Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

PHÂN TÍCH CHO VAY đối với DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH QUA CÁC năm 2019 – 2020 TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG QUẬN LIÊN CHIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.73 KB, 48 trang )

CHƯƠNG I - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm
Theo luật TCTD ban hành ngày 1/10/1998 thì NHTM được hiểu như sau:
- NHTM là TCTD thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh
doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân
hàng gồm Ngân hàng Thương Mại, Ngân hàng Phát Triển, Ngân Hàng Đầu Tư,
Ngân hàng Chính Sách, Ngân hàng Hợp Tác, và các loại hình Ngân hàng khác.
- Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng
với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp
tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
- Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu
và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, đồng
thời sử dụng số tiền để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện
thanh toán.
1.1.2 Đặc điểm
- Vốn bằng tiền vừa là phương tiện vừa là đối tượng của quá trình kinh doanh
- Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác chứ không phải
bằng vốn chủ sở hữu
- Hoạt động kinh doanh Ngân hàng có liên quan đến nhiều đối tượng khách
hàng khác nhau và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Kinh doanh Ngân hàng chịu nhiều rủi ro cả về sự đa dạng cũng như mức độ
- Với những đặc điểm trên, kinh doanh Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chịu
nhiều giám sát, ràng buộc về mặt pháp lý.
1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Thương Mại
- Nghiệp vụ huy động vốn: NHTM sử dụng những công cụ và biện pháp cần
thiết mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để
làm nguồn vốn cho vay đối với nền kinh tế.

Trang 1




- Nghiệp vụ cho vay: Đi đôi với nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ cho vay.
Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất của NHTM, nó tạo ra thu nhập chính cho Ngân
hàng. Quy mô của Ngân hàng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu vay mượn của các
đối tượng trong nền kinh tế. Vì vậy, các NHTM luôn tìm cách để mở rộng hoạt
động này với nhiều đối tượng và hình thức đa dạng để nâng cao khả năng sinh lời.
Ngược lại, hoạt động cho vay của các NHTM càng nhạy bén sẽ góp phần thích cực
vào sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh hoạt động cho vay, ở các nước phát triển Ngân hàng còn sử dụng
vốn để đầu tư nhiều vào hoạt động thị trường chứng khoán.
- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác: Các dịch vụ Ngân hàng là những
tiện ích do Ngân hàng cung cấp cho khách hàng để thu phí dịch vụ. Các nghiệp vụ
này đem lại lợi nhuận khá cao cho Ngân hàng. Trong thực tế, người ta phân thành 3
loại dịch vụ sau:
+ Nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại tệ, nghiệp vụ vàng bạc đá quý, nhờ
thu kỳ phiếu, sec
+ Nghiệp vụ phát hành, bảo vệ và bảo quản chứng khoán
+ Nghiệp vụ quản lý tài sản (các nghiệp vụ ủy thác, ủy nhiệm)
1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.2.1 Khái niệm
TDNH là quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng với các tổ chức kinh tế, các tổ
chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức Ngân hàng đứng ra huy động vốn
bằng tiền và cho vay đối với các đối tượng nói trên.
TDNH là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật trên
nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi trong một thời gian nhất định được hai bên thỏa
thuận.

Trang 2



1.2.2 Phân loại
- Căn cứ vào thời hạn tín dụng
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng ngắn hạn nhỏ hơn một năm, thường
được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh
nghiệp, Nhà nước và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Loại tín
dụng này được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải
tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu
hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn lớn hơn 5 năm. Loại tín dụng
này được dùng để cung cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến và xây dựng
sản xuất có quy mô lớn. Chẳng hạn như: Đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các
công trình thuộc cơ sở hạ tầng…
- Căn cứ vào đối tượng tín dụng
+ Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành
vốn lưu động của doanh nghiệp hay cho vay để bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt
tạm thời
+ Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn
cố định của doanh nghiệp. Loại tín dụng này dùng để phục vụ cho việc đầu tư mua
sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí
nghiệp và công trình mới.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng
+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Đây là loại tín dụng được cung
cấp cho các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh.
+ Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này được cung cấp cho việc mua sắm nhà cửa, xe
cộ, các thiết bị điện gia đình như tủ lạnh, máy giặt…

Trang 3



1.3 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH
Việc cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân
hàng Công Thương Quận Liên Chiểu được thực hiện theo quyến định số 06/QĐHĐQT ngày 18/1/2001, cụ thể như sau:
1.3.1 Nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng
- Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện đúng quy định của chính phủ, thống
đốc NHNN và hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của Ngân hàng công thương đối với
khách hàng.
1.3.2 Điều kiện vay vốn
- Điều kiện pháp lý: Các tổ chức kinh tế phải có giấy phép thành lập, giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh của UBND Thành phố.
- Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng công thương.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu
quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án
trả nợ khả thi.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ
của thống đốc NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng công thương Việt Nam.
1.3.3 Mức cho vay và thời hạn cho vay
- Mức cho vay
Ngân hàng công thương nơi cho vay căn cứ vào yêu cầu vay vốn của Doanh
nghiệp, mức cho vay so với giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay theo quy định bảo
đảm tiền vay của NHNN Việt Nam, khả năng trả nợ của Doanh nghiệp và khả năng
nguồn vốn, mức phán quyết của Ngân hàng để quyết định mức cho vay nhưng

không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng công thương Việt Nam.

Trang 4


+ Đối với cho vay ngắn hạn Ngân hàng cho vay tối đa 80% tổng nhu cầu vốn
vay.
+ Đối với cho vay trung, dài hạn Ngân hàng cho vay tối đa 70% trong tổng
nhu cầu vốn vay
- Thời hạn vay vốn
+ Cho vay ngắn hạn tối đa 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản
xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của Doanh nghiệp.
+ Cho vay trung dài hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời
hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của Doanh nghiệp và tính chất
nguồn vốn cho vay của Ngân Hàng công thương Việt Nam.
Thời hạn cho vay trung hạn từ 12 tháng đến 60 tháng
Thời hạn cho vay dài hạn từ trên 60 tháng trở lên, nhưng không quá thời hạn
hoạt động còn lại của Doanh nghiệp và không quá 15 năm đối với cho vay các dự
án đầu tư phục vụ đời sống.
1.3.4 Phương thức cho vay
- Phương thức cho vay từng lần: Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối
với Doanh nghiệp không vay vốn thường xuyên, có nhu cầu và đề nghị vay vốn
từng lần. Mỗi lần vay vốn, Doanh nghiệp và Ngân hàng công thương nơi cho vay
làm thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.
- Phương thực cho vay hạn mức tín dụng: Được áp dụng đối với Doanh nghiệp
vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định, được xếp loại
Doanh nghiệp có tín nhiệm với NHCT
1.3.5 Các quy định khác
1.3.5.1 Bộ hồ sơ vay vốn
 Hồ sơ do doanh nghiệp lập và cung cấp

+ Hồ sơ pháp ly
Doanh nghiệp gửi đến Ngân hàng khi thiết lập quan hệ tín dụng hoặc vay vốn
lần đầu, gồm các giấy tờ sau:
* Quyết định thành lập Doanh nghiệp
* Điều lệ doanh nghiệp (trừ DNTN)

Trang 5


* Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng
* Đăng ký kinh doanh
* Giấy phép hành nghề
* Giấy đăng ký mở tài khoản (đăng ký mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản
hoặc người được ủy quyền, đăng ký chữ ký của cán bộ giao dịch với Ngân hàng)
+ Hồ sơ kinh tê
* Kế hoạch sản xuất trong kỳ
* Báo cáo tài chính kỳ trước
* Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ trước.
+ Hồ sơ vay vốn
* Giấy đề nghị vay vốn
* Bảng kê một số tình hình kinh doanh – tài chính đến ngày xin vay
* Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
* Các chứng từ có liên quan, giấy báo giá, hợp đồng các chứng từ thanh toán
* Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định
 Hồ sơ do Ngân hàng lập
+ Báo cáo thẩm định, tái thẩm định
+ Biên bản họp hội đồng tín dụng (trường hợp phải qua hội đồng tín dụng)
+ Các loại thông báo: Thông báo từ chối cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông
báo nợ quá hạn, thông báo tạm ngừng cho vay, thông báo chấm dứt cho vay.
+ Sổ theo dõi cho vay, thu nợ (dùng cho cán bộ tín dụng)

 Hồ sơ do Doanh nghiệp và Ngân hàng cùng lập
+ Hợp đồng tín dụng
+ Giấy nhận nợ
+ Hợp đồng bảo đảm tiền vay
+ Biên bản kiểm tra sau khi cho vay
+ Biên bản xác định nợ, rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro)

Trang 6


1.3.5.2 Trả nợ gốc và lãi
- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính, thu
nhập và nguồn trả nợ của Doanh nghiệp, Ngân hàng và Doanh nghiệp thoả thuận về
việc trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau:
+ Các kỳ hạn trả nợ gốc
Các kỳ hạn trả lãi theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và chu kỳ sản xuất kinh doanh
hoặc trả lãi cùng với kỳ trả nợ gốc.
+ Đồng tiền trả nợ và bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp,
phù hợp với quy định của pháp luật.
- Khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, nếu Doanh nghiệp
không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc không được
gia hạn nợ, thì số dư nợ đến hạn không trả được phải chuyển sang nợ quá hạn và
Doanh nghiệp phải trả lãi suất nợ quá hạn đối với với số tiền chậm trả
- Đối với Doanh nghiệp vay bằng nội tệ, nếu trả trước hạn, số lãi phải trả chỉ
tính từng ngày vay đến ngày trả nợ. Đối với Doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ, nếu
trả trước hạn thì Ngân hàng và Doanh nghiệp thỏa thuận về số lãi tiền vay phải trả
nhưng không vượt quá khỏi mức lãi đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

Trang 7



CHƯƠNG II - PHÂN TÍCH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH QUA CÁC NĂM 2019 – 2020 TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG QUẬN LIÊN CHIỂU
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
QUẬN LIÊN CHIỂU
2.1.1 Sự hình thành và phát triển
CNNHCT Liên Chiểu (trước đây là Ngân hàng Hòa Khánh) thực tế ra đời đầu
ngày giải phóng và chỉ là phòng giao dịch của NH thành phố Đà Nẵng (trước đây
thuộc huyện Hòa Vang của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng hoạt động chủ yếu trong
thời gian này là cho vay, huy động nguồn vốn của dân cư và các tổ chức kinh tế,
hoạt động cho vay, trong thời gian này chủ yếu mang tính chất tự phát theo kế
hoạch tín dụng của NHNN thành phố Đà Nẵng giao cho, việc hoạch toán tài chính
của phòng giao dịch mang tính chất báo số hàng ngày.
Dần dần với sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước và do tình hình thực
tế của địa phương và khu vực, khi công nghiệp có rất nhiều nhà máy xí nghiệp lớn
của nhà nước đang xây dựng và phát triển, đây là khu vực kinh tế lớn nhất của
thành phố Đà Nẵng, cho nên đến năm 1987 NHNN Quảng Nam – Đà Nẵng kiến
nghị lên NHNN Việt Nam chuyển và thành lập Ngân Hàng khu vực Liên Chiểu từ
cơ sở phòng giao dịch Liên Chiểu thuộc Ngân Hàng thành phố Đà Nẵng.
Trong tình hình chung của đất nước lúc này hoạt động tài chính tiền tệ gặp
nhiều khó khăn đặc biết từ năm 1985 – 1988 có những chuyển biến xấu như bội chi
NSNN và có số lượng tiền mặt lưu thông lớn, lạm phát tăng nhanh. Để thích nghi
với tình hình trên ngày 06/03/1988 hội đồng Bộ trưởng ban hành NĐ số 63/HĐBT
về tổ chức NHNN Việt Nam và hệ thống NH Việt Nam sang hệ thống NH cấp 2.
Cho nên ngày 01/01/1988 chi nhánh NHNH Đà Nẵng chuyển sang NHTM nên có
tên mới là NHCT Liên Chiểu.
NHCT Liên Chiểu dưới sự điều tiết của NHCT Việt Nam, mọi kế hoạch cân
đối tín dụng của NH đều được NHCT Việt Nam phê duyệt, thông báo cụ thể.


Trang 8


2.1.2 Chức năng
NHCT là Ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ
tín dụng, thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng khác. Ngân hàng phục vụ cho các
ngành kinh tế chủ yếu là công nghiệp, thương nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,
bưu điện và một số ngành kinh tế khác của địa phương và trung ương đóng trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng và các vùng lân cận.
2.1.3 Nhiệm vụ
- Đi vay: thực hiện việc huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền nhàn rỗi trong dân
cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, thực hiện phát hành kỳ phiếu các loại nhằm tạo
lập nguồn kinh doanh cho Chi nhánh.
- Cho vay: Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng cung cấp tín
dụng ngắn hạn trung và dại hạn cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế thuộc mọi
lĩnh vực thương nghiệp, công nghiệp giao thông vận tải …
- Thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng bằng các phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt, thông qua các hình thức thanh toán như: Sec, UNC,
UNT, thanh toán liên hàng…

Trang 9


2.1.4 Cơ cấu tổ chức hiện nay
2.1.4.1 Bộ máy tổ chức
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC


PHÒN
Phòng
G KẾ
Kế Toán
TOÁN

Phòng
Ngân
Quỹ

Phòng
Điện
Toán

Phòng
Tín
Dụng

Tổ Giao
Tổ Giao
Dịch
SốDịch
1
Số 1

Phòng
Quản Lý
Rủi Ro


Phòng
Hành
Chính

Tổ
Giao Dịch
Số 2

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
- Ban Giám đốc: Do NHCT Việt Nam chỉ định và chịu toàn bộ trách nhiệm về
kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
- Phòng tín dụng: Có nhiệm vụ chuyên sâu về nghiệp vụ kinh doanh, phân tích
tình hình kinh tế, tài chính để thực hiện cho vay đối với cá nhân, tổ chức kinh tế.

Trang 10


- Phòng kế toán tài chính: thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, các nghiệp
vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Phòng hành chính: Sắp xếp tổ chức hội nghị, tiếp khách văn thư, và bố trí
cán bộ đào tạo lao động, tiền lương, bồi dưỡng nghiệp vụ và thực hiện chính sách
kích thích lao động.
- Phòng ngân quỹ: Thực hiện nhiệm vụ thu ngân, lưu trữ, quản lý và vận
chuyển tiền mặt trên đường đi của Chi nhánh.
- Điểm cho vay và huy động vốn: Thực hiện các nghiệp vụ cho các cá nhân và
tổ chức kinh tế vay, ngoài ra còn thực hiện huy động vốn cho nguồn vốn của Chi
nhánh.
- Quỹ tiết kiệm: Là nguồn quỹ của Chi nhánh nhằm phục vụ cho công việc bù

đắp nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức nhân sự ở chi nhánh NHCT Liên Chiểu tương đối
gọn, phân bố đều ở các phòng ban. Đa số cán bộ có trình độ đại học, được tập trung
theo yêu cầu của nghiệp vụ. Cán bộ có năng lực tập trung ở những bộ phận chủ
chốt, cần thiết tạo điều kiện cho Ngân hàng hoạt động có hiệu quả cũng như phát
huy được năng lực công tác của mình.
2.1.5 Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng
2.1.5.1 Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của
NHTM, thông qua các nghiệp vụ chủ yếu như: huy động tiền gửi, nghiệp vụ ngoại
bảng của NHTM và các nghiệp vụ trung gian khác.
Cùng với sự nỗ lực của bản thân với sự ủng hộ từ nhiều phía, tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi, Ngân Hàng công Thương Quận Liên Chiểu đã quen dần với
cơ chế mới, đạt được những thành quả nhất định trong kinh doanh.

Trang 11


Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động bình quân
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn vốn huy động

Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch

ST


TT(%)

ST

TT(%)

ST

TL(%)

1. Tiền gửi của các TCKT

263.801

32,3

338.022

33,1

74.221

28,14

2 Tiền gửi của dân cư

445.731

54,6


581.173

56,91

125.442

27,53

3 Tiền gửi TCTD

88.206

10,8

90.479

8,86

2.273

2,58

4 Tiền gửi khác

8.984

1,1

11.540


1,13

2.556

28,45

816.722

100

1.021.214

100

204.492

25,04

Tổng

Qua bảng 1 ta thấy, trong 2 năm qua, tổng nguồn vốn huy động bình quân tại
Chi nhánh tăng với tốc độ khá cao. Năm 2019 tổng nguồn vốn huy động bình quân
của toàn Ngân hàng là 816.722 triệu đồng thì năm 2020 tổng nguồn vốn huy động
bình quân của toàn Ngân hàng tăng lên đến 1.021.214 triệu đồng với tốc độ tăng là
25,04%, tương ứng 204.492 triệu đồng.
Nguồn vốn huy dộng của Chi nhánh chủ yếu từ 3 nguồn sau: Nguồn tiền gửi
từ các tổ chức tín dụng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nguồn tiền gửi của dân cư,
và một số loại tiền gửi khác như: tiền gửi kho bạc, tiền phát hành trái phiếu, kỳ
phiếu...
Trong đó, nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy

động là nguồn tiền gửi của dân cư. Thời gian qua, Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác
quảng bá hình ảnh của mình thông qua các tờ rơi, áp phích, qua các buổi họp với
các ban ngành đoàn thể quận đến mọi tầng lớp dân cư, doanh nghiệp… Đồng thời,
đưa ra nhiều loại hình huy động vốn đa dạng với các giải thưởng hấp dẫn như hình
thức tiết kiệm bậc thang kèm theo đó là quà lưu niệm khi gửi tiền…Trong năm qua,
chi nhánh đã mở thêm một số phòng giao dịch như phòng giáo dịch Hòa Khê, đặc
biệt thông qua việc phát hành thẻ ATM nên chi nhánh đã tranh thủ một bộ phận tiền
gửi rất lớn trong dân cư. Chính vì vậy, mà tiền gửi dân cư năm 2020 đạt được
581.173 triệu đồng tăng 27,53% so với năm 2019. Việc di dời, giải tỏa một số khu

Trang 12


vực đã làm cho nhu cầu sinh hoạt của bộ phân dân cư bị xáo trộn, ảnh hưởng đến
công tác huy động vốn của Ngân hàng.
Năm 2020, tình hình kinh tế chính trị, xã hội trên thế giới và khu vực có một
số biến động phức tạp đã có những tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp như dịch bệnh cúm gia cầm H5N1, dịch tai xanh…làm bất ổn
định về thị trường tiêu thụ, phần nào ảnh hưởng đến lượng khách du lịch, đầu tư
giảm nhưng với sự phấn đấu và nổ lực của tập thể Chi nhánh đã duy trì mối quan hệ
và tiếp cận thêm một số các tổ chức trong và ngoài địa bàn thành phố như công ty
như công ty Hầm Đường Bộ Hải Vân, công ty xi măng Hải Vân… làm cho nguồn
gửi của các TCKT tăng. Cụ thể năm 2019 nguồn tiền gửi của các TCKT đạt 263.801
triệu đồng, thì năm 2020 tăng lên 338.022 triệu đồng với tốc độ tăng là 28,14%.
Nguồn vốn của các TCTD được quản lý tâp trung tại các đơn vị chủ quản. Vì
vậy, phần nào ảnh hưởng đến công tác huy động nguồn tiền gửi của các TCTD này.
Năm 2020 tăng không bao nhiêu so với năm 2019, cụ thể năm 2019 huy động
88.206 triệu đồng, thì năm 2020 huy dộng 90.479 triệu đồng, tăng 2.273 triệu đồng
với tốc độ tăng 2,58%.
Tiền gửi khác (tiền gửi kho bạc, tiền phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tiền gửi có

kỳ hạn 12 tháng trở lên…) tại chi nhánh đến cuối năm 2020 là 11.540 triệu đồng
chiếm 1,13% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 28,45% so với năm 2019. Có thể
nói, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn trên là do hình thức tiết kiệm bậc thang. Do
tính linh hoạt về lãi suất nên thu hút sự chú ý của người gửi tiền. Điều này cũng là
nguyên nhân đẩy lãi suất đầu vào lên cao đồng thời việc bố trí cân đối và sử dụng
vốn sẽ khó khăn hơn vì Ngân hàng khó kiểm soát được thời gian thực gửi.
Tóm lại, kết quả đạt được trong năm 2020 thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của tập
thể Chi nhánh rất lớn. Tuy nhiên, với tốc độ tăng khá cao như vậy nhưng quy mô
vẫn chưa đáp ứng đủ 100% vốn cho vay. Vì vậy, trong năm qua Chi nhánh vẫn còn
là đơn vị sử dụng vốn trung ương cả về nội tệ lẫn ngoại tệ.

Trang 13


2.1.5.2 Tình hình cho vay
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng, nhiệm vụ cho vay là
nghiệp vụ giữ vai trò trọng yếu. Đây là nghiệp vụ phức tạp và chứa nhiều rủi ro
nhất. Vì vậy Ngân hàng rất chú trọng quản lý chặt chẽ đối với nghiệp vụ này.
Nghiệp vụ tín dụng của NHTM có quan hệ với tất cả các lĩnh vực của nền kinh
tế, từ lĩnh vực tiêu dùng cá nhân đến sản xuất kinh doanh và một phần tham gia đầu
tư phát triển. Để thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng sử dụng hàng loạt các công cụ
kỹ thuật nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo cho vay thu hồi được nợ và có lãi.
Chi nhánh Ngân hàng công thương Quận Liên Chiểu là chi nhánh Quận có
quy mô hoạt động lớn, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ Ngân hàng và dịch vụ liên
quan cho tất cả mọi đối tượng, mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Dựa
vào định hướng phát triển kinh tế của Quận, của toàn thành phố và khả năng nguồn
vốn huy động, Ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế và các
ngành nghề sản xuất. Vì vậy, hoạt động tín đụng của Ngân hàng đã tăng trưởng qua
các năm.


Trang 14


Bảng 2: Tình hình cho vay chung của chi nhánh
ĐVT: Triệu đồng
2019

2020

Chênh lệch

Chỉ tiêu
1. DSCV

Số tiền

TT(%)

Số tiền

TT(%)

Số tiền

TL(%)

935.489

100


1.140.790

100

205.30

21,95

1
- Ngắn hạn

804.961

86,05

996.960

87,4

191.999

23,85

- Trung dài hạn

130.528

13,95

143.830


12,61

13.302

10,19

2. DSTN

795.145

100

887.645

100

92.500

11,63

- Ngắn hạn

742.109

93,33

824.178

92,85


82.069

11,06

- Trung dài hạn

53.036

6,67

63.467

7,15

10.431

19,67

3. DNBQ

526.471

100

604.208

100

77.737


14,77

- Ngắn hạn

459.714

87,32

532.289

88,1

72.575

15,78

- Trung dài hạn

66.757

12,7

71.919

11,9

5.162

7,73


5. Tỷ lệ nợ xấu

2,7

3,1

- Ngắn hạn

2,1

2,3

- Trung dài hạn

0,6

0,8

Qua bảng 2 ta thấy, doanh số cho vay năm 2020 đạt 1.140.790 triệu đồng, tăng
205.301 triệu đồng so với năm 2019, tốc độ tăng 21,95%. Với mức tăng như vậy
vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này là do Chi nhánh
bỏ qua một số nhu cầu vay vốn của khách hàng là DNNN và hộ tiêu dùng để tập
trung nâng cao chất lượng tín dụng. Doanh số thu nợ năm 2020 là 887.645 triệu
đồng, tăng so với năm 2019 là 92.500 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 11,63%. Nợ
xấu và nợ khó đòi của thành phần khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Tỷ lệ nợ xấu
tăng mạnh từ 2,7% năm 2019 lên 3,1% năm 2020. Cùng với sự gia tăng của doanh
số cho vay, dự nợ bình quân cho vay năm 2020 đạt 604.208 triệu đồng tăng 77.737
triệu đồng so với năm 2019, với tốc độ tăng trưởng 14,77%. Dư nợ bình quân cho
vay chỉ đạt 14,77% là do chủ trương tập trung rà soát chất lượng tín dụng của toàn

Chi nhánh, đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn, nợ đã trích xử lý rủi ro để cải thiện tình
hình tài chính. Bên cạnh đó, quy mô nguồn vốn huy động càn hạn chế nên cũng tác
động không nhỏ đến công tác cấp tín dụng.

Trang 15


Cơ cấu nguồn vốn huy động bình quân của Chi nhánh chủ yếu là huy động
nguồn tiền gửi trong dân cư và nguồn vốn vay của Ngân hàng cấp trên. Vì vậy, để
chủ động trong việc sử dụng vốn, Chi nhánh đã có giải pháp hết sức hợp lý là cho
vay ngắn hạn, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của
Ngân hàng (86,05% - 87,4%). Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2020 đạt 996.960
triệu đồng tăng 191.999 triệu đồng so với năm 2019 tốc độ tăng 23,85%. Bên cạnh
đó doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2020 đạt 824.178 triệu đồng, tăng 82.069 triệu
đồng so với năm 2019, tốc độ tăng 11,06%. Mức dự nợ ngắn hạn bình quân tăng
15,87% tương ứng 72.575 triệu đồng.
Cùng với hoạt động tín dụng ngắn hạn, hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại
Chi nhánh ngày càng được cải thiện. Doanh số cho vay trung, dài hạn năm 2020
tăng so với năm 2019 là 13.302 triệu đồng tương ứng 10,19%. Doanh số thu nợ
trung, dài hạn năm 2020 tăng so với năm 2019 là 19,67%.
Trong năm qua Chi nhánh đã cơ bản thu hết nợ trung, dài hạn mà khách hàng
còn nợ năm trước. Ngoài ra trong năm qua Chi nhánh đã tập trung chủ yếu đầu tư
vào những ngành nghề, lĩnh vực có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, chi
phí khấu hao lại chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Nhìn chung, với tốc độ tăng trưởng tín dụng như vậy Chi nhánh vẫn chưa đáp
ứng hết nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên, cùng với các Ngân hàng khác
trên địa bàn thành phố, Ngân hàng công thương Quận Liên Chiểu đã góp phần thúc
đẩy, cải thiện, khôi phục kinh tế thành phố.
2.1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong tất cả các loại hình kinh doanh thì kết quả mang lại là đáng quan tâm

nhất, nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. NHTM là một loại hình kinh
doanh đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên cũng không nằm ngoài quy
luật trên. Do vậy, phân tích kết quả kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết giúp
cho Ngân hàng đánh giá thực trạng hoạt động một cách khách quan, từ đó đề ra
phương hướng chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì
vậy, ta cần xem xét kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Kêt quả kinh doanh của chi nhánh

Trang 16


ĐVT: Triệu đồng
Năm 2019
Chỉ tiêu

Năm 2020

Chênh lệch

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)

1. Thu nhập

79.197

100

87.434

100


8.237

10,4

- Thu từ hoạt động KD

76.132

96,13

84.243

96,35

8.111

10,2

- Thu khác
2. Chi phi

3.065
58.994

3,9
100

3.191
65.210


3,64
100

126
6.216

0,2
10,54

- Chi phí vốn

45.237

76,68

48.823

74,87

3.586

6,1

- Chi khác
3. Lợi nhuận = (1) –

13.757
20.203


23,3
-

16.387
22.224

25,13
-

2.630
2.021

4,5
10,0

(2)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2020 thu nhập đạt 87.434 triệu đồng tăng số
tuyệt đối là 8.237 triệu đồng so với năm 2019, trong đó thu từ hoạt động kinh doanh
tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất 96,35%, do quy mô đầu tư tín dụng của Ngân hàng
ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay tăng. Ngoài khoản thu từ hoạt động tín
dụng tăng thì khoản thu từ các hoạt động khác cũng tăng. Cụ thể, nguồn thu khác
năm 2020 là 3.191 triệu đồng, tăng 126 triệu đồng so với năm 2019, tốc độ tăng là
0,2%.
Bên cạnh nguồn thu thì Ngân hàng cũng có những khoản chi khá lớn. Trong
đó, chi huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn. Chi huy động vốn năm 2019 là 45.237
triệu đồng, năm 2020 tăng lên đến 48.823 triệu đồng, tức tốc độ tăng là 6,1%, tương
ứng với mức tăng 3.586 triệu đồng. Nguồn chi khác cũng tăng từ 13.757 triệu đồng
năm 2019 thì năm 2020 tăng lên đến 16.387 triệu đồng với tốc độ tăng là 4,5%
Nhìn chung, trong 2 năm qua thì cả chi phí và thu nhập đều tăng. Song tốc độ
tăng tuyệt đối của các khoản thu lớn hơn tốc độ tăng của các khoản chi. Vì vậy, hoạt

động kinh doanh của Chi nhánh năm 2020 lãi 2.021 triệu đồng, tương ứng tốc độ
tăng 10,0% so với năm 2019. Trong năm tới, chi nhánh sẽ nỗ lực phấn đấu hiệu quả
kinh doanh ngày càng tốt hơn.

Trang 17


2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
QUẬN LIÊN CHIỂU
2.2.1 Tình hình chung về cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hoạt động cho vay rất quan trọng đối với bản thân Ngân hàng cũng như đối
với nền kinh tế vì nó đáp ứng được nhu cầu vốn của các đơn vị, tổ chúc, cá nhân có
nhu cầu vốn và nó quyết định đến lợi nhuận của Ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng luôn
đa dạng các nghiệp vụ cho vay, tích cực tìm kiếm lôi kéo khách hàng, mở rộng dịch
vụ cầm đồ, tranh thủ nguồn vốn ủy thác…
Cùng với quá trình cổ phần hóa DNNN, là quá trình phát triển mạnh mẽ của
các DNNQD. Các doanh nghiệp thuộc khu vực này làm ăn ngày càng có hiệu quả,
linh hoạt, phù hợp với quy luật thị trường hơn và theo quá trình đó nhu cầu vay vốn
ngày cũng tăng hơn.
Nắm bắt được xu hướng phát triển đó, Chi nhánh đã chuyển hướng sang cho
vay các DNNQD để tăng quy mô tín dụng, mở rộng thị phần và vươn lên cạnh tranh
đối với các NHTM khác. Chính vì vậy, tỷ trọng cho vay đối với DNNQD tại Chi
nhánh rất lớn (chiếm 80% trong tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh). Bên
cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng không ngừng tăng lên. Để cụ thể hơn,
chúng ta cần đi vào phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với các
DNNQD thông qua các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình
quân, tỷ lệ nợ xấu theo bảng sau:

Trang 18



Bảng 4: Tình hình cho vay đối với các DNNQD
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2019
Chỉ tiêu

Năm 2020

Số tiền TT(%)

Số tiền

Chênh lệch

TT(%) Số tiền

TT(%)

1. DSCV

935.48

100

1.140.79

100

205.30


21,95

- DNNQD

9

78,3

0

86,76

1

35,2

2. DSTN

732.118
795.14

100

989.859
887.645

100

257.741

92.500

11,63

- DNNQD

5

64,1

618.727

69,7

108.893

21,35

3. DNBQ

509.834
526.47

100

604.208

100

77.737


14,77

- DNNQD

1

71,87

494.571

81,85

116.192

30,7

378.379
4. Tỷ lệ nợ

2,7

3,1

0,4

xấu

1,6


2,1

0,5

- DNNQD
Qua bảng số liệu, ta thấy các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ,
dư nợ bình quân cho vay năm 2020 đều tăng (cả về tỷ trọng lẫn tốc độ). Đây là một
dấu hiệu tốt cho Ngân hàng, cho thấy quy mô tín dụng Ngân hàng ngày càng được
mở rộng hơn.
Doanh số cho vay năm 2020 đạt 989.859 triệu đồng tăng so với năm 2019 là
257.741 triệu đồng, với tốc độ tăng là 35,2%. Tỷ trọng cho vay đối với DNNQD
tăng từ 78,3% năm 2019 lên 86,76% năm 2020 đạt được kết quả này là do vài năm
gần đây, Thành phố Đà Nẵng đang đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng bằng việc chỉnh
tranh và đổi mới, từ đó dần thay đổi bộ mặt Thành phố. Điều này một mặt thu hút
một lượng vốn khá lớn cho đầu tư, một mặt cũng tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn,
thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài địa bàn thánh phố, kích thích các thành phần
kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, sự năng động, linh hoạt tiêu chuẩn
đánh giá tín dụng đối với các DNNQD, Chi nhánh đã từng bước cải tiến thủ tục, đổi

Trang 19


mới phong cách giao dịch với khách hàng, cân đối lãi suất đầu vào, đầu ra để có
được một lãi suất thỏa thuận thích hợp… do đó đã thu được kết quả tốt.
Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động cho vay thì công tác thu hồi nợ của Ngân
hàng cũng không kém phần quan trọng, nó quyết định rất lớn đến sự sống còn của
Ngân hàng. Chi nhánh NHCT Quận Liên Chiểu đã rất coi trọng công tác thu hồi nợ.
Với sự chỉ đạo kịp thời của BGĐ, sự năng động cứng rắn của cán bộ tín dụng mà
năm 2020 doanh số thu nợ đạt 618.727 triệu đồng, tăng 108.893 triệu đồng so với
năm 2019 với tốc độ tăng là 21,35%.

Một chỉ tiêu không kém phần quan trọng là dư nợ bình quân cho vay. Chỉ tiêu
này cho biết dư nợ bình quân trên tài khoản tiền vay của khách hàng trong một
khoảng thời gian. Năm 2020, dư nợ bình quân cho vay đối với DNNQD là 494.571
triệu đồng tăng 116.192 triệu đồng so với năm 2019, với tốc độ tăng 30,7%. Để đạt
được điều này Ngân hàng luôn coi trọng việc cải tiến thủ tục cho vay, gia hạn nợ,
khoanh nợ cho khách hàng gặp rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh, đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kình doanh của khách hàng diễn ra thông suốt và Ngân hàng luôn tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân giao dịch với Ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu luôn được Ngân hàng quan tâm một cách đặc biệt, qua đó biểu hiện
chất lượng tín dụng, mức độ rủi ro của món vay, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu mà tất cả
các Ngân hàng phải làm.
Qua phân tích trên ta thấy tất cả các chỉ tiêu doanh số cho vay, dư nợ bình
quân cho vay, doanh số thu nợ cho vay đối với DNNQD đều có sự tăng trưởng qua
các năm. Tuy nhiên, tốc độ như vậy vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của các
DNNQD.
Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân từ
phía các DNNQD, có những nguyên nhân từ phía Ngân hàng, và kể cả từ phía cơ
chế, chính sách của Nhà nước.
- Về phía các DNNQD mới được thành lập trong những năm gần đây nên việc
kinh doanh chưa ổn định, kinh nghiệm chưa nhiều, các doanh nghiệp này làm ăn
còn thiếu phương án, kế hoạch kinh doanh, trình độ quản lý còn yếu kém, uy tín đối
với Ngân hàng còn chưa cao. Quy mô vốn nhỏ khiến các doanh nghiệp này rất khó

Trang 20


có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản
phẩm của mình. Tất cả những khó khăn yếu kém này đều là nguyên nhân khiến họ
khó tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng.
- Về phía Ngân hàng, đó là Ngân hàng đặt ra mục tiêu an toàn trong cho vay

cao, mà muốn đảm bảo được sự an toàn trong cho vay thì khách hàng phải đáp ứng
một cách chặt chẽ các điều kiện vay vốn và điều kiện này đã được cán bộ tín dụng
thẩm định một cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên, để có thể thẩm định được các điều kiện tín
dụng, đòi hỏi phải có rất nhiều nguồn thông tin, bao gồm những thông tin do khách
hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn, thông tin Ngân hàng lưu giữ và những thông tin
mà cán bộ tín dụng tìm kiếm. Hiện nay, Ngân hàng chủ yếu lưu giữ hồ sơ về khách
hàng đã từng vay vốn tại Ngân hàng và những thông tin này không mấy đáng kể.
Thêm vào đó, các DNNQD mới hình thành trong vài năm gần đây do vậy, quan hệ
tín dụng chủ yếu mới bắt đầu hình thành nên nguồn thông tin lưu trữ là không có.
Chính vì vậy, Ngân hàng sẽ phải xem xét đến thông tin do khách hàng cung cấp,
những thông tin này thì cán bộ tín dụng phải thẩm định. Các DNNQD thì uy tín của
họ còn thấp, chưa tạo ra sự tin tưởng từ phía Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng phải
kiểm tra thật kỹ tính chính xác của các thông tin này. Nhưng việc kiểm tra này
không phải là dễ dàng, một trong những nguồn thông tin quan trọng đó là tình hình
tài chính của doanh nghiệp thì hiện nay chưa được qua kiểm toán nên không thể tin
tưởng vào báo cáo tài chính được… Và như vậy, một khi các điều kiện cho vay khó
có thể thẩm định được một cách chính xác, thì để đáp ứng được mục tiêu an toàn tín
dụng là trên hết buộc Ngân hàng phải dựa vào điều kiện đảm bảo tiền vay mà trong
đó hình thức an toàn là đảm bảo bằng tài sản. Đây thật sự là khó khăn đối với các
DNNQD.
2.2.2 Phân tích tình hình cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.2.2.1 Theo ngành nghề kinh tế
Qua các năm thực hiện luật doanh nghiệp, nền kinh tế nước ta đã có những
chuyển biến to lớn, sức sản xuất được giải phóng, nhiều tiền năng được khơi dậy,
hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh. Các DNNQD (hầu hết là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ) với những lợi thế là chi phí đầu tư thấp, dễ thích ứng với sự thay

Trang 21



đổi của thị trường, tỏ ra rất phù hợp với trình độ quản lý của phần lớn các doanh
nghiệp của nước ta hiện nay. Từ đó, tạo điều kiện cho các DNNQD tham gia vào tất
cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong xã hội từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp dịch
vụ…
Đối với các DNNQD thì hoạt động cho vay của Chi nhánh tập trung vào các
ngành: Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản; Thương mại – Dịch vụ; Công
nghiệp – Xây dựng.
Bảng 5: tình hình cho vay đối với DNNQD theo ngành nghề kinh tê
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2019
Chỉ tiêu

1. DSCV

Năm 2020

Số tiền TT(%) Số tiền

Chênh lệch

TT(%) Số tiền

TT(%)

732.11

100

989.85


100

257.74

35,2

8

8

9

11,83

1

100

- CN-XD

58.544

77,76

117.105

71,08

58.561


23,57

- TM-DV

569.347

14,2

703.549

17,09

134.202

62,3

2. DSTN

104.227
509.83

100

169.205
618.72

100

64.978

108.89

21,35

4

11,35

7

19,8

3

74,4

- CN-XD

57.913

76,4

101.020

81,4

43.107

6,6


- TM-DV

389.472

12,2

415.031

20,1

25.559

64,4

3. DNBQ

62.449
378.37

100

102.676
494.57

100

40.227
116.19

30,7


9

7,0

1

9,0

2

68

- CN-XD

26.478

76,0

44.499

65,9

18.021

13

- TM-DV

287.568


17,0

325.750

25,1

38.182

93

- NN-LN-TS

- NN-LN-TS

- NN-LN-TS

64.333

124.322

59.989

4. Tỷ lệ nợ

1,6

2,1

0,5


xấu

0,6

1

0,4

- NN-LN-TS

0,4

0,6

0,2

- CN-XD

0,6

0,5

- 0,1

Trang 22


- TM-DV
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng cho vay đối với các DNNQD của tất cả

các ngành năm 2020 so với năm 2019 có tăng tương đối đáng kể cả về doanh số cho
vay lẫn doanh số thu nợ, cụ thể: Năm 2020 so với năm 2019, doanh số cho vay tăng
35,2% tương ứng với số tiền 257.741 triệu đồng, doanh số thu nợ tăng 21,35%
tương ứng với số tiền là 108.893 triệu đồng và số dư bình quân cũng tăng 30,7%
tương ứng với số tiền là 116.192 triệu đồng. Trong đó ngành CN-XD chiếm tỷ trọng
cao nhất, cụ thể năm 2020 so với năm 2019, doanh số cho vay tăng 23,57% tương
ứng với số tiền 134.202 triệu đồng, doanh số thu nợ tăng 6,6% tương ứng với số
tiền 25.559 triệu đồng và số dư bình quân cũng tăng 13% tương ứng với số tiền là
38.182 triệu đồng.
Trong năm qua chất lượng tín dụng đối với ngành CN-XD vẫn chưa được cải
thiện, năm 2019 tỷ lệ nợ xấu là 0,4% thì đến năm 2020 tăng lên 0,6%. Điều này là
do một số doanh nghiệp làm ăn chưa đạt hiệu quả, vì vậy họ đã không trả được nợ
của năm trước còn lại.
Trong năm qua nước ta đã khống chế được bệnh dịch cúm gia cầm NH5 và
bệnh dịch tai xanh… nhưng phần nào ảnh hưởng lớn đến tất cả các ngành, chính vì
điều này đã làm cho nợ xấu của ngành NN-LN-TS tăng từ 0,6% lên 1%. Ngành
TM-DV giảm từ 0,6% năm 2019 xuống còn 0,5% năm 2020
2.2.2.2 Theo thời hạn vay
Thời hạn vay ở đây chính là thời hạn tín dụng chung, là khoảng thời gian kể từ
khi bắt đầu cấp tín dụng đến khi hoàn trả xong khoản tín dụng đó, bao gồm cả thời
kỳ cấp phát, thời kỳ ân hạn và thời kỳ hoàn trả.
Thời hạn cho vay được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa khách hàng vay
vốn và Ngân hàng nhưng phải căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ
và khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu không sẽ xác định một thời hạn sớm hơn
hay dài hơn thời hạn trả nợ hợp lý. Mà cả hai trường hợp trường hợp trên đều không
tốt, nếu sớm hơn thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng mà đó cũng là gây khó khăn

Trang 23



cho Ngân hàng, còn nếu thời hạn dài hơn thì người đi vay sẽ sử dụng vốn vay cho
mục đích khác, như vậy sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng.
Hoạt động cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh xét theo thời hạn cho vay sẽ
được phân ra thành cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn và sẽ được thể hiện
ở bảng số liệu sau:
Bảng 6: Tình hình cho vay đối với DNNQD theo thời hạn vay
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

1. DSCV
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn
2. DSTN
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn
3. DNBQ
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn
4. Tỷ lệ nợ xấu
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn

Năm 2019

Năm 2020

Số tiền TT(%) Số tiền
732.11
100
989.85

8
9
586.497 80,1 837.278
145.621 19,9 152.581
509.83
100
618.72
4
7
386.648 75.8 509.723
123.186 24,2 109.004
378.37
100
494.57
9
1
272.433
72
297.545
105.946
28
197.026
1,6
0,6
0,4

Chênh lệch

TT(%)
100


Số tiền
257.741

TT(%)
35,2

84,6
15,4
100

250.781
6.960
108.893

42,8
4,8
21,35

82,4
17,6
100

123.075
-14.182
116.192

31,8
-11,5
30,7


60,2
39,8
2,1
1
0,6

25.112
91.080

9,2
86,0
0,5
0,4
0,2

Các DNNQD chủ yếu vay vốn để bổ sung nguồn vốn lưu động như mua hàng
hóa đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mai, nhập khẩu hàng
hóa đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, mua nguyên
vật liệu đối với các doanh nghiệp sản xuất. Còn đối với các dự án đầu tư cần vốn
vay trung, dài hạn thì chủ yếu là để mua sắm tài sản cố định, phương tiện vận tải,
máy móc thiệt bị.
Về phía Ngân hàng, tình trạng thiếu vốn trung, dài hạn, các khoản vay nợ mất
khả năng chi trả rất lớn và ngày càng tăng hạn chế tín dụng trung, dài hạn của Ngân
hàng đối với thành phần kinh tế nói chung và các DNNQD nói riêng. Mặc khác,

Trang 24


việc cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD, Ngân hàng cũng ít gặp rủi ro hơn so

với cho vay trung, dài hạn. Chính vì những nguyên nhân trên, nên trong những năm
vừa qua, hoạt động cho vay đối với các DNNQD của Chi nhánh chủ yếu là cho vay
ngắn hạn. Cụ thể, qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với
DNNQD tại Chi nhánh năm 2019 đạt 586.497 triệu đồng chiếm tỷ trọng 80,1%.
Năm 2020, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tăng thêm so với năm 2019 là 250.781
triệu đồng tỷ trọng tăng 42,8%. Trong khi đó doanh số cho vay trung, dài hạn đối
với các DNNQD tại Chi nhánh năm 2019 là 1451.621 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
19,9%. Năm 2020 tỷ trọng này giảm xuống 15,4%, doanh số cho vay đạt 152.581
triệu đồng. Đặc biệt, hiện này Ngân hàng mới chỉ đủ vốn để cho vay các dự án trung
hạn, còn đối với các dự án cần vốn dài hạn thì Ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn
trung ương rất lớn.
Qua bẳng số liệu trên ta thấy, doanh số thu nợ năm 2020 là 509.723 triệu đồng,
tăng 123.075 triệu đồng, tốc độ tăng 31,8% so với năm 2019. Trong khi đó doanh số
thu nợ trung, dài hạn giảm -14.182 triệu đồng, tốc độ giảm 11,5% so với năm 2019.
Vì đối với các khoản cho vay trung, dài hạn thì Chi nhánh thường thu nợ theo định
kỳ 6 tháng hoặc 1 năm nên kỳ thu nợ của các khoản cho vay trong năm 2020 lại rơi
vào năm sau. Điều này giải thích rõ nguyên nhân sự tăng lên của dư nợ bình quân
cho vay trung, dài hạn. Dự nợ bình quân cho vay trung, dài hạn năm 2020 là
197.026 triệu đồng, tăng 91.080 triệu đồng, tốc độ tăng 86,0%.
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn có tăng tương
đối. Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay ngắn hạn năm 2019 là 0,6% thì năm 2020 tăng lên
đến 1%. Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay trung, dài hạn chỉ tăng từ 0,4% năm 2019 lên
đến 0,6% năm 2020. Đây thực sự là điều đáng mừng.
Qua phân tích tình hình cho vay đối với các DNNQD theo thời hạn vay ta thấy
quy mô, hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp này ngày càng tăng. Vì vậy,
trong thời gian tới Chi nhánh cần có biện pháp mở rộng hơn nữa quy mô tín dụng
đối với các doanh nghiệp này. Các DNNQD nhu cầu vốn của họ chủ yếu là để bổ
sung vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh và những nhu cầu ngắn hạn
khác.


Trang 25


×