Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng công thương thành phố đà nẵng năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.03 KB, 48 trang )

Lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta đã và đang vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước và chúng ta rất quan tâm đến những vấn
đề về thực tiễn của nền kinh tế thị trường. Trong đó tín dụng ngân
hàng đã trở thành đòn bẫy kinh tế quan trọng một công cụ đắc lực
của Nhà nước trong việc quản lý và điều hoà nền kinh tế, thúc đẩy
việc tạo vốn và sử dụng vốn trong xã hội. Để làm được điều này
chúng ta cần có một nguồn vốn rất lớn. Do đó một trong những nhiệm
vụ hàng đầu của ngành Ngân hàng hiện nay là tập trung mọi nguồn
vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong các tầng lớp dân cư để
cung ứng kịp thời cho nền kinh tế.
Vấn đề đặt ra không chỉ bằng mọi cách huy động cho được các
nguồn vốn mà phải coi trọng việc quản lý và sử dụng vốn ấy cho đầu
tư phát triển sao cho có hiệu quả để vốn không ngừng sinh sôi nẩy nở
và đạt được mục tiêu của chiến lược kinh tế xã hội đề ra. Điều này đòi
hỏi phải có chính sách, biện pháp huy động phù hợp với khả năng
phát triển của nền kinh tế, tập quán tiêu dùng và tiết kiệm của nhân
dân. Biện pháp đó bao hàm nhiều nội dung và lĩnh vực rộng lớn. Đề
tài này chỉ đề cập chủ yếu đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung
quanh việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư có hiệu
quả để phục vụ nền kinh tế phát triển tại Chi nhánh ngân hàng Công
Thương thành phố Đà Nẵng.
Hiểu và vận dụng vấn đề trên trong thời gian học tập và làm
việc tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng em đã chọn đề
tài: "Phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng
Công thương thành phố Đà Nẵng năm 2020" để làm chuyên đề tốt
nghiệp.
Bài viết gồm 3 phần:
Phần I. Ngân hàng Thương mại và các hoạt động của Ngân
hàng thương mại.
Phần II. Phân tích tình hình huy động vốn tại Chi nhánh ngân


hàng Công Thương thành phố Đà Nẵng năm 2018 2020.
Phần III. Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác huy động
vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng.
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 1


Do giới hạn về thời gian cũng như kiến thức nên chuyên đề chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị phòng
tiền gửi dân cư, phòng kế toán tài chính Ngân hàng Công Thương Đà
Nẵng và đặc biệt là thầy Nguyễn Hoà Nhân đã tận tình giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề này.
Đà Nẵng, ngày .... tháng .... năm 2020
Sinh viên thực hiện
Đặng Xuân Hương

SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 2


Phần I:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI:


1. Sự ra đời của Ngân hàng Thương mại:
1.1. Lịch sử ra đời:
Nghề kinh doanh tiền tệ ra đời gắn liền với quan hệ thương mại. Khi có sự
giao lưu hàng hoá giữa các vùng, các quốc gia với nhiều loại nhiều tiền tệ khác
nhau đã gây khó khăn cho việc thanh toán mua bán và phức tạp trong việc
chuyển đổi bảo quản tiền tệ. Một yêu cầu đặt ra là phải có một tổ chức chuyên
hành nghề đổi tiền, nhằm phục vụ cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá. Những tổ
chức này đảm nhận công việc nhận tiền gởi và bảo quản vàng bạc, đá quý. Sau
đó những cá nhân hành nghề nhận tiền gởi bắt đầu dùng số tiền nhận gởi cho
vay để kiếm lời. Có thể nói sự ra đời của hệ thống ngân hàng gắn liền với quan
hệ cho vay nặng lãi đã từng tồn tại trong thời kỳ phân rã của chế độ công xã
nguyên thuỷ. Khoảng 3000 năm trước công nguyên, các ngôi đền tại xứ Chadéc
(thuộc Irac ngày nay) đã có hoạt động tương tự như ngân hàng: Tiếp nhận những
lễ vật và tài sản do các tín đồ gởi rồi cho nông dân vay với lãi suất cao. Và như
vậy các tổ chức kinh doanh tiền tệ đã ra đời.
Những nghiệp vụ đầu tiên của tổ chức kinh doanh tiền tệ bao gồm đổi
tiền, nhận tiềngởi, bảo quản việc và cho vay.
Đến thế kỳ IV trước công nguyên, các tổ chức ngân hàng thô sơ này đã
được thiết lập ở nhiều nơi, người gởi đã biết lấy tiền ở xa nơi mình gởi tiền bằng
cách xuất trình các hối phiếu. Còn ở Ý, chính quyền La Mã tổ chức riêng một
đường phố để làm nơi hội họp cho những người mua bán, trao đổi tiền bạc và
vay nợ, họ xếp hàng ngồi trên những ghế dài gọi là Banco.
Đến thời kỳ phục hưng, các tổ chức kinh doanh tiền tệ phát triển nhanh
chóng và mở rộng thêm nhiều nghiệp vụ mới , như việc chi trả bằng thương
phiếu, tổ chức thanh toán bù trừ, bảo lãnh. Chính trong thời kỳ này, một số tổ
chức kinh doanh tiền tệ đã có những đặc trưng gần giống như ngân hàng, như ở
Tây Ban Nha trong thế kỷ 15 có hai tổ chức kinh doanh tiền tệ Banco di
Barcelone thành lập năm 1401 và Banco di valencia năm 1409, ở Venie có
Banco di Rea năm 1587. Tiền tệ lớn chuyên thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh
doanh tiền tệ và đặc biệt đã cho ra đời loại chứng chỉ nhận tiền gởi để giao dịch

chi trả gần giống như giấy bạc ngân hàng ngày nay. Sự ra đời của những tổ chức
kinh doanh tiền tệ này được xem là khởi điểm của kỷ nguyên ngân hàng hiện
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 3


đại. Tiêu biểu có: Ngân hàng Amsterdam ở Hà Lan năm 1609, Ngân hàng
Hambourg ở Đức năm 1619, Ngân hàng Anh Quốc năm 1694.
1.2. Giai đoạn phát triển của ngân hàng:
1.2.1. Giai đoạn 1:
Từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 18. Trong giai đoạn này Ngân hàng có hai
đặc trưng cơ bản như sau:
Các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo ra hệ thống, không chịu sự lệ
thuộc, ràng buộc lẫn nhau.
Mỗi ngân hàng hoạt động có những chức năng hoạt động như nhau bao
gồm: Nhận ký thác của khách hàng, chiết khấu và cho vay, phát hành giấy bạc
ngân hàng vào lưu thông, thực hiện các dịch vụ đổi tiền, chuyển ngân...
1.2.2. Giai đoạn 2:
Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, trong giai đoạn này ngân hàng được chia
thành hai loại:
Các ngân hàng được phát hành tiền, gọi là ngân hàng phát hành.
Các ngân hàng không phát hành tiền, gọi là ngân hàng trung gian, trong
đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại.
Trong các thế kỷ 18 và 19 một số nước việc phát hành tiền được giao cho
một số ngân hàng lớn. Nhưng đến cuối thể kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20 Nhà nước
đã ban hành các đạo luật cho phép một ngân hàng duy nhất được phép phát hành
tiền, còn các ngân hàng khác thì chuyển thành ngân hàng thương mại.
1.2.3. Giai đoạn 3:
Từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay.

Từ đầu thế jỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, phần lớn các nước đã thực hiện cơ
chế một ngân hàng độc quyền phát hành, tuy nhiên các ngân hàng này vẫn thuộc
quyền sở hữu của tư nhân. Điều này không cho phép Nhà nước can thiệp đếncác
hoạt động kinh tế thông qua tác động tiền tệ. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 1933 buộc chính phủ các nắm lấy ngân hàng phát hành, để qua đó điều tiết các
hoạt động kinh tế vĩ mô.
Trong thời kỳ này, khái niệm ngân hàng trung ương đã ra đời thay cho
khái niệm ngân hàng phát hành. Trước đây chức năng cơ bản của ngân hàng
hàng phát hành là phát hành tiền vào lưu thông thì ngân hàng trung ương ngoài
việc phát hành tiền còn thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và
ngân hàng điều tiết tiết khối lượng tiền tệ cung ứng nhằm bảo đảm sự ổn định
tiền tệ, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
2. Chức năng của ngân hàng thương mại:
2.1. Chức năng trung gian tài chính:
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 4


Ngân hàng thương mại là ngân hàng thực hiện nhiều loại nghiệp vụ ngân
hàng nhất trong số các ngân hàng trung gian (NHTG) .
Ngày nay, người ta không thể hình dung nổi nền kinh tế thị trường mà
vắng bóng các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức "cầu nối" giữa người có
vốn và cần vốn. Công nghệ tài chính đã được sử dụng triệt để nhằm thu hút toàn
bộ các nguồn vốn dự trữ với thời hạn và quy mô rất khác nhau phục vụ cho sản
xuất, đời sống.
Các tổ chức tài chính trung gian hoạt động theo nguyên tắc phát hành các
phiếu ghi nợ (sổ tiết kiệm, tín phiếu mở tài khoản ...) để thu hút tiền của công
chúng, sau đó sử dụng tiền vay để được mua các chứng khoán khởi thuỷ (cổ
phiếu, trái phiếu, vật cầm cố...). Nhờ có quy mô hoạt động lớn nên các tổ chức
tài chính có thể phân tán được rủi ro, giảm chúng tới mức tối thiểu để thu được

lợi nhuận cho mình và đảm bảo các lợi nhuận đối với khách hàng. Như vậy có
thể ví hoạt động của các tài chính giống như hoạt động của khâu thương nghiệp
trong chu trình sản xuất và tiêu dùng hàng hoá. Sự khác nhau ở chỗ hàng hoá mà
các tổ chức tài chính kinh doanh là tiền và các giấy tờ có giá.
Hoạt động này càng biểu hiện rõ khi ta xem xét tới vai trò thúc đẩy sự
tăng trường kinh tế của các tổ chức tài chính. Vai trò này thể hiện ở chỗ: Một
mặt do k há năng đa dạng hoá và quy mô lớn, sự thành thạp trong nghề nghiệp,
các trung gian tài chính lựa chọn lĩnh vực bỏ vốn chính xác hơn nhiều so với
từng cá thể trong xã hội, nghĩa là nó chuyển một cách có hiệu quả nhất các
nguồn vốn tích luỹ trong xã hội từ chủ thể cần cho vay tới chủ thể cần vay. Mặt
khác sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính đã ép mức lãi suất xuống mức thấp
nhất làm cho nguồn vốn thực tế bỏ vào đầu tư được tăng lên tới mức cao nhất.
Nội dung cụ thể thì ngoài công việc thường xuyên và phổ biến là trung
gian về tín dụng, trung gian về thanh toán, trung gian trong các dịch vụ tài chính
khác thì còn chức năng đặc biệt là trung gian giữa ngân hàng trung ương với các
cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế ngân hàng trung ương thực hiện tái cấp vốn
cho các ngân hàng để thông qua đó đưa vào nền kinh tế.
Trong thực tế các tổ chức tài chính trung gian được hình thành ở rất nhiều
dạng nội dung và hoạt động của chúng đang xen lẫn nhau, rất ,khó phân biệt.
Trong số các tổ chức tài chính trung gian, hệ thống ngân hàng thương mại chiếm
vị trí quan trọng cả về quy mô tài sản và thành phần các nghiệp vụ.
2.2. Chức năng tạo tiền:
Nếu ngân hàng trung ương đưa vào nền kinh tế một lượng tiền cơ sở H,
thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng (ngoài chủ định) sẽ tạo ra mức
cung tiền M (bao hàm tiền gởi và tiền mặt). Nghiệp vụ tạo tiền được thực hiện
thông qua việc cho vay bằng cách mở tài khoản không kỳ hạn cho khách hàng.
Cơ chế tạo tiền: giả sử ngân hàng huy động lượng tiền gởi ban đầu là
1000.
Ngân hàng thương mại quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 5


Các ngân hàng thương mại không dự trữ thừa và tiền không nằm lại trong
lưu thông.
Quy trình tạo tiền sẽ diễn ra như sau:
Thãú hãû ngán
haìng 1
TG: 1000

1

TMTQ: 1000
1000

TG:
TMTQ: 1000
1000
CV: 900

Thãú hãû ngán
haìng 2
TG:
TMTQ: 1000

Thế hệ ngân hàng

Tiền gởi

Cho vay


1

1000

900

2

900

810

3

810

CV: 810

Quá trình này diễn ra mãi cho đến khi không còn dự trữ bắt buộc nữa.
Tổng số tiền tạo ra = Số tiền ban đầu * 1/tỷ lệ dự trữ bắt buộc
= 1000 x 1/10%.
Trên đây là hình thái tạo tiền cơ bản. Ngoài ra khả năng tạo tiền của hệ
thống NHTM còn bị giới hạn bởi.
Tình trạng kinh tế xã hội.
Sự ổn định của đồng tiền.
2.3. Chức năng thủ quỹ:
Thực hiện chức năng này, ngân hàng thương mại nhận tiền gởi của công
chúng. Các doanh nghiệp và các tổ chức, gởi tiền cho khách hàng của mình, đáp
ứng nhu cầu rút tiền và chi tiền của họ.

Chức năng này có trong thời kỳ sơ khai của hoạt động ngân hàng xuất
phát từ nhu cầu muốn đảm bảo an toàn cho tài sản và mong muốn tích luỹ giá trị
của công chúng và các doanh nghiệp trong xã hội. Ngày nay khi nền kinh tế
ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng cao, tích luỹ của doanh nghiệp của cá
nhân ngày càng rộng lớn cộng thêm nhu cầu bảo vệ tài sản và mong muốn sinh
lợi từ khoản tiền có được của các chủ thể kinh tế làm cho chức năng này ngày
càng thể hiện rõ. Nó đem lại lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.
Đối với khách hàng, thông qua việc gởi tiền vào nghm họ không những
được đảm bảo an toàn về tài sản mà còn thu được một khoản lợi tức từ ngân
hàng.
Đối với ngân hàng, chức năng này là cơ sở để ngân hàng thực hiện chức
năng trung gian thanh toán, đồng thời tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho ngân hàng
thương mại để thực hiện chức năng trung gian tín dụng.

SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 6


Các chức năng trên có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng quan trọng và
chủ yếu nhất vẫn là chức năng trung gian tài chính.
3. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại:
3.1. Nghiệp vụ tài sản nợ (tạo nguồn vốn):
Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là lẽ sống
quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ tài sản nợ là nghiệp vụ
khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động của ngân hàng. Hoạt động này là một
trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của ngân hàng thương mại. Nó tạo
ra nguồn vốn chủ lực trong kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào.
a. Nghiệp vụ ký thác định kỳ:
Là loại tiền gởi mà khách hàng cam kết chỉ lấy tiền ra sau mỗi thời gian

nhất định, thưởng thức hiện dưới hình thức ngân hàng phát hành chứng chỉ ký
thác định kỳ và ban cho khách hàng, chứng chỉ này có thể mua bán trên thị
trường tiền tệ.
b. Ký thác hoạt kỳ:
Đây là loại tiền gởi mà khách hàng rút ra được bất kỳ lúc nào mỗi phần
hay toàn bộ số tiền đó. Đây là loại tiền gởi quan trọng nhất đối với ngân hàng và
có thể sử dụng để cho vay ngắn hạn. Dựa vào quy luật số đông và thực tiễn cho
rằng mặc dù có việc rút ra gởi vào thường xuyên nhưng luôn còn một két số dư
nhất định. Tuy nhiên có thể do những lý do sau mà khách hàng sẽ ào ạt đến ngân
hàng rút tiền như:
- Đến kỳ hạn trả nợ, thanh toán tiền hàng, trả lương.
- Nguyên nhân về tâm lý như tín nhiệm về ngân hàng.
- Do những biến động về chính trị, an ninh, kinh tế.
c. Ký thác tiết kiệm:
Là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân, được gởi vào ngân hàng để hưởng
lãi suất theo định kỳ. Có 3 loại tiền tiết kiệm là tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn,
tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có mục đích.
d. Các nguồn huy động khác:
Ngoài các hình thức huy động dưới hình thức nhận tiền gởi, các ngân
hàng còn huy động dưới các hình thức khác nhau để thu hút các khoản tiền để
dành của các doanh nghiệp, cá nhân bằng việc phát hành các chứng chỉ tiền gởi
và phát hành trái phiếu.
e. Vay của các ngân hàng:
Trong quá trình hoạt động của mình nhiều lúc phát sinh các nghiệp vụ
cùng một lúc làm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng không đáp ứng nhu
cầu cho hoạt động của mình, vì thế ngân hàng phải tiến hành vay vốn của các
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 7



ngân hàng thương mại và của các tổ chức tín dụng khác, của ngân hàng trung
ương, vay của thị trường tiền tệ.
f. Nghiệp vụ vốn riêng:
Ngoài các loại nguồn vốn trên thì ngân hàng thương mại còn có nguồn
vốn trong thanh toán, vốn phát sinh từ nghiệp vụ đại lý.
3.2. Nghiệp vụ tài sản có (sử dụng vốn):
Nghiệp vụ tài sản có phản ánh việc sử dụng vốn của ngân hàng thương
mại. Xuất phát từ đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng, cơ cấu sử dụng vốn phải
đảm bảo an toàn và sinh lợi.
a. Nghiệp vụ ngân quỹ:
Nghiệp vụ ngân quỹ của ngân hàng bao gồm các loại sau:
Tiền mặt tại quỹ gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho của ngân
hàng. Nhu cầu dự trữ tiền mặt cao hay thấp tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của
ngân hàng. Nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng còn mang tính thời vụ.
Tiền gởi ở ngân hàng khác: tiền gởi loại này được sử dụng để thực hiện
các khoản thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng khi khách hàng tiến
hành các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt như: uỷ nhiệm chi, thể thẻ
thanh toán.
Tiền gởi ở ngân hàng trung ương gồm:
+ Tiền dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng trung ương.
+ Tiền gởi thanh toán tại ngân hàng trung ương.
Các bộ phận trên hình thành nên phần dự trữ của ngân hàng thương mại.
Mặc dù dự trữ của ngân hàng không tạo nên lợi nhuận đảm bảo khả năng thanh
toán và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân hàng. Vị thế mà nó hạn chế rủi ro
thanh toán nâng cao uy tín cho ngân hàng, tạo nền tảng vững chắc cho khả năng
sinh lời của ngân hàng.
b. Nghiệp vụ cho vay:
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận. Cho vay
luôn luôn chiếm từ 60 đến 80% tài sản. Có của ngân hàng chỉ có lãi suất thu

được từ cho vay mới bù nổi các chi phí tiền gởi, chi phí dự trữ, chi phí kinh
doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu
tư.
Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân hàng có thể kiểm soát trực tiếp và
thường xuyên mục đích sử dụng tiền vay.
b.1. Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn:
Chiết khấu thương phiếu: là nghiệp vụ trong đó ngân hàng mua những
thương phiếu chưa đến hạn thanh toán của khách hàng với giá trị bằng giá trị
thương phiếu trừ đi phần lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí.
SVTH: Âàûng Xuán Hæång
Trang 8


Cho vay ứng trước: là một thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng tín dụng, trong đó người đi vay được phép sử dụng một mức cho vay trong
một thời hạn nhất định. Để thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng mở cho khách
hàng một tài khoản cho vay, chuyển số tiền cho vay vào tài khoản đó để khách
hàng sử dụng.
Cho vay thấu chi: đây là hình thức đặc biệt của tín dụng ứng trước, thực
hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó người vay được phép sử dụng dư nợ
trong một giới hạn nhất định trên tài khoản vãng lai. Nghiệp vụ này giúp cho
khách hàng sử dụng vốn chủ động, tiện lợi nhưng ngân hàng phải theo dõi chặt
chẽ tài khoản này để tránh vượt chi quá mức. Nó thường được áp dụng cho
những khách hàng có khả năng tài chính mạnh và có uy tín.
Tín dụng bằng chữ ký: trong hình thức tín dụng này ngân hàng không trực
tiếp cho khách hàng vay bằng tiền nhưng bằng uy tín của mình, ngân hàng tạo
điều kiện để khách hàng sử dụng vốn của người khác và đảm bảo thanh toán cho
khách hàng.
b.2. Nghiệp vụ cho vay trung dài hạn:
Cho vay thuê mua: là hình thức tín dụng trung, dài hạn được thực hiện

thông qua việc cho thuê tài sản máy móc, thiết bị, các động sản và bất động sản
khác. Khách hàng thuê tiền hàng trả dần giá trị tài sản theo hợp đồng đã thoả
thuận với ngân hàng, khi giá trị tài sản đã trả xong khách hàng được quyền sở
hữu tài sản đó. Trong thời gian chưa trả hết nợ tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu
của ngân hàng.
Tín dụng trả góp: là hình thức tín dụng mà khách hàng được trả dần số
tiền vay theo định kỳ.
Ngoài ra ngân hàng còn cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức kinh tế.
c. Nghiệp vụ đầu tư:
Đầu tư chứng khoán là hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận
cho ngân hàng. Nó vừa mang tính chất giúp đỡ, hỗ trợ cho khả năng thanh
khoản và đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh nhằm phân tán rủi ro bởi mục tiêu
chủ yếu của ngân hàng là có một lãi suất cao và khả năng thanh toán tốt nhất.
Tuy nhiên tuỳ theo mục đích hoạt động mà ngân hàng mua lại chứng khoán của
Chính phủ hay chứng khoán của công ty.
3.3. Các nghiệp vụ trung gian khác:
Đây là hoạt động với tư cách ngân hàng là thủ quỹ quản lý tài sản của
khách hàng theo sự uỷ nhiệm của khách hàng để thực hiện những lệnh về
chuyển tiền, thu hộ, chi hộ. Tuỳ theo quy mô của từng ngân hàng mà số lượng
các nghiệp vụ về thanh toán, chuyển tiền...
Ba nghiệp vụ trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu nguồn vốn
không phát triển thì nghiệp vụ sử dụng vốn không phát triển và ngược lại. Hai
SVTH: Âàûng Xuán Hæång
Trang 9


nghiệp vụ nguồn vốn và sử dụng vốn phát triển song hành nhau, nghiệp vụ trung
gian cung cấp cho khách hàng các nghiệp vụ nhằm thoả mãn yêu cầu của khách
hàng và tạo điều kiện cho nguồn vốn sử dụng vốn phát triển và thông qua nghiệp
vụ trung gian này nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với các ngân hàng

khác.
II. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1. Huy động vốn là gì?
Nhìn chung có nhiều định nghĩa khác nhau về huy động vốn song đây là
hai định nghĩa gần gũi, xác thực và dễ hiểu nhất.
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng
Thương mại. Nó nhằm giải quyết đầu vào tức là giải quyết nguồn vốn để hoạt
động.
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu
của các ngân hàng thương mại thông qua các nghiệp vụ chủ yếu như huy động
tiền gởi, nghiệp vụ ngoại bảng của ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ
trung gian khác...

2. Các quan điểm có tính định hướng cho việc huy động vốn của ngân
hàng thương mại ở Việt Nam:
* Huy động vốn trong nước:
Hiện nay nguồn vốn trong nước là quyết định, vai trò quyết định thể hiện
ở chỗ:
- Nó tạo ra các điều kiện cần thiết để hấp thụ và khai thác có hiệu quả
nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Hình thành và tạo lập sức mạnh nội sinh cho nền kinh tế, hạn chế những
tiêu cực phát sinh về kinh tế, xã hội do đầu tư nước ngoài mang lại. Tránh lệ
thuộc vào kinh tế nước ngoài.
- Huy động vốn trong nước qua nhiều kênh: ngân sách Nhà nước, doanh
nghiệp, ngân hàng, dân cư... Trong đó nguồn vốn trong dân cư và doanh nghiệp
là quan trọng nhất, vốn đầu tư trong nước cơ bản, dựa vào tiết kiệm như một
quốc sách.
* Huy động vốn phải gắn chặt với yêu cầu sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn:
Vì nếu không sẽ gây áp lực lạm phát và cũng không thể huy động tiếp

được. Ngân hàng huy động vốn không chỉ dừng lại ở mục đích là góp phần kiềm
chế lạm phát củng cố giá trị đồng tiền mà ý nghĩa quan trọng của nó còn ở chỗ
đưa vốn vào sử dụng có hiệu quả.
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 10


Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một cách tạo vốn và phát triển vốn
chắc chắn nhất. Do vậy, cùng với chiến lược huy động vốn cần có chiến lược sử
dụng vốn đúng đắn cho thời gian trước mắt và lâu dài một cách có hiệu quả, tiết
kiệm. Trong hoạt động tín dụng cần bố trí vốn đầu tư vào những công trình trọng
điểm, thi công nhanh sớm đưa vào sử dụng những dự án sản xuất kinh doanh có
tính khả thi, thiết thực và hiệu quả để thu hồi vốn đúng hạn, hạn chế nợ quá hạn,
rủi ro làm thất thoát vốn...
* Kết hợp hài hoà lợi ích của người gửi tiền vào ngân hàng:
Trong nền kinh tế với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, lợi ích của
người gửi tiền chưa được chú ý đúng mức, thậm chí khi lạm phát, đồng tiền mất
giá vẫn không được đền bù thiệt hại một cách thoả đáng.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường lợi ích kinh tế là vấnđề cả hai bên
cùng quan tâm. Quan hệ giữa người gửi tiền vào ngân hàng thực chất là quan hệ
giữa bên bán và bên mua, hai bên cùng thực hiện mục đích kinh doanh tiền tệ.
Do đó lãi suất tiền phải được căn cứ vào cung cầu trên thị trường để xác định
một cách thoả đáng, phù hợp với chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nếu lãi
suất thấp hơn chỉ số trượt giá thì không huy động được vốn. Ngược lại, nếu nâng
lãi suất lên rất cap để thu hút vốn thay vì cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ,
thiết lập sự tín nhiệm của khách hàng trên nhiều mặt, hoàn toàn không phải là
một biện pháp tốt, một giải pháp tối ưu trong công tác huy động vốn.
3. Các hình thức huy động vốn:
3.1. Huy động tiền gửi:

a. Khái niệm tiền gửi:
Các nhà kinh tế đều cho rằng rất khó khăn trong việc định nghĩa "tiền
gửi". Tuy nhiên các luật gia và kinh tế gia các nước có được một quan niệm
chung về vai trò và ý nghĩa của tiền gửi. Các nước công nghiệp phát triển định
nghĩa tiền gửi trong một văn bản luật được coi là tiền gửi mà ngân hàng nhận
được của đệ tạm nhân bất luận dưới danh từ nào dù phải trả lãi hay không trả lãi,
với quyền sử dụng tiền đó cho hoạt động của mình và với bổn phận làm nghiệp
vụ ngân quỹ cho người ký gởi, nhất là phải trả trong thời hạn số tiền nhận được,
tất cả những lệnh trả tiền của người gửi (ký thác) bằng séc, lệnh chuyển khoản,
thư tín dụng... hay bất cứ bằng cách nào khác cũng thu nhập vào khoản tiền ký
thác, mọi số tiền mà ngân hàng thu giùmg cho người ký gửi. Ngoài ra, được
đồng hoá và xem như ký thác ngân hàng.
- Những khoản ký gửi vào tài khoản vãng lai, dù rằng kết số tài khoản này
có thể và có lúc trở thành số dư nợ.
- Những khoản tiền mà việc hoàn trả phải báo trước hoặc phải có kỳ hạn.
- Những khoản tiền mà lúc ký thác ngân hàng đã đặc biệt định rõ sự sung
dụng, trừ khi nào luật pháp hoặc sự giao ước đã định rõ rằng ngân hàng không
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 11


được quyền sử dụng khoản tiền đó trong khi chờ đợi sự dung dụng theo ý khách
hàng.
- Những khoản tiền mà lúc thâu nhận ngân hàng trao cho người gửi một
phiếu có kỳ hạn.
Các khái niệm về tiền gửi nêu trên có liên quan mật thiết với tlr của khách
hàng tại ngân hàng.
Như vậy về phương diện pháp lý, các khoản tiền gửi làm cho ngân hàng
trở thành chủ sở hữu các số tiền gửi trên dưới bất kỳ hình thức nào và cho phép

ngân hàng sử dụng các số tiền đó trong các nhu cầu hoạt động chuyên môn của
mình nhưng đồng thời cũng có trách nhiệm hoàn lại vốn trong các điều kiện đã
được quy định. Cụ thể các quyền sau đây đã được công nhận:
- Quyền của người nhận khoản tiền gửi là quyền tự do sử dụng với số tiền
gửi đó.
+ Người gửi tiền có quyền lợi đòi vào bất cứ thời điểm nào, người nhận
tiền gửi hoàn trả số tiền gửi đó vào phải thực hiện việc hoàn trả vào thời điểm
mà người gửi đã chọn.
Hiện nay các nguồn tiền gửi rất khác nhau. Đó là khoản tiền vốn trên các
tài khoản của doanh nghiệp, trên các tài khoản tiền lương của công nhân viên
chức... Do đó cần có sự phân loại tiền gửi theo một số tiêu chuẩn nào đó.
Xã hội ngày nay phát triển nhanh chóng, các nguông tiền gửi ngày càng
phong phú, phức tạp. Vì thế không thể phân định một cách chính xác từng nhóm
tiền gửi riêng biệt, song về mặt kỹ thuật ngân hàng, các khoản tiền gửi có thể
phân rạ một số loại cơ bản như sau.
b. Các loại tiền gửi:
b.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
- Tiền gửi thanh toán:
Các tổ chức kinh tế trong quá trình hoạt động muốn thực hiện giao dịch
với ngân hàng thương mại nào đòi hỏi họ phải mở tài khoản tại ngân hàng
thương mại đó. Việc mở tài khoản này nhằm giúp tổ chức kinh tế bảo quản an
toàn tiền vốn đồng thời qua đó tổ chức kinh tế có thể nhận được các dịch vụ tài
chính từ ngân hàng thương mại. Về phía ngân hàng thương mại, việc mở và gởi
tiền gửi vào các tài khoản của các tổ chức kinh tế giúp cho ngân hàng thương
mại có thể sử dụng được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bổ sung vốn tín dụng.
Mặt khác, giúp ngân hàng thương mại có thể bán được các dịch vụ tài chính của
mình.
Mục đích của người gởi tiền chính là sự an toàn trong bảo quản và tiện ích
trong thanh toán. Có vậy việc ngân hàng huy động tiền này trở nên (có thể gọi
lại) dễ dàng hơn một khi người dân đánh giá đúng về bản chất của nó. Về tính

chất thì đây là tiền gửi không kỳ hạn. Ngân hàng có trách nhiệm bảo quản thực
hiện chi trả theo lệnh. Do tính chất luôn chuyển liên tục nên ngân hàng thường
SVTH: Âàûng Xuán Hæång
Trang 12


sử dụng với một mức độ nhất định từ 50% - 70% (để cho vay) và còn lại 30 50% dùng cho dự trữ.
Với V càng lớn thì nguồn tiền gửi này càng kém ổn định.
Thông thường ngân hàng phải thường xuyên dự báo trước nguồn tiền gửi
này để dễ dàng cho việc sử dụng chúng. Chính vì thế mà việc phân chia khách
hàng cũng là việc không thể thiếu, ngân hàng thường chia thành hai nhóm cơ
bản.
Khách hàng lớn: ngân hàng buộc phải xem xét đến tiền gửi thanh toán của
từng khách hàng, từ đó có thể rút ra, ncschu kỳ của nó để tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động của mình.
Khách hàng nhỏ: với khách hàng này thì số lượng và quy mô tham gia
vào tiền gửi thanh toán ít do vậy mà không thể nghiên cứu theo tqừng cá thể
được mà người ta sẽ tập hợp thành một nhóm khách hàng, từ đó tính toán các
chỉ tiêu đã nói trên để quyết định tỷ lệ sử dụng.
Mục đích, mục tiêu chung của ngân hàng đối với tất cả các nghiệp vụ là
luôn luôn phát sinh lợi và an toàn (dự trữ) ngay cả tiền gửi thanh toán cũng vậy.
Ngân hàng phải làm sao giải quyết mọi quan hệ giữa đầu tư và dự trữ ở mức
thích hợp nhất giữa sinh lợi và an toàn, bên cạnh đó còn yếu tố chủ quan là khả
năng linh hoạt, cân đối tác nghiệp của ban lãnh đạo.
Trong tất cả nguồn tiền thì đây là nguồn khó sử dụng nhưng rẻ, ngân hàng
nào huy động nhiều, rất cho hoạt động của mình. Ai cũng muốn thu hút nguồn
tiền này về cho chính ngân hàng của mình. Vì vậy trong nghiệp vụ huy động vốn
thì tiền gửi thanh toán cũng đóng góp một phần rất quan trọng.
Tiền gửi có kỳ hạn. Đây cũng là dạng đầu tư chính, điều họ quan tâm là
an toàn và có lãi. Ngân hàng chủ động đưa ra một số kỳ hạn và dng chủ động

lựa chọn trên cơ sở cân đối với vốn của mình. Với nguồn huy động được này.
Ngân hàng có thể cho vay với kỳ hạn dài hơn. Tiền gửi có kỳ hạn thông thường
định kỳ là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm hoặc hơn nữa. Loại tiền gửi này có
những đặc điểm như sau:
+ Các khoản tiền được gởi sẽ có thời gian gởi tối thiểu theo thoả thuận
giữa ngân hàng và thân chủ và không được rút ra trước hạn kỳ đã định.
+ Lãi suất mà ngân hàng trả cho loại này thường là cao. Lý do là khi
người gởi thống nhất với ngân hàng rằng sẽ gởi tiền trong khoảng thời gian cụ
thể nào đó có đến hơn 80% khách hàng đã giữ được lời cam kết trên. Do vậy
ngân hàng thương mại hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nguồn tiền này để cho
vay. Với khoản cho vay ổn định ngân hàng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, vì
thế tiền thù lao nó trả cho người gởi cũng phải cao hơn để kích thích việc gởi
tiền hơn nữa.
Tiền gởi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định. Tiền gửi có kỳ hạn với
thời gian càng lâi lãi suất sẽ càng lớn bởi vì ngân hàng hoàn toàn có thể dùng
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 13


tiền gửi này đem đầu tư vào những dịch vụ hoặc sản xuất có tính lâu dài hơn và
lựi tức ổn định hơn.
* Tiền gửi có kỳ hạn thường phụ thuộc vào 3 thông số chính:
- Lãi suất do ngân hàng thương mại trả cao hay thấp.
- Lãi suất các loại hìnhg đầu tư khác như trái phiếu, cổ phiếu.
- Thu nhập của người dân.
Thông số đầu tiên là quan trọng nhất. Việc đưa ra chiến lược lãi suất như
thế nào để thu hút được vốn nhiều và kinh doanh có lãi là điều quan trọng hàng
đầu, phản ánh khả năng kỹ trị của các ngân hàng thương mại.
Hiện nay các doanh nghiệp thiếu vốn (khoản tiền tạm thời thừa không

nhiều) nên họ thường đi vay để trả nợ. Đồng thời công tác cân đối vốn lên ngân
quỹ chưa tốt một phần do kỹ năng và môi trường không ổn định, dòng tài chính
không chuẩn xác. Vì hai lý do trên mà ngân hàng huy động không nhiều. Tuy
nhiên hầu như ai cũng muốn phát huy khả năng của mình để thu hút luồng tiền
này.
- Tiền gửi chuyên dùng: Đây là nguồn vốn được ngân sách cấp phát để
đầu tư. Bây giờ nguồn tiền này hầy như rất ít vì kinh phí Nhà nước cấp cho các
doanh nghiệp bị hạn chế.
- Tiền gửi ký quỹ là tiền gửi phục vụ cho hoạt động kinh doanh được xác
định trước mục đích sử dụng. Được ngân hàng dành riêng theo thoả thuận giữa
ngân hàng và khách hàng. Thuộc về dạng này thì loại tiền mà ta thường gặp nhất
là séc báo chí hay ký quỹ bảo lãnh.
b.2. Tiền gửi của kho bạc Nhà nước:
Tức là ngân hàng nhận tiền gửi của kho bạc. Chắc một điều mà ai cũng
ngạc nhiên là tại sao "kho bạc" nghe từ đó ta cũng thấy rằng chính nó mới là nơi
giữ tiền chủ yếu sao lại phải đi gửi ngân hàng? Nhưng nếu xem xét kỹ thì ta thấy
rằng điều này hoàn toàn hợp lý. Kho bạc là nơi giữ tiền cho Nhà nước gồm quỹ
ngân sách và ngoài ngân sách. Nhưng họ chỉ giữ lại một lượng tiền theo quy
định thôi, còn lại là gửi vào ngân hàng. Mục đích của kho bạc cũng không nằm
ngoài mục đích kinh doanh như các tổ chức khác là lấy lãi. Nhưng đặc biệt là lãi
suất này rất thấp. Chính điều này đã làm cho mọi ngân hàng thương mại đều chú
tâm đến "món hời" trước mắt. Bởi hiếm có một tổ chức kinh tế nào hay một cá
nhân nào lại có trong tay một số lượng tiền lớn như kho bạc. Do đó hầu hết mọi
ngân hàng đều tăng cường khả năng để thu hút nguồn vốn đang lưu tâm trên. Số
lượng tiền lớn, huy động lại tiện lợi và dễ dàng (không phải quá rườm ra và khắc
khe như nhận tiền gửi ở bên ngoài), lại không tốn phí. Với số lượng vốn ấy thì
ngân hàng có thể sử dụng cho mục đích của mình vì thời hạn gởi dài. Thời hạn
dài là một điểm lợi cho ngân hàng nguyên do là thời gian nguồn vốn đang lúc
nhàn rỗi lại nằm trong chính sách kinh doanh kiếm lời sao cho vẫn đảm bảo hai
mục tiêu an toàn và sinh lợi. Xét đến đây là cũng thấy rằng thực chất loại tiền

SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 14


gửi này là tiền gửi không kỳ hạn. Đối với những khoản tiền gửi không kỳ hạn
của các tổ chức khác thì không có lợi lắm cho ngân hàng vì lẽ nó tạo thêm nhiều
công việc cho ngân hàng mà ngân hàng lại không dám dùng nóvào việc cho vay
có kỳ hạn. Đồng thời với loại tiền này thì người gửi có quyền rút tiền vào bất cứ
lúc nào họ muốn, điều này gây khó khăn cho

SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 15


Ngân hàng không dám tự vận dụng số vốn vay ấy. Nhưng ở đây tiền gửi
kho bạc thì lại khác. Không kỳ hạn dường như cũng có một cái mốc cụ thể nào
đó, kho bạc hiếm khi rút tiền một cách rời rạc và bất ngờ, điều này đã làm cho
ngân hàng cảm thấy an tâm. Với khối lượng vốn lớn, lãi suất trả thấp lại không
tốn nhiều chi phí như vật đó là điều mà ngân hàng nào cũng mong muốn. Xu thế
chung hiện nay là ngân hàng nào huy động nguồn tiền gửi này thì cũng tốt và có
lợi. Song đâu phải ngân hàng nào cũng có được cơ hội ấy bởi bất cứ cái gì cũng
có chứng mực nào đó. Số lượng cũng có giới hạn và sự "chọn mặt gửi vàng"
cũng là một vấn đề cân nhắc kỹ lưỡng. Vì lẻ đó mà ngày nay các ngân hàng
thương mại phải làm sao hoàn thiện được mình, làm sao lôi kéo được luồng vốn
ấy vào trong kinh doanh thì thật tốt biết bao.
c.3. Tiền gửi các tổ chức tín dụng (ở đây tãem xét là ở ngân hàng khác)
- Tiền gửi ngân hàng đại lý muốn có được phải thiết lập ngân hàng đại lý
với ngân hàng kia.

- Tiền gửi ngoại tệ các ngân hàng không chỉ kinh doanh tiền tệ bằng tiền
Việt Nam mà còn kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý và đá quý. Hoạt
động này trong cơ chế thị trường là mặt mạnh của ngành ngân hàng. Theo luật
các tổ chức tín dụng quy định: "Tổ chức tín dụng kinh doanh ngoại tệ phải được
phép của ngân hàng Nhà nước và phải chấp hành quy định của Nhà nước về
quản lý ngoại hối".
Khách hàng mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng dưới 2 hình thức:
Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn: khách hàng mở tài khoản nhằm mục đích:
- Thanh toán tiền hàng hoá xuất nhập khẩu, dịch vụ.
+ Trả nợ vay ngân hàng và nợ vay nước ngoài.
+ Mua bán ngoại tệ với ngân hàng thương mại.
+ Góp vốn đầu tư và thanh toán các khoản chi khác ra nước ngoài theo
quy định.
- Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn khách hàng hướng ngoại tệ nhằm mục đích
hướng lãi.
Nhìn chung tiền gửi bằng ngoại tệ hay VND đều tạo cho ngân hàng một
nguồn vốn đáng kể góp phần cho việc hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay
lãi suất hầy hết các loại ngoại tệ mạnh trên thị trường tiền tệ quốc tế liên tục hạ
và đang ở mức thấp, có lúc lãi suất LOBOR và SIBOR của USD ở mức
1,6%/năm thấp hơn lãi suất gửi qua đêm. Lãi duất tiền gửi USD của các ngân
hàng thương mại trong nước cũng phải hạ theo nhưng số lượng ngoại tệ huy
động của các ngân hàng vẫn tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn huy động. Đặc biệt đối với hệ thống ngân hàng ngoại thường Việt Nam
thì nguồn vốn này chiếm đến 70%. Vì sao luồng huy động ngoại tệ lại tăng
nhanh đến như vật: đó là do theo chế độ quản lý ngoại hối hiện nay thì vẫn cho
phép các tổ chức kinh tế và người dân cất giấu ngoại tệ hoặc gửi ngân hàng hoặc
SVTH: Âàûng Xuán Hæång
Trang 16



cất giữ theo quy luật thì đồng tiền tốt (ổn định, giá trị cao) sẽ đẩy đồng tiền
"xấu" (không ổn định, mất giá) ra khỏi lưu thông. Trong 3 loại tiền nêu trên thì
USD được coi là đồng tiền tốt nhất do đó người ta sẽ sử dụng VND mua USD để
cất bằng cách gởi vào ngân hàng.
Hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam hiện nay đang được nâng lên, tạo
điều kiện cùng với lãi suất ngân hàng hạ đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các
ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam chưa có tình trạng phá sản lại cộng
thêm việc thực hiện bảo hiểm tiền gửi nên độ tín nhiệm trong dân chúng là rất
cao, là cơ sở cho việc thu hút vốn huy động ngoại tệ.
Thị trường tài chính (thị trường chứng khoán, vốn dài hạn) chưa phát triển
mạnh và chưa thuận tiện nên tiền của dân chúng chủ yếu được gửi vào hệ thống
ngân hàng để lấy lãi.
Mặc dù lãi suất ngoại tệ liên tục hạ trên thị trường tiền tệ quốc tế nhưng
trên thị trường nội địa lãi suất vẫn tương đối ổn định. Đặc biệt là huy động USD
bằng kỳ phiếu, trái phiếu và tiết kiệm kỳ hạn dài thì đến nay lãi suất cao hơn lãi
suất gửi nước ngoài rất nhiều. Bên cạnh đó tỷ giá VND/USD liên tục tăng tương
ứng với tốc độ tăng tỉ số hàng tiêu dùng, như vậy cho dù lãi suất thấp thì người
gửi tiền USD vẫn có lợi. Chính vì vật mà vấn đề thu hút lượng tiền gửi ngoại tệ
đã làm tăng tổng tiền vốn huy động của ngân hàng lên chẳng mấy khó khăn. Đối
với vấn đề này thì hiện nay thật đơn giản. Song nếu huy động nhiều thì cũng
không tốt, phải tìm được đầu ra cho nó và phải cân đối giữa VND và USD trong
vấn đề kinh doanh. Nhưng dù sao thì chúng ta vẫn không phủ nhận vai trò của
nguồn tiền gửi ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động.
Tiền gửi các kỳ hạn của các tổ chức tín dụng: ngân hàng cân đối của mình
mà thấy thừa thì lúc đó ngân hàng có thể trở thành một khách hàng và đem
nguồn vốn gửi vào ngân hàng khác. Như vật đâu chỉ có khách hàng mới là người
gửi mà chính ngân hàng cũng nằm trong vai trò đó. Tiền gửi ở đây là tiền gửi có
kỳ hạn, ngân hàng vẫn lấy lãi cho mình và vô hình dung nguồn vốn của ngân
hàng này đã chuyển sang quyền sử dụng của ngân hàng khác và là một hình thức
huy động vốn tốt không kém mặc dù số lượng này không nhiều lắm. Nếu đứng

trên vai trò là ngân hàng nhận thức chứ không phải là ngân hàng gửi thì mặc
nhiên nó đã tạo ra một lượng tiền nữa nhằm tăng thêm nguồn vốn của mình.
Như vậy ta thấy rằng vốn đã được huy động dưới mọi hình thức, mọi tổ chức,
mọi cá nhân không phân biệt là nằm trong hệ thống kinh doanh hay khác hệ
thống kinh doanh, nghĩa là khi trong tay chúng ta đã sử dụng được nguồn vốn
(chứ không phải sở hữu) của người khác thì đó là điều tốt thuận lợi cho hoạt
động của mình. Hãy cứ huy động và phát huy ưu thế, lợi thế để đảm bảo đủ
nguồn vốn kinh doanh.
c.4. Tiền gửi của dân cư:
Tất cả loại tiền gửi trên đều góp phần làm tăng tổng lượng tiền của hệ
thống ngân hàng trong đó tiền gửi của dân cư là nổi trội hơn cả. Đây là thị
trường đầy tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngân hàng.
SVTH: Âàûng Xuán Hæång
Trang 17


Tiền gửi thanh toán của dân cư:
Người dân gửi loại tiền này cũng không ngoài mục đích là đảm bảo sự an
toàn và đồng thời sử dụng các tiện ích (trong thanh toán, trong việc rút tiền mặt)
Về đặc điểm và tính chất cũng giống như tiền gửi thanh toán của tổ chức
kinh tế. Loại tiền này không lấylãi nhưng lấy một khoản phí (gọi là phí quản lý,
cỡ 0,6% - 0,7%/tháng). Người dân, cá nhân sử dụng mọi hình thức và phương
tiện khác nhau trong quá trình tham gia thanh toán như thẻ rtín dụng, séc... Hiện
nay, vấn đề sử dụng séc (đốivới séc cá nhân) không tiện, còn ngân hàng thì mới
áp dụng trong thời gian gần đây và chủ yếu là bộ phận nhân viên ngân hàng. Thẻ
thanh toán thì chậm, chủ yếu là thủ công.
Tuy nhiên, loại tiền gửi thanh toán trong dân cư chưa thật sự trở thành
một thị trường sôi động. Nguồn tiền gửi lớn nhất và đa dạng nhất là nguồn tiền
gửi tiết kiệm từ dân cư bao gồm: tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm
gởi góp, có mục đích...

Nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư là một nguồn vốn vô cùng dồi dào, là
nguồn tiền vốn có tính vững chắc ngày một tăng thêm. Nguồn tiền này có lúc, có
nơi, có thời gian chiếm 30 - 40%nguồn vốn cho vay của ngân hàng, còn bình
quân nó chiếm khoảng từ 30 - 25% nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín
dụng trong cả nước. Khi kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của mọi tầng lớp
dân cư ngày càng tăng thì nguông tiền tích luỹ của mỗi gia đình sẽ tăng lên,
nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư cũng tăng lên. Đó là lợi thế cho ngân hàng, cho
Nhà nước trong việc huy động nguồn vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội, phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Nguồn tiền gửi tiết kiệm
dân cư là sở hữu của từng cá nhân, họ có quyền quyết định gửi vào, lĩnh ra,
không ai được xâm phạm quyền đó trừ trường hợp đặc biệt khi có quyết định
của pháp luật. Người gửi luôn muốn bí mật số dư nên không đối chiếu hàng
tháng, hàng quý, hàng năm nhưng nguồn tiền gửi đó lại tồn tại mãi mãi. Nếu
như ngân hàng không có những quy định tốt hơn hay đúng ra là sự ràng buộc
nhẹ nhàng hơn thì làm sao cho họ có được lòng tin và sự an toàn đảm bảo khi
gửi tiền vào ngân hàng.
Vì khách hàng là cá nhân nên như đã nói ở trên là ngân hàng không có
điều kiện nghiên cứu từng cá nhân do đó buộc ngân hàng phải đa dạng nguồn
tiền gửi tiết kiệm để mỗi cá nhân lựa chọn một hình thức cho phù hợp. Lượng
tiền gửi của các cá nhân là không nhiều (trong mỗi lần gửi) nhưng đây là nguồn
tiền thường xuyên và liên tục, hầu như tạo ra luồng vốn chảy vào ngân hàng một
cách đầy đặn, đây là hướng đi cũng rất tốt đối với ngân hàng. Mỗi ngân hàng
phải làm sao để dành tăng lên khi nền kinh tế hàng hoá đang ngày càng đổi mới
và phát triển. Tiền gửi dân cư thị trường tiềm năng nguồn vốn nguồn huy động
không thể thiếu của mọi ngân hàng thương mại.
2.2. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng:
Vấn đề này không thường xuyên.
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 18



Trên cơ sở cân đối vốn kế hoạch ngân hàng thấy thiếu vốn nên đưa ra
quyết định phát hành kỳ phiếu và trái phiếu (cũng như dưới hình thức đi vay)
Muốn thực hiện tốt, phát huy có hiệu quả thì người ta lên phương án xây
dựng kế hoạch phát hành và đưa ra những dự kiến.
Số vốn cần có: có thể là CND hay ngoại tệ mà quyết định đồng thời cân
nhắc về lãi suất, thời điểm phát hành phương thức trả lãi như thế nào, các quy
định về chuyển nhượng, chiết khấu ra sao cho phù hợp để vừa thu hút được
nhiều người mua vừa đảm bảo khả năng tính lợi và hoạt động kinh doanh tốt
nhất. Kỳ phiếu là nguồn ngắn hạn và thường xuyên trong khi trái phiếu thì lại
dài hạn và không thường xuyên. Ngân hàng rất khó khăn khi phát hành trái
phiếu vì thường dẫn đến rủi ro về lãi suất và lạm phát do thời hạn dài. Hiện nay
vấn đề thu hút nguồn vốn dài hạn vẫn là vấn đề khó của ngân hàng thương mại
Việt Nam (Ngân hàng Đầu tư là ngân hàng mạnh dạn nhất phát hành trái phiếu).
Khi tiến hành phát hành thì mục đích sử dụng vốn đã được xác định trước,
người ta phải làm sao cho đảm bảo giá trị thực của vốn gốc, góp phần tạo lập
thêm nguồn vốn.
Ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh đề
được phép phát hành kỳ phiếu và trái phiếu. Đây là hình thức huy động vốn
cũng đang được gọi là phổ biến hiện nay. Ngày nay có rất nhiều ngân hàng
thương mại huy động bằng trái phiếu, bằng nội tệ hay có thể bằng ngoại tệ với
các thời hạn khác nhau như: 1 năm, 3 năm, 5 năm.
Ví dụ: năm 1994 trái phiếu do các ngân hàng thương mại phát hành như
sau:
Các ngân hàng

Trái phiếu bằng
ngoại tệ


Ngân hàng Nhà
nước

5.000.000USD

Ngân hàng đầu tư
và phát triển

5.000.000USD

Vietcombank

Trái phiếu bằng
đồng Việt Nam

Kỳ hạn
1.2 năm

100 tỷ đồng

1.3.5 năm

200 tỷ đồng

1.3.5 năm

3.2. Ngân hàng đi vay:
a. Vay ngân hàng trung ương:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gọi là Ngân hàng Trung ương của nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về

tiền tệ và hoạt động ngân hàng và ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của
của các tổ chức tín dụng. Vì vậy hoạt động của ngân hàng trung ương nhằm ổn
định giá trị của đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng
và hệ thống các tổ chức tín dụng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 19


Với vai trò là ngân hàng mẹ của tất cả các ngân hàng nên việc hỗ trợ giúp
đỡ từ phía ngân hàng trung ương cũng tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương
mại một phần nào đó yên tâm trong quá trình hoạt động của mình. Vì vậy khi
cảm thấy cần nguồn vốn để hoạt động ngoại trừ tiền vay của các tổ chức cá nhân
trong nền kinh tế thì ngân hàng thương mại còn có thể đi vay của ngân hàng
trung ương mà người ta gọi đây là hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng Nhà
nước đối với ngân hàng.
Mục đích của việc đi vay là nhằm bù đắp thiếu hụt trong thanh toán, bổ
sung nguồn vốn cho vay ngắn hạn đảm bảo đúng yêu cầu quy định về dự trữ tối
thiểu cuối ngày.
Ngân hàng thương mại có thể đi vay theo các hình thức ngắn hạn (ngân
hàng trung ương không cho vay trung, dài hạn). Cho dù ngân hàng trung ương
áp dụng lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất phạt cao hay thấp như thế nào vẫn phải
cho các ngân hàng trung gian vay khi cần thanh toán để tránh những khủng
hoảng tài chính không đáng xảy ra.
Về ngân hàng thương mại vay mượn tại ngân hàng trung ương là một dịch
vụ hết sức tiện lợi và hào hứng vào những khi nó hạ lãi suất chiết khấu trong
chính sách cung ứng tiền nới lỏng để cho vay đầu tư. Lúc này lượng tiền trở nên
dồi dào, ngân hàng trung ương thì hào phóng rộng rãi nên các khoản vay của
ngân hàng thương mại sẽ lớn hơn.

Trong trường hợp không may diễn ra là khi ngân hàng thương mại đến
vay giữa các ngân hàng thương mại không muốn khuyến khích sự bành trướng
tín dụng thậm chí nó đang thắt chặt cung ứng tiền để chống lạm phát, lúc này lãi
suất chiết khấu được đưa lên cao và với những khoản lỗ trông thấy khi vay vốn
của ngân hàng trung ương, các ngân hàng chỉ miễn cưỡng vay trong tình huống
ngặt nghèo và tìm mọi cách trả nợ rất nhanh. Nhưng khi ấy những khoản vay từ
ngân hàng trung ương chỉ chiếm một phần rất ít trong tổng tài sản nợ của ngân
hàng thương mại.
Dù vay ít hay nhiều, vay thường xuyên hoặc chỉ thỉnh thoảng vài lần trong
một năm, dịch vụ nay từ của ngỏ tái cấp vốn của ngân hàng trung ương vẫn là
một khoản mục cố định trong tài sản nợ. Thời gian vay ngắn hạn hay dài hạn,
hiệu quả của tiền vay cao hay thấp phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu của ngân
hàng trung ương và mục tiêu vay của ngân hàng thương mại. Các khoản vay này
thường di động trong khoảng 1 - 2 % tổng tài sản nợ của ngân hàng thương mại.
Thật đáng tiếc nếu các ngân hàng thương mại không phát huy lợi thế của
mình? Sự giúp đỡ trong quan hệ "huyết mạch" ấy bao giờ cũng trở nên chủ động
và bảo đảm hơn nhiều. Các ngân hàng thương mại khi đi vay nguồn đặt biệt ấy
được hưởng quyền lợi rất lớn. Khi cầm trong tay số vốn lớn với lãi suất thấp,
nếu ngân hàng kinh doanh tốt sẽ mang lại hiệu quả khả quan biết chừng nào.
Điều này cho thấy rằng ngày nay lợi thế ấy đã không bị bỏ qua trong sự cân
nhắc của các ngân hàng, được thể hiện trên bảng cân đối, làm tăng thêm tổng tài
sản nợ.
SVTH: Âàûng Xuán Hæång
Trang 20


Một điều mà ngân hàng thương mại phải cân nhắc là chọn thời điểm vay
sao cho thích hợp nhất để bảo đảm được luồng vốn với lãi suất đặc biệt góp
phần cho việc đẩy mạnh các nghiệp vụ khác của ngân hàng.
Không có ngân hàng thương mại nào hay không có một tổ chức tín dụng

cho thấy rằng trong lịch sử hoạt động của mình chưa từng có lúc kẹt tiền mặt.
Những đợt rút tiền ồ ạt của nhân dân và lãi suất trở nên thấp vì lạm phát cao làm
lãi suất trở nên âm vì có những tài sản khác hoặc các loại đầu tư khác có lãi suất
cao hơn, hấp dẫn hơn hoặc không còn đủ tin tưởng vào hdjcủa ngân hàng mình
gửi tiền. .. sẽ rất dễ lan tràn và rất dễ làm ngân hàng thương mại trong tình trạng
vỡ nợ, không đủ tiền mặt để chi trả.
Trong những trường hợp như thế khi mà ngân hàng thương mại không
còn chỗ vay nợ nào khác, không thu hồi tiền cho vay về kịp, nó phải đến ngân
hàng trung ương vay tiền như cứu cánh cho vay cuối cùng.
Lãi suất cho vay gọi là lãi suất cấp vốn. Ngân hàng trung ương là ngân
hàng duy nhất không thể vỡ nợ hay kẹt tiền mặt, đơn giản vì nó chỉ cần mất rất ít
thời gian để in ra tiền mặt trong các trường hợp khẩn cấp cho nên nó có thể cho
ngân hàng thương mại nào vay khi có nhu cầu.
Nếu ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của nhân dân vói lãi suất 8% và
chovay với lãi suấy 10,5% để có lãi 2%. Khi kẹt tiền nó đến Ngân hàng Trung
ương xin vay của số tái cấp vốn với việc nộp vào các tẩin trái phiếu cổ phiếu,
thương phiếu... như thế chấp. Ngân hàng trung ương cho vay tiền mặt với lãi
suất cũng 8% thì cũng không trở ngại gì về phía ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại có thể vay trong thời hạn nào đó dưới sự cho phép
cả ngân hàng trung ương để hạn chế sự lạm dụng cửa ngõ tái cấp vốn của các
ngân hàng cũng như gián tiếp buộc các ngân hàng thương mại phải lưu giữ hoặc
đầu tư vào những loại tài sản có khả năng thanh toán cao. Thông thường thì ký
quỹ mà các ngân hàng thương mại hay dùng là các loại phiếu nợ khác nhau...
Với vai trò là cứu cánh cho vay cuối cùng hoạt động của ngân hàng trung
ương hợp nhất với hoạt động của ngân hàng thương mại thành chuỗi liên kết, tác
động rộng rãi đến mức cung tiền, dự trữ các ngân hàng thương mại, điều kiện tín
dụng và năng lực đầu tư của nền kinh tế.
b. Vay các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước:
Đây cũng là phần đóng góp rất lớn trong tổng tài sản nợ của ngân hàng.
Quá trình hoạt động của các tổ chức này thì vấn đề thiếu vốn đương nhiên có thể

xảy ra. Nếu tất cả các khoản vay trên không đáp ứng được đây thực sự là khoản
vay cần thiết... quá trình vay giữa các ngân hàng hay như các tổ chức tín dụng
cũng chẳng khác gì so với vay của các tổ chức kinh tế khác.

SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 21


Phần II:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG
NĂM 2018 - 2020
I. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Sau 5 năm Thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương, với sự cố gắng của
các cấp, các ngành và tòan bộ dân cư. Đà Nẵng đã có những bước chuyển đổi
đáng kể về mọi mặt “GDP năm 2018 tính theo giá hiện hành là 5.768 tỷ đồng
tăng 79,76% so với năm 1997 kéo theo GDP bình quân đầu người năm 2018 là
7.915 triệu đồng tăng 58,49% so với năm 1997. Chỉ trong vòng thời gian ngắn
Đà Nẵng đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế chủ lực của
khu mực miền Trung và Tây Nguyên. Dân số Thành phố là 684.846 người phân
bổ trên địa bàn có diện tích rộng 1.256.25km2 phân làm 7 khu vực địa bàn hành
chính bao gồm 5 quận và 2 huyện. Quy mô kinh tế Đà Nẵng vẫn còn nhỏ bé,
nhiều lĩnh vực phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với vị trí tiềm năng
và lợi thế của Thành phố. Mặc dù chúng ta tích cực học tập thu hút đầu tư và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp,
hàng xuất khẩu và phát triển du lịch, dịch vụ và đạt GDP bình quân đầu người ở
mức khá cao so với bình quân cả nước (10.34 triệu đồng/ 7.63 triệu đồng).
Nhưng để ngang tầm đô thị loại I chúng ta còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Trong cơ cấu GDP Thành phố thì GDP khu vực dịch vụ chiếm 48.29%.
Trong đó thương nghiệp là 16.56% du lịch, 5.72% vận tải, bưu điện 7.16%, tài
chính tín dụng 3.2%, khoa học công nghệ 0.07%, thuế nhập khẩu 4.95%, so với
tổng GDP.
Đà Nẵng là Thành phố có lợi thế và quan trọng hơn là phải quyết tâm đầu
tư xây dựng để phát triển thành trung tâm mạnh trên lĩnh vực dịch vụ khu vực
miền Trung và Tây Nguyên, phải là trung tâm bán buôn, dịch vụ hàng xuất nhập
khẩu, trung tâm tài chính ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ khoa
học, công nghệ thông tin, giáo dục và y tế... Thu hút đầu tư, thúc đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của
GDP Thành phố .
Năm 2020, dưới dự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, sự chỉ đạo của
chính phủ giúp đỡ của các Bộ ngành TW, sự chỉ đạo điều hành tích cực của
UBND, của các ngành, các cấp và sự cố gắng nổ lực vượt qua khó khăn của các
thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nên tình hình kinh tế - xã hội Thành
phố tiếp tục phát triển theo hướng tích cực. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, xã hội
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 22


chủ yếu: GDP tăng trưởng công nghiệp dịch vụ, kim ngạch xã hội, thủy sản,
nông lâm, thu chi ngân sách đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2020.
2. Chức năng và nhiệm vụ:
Ngân hàng Công thương Đà Nẵng hoạt động với những chức năng và
nhiệm vụ sau:
a. Huy động vốn:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn của mọi thành phần kinh tế và dân cư
dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu
nhằm thực hiện các chính sách về xã hội, chính sách về kinh doanh.

- Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư chính phủ và các tổ chức kinh
tế xã hội, các tổ chức quốc tế và cá nhân khác cho các chương trình phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố.
- Vốn vay của ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
b. Cho vay đầu tư tín dụng:
Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với mọi thành
phần kinh tế. Cho vay ưu đãn lãi suất đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
xuất khẩu. Cho vay cầm cố tài sản, cho vay tiêu dùng.
Thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua, liên doanh với các tổ chức thuê
muc nước ngoài.
Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng trong và ngoài
nước.
Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ khác của
ngân hàng, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối.
c. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác:
Mua cổ phần, hùn vốn với các đơn vị và tổ chức với các kinh tế khác theo
quy định của ngân hàng Công thương Việt Nam.
Cất giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng khóan và chứng từ
có giá trị khác.
Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố động sản và bất động sản.
Kinh doanh vàng bạc, kim loại quý, đá quý.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
Mở và xử lý L/C xuất khẩu. Chiết khấu hộ chứng từ xuất khẩu.
Chi trả kiều hối, thanh toán Séc du lịch, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ rút tiền
tự động ATM.
Chuyển tiền điện tử.
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 23



Mua bỏn cỏc loi ngoi t.
Thc hin cỏc dch v khỏc theo yờu cu.
3. Mụ hỡnh t chc:
a. S c cu t chc b mỏy qun lý ca Chi nhỏnh NHCT

Nng:

Giaùm
õọỳc
P. Giaùm
õọỳc

Pho
ỡng
haỡ
nh
chờ
nh

Pho
ỡng
KT
TC

Pho
ỡng
Qlyù
TG
DC


Phoỡ
Pho
ng
ỡng
tióử
TC
n
CB
tóỷ
kho
quyợ
CN. NHCT Nguợ Haỡnh
Sồn

SVTH: ỷng Xuỏn Hổồng

P. Giaùm
õọỳc

Pho
ỡng
Ktra
nọỹ
i
bọỹ

Phoỡ
ng
cỏn

õọỳi
T.Hồ
ỹp

Phoỡ
ng
KD
.ng
oaỷi

Phoỡ
ng
T.Tin
.to
aùn

CN. NHCT Lión Chióứu

Trang 24

Pho
ỡng
tờn
duỷ
ng


b. Nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban:
* Nhiệm vụ của Ban Giám đốc:
Ban giám đốc chi nhánh do ngân hàng công thương Việt Nam quyết định

bổ nhiệm theo quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nước.
Giám đốc: chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc ngân hàng
công thương Việt Nam điều hành chung tòan bộ hoạt động kinh doanh của chi
nhánh từ trụ sở chính đến các chi nhánh trực thuộc Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn.
Trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng cân đối tổng hợp, tổ chức cán bộ, kiểm
tra nội bộ phòng giao dịch Hải Châu, phòng thông tin điện tóan.
Phó giám đốc 1: Thay mặt giám đốc chỉ đạo điều hành về mặt kinh doanh
(phòng tín dụng) chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và pháp luật về
những công việc do mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của
chi nhánh khi được giám đốc ủy quyền.
Phó giám đốc 2: Thay mặt giám đốc, điều hành các hoạt động của các
phòng chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gửi dân cư, hành chính, kế toán
tài chính. Chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và pháp luật về những công
việc do mình quản lý giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Chi
nhánh.
* Nhiệm vụ của các phòng ban:
- Phòng kinh doanh đối ngoại: thực hiện chức năng kinh doanh trên các
lĩnh vực ngoại hối như mở L/C, cho vay thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền nhanh và
các dịch vụ khác...
- Phòng quản lý tiền gửi dân cư - thực hiện nghiệp vụ huy động vốn trong
dân cư như tiết kiệm trái phiếu và các dịch vụ khác.
- Phòng tín dụng: thực hiện chức năng cho vay cá thể, các tổ chức kinh tế
quốc doanh, ngoài quốc doanh.
- Phòng cân đối tổng hợp: Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn
kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát
triển các dịch vụ ngân hàng.
- Phòng kế toán tài chính: thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ quy
định và các dịch vụ khác.
- Phòng tổ chức án bộ: thực hiện các chính sách chế độ và quyền lợi cho
người lao động, tham mưu cho Ban giám đốc về quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm,

đào tạo bồi dưỡng, điều động cán bộ, tổ chức bộ máy mạng lưới của chi nhánh.
- Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ ngân hàng,
thu chi tiền của khách hàng.
- Phòng kế toán nội bộ: thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm sóat hoạt
động của ngân hàng công thương Đà Nẵng.
SVTH: Âàûng Xuán Hæång

Trang 25


×