Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chủ đề di truyền quần thể (sinh hoc 12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.84 KB, 19 trang )

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 18,19
CHỦ ĐỀ: DI TRUYỀN QUẦN THỂ
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề này gồm:
- Bài 16, 17. Cấu trúc di truyền của quần thể -chương III: Di truyền quần thể - Phần
V. Di truyền học - Sinh học 12 THPT:
2. Mạch kiến thức
Tiết 1
2.1. Một số khái niệm cơ bản về quần thể
2.1.1. Khái niệm về quần thể.
2.1.2. Phân loại quần thể.
2.2. Các đặc trưng di truyền của quần thể: được thể hiện ở vốn gen gồm:
- Tần số alen.
- Tần số kiểu gen.
2.3. Cấu trúc di truyền của quần thể.
2.3.1. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần (quần thể
nội phối).
Tiết 2:
2.3.2. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
2.3.2.1. Quần thể ngẫu phối.
2.3.2.2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối (Định luật Hácđi –
Vanbec)
2.3.2.3. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hácđi - Vanbec.
2.3.2.4. Ý nghĩa của định luật Hácđi – Vanbec.
3. Thời lượng
Số tiết học trên lớp: 2 tiết.
Thời gian học ở nhà: 2 tuần.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ


1. Mục tiêu chuyên đề
Sau khi học xong chuyên đề này, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa quần thể (quần thể di truyền) và tần số tương đối của các
alen, các kiểu gen.
- Nêu được sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.
- Phát biểu được nội dung định luật Hacđi-Vanbec.
- Kể được các yếu tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Từ đó xác định được điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec.
- Nêu được ý nghĩa và hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec.
- Xác định được cấu trúc của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền Hacđi –
Vanbec.
1.2. Kỹ năng:
Rèn được các kỹ năng sau:
- Kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng khoa học:


+ Quan sát, phân loại: Quan sát các quần thể trong tự nhiên và phân biệt các quần
thể với nhau, phân biệt quần thể với tập hợp các cá thể khác;
+ Kỹ năng tính toán: Tính tần số alen, tần số kiểu gen, thành phần kiểu gen của quần
thể nội phối và quần thể giao phối ngẫu nhiên....
- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp:
+ HS tự làm được các bài tập có liên quan; tham khảo các tài liệu, SGK, mạng
Internet để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Trao đổi với các bạn trong nhóm và các nhóm khác để hoàn thành nhiệm vụ.
1.3. Thái độ:
- Hăng say học tập, yêu thích môn học
- HS có ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ các loài động vật – thực vật quý hiếm
để bảo tồn vốn gen.

- Học sinh tích cực tuyên truyền những hiểu biết về di truyền quần thể cho người thân
và cộng đồng, áp dụng kiến thức vào việc khai thác, bảo vệ những loài động - thực vật
hoang dã.
- Tích cực tuyên truyền những hiểu biết về luật hôn nhân và gia đình cho người thân
và cộng đồng.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
1.4.1. Các năng lực chung
a. Năng lực tự học:
* Mục tiêu học tập chủ đề là:
- Nêu được định nghĩa quần thể (quần thể di truyền) và tần số tương đối của các
alen, các kiểu gen.
- Nêu được sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.
- Phát biểu được nội dung định luật Hacđi-Vanbec.
- Kể được các yếu tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Từ đó xác định được điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec.
- Nêu được ý nghĩa và hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec.
- Xác định được cấu trúc của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền Hacđi –
Vanbec.
* Kế hoạch học tập chủ đề:
- Phần kiến thức (học tập trên lớp): tất cả nội dung
- Phần kiến thức (học tập ở nhà) thuộc phần chuyên đề được xây dựng như sau:
STT

Người thực hiện

1

3 HS

2


3 HS

NHÓM ................
Nhiệm vụ
- Sưu tầm, tìm hiểu qua các
đoạn video, hình ảnh về tác
động của con người đến việc
bảo tồn vốn gen của quần thể
(chặt phá rừng, săn bắt
thú ...).
- Sưu tầm, tìm hiểu qua các
đoạn video, hình ảnh về hiện
tượng thoái hóa giống ở thực
vật, hậu quả của kết hôn gần
ở người ...

Thời gian hoàn
thành
3 ngày

3 ngày

Ghi chú


b. Năng lực giải quyết vấn đề.
Được hình thành thông qua:
- Nhận biết được sự khác biệt giữa quần thể sinh vật với tập hợp cá thể.
- Nhận biết được quần thể tự thụ phấn, quần thể giao phối gần với quần thể giao

phối ngẫu nhiên.
- Giải quyết các vấn đề nảy sinh có liên quan đến chủ đề như: hiện tượng thoái hóa
giống, luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống
trong vòng 3 đời ...
- Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện...
c. Năng lực tư duy sáng tạo
- Biết linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn và các bài tập di
truyền quần thể.
d. Năng lực tự quản lí
- Quản lí bản thân:
+ Thời gian học tập và nghiên cứu chủ đề phù hợp.
+ Kinh phí: chủ động thu chi trong quá trình thu thập tài liệu, in ấn tài liệu, liên hệ
các thư viện.
+ Chủ động thực hiện nhiệm vụ phân công, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, nhắc
nhở và động viên bạn cùng nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Quản lí nhóm: Phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân.
e. Năng lực giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa HS với HS (thảo
luận), HS với GV (thảo luận, hỗ trợ kiến thức), HS với người dân (khảo sát thông tin).
- Sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong báo cáo.
f. Năng lực hợp tác
- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với giáo viên và cán bộ thư viện.
- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận
g. Năng lực sử dụng CNTT
- Sử dụng sách báo, internet, tìm kiếm thông tin liên quan đến di truyền học quần thể.
- Sử dụng các phần mềm: powerpoint để trình chiếu sản phẩm, word trình bày báo
cáo.
h. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: quần thể, tần số alen, tần số kiểu gen, tần số
kiểu hình, cấu trúc di truyền, quần thể tự thụ phấn, quần thể giao phối gần, quần thể

giao phối ngẫu nhiên, trạng thái cân bằng di truyền .....
- Trình bày báo cáo đúng văn phong khoa học, rõ ràng, logic....
1.4.2. Các kĩ năng khoa học
a. Quan sát: Quan sát các hình ảnh, hiện tượng có liên quan đến di truyền quần thể
trong tự nhiên và cuộc sống.
b. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Phân loại các quần thể về mặt di truyền, phân
biệt được tần số alen, tần số kiểu gen, tần số kiểu hình;
c. Tìm mối liên hệ: Tìm kiếm mối quan hệ giữa các yếu tố làm biến đổi thành phần
kiểu gen với cấu trúc di truyền của quần thể.
d. Đưa ra các định nghĩa: Đưa ra định nghĩa về quần thể, tần số alen, tần số kiểu gen,
thành phần kiểu gen ….
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên


- Tranh ảnh, video về tác động của con người đến việc bảo tồn vốn gen của quần thể
(săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng ... ).
- Tranh ảnh, video về hậu quả của tự thụ phấn ở cây trồng (hiện tượng thoái hóa
giống), hậu quả của giao phối gần ở vật nuôi và kết hôn gần ở người.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Các phương tiện để thực hiện dự án gồm máy ảnh, máy tính, smartphone, ...
- Giấy A4, bút chì, bút màu và các dụng cụ phục vụ cho phân tích, so sánh.
3. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp


Vận dụng cao

1. Một số
khái niệm
và đặc
trưng di
truyền
của quần
thể.

- Trình bày được khái - Lấy được - Phân biệt được
niệm về quần thể; khái VD về quần quần thể với tập
niệm về tần số alen, thể.
hợp các cá thể
tần số kiểu gen, tần số
ngẫu nhiên.
kiểu hình.

2. Cấu
trúc di
truyền
của quần
thể tự thụ
phấn và
giao phối
gần (quần
thể nội
phối)


- Nêu được định nghĩa
về quần thể tự thụ
phấn và giao phối gần.
- Trình bày được xu
hướng biến đổi thành
phần kiểu gen của
quần thể nội phối và
những đặc điểm cơ
bản của quần thể nội
phối.

- Kể được
một số ứng
dụng và hậu
quả của hiện
tượng tự thụ
phấn và giao
phối gần.

- Giải thích được
nguyên nhân của
hiện tượng thoái
hóa giống và luật
hôn nhân, gia
đình cấm kết hôn
giữa những người
có quan hệ huyết
thống trong vòng
3 đời.


- Xác định
được thành
phần
kiểu
gen của quần
thể sau các
thế hệ nội
phối.

3. Cấu
trúc di
truyền
của quần
thể giao
phối ngẫu
nhiên.

- Nêu được định nghĩa
về quần thể giao phối
ngẫu nhiên.
- Trình bày được xu
hướng biến đổi thành
phần kiểu gen và
những đặc điểm cơ
bản của quần thể giao
phối ngẫu nhiên.
- Phát biểu được nội
dung định luật Hácđi –
Vanbec.


- Nêu được
điều
kiện
nghiệm đúng
và ý nghĩa
của định luật
Hacđi

Vanbec.

- Xác định được
cấu di truyền của
quần thể ngẫu
phối qua các thế
hệ.

- Giải thích
được tại sao
trên tự nhiên

những
quần thể tồn
tại trong thời
gian dài.

- Biết cách
tính tần số
alen, tần số
kiểu gen,
kiểu hình.


4. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
4.1. Mức độ nhận biết
a. Câu hỏi và bài tập tự luận
Câu 1: Thế nào là quần thể? Trình bày những đặc trưng cơ bản của quần thể?
Câu 2: Thế nào là tần số alen, tần số kiểu gen ?
Câu 3: Quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần có chung đặc điểm di truyền nào?
Câu 4. Quần thể ngẫu phối là gì? Phát biểu nội dung định luật Hácđi – Vanbec?
b. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm


Câu 1: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
A. vốn gen của quần thể.
B. kiểu gen của quần thể.
C. kiểu hình của quần thể.
D. thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 2: Tần số tương đối của một alen (tần số alen) được tính bằng
A. tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.
B. tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.
C. tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể.
D. tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
Câu 3: Thành phần kiểu gen của một quần thể ngẫu phối có tính chất
A. đặc trưng và không ổn định.
B. đặc trưng và ổn định.
C. không đặc trưng nhưng ổn định.
D. không đặc trưng và không ổn định.
Câu 4: Phương pháp tính tần số alen trong quần thể ngẫu phối với trường hợp trội
hoàn toàn là
A. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trội.
B. dựa vào tỉ lệ các kiểu hình.

C. chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình lặn so với kiểu hình trội.
D. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn.
4.2. Mức độ thông hiểu
a. Câu hỏi và bài tập tự luận
Câu 1: Từ khái niệm về tần số alen và tần số kiểu gen, em hãy viết biểu thức tính tần
số alen và tần số kiểu gen trong quần thể.
Câu 2: Em hãy kể một số ứng dụng và hậu quả của hiện tượng tự thụ phấn trong tự
nhiên và trong đời sống con người?
Câu 3: Em hãy kể những yếu tố làm thây đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể? Từ đó, chỉ ra những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec.
Câu 4: Quần thể ban đầu có toàn bộ các cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn quan n
thế hệ. Hãy viết biểu thức xác định tần số các kiểu gen AA, Aa, aa của quần thể.
Câu 5: Một quần thể ngẫu phối có tần số alen A là p và tần số alen a là q. Hãy xác
định tần số các kiểu gen AA, Aa, aa của quần thể. Biết quần thể trên đã đạt trạng thái
cân bằng và không có yếu tố nào làm thay đổi tần số các alen của quần thể.
b. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng?
A. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng
tự thụ.
B. Thể hiện tính đa hình.
C. Số lượng cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm qua các thế hệ.
D. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 2: Điều nào dưới đây nói về quần thể ngẫu phối là không đúng?
A. Đặc trưng về tần số tương đối của các alen.
B. Điểm đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể
trong quần thể.
C. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình.
D. Các cá thể trong những quần thể khác nhau trong cùng một loài không giao phối
với nhau.
Câu 3: Phương pháp tính tần số alen trong quần thể với trường hợp trội không hoàn

toàn là
A. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trung gian.
B. dựa vào tỉ lệ các kiểu hình.
C. chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình lặn.
D. chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình
trội.


4.3. Mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Khi n tiến tới vô
hạn, kết quả về sự phân bố kiểu gen trong quần thể sẽ là:
A. toàn kiểu gen Aa.
B. AA = Aa = aa = 1/3.
C. AA = 3/4; aa = 1/4.
D. AA = aa = 1/2.
Câu 2: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,1 AA + 0,8 Aa + 0,1 aa = 1. Sau 3
thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 0,45 AA + 0,10 Aa + 0,45 aa = 1.
B. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1.
C. 0,20 AA + 0,60 Aa + 0,20 aa = 1.
D. 0,30 AA + 0,40 Aa + 0,30 aa = 1.
Câu 3: Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong
tự nhiên vì:
A. có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
B. không có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản.
C. sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên.
D. không có sự cách li trong giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác
nhau trong một loài.
Câu 4: Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn, giả sử tỉ lệ kiểu gen dị hợp (Aa) ở thế
hệ xuất phát là 100%. Tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ I3 là:

A. 25%. B. 43,75%.
C. 56,25%.
D. 87,5%.
Câu 5: Giả sử ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen dị hợp (Bb) là 100%. Tỉ lệ kiểu gen
dị hợp ở quần thể F5 là:
A. 3,125%.
B. 6,25%.
C. 12,5%.
D. 25%.
Câu 6: Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ
là:
A. tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.
B. tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.
C. thành phần kiểu gen không thay đổi. D. tần số các alen không thay đổi.
4.4. Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 25% AA : 50% Aa : 25%
aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở thế hệ F2 là
A. 6,25%.
B. 12,5%.
C. 25%.
D. 50%.
Câu 2: Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.
Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F3 là:
A. 50%.
B. 75%.
C. 87,5%.
D. 92,5%.
Câu 3. (ĐH 2009) ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định
bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh
máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên

Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST thường.
Số kiểu gen tối đa về 3 lô cút trên trong quần thể người là
A. 27.
B. 36.
C. 39
D. 42.
Câu 4: Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A 1, A2,
A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn.
Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên
trong QT này là:
A.18
B. 36
C.30
D. 27
A
B
O
Câu 5: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen I , I và I quy định. Trong quần thể
cân bằng di truyền có 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm A.
Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau.


a. Xác suất để họ sinh con máu O:
A. 11,11%
B. 16,24%
C. 18,46%
D. 21,54%
b. Nếu họ sinh đứa con đầu là trai máu O thì khả năng để sinh đứa con thứ 2 là gái có
nhóm máu khác bố và mẹ mình là:

A. 44,44%
B. 35,77%
C. 42%
D. 25%
Câu 6: Một gen có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng với Y,
alen lặn quy định tính trạng bệnh, alen trội quy định tính trạng bình thường. Tỉ lệ
người bị bệnh trong quần thể người là 0,0208. Hai người bình thường không có quan
hệ họ hàng kết hôn với nhau, cho rằng quần thể có sự cân bằng di truyền về tính trạng
trên. Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng là
A. 1,92%
B. 1,84%
C. 0,96%
D. 0,92%
Câu 7: (ĐH 2009) Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên
đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở
trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem giao các hạt này trên
một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ
hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là
A. 36%.
B. 25%.
C. 16%.
D. 48%.
Câu 8: Ở người alen A - phân biệt được mùi vị là trội so với alen a - không phân biệt
được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a = 0,4 thì xác suất của một cặp vợ
chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt
được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là?
A. 1,97%
B. 9,4%
C. 1,72%
D. 52%

Câu 9: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Ở huyện A có 10 6
người, có 100 người bị bệnh bạch tạng. Xác suất bắt gặp người bình thường có kiểu dị
hợp là:
A. 1,98.
B. 0,198.
C. 0,0198.
D. 0,00198
5. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (10 phút cuối trong chuyên đề các quy
luật di truyền)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nêu
tên - Giáo viên chiếu phim, hình Học sinh quan sát và xác định chuyên
chuyên đề: ảnh về một số quần thể động đề di truyền học quần thể.
Di
truyền vật, thực vật trong tự nhiên.
học
quần - Quan sát những hình ảnh
thể.
trên, em hãy cho biết Những
tập hợp các cá thể trên được
gọi là gì? Những tập hợp cá
thể trên được chia làm mấy
nhóm?
Xây dựng - Tổ chức cho học sinh phát - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý
các tiểu chủ triển ý tưởng hình thành các tưởng.
đề/ý tưởng
tiểu chủ đề.

- Cùng giáo viên thống nhất các chủ
- Thống nhất ý tưởng và lựa đề nhỏ:
chọn các tiểu chủ đề.
+ Một số khái niệm cơ bản về quần
thể.
+ Đặc trưng di truyền của quần thể.
+ Đặc điểm di truyền của quần thể
tự thụ phấn và giao phối gần.


+ Đặc điểm di truyền của quần thể
giao phối ngẫu nhiên.
Lập
kế - GV chia lớp thành các nhóm
hoạch thực nhỏ (6 – 8 HS/ nhóm)
hiện
+ Quan sát các cá thể cùng
loài sống trong cùng một
không gian sống (mỗi nhóm
một không gian. Gợi ý các
không gian sống: một ao nuôi
cá, một đầm tôm, một ruộng
lúa, một khu rừng ngập mặn
ven biển) và tìm hiểu các vấn
đề:
.) Số lượng cá thể của một
loài sống trong không gian
đó.
.) Mối quan hệ giữa các cá thể
cùng loài trong không gian

sống đó.
.) Nhận xét về đặc điểm sinh
sản của các cá thể trong loài
quan sát được (giao phối hay
tự thụ tinh, thự thụ phấn hay
giao phấn)?
+ Sưu tầm các đoạn video/
hình ảnh về tác động của con
người đến việc bảo tồn vốn
gen của quần thể (chặt phá
rừng, săn bắt thú ...); từ đó
nêu ý kiến của bản thân em
về vẫn đề đó.
+ Sưu tầm các đoạn video,
hình ảnh về hiện tượng thoái
hóa giống ở thực vật, hậu quả
của kết hôn gần ở người và
giao phối gần ở động vật ...
Từ đó, đề xuất biện pháp
khắc phục.
+ Tìm hiểu luật bảo vệ môi
trường, luật hôn nhân và gia
đình (đặc biệt là những hành
vi nghiêm cấm).
+ Hãy điều tra hiện tượng kết
hôn gần (dưới 3 đời) ở xã nơi
em ở.

- Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý
của giáo viên, học sinh nêu ra các

nhiệm vụ để thực hiện.
- Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ (nhiệm vụ, người thực hiện,
thời lượng, phương pháp, sản phẩm)
- Thu thập thông tin.
- Điều tra, khảo sát hiện trạng thực tế.
- Thảo luận nhóm để xử lí các thông
tin.
- Viết báo cáo.

Bước 2: Hình thành kiến thức
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về các khái niệm có liên quan đế quần thể sinh vật.


Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khái niệm về quần thể.
Yêu cầu HS:
- Mỗi nhóm mô tả một loài của mình
+ Mô tả đặc điểm các cá thể thuộc cùng theo yêu cầu.
một loài trong các không gian sống trong
bài tập giờ trước.
- Rút ra được khái niệm quần thể.
+ Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài - Nêu các ví dụ quần thể sinh vật.
trong không gian sống.
- Phân biệt quần thể với nhóm cá thể
 Hỏi: Quần thể là gì? Nêu sự khác ngẫu nhiên.
nhau cơ bản giữa quần thể với tập hợp
các cá thể ngẫu nhiên. Lấy ví dụ về quần
thể sinh vật.

2. Phân loại quần thể sinh vật.
Yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm sinh
sản của các cá thể của loài mà nhóm - Xác định mối quan hệ sinh sản giữa
quan sát được.
các cá thể.
 Hỏi: Dựa vào đặc điểm sinh sản, - Trả lời về các nhóm quần thể sinh
chúng ta có thể chia quần thể thành mấy vật.
nhóm? Gọi tên các nhóm.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về những đặc trưng di truyền của quần thể sinh vật.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK sinh 12, bài 16, mục I, hoàn thành PHT số 1 (thời
gian: 8 phút)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho 2 quần thể cùng loài có 2 alen A và a, số lượng cá thể của các quần thể
được thể hiện như sau:

Quần thể 1

Quần thể 2

A
A
A
A
A
A

A
A


A
A
A
a

A
A

A
a

A
a
a
a
a
a

A
A

A
a
A
a

A
A

a

a

A
a

a
a
A
a
a khác biệt về mặt di truyền giữa 2 quần thể
1. Hãy chỉ ra những điểm
a trên.

2. Vận dụng kiến thức toán học hoàn thành bài toán sau:
Bài toán 1: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng.
Trong quần thể đậu có 2000 cây, trong đó có 1000 cây có kiểu gen AA, 400 cây có
kiểu gen Aa, 600 cây có kiểu gen aa. Tính tần số tương đối của các alen và tính tần số
tương đối của các kiểu gen?
3. Liên hệ với thực tiễn, hãy giải thích hiện tượng một số loài động - thực vật bị tuyệt
chủng? Từ đó, em hãy nêu một số việc mà con người cần làm để bảo vệ vốn gen của
quần thể.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


- GV yêu cầu HS hoàn thành PHT số 1 theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà hoàn thành PHT số 1 đúng
thời gian quy định vào giấy A0 theo kỹ thuật khăn trải bàn: Mỗi thành viên của nhóm
thực hiện một nhiệm vụ trong PHT.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Các nhóm treo kết quả thảo luận lên bảng.

- GV gọi một nhóm báo cáo kết quả thực hiện PHT của nhóm mình, còn các
nhóm khác theo dõi.
- GV hướng dẫn các nhóm nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận và nhận xét.
Kết luận 1: Đặc trưng di truyền của quần thể.
Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng.
- Vốn gen : Là tập hợp các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
- Đặc điểm của vốn gen : Thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen.
Kết luận 2: Bài toán tính tần số alen và tần số kiểu gen.
* Tính tần số các kiểu gen:

1000
= 0,5.
2000
400
+ Kiểu gen Aa: h =
= 0,2.
2000
600
+ Kiểu gen aa: r =
= 0,3
2000
+ Kiểu gen AA: d =

→ Cấu trúc di truyền của quần thể P: 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa = 1.
* Tính tần số alen A và a:
Tổng số alen trong quần thể là 2 x 2000 = 4000 alen.

2.1000 + 400
( hay = 0,5 +

4000
2.6000 + 400
+ Tần số alen a: q =
( hay = 0,3 +
4000
+ Tần số alen A: p =

0,2
) = 0,6.
2
0,2
) = 0,4.
2

Kết luận 3: Hướng bảo vệ vốn gen của quần thể.
- Những tác động tiêu cực của con người (như chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt
động vật quá mức ...) đã làm cho nhiều loài động – thực vật bị tuyệt chủng.
- Cần bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên  vốn gen của
quần thể ổn định  đảm bảo cân bằng sinh thái.
Bước 4: Mở rộng kiến thức
1. Từ bài toán 1, yêu cầu HS hình thành công thức tính tần số alen và tần số kiểu gen.


Số cá thể có kiểu gen đó
Tần số kiểu gen = -----------------------------------Tổng số cá thể trong quần thể
Số lượng alen đó
Tần số alen = ----------------------------------------------------Tổng số các loại alen khác nhau trong quần thể
Tần số alen còn được tính theo cách khác: Dựa vào tần số kiểu gen.
Gọi: d: là tần số kiểu gen AA. h: là tần số kiểu gen Aa. r: là tần số kiểu gen aa.


h
2
h
Tần số alen a: q = r +
2
Tần số alen A: p = d +

(p + q = 1)

2. Bảo vệ môi trường sống và vốn gen của quần thể.
GV cho HS xem đoạn video về hiện tượng chặt phá rừng và săn bắt thú, yêu
cầu HS theo dõi và trả lời các câu hỏi:
1. Em hãy chỉ ra những điểm khai thác sinh vật của con người trong các đoạn video
sau chưa hợp lí? Giải thích?
2. Việc khai thác đó có ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc di truyền của các quần
thể trên?
3. Vận dụng kiến thức môn GDCD bài về luật bảo vệ môi trường, nêu một vài hành vi
nghiêm cấm có liên quan đến việc bảo vệ vốn gen của quần thể.
Sau khi HS trả lời, GV chính xác thông tin và chuyển sang hoạt động 3.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần
thể giao phối gần.
Nội dung 1. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK sinh 12, bài 16, mục II, hoàn thành PHT số 2 (thời
gian 10 phút).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Một quần thể có 3 kiểu gen AA, Aa, aa. Hãy xác định các kiểu tự thụ phấn ở thực
vật.
2. Vận dụng kiến thức toán học và di truyền học, hãy hoàn thiện bài toán sau:
Bài toán 2. Một quần thể ở thế hệ xuất phát có P: 100% Aa tự thụ phấn. Hãy xác định

tần số các kiểu gen AA, Aa, aa; tần số các alen A, a của quần thể qua các thế hệ F1, F2,
F3, Fn theo gợi ý sau:

P
F1
F2
F3

KG đồng hợp tử
trội (AA)

KG dị hợp tử
(Aa)

0 AA

1Aa

KG đồng hợp tử Tần số alen Tần số alen
lặn (aa)
A
a
0 aa


.
.
.
Fn
Nhận

xét
3. Liên hệ thực tiễn trồng trọt, giải thích hiện tượng làm giảm năng suất, phẩm chất
nông sản qua các mùa vụ gieo trồng.
Từ đó, em có lời khuyên gì cho người nông dân khi lực chọn giống cây trồng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành PHT số 2 bằng kỹ thuật
khăn trải bàn.
- HS thảo luận nhóm kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà hoàn thành PHT số 2 đúng
thời gian quy định vào giấy A0.
- Mỗi nhóm chia thành 2 nhóm nhỏ để thực hiện các phép tính nhanh nhất.
Trong đó, mỗi thành viên của nhóm nhận một nhiệm vụ cụ thể như: bấm máy tính; ghi
chép ....
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Các nhóm treo kết quả thảo luận lên bảng.
- GV gọi một nhóm báo cáo kết quả thực hiện PHT của nhóm mình, còn các
nhóm khác theo dõi.
- GV hướng dẫn các nhóm nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận và nhận xét.
Kết luận 1: Các kiểu tự thụ phấn
- Các kiểu tự thụ phấn → Thế hệ con:
+ AA x AA
→ AA
+ aa x aa
→ aa
+ Aa x Aa
→ 1/4AA ; 2/4Aa ; 1/4aa
Kết luận 2: Tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể P = 100 % Aa
KG đồng hợp tử
KG dị hợp tử KG đồng hợp tử Tần số alen Tần số alen
trội (AA)

(Aa)
lặn (aa)
A
a
P

0 AA

1Aa

0 aa

F1

1
4
3
8
7
16

1
2
1
4
1
8

1
4

3
8
7
16

F2
F3
Fn
Nhận
xét

n

1
n
1
1

 ÷
1−  ÷
1
(AA,
2 số
 tần
- Tần số kiểu
gen
đồng
hợp
aa)
tăng

dần,
2

÷
kiểu gen dị hợp Aa giảm dần
 2qua
 các thế hệ. 2
2
n

1
2
1
2
1
2
1
2
1
2

1
2
1
2
1
2
1
2
1

2

- Tần số alen thay
không đổi.


Kết luận 3: Hiện tượng năng suất, chất lượng nông sản bị giảm sút qua các mùa vụ
gieo trồng còn gọi là hiện tượng thoái hóa giồng:
Nguyên nhân:
- Là do khi gieo trồng qua nhiều thế hệ (mùa vụ), cây trồng có sự tự thụ phấn làm cho
số kiểu gen đồng hợp tăng lên, tỷ lệ dị hợp giảm.
- Ưu thế lai chỉ biểu hiện cao nhất ở thể dị hợp tử.
Vì vậy, ở thể đồng hợp năng suất, chất lượng nông sản không cao.
 Khuyên nông dân: Không nên gieo trồng một loại giống qua nhiều thế hệ (cho dù
giống đó có tốt đến mấy), nên thay giống sau một vài vụ gieo trồng.
Bước 4: Mở rộng kiến thức
- GV tiếp tục chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Vận dụng bài toán 2, em hãy giải bài toán 3 trong thời gian 5 phút.
Bài toán 3. Một quần thể ở thế hệ xuất phát có P: 0,5AA: 0,4Aa: 0,1aa tự thụ phấn.
Hãy xác định tần số các kiểu gen AA, Aa, aa của quần thể qua các thế hệ F1, F2, F3 theo
gợi ý sau:

P

KG đồng hợp tử
trội (AA)

KG dị hợp tử
(Aa)


0,5 AA

0,4Aa

KG đồng hợp tử Tần số alenTần số alen
lặn (aa)
A
a
0,1 aa

F1
F2
F3
2. Từ bài toán 2 và 3, em hãy hình thành công thức tính tần số các kiểu gen của quần
thể tự thụ phấn qua các thế hệ?
- GV tổ chứcHS thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoàn thành PHT số 3 theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà hoàn thành PHT số 3 đúng
thời gian quy định vào giấy A0.
- GV tổ chức HS báo cáo, thảo luận PHT số 3.
- Các nhóm treo kết quả thảo luận lên bảng.
- GV gọi một nhóm báo cáo kết quả thực hiện PHT của nhóm mình, còn các
nhóm khác theo dõi.
- GV hướng dẫn các nhóm nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận và nhận xét.
Kết luận 1: Tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể P: 0,5AA: 0,4Aa: 0,1aa
KG đồng hợp tử
KG dị hợp tử KG đồng hợp tử Tần số alenTần số alen
trội (AA)

(Aa)
lặn (aa)
A
a
P
F1

0,5 AA
0,5 +

1
x 0,4
4

0,4Aa

1
x 0,4
2

0,1aa
0,1 +

1
x 0,4
4

0,7

0,3


0,7

0,3


F2
F3

3
x 0,4
8
7
0,5 +
x 0,4
16
0,5 +

1
x 0,4
4
1
x 0,4
8

3
x 0,4
8
7
0,1 +

x 0,4
16
0,1 +

0,7

0,3

0,7

0,3

Kết luận 2: Công thức tổng quát:
- Gọi n là số thế hệ tự thụ phấn của quần thể.
- Quần thể ban đầu: P: d AA + h Aa + r aa = 1
 Tần số các kiểu gen được tính theo công thức:
n

- Tần số kiểu gen Aa =

 1 x h
 ÷
2

n

1
1 −  ÷x h + d
- Tần số kiểu gen AA =
 2 n

- Tần số kiểu gen aa =
 1 x h + r
1− 2
 ÷
 2sát
 hình và làm bài toán sau:
- Qua đó, GV hướng dẫn HS quan
2

n

1
n
Lim 1 −  ÷ = ?
Lim  1  = ?
n  00
n  00
2
 ÷
 2 thể tự thụ phấn có xu hướng
 HS tự rút
2 ra KL: Cấu trúc di truyền của quần

giảm
dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử qua các thế hệ, nhưng không làm thay
đổi tần số của các alen. Và dần dần phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác
nhau.
Đây chính là cơ sở để HS giải thích được tại sao trong tự nhiên, các quần thể
tự thụ phấn không có hiện tượng thoái hóa giống.
Nội dung 2. Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần (giao phối cận huyết)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


GV hướng dẫn HS đọc mục II, phần 2, bài 16, SGK sinh 12, kết hợp với đoạn
video về hiện tượng kết hôn cận huyết thống và thảo luận nhóm để trả lời 3 câu hỏi
sau:
1. Việc kết hôn của vợ chồng anh Cường có vi phạm luật hôn nhân và gia đình không?
Tại sao?
2. Luật hôn nhân ở Việt Nam cấm kết hôn trong vòng 3 đời được dựa trên cơ sở khoa
học nào?
2. Việc kết hôn cận huyết thống đã để lại những hậu quả nào? Vì sao?
3. Từ đó, cho biết đặc điểm di truyền của quần thể giao phối gần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xem phim, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà hoàn thành các câu hỏi vào
giấy nháp.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Đại diện từng nhóm đứng lên trả lời câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung và hoàn
thiện.
- GV hướng dẫn các nhóm nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận và nhận xét.
Kết luận 1: Vấn đề hôn nhân của vợ chồng anh Cường.
- Có phạm luật hôn nhân và gia đình, vì:
+ Luật hôn nhân và gia đình cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết
thống 3 đời.
+ Anh Cường và vợ có quan hệ huyết thống gần: Bố anh Cường là anh trai ruột
của mẹ chị Thơm (vợ anh Cường).
Kết luận 2: Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống.
- Hôn nhân cận huyết thống làm xuất hiện các dị tật bẩm sinh không thể chữa trị
như câm điếc di truyền; .....

- Vì, hôn nhân cận huyết thống, tạo điều kiện cho các gen lặn có hại gây bệnh
được gặp nhau tạo thể đồng hợp lặn biểu hiện ra kiểu hình nên xuất hiện những tính
trạng dị tật ở người.
Kết luận 3: Đặc điểm di truyền của quần thể giao phối gần
- Quần thể giao phối gần có xu hướng tăng dần thể đồng hợp, giảm dần thể dị
hợp, nhưng tần số các alen cũng không thay đổi.
Bước 4. Mở rộng
GV hướng dẫn HS tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình qua bài môn GDCD bằng
câu hỏi: Ngoài việc cấm kết hôn gần, luật hôn nhân gia đình còn cấm những hành vi
nào nữa? Em hãy kể những hành vi đó.
Sau khi HS trả lời, GV chính xác và chuyển sang hoạt động 4.
*Hoạt động 4: Tìm hiểu về cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
Nội dung 1. Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS đọc mục III, bài 17 – SGK Sinh học 12 để hoàn thiện PHT
số 4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Phần A.
1. Một quần thể ngẫu phối có 3 kiểu gen AA, Aa, aa. Hãy xác định các kiểu ngẫu phối.


2. Ở quần thể người, gen quy định nhóm máu A, B, AB và O gồm 3 alen I A, IB, IO. Với
3 alen này, quần thể người có 6 loại kiểu gen: I A IA, IA IO, IA IB, IB IB, IB IO, IO IO. Vậy
nếu xét một gen nào đó có r alen, thì quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen?
3. Vận dụng kiến thức toán học và di truyền học, hãy hoàn thiện bài toán sau:
Bài toán 4. Cho quần thể ngẫu phối P: 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1.
- Tính tần số alen và tần số các kiểu gen từ P đến F3.
- Em có nhận xét gì về tần số alen và thành phần kiểu gen của các thế hệ P 
F3.
(Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen

của quần thể).
Phần B
1. Quần thể ngẫu phối có những đặc điểm di truyền nào nổi bật?
2. Một quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có biểu thức như thế nào?
3. Phát biểu và viết biểu thức định luật Hacđi – Vanbec?
4. Một quần thể ngẫu phối có r alen thì sẽ có bao nhiêu kiểu gen?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV áp dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép”. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để
hoàn thành phiếu học tập trên giấy A0 như sau:
GV chia lớp thành 4 nhóm tiến hành thảo luận theo 2 vòng
+ Vòng 1: “Nhỏm chuyên gia"
Nhóm 1 + 3 thực hiện nội dung 1 và 3.
Nhóm 2 + 4 thực hiện nội dung 2 và 3.
Lưu ý: Mọi cá nhân đều phải làm vệc độc lập trong khoảng và phút, suy nghĩ về
câu hỏi và ghi lại những ý kiến của mnhf.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mọi thành viên trong nhóm đều trả lời được
tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã
tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
+ Vòng 2: “Nhóm mảnh ghép”
- Hình thành nhóm mảnh ghép gồm 8 thành viên từ các nhóm của vòng 1: mỗi
nhóm vòng một có 2 thành viên ghép lại thành nhóm mảnh ghép.
- Các thành viên của nhóm mảnh ghép chia sẻ với nhau nội dung trả lời câu hỏi
ở phiếu học tập A một cách đầy đủ.
- Khi mọi thành viên của nhòm hiểu rõ vẫn đề ở phiếu học tập A thì các thành
viên của nhóm cùng suy nghĩ và giải quyết vẫn đề của phiếu học tập B.
- Các nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả của
mình.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Đại diện từng nhóm mảnh ghép trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác
theo dõi, bổ sung và hoàn thiện.

- GV hướng dẫn các nhóm nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận và nhận xét.
Kết luận 1. Số loại kiểu gen có thể có của quần thể ngẫu phối.
- Quần thể ngẫu phối có 2 alen  3 loại kiểu gen AA, Aa, aa và 6 kiểu giao phối.
- Quần thể ngẫu phối có 3 alen  6 loại kiểu gen và 21 kiểu giao phối.
- Vậy quần thể có r alen, thì:
+ Số loại kiểu gen: n =

r ( r + 1)
2


+ Số kiểu giao phối: n =

n(n + 1)
2

Kết luận 2. Đặc điểm di truyền của quần thể P qua các thế hệ ngẫu phối.
- Quần thể ngẫu phối:
+ Tạo một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể.
+ Duy trì được sự đa dạng di truyền quần thể.
+ Có rất nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
- Tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối có xu hướng duy trì
không đổi qua các thế hệ.
Kết luận 3. Định luật Hacđi – Vanbec
- Nội dung định luật: Một quần thể lớn ngẫu phối nếu không có yếu tố làm thay đổi tần
số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ được duy trì không đổi từ thế hệ này
sang thế hệ khác theo đẳng thức p 2 + 2pq + q2 = 1 trong đó p là tần số alen trội , q là
tần số alen lặn và p+ q = 1.
- Nếu quần thể P: x AA + yAa + z aa = 1 có:

+ xz = (

y 2
)  quần thể P đã đạt trạng thái cân bằng. (ví dụ: 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa
2

= 1 thì 0,81 x 0,01 = (0,18 : 2)2)
+ xz ≠ (

y 2
)  quần thể P chưa đạt trạng thái cân bằng. (ví dụ: 0,52AA + 0,47Aa +
2

0,01aa = 1 thì 0,52 x 0,01 ≠ (0,47 : 2)2)

Nội dung 2. Ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS đọc mục III, bài 17 – SGK Sinh học 12 để hoàn thiện PHT
số 5
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
1. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể P: 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa = 1
trong các trường hợp sau:
a - Tất cả các cá thể mang kiểu gen aa bị chết.
b - Một nửa alen A bị đột biến thành alen a.
c - Các cá thể mang kiểu gen Aa di chuyển đến quần thể khác.
2. Cho quần thể P ngẫu phối có 2 alen: A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng; tần số
tương đối của alen A là 0,6 và của alen a là 0,4. Hãy xác định thành phần kiểu gen và tỉ
lệ kiểu hình hoa trắng của quần thể P. (Biết quần thể P đã đạt trạng thái cân bằng;
không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).
3. Trong một quần thể người tần số bị mắc chứng bệnh bạch tạng đã được xác định là

1/10 000. Giả sử quần thể đó đang ở trạng thái cân bằng di truyền, hãy xác định tần số
alen và thành phàn kiểu gen của quần thể. (Biết rằng gen A quy định người bình
thường trội hoàn toàn so với gen a quy định bệnh bạch tạng).
4. Định luật Hácđi - Vanbec chỉ đúng trong những điều kiện nào? Nêu ý nghĩa của
định luật Hacđi – Vanbec.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thiện PHT trên tờ A0.


- HS thảo luận nhóm kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà hoàn thành PHT số 5 bằng
kỹ thuật khắn trải bàn:
+ GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 5 - 7 người và phát
0
giấy A cho các nhóm.
+ Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh theo số thành viên
của nhóm. Mỗi HS ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh của mình.
+ Mỗi HS làm độc lập trong khoảng 3 phút về một nhiệm vụ trong PHT số 5
như: một HS làm nhiệm vụ 1a, một HS khác làm nhiệm vụ 1b, một HS khác làm
nhiệm vụ 1c, một HS làm nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 3 ...
+ Khi hết thời gian làm việc cá nhaan, các thành viên của nhóm chia sẻ, thảo
luận với nhau về nhiệm vụ 4 của PHT số 5, rồi thống nhất câu trả lời.
+ Điền ý kiến thống nhất của nhóm vào phần chính giữa tờ A0.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Đại diện từng nhóm đứng lên báo cáo. Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện.
- GV hướng dẫn các nhóm nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận và nhận xét.
Kết luận 1: Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hácđi – Vanbec:
- Quần thể phải có kích thước lớn.
- Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau

(không có chọn lọc tự nhiên)
- Đột biến không xảy ra hay có xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột
biến nghịch.
- Quần thể phải được cách ly với các quần thể khác (không có sự di – nhập gen
giữa các quần thể).
Kết luận 2. Ý nghĩa của định luật Hácđi – Vanbec.
- Khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng Hecđi –Vanbec thì từ tần số các cá thể
có kiểu hình lặn " tần số của alen lặn , alen trội " tần số của các loại kiểu gen trong
quần thể. Và ngược lại.
- Dự đoán được xác suất xuất hiện một kiểu hình nào đó trong quần thể " có kế hoạch
điều chỉnh hoặc hạn chế.
Bước 4. Mở rộng
GV hướng dẫn HS hiểu hiểu rõ sự cân bằng của các quần thể chỉ là sự cân bằng
động ở một thời điểm nhất định, bởi lẽ: trong tự nhiên thì đột biến không ngừng phát
sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động ... Từ đó, HS rút ra được hạn chế của
định luật Hácđi – Vanbec:
- Trên thực tế, một quần thể trong tự nhiên rất khó có thể đáp ứng được với các điều
kiện nêu trên " tần số alen và thành phần kiểu gen liên tục bị biến đổi.
- Ngoài ra, một quần thể có thể có ở trong trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen
của một gen nào đó nhưng lại có thể không cân bằng về thành phần các kiểu gen của
những gen khác.
Đây là cơ sở để HS có thể chủ động tiếp thu những kiến thức phần tiến hóa:
Trạng thái động của quần thể " sinh giới tiến hóa


Bên cạnh đó GV cần hướng dẫn HS vận dụng kiến thức vào cuộc sống bảo về môi
trường sống của con người và các sinh vật khác, đảm bảo sự phát triển bền vững. Bởi
lẽ, sự ổn định lâu dài của quần thể trong tự nhiên đảm bảo sự cân bằng sinh thái; Quần
thể ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, do vậy duy trì được sự đa dạng di truyền của
quần thể, tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

* Hoạt động 5: Phân loại các dạng bài tập di truyền quần thể
- GV tổ chức HS thảo luận và phân dạng bài tập di truyền quần thể.
- HS căn cứ vào các bài tập đã học ở phần lý thuyết và hình thành các dạng bài tập cơ
bản có cách giải tương tự nhau.
- Có thể chia thành các dạng bài tập cơ bản sau:
Dạn I. Tính số kiểu gen và số kiểu giao phối trong quần thể :
Dạng II. Tính tần số alen.
Dạng III. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể.
Dạng IV. Vận dụng toán xác suất.



×