Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tìm hiểu về an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần May 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.58 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển công nghiệp máy móc tiên tiến các doanh nghiệp không
ngừng phát triển hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và tích cực chủ động tham
gia vào xu hướng chung của thương mại toàn cầu. Nhưng bên cạnh thành công
của doanh nghiệp thì tình trạng tai nạn lao động vẫn còn rất nhiều. Tai nạn lao
động tăng cao ảnh hưởng tới các chi phí doanh nghiệp, xã hội và gia đình. Năng
suất lao động của doanh nghiệp giảm sút ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu mà
doanh nghiệp đã và đang tạo dựng.
2. Lý do chọn đề tài
Trước tình hình đổi mới mạnh mẽ của đất nước, các doanh nghiệp Việt
Nam cũng có những bước chuyền đổi để theo kịp tình hình của thế giới. Đây là cơ
hội để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam học hỏi kinh nghiệm cũng như tiếp
thu trình độ công nghệ, trình độ quản lý của thế giới. Trong đó phải kể đến công
ty cổ phần May 10 Việt Nam. Đây là một trong số các doanh nghiệp lâu đời nhất
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mặt hàng may mặc. Tuy có rất
nhiều cố gắng đầu tư vào việc triển khai hoạt động bảo hộ an toàn vệ sinh lao
động song công ty vẫn còn một số tồn tại và khó khăn cơ bản mà công ty cần
khắc phục để đem lại cho người lao động của công ty một môi trường và điều
kiện làm việc tốt hơn. Xuất phát từ thực tế về thực trạng công tác an toàn vệ sinh
lao động tại Công ty May 10, nhóm 3 đã chọn đề tài “Tìm hiểu về an toàn vệ
sinh lao động tại Công ty cổ phần May 10”.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Lý thuyết: tham khảo sách giáo trình,các tài liệu có liên quan đến an toàn
vệ sinh lao động.
- Thực trạng: tìm hiểu trên sách báo điện tử, tài liệu trên mạng internet.
4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại doanh nghiệp công ty cổ phần May 10


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản


- Công tác an toàn vệ sinh lao động là hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật,
tổ chức quản lý, kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, nhằm cải thiện điều kiện
lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, bảo vệ
tính mạng và sức khỏe cho người lao động.
- An toàn lao động là các biện pháp giảm thiểu hoặc triệt để những yếu tố
nguyhiểm trong sản xuất, kinh doanh hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng
của người lao động.
-Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất kinh
doanh đối với người lao động, bảo vệ người lao động khỏi bệnh nghề nghiệp.
• Các yếu tố nguy hiểm:
+Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là các yếu tố có tác động chấn thương, tử
vongcho người lao động trong quá trình sản xuất, đây là nguy cơ chính gây tai
nạn đối với người lao động.
+ Các yếu tố nguy hiểm bao gồm: các bộ phận truyền động và chuyển động như
những trục máy, bánh rang, sự chuyển dộng của bản thân máy móc như ô tô máy
trục; nguồn điện; nguồn nhiệt, vật rơi đổ sập; vật văng bắng, nguy cơ nổ.
• Các yếu tố có hại:
+ Các yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người
trong quá trình lao động.
+ Các yếu tố có hại bao gồm yếu tố về vi khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió,
bức xạ nhiệt,…), yếu tố vật lý ( ánh sáng, rung chuyển theo dải tần,tiếng ồn theo
dải tần,…), yếu tố bụi các loại ( bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi thông thường, bụi
silic, bụi bong,..).
- Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào
của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động gắn
liện với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
-Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động tới người lao động.



1.2. Sự cần thiết của việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của các
doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động Việt Nam là vô cùng cần
thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhất là trong tình hình lao động hiện nay.
Doanh nghiệp có thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thì người lao động mới có
thể yên tâm làm việc, phòng tránh và giảm thiểu những tai nạn xảy ra đối với
người lao động. Từ đó giúp tăng hiệu quả lao động, giúp người lao động làm việc
tích cực và gắn bó với tổ chức. Ngoài ra, việc thực hiện tốt công tác an toàn vệ
sinh lao động còn giúp doanh nghiệp tăng được tính cạnh tranh cho thị trường.
1.3. Điều kiện lao động
- Là tổng thế các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kĩ thuật tự nhiên, thể hiện qua
quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người
lao động và sự tương tác qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của
con người trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Các yếu tố của điều kiện lao động gồm có:
+ Các yếu tố của sản xuất kinh doanh: Máy móc, thiết bị, công cụ, nhà xưởng,
năng lượng, đối tượng,…
+ Các yếu tố có liên quan sản xuất kinh doanh: Yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế,
quan hệ đời sống,…


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY 10.
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần May 10.
2.1.1. Tên công ty – địa chỉ
- Tên công ty: Công ty cổ phần May 10
- Tên giao dịch quốc tế là: Garment 10 Joint Stock Company
- Tên viết tắt là: Garco 10 JSC
- Trụ sở chính: Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội

- Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thuộc Tập
đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thành lập cho đến nay đã tròn 62 năm.
2.1.2. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
- Trong thời gian qua, công ty cổ phần May 10 đã đổi mới phương thức hoạt
động, nắm bắt những vận hội mà đất nước đem lại. Tiêu biểu là ngày 11/1/2007
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Sự kiện trọng đại này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành dệt
may Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp May 10.
- Công ty cổ phần May 10 có các đơn vị sản xuất chính bao gồm 11 xí nghiệp
thành viên, trong đó có 5 xí nghiệp tại May 10, 6 xí nghiệp tại các địa phương, và
2công ty liên doanh, cùng 3 phân xưởng phụ trợ.
- Công ty cổ phần May 10 hoạt động trong những lĩnh vực sau:
+ Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may
mặc.
+ Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công
nghiệp tiêu dùng khác.
+ Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.
+ Đào tạo nghề.
+ Xuất nhập khẩu trực tiếp. Trong đó, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là
sản xuất kinh doanh hàng dệt may.


2.2. Điều kiện lao động và tổ chức bộ máy an toàn vệ sinh lao động của công
ty cổ phần May 10.
2.2.1. Điều kiện lao động của công ty.
•Về thiết bị :
+ Công ty hiện có 13 xí nghiệp thành viên với hơn 3000 máy chuyên dụng chủ
yếu do các nước khối EU, Nhật, Mỹ,… sản xuất.
+ Hệ thống thiết bị chuyên nghiệp CAD/CAM của hãng SCHMIDT-Mỹ và
LECTRASYSTEM-CH Pháp dùng để thiết kết thời trang, thiết kế mẫu, truy nhập

mẫu và giác đồ cắt.
+ Máy kiểm tra MANSANG-Hong Kong dùng để kiểm tra lỗi vải và chiều
dàicuộn vải trước khi đưa vào sản xuất.
+ Các loại máy ép mex KANNEGIENSSER –CH liên bang đức ép thủy lực theo
phương thẳng đứng với hệ thống làm lạnh công suất cao, đảm bảo độ kết dính tốt
và không làm biến dạng sản phẩm.
+ Các loại máy thêu TAJMA-Nhật Bản cùng một lúc thêu được 20 sản phẩm với
9 loại chỉ khác nhau.
•Lao động:
+ Lao động trực tiếp chiếm hơn 90,2%; lao động gián tiếp chỉ chiếm 9,8%; tỷ
lệlao động nữ nhiều hơn lao động nam, đặc biệt là lao động trực tiếp thể hiện tính
đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Lực lượng lao động có tuổi bình quân cao từ 35-40 tuổi, điều này giúp công ty
có đội ngũ lao động lâu năm, tâm huyết và giàu kinh nghiệm, tuy nhiên lại tạo ra
hạn chế về trình độ, kĩ năng, sức khỏe để có thể nắm bắt và tiếp thu những công
nghệ mới, sự quản lí mới.
•Về chất lượng lao động:
Công ty đã đầu tư mở rộng Trường đào tạo công nhân kĩ thuật may và thời trang,
phối hợp với các trường Đại học Bách khoa hà nội, Đại học Mỹ thuật công
nghiệp Hà Nội đào tạo các khóa học tại chức về các chuyên ngành may, quản trị
kinh doanh, thiết kế thời trang ,…


•Quy trình công nghệ:
- Xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật
- Định mức thời gian chế tạo sản phẩm
- Xây dựng bảng mẫu nguyên phụ liệu
- Lập bảng màu
- Công tác kiểm tra, quản lí chất lượng
2.2.2. Tổ chức bộ máy an toàn vệ sinh lao động của công ty cổ phần May 10.


•Cơ cấu nhân sự bộ phận đảm bảo an toàn vệ sinh lao động công ty May 10


- Chức năng: Cán bộ an toàn vệ sinh lao động có chức năng tham mưu, giúp việc
cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các hoạt động an toàn vệ sinh lao động.
- Nhiệm vụ: Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành
các công việc sau:
- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao
động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động.
- Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn
vệ sinh lao động của Nhà nước, của cơ sở lao động trong phạm vi cơ sở lao động.
- Tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.
- Kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động theo định kỳ ít nhất 1tháng/1lần các bộ
phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăn
công nghiệp).
- Đề xuất, tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao
động trong phạm vi cơ sở lao động theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
2.3. Các yếu tố nguy hiểm và biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
của công ty cổ phần May 10.
2.3.1. Yếu tố nguy hiểm cơ học:
• Các yếu tố nguy hiểm:
- Thiếu các thiết bị cảnh báo nguy hiểm hoặc có nhưng hoạt động không chính
xác, ví dụ như: chuông, còi báo động khi thiết bị nâng bị quá tải; đồng hồ báo áp
suất ở các máy nén khí, đồng hồ báo hiệu điện thế và cường độ dòng điện,…gây
sự lo lắng đối với người lao động khi sử dụng các thiết bị trong thời gian dài.

- Thiếu các thiết bị an toàn hoặc có nhưng đã bị hỏng, mất tác dụng hoặc hoạt
động không chính xác phải làm việc quá tính năng hoặc giới hạn cho phép. Đặc
biệt là khi máy thiếu các thiết bị khống chế quá tải (bộ phận đối trọng của các


máy nâng, hạ); van xả khi áp suất máy nén khí quá cao hoặc cầu chảy khi cường
độ điện tăng cao quá giá trị cho phép,….
- Các hệ thống băng chuyền tải chưa được đảm bảo về cách vận hành và tốc độ
chuyển động.
- Các loại máy may, máy cắt hoạt động với tốc độ cao, gây nguy hiểm cho các
công nhân trực tiếp sử dụng, vận hành máy.
- Các máy may chưa phù hợp với người lao động như ghế hoặc bàn quá thấp.
• Ảnh hưởng đến người lao động:
- Công nhân trực tiếp vận hành máy may, máy cắt dễ bị tai nạn do máy hoạt động
với vận tốc nhanh trong thời gian dài.
- Các loại máy móc chưa phù hợp với người lao động gây khó khăn trong quá
trình vận hành và sử dụng, dễ gây các chấn thương cho người sử dụng, gây các
bệnh về xương khớp cho công nhân may trong thời gian dài.
- Việc các thiết bị chuông, còi báo động khi thiết bị nâng bị quá tải hay đồng hồ
áp suất ở các máy nén khí, đồng hồ báo hiệu điện thế và cường độ dòng điện,…
hoạt động không chính xác hoặc không hoạt động gây lo lắng cho người lao động
và không cảnh báo kịp thời cho người lao động khi xảy ra tai nạn.
• Để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động công ty cần có biện pháp:
- Lắp đặt các máy móc thiết bị an toàn đúng tiêu chuẩn kĩ thuật và hoạt động tốt
như: chuông báo, còi báo động, đèn báo, khoá báo, khoá điện…
- Những yêu cầu cơ bản về an toàn vận hành các băng chuyền đó là: ngăn cách
toàn bộ các phần quay và chuyển động (cơ cấu truyền động, hộp giảm tốc, khớp
nối, bánh răng, các tang quay) bằng các lưới.Tất cả các nút bấm được đặt dọc
theo băng tải với khoảng cách 10 m. Các băng tải được trang bị bộ cắt điện sự cố,
có nút bấm “stop” trong trường hợp các máy ngừng chậm. Các thiết bị khởi động

băng tải có tín hiệu liên lạc theo âm thanh và ánh sáng. Để chuyển an toàn qua
các băng tải thường đặt các cầu chuyển.
- Các băng tải được đặt trên độ cao từ 0,5 đến 2 m, cần phải có lưới ngăn ở tất cả
các vị trí vào.Tốc độ chuyển động an toàn nhất của các băng tải không lớn hơn
0,2 m/s. Khi vận hành cần theo dõi sự bình thường của các chi tiết quay và cần
bôi dầu các chi tiết hoạt động.


- Trong trường hợp mất điện, công nhân vận hành phải hạ hết cầu dao chính của
máy và tắt hết công tắc, khi có điện trở lại phải sử lý đầy đủ các yêu cầu an toàn
điện, thiết bị mới được tiếp tục vận hành.
- Bộ phận điều khiển, trên máy phải thuận tiện, dễ nhìn, dễ thao tác, lực thao tác
không quá tiêu chuẩn cho phép.Ghế ngồi làm việc có độ cao thuận tiên khi thao
tác làm việc.
- Kiểm tra nhắc nhở người lao động mang đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Không mặc quần áo rộng, sờn hoặc đồ trang sức có thể bị rơi mắc vào máy đang
chuyển động.
- Kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc thường xuyên đúng định kỳ để đảm bảo sự
hoạt động tốt và an toàn. Và phải chú ý đến các cơ cấu an toàn của các máy móc
như cơ cấu che chắn cho các máy xén, máy đóng ghim, các máy là, máy cắt…
2.3.2. Yếu tố nguy hiểm về điện:
• Các yếu tố nguy hiểm:
- Tiếp xúc với các bộ phận kim loại của máy móc, thiết bị đã bị rò điện chạm vỏ,
tiếp xúc va chạm vào các vật mang điện như: dây trần, mối nối dây điện, cầu dao,
cầu chì, các bộ phận dẫn điện của thiết bị để hở...
- Các thiết bị kết nối với nguồn điện như bàn là, máy khâu… phải làm việc 24/24
với tần số cao.
•Ảnh hưởng đến người lao động:
- Các loại máy hoạt động với công suất lớn, dễ gây chập điện, cháy, nổ.
- Đường dây điện chưa được bố trí gọn, gây khó khăn trong việc đi lại, dễ gây

đứt, hở dây điện gây chập điện, cháy nổ.
- Các mối nối chưa đảm bảo an toàn dễ gây chập, cháy, nổ.
- Gây tổn thương cơ thể, thậm chí chết người, chập điện gây cháy nổ tổn thất lớn
về người và tài sản cho công trình và thiết bị.
•Để đảm bảo an toàn cho người lao động công ty cần có các biện pháp sau:
- Công ty cần sửa chữa thay thế những chỗ trong đường dây cung cấp điện không
đảm bảo an toàn. Bố trí hệ thống đường dây theo mép tường hoặc chỗ ngầm dưới
đất đảm bảo khoảng cách an toàn, tránh tiếp xúc với công nhân.


- Máy điện phải đặt ở những nơi khô ráo (trừ các máy điện có cấu tạo đặc biệt để
làm việc ở những nơi ẩm ướt) và phải dùng bu lông bắt chặt vào bệ máy. Hộp đầu
nối dây của máy phải có nắp bảo vệ; cấm lấy nắp ra trong khi máy đang làm việc.
- Các bộ phận mang điện như cầu dao phải đặt trong hộp kín, cầu chì, ổ cắm điện
phải có nắp đậy, các đầu dây nối phải bọc kín bằng vật liệu cách điện...
- Kiểm tra và lắp thay thế các phích cắm điện, ổ cắm, nắp thường xuyên. Tránh
quá tải ổ cắm.
- Khi hết giờ làm việc, các công nhân, bộ phận phải kiểm tra tắt hết đèn, quạt, bếp
điện…trước khi ra về và ghi và sổ sách.
2.3.3.Vật rơi, đổ sập:
• Các yếu tố nguy hiểm:
-Trong kho hàngcông nhân sắp xếp hàng hóa bất cẩn đã gây sập đổ pallet.
- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa lên hoặc xuống do bất cẩn khiến hàng hóa
đè vào người.
- Trong kho dự trữ nguyên liệu, hàng hóa các thiết bị bóng đèn chưa đảm bảo đủ
độ sáng khiến công nhân.
- Lối đi trong kho có chỗ còn trơn hay vướng phải vật cản làm đổ, sập khiến công
nhân dễ bị ngã khi đi lại, hàng hóa bị hư hỏng.
• Ảnh hưởng đến người lao động:
- Hàng hóa trên cao sắp xếp không gọn gàng dễ bị đổ xuống khi công nhân lấy

hàng, dễ gây tai nạn cho người lao động.
- Sàn kho trơn trượt dễ làm người lao động bị ngã.
•Để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cần có biện pháp:
- Trong nhà kho các đồ đạc được sắp xếp theo nguyên tắc vật nặng xếp dưới vật
nhẹ xếp lên trên để tránh đổ vỡ. Không sắp xếp quá nhiều hàng lên giá đỡ.
- Không có chứng ngại vật trên đường đi lại trong khu vực lưu trữ.
- Sử dụng 6 xe nâng tự động, 12 xe kéo hàng, 3 xe nâng đẩy tay thủy lực giúp quá
trình vận chuyển hàng hóa dễ dàng, lưu ý về trọng tải cho phép.


- Đảm bảo kho lưu trữ đủ ánh sáng, thường xuyên lau chùi, kiểm tra các hệ thống
chiếu sáng.
- Thay các hệ sống chiếu sáng theo định kỳ để đảm bảo công suất làm việc.
2.4. Các yếu tố có hại và biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động của công ty cổ
phần May 10.
2.4.1. Vi khí hậu
Nguồn phát sinh nhiệt trong môi trường của công ty thường là nhiệt trong khu
nhà xưởng. Công nhân làm việc tại nhà xưởng có thể gặp phải những căng thẳng
do nhiệt từ những máy móc và thiết bị được sử dụng xung quanh. Điều này có thể
dẫn tới đau đầu, mệt mỏi, khó chịu.
→Công ty có các biện pháp để ngăn chặn căng thẳng do nhiệt:
- Cho lắp đặt máy móc để thanh lọc không khí và điều hòa nhiệt độ tại bộ phận
này. Nếu khu vực làm việc chỉ khoảng dưới 35 ° C, thì có thể chỉ sử dụng quạt
thông gió.
- Những tiêu chuẩn vệ sinh khi làm việc tại nhà xưởng như nhiệt độ tối ưu và
nhiệt độ cho phép, độ ẩm tương đối, vận tốc gió ở chỗ làm việc cố định... đựơc
thực hiện đầy đủ và thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện thực tế.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như áo quần chống nóng, khẩu
trang, kính mắt tránh khói và hơi nóng bốc lên trực tiếp.

2.4.2. Tiếng ồn và rung động:
Do hoạt động sản xuất hàng ngày nên máy móc hoạt động 24/24 giờ và 7 ngày
trong tuần dễ gây các bệnh nghề nghiệp cho công nhân như điếc, tổn thương về
xương khớp và cơ, hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất,
giảm khả năng nhạy bén…
→ Để giảm thiểu tiếng ồn công ty cần có biện pháp:
- Trang bị nút tai, bao tai chống ồn có hiệu quả cho công nhân tại phân xưởng
may. Thường xuyên bảo hành bảo trì các thiết bị nhằm giảm thiểu tối đa tiếng ồn
trong xưởng.


- Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý cho công nhân có tiếp xúc với tiếng ồn quá
cao.
- Xây dựng và cải tạo các phân xưởng để có độ thoát âm tốt, đảm bảo mức âm
chung trong phân xưởng luôn <75 dBA.
- Thay thế các máy móc cũ gây tiếng ồn lớn bằng các máy móc hiện đại hơn, ít
gây tiếng ồn hơn.
2.4.3. Bụi
Do đặc thù của công nghệ máy móc, kỹ thuật hiện đại nên bụi ở các phân xưởng
ảnh hưởng không ít đến công nhân có thể gây các bệnh về đường hô hấp đặc biệt
là bụi vải.
→ Cần có các biện pháp:
- Trang bị khẩu trang chống bụi cho công nhân và áp dụng các giải pháp kĩ thuật
chống bụi như: bao kín thiết bị, dây chuyền sản xuất phát sinh bụi…
- Công ty phải tổ chức kiểm tra giám định hàm lượng bụi này cho công nhân tại
đó ít nhất một năm một lần.
- Dựa theo tính chất độc hại trong sản xuất, mỗi người công nhân sẽ được trang bị
dụng cụ phòng hộ thích hợp.
- Có hệ thống máy hút bụi, quạt thông gió, điều chỉnh tốc độ quạt, quạt thông gió
hợp lý.

- Giữ khu vực làm việc sạch sẽ, bề mặt và các khe kẽcủa máy móc, thiết bị, nền
nhà không để tích tụ bụi; chỉ dùng máy hút bụi hoặc khăn lau ướt để vệ sinh máy
móc, các thiết bị…


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
3.1 Một số giải pháp
3.1.1. Về điều kiện và môi trường lao động:
• Cần phát huy hơn nữa những điều kiện lao động tốt đã tạo được cho công nhân
may: Thường xuyên nâng cấp và sử dụng tốt hệ thống thông gió làm mát ,không
khí thoáng đãng, giảm lượng bụi trong không khí, thay thếkịp thời các các đèn
nung sáng và huỳnh quang đảm bảo độ sáng cho người công nhân theo đúng tiêu
chuẩn Việt Nam (>500 Lux).
• Khi có điều kiện cần phải tiến hành cải tiến dây chuyền công nghệ,đổi mới thay
thế các máy, thiết bị cũ (những thiết bị máy móc cũ, nhập của Liên xô giai đoạn
trước năm1995 gồm 2 máy quay vải, 5 máy nén khí, 7 máy sấy, 10 máy đột cúc
và 20 máy là...) bằng máy móc thiết bị mới, hiện đại của Mỹvà Nhật để tăng năng
suất lao động, hạn chế tai nạn và những yếu tố có hại phát sinh cho người lao
động.
• Phát động phong trào “ Xanh, sạch , đẹp” trong công ty và thực hiện nó hiệu quả
để đem lại một môi trường lao động xanh sạch đẹp cho cán bộcông nhân viên của
công ty. Cần có khoảng 2 nhân viên quét dọn vệ sinh hàng ngày và luôn tổ chức
nạo vét các đương ống, rãnh thoát nước tránh ứđọng nước làm mất vệ sinh gây ô
nhiễm môi trường xung quanh…
3.1.2. Về tổ chức sản xuất:
• Thực hiện thời gian làm việc 8h/ngày và nghỉ giữa ca là 45 phút. Đảm bảo thời
giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Trong
các trường hợp cần phải tăng ca, tăng giờ làm thì cũng không được quá bốn giờ
trong một ngày hay 200 giờ trong một năm. Thời gian làm việc ban đêm tính từ

22 giờ đến 6 giờ sáng, hoặc 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau được nghỉ giữa ca 45
phút.
• Nếu có thể công ty nên tăng thời gian nghỉ ngơi cho công nhân bằng cách cải
tiến kĩ thuật , đưa ra chế độ nghỉ ngơi phù hợp như tổ chức thêm những lần nghỉ
xen kẽ trong khi làm việc để tránh mệt mỏi.
• Cải tạo bàn ghế phù hợp các loại bàn may, ghế ngồi để có thể điều chỉnh theo
vóc dáng phù hợp cho từng người công nhân.


3.1.3. Về phía công nhân và ban lãnh đạo công ty:
• Tuyển chọn lao động đạt tiêu chuẩn ( Nam từ 1m55 cân nặng 50 Kg trở lên ,
nữ1m50 cân nặng 45kg trở lên) không mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm, tim
mạch…
• Khám sức khoẻ định kì hàng năm theo hai đợt, phát hiện trường hợp nào nghi
ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cần kịp thời đưa đi chữa trị. Tạo điều kiện cho người
có sức khoẻ yếu, ốm đau, thai nghén, được nghỉ ngơi điều trị hoặc chuyển sang
công việc nhẹ hơn.
• Cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân , trang thiết bị. Đặc biệt chú ý đến
chất liệu, kiểu dáng quần áo, ấm mùa đông, mát mùa hè.
• Tổ chức các buổi hội thi nhằm cung cấp và nâng cao kiến thức về an toàn vệ
sinh cho người lao động:
- Thời gian ngày thứ 7 trong tuần 2 mỗi tháng
- Nội dung: tổ chức thi giữa các đội nhằm phát hiện nhanh chóng các vấn đề về
máy móc bị trục trặc khi đang làm việc và cách xử lý hiệu quả nhất, đưa ra các
hình ảnh về các tai nạn lao động để công nhân đoán ra nguyên nhân và cách khắc
phục. Giúp cho công nhân có thể vừa được vui chơi sau khi làm việc căng thẳng
vừa học được các kiến thức về an toàn vệ sinh lao động.
• Tổ chức lớp huấn luyện địnhh kỳ về an toàn vệ sinh lao động:
- Thời gian ngày 18/7/2019 tại điểm sinh hoạt Văn hóa công nhân
- Đến dự và huấn luyện có giảng viên Nguyễn Ngọc Sơn- Công ty TNHH tư vấn

thiết kế đào tạo HSE.
- Tại buổi huấn luyện, các học viên được trang bị các kiến thức cơ bản như:
+ Tổng quan về hệ thống quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Hệ
thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động.
+ Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư,
chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá,
quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh
lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh
lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người
lao động.


+ Nội quy an toàn vệ sinh lao động biển báo, biển chỉ dẫn an toàn vệ sinh lao
động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân.
+ Các công nhân được trao đổi, thảo luận và có các giải pháp cụ thể từ các tình
huống thực tế của giảng viên đưa ra.
+ Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động hàng quý,
hàng năm với các nội dung: Phân tích các kết quả, các thiếu sót, tồn tại và các bài
học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công
tác an toàn, vệ sinh lao động.
3.2. Kiến nghị
- Quan tâm, củng cố đội ngũ công nhân để có thể đưa ra thị trường những sản
phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng tiêu dùng.
- Cần đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho công nhân để họ làm việc tận tâm gắn
bó lâu dài với xí nghiệp hơn. Vì vấn đề nguồn nhân lực luôn là vấn đề cấp thiết
của ngành may. Góp phần xây dựng công ty này ngày càng phát triển và lớn
mạnh.
- Cán bộ y tế, bộ kinh tế lao động xã hội thường xuyên kiểm tra công tác an toàn
vệ sinh lao động.
KẾT LUẬN

Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh lao động ngày càng được quan tâm và chú
trọng. Đặc biệt là nhà nước đã ra các điều luật để đảm bảo cho người lao động có
đủ khả năng và sức khỏe để làm việc. Việc quan tâm đến người lao động là một
vấn đề cần thiết của doanh nghiệp bởi họ chính là người trực tiếp làm ra của cải
cho doanh nghiệp. Cùng với việc chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ,
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, trong nhiều năm qua May 10 luôn quan
tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, thực hiện tốt công tác an
toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và bảo vệ an
ninh. 5 lần liên tiếp được bình chọn “Doanh nghiệp vì người lao động” là minh
chứng cho sứ mệnh, trong mọi hoạt động của May 10 đều hướng tới người lao
động.Công ty đã xây dựng những phòng ban chuyên về an toàn vệ sinh lao động,
thiết kế thời gian làm việc cũng như cơ sở hạ tầng … ngày càng hợp lý. Tuy nhiên
vẫn không thể tránh khỏi một số rủi ro ngoài ý muốn, chính bởi vậy công ty đang
xây dựng và cố gắng giảm thiểu tốt nhất những nguy hiểm có thể xảy ra cho
người lao động.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình an toàn vệ sinh lao động
- />- />- />


×