Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HKI-12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.93 KB, 3 trang )

Bộ đề thi khối 12
TRƯỜNG THPT Lê Lợi – Đông Hà, QT
ĐỀ THI HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 12
( Thời gian : 90 phút )
I. PHẦNI : (5,0 điểm)
Câu I: (2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến
1975
Câu II: (3,0 điểm)
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình trong một bài văn ngắn (không quá
400 từ) về ý kiến sau:
“ Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn
thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.
II. PHẦN II : (5,0 điểm)
Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông Đà trong tùy bút : “Người lái đò sông Đà”-
Nguyễn Tuân.
------------- HẾT -----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN I : (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức:
Bài làm của thí sinh cần nêu được các ý sau về đặc điểm văn học Việt Nam từ
1945 đến 1975.
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với
vận mệnh chung của đất nước.(hoặc: Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến
đấu)
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, mạch lạc.


- Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.
Câu II. (3,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành,
thành thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần thấy được nội dung chính trong ý
GV : Nguyễn Văn Trình – Trường THPT lê Lợi
1
Bộ đề thi khối 12
kiến trên: Quá trình xâm nhập của cái xấu vào con người, chi phối con người. Từ đó,
khyên con người cần nhận thức rõ về cái xấu và cảnh giác với cái xấu
Có thể trình bày ý kiến của mình theo các nội dung cơ bản:
- Cái xấu có thể lấn tới từng bước. Ban đầu, nó còn xa lạ với bản thân (khách
qua đường), dần dần nó biến thành thói quen khó bỏ (người bạn thân ở chung nhà) và
cuối cùng trở thành bản tính, chi phối, hành hạ khổ sở bản thân ta (ông chủ nhà khó
tính)
- Cần nhận thức rõ tác hại của cái xấu, cảnh giác với cái xấu, tránh xa cái xấu.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏvề diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
II. PHẦN II: (5,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức đã học để xác định vấn đề cần nghị luận trong một tác
phẩm văn xuôi.
- Diễn đạt sáng rõ, lưu loát; có kĩ năng viết bài nghị luận văn học.

2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể
hiện được các ý sau:
- Để khắc họa vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông, Nguyễn Tuân đã miêu tả bao
quát sông Đà bằng câu văn đầy hình ảnh và nhịp điệu; từ trên cao nhìn xuống “Con
sông Đà như một áng tóc trữ tình…đốt nương xuân”.
- Mỗi mùa, dòng sông có vẻ đẹp riêng: “Xuân về-xanh ngọc bích, khi Thu sang-lừ lừ
chín đỏ”.
- Cảnh vật ven sông Đà: để tôn thêm vẻ trữ tình của dòng sông, tác giả sử dụng nhiều
hình ảnh trong sáng, gợi cảm và đầy chất thơ “Nương ngô nhú lên mấy lá ngô non
đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ
gianh đẫm sương đêm…”;Hình ảnh so sánh độc đáo “bờ sông hoang dại như một bờ
tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” đã khắc họa vẻ đẹp hoang
sơ, vĩnh hằng của thiên nhiên.
- Với tình yêu tha thiết thiên nhiên Tây Bắc, Nguyễn Tuân “nhìn sông Đà như một cố
nhân”; cảnh gợi những tứ thơ từ thời Lý Bạch, Tản Đà…
3. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3:Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
.....................................................*.......................................................................
GV : Nguyễn Văn Trình – Trường THPT lê Lợi
2
Bộ đề thi khối 12
GV : Nguyễn Văn Trình – Trường THPT lê Lợi
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×