dung như một tình huống có vấn đề
của đời sống xã hội, của cộng đồng dân cư. Tình huống đó chung
quy lại là phản ứng của một nhóm hay một số đông nhất định của
công dân về một chủ trương chính sách nào đó, hoặc việc thực
hiện chủ trương chính sách đó vi phạm các chuẩn mực công
bằng, dân chủ làm thiệt hại tới lợi Ých của họ, buộc họ phải biểu
thị hành vi phản ứng với chính quyền, đòi hỏi sù điều chỉnh, sù
giải quyết nhằm cải thiện tình hình [44, tr. 45].
Nói một cách chung nhất:
Điểm nóng chính trị - xã hội là điÓm nóng xã hội diễn ra
trong lĩnh vực chính trị - xã hội khi mà sự chống đối của đám
đông quần chúng, của các lực lượng đối lập đã hướng trực tiếp


15

vào những người nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và
thể chế chính sách của chính quyền nhà nước [50, tr. 25].

Quan sát các dấu hiệu đặc trưng chủ yếu ta có thể thấy ĐN xã hội
và ĐNCT-XH có những điểm giống nhau là:
- Đều là sự phản ứng có tính tập thể của nhân dân, tham gia với số
lượng tương đối đông có tổ chức dưới những hình thức và mức độ nhất
định.
- Đều thể hiện sự bực bội, bất mãn bị dồn nén lâu ngày nên phản
ứng có tính gay gắt. Tâm lý chung của đám đông lúc này rất bức xúc, thiếu
khả năng kiềm chế, không bình tĩnh sáng suốt và có những hành vi quá
khích, hành động dễ bị quá đà, vượt khái giới hạn pháp luật và xa rời các
chuẩn mực văn hóa, đạo đức.
- Nhiều người do trình độ học vấn, dân trí thấp lại chịu chi phối bởi
tính thực dụng vì những lợi Ých trước mắt nên bị lôi kéo, tham gia một
cách thụ động. Số này khi được tuyên truyền vận động họ sẽ hiÓu ra hoặc
khi những người cầm đầu quá khích bị bắt họ sẽ tự giải tán.
ĐNCT-XH là sự phát triển gay gắt hơn, phức tạp hơn ĐN xã hội, ta
có thể thấy những điểm khác biệt từ những đặc trưng của ĐNCT-XH là:
- Hình thành tổ chức có lực lượng cầm đầu, định ra mục tiêu, nội
dung, phương pháp đấu tranh (thường lực lượng này Ýt khi lé diện mà chủ
yếu chỉ đạo, giật dây phía sau).
- Có lực lượng "cốt cán" chịu trách nhiệm vận động, chỉ huy, điều
hành lôi kéo quần chúng tham gia, cổ vũ, bảo vệ.
- Có tính chất phức tạp và quyết liệt hơn vì ngoài sự phản ứng công
khai đối diện trực tiếp với chính quyền còn có những biểu hiện vô chính
phủ như: tự do hội họp, bầu thủ lĩnh, tự phát hành động bất chấp pháp luật,
tự đặt ra các quy định, quy ước để ràng buộc, cưỡng chế nhân dân đi theo.


16

- Sù phản ứng không chỉ nhằm mục tiêu đòi hỏi về các lợi Ých kinh

tế mà còn có cả nội dung về mặt chính trị. Dùng số đông gây sức Ðp, đặt
điều kiện, ra yêu sách đòi hỏi thay đổi một số vị trí của cá nhân cán bộ lãnh
đạo, đòi hỏi phải có sự thay đổi về một khâu nào đó của chế độ, chính sách.
Tuy nhiên khi xem xét ĐNCT-XH cần phải phân biệt rõ hai loại:
Một là, ĐNCT-XH có sự can thiệp của lực lượng phản động trong
hoặc ngoài nước. Lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, đường lối chính sách
mà chúng kích động dân đấu tranh. Về hình thức là đòi quyền dân chủ, đòi
quyền lợi kinh tế nhưng thực chất là gây rối loạn xã hội, làm mất ổn định
an ninh chính trị và cao hơn là nhằm lật đổ chính quyền.
Hai là, ĐNCT-XH xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ nhân dân, là sự
không đồng tình của dân đối với những biểu hiện sai trái của đội ngò cán
bộ hay với chất lượng của tổ chức bộ máy. Mục tiêu của cuộc đấu tranh này
là đòi phải có sự chỉnh sửa những sai lầm làm cho hệ thống chính trị được
tốt hơn, hoàn thiện hơn, đúng bản chất của một xã hội mà nhân dân đang
xây dựng và bảo vệ.
Ở nước ta trong những năm qua, phần lớn các ĐN và ĐNCT-XH xảy
ra đều thuộc vào loại thứ hai. Ở đó chỉ có mâu thuẫn trong nội bộ nhân
dân chứ không có mâu thuẫn đối kháng.
1.1.3. Điểm nóng chính trị - xã hội - mét tình huống chính trị
Tình huống chính trị là những sự kiện, biến cố không bình thường
diễn ra trong đời sống chính trị - xã hội, gây nên sự bất ổn định hoặc có khả
năng gián tiếp gây nên sự bất ổn định chính trị - xã hội, đòi hỏi con người
phải áp dụng những giải pháp đặc biệt để giải quyết [49, tr. 3]. Do đó,
ĐNCT-XH với sự bất ổn, rối loạn, có những xung đột trong xã hội, có sự
chống đối của quần chúng hoặc các lực lượng đối lập hướng trực tiếp vào


17

những người nắm quyền lực, cơ quan quyền lực... chính là một tình huống

chính trị. ĐNCT-XH là một tình huống chính trị rất phức tạp, ở đó có thể
vừa có mâu thuẫn ngay trong nội bộ những người cầm quyền, mâu thuẫn
giữa quần chúng nhân dân với cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị, có
tệ quan liêu tham nhòng, lại vừa có thể có mâu thuẫn với các thế lực phản
động trong và ngoài nước. Vì vậy, khi xử lý ĐNCT-XH phải giải quyết
nhiều mối quan hệ, nhiều loại mâu thuẫn, đặt ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ
và quy trình giải quyết khác nhau.
Về mặt nhận thức, chóng ta phải thấy rằng, sự tồn tại các ĐNCT-XH
ở Việt Nam trong những năm vừa qua là một thực tế. Trong mọi hoạt động
của xã hội và công tác quản lý điều hành các hoạt động Êy thường xuyên
có những mâu thuẫn nảy sinh, đụng chạm đến lợi Ých của một số cá nhân,
tổ chức... Nếu giải quyết tốt các mâu thuẫn đó sẽ tạo ra lực đẩy cho xã hội
phát triển. Có điều không phải lúc nào trong thực tế việc giải quyết các mâu
thuẫn đều phù hợp, đúng quy luật cho nên có những mâu thuẫn cứ tích tụ
dần từ đơn giản thành phức tạp, từ diện hẹp phát triển thành diện rộng và
trong những môi trường thích hợp nó sẽ phát sinh ĐN. Do vậy ĐNCT-XH
vốn là những mâu thuẫn căng thẳng bùng phát thành xung đột trong thời
kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta cũng không có gì là xa lạ khó hiểu. Bản
thân mỗi chúng ta cũng như Đảng và Nhà nước không hề muốn có ĐN,
ĐNCT-XH, song dù không được mong đợi thì nó vẫn xuất hiện, nhưng nó
được coi như "cơn sốt vỡ da" trong quá trình sinh trưởng của xã hội. Dĩ
nhiên để không có "cơn sốt" hoặc "sốt nhẹ" thì vẫn tốt hơn, bởi lẽ ĐNCTXH không phải là cách duy nhất, tốt nhất để mở đường cho sự phát triển.
Xét ở góc độ tâm lý, khi các "điểm nóng" xảy ra (với điều kiện chỉ
trong một thời gian ngắn, mức độ không quá căng thẳng) sẽ giúp cho


18

những người tham gia gây nên "điÓm nóng" được giải tỏa những bức bối,
xua đi cảm giác bị đè nén, thiệt thòi.

Xét ở góc độ thể chế, trong một phạm vi nhất định các ĐNCT-XH
là sự cảnh báo về những biểu hiện bất công, bất bình đẳng hoặc thiếu dân
chủ trong xã hội. Nó thể hiện những nhu cầu bức xúc đến cao độ của quần
chúng, phản ánh sự yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở, sự suy thoái đạo
đức của một số cán bộ, đảng viên... Các ĐN đã tạo nên sức Ðp buộc Đảng,
Nhà nước, chính quyền địa phương phải xem xét lại một số chính sách và
các biện pháp quản lý xã hội để từ đó mà điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp.
Đối với một vấn đề phức tạp như ĐNCT-XH cần phải có một cách
nhìn khách quan, toàn diện và linh hoạt.
Muốn giải quyết được ĐNCT-XH một cách triệt để cần nhận thức
đúng cội nguồn sâu xa của nó đã chính là xung đột lợi Ých. Lợi Ých là vấn
đề xuyên suốt, luôn luôn chi phối các hành vi của con người. Lợi Ých ở
đây bao gồm cả lợi Ých kinh tế, lợi Ých chính trị hoặc lợi Ých tinh thần
như danh dù, uy tín... Khi lợi Ých của cá nhân, nhóm, hay cộng đồng bị tổn
hại bởi sự xâm phạm của lực lượng khác tất sẽ nảy sinh mâu thuẫn, và mâu
thuẫn này ngày càng cao độ hơn được thể hiện bằng sự đối lập về nhận
thức, thái độ, xúc cảm và đôi lúc bằng cả những hành vi thù địch. Song dù
ở cấp độ nào thì bản chất của dạng tình huống chính trị này vẫn là sự phân
hóa xã hội, sự bất bình đẳng, sự mâu thuẫn xung đột về lợi Ých. Có thể nói
xung đột lợi Ých chính là vấn đề mấu chốt của mọi ĐNCT-XH.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng sự xung đột các quyền lợi xã hội
bắt nguồn từ sự phân chia giữa người sở hữu và không sở hữu tài sản, đi
cùng với tư hữu đó là lòng tham của con người. Ở nước ta, đang trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn này cũng chưa hoàn toàn được
khắc phục, nếu không có cơ chế ngăn ngõa thì có thÓ phát triển thành xung


19

đột. Thực tế cho thấy, nếu không có cơ chế ngăn chặn thì lòng tham cá

nhân của những cán bộ có chức có quyền tất sẽ thành tham nhòng, lâu dần
nó trở thành căn bệnh nan y. Nạn tham nhòng trầm trọng bao nhiêu thì xâm
hại đến lợi Ých của dân lớn lên bấy nhiêu. Do vậy, nếu Đảng và Nhà nước
không kịp thời tạo ra một thể chế ngăn ngõa tham nhòng, một phong trào xã
hội đấu tranh chống tham nhòng thì đến một lúc nào đó người dân sẽ phải tự
đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Đa số các ĐNCT-XH xảy ra những
năm qua đều vì mục tiêu đấu tranh chống quan liêu tham nhòng. Do đó
không chỉ xác định đúng nguồn gốc mà còn phải xác định đúng cơ chế nảy
sinh các ĐNCT-XH thì mới có cách giải quyết thích hợp.
Bất cứ một ĐNCT-XH nào cũng bắt đầu từ những mâu thuẫn, lợi
Ých tuy nhiên không phải mâu thuẫn lợi Ých nào cũng trở thành ĐNCTXH. Để những mâu thuẫn về lợi Ých trong đời sống cộng đồng dân cư dẫn
đến ĐN thì mâu thuẫn đó phải đạt đến một mức độ nhất định, nó phải gay
gắt; và như thế thì từ khi nã xuất hiện mâu thuẫn đến khi thành ĐN phải có
một quá trình chuyển hóa nhất định. Quá trình đó chịu sự tác động thường
xuyên liên tục của nhiều nhân tố, làm cho mâu thuẫn gay gắt giữa các lực
lượng xã hội cứ thế tăng dần lên. Lúc này chỉ cần có một điều kiện thích
hợp hay một nhân tố tác động làm cho mét hay các bên gia tăng cường độ
hoạt động thì mâu thuẫn vốn đã được tích tụ, dồn nén sẽ nổ ra xung đột
quyết liệt và phát sinh ĐN hay ĐNCT-XH. Những điều kiện và tác động Êy
đóng vai trò nguyên cớ, là mồi lửa châm ngòi làm bùng phát ĐN.
Vì thế người cán bộ lãnh đạo khi giải quyết ĐN phải luôn xác định
rõ đâu là nguyên nhân sâu xa tiềm Èn - là "ngòi nổ" của những mâu thuẫn
với cái lý do là "mồi lửa châm ngòi". Nếu chỉ giải quyết cái lý do, cái vụ
việc tạo cớ cho xung đột xảy ra thì ĐN không bao giê được dập tắt mà phải
giải quyết đến tận cùng các nguyên nhân của nó nhằm đảm bảo lợi Ých cho
nhân dân.


20


Về quy trình giải pháp xử lý ĐNCT-XH.
Xử lý ĐNCT-XH là xử lý một tình huống chính trị, nó cần phải đảm
bảo các quy trình, giải pháp chung.
Bước 1: Khi quần chúng nhân dân tụ tập đông người hướng sự phản
ứng vào chính quyền thì những người có trách nhiệm giải quyết ngay lập
tức phải tìm mọi cách nắm vững tình hình, biết số lượng, thành phần lực
lượng tham gia, người đứng đầu và những yêu sách của quần chúng. Phân
tích rõ nguyên nhân và nhận dạng đúng mâu thuẫn để có cơ sở đưa ra
phương châm chỉ đạo sát thực, phương thức giải quyết và tổ chức lực lượng
thực hiện có hiệu quả.
Bước 2: Trong lúc "nước sôi lửa bỏng" tình hình phức tạp, rối ren
phải nhanh chóng thiết lập sự lãnh đạo chỉ huy thống nhất. Quan trọng nhất
là chọn được người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghệ thuật
chính trị mềm dẻo, thống nhất được các quan điểm, tập hợp được lực
lượng, kịp thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm "rút ngòi nổ", "hạ nhiệt
độ" ĐN và hạn chế sự lan tỏa sang các nơi khác.
ĐNCT-XH nổ ra, tình huống chính trị lúc này đặt ra vấn đề mất còn của quyền lực chính trị ở những phạm vi và mức độ khác nhau.
Thường ở các cơ sở khi có ĐNCT-XH thì hệ thống chính trị ở đó trở nên
rệu rã, suy giảm khả năng lãnh đạo thậm chí còn bị tê liệt hoàn toàn. Trong
thời gian này mọi sự cố gắng là để giảm cường độ căng thẳng. Hệ thống
chính trị cấp cơ sở bị mất khả năng giải quyết, cán bộ cơ sở không đủ uy tín
phải có sự hỗ trợ của cấp địa phương, nếu cấp địa phương cũng không đủ
khả năng giải quyết phải có sự hỗ trợ của Trung ương.
Nếu ĐN là cuộc đấu tranh của nhân dân có mục đích chống quan
liêu tham nhòng hoặc phản đối những sai sót của cơ chế, thể chế chính trị
thì cần phải trực tiếp đối thoại với dân, sẵn sàng nhận khuyết điểm, có


21


phương án sửa chữa, chấp nhận và giải quyết kịp thời những yêu sách
chính đáng của quần chúng.
Nếu ĐN là cuộc đấu tranh của nhân dân bị lợi dụng, kích động, có
mục đích lật đổ nhau để tranh giành địa vị, trả thù những hiềm khích cá
nhân, hoặc có sự can thiệp của từ thế lực phản động từ bên ngoài v.v... thì
cách thức giải quyết phải mềm dẻo linh hoạt hơn nhiều nhưng bao giê cũng
phải dùa trên nguyên tắc: Đảm bảo tốt đoàn kÕt nội bộ.
Có người đại diện đủ khả năng đối thoại với dân, vừa trả lời những
chất vấn của dân, vừa giải thích tuyên truyền vận động nhân dân. Tập trung
sức mạnh của tổ chức Đảng, chính quyền các đoàn thể xã hội để mở cuộc
tuyên truyền vận động nhằm phân hóa lực lượng, cô lập những kẻ cầm đầu
quá khích, lôi kéo những người dân đang lưỡng lự về phía mình, khuyến
khích những người tích cực và giáo dục cảm hóa những người tiêu cực gây
mất trật tự xã hội, răn đe và trừng trị những người có hành vi quá khích.
Khi tình hình căng thẳng, xung đột đang diễn ra những kẻ xấu thường
tranh thủ khoét sâu thêm sự hiểu lầm, tăng thêm sự bất đồng, kích động
quần chúng nói xấu cán bộ, lôi kéo nhân dân tham gia khiếu kiện tập thể.
Trong điều kiện nhân dân thiếu thông tin, trình độ học vấn của dân còn thấp
thì sự ngộ nhận là khó tránh khỏi. Do đó cần phải hơn bao giê hết đưa công
tác tư tưởng lên trước một bước, dùng mọi lực lượng mọi biện pháp để dân
vận, đưa đến cho nhân dân những thông tin chính thống làm rõ cho dân
hiểu cán bé sai đến đâu, mức độ xử lý nghiêm minh như thế nào, những
khó khăn tồn đọng chưa giải quyết được vì sao, phương án giải quyết sắp
tới là gì. Phương châm xử lý luôn phải là mềm dẻo linh hoạt, kiên trì, nhẫn
nại.
Đặc biệt tránh dùng cách giải quyết hạ sách, sử dụng quân đội, cảnh
sát để tạo sức mạnh bạo lực, trấn áp. Dùng cách này có thể bắt ngay được


22


số cầm đầu quá khích, giải tán được đám đông, nhưng không dập tắt được
ĐN, tình hình chỉ yên mà không ổn. Bởi vì chủ yếu mâu thuẫn của các
ĐNCT-XH là mâu thuẫn trong nội bộ, lực lượng đấu tranh là nhân dân, là
chủ thể của quyền lực, là người ủy quyền cho cán bộ, cho hệ thống chính
trị làm việc với mục đích vì dân. Cách tốt nhất khi xử lý tình huống ở các
ĐNCT-XH cần phân hóa được đối tượng, tách những kẻ cầm đầu quá khích
ra khỏi lực lượng dân chúng. Đối với số đông quần chúng không được phép
đối đầu mà chỉ tuyên truyền giáo dục, vận động để thu hót họ về phía mình.
Điều đó sẽ được quyết định bởi công tác dân vận. Dân vận chỉ có thể thành
công khi đáp ứng được các nhu cầu chính đáng của người dân. Người cán
bộ phải hiểu dân, tin dân, lo cái lo của dân, mừng cái mừng của dân, mọi
động tác xử lý các tình huống chính trị cũng đều vì dân thì mới tìm ra được
điểm gặp chung, tiếng nói chung. Chính trị là số phận của triệu triệu quần
chúng, cho nên cách giải quyết theo lợi Ých của số đông, được bàn bạc dân
chủ công khai thì bao giê cũng đưa lại hiệu quả cao nhất.
Bước 3: Khắc phục hậu quả khi ĐN được dập tắt.
Khi ĐN được dập tắt phải nhanh chóng đưa mọi hoạt động trở lại
bình thường; giải quyết những hậu quả của ĐN để lại, khắc phục những
thiệt hại về người và của; tiến hành xử lý nghiêm minh những cán bộ có sai
phạm và những người quá khích vi phạm pháp luật. Tổ chức lại sản xuất,
đảm bảo ổn định đời sống kinh tế, nâng cao mức sống cho nông dân, rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Không
ngừng nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật, tạo dựng thãi
quen sống và làm việc theo luật. Tích cực sửa chữa thiếu sót đi đôi với đẩy
mạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương và nhiệm vụ kinh tế - xã
hội theo hướng phát triển để ổn định, ổn định để phát triển tốt hơn.
Bước 4: Rót kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải
pháp để ĐN không tái phát.



23

Sau khi xử lý ĐN cần tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm về tất cả
các mặt: vai trò cán bộ lãnh đạo, phương thức lãnh đạo chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước, tổ chức quyền lực trong hệ thống chính trị, chính sách, thể
chế và pháp luật của Nhà nước.
Việc giữ vững quyền lực chính trị không phải chỉ cần đến những
thủ thuật nhất thời trước mắt mà cần tính đến sự bền vững lâu dài. Xử lý
tình huống chính trị tốt nhất là biết lường trước các khả năng của tình
huống sẽ xảy ra và có những biện pháp phòng ngõa. Sự ngăn ngõa phải
được tiến hành từ tất cả các phía tham gia. Sự ngăn ngõa sẽ đạt hiệu quả
cao hơn khi mâu thuẫn mới vừa phát sinh đang còn ở mức độ thấp. Chẳng
hạn, để có một hệ thống chính trị đủ mạnh trước hết cần xây dựng một đội
ngò cán bộ đủ năng lực chuyên môn và trong sạch về đạo đức. Muốn có
một đội ngò cán bộ đáp ứng được yêu cầu phải xây dựng được cơ chế giám
sát chặt chẽ cùng với các điều kiện đảm bảo để cán bộ không được tham
nhòng, không thể tham nhòng, không cần tham nhòng.
Dự báo tình hình ĐN có tái phát không? Mức độ và xu hướng như
thế nào sẽ quyết định đến việc áp dụng các giải pháp nào là phù hợp nhất.
Xử lý ĐNCT-XH về nguyên tắc cần đảm bảo các quy trình và giải
pháp chung, song ở mỗi địa bàn, mỗi tình huống khác nhau lại cần phải có
sự linh hoạt, nhạy bén, "dĩ bất biến, ứng vạn biến" để phù hợp với từng
điều kiện cụ thể. Biện pháp sách lược ở từng ĐN có "ứng vạn biến" thế nào
đi chăng nữa thì vẫn phải dùa trên cơ sở an dân với tổng thể các giải pháp
về kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó cơ bản nhất vẫn là phát triển kinh tế
và tạo dựng cơ sở chính trị trong nhân dân.
1.2. THỰC TRẠNG VỀ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NÔNG
THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG



24

1.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của nông thôn đồng
bằng sông Hồng ảnh hưởng đến việc phát sinh "điểm nóng"
Địa giới hành chính vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm có 11
tỉnh và thành phố là: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng,
Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thái Bình và Vĩnh Phóc.
Tổng diện tích của vùng là 1.478.800 ha chiếm hơn 4,5% diện tích toàn
quốc (2000). Ở phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông tạo thế mạnh
trong khai thác nuôi trồng thủy hải sản và thuận tiện trong việc thông
thương kinh tế bằng đường biển nhờ một số hải cảng lớn. Đất đai của vùng
ĐBSH tương đối màu mỡ do quá trình bồi đắp của hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình, thuận tiện cho việc phát triển ngành nông nghiệp. Đây là
một vùng mà dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước. Dân số của ĐBSH
tính đến năm 2000 là 17.017.700 người. Mật độ dân số trung bình lên tới
1.200 người/km2. Mật độ này cao gấp 5 lần mật độ trung bình của toàn quốc,
gấp 3 lần so với đồng bằng sông Cửu Long, gấp 10 lần so với khu vực miền
núi và trung du Bắc Bộ, gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Những nơi dân cư
đông nhất là Hà Nội (2.883 người/km2), Thái Bình (1.183 người/km2), Hải
Phòng (1.113 người/km2), Hưng Yên (1.204 người/km2). Ở các nơi khác,
chủ yếu thuộc khu vực rìa phía Bắc và Đông Bắc của châu thổ, dân cư có
thưa hơn. Đồng bằng sông Hồng chứa đựng tam giác tăng trưởng: Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh, đã và đang được sự chú ý của các nhà đầu tư
quốc tế, do vậy đây là một vùng kinh tế có nhiều tiềm năng. Hiện tại nền
kinh tế ở ĐBSH tương đối phát triển nhưng đang phải chịu áp lực rất lớn
của dân số. Hàng loạt các vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, y tÕ, văn hóa,
giáo dục vẫn đang được đặt ra rất bức xúc.
Về đất đai nông nghiệp
Nông thôn ĐBSH có tổng diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp là
857.600 ha (chiếm 58% tổng diện tích của vùng), diện tích đất lâm nghiệp



25

có rừng là 119.000 ha (chiếm 8%), diện tích đất chuyên dùng là 223.000 ha
(chiếm 15,8%) và diện tích đất ở là 91.300 ha (chiếm 6,2%). (Số liệu so sánh:
Diện tích đất dùng cho nông nghiệp năm 1940 là 1.100.000 ha, năm 1994
là 900.000 ha).
Một phần do nhu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH) nói chung và tam giác tăng trưởng nói riêng của
vùng mà nhu cầu lấy đất phục vụ cho việc xây dựng đường sá giao thông,
các khu công nghiệp, các khu đô thị hóa ngày càng tăng. Một phần do dân
số tăng nhanh nhu cầu đất ở ngày một nhiều nên đất canh tác cho nông
nghiệp ngày càng thu hẹp lại như "miếng da lừa". Mức giảm trung bình từ
chỗ 1.000 ha/năm (tính trong 10 năm từ 1980 - 1990) [55, tr. 218] đến mức
giảm trung bình là 4.000ha/năm (tính từ năm 1992 - 1999) [55, tr. 321].
Điều này báo động cho một không gian nông nghiệp "tấc đất tấc vàng"
đang đi đến ngưỡng giới hạn về mặt diện tích. Trong cơ chế thị trường đất
đai càng trở nên có giá, người nông dân lại càng quý đất hơn bao giê hết.
Việc giải tỏa lấy đất để làm đường, làm khu công nghiệp..., cắt đất giữa hợp
tác xã (HTX) này với HTX khác nếu giải quyết không khéo, không thỏa
đáng đều dễ đụng chạm đến quyền lợi thiết thân của người nông dân. Do
vậy vấn đề bức xúc trong dân xoay quanh chuyện đất đai ngày một tăng thêm.
Về sản xuất nông nghiệp
Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa thứ hai của cả nước (sau đồng
bằng sông Cửu Long). Người nông dân từ bao đời nay chủ yếu sinh sống
bằng nghề trồng lúa.
Hàng năm ĐBSH có hơn 1 triệu ha đất gieo lúa chiếm 88% diện tích
cây lương thực của cả vùng và chiếm khoảng 14% diện tích lúa gieo trồng của
cả nước (số liệu năm 1999). Cây lúa có mặt ở hầu hết các nơi, nhưng tập trung

nhất và đạt năng suất cao nhất là ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải
Dương, Hưng Yên, Ninh Bình và Hà Tây. Thái Bình trở thành tỉnh dẫn đầu cả


×