Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tác động của chất lượng thể chế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NHẬT HOÀNG

“TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ
DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN
THẾ GIỚI”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NHẬT HOÀNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ
DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN
THẾ GIỚI

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu do tôi thực hiện độc lập với các số liệu
được thu thập và tính toán từ các nguồn rõ ràng cụ thể.
Các số liệu được trình bày trong luận văn một cách trung thực và chưa từng
được công bố và nộp ở bất cứ nơi nào khác.
Bài luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Hùng
TP.Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 10 năm 2019
Người thực hiện đề tài

Trần Nhật Hoàng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu................................................. 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Những điểm mới đề tài............................................................................................ 4

1.6.

Kết cấu của đề tài. ................................................................................................... 5

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 6
2.1.

Tổng quan lý thuyết ................................................................................................ 6

2.1.1.

Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh ..................................................................... 6


2.1.2.

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh......................................................................... 7

2.1.3

Lý thuyết về thể ..……………………………………………………..............8

2.1.4.

Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh

tế

....................................................................................................................... 12

2.1.5.

Mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế ........................ 14

2.2.

Các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài. .................................................... 15

2.2.1.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ....................... 15

2.2.2.


Chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế ..................................................... 23


CHƯƠNG 3.MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 32
3.1.

Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 32

3.2.

Kỳ vọng dấu .......................................................................................................... 34

3.2.1.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................... 34

3.2.2.

Chất lượng thể chế ......................................................................................... 36

3.2.3.

Lạm phát ........................................................................................................ 38

3.2.4.

Độ mở thương mại ......................................................................................... 39

3.2.5.


Chi tiêu chính phủ .......................................................................................... 40

3.2.6.

Thất nghiệp .................................................................................................... 42

3.2.7.

Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 43

3.3.

Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 43

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 44

3.5.

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................ 45

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................... 49
4.1.

Thống kê mô tả các biến và ma trận tương quan. ................................................. 49

4.2.


Kết quả kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi .................................... 55

4.3.

Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 56

4.3.1.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDPGR .............................................................. 56

4.3.2.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDPPCGR ......................................................... 63

4.3.3.

Đối với các quốc gia đã và đang phát triển

…………………………. …69

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 73
5.1.

Kết luận ................................................................................................................. 73

5.2.

Khuyến nghị .......................................................................................................... 75

5.3.


Hạn chế đề tài ........................................................................................................ 76

5.4.

Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................................. 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


TÓM TẮT
Tiêu đề: Tác động của chất lượng thể chế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến tăng trưởng các quốc gia trên thế giới
Tóm tắt: Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là mục tiêu chính của tất cả
các quốc gia trên thế giới. Trong những nghiên cứu trước đây trên thế giới đã chỉ ra
rằng chất lượng thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tăng trưởng
kinh tế ở các quốc gia. Tuy nhiên, tác động cụ thể chất lượng thể chế đến tăng
trưởng kinh tế thì hầu như phụ thuộc vào thị trường nội địa. Mặc dù nhận được
nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, số
lượng nghiên cứu về chủ đề này và đặc biệt phân tích sự khác biệt giữa các nhóm
quốc gia có thu nhập cao, thấp và trung bình tương đối khan hiếm. Nên học viên lựa
chọn đề tài “Tác động của chất lượng thể chế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia trên thế giới” với mong muốn làm
rõ hơn về vấn đề này.
Đề tài nghiên cứu tác động của cả dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và
chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia bằng cách sử dụng biến
tương tác của hai biến số này và tìm thấy rằng một quốc gia có chất lượng thể chế
cao khi thực hiện chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sẽ có
thể cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia cao hơn so với các quốc gia có

chất lượng thể chế thấp. Các yếu tố vĩ mô khác ví dụ như lạm phát, chi tiêu chính
phủ, thất nghiệp… cũng thể hiện các tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế ở
mức ý nghĩa thống kê cao.
Mong rằng kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học khách quan để nhìn nhận
đầy đủ về vấn đề tăng trưởng ở các quốc gia trên thế giới, đồng thời mở ra những
hướng nghiên cứu tiếp theo với các yếu tố và phương pháp khác để giúp cho hướng
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Từ khóa: tăng trưởng, chất lượng thể chế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài


ABSTRACT
Title: Impact of institutional quality and inflows of foreign direct investment
on growth in countries in the world
Summary: Sustainable and high economic growth is the main goal of all
countries in the world. Previous studies in the world have shown that institutional
quality play an important role in determining economic growth in countries.
However, the specific impact of institutional quality on economic growth is largely
dependent on the domestic market. Although receiving a lot of attention from
researchers around the world, in Vietnam, the number of studies on this topic and
especially analyzing the differences between high-income, low-income countries
and The average is relatively scarce. Students should choose the topic "The impact
of institutional quality and the flow of foreign direct investment on the
economic growth of countries in the world" with the desire to clarify this issue.
Every one investigated the effects of both foreign direct investment inflows
and institutional quality on countries' economic growth by using the interaction
variables of these two variables and found that one country has High institutional
quality when implementing policies to attract foreign direct investment will be able
to improve the nation's economic growth rate higher than countries with low
institutional quality. Other macro factors such as inflation, government spending,

unemployment ... also show significant impacts on economic growth at a
statistically high level.
Hopefully, the research results will be an objective scientific basis to fully
recognize growth issues in countries around the world, and open up further research
directions with other factors and methods to help the research direction be more
complete.
Key words: growth, institutional quality, inflows of foreign direct investment


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ..........................................................................20
Bảng 2.2. Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm tác động của chất lượng thể chế đến
tăng trưởng kinh tế ....................................................................................................27
Bảng 3.2. Danh sách các quốc gia trong mẫu nghiên cứu ........................................46
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................49
Bảng 4.2. Ma trận tương quan...................................................................................53
Bảng 4.3. Kiểm định hệ số VIF đối với phương trình biến phụ thuộc GDPGR .......54
Bảng 4.4. Kiểm định hệ số VIF đối với phương trình biến phụ thuộc GDPPCGR ..55
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi........................55
Bảng 4.6. Kết quả ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng
thể chế đến tăng trưởng kinh tế GDPGR ..................................................................57
Bảng 4.7. Kết quả ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng
thể chế đến tăng trưởng kinh tế GDPPCGR .............................................................65


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.


Đặt vấn đề

Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là mục tiêu chính của tất cả các quốc
gia trên thế giới. Theo đó các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách đã
phân tích tác động của các yếu tố kinh tế và phi kinh tế đến tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia. Trong đó các cuộc tranh luận gần đây về các yếu tố xác định tốc độ
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn đã đề cập đến vai trò của khung thể chế khi giải
thích sự khác biệt trong thu nhập bình quan đầu người giữa các quốc gia. Thể chế thường được định nghĩa như là “các ràng buộc mà chính con người áp đặt lên bản
thân của họ” - được biết đến là có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế trong
những năm đầu của thế kỷ 18. Tuy nhiên, vai trò của thể chế trong việc xác định tốc
độ tăng trưởng kinh tế thì hầu như vẫn bị lu mờ (Nawaz, 2015) do các nghiên cứu
trước đây tập trung phân tích vào các yếu tố khác như yếu tố vốn con người, yếu tố
vốn vật chất và yếu tố phát triển công nghệ kỹ thuật khi xem xét các yếu tố quyết
định tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Dường như sau khi công trình về lý thuyết thể chế của North (1990) đề cập
đền việc một chất lượng thể chế tốt có thể thúc đẩy tăng trưởng của quốc gia, thì
yếu tố thể chế bắt đầu nhận được nhiều sự quan tâm sâu sắc từ các nhà nghiên cứu,
các nhà hoạch định chính sách và các học viên của các viện nghiên cứu. Qua thời
gia, các nghiên cứu thực hiện đã đưa đến kết luận chung khi cho rằng khung thể chế
của một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tốc độ tăng trưởng của
quốc gia (Acemoglu và Robinson, 2010; Jones, 1987; North, 1981; North và
Thomas, 1973). Theo đó, một số nghiên cứu thực nghiệm cung cấp bằng chứng mối
quan hệ cùng chiều giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế như nghiên cứu của
Acemoglu và Robinson (2010), Iqbal và Daly (2014), Mauro (1995) và Rodrik và
các cộng sự (2004). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng tác động của


2


thể chế đến tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia phụ thuộc đáng kể vào môi trường
kinh tế trong nước. Chẳng hạn như các quốc gia ở Mỹ La Tin và các quốc gia ở Mỹ
có sự chấp nhận thể chế ở cùng một mức độ nhưng tăng trưởng kinh tế ở hai nhóm
nước là khác nhau (Lin và Nugent, 1995). Pakistan và Ấn độ có thể chế, văn hóa và
đặc điểm địa lý tương đồng nhau nhưng hiệu quả kinh tế của hai quốc gia lại có sự
khác biệt. Mặt khác, các quốc gia đã phát triển như Đức, Anh, Đài Loan và Hồng
Kong đã có sự tăng trưởng kinh tế tương đối cao mặc dù khung thể chế giữa các
quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể (Valeriani và Peluso, 2011).
Từ đây có thể thấy rằng nhìn chung, chất lượng thể chế đóng vai trò quan
trọng trong việc quyết định tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia. Tuy nhiên, tác động
cụ thể của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế thì hầu như phụ thuộc vào thị
trường nội địa. Cụ thể, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cho rằng là yếu
tố có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế và tác động này phụ thuộc mạnh
mẽ vào chất lượng thể chế của các quốc gia. Mặc dù đã có nhiều sự quan tâm bởi
các nhà nghiên cứu trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về chủ
đề này và đặc biệt phân tích sự khác biệt giữa các nhóm quốc gia có thu nhập cao,
thấp và trung bình tương đối khan hiếm. Đó chính là lý do học viên lựa chọn đề tài
“Tác động của chất lượng thể chế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là xem xét tác động của chất lượng thể chế và dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế
giới.
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tiến hành phân tích hai
câu hỏi nghiên cứu sau:



3

Đầu tiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động cùng chiều (+) hay ngược
(-) đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới?
Thứ hai, chất lượng thể chế có tác động cùng chiều (+) hay ngược (-) đến
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới ?
1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu.

 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác đến tăng trưởng kinh tế.
 Phạm vi thu thập dữ liệu.
Luận văn sử dụng dữ liệu của 70 quốc gia đang phát triển và đã phát triển ở
khu vực Á – Âu trong giai đoạn 2000 – 2016. Dữ liệu của các quốc gia này được
luận văn thu thập trên cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế Giới (WorldBank)
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng của Mankiw và các
cộng sự (1992), Hall và Jones (1999) và Hayat (2016) để phân tích tác động của
chất lượng thể chế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 2000 – 2016. Cụ thể, phương trình
nghiên cứu được trình bày như sau:
𝐺𝑑𝑝𝑝𝑐𝑔𝑟𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 ∗ 𝐺𝑑𝑝𝑝𝑐𝑔𝑟𝑖𝑡−1 + 𝛽2 ∗ 𝐹𝐷𝐼𝑖𝑡 + 𝛽3 ∗ 𝐼𝑛𝑠𝑖𝑡 + 𝛽4 ∗
𝐹𝐷𝐼𝑖𝑡 ∗ 𝐼𝑛𝑠𝑖𝑡 + 𝛽5 ∗ 𝑇𝑟𝑎𝑑𝑒𝑂𝑝𝑖𝑡 + 𝛽6 ∗ 𝑈𝑛𝑒𝑚𝑝𝑖𝑡 + 𝛽7 ∗ 𝑇𝑒𝑙𝑒𝑖𝑡 + 𝛽8 ∗ 𝐺𝑜𝑣𝑒𝑥𝑝𝑖𝑡 +
𝛽9 ∗ 𝐼𝑛𝑓𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡
Trong đó


(1)


4

𝐺𝑑𝑝𝑝𝑐𝑔𝑟𝑖𝑡 là tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi sự gia tăng trong GDP
trên đầu người ở năm t và năm t – 1
𝐺𝑑𝑝𝑝𝑐𝑔𝑟𝑖𝑡−1 là tăng trưởng kinh tế ở năm trước
𝐹𝐷𝐼𝑖𝑡 là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được tính bởi tỷ lệ dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP
𝐼𝑛𝑠𝑖𝑡 là chất lượng thể chế được đại diện bởi 06 chỉ tiêu của bộ dữ liệu Các
chỉ số quản trị toàn cầu bao gồm (1) tiếng nói và trách nhiệm giải trình, (2) ổn định
chính trị và không bạo lực, (3) hiệu quả của chính phủ, (4) chất lượng các quy định,
(5) nhà nước pháp quyền và (6) kiểm soát tham nhũng.
𝐼𝑛𝑓𝑖𝑡 là lạm phát được tính bởi sự gia tăng trong chỉ số giá tiêu dùng
𝐺𝑜𝑣𝑒𝑥𝑝𝑖𝑡 là chi tiêu chính phủ được tính bởi tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên
GDP
𝑇𝑟𝑎𝑑𝑒𝑜𝑝𝑖𝑡 là độ mở cửa thương mại được tính bởi tổng xuất khẩu và nhập
khẩu của quốc gia trên GDP
𝑈𝑛𝑒𝑚𝑝𝑖𝑡 là tỷ lệ thất nghiệp
𝑇𝑒𝑙𝑒𝑖𝑡 đại diện cho cơ sở hạ tầng và được đo lường bởi số lượng đường dây
điện thoại trên 100 người.
𝜀𝑖𝑡 là phần dư mô hình
1.5.

Những điểm mới đề tài
Đề tài nghiên cứu tác động của cả dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và

chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia bằng cách sử dụng biến

tương tác của hai biến số này và tìm thấy rằng một quốc gia có chất lượng thể chế
cao khi thực hiện chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sẽ có


5

thể cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia cao hơn so với các quốc gia có
chất lượng thể chế thấp.
Hơn thế nữa, đề tài cũng phân tích một mẫu nghiên cứu lớn hơn so với một
số nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam, trong đó mẫu nghiên cứu bao gồm 70
quốc gia đã phát triển và đang phát triển ở trên thế giới thuộc khu vực Á – Âu trong
giai đoạn 2000 – 2016.
1.6.

Kết cấu của đề tài.
Luận văn bao gồm 05 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề

tài.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.


6

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1.


Tổng quan lý thuyết

Lý thuyết tăng trưởng cung cấp cách để quan sát và giải thích sự tăng trưởng
kinh tế trên toàn cầu. Lý thuyết tăng trưởng là một công cụ để hiểu rõ hơn về các
yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thông qua cung cấp các mô
hình, cơ chế, các giải thích và sự kỳ vọng. Theo thời gian, nhiều lý thuyết nền và
các bằng chứng thực nghiệm đã được thực hiện với mục đích xác định các yếu tố
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia, từ đó đưa ra các đề xuất cho các nhà
hoạch định chính sách quốc gia để lắp đầy khoảng cách giữa quốc gia đã phát triển
và đang phát triển cũng như tạo ra sự phát triển bền vững (De Jager, 2004). Đồng
thời, trong phần này, luận văn tập trung phân tích lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh
exogenous growth) và lý thuyết tăng trưởng nội sinh (endogenous growth).
2.1.1. Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh
Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh, thường được biết đến với cái tên là lý
thuyết tăng trưởng tân cổ điển hoặc lý thuyết tăng trưởng Solow – Swan, được đề
xuất bởi Solow (1956). Lý thuyết này giả định rằng tăng trưởng kinh tế sẽ được
thúc đẩy thông qua các yếu tố ngoại sinh của hàm sản xuất chẳng hạn như vốn tích
lũy và lao động. Đồng thời, Barro và Sala – I – Martin (1995) đã chứng minh rằng
tăng trưởng kinh tế và vốn được tích lũy qua thời gian có mối quan hệ cùng chiều
với nhau. Theo đó, lý thuyết này giả định rằng lượng lao động và mức độ công nghệ
không thay đổi, khi đó sự gia tăng trong vốn đầu tư sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của quốc gia (Barro và Sala – I – Martin, 1995; De Jager, 2004). Do đó, tăng trưởng
kinh tế chỉ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn bởi yếu tố vốn tích lũy, mà yếu tố này được
xác định bởi tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ chiết khấu. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế cũng


7

được quyết định bởi các yếu tố ngoại sinh khác như tiến bộ công nghệ kỹ thuật

trong dài hạn (Barro và Sala – I – Martin, 1995). Cho nên tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia phụ thuộc vào vốn tích lũy và lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật
cao. Kết quả là, khi các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các quốc gia nhận đầu tư và đưa ra các công nghệ kỹ thuật cao
đối với quá trình sản xuất của quốc gia sở tại thì có thể làm gia tăng năng suất của
lực lượng lao động và vốn (De Jager, 2004). Nhìn chung, lý thuyết này lập luận
rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp sẽ tăng cường nguồn vốn của quốc gia sở tại. Và sau
đó sẽ thúc đẩy răng trưởng kinh tế với một trạng thái ổn định mới bằng việc tích lũy
nguồn vốn này. Từ đây có thể thấy rằng lập luận của lý thuyết tăng trưởng ngoại
sinh là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng
kinh tế trong ngắn hạn thông qua việc cải thiện đầu tư trong nước (Herzer và
Klasen, 2008).
2.1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
Vào những năm 1980, khi các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính
sách nhận thấy lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh không giải thích đầy đủ các yếu tố
tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Barro và Sala – I – Martin, 1995),
thì Romer (1986) đã đề xuất lý thuyết tăng trưởng nội sinh khi tập trung vào việc
phân tích hai yếu tố. Theo đó lý thuyết này xác định tăng trưởng kinh tế xuất phát từ
vốn con người và sự thay đổi trong công nghệ kỹ thuật (De Jager, 2004). Cơ chế
của lý thuyết này liên quan đến việc vốn con người là sự gia tăng trong lực lượng
lao động. Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế có thể được thúc đẩy ngoại sinh
với tốc độ gia tăng không thay đổi. Sau đó, sự tăng trưởng kinh tế này sẽ được kích
thích bởi sự thay đổi trong công nghệ kỹ thuật, điều này cho thấy rằng tăng trưởng
kinh tế có thể được thúc đẩy nội sinh thông qua việc lực lượng lao động thay đổi
công nghệ kỹ thuật (De Jager, 2004). Tuy nhiên, đặc điểm chỉnh của lý thuyết này
là sự thiếu hiện diện của sự suy giảm trong tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư (Ho và
các cộng sự, 2007). Do đó, sự tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật dưới hình thức tạo


8


ra nhiều ý tưởng mới sẽ là yếu tố then chốt trong việc bỏ qua sự suy giảm trong tỷ
suất sinh lợi của vốn đầu tư trong dài hạn. Lý thuyết này lập luận rằng sự tiến bộ
trong công nghệ kỹ thuật sẽ được cải thiện nội sinh bằng cách sao chép các kiến
thức từ việc nghiên cứu và phát triển (R&D) và việc phát triển kiến thức này có thể
tạo ra ngoại tác tích cực và hiệu ứng lan tỏa tăng trưởng kinh tế (Barro và Sala – I –
Martin, 1995; Ho và các cộng sự, 2007). Kết quả là, việc nghiên cứu và phát triển,
sự tích lũy về vốn con người và hiệu ứng lan toản kiến thức có thể được xem như là
các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Meyer, 2003). Hiệu ứng lan
tỏa xảy ra khi kiến thức được tạo ra từ việc nghiên cứu và phát triển ở một quốc gia
có thể tạo ra tác động tích cực ở quốc gia khác (De Mello, 1997). Lý thuyết tăng
trưởng nội sinh xác định tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy trong dài hạn bằng việc
đưa ra các quy trình công nghệ kỹ thuật cao ở quốc gia sở tại và dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài được giả định rằng hiệu quả hơn đầu tư nội địa (De Mello,
1999; Herzer và Klasen, 2008). Do đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ cải
thiện tăng trưởng kinh tế thông qua sự lan tỏa công nghệ kỹ thuật.
2.1.3. Lý thuyết về thể chế
Đã có rất nhiều khái niệm về thể chế (institution) khác nhau được đưa ra,
nhưng cho tới nay vẫn chưa có khái niệm nào nhận được sự đồng thuận rộng rãi. Sở
dĩ như vậy là vì mỗi tác giả tiếp cận thể chế trên các góc độ khác nhau, mục tiêu
phân tích cũng như phạm vi phân tích cũng khác nhau. Mặc dù vậy, lại có sự đồng
thuận về những gì không nằm trong khái niệm thể chế. Thể chế không không phải là
vốn tự nhiên hay mang đặc điểm của vốn tự nhiên như đất đai, khoáng sản hay sông
ngòi; cũng không phải là vốn sản xuất như nhà máy hay đường sá. Thay vào đó, nó
mang những đặc trưng gắn với con người trong xã hội, nhưng lại không phải là các
đặc tính thuần túy liên quan tới sinh học, năng lực hay sở thích (Davis, 2010). Và
như vậy, thể chế cũng không phải là vốn con người. Ngoài ra, mặc dù liên quan mật
thiết tới vốn xã hội, nhưng thể chế cũng không đơn thuần là vốn xã hội.



9

Ở khía cạnh khác, thể chế cũng không bó gọn trong một lĩnh vực cụ thể
của đời sống con người. Nó không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế như phân bố
nguồn lực khan hiếm; đến vấn đề chính trị như cấu trúc hay sự phân chia quyền lực
nhà nước; mà còn liên quan tới cả vấn đề xã hội như sự công bằng hay vấn đề môi
trường như kiểm soát sự ô nhiễm. Nó hiện diện ở mọi lĩnh vực trong đời sống con
người, xuyên suốt và kết nối các lĩnh vực với nhau để hình thành một chỉnh thể có
tổ chức của các cộng đồng.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, hầu hết các khái niệm về thể chế đều
đặt trọng tâm vào các nhân tố mang tính xã hội mà ít nhiều ảnh hưởng đến hành vi
của con người. John Commons, một trong những nhà kinh tế học thể chế thời kỳ
đầu, đã xem thể chế như một dạng hành động tập thể nhằm đạt được sự kiểm soát,
giải phóng và mở rộng hành động cá nhân (Commons, 1931). Các mục tiêu hướng
tới ở đây của thể chế vừa đối lập vừa thống nhất với nhau. Các thỏa thuận của xã
hội trong kiểm soát hành động cá nhân, trong những phạm vi nhất định, chính là
điều kiện để đảm bảo và mở rộng sự tự do của mọi thành viên trong xã hội.
Định nghĩa về thể chế hiện được dẫn nhiều nhất hiện nay là của Douglas
North, nhà kinh tế học thể chế đi tiên phong trong việc xây dựng khung khổ phân
tích, tích hợp các vấn đề thể chế vào mổ xẻ các vấn đề kinh tế. Cách tiếp cận của
North không chỉ được các nhà kinh tế sử dụng, mà còn được nhiều nhà khoa học ở
các lĩnh vực khoa học xã hội khác bổ sung, chỉnh sửa nhằm đặt nền móng cho các
phân tích của họ về thể chế. North (1994) cho rằng thể chế là những ràng buộc do
con người đặt ra để tạo khuôn khổ cho các mối quan hệ tương tác của mình. Thể
chế bao gồm các ràng buộc chính thức (quy tắc, luật, hiến pháp...) và phi chính thức
(chuẩn mực hành vi, tục lệ, quy tắc ứng xử...), và các đặc trưng thực thi của chúng.
Thể chế chính là "luật chơi" còn tổ chức và cá nhân trong đó là "người chơi".



10

Ở khía cạnh khác, North (1990) khẳng định rằng khi kết hợp với nhau,
các thể chế xác định cấu trúc động cơ của xã hội và nền kinh tế. Chúng có thể được
tạo ra hoặc tiến triển theo thời gian, và được con người thay đổi. Quan niệm của
North trước hết xuất phát từ cá nhân, tiếp theo cách phân tích sự kết hợp giữa các
lựa chọn cá nhân với các ràng buộc thể chế lên các tập hợp lựa chọn đó. Thể chế
bao hàm 3 đặc điểm chính: i) Do con người tạo ra; ii) Xác định cấu trúc động cơ và
hình thành quan hệ tương tác; và iii) Có các ràng buộc chính thức và phi chính thức,
và có các đặc trưng về mặt thực thi.
Cũng tương tự như trên, Avner Greif (2006) cho rằng thể chế là một hệ
thống các nhân tố xã hội liên kết với nhau tạo nên quy cách ứng xử, trong đó các
nhân tố này mang tính phi vật chất, do con người tạo ra nhưng nằm ngoài mỗi cá
nhân mà chúng ảnh hưởng, bao gồm cả quy tắc, niềm tin, chuẩn mực, và tổ chức.
Hay Glaeser et al. (2004) chỉ đơn giản cho rằng thể chế là những ràng buộc tương
đối lâu dài và ổn định.
Ở góc nhìn khác Nabli and Nugent (1989) cho rằng thể chế là một tập hợp
các cấu trúc điều tiết quan hệ giữa các cá nhân và nhóm, tương đối ổn định, và có
thể là các tổ chức hay tập hợp các quy tắc trong tổ chức. Quan niệm này nêu lên 3
đặc điểm chính của thể chế: i) Các quy tắc là trung tâm và cơ bản; ii) Có khả năng
điều tiết hành vi của cá nhân và nhóm, nghĩa là có thể áp dụng trên thực tiễn và tạo
nên sự tuân thủ; và iii) Có thể đoán định được do tính ổn định và sự lặp lại.
Vấn đề mà nhiều học giả nhấn mạnh trong quan niệm về thể chế chính là
các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới hành vi, chứ không phải các yếu tố thuộc về môi
trường tự nhiên hay năng lực và sở thích của cá nhân. Tuy nhiên, bản thân điều này
cũng tương đối trừu tượng và khó định hình một cách rạch ròi. Thể chế có thể đôi
khi tạo ra các động cơ về vật chất; lúc khác lại tác động đến cảm xúc; có khi lại kích
thích tình cảm đạo đức; có lúc định hình mong muốn về địa vị xã hội; và thỉnh



11

thoảng điều khiển khả năng nhận thức của con người trong lựa chọn hành động
(Davis, 2010).
Như vậy, các khái niệm về thể chế hiện được sử dụng có nội dung và cách
phân loại rất khác nhau, thể hiện các cách nhìn nhận và mục tiêu phân tích khác
nhau của mỗi tác giả. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xuất phát từ khái niệm
của Amartya Sen. Đây khái niệm mà chúng tôi cho rằng tương đối chiết trung, bao
hàm được nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề như đã phân tích ở trên, và hiện được
Ngân hàng thế giới sử dụng trong các báo cáo của mình. Sen (2003) cho rằng thể
chế là các quy tắc và tổ chức, bao gồm cả các chuẩn mực không chính thức, nhằm
điều phối hành vi của con người. Chúng có vai trò thiết yếu đối với phát triển bền
vững và công bằng.
Khái niệm nêu trên thể hiện một số đặc trưng quan trọng của thể chế: i)
Là sản phẩm của con người, được đặt ra trong thời điểm nhất định và thực thi bởi
các phương tiện nhất định; ii) Bao gồm cả khía cạnh luật chơi và người chơi; iii)
Mục đích chính là phối hợp và điều tiết hành vi của con người; và iv) Gồm cả bộ
phận chính thức và phi chính thức.
Tuy nhiên, ở đây cũng nên nhấn mạnh thêm một khía cạnh khác không
kém phần quan trọng. Đó là xem thể chế vừa như tiền đề, vừa như kết quả của cuộc
chơi, nghĩa là nhìn nhận nó trong quá trình liên tục và cân bằng động, chịu sự tương
tác của nhiều loại lực khác nhau. Aoki (2001) cho rằng xem xét thể chế phải xuất
phát từ hai khía cạnh: i) Vấn đề đồng đại: Sự phức tạp, đa dạng và tương tác lẫn
nhau của các bộ phận trong cả hệ thống thể chế; và ii) Vấn đề lịch đại: Cơ chế biến
đổi và tiến triển của thể chế. Về cơ chế biến đổi của thể chế, có ba loại động cơ
chính: i) Quá trình chọn lọc trên cơ sở hiệu quả; ii) Quá trình định hướng mang tính
chính trị và được hình thành bởi các lợi ích đặc biệt; và iii) Quá trình tái diễn các
xung đột trong phân phối các nguồn lực xã hội (Hanisch and Schuter, 1999).



12

Mặc dù cần nhìn nhận và đánh giá thể chế trong quá trình tiến triển, một
đặc trưng khác của thể chế cũng cần được lưu ý là các quy tắc và ràng buộc phải
tương đối tường minh, ít nhất trên nguyên tắc. Điều này có nghĩa là các cá nhân và
nhóm trong xã hội có thể hiểu được những gì đang vận hành ở hiện tại và dự đoán
được, dựa trên các nguyên tắc của hệ thống thể chế, những gì có thể được hình
thành trong tương lai. Nói cách khác, các thể chế cũng phải có tính ổn định tương
đối.
Từ những phân tích ở trên, có thể quan niệm rằng thể chế là một hệ thống
quy tắc do con người đặt ra và thực hiện nhằm điều tiết và phối hợp hành vi của
chính họ; và do đó, bao gồm cả khía cạnh luật chơi và tổ chức thực thi, gồm cả các
luật lệ, quy định và chính sách. Nó vừa có tính ổn định tương đối do được hình
thành và xây dựng dựa trên các nguyên tắc nhất định; vừa có tính động do sự tương
tác giữa các bộ phận trong hệ thống và giữa hệ thống với các hệ thống khác.
2.1.4. Mối quan hệ giữa dòng vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài và tăng
trưởng kinh tế
Dựa trên lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh và lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội
sinh thì có thể thấy rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng đáng
kể đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc cải thiện đầu tư trong nước, sự chuyển
giao công nghệ và sự lan tỏa kiến thức. Theo đó, Romer (1993) đã giải thích cho
thấy rằng tồn tại việc lắp đầy khoảng cách giữa các quốc gia đang phát triển và đã
phát triển thông qua việc chuyển giao công nghệ từ các quốc gia “giàu” đến các
quốc gia “nghèo” dưới dạng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác giả lập luận
rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ
kỹ thuật từ các nước “giàu” đến các nước “nghèo”.
Bên cạnh đó, nhiều cuộc thảo luận và nhiều bằng chứng thực nghiệm trong
những thập kỷ qua về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cho thấy rằng tăng
trưởng kinh tế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện mối quan hệ cùng



13

chiều. Cụ thể, Ozturk (2007) đã đồng thuận với các phát hiện của các nghiên cứu
trước đây về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khi cho rằng quốc gia có thể đạt
được nhiều lợi ích ở phương diện công nghệ kỹ thuật, giáo dục và cơ sở hạ tầng mà
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại. Phần lớn các nghiên cứu trước đây
ủng hộ quan điểm khi cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng
như một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau
chẳng hạn như tích lũy vốn và chuyển giao vốn, vốn con người và chuyển giao công
nghệ có liên quan đến vấn đề lan tỏa kiến thức. Ngoài ra, quốc gia nhận được nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tối đa hóa lợi ích của nguồn vốn này bằng
cách giảm thiểu chi phí giao dịch và đảm bảo sự phân bổ vốn hiệu quả. De Mello
(1997) đã nhấn mạnh điều kiện công nghệ ở các quốc gia nhận đầu tư như là điều
kiện tiên quyết và quan trọng nhất trong việc hấp thụ dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tác giả đã lập luận rằng khi
khoảng cách công nghệ giữa quốc gia chủ đầu tư và quốc gia nhận đầu tư là tương
đối cao thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ đóng góp một phần nhỏ trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhận đầu tư. Tác giả cũng cho rằng
sự chuyển giao công nghệ và kiến thức có được từ việc nhận được dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài sẽ có tác động đến sự phát triển kinh tế trong dài hạn. Tuy
nhiên, thậm chí công nghệ là khía cạnh quan trọng nhất của dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, nhưng vẫn rất khó để đo lường và định lượng yếu tố này trong việc
xem xét mức độ đóng góp đến tăng trưởng kinh tế (De Mello, 1997). Ngoài ra,
Balasubramanyam và các cộng sự (1996) đã tìm thấy vấn đề mở cửa thương mại và
thị trường tự do khá cần thiết để có được các tác động tích cực của dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Phát hiện này cũng được ủng hộ bởi
nghiên cứu của Borensztein và các cộng sự (1998) người đã tìm thấy mối quan hệ
cùng chiều giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở
những quốc gia có đủ nguồn nhân lực và lực lượng lao động đủ tiêu chuẩn về trình

độ chuyên môn.


14

Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia đang phát triển
lại cho rằng tồn tại các tác động tiêu cực tiềm tàng của dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến nền kinh tế của quốc gia nhận đầu tư. Chẳng hạn như Herzing và
các cộng sự (2008) đã cho rằng thay vì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làm
gia tăng tính cạnh tranh của thị trường một cách tính cực thì lại làm cho các doanh
nghiệp nội địa phải đóng cửa do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nước
ngoài. Hơn thế nữa, Onyemelukwe (2005) đã thảo luận sâu hơn khi cho thấy rằng
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể sẽ làm giảm tỷ lệ tiết kiệm nội địa và tỷ
lệ đầu tư bằng việc kiềm chế cạnh tranh thông qua việc thỏa thuận độc quyền với
chính phủ của quốc gia nhận đầu tư trong việc ngăn chặn sự mở rộng của các doanh
nghiệp trong nước. Tác giả cũng lập luận rằng dòn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
có thể chuyển hướng từ việc sản xuất lương thực thực phẩm sang việc sản xuất các
hàng hóa độc quyền. Hơn thế nữa, theo báo cáo của UNCTAD cho thấy rằng, các
nước đang phát triển tập trung quá nhiều vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
và hỗ trợ đáng kể các doanh nghiệp nước ngoài, do đó các quốc gia này sẽ kém tập
trung thúc đẩy đầu tư nội địa.
2.1.5. Mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu trước đây nhấn mạnh vai trò của chất lượng thể chế đối với
tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia này. Cụ thể, tác động quan trọng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhần đầu tư là sự lan tỏa kiến thức. Sự
lan tỏa này xảy ra thông qua các công ty nội địa, theo đó các công ty nội địa sẽ có
xu hướng sao chép các công nghệ kỹ thuật hiện đại của các công ty đa quốc gia
(Crespo và Fontoura, 2007). Bên cạnh đó, tác động lan tỏa của dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài còn được tạo ra thông qua việc lực lượng lao động có kỹ năng cao

của các công ty đa quốc gia sẽ di chuyển đến các công ty nội địa (Fosfuri và các
cộng sự, 2007). Tuy nhiên, Hayat (2016) cho rằng chất lượng thể chế có tác động
đang kể đến ảnh hưởng lan tỏa của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng


15

trưởng của quốc gia nhận đâu tư. Cụ thể, một chất lượng thể chế tốt như chất lượng
của các quy định tốt, tham nhũng thấp, hiệu quả của chính phủ cao và nhà nước
pháp quyền tốt có thể tạo ra sự đồng bộ hóa giữa các công ty trong nước và các
công ty nước ngoài bằng cách cung cấp sân chơi sòng phẳng. Từ đó có thể thu hút
nhiều dòng vốn quốc tế và nâng cao sự sẵn lòng đầu tư của các công ty nước ngoài,
kết quả là gia tăng ảnh hưởng lan tỏa kiến thức và lực lượng lao động, và cuối cùng,
tăng trưởng kinh tế được nâng cao hơn. Ngược lại, chất lượng thể chế kém sẽ dẫn
đến sự gia tăng chi phí giao dịch và rủi ro cao, điều này sẽ dẫn đến mức độ đầu tư
thấp và cam kết lâu dài của các công ty nước ngoài đối với đất nước sở tại. Từ đó sẽ
làm giảm ảnh hưởng lan tỏa của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh
tế của các quốc gia này. Kết quả là sẽ làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia nhận đầu tư.
2.2.

Các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài.

2.2.1. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh
tế nhận được nhiều sự quan tâm bởi các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch
định chính sách trên thế giới. Tuy nhiên cả bằng chứng thực nghiệm và lý thuyết
đối với tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia nhận đầu tư thì vẫn đang tranh cãi. Cụ thể, theo lý thuyết tăng
trưởng kinh tế tân cổ điển, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có tác động đến

tăng trưởng kinh tế thông qua việc lắp đầy sự thiếu hụt vốn ở các quốc gia đang
phát triển (quốc gia nhận đầu tư). Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng nội sinh lại
cho rằng tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia phụ thuộc vào các đặc điểm của các quốc gia nhận đầu tư chẳng
hạn như vốn con người, lỗ hỏng công nghệ, độ mở thương mại, chất lượng thể chế,
sự phát triển thị trường tài chính…


16

Dưới góc độ thực nghiệm, Benoga và Sanchez - Robles (2003) phân tích
mẫu nghiên cứu bao gồm 19 quốc gia Mỹ La Tinh từ năm 1970 – 1990 và tìm thấy
rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia nhận đầu tư khi hồi quy bởi phương pháp ước lượng OLS. Tương tự
như vậy, Makki và Somwaru (2004) khảo sát số liệu của 66 quốc gia thuộc nhóm
nước đang phát triển trên thế giới từ năm 1971 đến năm 2001 và phát hiện thấy rằng
các quốc gia càng nhận được nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì càng
có thể giúp quốc gia nhận đầu tư cải thiện tăng trưởng kinh tế khi sử dụng phương
pháp hồi quy dường như không liên quan (Seemingly unrelated regressions) và
phương pháp hồi quy ba bước (Three-Stage Lease Square). Trong trường hợp khác,
Seetanah và Khadaroo (2007) nghiên cứu mẫu nghiên cứu ở Châu Phi bao gồm 39
quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển từ năm 1980 đến năm 2000 và cũng tìm
thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ các phát hiện trước đây khi cho rằng dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia nhận đầu tư. Gần đây hơn, Hassen và Anis (2012) nghiên cứu tại Tunisia
từ năm 1975 đến năm 2009 và áp dụng mô hình Vector tự hồi quy và kiểm định
đồng liên kết để phân tích mô hình nghiên cứu. Qua đó, nghiên cứu này chỉ ra rằng
hiệu ứng tích cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh
tế tồn tại trong dài hạn. Với mẫu nghiên cứu bao gồm 124 quốc gia đã phát triển và
đang phát triển, Iamsiraroj (2016) thực hiện kiểm định ảnh hưởng của dòng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nhận đầu tư từ năm
1971 đến năm 2010. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
nhận đầu tư khi sử dụng phương pháp ước lượng OLS.
Tuy nhiên, Eller và các cộng sự (2005) tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu
bao gồm 11 quốc gia ở khu vực Đông và Trung Âu từ năm 1994 đến năm 2003 và
tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ngược lại với các nghiên cứu đã nêu trên khi cho
rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cản trở tăng trưởng kinh tế của quốc
gia nhận đầu tư. Nghiên cứu này lập luận rằng do dòng vốn đầu tư trực tiếp nước


17

ngoài lấn át đầu tư nội địa, cho nên làm suy giảm tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia này. Tương tự với phát hiện này, Herzer (2010) tìm thấy rằng dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài lại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia trong mẫu nghiên cứu khi phân tích mẫu nghiên cứu bao gồm 44 quốc gia đang
phát triển từ năm 1970 đến năm 2005. Gần đây hơn, Antwi và Zhao (2013) phân
tích tại Ghana trong giai đoạn 1980 – 2010 và tìm thấy rằng mối quan hệ tiêu cực
giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
nhận đầu tư trong dài hạn.
Mặt khác, các nghiên cứu thực nghiệm khác được tiến hành nhằm giải thích
vai trò của các yếu tố đặc điểm của quốc gia nhận đầu tư đối với hiệu ứng tích cực
của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trương kinh tế của quốc gia. Đầu
tiên, vấn đề tương tác giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn con người
đối với vấn đề tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nhận đầu tư nhận được nhiều sự
quan tâm từ các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn như Li và Liu (2005) thực hiện phân
tích một bộ dữ liệu dạng bảng bao gồm 84 quốc gia đã phát triển và đang phát triển
trong giai đoạn 1970 – 1999 và đã tìm thấy rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và gián tiếp thông qua vốn con

người. Nghiên cứu của các tác giả cũng tìm thấy rằng hệ số hồi âm của dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài khi sử dụng biến tương tác với lỗ hỏng công nghệ giữa
quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư. Điều này cho thấy rằng quốc gia nhận đầu
tư và quốc gia đầu tư có sự chênh lệch trong công nghệ càng cao thì các chính sách
thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở quốc gia nhận đầu tư sẽ làm cản trở
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này. Cũng trong giai đoạn nghiên cứu này,
Bengoa và Sanchez-Robles (2003) đã tiến hành nghiên cứu một bộ dữ liệu dạng
bảng bao gồm 18 quốc gia ở Mỹ La Tinh từ năm 1970 – 1999, và tìm thấy rằng
rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế của các quốc gia nhận đầu tư. Tuy nhiên các tác giả cũng cho rằng để đạt
được hiệu ứng tích cực từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia nhận
đầu tư phải có đủ vốn con người, sự ổn định kinh tế, và thị trường vốn tự do. Tương


×