Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá đối với thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ KIM CHÂU

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐỐI
VỚI THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ KIM CHÂU

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐỐI
VỚI THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi tạo ra bằng việc vận dụng những
kiến thức tích lũy trong suốt quá trình học tập của mình với sự giúp đỡ của Giảng
viên hướng dẫn. Mọi trích dẫn trong luận văn đều được nêu rõ trong danh mục tài
liệu tham khảo. Tôi cam đoan không sao chép bất cứ tài liệu nào của tác giả khác và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …. năm 2018
Người thực hiện


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
TÓM TẮT ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 2

1.1.

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................2


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................6

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................6

1.4.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................6

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6

1.6.

Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................7

1.7.

Bố cục của luận văn .......................................................................................8

CHƯƠNG 2. CÁC THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM....................................................................................... 9
2.1. Các thảo luận nghiên cứu trước đây về tác động của biến động tỷ giá đến
quan hệ thương mại..................................................................................................9
2.1.1. Các nghiên cứu về tác động ngược chiều của biến động tỷ giá đến
thương mại quốc tế .............................................................................................. 9

2.1.2. Các nghiên cứu về tác động cùng chiều của biến động tỷ giá đến thương
mại quốc tế ........................................................................................................ 12
2.1.3. Các nghiên cứu về biến động tỷ giá không có tác động đến thương mại
quốc tế ............................................................................................................... 14
2.1.4. Vai trò đồng tiền trung gian trong quan hệ thương mại .......................... 15
2.2. Bằng chứng thực nghiệm về tác động biến động tỷ giá đến thương mại song
phương ...................................................................................................................17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 30
CHƯƠNG 3.
3.1.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 31

Mô hình lý thuyết ........................................................................................31

3.1.1. Mô hình thương mại song phương .......................................................... 31


3.1.2. Mô hình trọng lực .................................................................................... 34
3.1.3. Mô hình trọng lực của thương mại song phương .................................... 35
3.1.4. Mô hình lý thuyết nghiên cứu .................................................................. 37
3.2.

Phương pháp tính biến động tỷ giá ..............................................................42

3.3.

Mô tả các biến và dữ liệu.............................................................................44

3.4.


Mô hình thực nghiệm ..................................................................................51

3.5.

Phương pháp ước lượng ..............................................................................52

3.5.1. Kiểm định tính dừng ................................................................................ 52
3.5.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị Augment Dickey Fuller (1984) ...................53
3.5.1.2. Kiểm định nghiệm đơn vị Phillips-Perron (1988) ................................54
3.5.2. Kiểm định đồng liên kết .......................................................................... 55
3.5.3. Kiểm định các giả thiết hồi quy cổ điển .................................................. 56
3.5.3.1. Giả định phương sai của sai số không đổi ...........................................56
3.5.3.2. Giả định không có sự tương quan giữa các phần dư ...........................56
3.5.4. Phương pháp ước lượng hồi quy ............................................................. 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 59
CHƯƠNG 4.
4.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 60

Tình hình thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc ..........60

4.1.1. Mô tả thống kê chuỗi dữ liệu phân tích ................................................... 60
4.1.2. Phân tích thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc ....... 61
4.1.3. Phân tích tỷ giá và biến động tỷ giá......................................................... 63
4.2.

Phân tích thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ...............................64


4.3.

Kiểm định tính dừng ....................................................................................65

4.4.

Kiểm định đồng liên kết ..............................................................................66

4.5.

Kiểm định các giả thiết định lượng .............................................................68

4.5.1. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư ............................... 68
4.5.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư ........................................ 70
4.6.

Phân tích kết quả hồi quy ............................................................................71

4.6.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ............................................................. 71
4.6.1.1. Tác động trong dài hạn ........................................................................71
4.6.1.2. Tác động trong ngắn hạn .....................................................................78


4.6.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 83
4.6.2.1. Thảo luận kết quả trong dài hạn ..........................................................83
4.6.2.2. Thảo luận kết quả trong ngắn hạn .......................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 92
CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN ................................................................................... 93


5.1.

Kết luận........................................................................................................93

5.2.

Gợi ý chính sách ..........................................................................................94

5.2.1. Đối với các doanh nghiệp ........................................................................ 94
5.2.2. Đối với quốc gia ...................................................................................... 95
5.3.

Hạn chế đề tài và hướng mở rộng đề tài ......................................................95

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Giải thích

USD

Đồng đôla Mỹ

OLS


Ước lượng hồi quy tổng bình phương sai số nhỏ nhất

GNP

Tổng sản phẩm quốc gia

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

CPI

Chỉ số giá cả tiêu dùng

VAR

Mô hình tự hồi quy vector

GARCH

Mô hình tự biến động phương sai tổng quát (generalised
autosactive heteroskedastic

ECM

Mô hình hiệu chỉnh sai số

VND

Việt Nam đồng


CNY

Đồng Nhân dân tệ

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

ADF

Kiểm định nghiệm đơn vị của Dickey Fuller

PP

Kiểm định nghiệm đơn vị của Phillips-Perron


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về sự biến động của tỷ giá và thương mại
song phương ............................................................................................................. 23
Bảng 3.1: Tóm tắt các phương pháp được sử dụng để đo lường biến động tỷ giá ... 42
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các biến dùng trong mô hình thực nghiệm ...................... 48
Bảng 3.3: Bảng kỳ vọng dấu của mô hình ................................................................ 50
Bảng 3.4: Bảng kỳ vọng dấu đối với hai mô hình thực nghiệm cụ thể ..................... 50
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu ............................................................................. 60
Bảng 4.2: Thống kê mô tả giữa các biến đưa vào trong mô hình ............................. 64
Bảng 4.3: Kiểm định tính dừng dữ liệu..................................................................... 66
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đồng liên kết mô hình trường hợp Export_CN_VN .. 67

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đồng liên kết mô hình trường hợp Export_VN_CN .. 67
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi của các mô
hình ............................................................................................................................ 69
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư các mô hình ........ 70
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy bằng phương pháp Prais-Winsten và Cochrane-Orcutt cho
tác động dài hạn của biến động tỷ giá đối với xuất khẩu từ Trung Quốc đến Việt Nam
................................................................................................................................... 72
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy bằng phương pháp Prais-Winsten và Cochrane-Orcutt cho
tác động dài hạn của biến động tỷ giá đối với xuất khẩu từ Việt Nam đến Trung Quốc
................................................................................................................................... 75
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy bằng phương pháp Prais-Winsten và Cochrane-Orcutt
cho tác động ngắn hạn của biến động tỷ giá và xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt
Nam ........................................................................................................................... 78
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS tác động ngắn hạn của biến động
tỷ giá và xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc .................................................. 80
Bảng 4.12: Tổng hợp bằng chứng thực nghiệm trong dài hạn.................................. 83
Bảng 4.13: Tổng hợp bằng chứng thực nghiệm trong ngắn hạn ............................... 90


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn quý
3/2000 – quý 3/2017 (đơn vị triệu USD) .................................................................. 62
Hình 4.2: Tỷ giá và biến động tỷ giá VND_USD và CNY_USD giai đoạn quý 3/2000
– quý 3/2017 .............................................................................................................. 63


1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu tiến hành nghiên cứu về tác động của biến động tỷ giá đối với

thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong ngắn hạn và dài hạn.
Điểm nổi bật bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình thương mại song phương trọng lực
có thể kiểm chứng được từ mô hình cung và cầu với cơ chế tỷ giá với đồng tiền trung
gian USD để xem xét tác động. Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp tổng bình phương sai số nhỏ nhất OLS, phương pháp Prais –
Winsten và Cochrane – Orcutt để ước lượng tác động giai đoạn quý 3 năm 2000 đến
quý 3 năm 2017 với bộ dữ liệu xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam, xuất khẩu
từ Việt Nam sang Trung Quốc, tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia với đồng tiền trung
gian là USD, thu nhập đại diện là GDP, chỉ số giá cả tiêu dùng CPI, biến giả WTO,
biến giả thay đổi chế độ tỷ giá vào tháng 7 năm 2005 tại Trung Quốc. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, biến động tỷ giá của đồng tiền quốc gia nhập khẩu đối với đồng tiền
trung gian dự kiến sẽ làm giảm nhập khẩu, việc tăng giá dự kiến của đồng tiền nước
nhập khẩu đối với đồng tiền trung gian sẽ thúc đẩy nhập khẩu, nhưng tác động của
việc tăng giá đồng tiền quốc gia xuất khẩu với đồng tiền trung gian thì không rõ ràng.


2

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài
Tỷ giá hối đoái là một công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền của các
quốc gia với nhau. Tỷ giá luôn là một trong những vấn đề vĩ mô quan trọng của nền
kinh tế quốc gia vì sự vận động của nó có tác động sâu sắc mạnh mẽ tới mục tiêu,
chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Tỷ giá có tác động mạnh mẽ tới hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và sự cạnh tranh giữa các nước với nhau trên thị
trường quốc tế vì trước tiên tỷ giá tác động trực tiếp tới giá cả hàng hóa xuất nhập
khẩu của chính quốc gia đó.

Thương mại quốc tế có từ hàng ngàn năm nay và hiện nay vẫn giữ vị trí trung
tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Thương mại quốc tế là một hình thức của quan
hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn ra quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ
hoặc các tài sản trí tuệ giữa các nước tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm
mục đích kinh tế tối đa. Thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong sự
phát triển của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Thương mại quốc tế tạo điều kiện
để thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, sử dụng các nguồn lực trong và
ngoài nước một cách tốt hơn, mở ra cơ hội việc làm nhiều hơn và nâng cao phúc lợi
cho mọi người, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong những năm gần đây, vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới ngày
càng trở nên quan trọng. Năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành
nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và theo dự báo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế có thể
Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào cuối thập kỷ này. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền
kinh tế Trung Quốc có nhiều tác động đến các nền kinh tế khác và đặc biệt tác động
đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn, trên các phương diện kinh tế như đầu tư,
thương mại. Biểu hiện lớn nhất của tác động này chính là mối quan hệ thương mại
song phương giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc tăng nhanh qua các năm. Theo
báo cáo của Tổng cục Hải quan về số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016
trong Niên giám thống kê Hải quan 2016, tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung
năm 2016 đạt gần 80 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc nhập gần 22 tỷ USD hàng hóa


3

của Việt Nam, tăng 28,4% so với cùng kỳ, chiếm 12,4% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Bên cạnh đó,
thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch hơn 50 tỷ
USD, tăng 0,9% và chiếm tỷ trọng 28,6% tổng nhập khẩu của cả nước. Theo một báo
cáo tổng hợp gần đây của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam và Trung Quốc năm 2017 đạt gần 94 tỷ USD tăng gần 22 tỷ USD so với

năm 2016. Trong năm 2017, Trung Quốc là nền kinh tế đứng thứ hai trong lĩnh vực
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt hơn 35 tỷ USD, tăng 61,5%
so với năm 2016, chiếm 7,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đồng thời, thị trường
nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc với kim ngạch hơn 58 tỷ USD,
tăng 16,4%, chiếm 27,6% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Mặc dù, Trung Quốc là một
đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam nhưng chưa có nhiều bài nghiên cứu về
mối quan hệ thương mại song phương giữa hai nước.
Vai trò của các chế độ tỷ giá là một yếu tố quan trọng trong thực tiễn thương mại,
đặc biệt trong việc lập hóa đơn và thanh toán thương mại, từ lâu đã bị bỏ quên hạn
chế trong các tài liệu, đặc biệt là trong các tài liệu thực nghiệm. Một lý do có thể là
sự thống trị của đồng đô la Mỹ (USD) và đồng Euro trong việc lập hoá đơn cho
thương mại quốc tế. Một lý do khác có thể là đại đa số các nghiên cứu trong lĩnh vực
này kiểm tra Hoa Kỳ và các đối tác thương mại của nó, và do đó không có vấn đề tiền
tệ trung gian liên quan. Đơn vị tiền tệ trung gian là trường hợp thương mại song
phương được lập hóa đơn hoặc thanh toán không phải bằng đồng tiền của nước sở tại
cũng không phải của nước nhập khẩu, nhưng bằng một loại đồng tiền thứ ba.
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế đã được nghiên cứu điều
tra rộng rãi trong các bài nghiên cứu cả về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm, tiên phong
Marshall (1923), và Lerner (1946), hiệu ứng đường cong J của Magee (1973), tiếp
theo Bahmani-Oskooee (1985), Rose và Yellen (1989), Bahmani-Oskooee và Ratha
(2004), Auboin và Ruta (2011) và Huchet-Bourdon và Korinek (2011) để xem xét tỷ
giá tăng tác động thế nào đối với cán cân thương mại.


4

Ở nội dung bài nghiên cứu này, tác giả tập trung khía cạnh khác với tăng giảm tỷ
giá là biến động tỷ giá, biến động tỷ giá nhấn mạnh sự không chắc chắn tỷ giá, rủi ro
tỷ giá thay vì giá trị tăng lên hay giảm xuống của đồng tiền. Chủ đề về biến động tỷ
giá ít được quan tâm nghiên cứu hơn so với tăng giảm tỷ giá. Ngoài ra, tác giả tập

trung khía cạnh hẹp hơn trong thương mại quốc tế là thương mại song phương.
Một vài nghiên cứu khác liên quan đến mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và
quan hệ thương mại xuất hiện với sự đổ vỡ của hệ thống Bretton Woods vào năm
1973. Cụ thể, câu hỏi được tranh cãi nhiều nhất là liệu sự biến động tỷ giá có làm
giảm thương mại quốc tế hay không. Các nghiên cứu trước đây về biến động tỷ giá
ảnh hưởng đến thương mại song phương có nghiên cứu chỉ ra mối tương quan âm,
nhưng có cả nghiên cứu cho bằng chứng là dương và thậm chí là không tác động.
Hooper và Kohlhagen (1978) đã thực hiện một trong những nghiên cứu song phương
đầu tiên, sử dụng OLS để đánh giá các dòng thương mại của Hoa Kỳ và Đức với các
đối tác thương mại trong suốt những năm 1966 – 1975 nhưng không thấy có những
tác động âm đáng kể về sự biến động tỷ giá đối với thương mại. Trong nghiên cứu
của Cushman (1983), rủi ro tỷ giá hối đoái có tác động dương đến thương mại (bao
gồm hai dòng thương mại của Pháp) và tác động âm lên 7 trường hợp khi quan sát
mối quan hệ song phương giữa Mỹ với Anh, Pháp, Đức, Canada, và Nhật Bản; Đức
với Anh, Pháp và Nhật Bản trong giai đoạn 1965-1977. Cushman (1986) sử dụng
OLS để kiểm tra một đặc tả tương tự cho khối lượng xuất khẩu của Mỹ sang Anh, Hà
Lan, Pháp, Đức, Canada và Nhật Bản trong thời kỳ thả nổi và kết luận rằng tác động
ngược chiều của sự không chắc chắn của tỷ giá đã tăng lên trong thời kỳ thả nổi.
Koray và Lastrapes (1989) sử dụng mô hình tự hồi quy vector Var để thực hiện nghiên
cứu mối quan hệ của biến động tỷ giá hối đoái thực đối với nhập khẩu song phương
của Hoa Kỳ từ các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Canada. Kết quả cho
thấy tác động của sự biến động tỷ giá vào nhập khẩu là yếu kém, tác động của biến
động vào nhập khẩu sẽ tăng từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá linh hoạt. Pozo
(1992) nghiên cứu giai đoạn 1900 – 1940 về xuất khẩu của Anh sang Hoa Kỳ. Kết
quả cho thấy biến động tỷ giá hối đoái thực sự làm giảm khối lượng thương mại.


5

Caporale và Doroodian (1994) xem xét sự không chắc chắn về tỷ giá thực có ảnh

hưởng đến dòng thương mại Mỹ và Canada trong giai đoạn từ năm 1974 – 1992. Kết
luận của tác giả cho thấy rằng sự không chắc chắn về tỷ giá có tác động ngược chiều
đáng kể đối với dòng thương mại. Aristotelous (2001) nghiên cứu tác động của biến
động tỷ giá, chế độ tỷ giá đối với xuất khẩu của Anh sang Mỹ sử dụng mô hình trọng
lực với số liệu hàng năm trong giai đoạn 1889 – 1999, kết quả cho thấy biến động tỷ
giá không có ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu của Anh sang Mỹ.
Dựa trên nghiên cứu của Guangpu Yang, Qingyang Gu (2016) nghiên cứu về tác
động của biến động tỷ giá đối với thương mại song phương trong bối cảnh với một
đồng tiền trung gian. Bài nghiên cứu đã tìm ra mô hình thương mại song phương
trọng lực dựa trên mô hình cung và cầu để khảo sát tác động của biến động tỷ giá đối
với thương mại song phương trong chế độ tỷ giá đối với đồng tiền trung gian. Việc
giới thiệu đồng tiền trung gian cho phép hai tác giả trả lời cho câu hỏi liệu sự thay
đổi trong khối lượng thương mại do sự biến động của tỷ giá song phương chủ yếu là
do sự thay đổi của cầu hay của cung, hay cả hai. Cụ thể hơn, kết quả cho thấy việc
tăng giá dự kiến đồng tiền nước nhập khẩu đối với đồng tiền trung gian sẽ thúc đẩy
nhập khẩu, nhưng tác động của đồng tiền nước xuất khẩu đối với đồng tiền trung gian
là không rõ ràng. Hơn nữa, sự biến động cao trong tỷ giá đồng tiền của một quốc gia
so với đồng tiền trung gian cũng sẽ làm giảm lượng nhập khẩu. Theo quan điểm thực
nghiệm, sự phân tách tỷ giá song phương giữa hai đơn vị tiền tệ thành tỷ giá song
phương của hai đơn vị tiền tệ này so với đồng tiền trung gian cung cấp một giải pháp
thay thế mới để tránh các vấn đề kinh tế của các nguyên nhân đảo ngược tiềm năng
trong việc đánh giá tác động – thương mại có ảnh hưởng đến tỷ giá thay vì tỷ giá hối
đoái ảnh hưởng đến thương mại. Hơn nữa, bài nghiên cứu cũng cho thấy những ảnh
hưởng rõ rệt của mức thu nhập, mức giá cũng như mức thuế quan của nước nhập khẩu
đối với thương mại.
Với tầm quan trọng của mối quan hệ giữa tỷ giá và quan hệ thương mại quốc tế
trong bối cảnh của đơn vị tiền tệ trung gian và đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế
Việt Nam đang hội nhập khu vực và toàn cầu hóa hiện nay, tác giả đã quyết định lựa



6

chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá đối với thương mại song
phương giữa Việt Nam và Trung Quốc” nhằm tìm ra câu trả lời cho mối quan hệ
trên như thế nào.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét tác động của biến động tỷ giá đối với quan hệ thương
mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trong phạm vi của bài nghiên cứu này, về xem xét tác động của biến động tỷ giá
đối với quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, bài nghiên
cứu cụ thể trả lời câu hỏi sau:
Trong dài hạn và ngắn hạn, tác động biến động tỷ giá đến xuất khẩu song phương
giữa Việt Nam đến Trung Quốc và ngược lại như thế nào?
Nếu tồn tại tác động biến động tỷ giá đến xuất khẩu song phương thì tác động
này là cùng chiều hay ngược chiều, trong trường hợp Việt Nam và Trung Quốc?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ thực hiện việc nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá đối
với quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua đơn
vị tiền tệ trung gian là USD trong giai đoạn từ quý 3 năm 2000 đến quý 3 năm 2017.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các nghiên cứu lý
thuyết thực nghiệm về tác động của biến động tỷ giá đối với quan hệ thương mại song
phương. Từ đó xây dựng mô hình thực nghiệm, thu thập dữ liệu và thực hiện phân
tích phương pháp định lượng trên dữ liệu chuỗi thời gian. Lần lượt thực hiện kiểm
định tính dừng, đồng liên kết nhằm kiểm soát hiện tượng hồi quy giả mạo và lựa chọn
mô hình phân tích. Kết quả kiểm định dữ liệu cho phép thực hiện phân tích hồi quy
dài hạn và ngắn hạn. Bài nghiên cứu cũng kiểm soát các giả thiết cổ điển phương sai



7

thay đổi, tự tương quan nhằm đảm bảo ước lượng có tính tin cậy trong đóng góp bằng
chứng thực nghiệm.
Công cụ thực hiện định lượng trong bài nghiên cứu là Stata 13, Eviews 8.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Mặc dù trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu khoa học về mối quan
hệ giữa tỷ giá và quan hệ thương mại quốc tế nhưng bài nghiên cứu sẽ có một đóng
góp quan trọng bằng cách đưa ra một cách tiếp cận mới đó chính là nghiên cứu biến
động tỷ giá đối với quan hệ thương mại song phương trong bối cảnh đơn vị tiền tệ
trung gian cả về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm. Cụ thể:
Thứ nhất, sự phân tách của tỷ giá song phương giữa hai loại tiền tệ thành tỷ giá
song phương của hai loại tiền tệ này so với đơn vị tiền tệ trung gian giúp xác định
nguồn gốc biến động về thương mại do biến động của tỷ giá song phương theo nghĩa
tác động lên cầu hay cung hay cả hai. Trong khuôn khổ lý thuyết này, tỷ giá của đồng
tiền nước xuất khẩu đối với đơn vị tiền tệ trung gian dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động thương mại và chủ yếu thông qua giao dịch cung cấp hàng hóa, trong
khi tỷ giá của đồng tiền nước nhập khẩu so với đồng tiền trung gian dự kiến sẽ ảnh
hưởng đến thương mại chủ yếu thông qua phía cầu. Cụ thể hơn, trong khuôn khổ lý
thuyết này, việc tăng giá đồng tiền nước nhập khẩu đối với đồng tiền trung gian dự
kiến sẽ thúc đẩy nhập khẩu, nhưng tác động của việc tăng giá đồng tiền nước xuất
khẩu đối với đồng tiền trung gian là không rõ ràng. Hơn nữa, sự biến động đồng tiền
nước nhập khẩu đối với đồng tiền trung gian dự kiến sẽ làm giảm nhập khẩu.
Thứ hai, sự phân tách tỷ giá song phương của hai loại tiền tệ thành tỷ giá song
phương của hai loại tiền tệ sang đồng tiền trung gian cũng là một giải pháp thay thế
mới nhằm giải quyết vấn đề đảo ngược quan hệ nhân quả - thương mại có ảnh hưởng
đến tỷ giá thay vì tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến thương mại.
Thứ ba, đây cũng là một trong những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về thương
mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc – một đối tác thương mại hàng đầu
của Việt Nam, dữ liệu cập nhật đến thời gian gần nhất nghiên cứu.



8

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn tiến hành phân tích hiệu ứng dài hạn và hiệu
ứng ngắn hạn của các tác động để giúp làm rõ hơn vấn đề được thảo luận.
1.7. Bố cục của luận văn
Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương và được trình bày cụ thể theo
trình tự như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về
phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học và thực tiễn khi thực hiện đề tài.
Chương 2: Các thảo luận nghiên cứu và các bằng chứng thực nghiệm trên thế
giới về tác động của biến động tỷ giá đến quan hệ thương mại song phương
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày một số thảo luận nghiên cứu về mối quan
hệ giữa biến động tỷ giá và thương mại quốc tế và những bằng chứng thực nghiệm
về mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và thương mại song phương.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày mô hình cơ sở lý thuyết, phương pháp
nghiên cứu, giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, mô tả các
đặc điểm của mô hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu
để thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày việc phân tích thương mại song phương
giữa Việt Nam và Trung Quốc, phân tích thống kê mô tả các biến đưa vào mô hình,
trình bày các kết quả kiểm định. Nội dung chính của chương này tác giả trình bày kết
quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của biến động tỷ giá đối với quan hệ thương
mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chương 5: Kết luận

Ở chương này, tác giả sẽ thực hiện việc tổng kết lại những vấn đề nghiên cứu,
kết luận lại kết quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của
đề tài và hướng mở rộng đề tài.


9

CHƯƠNG 2.

CÁC THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

Trong chương này, tác giả sẽ đưa ra các thảo luận nghiên cứu về mối quan hệ
giữa biến động tỷ giá và quan hệ thương mại bao gồm các nghiên cứu về tác động
âm, tác động dương, không tác động và vai trò của đồng tiền trung gian trong thương
mại quốc tế. Đồng thời, tác giả trình bày các bằng chứng thực nghiệm về tác động
của biến động tỷ giá đến thương mại song phương.
2.1. Các thảo luận nghiên cứu trước đây về tác động của biến động tỷ giá đến
quan hệ thương mại
Biến động tỷ giá (exchange rate volatility / exchange rate risk / exchange rate
variance) có thể được định nghĩa là rủi ro liên quan đến các chuyển động bất ngờ
không mong muốn trong tỷ giá hối đoái.
Kể từ khi sự kiện Bretton – Woods xảy ra vào năm 1973, một cuộc tranh luận
mới đã bắt đầu xuất hiện trong các nghiên cứu kinh tế về lựa chọn chế độ tỷ giá cố
định và chế độ tỷ giá linh hoạt. Một số nhà kinh tế học chấp nhận chuyển đổi sang tỷ
giá linh hoạt thì cho rằng biến động tỷ giá sẽ làm tăng thương mại quốc tế. Ngược lại,
những nhà kinh tế học khác không chấp nhận việc chuyển đổi sang tỷ giá hối đoái
linh hoạt thì cho rằng biến động tỷ giá sẽ làm giảm thương mại quốc tế.
2.1.1.


Các nghiên cứu về tác động ngược chiều của biến động tỷ giá đến

thương mại quốc tế
Trong khi nhóm các nhà kinh tế học thừa nhận ưu điểm của việc chuyển đổi sang
chế độ tỷ giá linh hoạt, thì những nhà kinh tế học khác vẫn cho rằng việc chuyển đổi
sang tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ làm giảm mức độ giao dịch quốc tế. Lập luận của họ
dựa trên quan điểm cho rằng các thương nhân e ngại rủi ro sẽ làm giảm sản lượng của
họ khi phải đối mặt với sự gia tăng biến động tỷ giá hối đoái do việc chuyển đổi sang
chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.


10

Ethier (1973) giả định rằng các quyết định của một công ty e ngại rủi ro đối với
cả khối lượng hàng hoá nhập khẩu và số tiền chuyển đổi kỳ hạn đạt được trong môi
trường không chắc chắn về tỷ giá. Sự không chắc chắn về tỷ giá được xác định như
là độ lệch chuẩn của tỷ giá giao ngay. Giả sử giá nhập khẩu được xác định bằng ngoại
tệ và công ty biết trước doanh thu đối với bất kỳ mức tỷ giá nhất định nào, sự không
chắc chắn về tỷ giá không ảnh hưởng đến mức độ thương mại, nhưng điều này ảnh
hưởng mức độ chuyển đổi kỳ hạn. Tuy nhiên, rất ít công ty biết trước được mức doanh
thu và Ethier mở rộng mô hình để đưa sự không chắc chắn về vị thế của công ty. Kết
quả cho thấy mức độ thương mại trở nên nhạy cảm với sự biến động của tỷ giá và
phản ứng bất lợi đối với sự không chắc chắn về tỷ giá. Ethier lưu ý rằng những kết
quả này là mạnh mẽ để thay đổi về giả định đồng tiền được chỉ định trong hợp đồng
xuất khẩu. Các công ty có thể giảm sự tác động của biến động tỷ giá đối với thương
mại bằng việc tham gia vào hợp đồng kỳ hạn.
Clark (1973) cho rằng mức độ biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến
mức xuất khẩu của một quốc gia. Theo ông, nếu không bình giá giữa hai nước, sẽ có
sự không chắc chắn lớn hơn đối với thương mại và đầu tư quốc tế, nguyên nhân vì
các doanh nhân sẽ không thể dự đoán được tỷ giá mà họ có thể tính được giá trị trong

nước của các giao dịch nước ngoài. Ngoài ra, còn do rủi ro giao dịch trên thị trường
ngoại hối sẽ tốn kém hơn theo một tỷ giá linh hoạt. Kể từ khi tỷ giá hối đoái được thả
nổi đã làm tăng chi phí và rủi ro của hoạt động ngoại thương dẫn đến sự sụt giảm
phúc lợi xã hội trên thế giới.
Phân tích của Clark (1973) dựa trên giả định rằng một công ty sẵn sàng tham gia
vào thương mại quốc tế phụ thuộc vào việc họ đánh giá về triển vọng dài hạn của lợi
nhuận trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc đánh giá như vậy phải tính đến việc
có hay không có khả năng dự đoán được giá trị nội tệ của doanh thu bán hàng nước
ngoài của công ty. Nhìn chung, sẽ có những biến động trong lợi nhuận do những thay
đổi bất ngờ về tỷ giá hối đoái, sự gia tăng biến động của lợi nhuận sẽ làm giảm khối
lượng thương mại nếu các nhà xuất khẩu e ngại rủi ro: đường cung xuất khẩu sẽ thay
đổi và dịch chuyển giảm sang trái.


11

Clark (1973) giải thích có hai lý do tại sao một công ty xuất khẩu có thể không
thể loại trừ hoàn toàn các biến động không lường trước được bằng đồng nội tệ tương
đương với doanh thu nước ngoài do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Thứ nhất, các
thị trường kỳ hạn bằng ngoại tệ có thể không được phát triển đầy đủ cho các khoản
thu ngoại tệ. Nếu thời hạn tối đa của một hợp đồng kỳ hạn ít hơn khoảng thời gian
mà công ty muốn phòng ngừa, thì công ty sẽ phải chịu một số tổn thất từ rủi ro hối
đoái. Lý do thứ hai, rủi ro tỷ giá có thể không thể tránh được do đó công ty có thể
không chắc chắn về giá trị ngoại hối có thể nhận được. Nếu giá ngoại tệ của hàng hoá
được giao dịch là một biến ngẫu nhiên mà không bị ảnh hưởng bởi quyết định đầu ra
của một công ty riêng lẻ nhưng bị ảnh hưởng bởi thu nhập ở nước ngoài. Nhưng thu
nhập ở nước ngoài sẽ dao động theo một cách không thể đoán trước được nên công
ty không có khả năng dự báo giá nước ngoài. Theo Clark, đối với các thị trường kỳ
hạn hoàn hảo công ty có thể làm giảm biến động của lợi nhuận (thể hiện bằng đồng
nội tệ) do biến động tỷ giá, nhưng không thể loại bỏ nó.

Demers (1991) giả định một công ty cạnh tranh là người trung lập về mức độ ưa
thích rủi ro sẽ không chắc chắn về tình trạng cầu do sự không chắc chắn về giá do rủi
ro tỷ giá. Ông nhận định rằng do sự không chắc chắn về tình trạng cầu khi biến động
tỷ giá xảy ra và sự đầu tư không thể thu hồi dẫn đến hành vi đầu tư thận trọng hơn,
mức đầu tư sẽ thấp hơn trong trường hợp thị trường tồn tại biến động tỷ giá so với
trường hợp điều kiện các thông tin thị trường tốt. Vì thế nên sản lượng sản xuất sẽ
giảm và khối lượng thương mại cũng sẽ giảm theo thời gian. Tức là do sự không chắc
chắn về tỷ giá dẫn đến thương mại sẽ giảm.
Theo Chowdhurry (1993), do những người tham gia thị trường e ngại rủi ro nên
khi biến động tỷ giá tăng, để tránh những rủi ro do biến động tỷ giá mang lại những
người tham gia thị trường sẽ chủ động giảm các giao dịch thương mại nước ngoài và
chuyển dần sang các giao dịch trong nước.


12

2.1.2.

Các nghiên cứu về tác động cùng chiều của biến động tỷ giá đến

thương mại quốc tế
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy biến động tỷ giá tăng có thể có tác động
ngược lại và làm tăng khối lượng thương mại. Quan điểm này dựa trên lập luận cho
rằng biến động tỷ giá dẫn đến tác động thay thế và tác động thu nhập ngược chiều
nhau. Mối quan hệ ngược chiều này có thể được giải thích như sau: Khi biến động tỷ
giá tăng sẽ làm xuất khẩu hiện tại của công ty giảm đi (tác động thay thế) nhưng do
rủi ro này sẽ làm giảm tổng doanh thu dự kiến nên công ty sẽ tăng cường các nguồn
lực để có nhiều đơn hàng hơn do đó xuất khẩu tăng (tác động thu nhập).
De Grauwe (1988) sử dụng mô hình một nhà sản xuất trong điều kiện cạnh tranh
phải quyết định giữa việc bán hàng tại thị trường trong nước và nước ngoài để giải

thích mối quan hệ này. Cả hai giá cả trong nước và nước ngoài đều được cố định và
vì vậy nguồn rủi ro duy nhất cho nhà sản xuất là giá nội tệ xuất khẩu. Với những giả
định này, phản ứng của nhà sản xuất đối với việc gia tăng rủi ro tỷ giá (chỉ ra sự gia
tăng của sự biến động tỷ giá hối đoái) phụ thuộc hoàn toàn vào việc lợi ích cận biên
dự kiến của thu nhập xuất khẩu là một hàm lồi hoặc lõm của tỷ giá hối đoái. Trường
hợp các nhà sản xuất chỉ có một chút lo ngại rủi ro, họ sẽ sản xuất ít cho xuất khẩu vì
rủi ro tỷ giá cao làm giảm lợi ích cận biên mong đợi của doanh thu xuất khẩu. Tuy
nhiên, nếu nhà sản xuất cực kỳ mạo hiểm, các nhà sản xuất sẽ muốn xuất khẩu nhiều
hơn để tránh sự suy giảm quá nhiều trong dòng thu nhập của họ. Điều này có nghĩa
là tăng rủi ro tỷ giá sẽ làm tăng lợi ích cận biên dự kiến của doanh thu xuất khẩu.
Franke (1991) phân tích chiến lược xuất khẩu của một công ty có mức ưa thích
rủi ro trung lập và có thể cung cấp hỗ trợ cho giả thuyết dương. Công ty được giả
định hoạt động trong một khuôn khổ cạnh tranh độc quyền và tối đa hóa giá trị hiện
tại ròng của các dòng tiền dự kiến từ xuất khẩu, được xác định là một hàm tăng của
tỷ giá hối đoái thực. Chiến lược xuất khẩu này gắn liền với chi phí giao dịch. Một
công ty bắt đầu xuất khẩu phải chịu chi phí tham gia vào thị trường nước ngoài. Nếu
công ty ngừng không tham gia xuất khẩu, thì cũng phải chịu chi phí này. Công ty sẽ


13

cân nhắc giữa chi phí gia nhập thị trường nước ngoài và phần lợi nhuận do xuất khẩu
tạo ra. Và cân nhắc giữa chi phí rời bỏ thị trường nước ngoài và phần tổn thất từ hoạt
động xuất khẩu. Tương tự như giá trị của một quyền chọn cổ phiếu, giá trị của chiến
lược xuất khẩu này phụ thuộc vào biến động tỷ giá. Một công ty phải chịu tổn thất từ
xuất khẩu nếu tỷ giá hối đoái bằng với ngang giá tỷ giá (parity rate), tức là mức giá
mà hàng hóa thương mại quốc tế có mức độ đắt tiền như nhau ở thị trường trong nước
và ở nước ngoài. Đối với những công ty có bất lợi so sánh, dòng tiền dự kiến từ xuất
khẩu sẽ tăng với tốc độ biến động nhanh hơn mức chi phí tham gia dự kiến (entry
cost). Do đó, giá trị xuất khẩu tăng lên cùng với sự biến động của tỷ giá hối đoái. Tức

là trường hợp dòng tiền là hàm lồi với tỷ giá hối đoái, giá trị hiện tại của dòng tiền sẽ
tăng nhanh hơn chi phí gia nhập và từ bỏ (entry and exit costs). Trong kịch bản này,
mô hình dự đoán rằng các doanh nghiệp sẽ sớm bước vào thị trường và thoát ra sau
đó khi biến động tỷ giá tăng lên và số lượng các công ty kinh doanh sẽ tăng lên.
Ngược lại, điều này không đúng đối với một công ty có lợi thế so sánh, nghĩa là một
công ty thu được lợi nhuận khi tỷ giá hối đoái bằng với ngang giá tỷ giá.
Sercu (1992) cũng cho thấy sự biến động tỷ giá có thể làm tăng thương mại. Theo
quan điểm của Sercu, ông cho rằng thoạt nhìn, biến động tỷ giá tăng lên có thể dẫn
đến hệ lụy tăng thuế hay chi phí vận chuyển. Nếu việc phòng ngừa rủi ro là không
thể hoặc tốn kém và các thương nhân e ngại rủi ro thì lợi nhuận kỳ vọng được điều
chỉnh theo rủi ro từ thương mại sẽ giảm khi rủi ro về tỷ giá tăng lên. Điều này sẽ làm
các thương nhân tham gia thương mại quốc tế nản lòng nên dẫn đến giá cả sẽ cao
hơn. Do đó, biến động tỷ giá tăng có thể làm tăng thương mại vì điều này làm tăng
giá mà một thương nhân nhận được vượt quá chi phí thương mại.
Sercu và Vanhulle (1992) cho rằng sự gia tăng biến động tỷ giá làm tăng giá trị
của các công ty xuất khẩu thông qua việc tỷ giá tác động đến giá cả và khối lượng,
và cũng khuyến khích xuất khẩu khi chiến lược xuất khẩu hấp dẫn hơn đầu tư trực
tiếp tại quốc gia nhập khẩu để sản xuất. Sự biến động tỷ giá làm các công ty tăng đầu
tư vào năng lực xuất khẩu, các công ty cũng sẵn sàng chịu thua lỗ (ví dụ tham gia vào
việc bán phá giá) trước khi họ từ bỏ thị trường xuất khẩu. Broll và Eckwert (1999)


14

kết luận rằng sự biến động làm tăng giá trị của một quyền chọn xuất khẩu của thương
nhân; vì rủi ro này làm tăng lợi ích tiềm tàng từ thương mại, khối lượng thương mại
sẽ tăng lên tương ứng.
Dellas và Zilberfarb (1993) sử dụng mô hình danh mục tài sản nghiên cứu biến
động tỷ giá và quan hệ thương mại. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các nghiên
cứu khác tập trung vào sự khác biệt của tỷ giá khi xác định sự biến động, các tác giả

giả định những biến động không lường trước được về tỷ giá hối đoái là yếu tố cấu
thành rủi ro. Tài sản trong mô hình của các tác giả là một hợp đồng thương mại không
bị tổn thất có chứa một yếu tố rủi ro đó chính là sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Phân tích
của các tác giả chỉ xem xét một cá nhân tiêu thụ cũng như nhập khẩu và xuất khẩu cả
hàng hoá sẵn có. Kết quả của mô hình cho thấy sự gia tăng rủi ro của lợi nhuận trên
các tài sản (tức là sự gia tăng biến động tỷ giá) có thể làm tăng hoặc giảm đầu tư
(nghĩa là thương mại) tùy thuộc vào tính chất của tham số rủi ro giả định. Nếu giả
thuyết là hàm lồi, thì tăng rủi ro sẽ làm tăng mức xuất khẩu. Điều ngược lại là đúng
khi giả thuyết là hàm lõm. Kết quả mạnh mẽ này được tìm thấy khi điều kiện thị
trường chuyển đổi với chi phí giao dịch khác không và sản xuất đã có sẵn.
2.1.3.

Các nghiên cứu về biến động tỷ giá không có tác động đến thương

mại quốc tế
Các nghiên cứu khác còn kết luận rằng biến động tỷ giá không có tác động rõ
ràng đến thương mại quốc tế. Willett (1986) cho rằng mặc dù trong thời kỳ tỷ giá hối
đoái thả nổi, biến động tỷ giá có thể làm gia tăng rủi ro thương mại quốc tế. Tuy
nhiên, ông cho rằng biến động tỷ giá chủ yếu phản ánh sự mất ổn định cơ bản và
không làm gia tăng lớn về khoảng cách giữa rủi ro thương mại trong nước và rủi ro
thương mại quốc tế. Tác giả kêu gọi việc phân tích ở cấp độ ngành để xác định hiệu
ứng rủi ro cấp độ ngành cụ thể.
Vì vậy, có thể nhận thấy các nghiên cứu dự đoán rằng biến động tỷ giá sẽ có tác
động ngược chiều, có tác động cùng chiều hay không có tác động gì đối với dòng
chảy thương mại quốc tế.


15

2.1.4.


Vai trò đồng tiền trung gian trong quan hệ thương mại

Mặc dù có rất nhiều tài liệu đề cập đến mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thương
mại quốc tế nhưng các nghiên cứu về vai trò của đồng tiền trung gian trong việc đánh
giá tác động của biến động tỷ giá đối với thương mại quốc tế thì tương đối không
nhiều.
Khi bán sang thị trường nước ngoài, một công ty xuất khẩu có thể lập hóa đơn
cho giao dịch thương mại quốc tế bằng đồng tiền của quốc gia mình, bằng đồng tiền
của quốc gia nhập khẩu hoặc bằng đồng tiền thứ ba. Quyết định lập hoá đơn này đóng
một vai trò trung tâm trong việc truyền tải các cú sốc qua các quốc gia, bằng cách ảnh
hưởng đến mức độ mà các thay đổi tỷ giá làm thay đổi giá tương đối quốc tế. Vai trò
của các chế độ tỷ giá là một yếu tố quan trọng trong thương mại quốc tế, đặc biệt
trong việc lập hóa đơn và thanh toán thương mại, từ lâu đã bị bỏ quên trong các nghiên
cứu. Một lý do có thể là sự thống trị hiện tại của đồng đô la Mỹ (USD) và đồng Euro
trong việc lập hoá đơn cho thương mại quốc tế. Một lý do khác có thể là đại đa số các
nghiên cứu kiểm tra Mỹ và các đối tác thương mại của quốc gia này, và do đó không
có vấn đề đồng tiền trung gian liên quan.
Trong các nghiên cứu trước đây về đồng tiền trung gian, cuộc thảo luận chủ yếu
tập trung vào việc quốc tế hóa tiền tệ, với những người tiên phong như Cohen (1971),
McKinnon (1979), và Krugman (1980, 1984). Ví dụ, liên quan đến các lý do tại sao
một số loại tiền tệ, chẳng hạn như đồng bảng Anh và đồng đô la Mỹ, đã trở thành
phương tiện trao đổi của các loại tiền tệ khác, Krugman (1980) phát triển một mô
hình gồm ba quốc gia của trạng thái cân bằng thanh toán với chi phí giao dịch và cho
thấy cách một loại tiền tệ nào đó có thể xuất hiện như một phương tiện trao đổi quốc
tế. Theo Goldberg và Tille (2008), đồng đô la Mỹ là sự lựa chọn đơn vị tiền tệ chính
trong các giao dịch xuất khẩu và nhập khẩu của Hoa Kỳ, và nó cũng là một đồng tiền
chi phối trong việc xuất hoá đơn của cả xuất khẩu và nhập khẩu bởi các nước bên
ngoài Châu Âu. Cả Hàn Quốc và Thái Lan đều sử dụng USD cho hơn 80% các giao
dịch thương mại. Tương tự, Nhật Bản, Úc và Malaysia sử dụng USD trong hơn 50%



16

các giao dịch thương mại. Ngay cả ở các nước thuộc khu vực Châu Âu, USD vẫn
được sử dụng trong khoảng 1/3 lượng xuất khẩu và gần 40% nhập khẩu. Ngoài ra,
các nước trong khu vực Châu Âu sử dụng đáng kể đồng Euro, hóa đơn được lập bằng
đồng Euro chiếm từ 40% đến 50% xuất khẩu.
Về mối liên hệ giữa các đơn vị tiền tệ trung gian và thương mại quốc tế, Baron
(1976) và Giovannini (1988) là những người đầu tiên chính thức hóa vấn đề lựa chọn
đơn vị tiền tệ trong thương mại quốc tế, nhấn mạnh vai trò của biến động trong các
biến số kinh tế vĩ mô ở các nước khác nhau. Nói chung, các doanh nghiệp có động cơ
để lập hóa đơn thương mại của mình bằng đồng tiền của một quốc gia mà sự biến
động của các cú sốc là vừa phải, vì điều này sẽ làm giảm thiểu sự biến động của tỷ
giá hối đoái liên quan đến loại tiền tệ được đề cập. Trên thực tế, Wilander (2013) tìm
thấy vai trò của sự biến động tỷ giá trong việc xuất hoá đơn của các nhà xuất khẩu
Thụy Điển. Tiếp theo Krugman (1980), Rey (2001) phát triển một mô hình ba quốc
gia về kinh tế thế giới để nghiên cứu sự xuất hiện của các loại tiền tệ trung gian, với
trọng tâm là vai trò của mô hình thương mại quốc tế trong quá trình cải tiến. Những
đóng góp sau này với các nghiên cứu lý thuyết sâu rộng trong lĩnh vực này bao gồm
Devereux và các cộng sự (2004), Bacchetta và Van Wincoop (2005), cũng như
Goldberg và Tille (2008), giới thiệu các quan điểm khác như tính năng của ngành,
quy mô các quốc gia, …. Gần đây, Devereux và Shi (2013) khám phá bản chất của
lợi ích hiệu quả phát sinh từ đồng tiền trung gian thông qua việc xây dựng một mô
hình cân bằng động tổng thể.
Bằng cách giới thiệu một đơn vị tiền tệ trung gian, chúng ta có thể phân rã tỷ giá
song phương của hai loại tiền tệ vào tỷ giá song phương của hai loại tiền tệ so với
đồng tiền trung gian. Sự phân hủy như vậy giúp xác định liệu sự biến động về khối
lượng thương mại do sự biến động của tỷ giá song phương chủ yếu do sự thay đổi về
nhu cầu hay nguồn cung hay cả hai. Ví dụ, tỷ giá của đồng tiền nước xuất khẩu đối

với đồng tiền trung gian dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại, chủ yếu
thông qua phía cung của giao dịch. Hơn nữa, cặp tỷ giá hối đoái bị phân rã sẽ không
bị ảnh hưởng bởi thương mại song phương giữa các đối tác thương mại đang được


×