Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thiết kế chủ đề STEM làm giấy thử hàn the trong thực phẩm từ rau, củ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.21 KB, 13 trang )

Thiết kế chủ đề STEM: “ Làm giấy thử hàn the trong thực phẩm từ rau, củ”.
(Số tiết: 03)
2.1.1. Mô tả chủ đề
Hàn the, tên Hóa dược là borax (Na 2B4O7). Đây là một chất sát khuẩn và
nấm yếu, được dùng trong y tế để làm săn vết thương, dùng ngoài để diệt khuẩn
và nấm nhẹ. Hàn the không có trong danh mục các chất được bộ y tế cho phép
dùng chế biến thực phẩm do tính độc hại của nó. Khi chúng ta ăn hàn the, cơ thể
chỉ đào thải ra ngoài khoảng 70-80%, còn lại vẫn tích tụ trong các cơ quan nội
tạng, khi đến một hàm lượng nhất định, sẽ gây ngộ độc cấp và mãn tính như: rối
loạn chức năng gan, thận, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hoá, trầm cảm. Không
biết từ bao giờ, người ta cho hàn the vào bún, bánh phở, bánh đúc, bánh cuốn,
bánh đa, thạch, xu xê, giò, chả nhằm tăng thêm độ giòn, chống được mốc và lâu
thiu. Đối với các loại thực phẩm tươi như thịt cá để lâu ngày đã biến dạng, nếu
có thêm hàn the, chúng sẽ cứng và có vẻ tươi trở lại. Nguy hại hơn hàn the mà
các gian thương cho vào sản phẩm đều là loại hàn the công nghiệp, lẫn rất nhiều
tạp chất độc hại khác như asen, chì....là nguyên nhân tiềm tàng của bệnh ung
thư. Mặc dù biết rõ tác hại của hàn the nhưng vẫn có rất nhiều hộ chế biến thực
phẩm sử dụng hàn the vì mục đích lợi nhuận. Vậy làm thế nào để nhận biết
nhanh chóng thực phẩm bẩn chứa hàn the một cách thuận tiện nhất? Hiện nay
trên thị trường có bộ KIT xác định nhanh hàn the với giá trung bình là 435.000
đồng, mỗi bộ KIT có 50 test. Vậy các em có thể tự tạo test thử hàn the “rẻ tiền
hơn” từ rau – củ không?
Để thực hiện được dự án này, học sinh sẽ cần hình thành cũng như huy
động kiến thức của các môn liên quan như:
- Hoá học 11 (S): Các chất chỉ thị axit – bazo.
+ Vật lí (S): Hiện tượng mao dẫn.

GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên


+ Công nghệ (T): Sử dụng các nguyên liệu an toàn như bắp cải tím, củ


nghệ, củ dền... để làm giấy thử hàn the trong thực phẩm, sử dụng máy xay.
+ Kĩ thuật (E): bản quy trình làm giấy thử hàn the từ rau, củ
+ Toán (M): Tính toán lượng nguyên liệu cần sử dụng.
+ Tin học: Tìm kiếm thông tin trên internet, làm bản trình chiếu
powerpoit, làm video.
2.1.2. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Học sinh biết: Bản chất và đặc điểm của chất chỉ thị axit - bazơ.
- Học sinh hiểu: Nguyên lí tạo ra chất chỉ thị axit - bazơ từ các nguyên
liệu dễ tìm trong cuộc sống.
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm giấy thử hàn the từ rau, củ.
b. Kĩ năng
- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để tìm hiểu kiến thức nền, chế tạo và thử
nghiệm dựa trên bản kế hoạch.
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện
được các ý kiến thảo luận.
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Về thái độ
- Nhận thức được vai trò của thuốc thử axit – bazơ từ nguyên liệu trong
đời sống.
- Tăng hứng thú tìm hiểu, khám phá khoa học gắn liền với thực tiễn, tạo
động lực để học sinh phát triển và sáng tạo cái mới.

GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên


- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi
thực nghiệm.
d. Về năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực
giao tiếp, năng lực ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực đặc thù môn học: Năng lực thực hành Hóa học, năng lực giải
quyết vấn đề thông qua Hóa học, năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc
sống.
2.1.3. Thiết bị
- Các thiết bị dạy học: Máy chiếu, mẫu bản kế hoạch, máy xay, đũa thuỷ
tinh, cốc thuỷ tinh.
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm giấy thử hàn the
trong thực phẩm: Cồn, giấy lọc, nghệ, bắp cải tím, củ dền, các dung dịch chuẩn
có pH khác nhau, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm.
2.1.4. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. Xác định yêu cầu làm giấy thử hàn the (tiết 1: 45 phút)
a. Mục đích của hoạt động
Tìm hiểu được hàn the là gì, thường có trong những loại thực phẩm nào,
ảnh hưởng của hàn the tới sức khoẻ con người, pH của những thực phẩm chứa
hàn the. Học sinh trình bày được khái niệm chất chỉ thị axit – bazo, biết các chất
chỉ thị thường dùng trong phòng thí nghiệm, biết cách xác định pH của một
dung dịch bất kì; Nhận ra được một số dịch chiết từ rau, củ có khả năng thay đổi
màu sắc theo môi trường pH; Tiếp nhận được nhiệm vụ làm giấy thử hàn the
trong thực phẩm từ rau, củ.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh trình bày được hàn the là gì? ảnh hưởng của hàn the tới sức
khoẻ con người? Giải thích môi trường pH của các thực phẩm chứa hàn the.

GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên


- Học sinh trình bày khái niệm chất chỉ thị axit – bazo, các chất chỉ thị
thường gặp trong phòng thí nghiệm, màu sắc của các chỉ thị trong các môi

trường, cách xác định pH của dung dịch bằng chất chỉ thị thường gặp và bằng
máy đo pH.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm khám phá kiến thức đẻ
xác định khả năng thay đổi màu sắc theo môi trường pH của dịch chiết một số
loại rau, củ: Bắp cải tím, củ nghệ, củ dền.
- Từ thí nghiệm khám phá kiến thức, giáo viên giao nhiệm vụ cho học
sinh thực hiện nhiệm vụ “làm giấy thử hàn the trong thực phẩm từ rau, củ”.
- Giáo viên thống nhất với học sinh về kế hoạch triển khai dự án, tiêu chí
đánh giá sản phẩm.
c. Sản phẩm học tập của học sinh
Kết thúc hoạt động học sinh cần đạt được sản phẩm sau:
- Bản ghi chép kiến thức mới về khả năng chuyển màu theo pH của dịch
chiết các loại: bắp cải tím, nghệ, củ dền.
- Bản mô tả nhiệm vụ dự án, nhiệm vụ các thành viên, thời gian thực hiện
dự án, các tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ
Trên cơ sở giáo viên đã giao nhiệm vụ về nhà (Phiếu học tập tìm hiểu
kiến thức nền) cho học sinh tìm hiểu về hàn the và tác hại của hàn the các nhóm
lần lượt báo cáo kết quả bằng powerpoit.
PHIẾU HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN
I. Tìm hiểu về hàn the
- Hàn the là gì? Tác hại của hàn the đối với cơ thể người?
- Người ta thường cho cho hàn the vào những loại thực phẩm nào? Với mục đích gì?
- Thực phẩm chứa hàn the có môi trường axit hay bazo? Giải thích?
II. Tìm hiểu về chất chỉ thị axit – bazo:
GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên


1. Định nghĩa chất chỉ thị axit – bazơ?

2. Một số chất chỉ thị axit – bazơ thường gặp trong phòng thí nghiệm
Chất chỉ thị
Quỳ tím

pH < 7

Phenolphtalein
Metyl da cam

Màu sắc theo pH
pH = 7
pH ≤ 8

pH ≤ 4

pH > 7
pH > 8

pH > 4

Chất chỉ thị vạn năng
3. Kể tên một số loại rau củ có khả năng chuyển màu theo các môi trường pH
khác nhau?
GV tổng kết và chỉ ra: Hàn the, tên Hóa dược là borax, là muối natri của
axit boric. Người ta cho hàn the vào bún, bánh phở, bánh đúc, bánh cuốn, bánh
đa, thạch, xu xê, giò, chả nhằm tăng thêm độ giòn, chống mốc và chống thiu.
Khi chúng ta ăn hàn the, cơ thể chỉ đào thải ra ngoài khoảng 70 – 80%, còn lại
vẫn tích tụ trong các cơ quan nội tạng, khi đến một hàm lượng nhất định, sẽ gây
ngộ độc cấp và mãn tính như: Rối loạn chức năng gan, thận, suy nhược cơ thể,
rối loạn tiêu hoá, trầm cảm. Nguy hại hơn hàn the mà các gian thương sử dụng

đều là loại hàn the công nghiệp, lẫn rất nhiều tạp chất độc hại khác như asen,
chì...là nguyên nhân tiềm tàng của bệnh ung thư. Các thực phẩm chứa hàn the
mang môi trường bazo do:

Na 2 B4O 7  → 2Na + + B4 O72 −
B4 O 72− + H 2 O € HB4 O7− + OH −

HB4 O7− + H 2O € H 2 B4 O 7 + OH −
Bước 2: Học sinh làm thí nghiệm khám phá kiến thức.
Giáo viên đặt vấn đề: Hiện nay trên thị trường có bộ KIT xác định nhanh
hàn the với giá trung bình là 435.000 đồng, mỗi bộ KIT có 50 test. Vậy dựa vào
môi trường PH của thực phẩm chứa hàn the các em có thể tự tạo test thử hàn the

GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên


rẻ tiền hơn từ rau, quả không? Để xác định sự thay đổi màu sắc theo các môi
trường PH của dịch chiết từ rau, củ, các em sẽ làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 7 học sinh.
Mục đích: Tiến hành thí nghiệm để tìm ra sự thay đổi màu sắc của dịch
chiết bắp cải tím, củ nghệ, củ dền. Đây là các loại rau củ gần gũi với các em
trong đời sống, có khả năng thay đổi màu sắc tuỳ theo môi trường pH.
Giáo viên phát nguyên liệu và phiếu hướng dẫn làm thí nghiệm cho các
nhóm để các nhóm tiến hành làm thí nghiệm:
Hoá chất, dụng cụ, nguyên liệu:
+ Các dung dịch mẫu có pH khác nhau.
+ Dụng cụ: Máy xay, nước cất, rá lọc, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá
để ống nghiệm.
+ Nguyên liệu: Bắp cải tím, củ nghệ, củ dền.
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM

Nhóm: ……………………………………………………………………
Thí nghiệm 1: Kiểm tra 1 chất trong tự nhiên có phải là chất chỉ thị
axit – bazơ hay không.
Chất chỉ thị axit – bazơ cần nghiên cứu:…………………………………
Cách tiến hành
Hiện tượng
Kết luận
1
- Lấy 3 ống nghiệm
+ Ống (1) cho 2 ml dung dịch HCl
+ Ống (2) cho 2 ml nước cất
+ Ống (3) cho 2 ml dung dịch NaOH
- Cho 4 – 5 giọt dung dịch chất nghiên cứu
vào 3 ống nghiệm. Quan sát sự thay đổi màu
sắc của chất nghiên cứu trong các môi trường.
2
- Lấy 1/2 lượng dung dịch trong ống (1) cho vào
ống nghiệm (4), thêm 2 giọt chất nghiên cứu.
- Cho từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm
(4) đến dư. Quan sát hiện tượng.
3
- Lấy 1/2 lượng dung dịch trong ống (3) cho vào
ống nghiệm (5), thêm 2 giọt chất nghiên cứu.
- Cho từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm
GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên


(5) đến dư. Quan sát hiện tượng.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu sự thay đổi màu sắc của chất chỉ thị axit –
bazơ theo pH

- Lần lượt cho 3 ml các dung dịch đã biết pH vào các ống nghiệm.
- Nhỏ 3 giọt dung dịch chất chỉ thị nghiên cứu vào các dung dịch vừa lấy.
- Quan sát màu sắc, ghi chép thông tin vào bảng, rút ra nhận xét.
Dung dịch

Nhận xét về khả năng đổi màu của
chất chỉ thị

Màu chất chỉ thị

pH = 1
pH = 3
pH = 5
pH = 7
pH = 8
pH = 9
pH = 11
pH=13
+ Các nhóm làm thí nghiệm với ba dung dịch nghiên cứu là dịch chiết của
nghệ, củ dền, bắp cải tím, ghi chép thông tin; Giáo viên quan sát, hỗ trợ nếu cần.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Giáo viên chốt kiến thức: Các dịch chiết từ rau, củ có khả năng thay đổi
màu sắc tuỳ theo môi trường pH. Vậy có thể sử dụng dịch chiết rau củ để xác
định pH của thực phẩm chứa hàn the.
Bước 3: Giao nhiệm vụ cho học sinh và xác lập tiêu chí đánh giá sản
phẩm.
Sản phẩm giấy thử hàn the cần đạt các tiêu chí trong phiếu đánh giá sau:
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm “giấy thử hàn the trong thực
phẩm”
TIÊU CHÍ


Giấy chỉ thị đều màu
Khổ giấy chỉ thị vừa phải, đều, đẹp

ĐIỂM TỐI ĐA

2
1

GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên

ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC


Giấy chỉ thị có khả năng đổi màu khi

3

tiêp xúc với thực phẩm chứa hàn the.
Làm đủ số lượng 20 giấy thử
Chi phí tiết kiệm

2
2

Bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm cần đạt các tiêu chí cơ bản ở phiếu
đánh giá số 2:
Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
Điểm


Điểm đạt
được

Trình bày được cách làm giấy thử hàn the
Nêu rõ kích thước của giấy (chiều dài, rộng)
Giải thích các cơ sở khoa học để tạo ra sản phẩm.
Nêu rõ được sự đổi màu của giấy khi tiếp xúc với

tối đa
2
1
3
2

thực phẩm chứa hàn the
Nêu được cách bảo quản sản phẩm, dụng cụ

1

đựng.
Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn
Tổng điểm

1
10

TT

Tiêu chí


1
2
3
4
5
6

Bước 4: GV thống nhất kế hoạch triển khai:
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
THỜI LƯỢNG
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án
Tiết 1 (45 phút)
Hoạt động 2: nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị 1 tuần (Học sinh tự học
cho thiết kế sản phẩm để báo cáo.
Hoạt động 3: Báo cáo bằng phương án thiết kế
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm

theo nhóm)
Tiết 2 (45 phút)
1 tuần (học sinh tự làm

Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phẩm

việc theo nhóm)
Tiết 3 (45 phút)

Trong đó GV nêu rõ nhiệm vụ ở hoạt động 2:
Trên cơ sở kết quả thí nghiệm và căn cứ tiêu chí đánh giá, cô giáo yêu cầu
các nhóm thảo luận, xây dựng bản thiết kế thi công sản phẩm.
Gợi ý bản thiết kế:

1. Nhóm lựa chọn loại rau, củ nào để làm giấy thử hàn the. Vì sao?
GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên


2. Các bước làm giấy thử hàn the từ cồn, giấy lọc, nguyên liệu lựa chọn (Có định
lượng nguyên liệu)? Kích thước giấy thử?
3. Giải thích được cơ sở khoa học để tạo ra sản phẩm:
- Vì sao dùng cồn làm dung môi ngâm?
- Vì sao giấy lọc thấm được dung môi và chứa chất tan?
- Nêu rõ sự đổi màu của giấy khi tiếp xúc với thực phẩm chứa hàn the.
- Nêu được cách bảo quản sản phẩm, dụng cụ đựng.
4. Tính chi phí cụ thể cần dùng để làm sản phẩm (tiền mua nguyên liệu, tiền điện,…)
Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức trọng tâm và xây dựng bản thiết
(Học sinh làm ở nhà – 1 tuần)
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh ôn tập được kiến thức về chất chỉ thị axit – bazo, hiện tượng
mao dẫn, qua đó đề xuất được quy trình làm giấy thử hàn the từ rau, củ.
Nội dung hoạt động
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến
thức trọng tâm sau:
- Chất chỉ thị axit – bazo (Hoá học 11– bài 3);
- Hiện tượng mao dẫn (Vật lí 10 – Bài 54) ;
-

Các

Web:

/>
muoi.jsp, />

Trên cơ sở gợi ý bản thiết kế ở hoạt động 1, học sinh xây dựng phương án
thiết quy trình làm giấy thử hàn the trên powerpoit cho buổi trình bày trước lớp.
Hoàn thành bản thiết kế và nộp cho giáo viên theo yêu cầu sau:

GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên


- Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước của giấy thủ
hàn the, các nguyên liệu sử dụng (có định lượng), quy trình làm có rõ ràng các
bước cụ thể.
- Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
b. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bản ghi chép cá nhân về kiến thức liên quan.
- Bản thiết kế quy trình làm giấy thử hàn the bằng file word và powerpoit.
c. Cách thức tổ chức
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
+ Lựa chọ loại rau củ để làm chất chỉ thị thử hàn the.
+ Xây dựng quy trình làm giấy thử hàn the bằng các dụng cụ: máy xay,
cốc thuỷ tinh, giá lọc, giấy lọc, cồn, máy sấy, nhíp.
+ Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- Giáo viên đôn đốc, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Hoạt động 3. Trình bày bản thiết kế (Tiết 2: 45 phút)
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế “quy trình làm giấy thử hàn the” của
nhóm mình.
b.

Nội dung hoạt động

- Giáo viên tổ chức cho học sinh từng nhóm trình bày bản thiết kế quy

trình làm giấy thử hàn the.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại
các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch làm giấy thử hàn the từ những dụng
cụ và nguyên liệu trong bản thiết kế.
c. Sản phẩm của học sinh
Bản thiết kế quy trình làm giấy thử hàn the trong thực phẩm hoàn chỉnh.
d. Cách thức tổ chức

GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên


- Giáo viên đưa ra yêu cầu về:
+ Nội dung cần trình bày.
+ Thời lượng báo cáo.
+ Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
Học sinh báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.
Hoạt động 4. Chế tạo và thử nghiệm. (học sinh làm tại nhà trong 1
tuần)
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để làm giấy thử hàn the trong
thực phẩm đảm bảo yêu cầu đặt ra.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước (loại rau củ
do nhóm lựa chọn, cồn, cốc thuỷ tinh, máy xay, rá lọc, giấy lọc, kéo, máy sấy)
để tiến hành làm giấy thử hàn the theo bản thiết kế.
- Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh
bằng thêm bớt lượng nguyên liệu nếu cần.

- Làm video giới thiệu quy trình làm sản phẩm.
c. Sản phẩm của học sinh
Mỗi nhóm có 1 bộ gồm 20 giấy thử hàn the đã được hoàn thiện và thử
nghiệm, video dài không quá 3 phút giới thiệu quy trình làm giấy thử hàn the
trong thực phẩm từ những nguyên liệu cho sẵn.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để làm giấy thử hàn
the theo bản thiết kế.
+ Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.

GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên


- Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phầm theo
nhóm.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần.
Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm giấy thử hàn the trong thực phẩm.
(Tiết 3 – 45 phút)
a. Mục đích của hoạt động
Các nhóm học sinh giới thiệu sản phẩm giấy thử hàn the trước lớp, chia
sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phầm.
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra.
- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
+ Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận
xét từ giáo viên và các nhóm khác.
+ Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm.
+ Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình

thực hiện nhiệm vụ làm giấy thử hàn the.
c. Sản phẩm của học sinh
Giấy thử hàn the và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phầm trước lớp và
tiến hành thảo luận, chia sẻ.
- Học sinh trình diễn sự đổi màu của giấy thử khi tiếp xúc với thực phẩm
chứa hàn the.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các
kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế quy
trình và thực hiện làm giấy thử hàn the.
- Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.

GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên


Sau khi hoàn thành bài học STEM ngoài các phiếu đánh giá kết quả của
nhóm, các nhóm có phiếu đánh giá cá nhân (phụ lục số 01)
Các hình ảnh minh chứng cho bài học STEM “làm giấy thử hàn the trong
thực phẩm từ rau, củ” được trình bày ở phụ lục số 05.

GV: Trịnh Thị Nhàn – Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên



×