ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------
Nguyễn Thị Ngọc Thƣ
HOẠT ĐỘNG CAN DỰ CỦA MỸ VÀO VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------
Nguyễn Thị Ngọc Thƣ
HOẠT ĐỘNG CAN DỰ CỦA MỸ VÀO VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2020
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 8310601.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN THAC SĨ
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học
Giáo viên hướng dẫn
GS.TS. Hoàng Khắc Nam
TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Hà Nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi; kết quả
nghiên cứu luận văn là trung thực và chưa từng được công bố.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Ngọc Thƣ
1
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô, Ban Giám hiệu và các cơ quan chức năng liên quan của Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo sư, Tiến
sĩ Hoàng Khắc Nam, Trưởng khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đội ngũ giáo viên nhà
trường đã tận tâm, tận tình truyền đạt những kiến thức lý thuyết và thực tiễn
của ngành quan hệ quốc tế, giúp tôi có cách tiếp cận và phương pháp luận
khoa học, trở thành hành trang quý giá cho tôi trong quá trình nghiên cứu các
vấn đề quan hệ quốc tế sau này.
Tôi đặc biệt biết ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Khoa Quốc tế học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội,
người đã hướng dẫn tôi tận tình, xác đáng về khoa học và cổ vũ tôi mạnh mẽ
về tinh thần làm việc trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn Tiến sĩ Ngô Đức Thắng và Tiến sĩ Vũ Vân Anh,
giảng viên Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội vì sự tận tụy, nhiệt tình trong việc gợi mở và hướng
dẫn tôi cách thức giải quyết các vấn đề về nội dung, kỹ thuật của đề tài.
Trong quá trình hình thành ý tưởng và triển khai nghiên cứu, tôi cũng
nhận được sự khích lệ, chỉ bảo, chia sẻ học thuật và kinh nghiệm của nhiều
học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia và bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin tri ân sâu
sắc những tình cảm và sự giúp đỡ quý giá này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Ngọc Thƣ
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... 2
MỤC LỤC......................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 8
3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................12
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................13
Chƣơng 1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG MỸ THỰC HIỆN
CÁC HOẠT ĐỘNG CAN DỰ Ở BIỂN ĐÔNG .......................................... 14
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ............. 14
1.1.1. Tình hình quốc tế ............................................................................. 14
1.1.2. Yếu tố bên trong nội bộ nước Mỹ .................................................... 19
1.1.3. Tình hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ..................... 20
1.2. Biển Đông trong mối quan hệ khu vực và quốc tế ................................... 24
1.2.1. Vai trò của Biển Đông đối với khu vực và quốc tế .......................... 24
1.2.2. Biển Đông trong quan điểm của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng
thống Barack Obama ....................................................................................... 30
1.2.3. Biển Đông trong quan điểm của chính quyền Mỹ dưới thời
Tổng thống Donald Trump .............................................................................. 32
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 36
3
Chƣơng 2. CHÍNH SÁCH VÀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI CAN DỰ
KHU VỰC BIỂN ĐÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN MỸ ............................... 37
2.1 Chính sách can dự của Mỹ tại Biển Đông ................................................. 37
2.1.1. Mục đích của Mỹ khi can dự Biển Đông ......................................... 37
2.1.2. Nội dung chính sách can dự Biển Đông của Mỹ ............................. 39
2.2. Hoạt động triển khai trên thực địa của chính quyền Mỹ tại khu vực
Biển Đông ........................................................................................................ 50
2.2.1. Tăng cường triển khai, bố trí và hiện diện lực lượng quân sự
xung quanh khu vực Biển Đông ....................................................................... 50
2.2.2. Tích cực hợp tác với các nước đồng minh, đối tác trong
và ngoài khu vực Biển Đông ............................................................................ 52
2.2.3. Thúc đẩy và hỗ trợ các nước đồng minh, đối tác trong và ngoài
khu vực phản đối hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông .......................... 54
2.2.4. Tăng cường tận dụng các diễn đàn quốc tế và khu vực .................. 62
Tiểu kết chương 2 ...........................................................................................64
Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG CAN DỰ CỦA MỸ
TẠI BIỂN ĐÔNG........................................................................................... 65
3.1. Đánh giá về những kết quả của hoạt động can dự Biển Đông của Mỹ .... 65
3.2. Một số tác động của các hoạt động can dự Biển Đông của Mỹ ............... 69
3.3. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam ..................................................... 73
3.3.1. Xây dựng chiến lược ngoại giao, an ninh, quốc phòng phù hợp
với tình hình mới ..............................................................................................74
3.3.2. Tích cực mở rộng hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực với
các quốc gia, tổ chức quốc tế trong và ngoài khu vực .................................... 75
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 79
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 82
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
AIIB
Asian Infrastructure Investment Bank
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
COC
Code of conduct
Bộ Quy tắc Ứng xử
DOC
Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea
Tuyên bố Ứng xử của các bên trên Biển Đông
EAS
East Asia Summit
Hội nghị cấp cao Đông Á
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FONOP
Freedom Of Navigation Operation
Chiến dịch Tự do Hàng hải
INF
Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty
Hiệp ước các lực lượng Hạt nhân tầm trung
NATO
North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
NDAA
National Defense Authorization Act
Đạo luật ủy quyền quốc phòng Mỹ
RCEP
Regional Comprehensive Economic Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
TPP
Trans-Pacific Partnership Agreement
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Biển Đông là một trong những vùng biển chiến lược quan trọng nhất trên
thế giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng dầu mỏ, khí
đốt dồi dào, tập trung nhiều tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng,
được mệnh danh là “con đường tơ lụa trên biển” nối liền Thái Bình Dương
với Ấn Độ Dương. Vì vậy, Biển Đông có một vai trò hết sức to lớn không chỉ
đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền, các quốc gia ven biển mà còn có
vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia. Đối với thế giới, Biển
Đông là một trong những khu vực có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là một
yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế biển, an ninh quốc
phòng, an ninh biển của nhiều nước, nhất là các cường quốc hải dương, các
quốc gia có tiềm lực kinh tế, quốc phòng phụ thuộc vào biển.
Đối với Mỹ, Biển Đông có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị và
quân sự. Nhiều lần các quan chức lãnh đạo Mỹ đã khẳng định, Mỹ có lợi ích
ở Biển Đông, nhất là vấn đề về an ninh hàng hải. An toàn hàng hải và tự do
giao thông là quyền lợi chiến lược trọng yếu của Mỹ. Tháng 7/2010, tại hội
nghị của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Mỹ Hilary
Clinton đã tuyên bố công khai về chính sách của Mỹ, đây là tuyên bố công
khai ở cấp cao nhất của Mỹ đến thời điểm đó trong vấn đề Biển Đông. Bà
Clinton khẳng định những yếu tố cốt lõi trong tuyên bố chính sách năm
1995, đó là: Mỹ có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, phản đối tất cả các
bên sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và không đứng về bên nào trong các
tuyên bố yêu sách lãnh thổ. Biển Đông được coi là một mắt xích hết sức
quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương và sau này là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
tự do và rộng mở [Lê Đức Cường, 2018]. Chính vì vậy, trong những năm
6
gần đây, Mỹ ngày càng mạnh dạn, thẳng thắn, công khai tuyên bố có lợi ích
ở Biển Đông, và không chấp nhận sự áp đặt của bất kỳ quốc gia nào đối với
vấn đề an ninh, an toàn và tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, bày tỏ sự
quan ngại sâu sắc đối với các hoạt động gia tăng căng thẳng của Trung Quốc
ở Biển Đông. Từ thời Tổng thống Barack Obama, Biển Đông đã giành được
sự chú ý và chính quyền Tổng thống Barack Obama đã tiến hành nhiều hoạt
động tuần tra tự do hàng hải (FONOP). Đặc biệt từ thời điểm đầu năm 2017
khi Tổng thống Donald J. Trump lên cầm quyền, chính quyền Mỹ đã gia
tăng can dự vào khu vực Biển Đông, đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương, thông qua nhiều tuyên bố của quan chức, lãnh đạo cấp cao;
hoạt động tuần tra tự do hàng hải FONOP; tăng cường quan hệ với các đồng
minh, đối tác có lợi ích tại khu vực Biển Đông; phản đối các hoạt động của
Trung Quốc tại khu vực này,…
Đối với Việt Nam, Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng cả về kinh
tế, chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh, là cửa ngõ chính để kết nối Việt
Nam với khu vực và thế giới. Biển Đông được ví như cửa ngõ quốc gia, là
nơi có các tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch, thông thương
giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông
với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực, tạo điều kiện thuận
lợi để Việt Nam thúc đẩy, phát triển kinh tế, thương mại đối với các nước
trên thế giới. Bên cạnh đó, Biển Đông còn mang lại một nguồn tài nguyên
thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế cao, nhất là
nguồn tài nguyên sinh vật, thực vật và khoáng sản. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng diễn
biến phức tạp đã tác động lớn và đe dọa trực tiếp đến an ninh, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta và trở thành tâm điểm chú ý của
khu vực và thế giới [Roy, N., 2016]. Việc chính quyền Mỹ gia tăng can dự
vào Biển Đông càng khiến cho khu vực này trở nên nóng hơn bao giờ hết,
7
tác động đến Việt Nam theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy, Việt
Nam cần nghiên cứu và nắm chắc về chính sách can dự Biển Đông của chính
quyền Mỹ, để từ đó làm cơ sở cho các quyết sách liên quan đến các vấn đề
trên Biển Đông.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Hoạt động can dự của Mỹ vào vấn đề
Biển Đông giai đoạn từ năm 2009 đến 2020” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu sự can dự của Mỹ ở khu vực Biển Đông từ năm 2009 đến
2020 là một nội dung quan trọng để hiểu được chính sách của Mỹ trong chiến
lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tác động đến Việt Nam. Tuy nhiên,
do đề tài còn mới nên chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Đến nay, chưa
có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu một cách chuyên biệt về sự can dự
của Mỹ tại khu vực Biển Đông từ năm 2009 đến 2020. Nội dung này thường
được lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về chính sách châu Á - Thái
Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ. Đã có một số
công trình nghiên cứu đánh giá về chiến lược của Mỹ tại khu vực Biển Đông
trên một vài khía cạnh.
Cuốn Great Powers, Grand Strategies: The New Game in the South
China Sea (2018) của tác giả Anders Corr [Corr, A., 2018] đã có những
đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về chính trị và cạnh tranh của các cường
quốc ở Biển Đông. Cuốn sách bao gồm các nghiên cứu về đại chiến lược của
các cường quốc cũng như các khối quan trọng như ASEAN và Liên minh
Châu Âu. Cuốn sách dành khá nhiều dung lượng để nói về Trung Quốc. Tất
cả các chương của cuốn sách đều cung cấp những góc nhìn quan trọng về
chính sách và chiến lược Biển Đông của các cường quốc, ASEAN và EU. Các
chương sách này đều có nhiều dẫn chứng thực tế và phân tích rất chi tiết. Tuy
nhiên, cuốn sách này nên tiếp cận vấn đề đại chiến lược một cách có hệ thống
8
hơn. Cuốn sách không có chương dành riêng cho việc xây dựng khung phân
tích hoặc lý thuyết. Vì vậy, các chương đều không dựa trên một lý thuyết về
đại chiến lược chung. Trên thực tế, rất ít chương cố gắng sử dụng khung lý
thuyết về đại chiến lược để phân tích trong chương đó.
Tiếp theo là cuốn The Four Flashpoints: How Asia Goes to War
(2018) của tác giả Brendan Taylor [Taylor, B., 2018] đã cung cấp cho người
nhìn một cái nhìn khái quát về một số điểm nóng tại khu vực châu Á. Cụ thể,
cuốn sách đã phân tích 04 điểm nóng của châu Á được nhiều người biết đến
bao gồm Bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông và Đài Loan. Tác
giả cho rằng khu vực phức tạp nhất trong cả bốn điểm nóng là Biển Đông.
Tuy nhiên, dù không loại trừ hoàn toàn khả năng, ông lại cho rằng khu vực
này khó xảy ra chiến tranh nhất trong các điểm nóng vì ngoại giao dễ thành
công hơn ở đây cũng như vì các nước không vội vã phải giải quyết xung đột,
đồng thời Washington không muốn có chiến tranh ở đây. Taylor tin rằng Mỹ
nên lùi bước (trang 130) thay vì gia tăng căng thẳng bằng các chiến dịch tự do
hàng hải “hầu như không hiệu quả” (trang 127) để thách thức tuyên bố chủ
quyền của Trung Quốc trong khu vực. Cuốn sách The Four Flashpoints: How
Asia Goes to War đã miêu tả đầy đủ những vấn đề đang tồn tại đe doạ tương
lai an ninh châu Á. Tuy nhiên, cuốn sách miêu tả về tình hình khu vực theo
chiều hướng không tích cực.
Cuốn sách Biển Đông, địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động
của các bên liên quan (2013) của tác giả Đặng Đình Quý và Nguyễn Minh
Ngọc [Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc, 2013] không chỉ cung cấp cho
người đọc những cái nhìn tổng quan về vai trò của khu vực Biển Đông, mà
còn đi sâu vào phân tích về các thế lực đang cạnh tranh tại khu vực này. Các
bài viết trong cuốn sách này đều thống nhất về tầm quan trọng địa chính trị
của Biển Đông và chỉ ra những tính toán phức tạp của các nước liên quan
trong và ngoài khu vực. Chính những mâu thuẫn lợi ích và cạnh tranh chính
9
sách này đang tác động trực tiếp đến những diễn biến hàng ngày trên Biển
Đông và đặt ra nhu cầu bức thiết về việc quản lý xung đột, hướng tới giải
quyết tranh chấp, nếu không sự xói mòn lòng tin chiến lược sẽ dẫn cả khu vực
đến một kết cục thua thiệt cho tất cả các bên, thay vì cùng hợp tác phát triển
thịnh vượng.
Cuốn sách Alliance Decision-Making in the South China Sea:
Between Allied and Alone (2019) của tác giả Joseph A. Gagliano [Gagliano,
A. J.; 2019] đã sử dụng nghiên cứu về các ưu tiên trong chính sách Mỹ dựa
trên tài liệu được giải mật gần đây và đưa ra những kết luận rất mới mẻ. Cuốn
sách đã nghiên cứu sự phát triển của các thuyết liên minh gần đây để kiểm tra
mối quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia có yêu sách trên Biển Đông, từ đó chỉ
ra các mối quan hệ song phương lịch sử và đánh giá tương lai các mối quan
hệ an ninh tại khu vực. Cuốn sách đã có đóng góp thiết thực vào các lĩnh vực
nghiên cứu về an ninh, chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế, đồng thời mở
rộng các khái niệm truyền thống về liên minh quốc phòng để khám phá hợp
tác an ninh trong khuôn khổ từ liên minh đến không liên kết.
Cuối cùng, cuốn US-China Competition and the South China Sea
Disputes (2018) của tác giả Huiyun Feng, Kai He [Feng, H.; He, K.; 2018]
đã giải quyết một cách có hệ thống và đúng lý thuyết các câu hỏi như Tại sao
và Biển Đông trở thành một điểm nóng giữa Mỹ và Trung Quốc như thế nào?
Mỹ và Trung Quốc sẽ thực sự xảy ra chiến tranh về vấn đề Biển Đông? Tại
sao Trung Quốc áp dụng chính sách “quyết đoán” với Biển Đông vào những
năm 2000? Các bên tại khu vực sẽ phải làm gì khi đối mặt với sự “bình
thường mới” trong các cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc? Các tổ chức
đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ làm gì để giảm bớt các xung đột
tiềm tàng đối với những tranh chấp trên Biển Đông? Theo đó, cuốn sách đã
nâng cao phân tích về các tranh chấp tại Biển Đông từ các vấn đề hàng hải và
pháp lý đến cấp chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.
10
Như vậy, đến nay, đã có nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu về
tình hình khu vực châu Á và vai trò của Mỹ trong giải quyết các vấn đề tại
khu vực này. Các cuốn sách và công trình nghiên cứu đã nói được tầm quan
trọng địa chính trị của khu vực Biển Đông và những nguy cơ có thể xảy ra tại
khu vực này. Mặc dù vậy, chưa có nhiều công trình thực sự đi sâu nghiên cứu
một cách hệ thống về hoạt động can dự của Mỹ tại khu vực Biển Đông, đặc
biệt trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2020. Dựa trên sự kế thừa của
các nghiên cứu trước đây, luận văn sẽ tập trung phân tích những hoạt động
can dự của chính quyền Mỹ ở khu vực Biển Đông từ năm 2009 đến 2020.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Phân tích và đánh giá hoạt động can dự Biển Đông
của Chính quyền Mỹ giai đoạn từ năm 2009 đến 2020.
- Mục tiêu cụ thể: Luận văn này nhằm mục tiêu làm rõ 05 vấn đề sau: (1)
Chỉ rõ nhân tố tác động đưa đến việc Mỹ triển khai các hoạt động can dự Biển
Đông. (2) Mục tiêu của Mỹ khi tăng cường can dự vào khu vực Biển Đông. (3)
Các biện pháp chính quyền Mỹ sử dụng để can thiệp vào khu vực Biển Đông.
(4) Tác động hoạt động can dự của Mỹ tại Biển Đông với các quốc gia có liên
quan ở trong và ngoài khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. (5) Đưa ra
một số khuyến nghị, đề xuất cho Việt Nam đối với hoạt động can dự của Mỹ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động can dự của Mỹ vào vấn đề Biển
Đông giai đoạn từ năm 2009 đến 2020.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những hoạt động can dự
của Mỹ tại khu vực Biển Đông.
Về thời gian: Luận văn lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2009 khi
Barack Obama nhận chức Tổng thống Hợp chủng quốc Mỹ đến năm 2020
trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald J. Trump.
11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Đảng về chính sách
đối ngoại và quan hệ quốc tế, xem đó là phương pháp luận khi thực hiện đề
tài. Luận văn còn vận dụng kết hợp các phương pháp chuyên ngành quan hệ
quốc tế, phương pháp lịch sử và một số phương pháp riêng. Trong đó, phương
pháp chuyên ngành quan hệ quốc tế được vận dụng trong quá trình nghiên
cứu tài liệu như phương pháp nghiên cứu chính sách, nghiên cứu tính chân
thực của tài liệu, xác định tính trung thực của các sự kiện trong tài liệu và các
tư tưởng chủ đạo trong tư liệu. Trong đó, phương pháp phân tích chính sách
đã được sử dụng để nghiên cứu, xem xét và đánh giá chính sách của Mỹ đối
với vấn đề Biển Đông.
Bên cạnh đó, phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh các đặc
điểm chính sách can dự Biển Đông của Mỹ qua các đời Tổng thống Mỹ là
Barack Obama và Donald J. Trump. Cụ thể, so sánh về những thay đổi về
chiến lược can dự, hoạt động triển khai trên thực tế của Mỹ tại khu vực Biển
Đông giữa hai thời kỳ Tổng thống. Phương pháp phân tích nội dung được vận
dụng khi phân tích tần suất Quân đội Mỹ tiến hành các hoạt động tuần tra tự
do hàng hải trên Biển Đông, những nội dung phát biểu của các lãnh đạo
Chính quyền Mỹ liên quan đến vấn đề Biển Đông và Trung Quốc, các tài liệu
chính thức do chính quyền các nước công bố… Phương pháp phân tích sự
kiện được sử dụng để nghiên cứu về các mốc thời gian, những sự kiện đã diễn
ra trong quá khứ, tập trung vào các hoạt động của Trung Quốc và Mỹ tại khu
vực Biển Đông. Từ đó, đánh giá nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ tăng cường
hiện diện tại khu vực Biển Đông, cũng như gia tăng can dự, kiềm chế Trung
Quốc mở rộng sức mạnh tại khu vực này.
Một số các phương pháp riêng trong nghiên cứu cũng được luận văn áp
dụng như phân tích theo bốn cấp độ (quốc tế, khu vực, trong nước và cá
nhân), phân tích lợi ích, phân tích chính sách, phương pháp dự báo… Cụ thể,
12
cấp độ quốc tế, tập trung vào đánh giá về quan điểm của các quốc gia về các
vấn đề liên quan đến Biển Đông; ở cấp độ khu vực, đánh giá những phản ứng
của các quốc gia có yêu sách tại khu vực Biển Đông và những tác động của
việc Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông đối với khu vực; ở trong nước, phân
tích về thái độ, phản ứng của Chính quyền Việt Nam đối với các sự kiện và
tuyên bố liên quan đến vấn đề Biển Đông; ở cấp độ cá nhân, phân tích những
quan điểm, thái độ của lãnh đạo các quốc gia có liên quan đến vấn đề Biển
Đông. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp phân tích lợi ích
và phân tích chính sách khi đánh giá về một số vấn đề như: Trung Quốc gia
tăng các yêu sách tại khu vực Biển Đông, Mỹ tăng cường can dự vào vấn đề
Biển Đông, Mỹ gia tăng kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, “Bộ tứ kim
cương” đẩy mạnh can dự vào khu vực Biển Đông,…
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn này gồm 03 chương, trong đó:
- Chương 1: Các yếu tố tác động đến sự can dự của Mỹ vào vấn đề
Biển Đông.
Làm rõ các yếu tố quốc tế, khu vực và các yếu tố đến từ bản thân nội bộ
nước Mỹ thúc đẩy việc Mỹ thực hiện các hoạt động can dự ở Biển Đông.
- Chương 2: Chính sách và hoạt động can dự vào khu vực Biển Đông
của chính quyền Mỹ
Làm rõ về quan điểm, chính sách và hoạt động triển khai trên thực địa
của chính quyền Mỹ tại khu vực Biển Đông.
- Chương 3: Nhận xét về các hoạt động can dự của Mỹ tại Biển Đông
Đánh giá kết quả và tác động của các hoạt động can dự của Mỹ tại
Biển Đông.
13
Chƣơng 1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG MỸ THỰC HIỆN
CÁC HOẠT ĐỘNG CAN DỰ Ở BIỂN ĐÔNG
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Ấn Độ Dƣơng - Thái Bình Dƣơng
1.1.1. Tình hình quốc tế
1.1.1.1. Xu thế đa cực hoá
Mỹ hiện nay tuy vẫn là cường quốc số một thế giới, song Mỹ đã suy
giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
Mỹ vẫn là nền kinh tế số một thế giới, tính chung cả về Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), lĩnh vực vốn và khoa học - công nghệ, nhưng vị thế đó đang đứng
trước những thách thức to lớn, ngày càng bị thu hẹp với các trung tâm quyền
lực khác. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), GDP danh nghĩa năm
2018 của Mỹ, đạt 20.494,1 tỷ USD, trong khi Trung Quốc chiếm vị trí thứ hai
với 13.608,2 tỷ USD (GDP Mỹ gấp tương đương 1,5 lần quy mô GDP Trung
Quốc). Khoảng cách Mỹ gấp 12 lần GDP Trung Quốc vào năm 2000 đã dần
bị “san lấp”. Thậm chí, Mỹ ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài về kinh tế,
hàng tiêu dùng hầu như phụ thuộc vào nhập khẩu, trở thành con nợ lớn nhất
thế giới. Hiện nay, theo Bộ Tài chính Mỹ (tháng 6/2019), Nhật Bản đã vượt
Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nhưng sự phụ thuộc của
nền kinh tế Mỹ vào Trung Quốc không có dấu hiệu giảm [Bộ Tài chính;
2019]. Từ đó dẫn đến việc vị thế, uy tín của Mỹ khó có thể được duy trì vững
chắc bất chấp các giải pháp quyết liệt nhằm đưa nước Mỹ “vĩ đại trở lại” của
Tổng thống Donald J. Trump.
Trong khi đó, Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ, vượt Nhật Bản để trở
thành nền kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ và sức mạnh quân sự không ngừng
được nâng cao. Sau hơn 30 năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã đạt được
những thành tựu thần kỳ, kinh tế phát triển nhanh liên tục. Cụ thể, khi Trung
Quốc mới thành lập, nền tảng kinh tế còn vô cùng yếu kém. Năm 1952, GDP
của Trung Quốc chỉ là 30 tỷ USD. Sau những nỗ lực liên tục, GDP của Trung
14
Quốc năm 2000 đã vượt mốc 1.211 tỷ USD, vượt qua Ý để trở thành nền kinh
tế lớn thứ sáu thế giới. Năm 2010, vượt mốc 6.087 tỷ NDT, vượt qua Nhật
Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ 18,
sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tiếp tục được cải thiện [Võ Văn Sen,
Nguyễn Thế Trung, 2014, tr. 5-26]. Năm 2018, GDP của Trung Quốc đã đạt
13.608 tỷ USD, chiếm 16% tỷ trọng của kinh tế thế giới. Như vậy, GDP năm
2018 cao gấp 175 lần so với năm 1952, với tốc độ tăng trưởng trung bình
hàng năm đạt 8,1%. Đáng chú ý, năm 2019, Trung Quốc đã đạt mốc 14.360 tỷ
USD đã tạo thêm một kỷ lục mới, và mức thu nhập bình quân đầu người của
nước này đã vượt mốc 10.000 USD [Báo Nhân dân; 2020]. Từ đó, Trung
Quốc đã tăng cường đầu tư cho quốc phòng - an ninh, trở thành cường quốc
toàn cầu, có vai trò quyết định các vấn đề quốc tế. Trung Quốc cũng trở thành
cường quốc tầm cỡ thế giới về khoa học - công nghệ, được xếp hàng đầu thế
giới về những ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông
tin, vũ trụ, gen, công nghệ xanh,...
Bên cạnh đó, nước Nga đã có bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trở
lại là một trong những nước lớn hàng đầu về kinh tế và quân sự. Sau khoảng
thời gian suy thoái do giá dầu thấp và các lệnh trừng phạt của phương Tây
liên quan đến việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea, kinh tế Nga đã có những
tiến triển tích cực. Cơ quan thống kê Nga Rosstat cho biết, GDP của Nga năm
2019 đạt 109.300 tỷ ruble (1.700 tỷ USD), tương đương tăng trưởng 1,3%
[Đài truyền hình Việt Nam; 2020]. Đáng chú ý, trong bối cảnh tình hình địa
chính trị trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và siêu cường Mỹ mất dần
vai trò cũng như sức ảnh hưởng tại nhiều điểm nóng trên thế giới, nước Nga
dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, nổi lên với vị thế nước trung
gian đáng tin cậy trong nhiều vấn đề nổi cộm toàn cầu, bao gồm duy trì Thỏa
thuận hạt nhân Iran (JCPOA), giải quyết vấn đề Syria, cuộc khủng hoảng
Libya, xung đột ở miền Đông Ukraine, dự án Dòng chảy phương Bắc 2…
15
Ngoài ra, những cực khác cũng tiếp tục khẳng định được tầm quan
trọng và tầm ảnh hưởng ở những góc độ, quy mô khác nhau. Có thể kể đến
Liên minh châu Âu (EU), bất chấp sự kiện BREXIT và sự lên ngôi của chủ
nghĩa dân túy ở một số nước châu Âu, EU vẫn duy trì được tầm ảnh hưởng
nhất định trên phạm vi toàn cầu về kinh tế. Ngoài ra, EU còn là một trong
những trung tâm khoa học - công nghệ của thế giới, nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ đứng đầu thế giới. EU có vai trò quan trọng trong việc thiết lập
phần lớn các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua các thể chế tài
chính quốc tế như G7, IMF, WB, WTO... Nhật Bản cũng tiếp tục duy trì địa
vị cường quốc kinh tế, từng bước tăng cường sức mạnh về chính trị và quân
sự, ngày càng có ảnh hưởng trên trường quốc tế. Sự trỗi dậy nhanh chóng của
Ấn Độ là một nhân tố khó có thể bỏ qua. Hiện nay, Ấn Độ đang phát triển
từng bước vững chắc để trở thành cường quốc kinh tế, quân sự. Không giống
với Trung Quốc, sự trỗi dậy của Ấn Độ lại nhận được sự đón nhận tích cực từ
các nước Phương Tây. Lí do là vì cho rằng Ấn Độ - một nước dân chủ là điển
hình cho việc chế độ chuyên quyền không phải là hình thức duy nhất có thể
quản trị hơn một tỉ người đồng thời đem lại phát triển và thịnh vượng. [Tìm
hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng; 2016; tr. 48-152]
Như vậy, cạnh tranh quyền lực, lợi ích và vị thế chiến lược giữa các
nước, đặc biệt là giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga đang diễn ra ngày càng gay
gắt, quyết liệt. Trong khi Mỹ tham vọng lập lại trật tự thế giới đơn cực, thì
Nga, Trung Quốc và một số nước lớn khác lại đấu tranh cho trật tự thế giới đa
cực. Tình hình đó dẫn tới xu hướng liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng và
chạy đua vũ trang mang tính đối đầu có chiều hướng gia tăng. Từ đó sẽ nảy
sinh những điểm nóng tại nhiều khu vực trên thế giới, làm cho tình hình an
ninh thế giới có nhiều biến động. Căng thẳng, mẫu thuẫn giữa Trung Quốc
với Mỹ đã, đang và sẽ diễn ra tại nhiều khu vực trên thế giới, nhưng ở châu Á
16
- Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông đang theo chiều hướng ngày càng
gia tăng. Do đó, Mỹ với mục tiêu duy trì vị thế siêu cường duy nhất, sẽ tiếp
tục đẩy mạnh chiến lược quân sự, an ninh toàn cầu bằng việc tập hợp lực
lượng, điều chỉnh chiến lược với từng khu vực để khống chế, kìm hãm các thế
lực thách thức “ngôi vị số 1” của Mỹ.
1.1.1.2. Xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển
Mục tiêu lớn nhất của Hiến chương Liên Hợp Quốc (ký ngày 26/6/1945 ở
thành phố San Francisco, Mỹ trong phiên họp kết thúc hội nghị Liên Hợp Quốc
về vấn đề thành lập một tổ chức quốc tế và có hiệu lực từ ngày 24/10/1945) là
duy trì hòa bình, đảm bảo cho nhân loại không phải một lần nữa lâm vào một
cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Hiến chương đã quy định mọi thành viên của
Liên Hợp Quốc phải tôn trọng Hiến chương và luật pháp quốc tế. Luật pháp
quốc tế và các cam kết song phương, đa phương là cơ sở pháp lý để giải quyết
mọi tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia. Các nước thành viên của Liên
Hợp Quốc phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các điều quy định trong
Hiến chương của Liên Hợp Quốc, các luật pháp quốc tế mà chính các nước
thành viên của Liên Hợp Quốc đã tham gia xây dựng và chấp nhận. Bên cạnh
đó, mọi vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa các quốc gia chỉ có thể được giải
quyết một cách tốt đẹp thông qua các cuộc đối thoại, đàm phán, với mục đích
cuối cùng nhằm bảo vệ hòa bình, không để xảy ra xung đột vũ trang. Đó là
trách nhiệm của tất cả các quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc, không
phân biệt quốc gia lớn hay quốc gia nhỏ. Tuy nhiên, nếu các cuộc tranh chấp
giữa các quốc gia đã được đưa ra đàm phán để giải quyết, nhưng các cuộc đàm
phán đã kéo dài đến mức không thể kiên trì kéo dài được nữa, mà vẫn không
tìm được giải pháp thỏa đáng cho các bên tranh chấp, thì con đường duy nhất là
phải đề nghị Tòa án của Liên Hợp Quốc giải quyết. Trong trường hợp này các
bên liên quan phải chấp nhận việc đưa vấn đề ra Tòa án quốc tế và phải tuân
thủ nghiêm túc các yêu cầu và các phán quyết của Tòa án.
17
Trường hợp tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là ví dụ điển hình của
việc bất tuân Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, các cam kết
song phương và đa phương, mà trong đó chủ thể chính là Trung Quốc. Điển
hình nhất là việc Trung Quốc yeu sách “đuờng luỡi bò” ở Biển Đong (các
cách gọi khác là: “đuờng chín đoạn” hoạc “đuờng chữ U”) bằng cách lưu
hành bản đồ có vẽ “đường lưỡi bò” tại Liên Hợp Quốc vào tháng 5/2009. Tuy
nhiên, đến nay Trung Quốc chua có bất cứ mọt lời giải thích chính thức nào
về giá trị của bản đồ vẽ “đuờng luỡi bò”. Yeu sách “đuờng luỡi bò” phi lý
chiếm 80% diẹn tích Biển Đong, xam phạm vào vùng đạc quyền kinh tế và
thềm lục địa 200 hải lý của 05 nuớc là Viẹt Nam, Philippines, Indonesia,
Malaysia và Việt Nam; trái với Cong uớc của Lien Hợp Quốc về Luạt Biển
nam 1982 mà Trung Quốc là mọt ben tham gia [Nguyễn Bá Diến; 2015]. Yêu
sách quyền lịch sử “đường chín đoạn” của Trung Quốc đã nằm trong vùng
đặc quyền kinh tế của Philippines, khiến Philippines khởi kiện lên Toà Trọng
tài thường trực. Toà Trọng tài thường trực đưa ra phán quyết vào ngày
12/7/2016 rằng Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với các nguồn tài
nguyên ở trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác nằm trong đường
chín đoạn. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không chấp nhận phán quyết của Toà
Trọng tài thường trực và tuyên bố rằng không chấp nhận tính pháp lý của
Phán quyết và Phán quyết sẽ được coi là vô hiệu. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục
đẩy mạnh các hoạt động bành trướng trên Biển Đông, liên tục vi phạm luật
pháp quốc tế khi áp đặt đường chín đoạn trên Biển Đông đối với các quốc gia
khác trong khu vực. Điều này đã khiến các quốc gia trong và ngoài khu vực
cực kỳ bức xúc với tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc [Hsieh,
T.; 2018; p. 170-210]. Do Trung Quốc là một cường quốc lớn trong khu vực
cả về quân sự và kinh tế, các quốc gia có cùng tranh chấp tại Biển Đông
không đủ khả năng một mình đương đầu với Trung Quốc. Bên cạnh đó, hòa
bình ngày nay là điều kiện, tiền đề tiên quyết cho phát triển nhất là trong lĩnh
18
vực kinh tế. Tất cả các nước, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, đang
tìm mọi cách tranh thủ cơ hội hòa bình, ngăn chặn, hạn chế và khắc phục
những xung đột và bất đồng. Từ đó dẫn đến nhu cầu bức thiết phải có một
cường quốc khác có đủ khả năng kiềm chế những tham vọng của Trung Quốc
tại Biển Đông, nhằm tránh nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp với Trung Quốc
trên Biển Đông. Theo đó, Mỹ đã nhanh chóng tận dụng cơ hội này, trở thành
“ngọn cờ đầu” trong việc quy tụ các quốc gia trong và ngoài khu vực Biển
Đông, tiến hành các hoạt động can dự tại khu vực này, nhằm mục đích ngăn
chặn và kiềm chế sự “bành trướng” của Trung Quốc, điều đang đe doạ đến
nền hoà bình và ổn định trong khu vực.
1.1.2. Yếu tố bên trong nội bộ nước Mỹ
Dưới thời Tổng thống Barack Obama, quan hệ Mỹ-Trung dù có những
thăng trầm và khác biệt trong những vấn đề cơ bản như vị trí lãnh đạo kinh tế
trong khu vực, vấn đề an ninh hàng hải, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do
tôn giáo và nhân quyền… Tuy nhiên, quan hệ song phương vẫn có những
bước phát triển rõ rệt, đặc biệt là quan hệ thương mại. Do đó, nội bộ Mỹ dù
xuất hiện các luồng quan điểm chống Trung Quốc, nhưng vẫn chưa có những
tư tưởng “đối đầu” với Trung Quốc một cách rõ rệt. Vì vậy, về cơ bản, chính
sách Biển Đông của Chính quyền Tổng thống Barack Obama không mang
tính “quyết liệt” như dưới thời Chính quyền Donald J. Trump.
Vài tuần sau khi Donald J. Trump đắc cử và thậm chí trước khi nhậm
chức của tân tổng thống, việc thành lập chính quyền thuận theo lợi ích mà
Trung Quốc có thể trông đợi, đã theo một xu hướng rất khác. Các cố vấn tân
bảo thủ ủng hộ việc tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ, đặc biệt là lực
lượng hải quân, và những lo ngại về các hoạt động khẳng định sức mạnh của
Trung Quốc tại châu Á đã khiến chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc thay
đổi mạnh mẽ dưới thời Chính quyền Donald J. Trump. Lấy lại khẩu hiệu của
Ronald Reagan ca tụng “Hòa bình nhờ sức mạnh”, êkíp của Tổng thống
19
Donald J. Trump đề xuất gia tăng số tàu chiến của Hải quân Mỹ từ 280 tàu lên
350 để đối phó tốt hơn với các “cuộc tấn công của Trung Quốc” tại Biển
Đông. Mặt khác, thậm chí ngay trong Quốc hội Mỹ, thượng nghị sỹ John
McCain và nghị sỹ Paul Ryan đã nhiều lần bày tỏ mong muốn của Mỹ tăng
cường hệ thống đồng minh tại châu Á để đối phó với Trung Quốc. Bên cạnh
đó, việc bổ nhiệm Peter Navarro, tác giả của nhiều tác phẩm, trong đó có
“Những cuộc chiến với Trung Quốc sắp đến”, một trong những tác phẩm chỉ
trích mạnh mẽ nhất đối với chiến lược trọng thương của Trung Quốc, đứng
đầu Hội đồng Thương mại quốc gia, làm tăng cường sức ảnh hưởng của
những nhân vật xung quanh Donald Trump trong việc ủng hộ sự cứng rắn
trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh
tế. Theo các nhà phân tích này, đứng hàng đầu là Michael Pillsburry, tác giả
của cuốn sách “Cuộc chạy việt dã một trăm năm” (The Hundred Years
Marathon), viết về những tham vọng của Trung Quốc tại châu Á theo chiến
lược của nước này, chiến lược xoay trục được Chính quyền Obama thực hiện,
tuy có tính tích cực về nguyên tắc nhưng thiếu phương tiện và quyết tâm
trong việc thực hiện. Vì vậy, khuyến nghị đối với chính quyền mới của Trump
là hành động kiên quyết hơn, không e ngại làm bất ổn Trung Quốc. Cũng
chính vì vậy, chính sách Biển Đông của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald J.
Trump đã có sự thay đổi rõ rệt so với thời Tổng thống Barack Obama, trở nên
ngày càng quyết liệt và cứng rắn hơn.
1.1.3. Tình hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
1.1.3.1. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc
Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được Mỹ và các đồng minh
theo đuổi bao gồm vùng biển phía bắc Ấn Độ Dương và toàn bộ vùng biển
giữa Thái Bình Dương, kéo dài đến bờ tây Mỹ, trong đó Biển Đông nằm ở vị
trí trung tâm. Đối với chính quyền Tổng thống Donald Trump, khu vực “dân
cư đông đúc nhất và năng động nhất hành tinh về mặt kinh tế” này là nơi
20
cạnh tranh của hai quan điểm đối kháng; một bên cổ vũ cho “tự do”, “dựa
trên luật pháp quốc tế” và một bên chủ trương sử dụng “vũ lực” (Trung
Quốc) [The United States government; 2017]. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ
thực sự trở nên quan trọng đối với khu vực khi chính quyền Tổng thống
Donald J. Trump triển khai thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương mà mục tiêu trước hết nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy mạnh mẽ của
Trung Quốc tại khu vực này.
Về kinh tế - xã hội, theo Báo cáo về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
nhân kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng
10/2019 do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố, qua 70 năm, Trung Quốc
đã phát triển từ một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu thành nước công
nghiệp chế tạo lớn nhất thế giới, qua đó giúp cho nước này vươn lên trở thành
cường quốc số hai thế giới [Viện Nghiên cứu Trung Quốc; 2019].
Về đối ngoại, Trung Quốc tỏ rõ mục tiêu trở thành cường quốc hàng
đầu ở khu vực và trên thế giới. Kể từ Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung
Quốc (năm 2012), dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận
Bình, Trung Quốc đã chuyển sang thực hiện mục tiêu “giấc mộng Trung
Hoa”, trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào thời điểm tròn 100 năm
thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2049) [Viện Nghiên cứu
Trung Quốc; 2019]. Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn trong việc
đẩy mạnh triển khai chính sách đối ngoại đồng thời bảo vệ các lợi ích quốc
gia của mình, dựa trên cơ sở “ngoại giao nước lớn” và “ngoại giao láng
giềng”. Trung Quốc tập trung vào quan hệ với Mỹ, thúc đẩy quan hệ với Nga,
Liên minh châu Âu (EU); đồng thời chủ động đề ra nhiều chủ trương đối
ngoại quan trọng, nhất là Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI), Cộng
đồng chung vận mệnh nhân loại, quan hệ quốc tế kiểu mới... nhằm cố gắng
tập hợp lực lượng, tái thiết lập luật chơi chung mà Trung Quốc là nước có
tiếng nói quan trọng. Trong khu vực, Trung Quốc cũng đã đề ra nhiều chủ
21
trương và sáng kiến, như Sáng kiến “Khuôn khổ hợp tác 2+7 Trung Quốc ASEAN” (tháng 10/2013), khái niệm An ninh mới ở châu Á (tháng 5/2014)
với bốn nguyên tắc (an ninh chung, an ninh toàn diện, an ninh hợp tác, an
ninh bền vững) theo chủ trương “công việc của châu Á phải do người châu Á
giải quyết; và an ninh của châu Á phải do người châu Á bảo vệ”.
Về sức mạnh quân sự, trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã đạt
được thành công lớn không chỉ về kinh tế, chính trị mà cả quân sự. Với tham
vọng hiện đại hóa đội quân lớn nhất hành tinh, Trung Quốc không ngừng chi
tiêu nhằm phát triển tiềm lực quốc phòng. Ngân sách quân sự chính thức của
nước này tăng từ dưới 10 tỷ USD vào đầu những năm 1990 lên 177 tỷ USD
vào năm 2019, trở thành nước có ngân sách lớn thứ hai trên thế giới [Viện
Nghiên cứu Trung Quốc, 2019]. Bên cạnh đó là vị thế ngoại giao mới của một
đất nước đang vươn lên vị trí cường quốc thứ hai thế giới và quyết tâm
“hướng ra biển lớn” với một lực lượng hải quân hiện đại tìm cách sở hữu căn
cứ quân sự ở nước ngoài (như căn cứ quân sự ở Djibouti kể từ năm 2017) trên
các tuyến đường trung chuyển chiến lược, nhất là tại khu vực Ấn Độ - Thái
Bình Dương. Cùng với lực lượng quân sự quy mô lớn, Trung Quốc có khả
năng tạo ra lợi thế lớn so với các quốc gia khác trong khu vực Ấn Độ Dương Thái Bình Dương, cũng như đối với lực lượng Mỹ đóng tại khu vực.
Là một cường quốc hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương, con đường
phát triển của Trung Quốc thông qua Biển Đông là một trong những nội dung
quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia của của Trung Quốc. Trên cơ
sở đó, Trung Quốc đã có những hành động cụ thể để hiện thực hóa những ý
đồ chiến lược trong việc “độc chiếm” Biển Đông, tạo ra những phức tạp đối
với vấn đề an ninh trong khu vực. Chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông
đã khiến an ninh khu vực bị thách thức nghiêm trọng [Huỳnh Tâm Sáng,
2015, tr. 6-7]. Khu vực Biển Đông được Chính quyền Mỹ xem là trọng tâm
chính của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, do đó, sự trỗi dậy
22
mạnh mẽ của Trung Quốc, cũng như tham vọng “độc chiếm” Biển Đông đã
buộc Chính quyền Mỹ phải tiến hành hoạt động can dự khu vực Biển Đông,
nhằm mục đích kiềm chế sự phát triển, cũng như tham vọng của Trung Quốc.
1.1.3.2. Sự cạnh tranh chiến lược của một số nước lớn
Thế giới hiện nay đang chứng kiến những sự xoay vần liên tục với các
cuộc chạy đua về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, các cường quốc trên thế giới
liên tục thay đổi chính sách đối ngoại - an ninh quốc gia của mình theo hướng
tranh giành ảnh hưởng, vai trò chi phối trên toàn cầu song song với bảo đảm
lợi ích quốc gia tối ưu. Điều này chắc chắn sẽ dẫn tới sự cọ sát, cạnh tranh
chiến lược ở nhiều góc độ, quy mô và tầng nấc khác nhau. Khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương cũng không nằm ngoài kịch bản này, cấu trúc an
ninh khu vực liên tiếp có sự thay đổi bởi những căng thẳng leo thang tại các
điểm nóng, gắn liền với tranh chấp chủ quyền, tranh giành ảnh hưởng chiến
lược giữa các cường quốc. Trung Quốc với chiến lược “Vành đai, Con
đường”; Mỹ với chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng
mở”, trong đó nỗ lực thúc đẩy sự hợp tác của tứ giác kim cương Mỹ - Nhật Ấn - Úc; bản thân Mỹ tiếp tục chuyển hướng mạnh mẽ sang Châu Á - Thái
Bình Dương; Ấn Độ với “Hành động hướng Đông” nhắm tới hợp tác với các
quốc gia Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương;… Tất cả khiến cho khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chưa bao giờ “nóng” như hiện nay.
Đặc biệt, vấn đề bao trùm, tác động mạnh nhất đến chính trị, an ninh
khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung
trong thời gian qua là sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo
đó, biểu hiện của cuộc đối đầu này là sự cọ xát giữa chiến lược “Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ với Sáng kiến “Vành
đai, Con đường” (BRI) của Trung Quốc. Bản chất của sự cạnh tranh này là sự
đối đầu lịch sử về chính trị, an ninh giữa một siêu cường với một cường quốc
mới nổi đang muốn thay đổi trật tự khu vực và thế giới hiện hành. Kể từ khi
23