Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

CHÍNH SÁCH QUẢN lý THỊ TRƯỜNG VÀNG ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.03 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
Khoa Quản Trị Kinh Doanh

TIỂU LUẬN

Đề tài: Chính sách quản lí thị trường vàng ở Việt Nam

Nhóm 4
Lớp BA020-1-131-D03

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
Khoa Quản trị kinh doanh


TIỂU LUẬN

Đề tài: Chính sách quản lí thị trường vàng ở Việt
Nam

Nhóm 4
Lớp BA020-1-131-D03
GVHD: TS. Lê Văn Hải

TP HỒ CHÍ MINH –THÁNG 12/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA QUẢN TRỊ KINH

NGÂN HÀNG TPHCM
DOANH




TIỂU LUẬN
Đề tài: Chính sách quản lí thị trường vàng ở Việt Nam

Nhóm thực hiện: NHÓM 4
Lớp: BA020-1-131-D03
GVHD: TS. LÊ VĂN HẢI

TP HCM, THÁNG 12/2012



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển thị trường vàng của
mỗi quốc gia có vai trò quan trọng, góp phần hình thành một thị trường tài chính
hoàn chỉnh, làm gia tăng các kênh đầu tư và kinh doanh cho các nhà đầu tư và kinh
doanh tài chính... Thực tế phát triển thị trường vàng của một số quốc gia cho thấy,
để có một thị trường vàng năng động, hiệu quả, rất cần có một cơ chế quản lí, giám
sát hữu hiệu của nhà nước và sự tham gia của các tổ chức kinh doanh vàng.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường chứng
khoán, thị trường bất động sản, thị trường vàng cũng ngày càng trở nên sôi động
hơn. Cùng với sự gia tăng của số lượng nhà đầu tư và nhu cầu mua bán vàng, số
lượng các sàn giao dịch vàng cũng tăng lên một cách đáng kể. Song hành với các
giao dịch mua bán vàng vật chất, loại hình kinh doanh vàng phi vật chất, kinh
doanh trên tài khoản đã và đang được triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
công, hoạt động của thị trường vàng nói chung, hoạt động kinh doanh vàng của các
cơ sở kinh doanh vàng, của các NHTM Việt Nam nói riêng cũng còn nhiều bất cập.
Chất lượng vàng chưa đạt tới độ chuẩn hóa; việc giao dịch mua bán, chuyển

nhượng vàng chưa thuận tiện. Quy chế hoạt động kinh doanh vàng không nhất
quán, mỗi sàn vàng có một quy chế giao dịch riêng. Thị trường vàng trong nước và
quốc tế chưa liên thông. Các sàn vàng nói chung, sàn vàng của các NHTM nói
riêng còn tiềm ẩn yếu tố có thể gây bất ổn cho nền kinh tế - xã hội. Điều này do
nhiều nguyên nhân, trong đó một số nguyên nhân chính là: Cơ chế, chính sách
quản lí kinh doanh vàng chậm đổi mới, không theo kịp sự phát triển của thị trường.
Cơ chế quản lí đối với một số mảng hoạt động kinh doanh vàng còn bị bỏ ngỏ.
Thực tiễn kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng bị buông lỏng. Cơ sở hạ tầng, công
nghệ phục vụ kinh doanh còn yếu kém, không đồng bộ đã dẫn đến những sự cố về


hệ thống. Kiến thức về kinh doanh vàng còn rất hạn chế, tiềm ẩn rủi ro cao đối với
cả nhà đầu tư và chính các đơn vị kinh doanh sàn vàng…
Nay được sự hướng dẫn của thầy Lê Văn Hải, nhóm chúng tôi xin thực hiện đề tài
nhằm mở rộng kiến thức trên lĩnh vực kinh tế, nắm bắt tình hình chính sách quản lí
thị trường vàng ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị tháo gỡ những
nút thắc còn tồn đọng, nhóm chúng em xin thực hiện tiểu luận với đề tài : ‘‘Chính
sách quản lí thị trường vàng ở Việt Nam”, nội dung của tiểu luận bao gồm
Chương 1: Tổng quan về chính sách quản lí thị trường vàng.
Chương 2: Thực trạng chính sách quản lí thị trường vàng ở Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách quản lí
thị trường vàng ở Việt Nam
Tiểu luận được hoàn thành là một trong những bước đầu tiên còn chập chững
của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu bộ môn Tài Chính Tiền Tệ. Qua đó trang bị một
số kiến thức và hiểu biết nhất định về chính sách quản lí thị trường vàng nước ta
cũng như sự biến động của trên thị trường vàng. Mặc dù đã để tâm nghiên cứu đề
tài này nhưng do còn có những hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, về nguồn tài liệu.
Nên tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự
góp ý, chỉ dạy và phê bình để có thể hoàn thiện hơn.
Cũng qua đây, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Hải đã hỗ trợ

chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.
Nhóm thực hiện


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ THỊ TRƯỜNG
1.1. Một số vấn đề cơ bản về thị trường vàng.
1.1.1 Khái niệm.
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của
hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số
lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm
năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa
mãn nhu cầu đó.

Theo khái niệm đó, thị trường vàng là nơi chuyển giao quyền sở hữu vàng khi có tác động qua lại giữa
người bán và người mua, nhằm thỏa mãn nhu cầu trang sức hoặc đầu tư của hai bên mua và bán.

1.1.2. Lịch sử phát triển của thị trường vàng

Vàng là kim loại sở hữu những đặc tính vô địch, nhưng nó cũng chẳng có vai
trò gì cho đến khi con người tìm ra, đào, tinh luyện và buộc nó phục vụ cho
những nhu cầu của mình. Dưới đây là những mốc thời gian đáng nhớ trong lịch
sử của vàng, theo tổng hợp của Hội đồng Vàng Thế giới.
Năm 3600 trước công nguyên, những người thợ vàng ở Hy Lạp là những người
đầu tiên nung quặng vàng để lấy được vàng. Năm 2600 trước công nguyên,
những trang sức vàng đầu tiên ra đời. Ai Cập trở thành quốc gia giàu có nhờ việc
có nhiều vàng và vàng đã dần trở thành tiêu chuẩn trung bình trong giao thương
giữa các nước.Shekel, đồng tiền vàng khoảng 11.3 gram vàng, được dùng như đơn
vị đo lường tiểu chuẩn suốt khu vực Trung Đông. Năm 1300, Tiêu chuẩn về vàng
được thiết lập, hệ thống tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới nhằm nghiên cứu và đảm
bảo chất lượng các kim lại quý đã được thành lập tại Goldsmith's Hall ở london.

Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Phòng phân tích kim loại quý London ngày nay.
Năm 1370, Cơn khát vàng đầu tiên trong lịch sử. Trong khoảng thời gian 13701420, rất nhiều mỏ vàng lớn quanh khu vực châu Âu trở nên gần như cạn kiệt. Việc
đào đãi và sản xuất vàng tại vùng này giảm mạnh đến mức gây ra cả một thời kì
mà người ta gọi là “Cơn khát vàng lịch sử”. Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ
2 làm thị trường vàng phải đóng cửa. Thị trường vàng ở London đã phải đóng cửa
khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Sau đó, cả thế giới đã quay về hệ thống
tỉ giá hối đoái cố định, lần này là cố định các đơn vị tiền tệ theo đồng USD và giá


vàng cũng được tính theo USD. Năm 2003, vàng K (K-gold) xuất hiện tại Trung
Quốc, Hội đồng Vàng thế giới đã tạo ra một phân khúc hoàn toàn mới với việc đưa
vàng K ra thị trường.Đây là loại vàng 18 carat ở Trung Quốc. Loại trang sức này
chủ yếu có hai màu vàng và trắng, nó được lấy cảm hứng từ các thiết kế của người
Italy. Chiến tranh Mỹ - Iraq, vàng tăng giá mạnh trở lại. Năm 2006, vàng đạt mức
730 USD/oz trước khi xuồng giá nhanh chóng 543USD/oz trong tháng sau do các
quỹ đầu cơ bán ra thu lãi sau đợt tăng giá mạnh trước đó và mối lo ngại các NHTW
sẽ hành động khi giá tăng quá cao. Năm năm trở lại đây, thị trường vàng thế giới
có sự chuyển biến khá phức tạp. Trong quý 2 của năm 2009, lần đầu tiên sau hai
thập kỉ, các ngân hàng trung ương lại trở thành người mua ròng vàng. Động thái
này phản ánh đồng thời sự chậm lại trong việc bán vàng của các ngân hàng trung
ương châu Âu cũng như sự tăng mua của các nền kinh tế mới nổi. Năm 2010, giá
vàng chạm đỉnh. Nỗi lo sợ lạm phát và khủng hoảng tài chính liên miên làm cho
tiền giấy và tiền xu suy yếu.Giá vàng tại London đã 35 lần liên tiếp chạm đỉnh kể
từ đầu năm nay. Năm 2011, vàng thiết lập đỉnh cao nhất mọi thời đại tại mức 1921
USD/ounce thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng nợ công Châu
Âu, đặc biệt tại Hy Lạp.
Những năm gần đây, thị trường vàng thế giới đã dần đi vào quỹ đạo, tuy
nhiên vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế. Các quốc gia cần
có những giải pháp phù hợp và kịp thời để ổn định tình hình thị trường vàng, tránh
những biến động gây nguy cơ suy thái kinh tế toàn cầu.

1.2. Chính sách quản lí thị trường vàng.
1.2.1. Khái niệm.

Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động được Nhà nước, Chính phủ ban
hành nhằm đề ra cách mục tiêu và phương thức thực hiện các mục tiêu đó.Những
mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa –
xã hội – môi trường.
Như vậy, Chính sách quản lí thị trường vàng là hệ thống, là tập hợp những chủ
trương và hành động của Chính phủ trong việc quản lí thị trường vàng, nơi diễn ra
các hoạt động mua và bán vàng cũng như những đối tượng tham gia vào những
hoạt động đó.


1.2.2. Mục tiêu của chính sách quản lí thị trường vàng

Chính sách quản lý thị trường vàng được xác lập trên nhiều mục tiêu khác
nhau, tùy mỗi quốc gia, và tùy vào từng giai đoạn, nhưng tất cả đều có cùng một
mục tiêu chung là phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng.
Ví như ở Việt Nam, năm 1989, Nhà nước chủ trương cho phép tư nhân thành lập
cửa hàng kinh doanh vàng với mục tiêu đẩy mạnh cạnh tranh trên thị trường vàng.
Ngày 3/4/2012, CP ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP với 2 mục tiêu. Thứ nhất,
không để biến động của giá vàng làm ảnh hưởng tới tỷ giá, vì vậy sẽ không làm
ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai,
ngăn chặn và đẩy lùi được tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, huy động ngược trở
lại nguồn lực này cho phát triển kinh tế xã hội.
Ví như ở Trung Quốc, Giai đoạn 2001-2006, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa
(PBOC) xoá bỏ chế độ độc quyền kinh doanh vàng và cơ chế kiểm soát giá, đồng
thời thành lập Sở giao dịch vàng Thượng Hải với mục tiêu từng bước tự do hoá thị
trường vàng. Mới đây nhất, ngày 30/9/2013, PBOC đã đưa ra dự thảo quy định cho
phép tất cả ngân hàng, công ty thành viên SGE được phép xuất nhập khẩu vàng với

mục tiêu tự do hóa tối đa trên thị trường vàng.1
1.2.3. Cơ chế của chính sách quản lí thị trường vàng:

Theo yêu cầu, nguyện vọng của Quốc hội xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội,
Chính phủ sẽ ban hành các văn bản pháp luật, đồng thời giao cho Ngân hàng Nhà
Nước ban hành các thông tư hướng dẫn một số điều khoản cùng các văn bản cần
thiết khác để triển khai thực hiện các công việc. Qua đó, Chính phủ cũng quy định
trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành và
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong công tác phối hợp, quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh vàng, đặc biệt về việc quản lý chất lượng, xuất xứ và kiểm
tra, thanh tra, kiểm soát thị trường vàng. Cá nhân, tổ chức có liên quan có nghĩa vụ
và trách nhiệm triển khai và thực hiện các chính sách này, như một văn bản pháp
luật thông thường.
1.2.4. Kinh nghiệm về chính sách quản lí thị trường vàng ở một số nước.

Quản lý thị trường vàng một cách hiệu quả nhất là điều mà các NHTW trên toàn
thế giới lo lắng. Một quốc gia có ngu cầu và nguồn cung vàng lớn luôn xoay sở tìm
1 />

một cách quản lý thông thoáng và hiệu quả đúng bản chất của giao dịch vàng. Mỗi
giai đoạn, mỗi quốc gia lại có một lý luận riêng của mình là để vàng luôn hoạt
động như một loại tiền tệ hay là một loại hàng hóa thông thường. Và Trung Quốc
và Ấn Độ là hai quốc gia có ngành khai thác vàng và nhu cầu sử dụng vàng lớn
nhất thế giới (theo báo cáo của Hội đồng vàng thế giới WGC). Những năm trở lại
đây hai quốc gia này đều coi vàng là loại hàng hóa đặc biệt,ảnh hưởng nhiều đến
sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, cho nên nhà nước quản lý rất chặt chẽ.
1.2.4.1. Trung Quốc

Hiện Trung Quốc đang tiến tới tự do hóa thị trường vàng, thông qua 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Xoá bỏ chế độ độc quyền kinh doanh vàng và cơ chế kiểm soát giá,

đồng thời thành lập Sở giao dịch vàng Thượng Hải;
 Giai đoạn 2: Từng bước xoá bỏ cơ chế cấp phép đối với hoạt động sản xuất, bán
buôn và bán lẻ vàng, bước đầu là đối với hoạt động bán lẻ, sau đó cho phép cá
nhân được tham gia giao dịch vàng miếng;
 Giai đoạn 3: Xoá bỏ từng bước chế độ quản lý xuất nhập khẩu vàng.
Trước năm 2002, thị trường vàng tại Trung Quốc được kiểm soát chặt chẽ từ khâu
sản xuất đến phân phối bán lẻ.Giá vàng và hạn ngạch đã được quyết định bởi Ngân
hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) phối hợp với các cơ quan khác ở trung
ương.PBOC cấp giấy xuất khẩu vàng và nhập khẩu vàng trang sức, mặt hàng này
chịu mức thuế nhập khẩu 60% ở năm 1996, giảm so với mức 100% trước đó.
Từ năm 1996, Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách, dần dần tự do hóa và sau
đó đã bãi bỏ việc nhà nước độc quyền vàng, bãi bỏ hệ thống cấp phép bán lẻ, bán
buôn, sản xuất và không còn kiểm soát giá vàng.
Tháng 10-2002, Sàn giao dịch vàng Thượng Hải được thành lập để tổ chức giao
dịch vàng thay thế cho PBOC.
Từ năm 2006, Trung Quốc đã cho phép các ngân hàng thương mại giao dịch các
sản phẩm đầu tư vàng với nhà đầu tư cá nhân.Cũng trong năm này, hệ thống giao
dịch vàng thoi hai giá cũng đã được triển khai.


Và đến năm 2007, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch vàng thoi vật
chất, được tham gia giao dịch tại Sàn giao dịch Thượng Hải, Sàn giao dịch hàng
hóa giao sau Thượng Hải.
Về thị trường bán lẻ, Trung Quốc chỉ được phép bán vàng trang sức qua các cửa
hàng bán lẻ trang sức vốn chịu sự quản lý của chi nhánh PBOC tại địa phương.Tất
cả giao dịch vàng thoi đều phải được thực hiện thông qua Sàn giao dịch vàng
Thượng Hải.
1.2.4.2. Ấn Độ

Từ những năm 1963 đến 1964, Ấn Độ đã kiểm soát rất chặt thị trường vàng, cấm

nhập khẩu vàng… Tuy nhiên, trong suốt hàng chục năm sau đó mặc dù việc nhập
khẩu vàng phi chính thức diễn ra trầm trọng nhưng giá vàng trong nước vẫn cao
hơn từ 20% đến 50% so với giá vàng quốc tế.
Tháng 6-1990, Ấn Độ thừa nhận sự thất bại trong chính sách quản lý vàng chặt chẽ
khi bãi bỏ luật quản lý vàng 1963.Và ba năm sau đó bãi bỏ luật điều tiết ngoại hối
1964. Các hạn chế sở hữu tư nhân về vàng đã giảm đi, các thương nhân kinh doanh
vàng không còn phải xin giấy phép, cho phép nhập khẩu vàng nhằm gia tăng tỉ
trọng nhập khẩu vàng chính thức (giảm nhập lậu), tăng thu ngân sách thông qua
việc thu được thuế nhập khẩu vàng, kích thích sản xuất nữ trang xuất khẩu, phát
triển ngành sản xuất vàng và chế tác trang sức, khuyến khích tái chế vàng trang sức
trong nước.
Sau đó Chính phủ Ấn Độ cũng đã đưa ra các tiêu chí cụ thể để xác định ngân hàng
nào đủ điều kiện được cấp phép nhập khẩu vàng.Các tổ chức này được phép mua
bán vàng trong nước và quốc tế không giới hạn.Ngoài ra, họ còn được phép cung
cấp các sản phẩm tiết kiệm và cho vay liên quan đến vàng.
Giai đoạn từ 1998 đến 1999, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho phép các ngân hàng
thương mại trả lãi tiền gửi vàng vật chất, phát hành các chứng chỉ vàng và các
chứng chỉ này được phép chuyển nhượng, giao dịch trên thị trường thứ cấp với
mục tiêu phát triển thị trường chứng chỉ vàng. Tuy nhiên, việc triển khai đã thất bại
khi sau 12 tháng triển khai chỉ huy động được tám tấn vàng so với 100 tấn theo kế
hoạch. Điều này cho thấy dân chúng vẫn thích nắm giữ vàng vật chất hơn là chứng
chỉ vàng.


Bởi vậy từ năm 2003, Ấn Độ cho phép các ngân hàng giao dịch hợp đồng vàng kỳ
hạn trong nước hoặc quốc tế nhưng không được phép giao dịch với các tổ chức phi
ngân hàng.Đến cuối năm 2011, có bốn sở giao dịch quốc gia thực hiện giao dịch
vàng.
Đến đầu năm 2012, ở Ấn Độ đã có 30 ngân hàng bao gồm cả ngân hàng nhà nước,
ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài được phép nhập khẩu vàng, bạc để

bán tại thị trường trong nước.
Tóm lại Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia tiêu thụ vàng vật chất lớn nhất thế
giới, chiếm 42% nhu cầu vàng của thế giới. Hai quốc gia này đã từng trai qua thời
kì quản lý chặt chẽ vàng trong, sau đó đã phải cải cách thị trường theo hướng tự do
hóavà
đạt
được
một
số
thành
công.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày khái niệm cơ bản về thị trường vàng và chính sách quản lí
thị trường vàng. Với vai trò của vàng đối với thị trường thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, vàng không những là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công
nhiệp luyện kim,sử dụng trong lĩnh vực nha khoa, vàng còn là công cụ dự trữ, có
giá trị trên thị trường tiền tệ.
Vàng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như cung cầu vàng, giá dầu mỏ, chính
sách tiền tệ tài khóa của mỗi quốc gia, lạm phát và vai trò của chính phủ, tổ chức
kinh tế…Những nhân tố này tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp lên biến
động giá vàng. Đây là cơ sở lý luận cho việc biến động giá vàng tại các quốc gia
cùng với những tính chất đặc trưng của thị trường quốc gia sở tại.
Mô hình quản lý thị trường vàng một cách hiệu quả nhất vẫn luôn là vấn đề nan
giải đối với mỗi quốc gia. Nhu cầu nhập khẩu vàng tăng lên hằng năm đi kèm theo
đó các ngân hàng trung ương cần có chính sách quản lý như thế nào cho phù hợp
nhằm ổn định kinh tế thị trường, kinh tế vĩ mô. Mô hình ở Ấn Độ và Trung Quốc là
hai điển hình của mô hình quản lý hướng đến tự do hóa thị trường.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở

VIỆTNAM
2.1. Tình hình thị trường vàngViệt Nam
2.1.1. Cung cầu vàng trên thị trường vàng Việt Nam
2.1.1.1. Nguồn cung vàng ở Việt Nam

 Nguồn cung từ khai thác
Vàng là một trong số những khoáng sản có diện tích phân bố rộng nhất Việt Nam,
có nhiều nguồn gốc và quặng hóa khác nhau. Vàng tập trung chủ yếu ở phần rìa
vùng trũng Sông hiến (Pắc Lạng, Nà Pái), dọc theo các đứt gãy sâu sông Hồng,
sông Đà, sông Mã, hoặc ở phần rìa các khối nâng Hoà Bình (mỏ Kim Bôi), Kon
Tum (mỏ Bồng Miêu, Trà Năng, Suối Ty). Các nhà địa chất đã thống kê được rằng
trữ lượng vàng của nước ta còn khoảng 1000-3000 tấn. Các mỏ quặng nằm rải rác
ở các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng, Quảng Nam với quy mô khác nhau. Vàng được
khai thác ở nước ta đa số là vàng nguyên chất, lẫn quặng do đó mà chất lượng vàng
thấp, và thô sơ. Bởi vì vậy mà vàng nước ta phải xuất khẩu sang nước ngoài để gia
công và lại nhập khẩu vàng về tiêu thụ trong nước. Khai thác vàng đem lại lợi
nhuận cao cho doanh nghiệp và đầu tư cho khai thác vàng cũng ngày một lớn. Thế
nhưng việc khai thác vàng ở Việt Nam còn dưới hình thức thủ công là chính, cơ sở
hạ tầng thấp kém, việc khai thác lậu, trái phép diễn ra tràn lan bất chấp sự can thiệp
của cơ quan nhà nước. Điều này cho thấy việc khai thác vàng ở nước ta còn gặp rất
nhiều khó khăn đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn từ phía nhà nước.
 Nguồn cung vàng từ nhập khẩu
Trữ lượng vàng trong các mỏ quặng của nước ta tuy khá lớn song 95% trữ
lượng vàng trong nước đều được nhập khẩu. Nhập khẩu chiếm quy mô gần như
tuyệt đối trong thị trường Việt Nam. Do vậy mọi biến động giá vàng quốc tế đều
gây ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến thị trường Việt Nam.
Việt Nam cho phép nhập khẩu vàng từ những năm 90. Năm 1997, nhà nước
cấm nhập khẩu vàng do khang hiếm ngoại tệ. Đến năm 2001, nhà nước ta chính
thức cho phép nhập khẩu vàng trở lại, và được điều tiết bởi Ngân hàng nhà nước



Việt Nam. Các doanh nghiệp kinh doanh muốn nhập khẩu phải xin hạn ngạch, và
giấy phép từ ngân hàng nhà nước. Do đó hoạt động nhập khẩu vàng bị quản lý chặt
chẽ bởi Ngân hàng nhà nước. Tháng 5/2008, Ngân hàng nhà nước ngừng cấp phép
nhập khẩu vàng trong động thái để kiềm chế thâm hụt thương mại, làm dịu áp lực
lạm phát và giúp bình ổn kinh tế. Năm 2006, Việt Nam nhập khẩu 91 tấn vàng, số
vàng được nhập trong năm 2007, 2008 lần lượt là 50 và 90,5 tấn… Và Việt Nam đã
nằm trong 5 nước nhập khẩu vàng thế giới.
2.1.1.2 . Nhu cầu về vàng ở Việt Nam

Cùng với đà tăng chung của thế giới, nhu cầu vàng quý II của Việt Nam cũng tăng
mạnh. Theo báo cáo của Hội đồng vàng thế giới (WGC), nhu cầu vàng trang sức
của Việt Nam đạt 3,2 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi vàng
miếng và vàng xu là 20 tấn, tương đương tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu
cầu vàng nói chung tăng 24%.
Xét về giá trị, đầu tư vàng trang sức quý II của Việt Nam là 147 triệu USD, vàng
miếng và vàng xu đạt 910 triệu USD, tổng giá trị đầu tư đạt 1,057 tỷ USD. So với
cùng kỳ năm trước, giá trị đầu tư vàng trang sức tăng 10%, vàng miếng và vàng xu
tăng 9%.
Tuy nhiên, tính chung 12 tháng tính đến cuối quý II/2013, nhu cầu vàng trang sức,
vàng miếng và vàng xu của Việt Nam đạt 77,4 tấn, giảm 26% so với 12 tháng kết
thúc vào quý II/2012. Xét về giá trị, đầu tư vàng giai đoạn này cũng chỉ đạt 3,963
tỷ USD, giảm 30% so với 12 tháng kết thúc vào quý II/2012.2
Trong thời gian vừa qua, mặc dù giá vàng thế giới có biến động, nhưng trong nước
vẫn giữ được sự ổn định, không còn những cơn sốt vàng; giới đầu cơ không có cơ
hội tạo sóng, làm giá, thao túng thị trường để kiếm lời như trước đây. Không còn
cảnh thị trường vàng hoảng loạn, người dân đua nhau đi mua vàng, xếp hàng lũ
lượt, chấp nhận lấy phiếu hẹn rồi nhận vàng sau... khi mỗi lần xảy ra đoản cung.
Vàng cũng không còn trở thành câu chuyện nóng hổi trong các công sở, quán
nước, trong bữa cơm gia đình… Có thể nói, việc tăng cung, giải cơn khát cho nhu

cầu đã giúp thị trường vàng ổn định, ít nhất về mặt tâm lý, từ đó không có sự hỗn
loạn khi giá biến động. Rõ ràng, mục tiêu bình ổn thị trường vàng mà NHNN đưa
ra đã từng bước được thực hiện, điều chỉnh để hoàn thiện hơn trong tương lai.
2 />

2.1.2. Tình hình biến động giá vàng

Năm 2008 là một năm đầy biến động với những thăng trầm của kinh tế thế giới.
Giá vàng cũng nằm trong vòng xoáy của những biến động đó.

Biểu đồ 1: Biến động giá vàng thế
giới năm 2008 (đường đậm)
Nguồn: Financial Times
Giá vàng thế giới đã khởi động đà tăng mạnh mẽ trong năm 2008 từ mức 833
USD/oz lên tới mức cao kỷ lục là 1.032 USD/oz vào ngày 17/03/2008.
Trong những ngày cuối năm, giá vàng lại có một đợt sóng tăng lên 880 USD/oz.
Giá vàng thậm chí không còn tuân theo những quy luật thông thường khi có lúc
diễn biến ngược chiều với giá dầu. Tính bình quân năm 2008, giá vàng đã tăng
3,9% so với USD, 5,3% so với EUR và 34,4% so với Bảng Anh.
Tại thị trường vàng Việt Nam, bức tranh này thậm chí còn sôi động hơn. Năm
2008, Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nước đứng đầu về nhập khẩu
vàng của thế giới.
Điều này đã góp phần không nhỏ vào thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam,
khiến Chính phủ phải cấm nhập khẩu vàng.

Biểu đồ 2: Diễn biến giá vàng SJC năm 2008


Theo số liệu từ Ngân hàng ACB, giá vàng SJC trong nước đạt mức cao kỷ lục là
19,35 triệu đồng/lượng vào ngày 17/3/2008 và 15/7/2008, mức thấp nhất là 16,10

triệu đồng/lượng vào ngày 24/10/2008.3
Tính bình quân cả năm 2008, giá vàng xoay quanh mức 17,64 triệu đồng/lượng.
Nhìn chung kể từ tháng 9/2008, thị trường vàng đã lên xuống khá thất thường
trước bối cảnh bất ổn của thị trường tài chính.
Năm 2009, dưới tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng liên tục
khiến thị trường đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Theo giới kinh doanh vàng,
2009 là một năm tăng giá nhanh và mạnh chưa từng có của vàng trong nước. Ngày
lịch sử của thị trường vàng trong nước năm nay là 11/11, khi giá vàng lần lượt
chinh phục các mốc giá 27, 28, rồi 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng có vài giờ
đồng hồ buổi sáng. Đỉnh cao mọi thời đại của giá vàng trong nước hiện là mốc
29,3 triệu đồng/lượng. Đầu năm, giá vàng trong nước đứng ở mức gần 18 triệu
đồng/lượng. Nhìn chung, giá vàng trong nước năm 2009 biến động cùng chiều với
giá vàng thế giới. Tuy nhiên, do còn chịu tác động từ tình hình cung-cầu và biến
động tỷ giá USD/VND nên giá vàng trong nước năm nay có thời điểm thấp hoặc
cao hơn giá vàng thế giới tới cả triệu đồng/lượng. Tính từ cuối năm 2009 tới ngày
21/12, giá vàng quốc tế đã tăng 26%, trong khi giá vàng trong nước tăng 35%.4

3 />4 />

Biểu đồ 3: Giá vàng thế giới (đỏ) và giá vàng trên th ị trường Vi ệt Nam
(xanh)
Giai đoạn 2008 đến Quý II 2013

Đơn vị tính là USD/oz
Giá vàng thế giới năm 2010 tăng do nhiều yếu tố, bao gồm chính sách tiền tệ
lỏng lẻo của các nền kinh tế phát triển thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến với những
kênh đầu tư sinh lợi tốt hơn, đặc biệt là Mỹ; cuộc khủng hoảng nợ công “quật ngã”
vài quốc gia ở khu vực châu Âu dẫn tới niềm tin suy giảm nghiêm trọng của giới
đầu tư vào tiền giấy; mối lo lạm phát leo thang tại các nền kinh tế mới nổi nhất là
Năm 2010 đánh dấu đỉnh cao của một thập kỷ liền tăng giá liên tục. Giá vàng thế

giới lập kỷ lục ấn tượng nhất trong lịch sử là
1.430,95 USD/ounce vào trung tuần tháng 11/2010, so với mức 1.096 USD ngày
đầu năm 2010 (tức tăng 30,5%) và mức 270 USD cách đây 10 năm (tăng 530%).
Tương tự, giá vàng trong nước cũng đạt đỉnh cao kỷ lục nhất từ trước đến nay
là3,83 triệu đồng/chỉ vào ngày 9/11/2010 so với mức giá dưới 2 triệu đồng/chỉ vào
quý I/2009 (tăng khoảng 200%).5
Bước sang tháng 1/2011, giá vàng trong nước “phập phồng” trong mốc từ 3,5- 3,6
triệu đồng/chỉ và mới vọt qua ngưỡng 3,6 triệu đồng/chỉ vào ngày 9/2/2011 (khi
giá vàng thế giới tăng mạnh mẽ dao động trên biên độ khá rộng 1.350-1.367
USD trong phiên giao dịch New York ngày 8/2/2011, vượt mức 1.367 USD/
ounce).
Tuy nhiên, bước sang những ngày đầu tháng 3/2011, giá vàng thế giới vượt ngưỡng
cao nhất năm 2010 và đã lập kỷ lục mới chạm mốc 1.445,7USD/ounce (cao nhất
từ trước đến nay), dù trụ ở mức này không lâu lại quay đầu giảm giá. Trong khi đó,
giá vàng trong nước lại vận động tăng, giảm không phải lúc nào cũng đồng điệu
với giá vàng thế giới.
Kể từ đầu tháng 5 đến tháng 11/2012, giá vàng thế giới có 4 tháng tăng liên tục (từ
tháng 5 đến tháng 9), giá vàng tăng mạnh nhất trong giai đoạn này vào tháng 8 và
5 />

tháng 9 với mức tăng 9,6%, và giao dịch trong biên độ 1.685-1.787 USD/oz.
Nguyên nhân chính của đợt tăng giá này do nhà đầu tư kỳ vọng các biện pháp kích
thích gần đây của các Ngân hàng Trung ương sẽ hỗ trợ cho sức tăng hơn nữa của
vàng.
Sang tháng 11/2012 giá vàng tăng trở lại lên vùng 1.737 USD/oz vào ngày 9/11.
Khi sự kiện ông Barack Obama tái đắc cử tổng thống ngày 6/11, khiến nhà đầu tư
tin rằng nhiều khả năng nước Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách nới lỏng tiền
tệ, làm suy yếu đồng USD. Vì vậy, đã hỗ trợ tăng giá thị trường hàng hóa, chứng
khoán ngay sau đó.
Diễn biến thị trường vàng trong nước chịu tác động từ sự tăng giảm của giá vàng

thế giới, tuy nhiên luôn chênh lệch cao hơn so với giá thế giới khoảng 3-3,5 triệu
đồng/lượng trong vài tháng trở lại đây. Mặc dù, cơ chế quản lý thị trường vàng
theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư 16/2012/TT-NHNN đã có bước đổi
mới cơ bản về hoạt động quản lý và kinh doanh vàng miếng, nhưng hiệu quả của
chính sách mang lại chưa được như mong đợi.6 Tuy nhiên, chính sách này cũng
hạn chế đáng kể tình trạng đầu cơ, buôn lậu vàng góp phần ổn định tỷ giá ngoại tệ.7
Giá vàng trong nước tháng 9/2013 biến động cùng chiều với giá vàng thế giới và
chịu ảnh hưởng lớn từ diễn biến của giá vàng thế giới. Giá vàng trong nước trong
tháng 9 lên cao nhất tại mức 38,57 triệu đồng/lượng (ngày 4/9), thấp nhất tại 37,35
triệu đồng/lượng (ngày 18/9). Chênh lệch giữa giá vàng quốc tế và trong nước sau
một thời gian được thu hẹp đã nới rộng trên 3 triệu đồng/lượng, tính đến cuối tháng
9/2013. Từ ngày 28/3 - 27/9/2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 62 phiên đấu
thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.611.100 lượng trên tổng
số 1.717.000 lượng chào thầu.8

6 />7 />8 />

Biểu đồ 4: Diễn biến giá vàng trong nước từ ngày 1/9/2013 đ ến ngày
30/9/3013

Thị trường vàng thế giới trong tháng 9/2013 diễn biến với biên
độ giao động mạnh với mức giảm 3,92% trong tháng. Cụ thể,
trong tháng 9, giá vàng (giao ngay tại thị trường New York) lên
cao nhất tại mức 1.412,2 USD/oz (ngày 3/9) và thấp nhất là
1.310 USD/oz (ngày 17/9). Tính chung cả quý III/2013, giá
vàng (giao ngay tại thị trường New York) vẫn đang trên đà tăng
với mức tăng 8,45%.

Biểu đồ 5: Diễn biến giá vàng thế giới từ ngày
1/9/2013 đến ngày 30/9/2013



Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản
cao và nó phản ứng với những thay đổi giá. Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng
đến phần lớn các nền kinh tế trên thế giới. Vàng và chỉ số biến động của thị trường
có quan hệ nhân quả theo chiều giá vàng tăng thì độ hỗn loạn của nền kinh tế tăng.
Khi giá vàng biến động tăng điều này có nghĩa là thị trường đang hoảng loạn và từ
đó làm giảm đi niềm tin của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường đầu tư vàng, cả
trực tiếp và gián tiếp để phòng ngừa rủi ro, trước những biến động phức tạp của giá
vàng trên thị trường, Chính phủ và NHNN cần có những biện pháp để kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, từ đó ổn
định tình hình biến động của giá vàng trong thời gian tới, đây chính là lúc NHNN
cần có những hành động quyết liệt hơn để khẳng định vai trò và trách nhiệm của
mình trong điều hành chính sách tiền tệ.
2.2. Chính sách quản lí thị trường vàng Việt Nam
2.2.1. Biện pháp quản lí thị trường vàng Việt Nam từ 2008 đến 5/2012
2.2.1.1. Kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu:

 Nhập khẩu
Việc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng là một biện pháp quản lý hành chính trong


việc quản lý thị trường vàng. Biện pháp này được NHNN đưa ra nhằm kiểm soát
ngoại hối có liên quan đến việc điều hành tỷ giá. Tuy nhiên, với diễn biến giá vàng
như năm 2011, giá vàng trong nước tăng cao, chênh lệch lớn so với giá vàng thế
giới, có thời điểm lên đến 3 triệu đồng/lượng, cần bổ sung nguồn cung nhanh
chóng để giảm giá, bình ổn thị trường vàng thì việc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng
đã gây chậm trễ trong việc bổ sung nguồn cung, tạo điều kiện cho buôn lậu và đầu
cơ vàng thu lợi, càng làm rối loạn thị trường vàng.
Biểu đồ 6: Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam

(11 tháng giai đoạn 2005-2012)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

 Xuất khẩu
Xuất khẩu vàng được xem là một cách giúp cán cân ngoại thương của Việt Nam
9 tháng đầu năm 2011 ổn định. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này chỉ đạt
20,6 triệu USD trong khi xuất siêu vàng tới gần 800 triệu USD, nên tỷ lệ nhập
siêu của cả nước giảm mạnh, từ mức trên 20% kim ngạch xuất khẩu trước đó
xuống 15,7% đến cuối tháng 6/2011. Việt Nam vẫn hạn chế xuất khẩu vàng
miếng và nguyên liệu thông qua cơ chế cấp hạn ngạch cho một số đầu mối. Đến
tháng 8/2011, khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn ở mức
cao, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 111/2011/TT-BTC quy định các sản
phẩm vàng xuất khẩu có hàm lượng vàng từ 80% trở lên đều bị áp thuế 10%. Do
đó, để trốn thuế, doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí "hạ tuổi vàng" và lượng


vàng hao hụt trong quá trình gia công sẽ lớn hơn. Mặt khác, công tác kiểm soát
hàng hóa xuất lậu cũng cần được nâng cao, vì khi giá trong nước thấp hơn thế
giới, nếu không xuất được qua đường chính ngạch, vàng sẽ chảy ra ngoài qua
đường tiểu ngạch hoặc thậm chí xuất lậu, làm thất thu thuế của Nhà nước và
không kiểm soát được nguồn ngoại tệ. Khi giá vàng trong nước biến động, thấp
hơn giá vàng thế giới, người dân không nhận được đầy đủ thông tin, do vậy giá
vàng vừa lên đã bán theo số đông, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu thấy chênh
lệch hấp dẫn là lập tức gom vàng xuất khẩu. Theo tâm lý chung, khi giá vàng chỉ
diễn tiến theo chiều lên, những người bán trước đây sẽ cảm thấy bị thua lỗ vì đã
bán vàng ở mức giá thấp hơn hiện tại, dẫn đến hành vi mua vàng. Trong khi đó,
thị trường trong nước lại khan hàng do đã xuất khẩu quá nhiều, nên giá vàng
trong nước cao hơn giá vàng thế giới, kích thích hoạt động nhập lậu, tạo ra vòng
luẩn quẩn và làm giá vàng trong nước biến động, khó kiểm soát.

Theo quy luật cung – cầu, hàng hóa sẽ đi từ nơi giá thấp đến nơi giá cao.Khi giá
vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới, các nhà sản xuất sẽ xuất khẩu vàng
để kiếm lãi. Mọi biện pháp hành chính để kiểm soát hoặc hạn chế chỉ có tác
dụng trong ngắn hạn hoặc để thu được lợi nhuận cao hơn, các nhà sản xuất sẽ
tìm cách lợi dụng khe hở quản lý, gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát
ngoại tệ vì việc xuất nhập khẩu vàng liên quan đến nguồn thu chi ngoại tệ, ảnh
hưởng đến tỷ giá USD/VND. Mặt khác, như phân tích ở trên, tỷ giá USD/VND
thay đổi, tác động lên tâm lý nhà đầu tư, từ đó tác động ngược trở lại giá vàng
trong nước và vòng luẩn quẩn lại bắt đầu, các biện pháp hành chính cứ chạy theo
biến động của thị trường sẽ không đem lại lợi ích lâu dài và ổn định.
2.2.1.2. Quản lí thị trường vàng của NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển thị trường vàng của mỗi
quốc gia có vai trò quan trọng, góp phần hình thành một thị trường tài chính hoàn
chỉnh, làm gia tăng các kênh đầu tư và kinh doanh cho các nhà đầu tư và kinh
doanh tài chính... Thực tế phát triển thị trường vàng của một số quốc gia cho thấy,
để có một thị trường vàng năng động, hiệu quả, rất cần có một cơ chế quản lí, giám
sát hữu hiệu của nhà nước và sự tham gia của các tổ chức kinh doanh vàng.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường chứng
khoán, thị trường bất động sản, thị trường vàng cũng ngày càng trở nên sôi động
hơn. Cùng với sự gia tăng của số lượng nhà đầu tư và nhu cầu mua bán vàng, số
lượng các sàn giao dịch vàng cũng tăng lên một cách đáng kể. Song hành với các
giao dịch mua bán vàng vật chất, loại hình kinh doanh vàng phi vật chất, kinh
doanh trên tài khoản đã và đang được triển khai. Các nghiệp vụ kinh doanh vàng
cũng ngày một đa dạng hơn. Ngoài nghiệp vụ giao ngay, một số ngân hàng đã triển


khai các nghiệp vụ phái sinh vàng như quyền chọn, kì hạn và nghiệp vụ tương
lai… Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động của thị trường vàng nói
chung, hoạt động kinh doanh vàng của các cơ sở kinh doanh vàng, của các NHTM

Việt Nam nói riêng cũng còn nhiều bất cập. Chất lượng vàng chưa đạt tới độ chuẩn
hóa; việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng vàng chưa thuận tiện. Quy chế hoạt
động kinh doanh vàng không nhất quán, mỗi sàn vàng có một quy chế giao dịch
riêng. Thị trường vàng trong nước và quốc tế chưa liên thông. Các sàn vàng nói
chung, sàn vàng của các NHTM nói riêng còn tiềm ẩn yếu tố có thể gây bất ổn cho
nền kinh tế - xã hội. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó một số nguyên nhân
chính là: Cơ chế, chính sách quản lí kinh doanh vàng chậm đổi mới, không theo
kịp sự phát triển của thị trường. Cơ chế quản lí đối với một số mảng hoạt động
kinh doanh vàng còn bị bỏ ngỏ (đặc biệt là mảng kinh doanh vàng trên tài khoản).
Thực tiễn kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng bị buông lỏng. Cơ sở hạ tầng, công
nghệ phục vụ kinh doanh còn yếu kém, không đồng bộ đã dẫn đến những sự cố về
hệ thống. Kiến thức về kinh doanh vàng còn rất hạn chế, tiềm ẩn rủi ro cao đối với
cả nhà đầu tư và chính các đơn vị kinh doanh sàn vàng
2.2.1.3. Quản lí hoạt động sàn giao dịch vàng

Sàn giao dịch vàng là một sân chơi mà ở đó các nhà đầu tư có thể mua bán vàng
hằng ngày, họ có thể tự quyết định giá cả, tận dụng từng giây phút biến động để tối
đa hóa lợi nhuận cho mình. Một tiện ích quan trọng là các nhà đầu tư có thể giao
dịch với lượng vốn lớn hơn vốn hiện có (một phần vốn được ngân hàng cho vay),
đây có thể được xem là một trong những chiến lược đế thu hút nhà đầu tư tham gia
hoạt động kinh doanh mới mẻ này.
Có thể hình dung sàn giao dịch vàng tương tự sàn giao dịch chứng khoán, tuy
nhiên, giao dịch vàng vẫn chưa có những quy định pháp lý cụ thể. Vì vậy, mỗi
ngân hàng sẽ có những quy định giao dịch riêng. Trên thực tế, các ngân hàng rất
hạn chế trong việc hỗ trợ nhà đầu tư đặt lệnh trực tuyến vì lý do bảo mật thông tin,
điều kiện cơ sở hạ tầng mạng tại các chi nhánh chưa đảm bảo, cũng như chưa có
một quy định pháp luật cụ thể cho việc giao dịch vàng trực tuyến. Tuy nhiên, đây
vẫn là mảnh đất hứa hẹn cho các nhà đầu tư, đề tài này nhằm nghiên cứu các hệ
thống giao dịch vàng đã có, và thiết kế một sàn giao dịch trực tuyến mới trên cơ sở
các hệ thống đã tìm hiểu.

 Các nguyên tắc hoạt động của sàn giao dịch9
- Thủ tục để tham gia sàn giao dịch vàng:
Để tham gia sàn giao dịch vàng trước hết nhà đầu tư cần mở một tài khoản
9 />

lưu kí tiền hoặc vàng tại một ngân hàng thành viên. Nếu không đủ tiền, nhà
đầu tư có thể ký quỹ một phần giá trị giao dịch, ví dụ đối với sàn giao dịch
vàng tại ACB là 10% và vay phần còn lại với lãi suất như hình thức gửi
hoặc vay qua đêm. Loại vàng giao dịch theo yêu cầu của sàn giao dịch vàng,
thường là loại SJC 9999, AAA hay vàng thỏi theo tiêu chuẩn quốc tế…Khối
lượng giao dịch tối thiểu thường là 30 – 50 cây/lệnh. Phí giao dịch của mỗi
sàn cũng quy định khác nhau, thường là 1000 – 2000VND/lượng.
- Việc đặt lệnh mua bán:
Các ngân hàng tham gia sẽ có thành viên ngồi sàn nhập lệnh. Lệnh vào hệ thống
sẽ được khớp theo thứ tự ưu tiên về giá. Sàn giao dịch theo phương thức khớp
lệnh liên tục. Nhà đầu tư có thể mua bán, hủy lệnh tại các điểm nhận lệnh trong
cùng một ngày giao dịch, đồng thời theo dõi kết quả tại website của sàn giao
dịch. Sau khi lệnh được khớp, việc thanh toán được thực hiện ngay, giá trị tài
sản phát sinh sẽ là giá trị đảm bảo nợ vay. Sàn cho phép nhà đầu tư tự quyết định
mua bán theo kỳ vọng, không quy định biên độ giao dịch. Giá tham chiếu căn cứ
vào mức đóng cửa ngày hôm trước. Thông thường nhà đầu tư đặt lệnh tại sàn
nhưng trong tương lai để thuận tiện cho nhà đầu tư, nhiều sàn cho phép đặt lệnh
qua điện thoại hoặc qua mạng internet.
 Lợi ích của sàn giao dịch
Để ổn định thị trường vàng, trong thời gian tới phải xây dựng sàn giao dịch vàng
quốc gia.Sàn vàng được lập sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch lớn phát triển, đồng
thời giúp NHNN siết chặt kiểm soát thị trường hơn. NHNN đang nghiên cứu một
đề án để trả vàng lại cho thị trường, chịu trách nhiệm là cơ quan giám sát toàn bộ
hoạt động của thị trường vàng, không còn đứng ra mua bán. Với sự ra đời của dịch
vụ giao dịch vàng, nhà đầu tư không còn phải lo lắng về việc giữ vàng bên mình,

họ sẽ hưởng lợi từ phần chênh lệch về giá cả mua/bán vàng mà họ đã đưa ra. Sàn
giao dịch vàng phù hợp với nhiều đối tượng đầu tư do việc giao dịch hết sức thuận
lợi với bước nhảy nhỏ, tính thanh khoản cao và dễ dàng chuyển đổi từ vàng sang
tiền mặt. Ngoài ra thông qua sàn giao dịch, nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ
phát sinh, giúp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro trước biến động của giá vàng.
Một điểm quan trọng nữa là khi có sàn giao dịch vàng hoạt động theo chuẩn, thị
trường vàng nước ta sẽ hướng tới việc liên thông với thị trường vàng quốc tế, huy
động được lượng vốn lớn trong dân tham gia nhập khẩu vàng, đảm bảo quyền
quyết định của người dân khi lựa chọn hình thức đầu tư.Việc các sàn giao dịch
vàng ra đời còn tạo ra một kênh điều hòa cung cầu, giúp các doanh nghiệp kinh
doanh vàng được chủ động nguồn vàng nguyên liệu hơn, giảm được một lượng


×