Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

BAO CAO THUC TAP CUNG CAP DIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành
SVTH: Nhóm 11
Lớp:

1
2
3
4
5
6
7
8
9

16542DLU1

DANH SÁCH NHÓM 11
Ngô Quốc Thái
MSSV: 16542037
Lê Công Dụ
MSSV: 16542007
Trương Công Định
MSSV: 16542051
Tiêu Hoàng Thái
MSSV: 16542085


Võ An Vĩnh Sơn
MSSV: 16542037
Nguyễn Duy Phương
MSSV: 16542075
Nguyễn Minh Hổ
MSSV: 16542061
Đinh Quốc Truyện
MSSV: 16542094
Dương Quốc Nam
MSSV: 16542022

Thành phố Hồ Chí Minh - tháng 9 năm 2018


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN................................................................. 2
NỘI DUNG BÁO CÁO ....................................................................................................... 3
1. Ý nghĩa các phần tử trong hệ thống cung cấp điện.......................................................... 3
2. Đặc điểm các phần tử trong hệ thống cung cấp điện ..................................................... 10
3. Đánh giá chất lượng một hệ thống cung cấp điện ......................................................... 12
4. Các thông số Ptt, Qtt, Stt, Itt trong hệ thống cung cấp điện ................................................ 13
5. Ý nghĩa các đồ thị U(t), P(t), I(t) ................................................................................... 20
6. Đánh giá môn học .......................................................................................................... 26
7. Góp ý giáo viên đứng lớp .............................................................................................. 27

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 29


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của các ngành khoa học kỹ
thuật cùng với nền công nghiệp của nước ta đang trên đà phát triển. Để theo kịp với
nền công nghiệp hiện đại của thế giới, chúng ta phải học hỏi, nghiên cứu và tiếp thu
những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến trên thế giới.Muốn đạt được
những thành tựu đó chúng ta phải trang bị cho mình một vốn kiến thức lớn bằng cách
cố gắng học tập và tìm hiểu thêm một số kiến thức mới. Cung cấp điện là một môn học
quan trọng, nó cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về việc thiết kế, vận
hành và bảo trì một hệ thống cung cấp điện. Cung cấp điện cho một nhà máy, xí
nghiệp, phân xưởng, tòa nhà… là hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho quá trình vận
hành của nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp, tòa nhà… được an toàn, liên tục và đảm bảo
tính kỹ thuật cao.
Sau một thời gian học tập và làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy ThS.
Phạm Khoa Thành. Nhóm chúng em đã tích luỹ được nhiều kiến thức mới cho bản
thân và hoàn thành báo cáo môn thực tập cung cấp điện của mình, nhưng vì khả năng
và thời gian có hạn nên chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót nhất định. Chúng em mong
nhận được sự chỉ bảo thêm của các thầy, cô trong khoa điện - điện tử và bộ môn điện
công nghiệp. Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô rất nhiều!

SVTH: Nhóm 11

Trang 1



Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

SVTH: Nhóm 11

Trang 2


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Ý nghĩa các phần tử trong hệ thống cung cấp điện
1.1. Khái niệm về hệ thống điện
Hệ thống điện bao gồm các nhà máy điện, trạm biến áp, các đường dây tải điện và
các thiết bị khác (như thiết bị điều khiển, tụ bù, thiết bị bảo vệ, …) được nối liền với
nhau thành hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối và cung cấp điện
năng đến tận các hộ dùng điện (hình 1).

Hình 1
Một số ưu điểm của điện năng:
 Dễ chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác thông qua các thiết bị có hiệu
suất cao (quang năng, nhiệt năng, hoá năng, cơ năng…).
 Dễ dàng truyền tải và truyền tải với hiệu suất khá cao.
 Không có sẵn trong tự nhiên, các dạng năng lượng khác đều được khai thác
rồi chuyển hoá thành điện năng. Ở nơi sử dụng điện năng lại dễ dàng chuyển thành các
dạng năng lượng khác.
Ngày nay phần lớn năng lượng tự nhiên khác được khai thác ngay tại chỗ rồi
được đổi thành điện năng (ví dụ: nhà máy nhiệt điện thường được xây dựng tại nơi gần

nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt; nhà máy thuỷ điện gần nguồn
thế năng của dòng nước…). Đó cũng chính là lý do xuất hiện hệ thống truyền tải, phân
phối và cung cấp điện năng mà thường gọi là hệ thống điện.
SVTH: Nhóm 11

Trang 3


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

1.2. Ý nghĩa các phần tử trong hệ thống cung cấp điện:
a) Nhà máy (sản xuất):
Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp điện năng đến
từng hộ sử dụng điện, các giai đoạn tiếp theo là truyền tải và phân phối điện năng.
Thực chất của sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác sang năng
lượng điện hay điện năng, dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối với mạng
tiêu thụ.
Việc sản xuất điện năng mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực và rất quan trọng đến
cuộc sống và nền kinh tế của quôc gia, điện năng được sản xuất dựa vào nhiều nguồn
năng lượng khác nhau như năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân…,
điện năng được sản xuất để tiệu thụ thắp sáng sinh hoạt hay dùng trong sản xuất tạo ra
sự phát triển cho xã hội.
 Nhà máy nhiệt điện

Than đá, khí, dầu, uranium → Nhiệt năng → Cơ năng → Điện năng
 Ưu điểm:
- Tận dụng được nguồn năng lượng thiên nhiên.
- Không chiếm nhiều diện tích xây dựng.

- Có thể tăng hiệu suất nhờ thay đổi công nghệ.
- Có thể tăng công suất của nhà máy.
 Nhược điểm:
- Hiệu suất thấp do năng lượng chuyển qua nhiều giai đoạn (30-45%).
- Chi phí vận hành cao.
- Gây ô nhiễm môi trường.
SVTH: Nhóm 11

Trang 4


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

 Nhà máy thủy điện

Thủy năng → Cơ năng → Điện năng
 Ưu điểm:
- Giá thành 1kWh thấp do chi phí vận hành thấp.
- Máy phát có thể dễ dàng đóng, ngắt phụ thuộc vào yêu cầu của tải.
- Nguồn năng lượng tự nhiên vô tận.
- Không ô nhiễm môi trường.
- Thiết bị đơn giản.
 Nhược điểm:
- Vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian xây dựng lâu, chiếm nhiều diện tích.
- Có thể ảnh hưởng đến các ngành nông nghiệp khi xả lũ.
 Nhà máy điện năng lượng mặt trời

SVTH: Nhóm 11


Trang 5


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

Năng lượng mặt trời → Cơ năng → Điện năng
 Ưu điểm:
- Là nguồn năng lượng vô tận.
- Về lý thuyết không ảnh hưởng đến môi trường.
 Nhược điểm:
- Không làm việc vào ban đêm, sáng sớm và chiều năng lượng không nhiều.
- Năng lượng mặt trời phụ thuộc vào thời tiết.
- Pin mặt trời giá thành rất cao.
- Hiệu suất thấp.
- Phải liên tục làm sạch bề mặt của pin.
- Giá thành 1W =1,8-2$
- Nguyên liệu làm pin mặt trời có chứa chất độc hại cho sức khỏe con người.
 Nhà máy điện năng lượng gió

Năng lượng mặt trời → Cơ năng → Điện năng
 Ưu điểm:
- Là nguồn năng lượng vô tận.
- Về lý thuyết không ảnh hưởng đến môi trường.
 Nhược điểm:
- Không điều khiển được do tốc độ của gió thay đổi.
- Rất khó khăn khi phải bảo trì sửa chữa do độ cao quá lớn.
SVTH: Nhóm 11


Trang 6


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

- Độ ồn cao do quạt và tuabin (hai quá trình biến đổi năng lượng).

Hiện nay các nhà máy nhiệt điện đốt dầu và than, khí đang có xu thế giảm do
nhiên liệu đốt cháy ngày càng khan hiếm , đắt và gây ô nhiễm.
b) Truyền tải (biến đổi):
Điện năng sau khi sản xuất ra muốn tiêu thụ được thì phải truyền tải từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ, đó là khâu thiết yếu không thể thiếu trong một hệ thống cung cấp
điện.
Máy biến áp là thiết bị biến đổi điện áp, nó chuyển năng lượng điện với hiệu quả
rất cao từ mức điện áp này sang mức điện áp khác. Năng lượng phía thứ cấp gần như
bằng năng lượng phía sơ cấp, nếu bỏ qua phần tổn hao trong máy biến áp. Việc nâng
cao điện áp truyền tải cho phép giảm tổn thất điện năng trên đường dây và cho phép tải
năng lượng đi xa.
c) Truyền dẫn:
Việc truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ là một dự án lớn đòi hỏi
phải tính toán lâu dài đảm bảo được nhiều vấn đề như: giảm điện năng hao tổn trong
quá trình truyền tải, nâng cao năng suất, tiết kiệm kinh phí, mà vẫn đảm bảo được sự an
toàn điện và tiện lợi cho việc lăp đặt hay sửa chữa khi có sự cố và vấn đề mở rộng nâng
cao hệ thống sau này là rất quan trọng.
Việc truyền tải điện năng mang lại ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc mở rộng
và nâng cao hệ thống sau này và đặc biệt nó là khâu không thể thiếu trong một hệ
thống cung cấp điện.

d) Phân phối:
Mạng phân phối là phần nối kết các trạm phân phối với các hộ tiêu thụ. Trong các
hệ thống nhỏ, các dây dẫn và thiết bị đi kèm được xem là mạng phân phối. Đây cũng là
khâu mà đòi hỏi sự tính toán để mang lại sự hợp lý cho hộ tiêu dùng, là khâu tính toán
phức tạp đòi hỏi thời gian lâu dài kết hợp với kinh nghiệm thực tế mới mang lại được
hiệu quả cao.
Nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong việc thiết kế hệ thống cung cấp điện xí
nghiệp nói chung và hệ thống điện nói riêng, với mỗi công trình phải xây dựng nhiều
phương án khác nhau. Một phương án cung cấp điện được gọi là hợp lý phải kết hợp
hài hoà một loạt các yêu cầu như:





Tính kinh tế (vốn đầu tư nhỏ).
Độ tin cậy (xác suất mất điện nhỏ).
An toàn và tiện lợi cho việc vận hành thiết bị.
Phải đảm bảo được chất lượng điện năng trong phạm vi cho phép.

SVTH: Nhóm 11

Trang 7


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

Như vậy lời giải tối ưu khi thiết kế hệ thống điện phải nhận được từ quan điểm hệ

thống, không tách khỏi kế hoạch phát triển năng lượng của vùng, miền, phải được phối
hợp ngay trong những vấn đề cụ thể như: chọn sơ đồ nối dây của lưới điện, mức tổn
thất điện áp.Việc lựa chọn phương án cung cấp điện phải kết hợp với việc lựa chọn vị
trí, công suất của nhà máy điện hoặc trạm biến áp khu vực.
Phải quan tâm đến đặc điểm công nghệ của xí nghiệp, xem xét sự phát triển của xí
nghiệp trong kế hoạch tổng thể (xây dựng, kiến trúc…..).
Vì vậy các dự án về thiết kế cung cấp điện xí nghiệp, thường được đưa ra đồng
thời với các dự án về xây dựng, kiến trúc, cấp thoát nước v.v… và được duyệt bởi một
cơ quan trung tâm. Ở đây có sự phối các mặt trên quan điểm hệ thống và tối ưu tổng
thể.
e) Tiêu thụ:
Tiêu thụ điện năng là nhu cầu cấp thiết không thể thiếu của người dân, việc tiêu
thụ điện mang lại kinh tế cần thiết cho việc đảm bảo cho hệ thống điện ổn định lâu dài,
và việc sử dụng điện năng cho sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho quốc gia.
Tuỳ theo tầm quan trọng trong nền kinh tế và xã hội, các hộ tiêu thụ điện được
cấp điện với mức độ tin cậy khác nhau và phân thành 3 loại:
 Hộ tiêu thụ điện loại 1:
Không cho phép mất điện, nếu mất điện sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của con
người, gây tác hại lớn về chính trị, kinh tế, làm rối loạn quá trình công nghệ phức tạp,
hư hỏng thiết bị sản xuất trong yếu, hư hỏng sản phẩm hàng loạt (Ví dụ: Bệnh viện, các
hệ thống rada, trung tâm truyền hình, nhà máy luyện gang thép, hệ thống thông gió cho
khu hầm lò, nồi hơi xử lý, máy bơm hệ thống cung cấp nước, hệ thống nước thải).
Yêu cầu về cung cấp điện cho hộ loại 1:
 Phải được cung cấp điện với độ tin cậy cao, sử dụng đường dây kép dẫn điện,
từ hai nguồn khác nhau trở lên, hoặc đặt máy phát điện dự phòng ,hoặc mỗi thanh cái
được cấp nguồn riêng biệt hoặc thanh cái liên kết với nhau qua máy cắt phân đoạn…
 Thời gian mất điện yêu cầu rất nhỏ nên cần sử dụng hệ thống tự động đóng
nguồn dự phòng.
 Hộ tiêu thụ điện loại 2:
Là các hộ tiêu thụ khi mất điện gây thiệt hại về kinh tế như ảnh hưởng lớn đến sản

lượng hoặc gây ra phế phẩm, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, giao thông trở ngại,
lãng phí sức lao động… (Ví dụ: Hệ thống đèn giao thông, nhà máy sợi, nhà máy dệt,
nhà máy nhựa).
Yêu cầu về cung cấp điện cho hộ loại 2:

SVTH: Nhóm 11

Trang 8


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

 Việc quyết định sử dụng đường dây kép dẫn điện, hay hai nguồn khác nhau trở
lên, hoặc đặt máy phát điện dự phòng phụ thuộc vào so sánh về mặt kinh tế.
 Thời gian mất điện có thể là thời gian đóng nguồn dự trữ bằng tay do người
trực thực hiện.
 Hộ tiêu thụ điện loại 3:
Là những phụ tải còn lại, hộ tiêu thụ này cho phép cung cấp điện với độ tin cậy
thấp hơn (Ví dụ: các xưởng phụ trợ, các xưởng sản xuất không phải dây chuyền, các
khu dân cư …).
Yêu cầu về cung cấp điện cho hộ loại 3:
 Chỉ cần một nguồn cung cấp điện. Tuy nhiên, khi mất điện phải đảm bảo cung
cấp điện lại chậm nhất là sau 1 ngày đêm.
 Chỉ cần sử dụng một nguồn, đường dây một lộ.
f) Bảo vệ:
Hệ thống cung cấp điện gồm nhiều phần tử và phân bố trên phạm vi không gian
rộng. Vì vậy, trong quá trình vận hành hệ thống điện có thể xảy ra các sự cố và tình
trạng làm việc không bình thường của thiết bị như: quá điện áp do sét đánh, quá dòng

điện do xảy ra ngắn mạch, tần số dòng điện giảm thấp do hệ thống quá tải,… Việc
dòng điện chạy qua thiết bị điện tăng cao phát nóng quá mức cho phép dẫn đến cách
điện bị già hóa, hư hỏng thiết bị. Điện áp giảm thấp dẫn đến thiết bị điện không làm
việc bình thường của các thiết bị (tốc độ động cơ giảm, giảm khả năng truyền tải của
các đường dây, …). Để nhanh chóng loại trừ các phần tử đó ra khổi hệ thống người ta
thường đặt các thiết bị bảo vệ rơ-le và tự động hoá.
Ý nghĩa bảo vệ rơ-le:
 Nhanh chóng loại trừ phần tử sự cố để đảm bảo cho hệ thống cung cấp điện

làm việc an toàn.
 Báo tín hiệu cho nhân viên vận hành biết về tình trạng làm việc không bình
thường để kịp thời xử lý: Quả tải, sụt áp, giảm điện trở cách điện,...
 Phối hợp với các thiết bị tự động hoá để thực hiện các phương thức vận hành
như: tự động đóng lặp lại, tự động dòng dự trữ, tự động sa thải phụ tải theo tần số,…
g) Điều khiển:
Hệ thống cung cấp điện là một hệ thống rất phức tạp. Do đó, việc lựa chọn thiết bị
đóng cắt và điều khiển phù hợp với hệ thống và nhu cầu sử dụng là rất cần thiết. Đáp
ứng kịp thời xu hướng hiện đại hóa, việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ mới, công nghệ thông tin vào quản lý vận hành lưới điện là không thể thiếu đối
với hệ thống điện.

SVTH: Nhóm 11

Trang 9


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành


Điển hình là việc triển khai và đưa vào sử dụng hệ thống, thiết bị đo đếm hiện đại,
hệ thống SCADA, vệ sinh cách điện hotline, sửa chữa đường dây, TBA đang mang
điện và các công nghệ hiện đại trong công tác quản lý vận hành. Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, trong đó phát huy hiệu quả các phần mềm dùng
chung, đồng thời phát triển các phần mềm quản lý mới, nhằm nâng cao năng lực quản
trị, chất lượng trong tất cả các mặt quản lý.

2. Đặc điểm các phần tử trong hệ thống cung cấp điện
2.1. Tính đồng thời

SVTH: Nhóm 11

Trang 10


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

Khác với hầu hết các sản phẩm khác, điện năng được sản xuất ra không tích trữ
được (trừ vài trường hợp đặc biệt nhưng với công suất nhỏ như pin, acqui..). Do đó tại
mọi thời điểm luôn luôn phải đảm bảo cần bằng giữa lượng điện năng được sản xuất ra
và tiêu thụ có kể đến tổn thất trong khâu truyền tải. Điều này cần phải được đặc biệt
chú ý trong các khâu thiết kế, qui hoạch, vận hành và điều độ hệ thống điện, nhằm giữ
vững chất lượng điện (điện áp U và tần số f).
2.2. Điện năng dễ sản xuất, truyền dẫn, sử dụng
 Dễ chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác thông qua các thiết bị có
hiệu suất cao (quang năng, nhiệt năng, hoá năng, cơ năng…).
 Dễ dàng truyền tải và truyền tải với hiệu suất khá cao.
 Không có sẵn trong tự nhiên, các dạng năng lượng khác đều được khai thác

rồi chuyển hoá thành điện năng. Ở nơi sử dụng điện năng lại dễ dàng chuyển thành các
dạng năng lượng khác.
Ngày nay phần lớn năng lượng tự nhiên khác được khai thác ngay tại chỗ rồi
được đổi thành điện năng (ví dụ: nhà máy nhiệt điện thường được xây dựng tại nơi gần
nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt; nhà máy thuỷ điện gần nguồn
thế năng của dòng nước…).
2.3. Quá trình quá độ trong hệ thống điện diển ra rất nhanh
Các quá trình về điện xảy ra rất nhanh, chẳng hạn sóng điện từ lan truyền trong
dây dẫn với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng 300.000.000 km/s (quá trình ngắn mạch,
sóng sét lan truyền trên đường dây và thiết bị). Tốc độ đóng cắt của các thiết bị bảo vệ
… đều phải xảy ra trong vòng nhỏ hơn 1/10 giây, điều này rất quan trọng trong thiết để
thiết kế, hiệu chỉnh các thiết bị bảo vệ.
2.4. Hệ thống điện là một hệ thống rất phức tạp
Từ khâu sản xuất đến quá trình truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện trải qua
nhiều giai đoạn cần quan tâm. Phải thường xuyên nâng cấp tối ưu hóa hệ thống, lực
lượng quản lý đến khắc phục các sự cố trong quá trình vận hành để đảm bảo chất
lượng điện năng và an toàn cho người sử dụng.
2.5. Tầm ảnh hưởng lớn
Hệ thống điện liên quan chặt chẽ với tất cả các ngành kinh tế quốc dân, hầu hết
các ngành công nghiệp đều vận hành dưới dạng năng lượng từ điện. Năng lượng điện
phục vụ hầu hết từ sinh hoạt đời sống con người đến công nông nghiệp của một nền
kinh tế. năng lượng thể hiện trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong thời
đại hiện nay, nguyên liệu ngày càng khan hiếm cùng với nhu cầu phát triển ngày càng
tăng thì tiết kiệm năng lượng và tìm ra nguồn năng lượng mới là một nhu cầu cần thiết
đối với mỗi quốc gia.
2.6. Các chế độ của hệ thống điện là quá trình động

SVTH: Nhóm 11

Trang 11



Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

Chế độ làm việc thay đổi đột ngột của hệ thống điện gây ra quá trình quá độ điện
từ, trong đó quá trình phát sinh do ngắn mạch là nguy hiểm nhất vì:
 Phát nóng: Dòng ngắn mạch rất lớn so với dòng định mức làm cho các phần
tử có dòng ngắn mạch đi qua nóng quá mức cho phép dù với một thời gian rất ngắn.
 Tăng lực điện động: Ứng lực điện từ giữa các dây dẫn có giá trị lớn ở thời
gian đầu của ngắn mạch có thể phá hỏng các thiết bị.
 Điện áp giảm và mất đối xứng: Làm ảnh hưởng đến phụ tải, điện áp giảm từ
30% đến 40% trong vòng một giây làm động cơ có thể ngừng quay, sản xuất đình trệ,
có thể làm hỏng sản phẩm.
 Gây nhiễu với đường dây thông tin ở gần do dòng thứ tự không sinh ra khi
ngắn mạch chạm đất.
 Gây mất ổn định, khi không cách ly kịp thời phần tử bị ngắn mạch, hệ thống
có thể mất ổn định và rã lưới, đây là hậu quả trầm trọng nhất.
3. Đánh giá chất lượng một hệ thống cung cấp điện
Để đánh giá chất lượng của một hệ thống cung cấp điện có rất nhiều yếu tố,
nhưng có thể tóm gọn trong 5 yếu tố chính để ta có thể qua đó đánh giá chung chất
lượng của một hệ thống cung cấp điện đó là: an toàn, ổn định, tin cậy, liên tục và kinh
tế.
3.1. An toàn (an toàn và tiện lợi cho việc vận hành thiết bị)
- Hệ thống cung cấp điện phải được vận hành an toàn đối với người và thiết bị.
Muốn vậy, người thiết kế phải chọn sơ đồ cung cấp điện hợp lý, các thiết bị điện phải
được chọn đúng chủng loại, đúng công suất.
- Công tác xây dựng, lắp đặt phải đúng qui phạm.
- Công tác vận hành quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Người sử dụng phải

tuyệt đối chấp hành những qui định về an toàn sử dụng điện.
3.2. Ổn định (tần số f và điện áp U)
Hệ thống cung cấp điện được xem là vận hành ổn định thể hiện ở hai thống số cơ
bản: Tần số f và điện áp U
 Tần số: Độ lệch tần số cho phép được qui định là ± 0,5 Hz.
Để đảm bảo tần số của hệ thống điện được ổn định, công suất tiêu thụ phải nhỏ
hơn công suất của hệ thống. Như vậy ở các xí nghiệp lớn khi phụ tải gia tăng thường
phải đặt thêm thiết bị tự động đóng thêm máy phát điện dự trữ của xí nghiệp hoặc thiết
bị bảo vệ loại bỏ phụ tải theo tần số.
 Điện áp: Độ lệch điện áp cho phép so với điện áp định mức được qui định (ở
chế độ làm việc bình thường) như sau:
 Mạng động lực: ∆U% = ± 5 % Uđm
 Mạng chiếu sáng: ∆U% = ± 2,5 % Uđm
Trường hợp mở máy động cơ hoặc mạng điện đang trong tình trạng sự cố thì độ
lệch điện áp cho phép có thể tới (+5 ÷ 10 %)Uđm. Tuy nhiên, vì phụ tải điện luôn thay
SVTH: Nhóm 11

Trang 12


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

đổi nên giá trị điện áp lại khác nhau ở các nút của phụ tải, dẫn đến điều chỉnh điện áp
là một vấn đề rất phức tạp.
Để có những biện pháp hiệu quả điều chỉnh điện áp, cần mô tả sự diễn biến của
điện áp không những theo độ lệch so với giá trị định mức, mà còn phải thể hiện được
mức độ kéo dài. Khi đó chỉ tiêu đánh giá mức độ chất lượng điện áp là giá trị tích
phân.



( )

Trong đó:
U(t): Giá trị điện áp tại nút khảo sát ở thời điểm t
T: Khoảng thời gian khảo sát
Uđm: Giá trị định mức của mạng
Độ lệch điện áp so với giá trị yêu cầu (hoặc định mức) được mô tả như một đại
lượng ngẫu nhiên có phân bố chuẩn, và một trong những mục tiêu quan trọng của điều
chỉnh điện áp là: sao cho giá trị xác suất để trong suốt khoảng thời gian khảo sát T, độ
lệch điện áp năm trong phạm vi cho phép, đạt cực đại.
Ngoài ra khi nghiên cứu chất lượng điện năng cần xét đến hành vi kinh tế, nghĩa
là phải xét đến thiệt hại kinh tế do mất điện, chất lượng điện năng xấu. Chẳng hạn khi
điện áp thấp hơn định mức, hiệu suất máy giảm, sản xuất kém, tuổi thọ động cơ thấp
hơn định mức, sản phẩm kém chất lượng, tuổi thọ động cơ giảm v.v.. Từ đấy xác định
được giá trị điện áp tối ưu.
Mặt khác khi nghiên cứu chất lượng điện năng trên quan điểm hiệu sử dụng điện,
nghĩa là điều chỉnh điện áp và đồ thị phụ tải sao cho tổng số điện năng sử dụng với
điện áp cho phép là cực đại.
Những vấn đề nêu trên cần có những nghiên cứu tỉ mỉ dựa trên những thông kê
có hệ thống về phân phối điện áp tại các nút, suất thiệt hại kinh tế do chất lượng điện
năng xấu.
3.3. Tin cậy (xác xuất mất điện nhỏ nhất)
Đây là khả năng của hệ thống cung cấp đồng thời cũng liên quan đến yếu tố thứ
ba, đó là đảm bảo tính liên tục cung cấp điện với chất lượng được định trước trong
khoảng thời gian định trước. Yếu tố tin cậy thể hiện qua nguồn lực mà một hệ thống
cung cấp điện cần có để đáp ứng cho công trình, nguồn lực này lớn hơn hay nhỏ hơn
nhu cầu mà công trình cần để dáp ứng sẽ quyết định xem hệ thống này là đảm bảo chất
lượng hay không.

3.4. Liên tục
Hệ thống cung cấp điện phải đảm bảo được việc cấp điện liên tục theo yêu cầu
của phụ tải (yêu cầu của các hộ loại I, II và III).
Chỉ tiêu này thường được cụ thể hoá bằng xác suất làm việc tin cậy của hệ thống
cung cấp điện. Trên cơ sở tiêu chí này người ta phân các hộ tiêu thụ thành 3 loại hộ và
trong thiết kế cần phải quán triệt để có được phương án cung cấp điện hợp lý.
SVTH: Nhóm 11

Trang 13


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

3.5. Kinh tế (vốn đầu tư hợp lý)
Khi đánh giá so sánh các phương án cung cấp điện, chỉ tiêu kinh tế chỉ được xét
đến khi các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trên đã được đảm bảo.
Chỉ tiêu kinh tế được đánh giá qua: tổng số vốn đầu tư, chi phí vận hành và thời
gian thu hồi vốn đầu tư.
Việc đánh giá chỉ tiêu kinh tế phải thông qua tính toán và so sánh các phương án
để đưa ra được phương án tối ưu.
4. Các thông số Ptt, Qtt, Stt, Itt trong hệ thống cung cấp điện:
4.1. Khái niệm về phụ tải tính toán
Phụ tải tính toán là phụ tải không có thực mà chúng ta cần phải tính ra để từ đó
làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế, lựa chọn thiết bị hệ thống cung cấp điện.
4.2. Ý nghĩa các thông số Ptt, Qtt, Stt, Itt trong hệ thống cung cấp điện
Tất cả các thông số Ptt, Qtt, Stt, Itt khi thiết kế một hệ thống cung cấp điện đều có
quan hệ chặt chẽ với nhau và việc xác định các thông số này khi thiết kế có ý nghĩa rất
quan trọng.

- Khi tính được Ptt từ nhu cầu sử dụng sẽ có cơ sở chính để tính toán các thông
số còn lại của hệ thống cung cấp điện như: Itt, Qtt, Stt
- Khi tính được Qtt từ đó tính toán được dung lượng bù công suất phản kháng
tối ưu cho hệ thống điện.
- Khi tính được Itt từ đó tính toán được việc lựa chọn tiết diện dây dẫn, thiết bị
bảo vệ và điều khiển tối ưu cho hệ thống điện.
- Khi tính được Stt từ đó tính toán được việc lựa chọn dung lượng trạm biến áp,
xác định tâm phụ tải để đặt trạm cho hệ thống cung cấp điện.
4.3. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán
- Tuỳ thuộc vào vị trí của phụ tải, giai đoạn thiết kế mà người ta dùng phưong
pháp chính xác hoặc phương pháp đơn giản tính Ptt. Khi xác định Ptt cần lưu ý một số
vấn đề:
 Đồ thị phụ tải luôn luôn thay đổi theo thời gian, tăng lên và bằng phẳng hơn
theo mức hoàn thiện kỹ thuật sản xuất (hệ số điền kín phụ tải tăng lên dần).
 Việc hoàn thiện quá trình sản xuất (tự động hoá và cơ giới hoá) sẽ làm tăng
lượng điện năng tiêu thụ của xí nghiệp do đó khi thiết kế hệ thống cung cấp điện phải
tính đến sự phát triển tương lai của xí nghiệp, phải lấy mức của phụ tải xí nghiệp 10
năm sau.
- Các phương pháp xác định phụ tải tính toán và phạm vi sử dụng:
 Theo công suất trung bình và hệ số cực đại: Còn gọi là phương pháp biểu đồ
hay phương pháp số thiết bị điện hiệu quả - thường dùng cho mạng điện phân xưởng
điện áp đến 1000 V và mạng cao hơn, mạng toàn xí nghiệp.
 Theo công suất trung bình và độ lệch của phụ tải khỏi giá trị trung bình: Đây
là phương pháp thống kê - dùng cho mạng điện phân xưởng điện áp đến 1000V.
 Theo công suất trung bình và hệ số hình dạng của đồ thị phụ tải: Dùng cho
mạng điện từ trạm biến áp phân xưởng cho đến mạng toàn xí nghiệp.

SVTH: Nhóm 11

Trang 14



Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

 Theo công suất đặt và hệ số nhu cầu (cần dùng): Dùng để tính toán sơ bộ,
ngoài ra còn 2 phương pháp khác.
 Theo suất chi phí điện năng trên đơn vị sản phẩm.
 Theo suất phụ tải trên đơn vị diện tích sản xuất.
Hai phương pháp cuối chỉ dùng cho tính toán sơ bộ.
4.4. Xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và hệ số cực đại
Theo phương pháp này phụ tải tính toán của nhóm thiết bị:
Ptt = kmPtb = kmksdPđm
Trong đó:
Ptb : Công suất trung bình của phu tải trong ca mang tải lớn nhất.
Pđm : Công suất định mức của phụ tải (tổng Pđm của nhóm ).
ksd : Hệ số sử dụng công suất tác dụng (của nhóm).
km : Hệ số cực đại công suất tác dụng với khoảng thời gian trung bình T = 30
phút (với Ptt và km khi không có ký hiệu đặc biệt được hiểu là tính với T = 30 phút).
a) Hệ số sử dụng công suất (ksd):
Khái niệm: Là tỉ số giữa công suất trung bình và công suất định mức. Hệ số sử
dụng được định nghĩa cho cả Q; I. Với thiết bị đơn lẻ kí hiệu bằng chữ nhỏ còn với
nhóm thiết bị được kí hiệu bằng chữ in hoa.

Đối với nhóm thiết bị


Có thể xác định theo điện năng tiêu thụ


Trong đó :
A : Điện năng tiêu thụ trong 1 ca theo đồ thị phụ tải.
AR : Điện năng tiêu thụ định mức.
Tương tự ta có:


;

;

SVTH: Nhóm 11






Trang 15


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

 Hệ số sử dụng các thiết bị riêng lẻ và các nhóm thiết bị đặc trưng được xây
dựng theo các số liệu thống kê trong thời gian dài và được cho trong các cẩm nang kỹ
thuật.
b) Số thiết bị dùng điện có hiệu quả (nhq)
Định nghĩa: Số thiết bị dùng điện hiệu quả là số thiết bị điện giả thiết có cùng
công suất, cùng chế độ làm việc mà chúng gây ra một phụ tải tính toán, bằng phụ tải

tính toán của nhóm, có đồ thị phụ tải không giống nhau về công suất và chế độ làm
việc.
Công thức đầy đủ để tính số thiết bị dùng điện hiệu quả của nhóm có n thiết bị:
(∑


)
(

)

Trong đó:
Pđm.i : Công suất định mức của thiết bị thứ i trong nhóm.
n : Tổng số thiết bị trong nhóm.
 Nếu công suất định mức của tất cả các thiết bị dùng điện đều bằng nhau lúc
này n = nhq.
 Với số thiết bị lớn sử dụng công thức trên không thuận lợi thì có thể sử dụng
công thức gần đúng với sai số ±20 %.
Các trường hợp riêng để tính nhanh nhq
 Khi

Thì số thiết bị hiệu quả sẽ lấy bằng số thiết bị

thực tế của nhóm: nhq = n
 Khi trong nhóm có n1 thiết bị dùng điện có tổng công suất định mức nhỏ hơn
hoặc bằng 5 % tổng công suất định mức của toàn nhóm





 Khi không có khả năng sử dụng các phương pháp đơn giản: thì phải sử dụng
các đường cong hoặc bảng tra. Bảng và đường cong được xây dựng quan hệ số thiết bị
hiệu quả tương đối theo n* và p*
(
)
Trong đó:

SVTH: Nhóm 11

Trang 16


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

Trong đó:
n1 : Số thiết bị có công suất lớn hơn 1/2 công suất của thiết bị có công suất lớn
nhất trong nhóm.
Pđm1 : Tổng công suất của n1 thiết bị.
Pđm : Tổng công suất định mức của tất cả thiết bị.
 Đối với nhóm thiết bị một pha đấu vào mạng 3 pha: thì số thiết bị hiệu quả có
thể xác định 1 cách đơn giản theo công thức sau:


Trong đó:

: Tổng công suất của thiết bị một pha tại nút tính toán
Pđm max : Công suất định mức của thiết bị 1 pha lớn nhất
c) Hệ số cực đại (km)

Hệ số cực đại là tỉ số giữa công suất tính toán và công suất trung bình.
hoặc
Trong đó : km và Km với từng thiết bị và với nhóm thiết bị.
Công suất trung bình có thể tính theo công thức sau:

Trong đó: T là thời gian khảo sát lấy bằng độ dài của ca mang tải lớn nhất.
Tương tự ta có hệ số cực đại với dòng điện:

 Hệ số cực đại liên quan đến 2 đại lượng quan trọng của đồ thị phụ tải là Ptt và
Ptb. Trị số của nó phụ thuộc vào số thiết bị dùng điện hiệu quả nhq và nhiều hệ số
khác đặc trưng cho chế độ tiêu thụ của nhóm. Thực tế có nhiều phương pháp xác định
km của nhiều tác giả khác nhau.
 Trong thực tế thường km được xây dựng theo quan hệ của nhq và ksd dưới
dạng đường cong hoặc dạng bảng tra → km = f(nhq ; ksd).
 Cần nhớ rằng km tra được trong các bảng tra thường chỉ tương ứng với thời
gian tính toán là 30 phút. Trường hợp khi tính Ptt với T > 30 phút (với thiết bị lớn) thì
km sẽ phải tính qui đổi lại theo công thức:

SVTH: Nhóm 11

Trang 17


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành



Trong đó: km tra được trong bảng (T = 30 phút).

T > 30 phút
d) Phụ tải tính toán phản kháng của nhóm thiết bị (Qtt)
Thường chỉ được tính gần đúng như sau:
 Khi nhq ≤ 10 → Qtt = 1,1Qtb
 Khi nhq > 10 → Qtt = Qtb
Trong đó: Qtb là công suất trung bình của nhóm phụ tải trong ca mang tải lớn
nhất.
Qtb = Ksdq.Qđm hoặc Qtb = Ptb . tgφtb
tgφtb được tính theo




e) Phụ tải tính toán của các thiết bị một pha
 Nếu nhóm thiết bị một pha phân bố đều trên các pha thì phụ tải tính toán của
chúng có thể tính toán như đối với thiết bị 3 pha có công suất tương đương.
 Nhóm thiết bị một pha có n > 3 có đồ thị phụ tải thay đổi có chế độ làm việc
giống nhau (cùng Ksd và cosφ) đấu vào điện áp dây và pha, phân bố không đều trên
các pha thì phụ tải tính toán tương đương xác định theo công thức:
Ptt.tđ = 3Ptb.1pha K m = 3Ksd K m Pđm.1pha
Khi nhq ≤ 10
Qtt.tđ = 3Qtb.1pha1,1 = 3,3Ksd Qđm.1pha = 3,3Ksd Pđm.1phatgφ
Khi nhq > 10
Qtt.tđ = 3Qtb.1pha = 3Ksd Qđm.1pha = 3Ksd Pđm.1phatgφ
Trong đó: Ptb.1pha; Qtb.1pha là phụ tải trung bình trong pha mang tải lớn nhất của
pha có phụ tải lớn nhất.
 Nhóm thiết bị một pha n > 3 có đồ thị phụ tải thay đổi, có chế độ làm việc
khác nhau, đấu vào điện áp pha và điện áp dây. Trước tiên cần tính phụ tải trung bình
trong ca mang tải lớn nhất
Tính cho pha A:

Ptb(A) = KsdPđmAB p(AB)A = KsdPđmACp(AC)A = KsdPđmAO
Qtb(A) = KsdqQđmABq(AB)A = KsdqQđmACq(AC)A = KsdqQđmAO
Trong đó: Ksd ; Ksdq là hệ số sử dụng công suất tác dụng và phản kháng của thiết
bị một pha có chế độ làm việc khác nhau.
p(AB)A; p(AC)A; q(AB)A; q(AC)A là hệ số qui đổi công suất của thiết bị một
pha khi mắc vào điện áp dây và qui về pha A.
Tương tự như trên chúng ta sẽ xác định được phụ tải trung bình của các pha còn
lại (pha B và C) → ta có phụ tải trung bình của pha lớn nhất → Từ đó xác định được
phụ tải trrung bình tương đương 3 pha:
SVTH: Nhóm 11

Trang 18


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

Ptb.tđ = 3Ptb.1pha
(pha có tải lớn nhất)
Qtb.tđ = 3Qtb.1pha
Sau đó :
Ptb.tđ = KmPtb.tđ
 Nếu nhóm thiết bị một pha có đồ thị phụ tải bằng phẳng (ví dụ - chiếu sáng,
các lò điện trở 1 pha …) có thể xem Km =1
Ptt.tđ = Ptb.tđ ; Qtt.tđ = Qtb.tđ
4.5. Xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và hệ số hình dạng
Theo phương pháp này
Ptt = Khd.pPtb
Qtt = Khd.pQtb


Trong đó: Khd.p và Khd.q là hệ số hình dạng của đồ thị phụ tải tác dụng và phản
kháng.
Hệ số hình dạng có giá trị nằm trong khoảng 1,1 ÷ 1,2
4.6. Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu
 Phụ tải tính toán của nhóm thiết bị có chế độ làm việc giống nhau (cùng ksd)
Ptt= KncPđ (có thể lấy Pđ = Pđm)
Qtt = Ptttgφ

Trong đó:
Knc : Hệ số nhu cầu của nhóm thiết bị.
cosφ : Hệ số công suất của nhóm (vì giả thiết là toàn bộ nhóm là có chế độ làm
việc như nhau và cùng chung một hệ số cosφ).
 Nếu nhóm có nhiều thiết bị với cosφ khá khác nhau, để tính Qtt người ta có thể
sử dụng hệ số cosφ trung bình của nhóm:


 Nếu nhóm có nhiều thiết bị có hệ số nhu cầu khá khác nhau:


 Phụ tải tính toán ở một nút nào đó của hệ thống cung cấp điện (phân xưởng,
xí nghiệp) bằng cách tổng hợp các phụ tải tính toán của các nhóm nối vào nút có tính
đến hệ số đồng thời.

SVTH: Nhóm 11

Trang 19


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện


√(∑

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

)

(∑

)

Trong đó: Kđt là hệ số đồng thời có giá trị (0,85 ÷ 1)
4.7. Xác định phụ tải tính toán theo xuất chi phí điện năng trên đơn vị sản
phẩm và tổng sản lượng
 Biết suất chi phí điện năng cho đơn vị sản phẩm a0 (kWh)
 Biết M tổng sản phẩm cần sản xuất ra trong khoảng thời gian khảo sát T (ca,
năm) → có thể tính được phụ tải tác dụng trung bình của phân xưởng, xí nghiệp

Sau đó lựa chọn hệ số cực đại tương ứng với xí nghiệp hoặc phân xưởng
Ptt = KmPtb
Trường hợp T = 1 năm (8760 giờ)
4.8. Xác định phụ tải tính toán theo xuất phụ tải trên đơn vị diện tích sản
xuất
Theo phương pháp này:
Ptt = p0.F
Trong đó:
p0 : Suất phụ tải tính toán trên 1m2 diện tích sản suất (kW/m2)
F : Diện tích sản xuất đặt thiết bị (m2)
Phương pháp này chỉ dùng để tính toán sơ bộ.
4.9. Xác định phụ tải đỉnh nhọn

Đây là phu tải lớn nhất xuất hiện trong thời gian ngắn 1 ÷ 2 giây, thường xuất
hiện khi khởi động các động cơ.
 Với nhóm thiết bị: phụ tải đỉnh nhọn xuất hiện khi thiết bị có dòng mở máy
lớn nhất trong nhóm làm việc (đóng điện).
Iđn = Ikđ (max) + (Itt.n hom - ksd Iđm (max))
Trong đó:
Ikđ(max) : Dòng khởi động của động cơ có dòng khởi động lớn nhất trong nhóm
máy
Ikđ = kmmIđm
Itt : Dòng điện tính toán của nhóm
Iđm(max) : Dòng định mức của động cơ đang khởi động
SVTH: Nhóm 11

Trang 20


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

kmm : Hệ số mở máy của thiết bị
 Động cơ không đồng bộ: kmm = (5 ÷ 7)
 Động cơ rôto dây quấn: kmm = 2,5
 Lò điện, máy biến áp:
kmm = 1,6
 Với một thiết bị:
Iđm = Ikđ = kmIđm
5. Ý nghĩa các đồ thị U(t), P(t), I(t)
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng xảy ra đồng thời, phụ tải luôn biến
động theo thời gian. Đường biểu diễn qui luật biến đổi của phụ tải theo thời gian gọi là

đồ thị phụ tải.
- Phân loại: có nhiều cách phân loại
 Theo công suất:
Đồ thị phụ tải công suất tác dụng P = f(t).
Đồ thị phụ tải công suất phản kháng Q = f(t).
Đồ thị phụ tải công suất toàn phần S = f(t).
 Theo thời gian:

Đồ thị phụ tải hàng ngày.
Đồ thị phụ tải hàng tháng.
Đồ thị phụ tải năm.

- Các loại đồ thị phụ tải thường dùng
 Đồ thị phụ tải hàng ngày: thường được xét với chu kỳ thời gian là một ngày
đêm (24giờ) và có thể xác định theo 3 cách:
Bằng dụng cụ đo tự động ghi lại, hình 2a.
Do nhân viên trực ghi lại sau những giờ nhất định, hình 2b.
Biểu diễn theo bậc thang, ghi lại giá tri trung bình trong những khoảng nhất định,
hình 2c.

Hình 2a

Hình 2b

Hình 2c

Các Đồ thị phụ tải hàng ngày cho ta biết tình trạng làm việc của thiết bị để từ đó
sắp xếp lại qui trình vận hành hợp lý nhất, nó còn làm căn cứ để tính chọn thiết bị, tính
điện năng tiêu thụ.
Ví dụ: Các đồ thị vận hành hàng ngày của một Nhà máy ximăng được xuất ra từ

hệ thống thu thập và quản lý dữ liệu từ xa.
SVTH: Nhóm 11

Trang 21


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

Đồ thị điện áp

Đồ thị dòng điện

Đồ thị công suất P

SVTH: Nhóm 11

Trang 22


Báo cáo - Thực tập cung cấp điện

GVHD: ThS. Phạm Khoa Thành

Đồ thị công suất Q

Đồ thị hệ số cosφ
Các thông số đặc trưng của đồ thi phụ tải.
Phụ tải cực đại Pmax; Qmax

Hệ sô công suất cực đại cosφmax, tương ứng với tgφmax = Qmax/Pmax
Điện năng tác dụng và phản kháng ngày đêm: A [kWh], Ar [kVArh]. Hệ số công
suất trung bình cosφtb, tương ứng với tgφtb = Ar/A.
Hệ số điền kín đồ thị phụ tải:
,
 Đồ thị phụ tải hàng tháng: Được xây dựng theo phụ tải trung bình hàng tháng

SVTH: Nhóm 11

Trang 23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×