Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lí tích hợp ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015 tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Môi trường Gia Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

NGUYỄN PHÚC HIẾU

LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÍ
TÍCH HỢP ISO 9001:2015 VÀ ISO 14001:2015 TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG GIA ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

NGUYỄN PHÚC HIẾU

LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÍ
TÍCH HỢP ISO 9001:2015 VÀ ISO 14001:2015 TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG GIA ĐỊNH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TẠ THỊ KIỀU AN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ hướng ứng dụng với đề tài “Lập kế hoạch xây
dựng hệ thống quản lí tích hợp ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015 tại Công ty cổ
phần kỹ thuật môi trường Gia Định” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực. Nội dung và kết quả chưa
được công bố trong bất kỳ đề tài nào.
Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 2019
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Phúc Hiếu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT MÔI
TRƯỜNG GIA ĐỊNH VÀ HỆ THỐNG ISO 9001:2015 & ISO 14001:2015 ......1
1.1 Giới thiệu về công ty ..........................................................................................1
1.1.1 Sơ lược về công ty ..................................................................................1
1.1.2 Tầm nhìn – Sứ mạng – Giá trị cốt lõi .....................................................2
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................3
1.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự ......................................................................3

1.1.5 Các hoạt động kinh doanh ......................................................................6
1.1.6 Tình hình hoạt động của công ty ............................................................7
1.2 Giới thiệu hệ thống ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015 ...................................7
1.2.1 Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2015 ..........................................7
1.2.2 Hệ thống quản lí môi trường ISO 14001:2015 .......................................9
1.2.3 Phân tích mối liên quan giữa hai hệ thống ISO 9001:2015 và ISO
14001:2015 .......................................................................................................11
1.3 Hệ thống quản lí tích hợp .................................................................................15
1.3.1 Khái niệm ..............................................................................................15
1.3.2 Những khó khăn gặp phải [7] ...............................................................15
1.3.3 Lợi ích khi áp dụng [2] .........................................................................16
1.3.4 Xây dựng hệ thống quản lí tích hợp [7] ................................................17


1.3.5 Các mục quan trong trong công tác xây dựng hệ thống quản lí tích hợp .
...............................................................................................................20
1.4 Các nghiên cứu liên quan .................................................................................21
1.4.1 Nghiên cứu trong nước .........................................................................21
1.4.2 Nghiên cứu nước ngoài .........................................................................22
CHƯƠNG 2: TRIỆU CHỨNG VÀ VẤN ĐỀ CÔNG TY ĐANG GẶP PHẢI ..23
2.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................23
2.1.1 Mục tiêu chung .....................................................................................23
2.1.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................23
2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................23
2.2.1 Phương pháp luận .................................................................................23
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu................................................................24
2.2.3 Phương pháp thảo luận nhóm ...............................................................24
2.2.4 Phương pháp phỏng vấn cá nhân với bảng hỏi .....................................24
2.2.5 Phương pháp quan sát tham dự .............................................................25
2.2.6 Phương pháp chuyên gia .......................................................................25

2.3 Các vấn đề công ty đang gặp phải .......................................................................25
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN .....................................................28
3.1 Trách nhiệm của Ban lãnh đạo .........................................................................29
3.1.1 Cam kết và xem xét của lãnh đạo .........................................................29
3.1.2 Quá trình trao đổi thông tin ..................................................................30
3.2 Hoạch định........................................................................................................30
3.2.1 Chính sách chất lượng và môi trường ...................................................30
3.2.2 Mục tiêu chất lượng và môi trường và hoạch định để đạt mục tiêu .....31
3.2.3 Hoạch định sự thay đổi .........................................................................31
3.3 Hỗ trợ ...............................................................................................................32
3.3.1 Nguồn lực..............................................................................................32
3.3.2 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................33


3.3.3 Quản lí tài liệu và hồ sơ ........................................................................33
3.3.4 Thực hiện ..............................................................................................35
3.3.5 Đánh giá kết quả thực hiện ...................................................................40
3.3.6 Cải tiến ..................................................................................................41
CHƯƠNG 4: VẤN ĐỀ CHÍNH .............................................................................43
4.1 Đánh giá chung mức độ phù hợp công tác quản lí chất lượng và môi trường so
với hệ thống quản lí ISO ...........................................................................................43
4.2 Những lợi thế và thách thức khi tiến hành tích hợp hệ thống quản lí...............46
4.2.1 Lơ ̣i thế ...................................................................................................46
4.2.2 Thách thức ............................................................................................47
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THAY THỂ ................................................................49
5.1 Phương hướng phát triển đến năm 2025 ..........................................................49
5.1.1 Định hướng phát triển chung toàn công ty ...........................................49
5.1.2 Định hướng về quản lí chất lượng và quản lí môi trường ....................50
5.2 Kế hoạch xây dựng hệ thống quản lí tích hợp ..................................................50
5.2.1 Giai đoạn chuẩn bị ................................................................................52

5.2.2 Xây dựng hệ thống ................................................................................52
5.2.3 Triển khai áp dụng ................................................................................53
5.2.4 Kiểm tra, đánh giá nội bộ......................................................................53
5.2.5 Đăng ký chứng nhận .............................................................................53
5.3 Các giải pháp thực hiện ....................................................................................53
5.3.1 Giai đoạn chuẩn bị ................................................................................53
5.3.2 Xây dựng hệ thống văn bản và yêu cầu luật pháp ................................57
5.3.3 Triển khai áp dụng ................................................................................62
5.3.4 Kiểm tra, đánh giá nội bộ......................................................................63
5.3.5 Đăng ký chứng nhận .............................................................................66
5.4 Kiến nghị ..........................................................................................................67
5.4.1 Đối với nội bộ công ty ..........................................................................67


5.4.2 Đối với các bên liên quan .....................................................................67
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ......................................................................................69
6.1 Kết luận ............................................................................................................69
6.2 Kiến nghị ..........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Nguồn nhân lực của Gia Định Entech........................................................5
Bảng 1.2 So sánh hệ thống quản lí chất lượng và môi trường ..................................12
Bảng 3.1 Thống kê các khóa đào tạo năm 2018 .......................................................33
Bảng 3.2 Tiêu chuẩn phân loại mức độ ảnh hưởng ..................................................39
Bảng 3.3 Tiêu chuẩn khả năng phát sinh ..................................................................39
Bảng 3.4 Đánh giá mức độ tác động .........................................................................40
Bảng 4.1 Cơ cấu danh sách chuyên gia tham gia khảo sát.......................................43

Bảng 4.2 Kết quả khảo sát đánh giá mức độ phù hợp tình hình quản lí chất lượng
và môi trường so với tiêu chuẩn ISO ........................................................................44
Bảng 5.1 Mốc thời gian quy trình thiết lập hệ thống quản lí tích hợp……………..51
Bảng 5.2 Các nhiệm vụ cần thực hiện.......................................................................51
Bảng 5.3 Danh mục tài liệu theo yêu cầu .................................................................61

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Gia Định Entech……………………………………………3
Hình 1.2 Cấu trúc hệ thống ISO 9001 theo chu trình PDCA ......................................9
Hình 1.3 Mô hình hệ thống quản lí môi trường ISO 14001 ......................................11
Hình 5.1 Quy trình nhân diện tình hình quản lí chất lượng và môi trường tại Gia
Định Entech ...............................................................................................................29
Hình 5.2 Quy trình đánh giá nội bộ ..........................................................................64


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

ISO

International Organization for

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

Standardization
EMS


Environmental Management

Hệ thống quản lí môi trường

System
HTQLCT

-

Hệ thống quản lí chất lượng

KPI

Key Performance Indicator

Chỉ số đánh giá thực hiện công
việc

P-D-C-A

Plan-Do-Check-Action

Hoạch định – Thực hiện – Kiểm
tra – Điều chỉnh

QCVN

-


Quy chuẩn Việt Nam

QMS

Quality Management System

Hệ thống quản lí chất lượng

QHSE

Quality, Health, Safety and

Chất lượng, sức khỏe, an toàn và

Environment

môi trường

-

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN


TÓM TẮT
Luận văn này nhằm lập kế hoạch hệ xây dựng hệ thống quản lí tích hợp
chất lượng ISO 9001:2015 và hệ thống quản lí môi trường ISO 14001:2015 cho
Công ty Cổ phần Kỹ thuật Môi trường Gia Định, trong bối cảnh công ty chưa có
hệ thống quản lí chất lượng và hệ thống quản lí môi trường, cũng như công ty có

nhiều vấn đề cần tiến hành thiết lập hệ thống quản lí chất lượng và hệ thống quản lí
môi trường. Luận văn đã tiến hành ba (03) cuộc khảo sát nhóm gồm nhóm khối
hành chính, khối kinh doanh và khối kỹ thuật; phỏng vấn hai mươi (20) nhân viên
của công ty với bảng hỏi; tham khảo ý kiến của mười một (11) chuyên gia trong
lĩnh vực ISO. Kết quả cho thấy tình hình quản lí chất lượng và quản lí môi trường
của công ty hiện tại chưa đáp ứng được so với các điều khoản của hệ thống ISO
9001:2015 và ISO 14001:2015. Từ các nguyên nhân và vấn đề được nhận diện tại
công ty Gia Định Entech, tác xây đã đề xuất khung thời gian để xây dựng hệ thống
quản lí tích hợp chất lượng và môi trường tại công ty Gia Định Entech từ 16 -18
tháng. Trong đó, cần tập trung vào các nhiệm vụ chính được vạch ra trong 5 quá
trình bao gồm quá trình chuẩn bị, quá trình xây dựng tài liệu hệ thống, quá trình
triển khai áp dụng, quá trình đánh giá nội bộ và quá trình chứng nhận hệ thống.
Từ khóa: Hệ thống quản lí tích hợp, ISO 9001, ISO 14001.

ABSTRACT
The research aims to build an integrated management system of
ISO 9001:2015 and ISO 14001:2015 for Gia Dinh Environmental Engineering Join
Stock Company, which has neither quality management system nor environmental
management system, as well as the company has many internal issues, it is
necessary to establish the quality management system and environmental
management system. The research conducted three (03) focus group discussions,
which are the administrative division, the business division and the technical
devision; interviewed twenty (20) employees and managers of the company
with questionaires; consulted with eleven (11) ISO experts. The results show that
the exiting situations of quality management and environmental management of the
company does not meet the requirements of the ISO 9001:2015 and ISO
14001:2015 systems. From the causes and problems identified at Gia Dinh Entech,


the author has proposed a time frame to build an integrated quality and

environmental management system at Gia Dinh Entech company from 16-18
months, should focus on main tasks of the five key processes including the
preparation process, document establishing process, implementing process, internal
audit process and system certification process.
Keywords: Integrated management system, ISO 9001, ISO 14001.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY
CỔ PHẦN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG GIA ĐỊNH VÀ
HỆ THỐNG ISO 9001:2015 & ISO 14001:2015
1.1 Giới thiệu về công ty
1.1.1 Sơ lược về công ty
Năm 2014 Công ty được thành lâ ̣p dưới hình thức công ty cổ phầ n:
- Tên Công ty: Công ty Cổ phầ n Kỹ Thuật Môi Trường Gia Định
- Tên giao dich
̣ quốc tế: Gia Dinh Environment Technical Joint Stock Company
- Tên viết tắt: Gia Dinh Entech
- Trụ sở: 182 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM
- SĐT: 028.62790454

Fax: 028.37503031

- Website: E-mail:
Ngành nghề kinh doanh
- Thoát nước
- Xử lý nước thải
- Thu gom rác thải không nguy hại
- Vận chuyển rác thải không nguy hại

- Xử lý rác thải không nguy hại
- Xây dựng công trình công ích
- Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Hoàn thiện công trình
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
- Phá dỡ
- Chuẩn bị mặt bằng
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác


2

Phương châm hoạt động của công ty
Công ty Gia Định Entech luôn hướng tới những công nghệ mới nhằm mục
đích tư mang tới khách hàng sự thỏa mãn. Đối với Công ty, sự thỏa mãn của khách
hàng là yếu tố quan trọng. Công ty tuân thủ nguyên tắc chuẩn mực đối khách hàng:
- Luôn luôn đáp ứng nhanh và hiệu quả các mong đợi của khách hàng;
- Luôn đảm bảo các dịch vụ hoạt động liên tục; và
- Đảm bảo dịch vụ luôn được cung cấp với giá cả hợp lí.
1.1.2 Tầm nhìn – Sứ mạng – Giá trị cốt lõi
Tầm nhìn
- Gia Định Entech hướng đến là một trong những công ty cung cấp dịch vụ về
môi trường hàng đầu Việt Nam, mang đến giá trị đích thực cho khách hàng;
- Tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp giúp nhân viên luôn tự hào đồng
hành cùng Gia Định Entech; và
- Sẵn sàng chung tay vì cộng đồng hướng đến phát triển bền vững.

Sứ mạng
- Sứ mạng của Gia Định Entech là cung cấp dịch vụ về tư vấn, xây dựng trong
lĩnh vực môi trường tốt nhất nhằm mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng,
đồng thời luôn tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp giúp mỗi nhân viên
luôn tự hào đồng hành cùng Gia Định Entech vì nổ lực phát triển bền vững.
Giá trị cốt lõi
- Trách nhiệm: Mỗi nhân viên Gia Định Entech đều chịu trách nhiệm cá nhân và
cùng chịu trách nhiệm chung cho thành công của Gia Định Entech cũng như
chịu trách nhiệm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng.
- Giúp đỡ cộng đồng: Gia Định Entech luôn hướng đến việc sẻ chia cùng cộng
đồng vì một tương lai tốt đẹp hơn.
- Hướng vào khách hàng: Gia Định Entech coi trọng hành vi kinh doanh, sáng
tạo và định hướng khách hàng.
- Trao quyền: Gia Định Entech giúp từng nhân viên nhận ra tiềm năng của họ.


3

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Kỹ thuật Môi trường Gia Định được thành lập từ năm 2014.
Ban đầu thành lập với rất nhiều khó khăn nhưng dần dần, Gia Định Entech đã vượt
qua và phát triển không ngừng nhờ sự nổ lực của tập thể nhân viên với trình độ kỹ
thuật và sự nhiệt huyết. Đến hiện tại, Gia Định Entech đang dần chiếm lĩnh được thị
trường, khẳng định vị thế trong lĩnh vực môi trường với các hoạt động dịch vụ về tư
vấn môi trường, thiết kế và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường về khí thải,
nước thải, nước cấp và chất thải rắn. Các công trình tiêu biểu bao gồm hệ thống xử
lý nước thải cho công ty Bureau Veritas, bệnh viện mắt Sài Gòn, KumHo Tire,
công ty Nidec, công ty Nhạc Việt.
Dự kiến, quý III năm 2019 Gia Định Entech sẽ mở văn phòng chi nhánh tại
tỉnh Tây Ninh, hoạt động chủ yếu về lĩnh vực tư vấn viết báo cáo môi trường, thiết

kế và thi công hệ thống xử lý nước thải. Chiến lược phát triển đến 2015, đưa công
ty Gia Định Entech trở thành nhà cung cấp dịch vụ về giải pháp môi trường hàng
đầu Việt Nam, lựa chọn tin cậy của đối tác trong việc tìm kiếm các dịch vụ về môi
trường, xây dựng công trình bảo vệ môi trường và các dịch vụ có liên quan.
1.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
1.1.4.1Cơ cấu tổ chức
Giám đốc

Phó Giám đốc
Hành chính

Phòng
mua
hàng

Phòng
nhân
sự

Phó Giám đốc
Kỹ thuật

Phó Giám đốc
Kinh doanh

Phòng
kinh
doanh

Phòng

kế
toán

Phòng
kỹ
thuật
trường

Phòng
thi
công

Phòng
vận
hành
& bảo
trì

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Gia Định Entech

Phòng
quản

môi
trường


4

Khối lãnh đạo là Ban Giám đốc, với nhiệm vụ chính là dẫn dắt toàn bộ hoạt

động của công ty. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm đưa ra chiến lược phát triển cho
công ty, định hướng hoạt động và phát triển.
Khối Hành chính gồm phòng Nhân sự, phòng Kế toán và phòng Mua hàng, có
nhiệm vụ chính là hỗ trợ các công việc cho khối Kinh doanh và khối Kỹ thuật hoạt
động tốt, đem lại doanh thu lợi nhuận cho công ty.
Khối chuyên môn gồm các phòng Marketing, phòng Kinh doanh, phòng Quản
lí môi trường, phòng Kỹ thuật môi trường, phòng Thi công và phòng Vân hành và
Bảo trì. Khối chuyên môn đảm nhận các công việc chuyên môn của Gia Định
Entech cả về mảng dịch vụ tư vấn thủ tục môi trường và thiết kế, thi công xây dựng
công trình xử lí môi trường.
Phòng kỹ thuật môi trường: Chịu trách nhiệm trong việc thiết kế các hệ thống
xử lí môi trường như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lí khí thải. Trực tiếp
hướng dẫn cho bộ phận thi công tiến hành thi công công trình và điều chỉnh khi có
góp ý từ bộ phận thi công công trình. Cập nhật cải tiến
Phòng thi công: Thực hiện thi công tại công trình dưới sự giám sát của chỉ huy
trưởng công trình. Đảm bảo công tác thi công đáp ứng yêu cầu chất lượng và môi
trường. Ghi nhận các cập nhật với phòng kỹ thuật môi trường nhằm cập nhật cải
tiến quy trình thiết kế.
Phòng vận hành và bảo trì: Vận hành và chạy thử hệ thống trước khi bàn giao
cho khách hàng. Đảm nhận việc bảo trì trong thời gian vận hành thử và thời gian
bảo hành hệ thống. Cung cấp dịch vụ vận hành và bảo trì cho khách hàng có nhu
cầu. Đào tạo và chuyển giao công nghệ cho khách hàng.
Phòng quản lí môi trường: Chịu trách nhiệm về tư vấn các báo cáo môi trường
gồm báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, hồ sơ
nghiệm thu các công trình xử lí môi trường, giấy phép xả thải, hồ sơ xin phép khai
thác nước ngầm, sổ đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại và các báo cáo khác theo
quy định của Luật Môi trường.


5


Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, chuẩn bị
hồ sơ năng lực công ty, chuẩn bị các hồ sơ dự thầu, lập kế hoạch kinh doanh và theo
dõi tình hình kinh doanh. Ghi nhận các khiếu nại của khách hàng trong việc thực
hiện dự án, đảm bảo dự án được thực hiện đúng kế hoạch từ giai đoạn bắt đầu đến
nghiệm thu và thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Ban giám đốc.
Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của công ty bao
gồm quản lí công nợ, quản lí thuế, quản lí chi phí, quản lí tiền lương và bảo hiểm.
Phòng nhân sự: Phòng Nhân sự chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch
tuyển dụng và đào tạo nhân lực theo chính sách hoạt động của công ty, quản lí nhân
sự dự án, quản lí các công tác hành chính, văn thư, các công tác chung toàn công ty.
Phòng mua hàng: Chịu trách nhiệm trong các hoạt động về mua bán thiết bị,
cung cấp dịch vụ mua bán và cho thuê thiết bị, tìm kiếm công nghệ và thiết bị mới
đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phối hợp với các phòng khác trong việc cung
cấp thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật.
1.1.4.2Nguồn nhân lực
Tống số lao động của Gia Định Entech đến thời điểm 31/3/2019 là 50 người,
trong đó có 20 lao động nữ.
Bảng 1.1 Nguồn nhân lực của Gia Định Entech
Tiêu chí

Tổng số
lao động

2016

2017

2018


Số lượng
(Người)

Tỷ lệ
(%)

Số lượng
(Người)

Tỷ lệ
(%)

Số lượng
(Người)

Tỷ lệ
(%)

35

100

43

100

50

100


Phân theo độ tuổi lao động
18-35

30

85,7

34

79

37

74

36-60

5

14,3

9

21

13

26

Phân theo giới tính

Nam

21

60

26

60,46

30

60

Nữ

14

40

17

39,34

20

40

Nguồn: [1]



6

1.1.5 Các hoạt động kinh doanh
Công ty tập trung phát triể n các lĩnh vực sau:
- Thiết kế thi công:
o Hệ thống xử lí nước cấp
 Lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật các công trình xử lí nước cấp phục vụ
cho sinh hoạt, công nghiệp;
 Thi công lắp đặt các công trình xử lí nước cấp công nghiệp: dược phẩm,
xi mạ, sản xuất bia, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, sản xuất giấy, cao
su, chế biến thủy sản; và
 Vận hành, bảo trì các công trình xử lí nước cấp.
o Hệ thống xử lí nước thải
 Xử lí nước thải y tế: Nước thải từ phòng khám, trung tâm y tế và bệnh
viện;
 Xử lí nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, trường học, văn phòng, và
 Xử lí nước thải công nghiệp bao gồm nước thải sản xuất cao su, nước
thải dệt nhuộm, nước thải sản xuất giấy, bia, thủy sản.
o Hệ thống xử lí khí thải
 Xử lí khí thải lò hơi, lò đốt bằng dầu, than đá, củi, mùn cưa, khói lò
nung, lò sấy;
 Xử lí khí thải bếp công nghiệp;
 Xử lí triệt để các loại khí gây ô nhiễm môi trường như COx, NOx, SO2,
H2S, NH3;
 Xử lí bụi: bụi gỗ, bụi kim loại, bụi hơi sơn;
 Xử lí các loại hơi dung môi, hóa chất; và
 Xử lí mùi hôi chuồng trại, bãi chôn lấp, khu trung chuyển rác thải.
- Tư vấn môi trường
o Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);

o Lập kế hoạch bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường;
o Lập các báo cáo quan trắc môi trường;


7

o Thủ tục xin giấy phép xả thải – nước thải;
o Thủ tục xin phép khai thác nước ngầm;
o Thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại; và
o Hồ sơ vệ sinh an toàn lao động.
1.1.6 Tình hình hoạt động của công ty
Cơ sở vâ ̣t chấ t hiê ̣n ta ̣i công ty gồ m:
- 1 văn phòng đa ̣i diê ̣n;
- 1 kho chứa vâ ̣t tư, thiế t bị; và
- 1 nhà xưởng chuyên gia công cơ khí.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Gia Đinh Entech năm sau tăng trưởng hơn
năm trước kể cả số lượng nhân sự và doanh thu trên cả các mảng doanh thu chính
gồm xây dựng công trình, dịch vụ bán hàng, tư vấn môi trường và các dịch vụ khác.
Cụ thể, theo báo cáo của phòng kế toán, doanh thu năm 2018 cao hơn doanh thu
năm 2017 là 8,3% và doanh thu năm 2017 cao hơn doanh thu năm 2016 là 10,5%.
1.2 Giới thiệu hệ thống ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015
1.2.1 Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2015
1.2.1.1Giới thiệu chung
Năm 1987, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for
Standardization) có trụ sở tại Thụy Sĩ đã ban hành bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lí
chất lượng ISO 9000, trong đó quan trọng nhất là bộ tiêu chuẩn ISO 9001, Hệ thống
quản lí chất lượng - các yêu cầu, quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lí chất
lượng (HTQLCL), được dùng trong thiết lập, đánh giá HTQLCL các đơn vị.
Theo đó, tất cả các đơn vị đều có thể áp dụng ISO 9001. Việc soát xét tiêu chuẩn
ISO 9001 được thực hiện liên tục; cụ thể năm 1994, 2000, 2008 và năm 2015 đã

tiến hành cập nhật các phiên bản. Ngày 15/9/2015, phiên bản ISO 9001:2015 được
ban hành chính thức. Nếu như ISO 9001:2008 xúc tiến tiếp cận theo quá trình thì
ISO 9001:2015 chỉ ra các đơn vị cần áp dụng cách tiếp cận theo quá trình kể từ giai
đoạn lập kế hoạch, thực hiện và duy trì. Việc kết hợp cách tiếp cận theo quá trình
cùng với chu trình PDCA và tư duy dựa trên rủi ro giúp đơn vị có thể tận dụng các


8

nguồn lực và phát triển sản phẩm theo mong muốn của khách hàng, góp phần phát
triển bền vững. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các tiêu chuẩn quan trọng:
- ISO 9000:2015 Hệ thống quản lí chất lượng - Cơ sở và từ vựng
- ISO 9001:2015 Hệ thống quản lí chất lượng - Các yêu cầu
- ISO 9004:2013 Hệ thống quản lí chất lượng - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả
- ISO 19011:2018 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lí
1.2.1.2Yêu cầu của hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2015 [4]
Hệ thống gồm 10 điều khoản, trong đó các điều khoản quan trọng gồm:
- Sự lãnh đạo: Lãnh đạo cao nhất cần thể hiện sự lãnh đạo và cam kết của mình
thông qua các hành động như thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu theo
định hướng chiến lược của tổ chức, cam kết sự sẵn có của các nguồn lực cần
thiết để thực hiện hệ thống, hỗ trợ và thúc đẩy các vị trí khác cùng tham gia
vào hệ thống.
- Hoạch định: Việc hoạch định cần xem xét đến các vấn đề là hiểu rõ tổ chức
và tình hình bối cảnh của tổ chức cũng như là hiểu rõ mong đợi của các bên có
liên quan đồng thời nhận diện các vấn đề cần giải quyết nhằm mang lại hệ
thống có thể đạt được kết quả như kế hoạch.
- Hỗ trợ: Nhận diện và cung cấp nguồn lực cho việc thực hiện hệ thống bao
gồm con người, cơ sở hạ tầng và môi trường cho việc thực hiện các quá trình.
- Thực hiện: Cần phải lên kế hoạch, thực hiện cũng như kiểm soát các quá trình
nhằm đáp ứng các yêu cầu đối với việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm thông

qua việc thiết lập các tiêu chí cho các quá trình và thực hiện việc kiểm soát các
quá trình theo các tiêu chí này. Bên cạnh đó, cần tiến hành trao đổi thông tin
với khách hàng để xác định các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ, từ đó có
thể thiết kế và phát triển sản phẩm dịch vụ đáp ứng mong đợi của khách hàng.
Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm cần xem xét các yếu tố đầu vào, đầu ra
của sản phẩm cũng như kiểm soát quá trình của nhà thầu phụ.
- Đánh giá kết quả thực hiện: Cần tiến hành theo dõi, đo lường cũng như phân
tích và đánh giá về sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ, mức độ thỏa mãn của


9

khách hàng, tình hình thực hiện và hiệu lực của hệ thống, kết quả tuân thủ của
nhà thầu phụ và tình hình cải tiến hệ thống.
- Cải tiến: Tổ chức cải tiến và thực hiện các hành động nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng đồng thời nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng bao gồm cải
tiến sản phẩm và dịch vụ, khắc phục, phòng ngừa và giảm các tác động không
mong muốn. Tổ chức cần phải theo dõi các thông tin về ý kiến của khách
hàng, đồng thời tiến hành theo dõi và đo lường để đảm bảo chất lượng của sản
phẩm và dịch vụ. Chi tiết các điều khoản được thể hiện tại Phụ lục 5.

Hình 1.2 Cấu trúc hệ thống ISO 9001 theo chu trình PDCA
Nguồn: [4]

1.2.2 Hệ thống quản lí môi trường ISO 14001:2015
1.2.2.1Giới thiệu chung
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế ban hành bởi tổ chức ISO về hệ thống
quản lí môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía
cạnh về quản lí môi trường như hệ thống quản lí môi trường, đánh giá vòng đời sản
phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính. Sau phiên bản năm 1996 và

2004, ngày 15/09/2015, ISO đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2015


10

thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
- ISO 14001 – Quản lí môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng
- ISO 14004 – Hệ thống quản lí môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc,
hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ
- ISO 14010 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung
- ISO 14011 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Quy trình đánh giá – Đánh giá
hệ thống quản lí môi trường
1.2.2.2Yêu cầu của hệ thống quản lí môi trường ISO 14001:2015 [5]
Về cấu trúc, ISO 14001:2015 tương thích với ISO 9001:2015, bao gồm 10
điều khoản, trong đó các điều khoản từ 4 đến 10 là những yêu cầu thực tế và phải
được thực hiện như một phần của hệ thống quản lí môi trường. Chi tiết của các điều
khoản được trình bày tại Bảng 6 của Phụ lục. Các điều khoản quan trọng gồm sự
lãnh đạo, hoạch định, hỗ trợ, thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động và cải tiến.
Sự lãnh đạo và cam kết: Lãnh đạo cao nhất cần thể hiện sự lãnh đạo và các
cam kết đối với hệ thống. Các cam kết được thể hiện bằng nhiều hình thức bao gồm
chính sách môi trường, mục tiêu môi trường, tích hợp các yêu cầu của hệ thống
quản lí môi trường hiện hành vào các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm tính
sẵn có các nguồn lực cần thiết để thực hiện hệ thống và thúc đẩy duy trì hệ thống.
Hoạch định: Tổ chức cần thiết lập, và thực hiện cũng như dồng thời duy trì
các quá trình cần thiết nhằm thực hiện hệ thống quản lí môi trường. Cùng với đó, tổ
chức cũng cần xác định các tình huống khẩn cấp và đưa ra biện pháp ứng phó.
Hỗ trợ: Tổ chức cần xác định các năng lực cần thiết của những cá nhân có
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động môi trường cũng như khả năng đáp ứng các điều
kiện cần tuân thủ.
Thực hiện: Tổ chức cần thiết thiết lập, thực hiện và kiểm soát cũng như duy

trì các quá trình cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lí môi trường
ISO 14001 và thực hiện các hành động khắc phục bằng cách tạo lập các chuẩn mực
thực hiện đối với các quá trình.


11

Đánh giá kết quả hoạt động: Tổ chức cần theo dõi, đo lường và phân tích
cũng như đánh giá các kết quả hoạt động môi trường. Bên cạnh đó, tổ chức cũng
cần thiết lập và duy trì các quá trình cần thiết trong việc đánh giá áp ứng các nghĩa
vụ tuân thủ, các quá trình đánh giá nội bộ.
Cải tiến: Tổ chức cần xác định các cơ hội cải tiến đồng thời thực hiện các
hành động nhằm đạt được các kết quả của hệ thống quản lí. Khi xảy ra sự không
phù hợp, tổ chức cần ứng phó với sự không phù hợp và đánh giá nhu cầu để loại bỏ
các nguyên nhân gây ra sự không phù hợp.

Hình 1.3 Mô hình hệ thống quản lí môi trường ISO 14001
Nguồn: [5]

1.2.3 Phân tích mối liên quan giữa hai hệ thống ISO 9001:2015 và
ISO 14001:2015
1.2.3.1Những điểm tương đồng
Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 có điểm chung trong việc tiếp cận và xây
dựng các điều khoản của tiêu chuẩn. Đây chính là cơ sở để tích hợp hai hệ thống
này lại với nhau. Các điểm tương đồng nổi bật được bao gồm:
- Cách tiếp cận hệ thống theo quá trình dựa trên nguyên lý P-D-C-A và dựa trên
nguyên tắc chung là cải tiến liên tục;


12


- Cả hai tiêu chuẩn đều hướng vào khía cạnh chiến lược và hoạt động của tổ
chức. Các kế hoạch hành động được thiết lập để đạt được chính sách và mục
tiêu đã đặt ra;
- Các bên liên quan gồm có khách hàng, các chủ sở hữu, cổ đông, nhân viên
công ty, nhà cung cấp, địa phương, cộng đồng;
- Cả hai tiêu chuẩn đều áp dụng được cho các tổ chức với các loại hình dịch vụ
và hoạt động khác nhau, với quy mô kinh doanh và hoạt động khác nhạu,
không phân biệt quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức; và
- Cả hai hệ thống đều có các điều khoản bao gồm: Chính sách, hoạch định, thực
hiện và điều hành, cải tiến, xem xét của lãnh đạo về các hoạt động của công ty.
1.2.3.2Những điểm khác biệt
Điểm khác biệt của hệ thống ISO 9001 và ISO 14001 là khách hàng và sản
phẩm và dịch vụ. Đối với hệ thống ISO 9001, người mua sản phẩm và dịch vụ chính
là khách hàng, trong khi đối với hệ thống ISO 14001 khách hàng là các bên quan
tâm đến các vấn đề môi trường. Các bên có liên quan bao gồm khách hàng, các chủ
đầu tư, cổ đông, người lao động, nhà thầu phụ, địa phương, cộng đồng. Hệ thống
ISO 14001, chất lượng sản phẩm là các hoạt động có liên quan đến môi trường còn
hệ thống ISO 9001, chất lượng sản phẩm là mục đích và kết quả quá trình sản xuất.
Bảng 1.2 So sánh hệ thống quản lí chất lượng và môi trường
ISO 9001:2015

ISO 14001:2015

Khái quát

0.1

0.1


Khái quát

Các nguyên tắc quản lí chất lượng

0.2

0.2

Mục đích của một hệ thống quản lí
môi trường

Tiếp cận theo quá trình

0.3

0.3

Các yếu tố thành công

0.4

Mô hình Hoạch định – Thực hiện Kiểm tra – Hành động

0.5

Nội dung của tiêu chuẩn này

Mối quan hệ với các tiêu chuẩn về
hệ thống quản lí khác
Phạm vi áp dụng


1

1

Phạm vi áp dụng

Tài liệu viện dẫn

2

2

Tài liệu viện dẫn

Thuật ngữ và định nghĩa

3

3

Thuật ngữ và định Nghĩa


13

Bối cảnh của tổ chức

4


Bối cảnh của tổ chức

Hiểu về tổ chức và bối cảnh của tổ 4.1
chức

4.1

Hiểu về tổ chức và bối cảnh của tổ
chức

Hiểu về nhu cầu và mong đợi của 4.2
các bên quan tâm

4.2

Hiểu về nhu cầu và mong đợi của
các bên quan tâm

Xác định phạm vi của hệ thống

4.3

4.3

Xác định phạm vi của hệ thống

Hệ thống quản lí chất lượng

4.4


4.4

Hệ thống quản lí môi trường

Sự lãnh đạo

5

5

Sự lãnh đạo

Sự lãnh đạo và cam kết

5.1

5.1

Sự lãnh đạo

Chính sách

5.2

5.2

Chính sách môi trường

Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm 5.3
trong tổ chức


5.3

Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm
trong tổ chức

Hoạch định

6

Hoạch định

6.1

Hành động giải quyết các rủi ro và
cơ hội

6.1.1

Khái quát

6.1.2

Khía cạnh môi trường

6.1.3

Nghĩa vụ tuân thủ

6.1.4


Hoạch định hành động

6.2

Mục tiêu môi trường và hoach định
đạt mục tiêu

6.2.1

Mục tiêu môi trường

6.2.2

Hoạch định hành động để đạt được
các mục tiêu môi trường

4

6

Hành động giải quyết các rủi ro và 6.1
cơ hội

Mục tiêu chất lượng và hoạch định 6.2
để đạt được mục tiêu

Hoạch định các thay đổi

6.3


Hỗ trợ

7

7

Hỗ trợ

Nguồn lực

7.1

7.1

Nguồn lực

Năng lực

7.2

7.2

Năng lực

Nhận thức

7.3

7.3


Nhận thức

Trao đổi thông tin

7.4

7.4

Trao đổi thông tin

7.4.1

Khái quát

7.4.2

Trao đổi thông tin nội bộ

7.4.3

Trao đổi thông tin với bên ngoài

7.5

Thông tin dạng văn bản

Thông tin dạng văn bản

7.5



14

Khái quát

7.5.1

7.5.1

Khái quát

Khái quát

7.5.2

7.5.2

Khái quát

Kiểm soát thông tin dạng văn bản

7.5.3

7.5.3

Kiểm soát thông tin dạng văn bản

Thực hiện


8

8

Thực hiện

Hoạch định, kiểm soát

8.1

8.1

Hoạch định và kiểm soát

Yêu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ

8.2

8.2

Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với
tình huống khẩn cấp

9

Đánh giá kết quả hoạt động

Theo dõi, đo lường, phân tích và 9.1
đánh giá


9.1

Theo dõi, đo lường, phân tích và
đánh giá

Khái quát

9.1.1

9.1.1

Khái quát

Sự thỏa mãn của khách hàng

9.1.2

9.1.2

Đánh giá sự tuân thủ

Phân tích và đánh giá

9.1.3

Đánh giá nội bộ

9.2

9.2


Đánh giá nội bộ

9.2.1

Khái quát

9.2.2

Chương trình đánh giá nội bộ

Thiết kế và phát triển sản phẩm, 8.3
dịch vụ
Kiểm soát quá trình, sản phẩm và 8.4
dịch vụ do bên ngoài cung cấp
Sản xuất và cung cấp dịch vụ

8.5

Thông qua sản phẩm và dịch vụ

8.6

Kiểm soát đầu ra không phù hợp

8.7

Đánh giá kết quả thực hiện

9


Xem xét của lãnh đạo

9.3

9.3

Xem xét của lãnh đạo

Cải tiến

10

10

Cải tiến

Khái quát

10.1

10.1

Khái quát

Sự không phù hợp và hành động 10.2
khắc phục

10.2


Sự không phù hợp và hành động
khắc phục

Cải tiến liên tục

10.3

Cải tiến liên tục

Nguồn: [4, 5]

10.3


×