Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước Tp. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THANH SANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


MỤC LỤC
Nội dung
Mở đầu

Trang
1

Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

3

NHÀ NƯỚC
1.1

Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước

3

1.1.1.



Đònh nghóa doanh nghiệp Nhà nước

3

1.1.2.

Phân loại doanh nghiệp Nhà nước

3

1.1.3.

Hai phương pháp đánh giá hiệu quả doanh nghiệp Nhà

4

nước
1.2.

Đặc điểm doanh nghiệp Nhà nước

5

1.3.

Vai trò và vò trí của doanh nghiệp Nhà nước

6


1.4.

Sự cần thiết phải sắp xếp lại, đổi mới, phát triển và

8

nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước
1.5.

Một số kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp Nhà nước

12

trên thế giới
1.5.1.

Các nước Tây âu

12

1.5.2.

Các nước Chấu Á

13

Tóm tắt chương I

15


Chương II:
THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

16

TP.HCM HIỆN NAY
2.1.

Vò trí và vò thế của Thành phố Hồ Chí Minh

16

2.1.1.

Vò trí đòa lý

16

2.1.2.

Vò thế của Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước

16

2.2.

Thực trạng về DNNN Thành phố Hồ Chí Minh

16


2.2.1.

Sơ lược sự hình thành DNNN Thành phố Hồ Chí Minh

16

2.2.2.

Quá trình sắp xếp lại DNNN TP.HCM trong 10 năm qua

17

2.2.3.

Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn DNNN TP.HCM

19


2

2.2.3.1. Thực trạng về tài sản và vốn kinh doanh (vốn Nhà nước)

19

2.2.3.2.

Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

22


2.3.

Nguyên nhân, tồn tại của thực trạng yếu kém DNNN

26

TP.HCM trong thời gian qua
2.3.1.

Số lượng DNNN vẫn còn nhiều, nhưng dàn tải, đa số có

26

quy mô nhỏ
2.3.2.

Máy móc thiết bò lạc hậu

27

2.3.3.

Tình hình tài chính không lành mạnh

30

2.3.4.

Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm còn cao


30

2.3.5.

Thiếu việc làm và lao động dư thừa

31

2.3.6.

Trình đô yếu kém của cán bộ quản lý và thiếu công

31

nhân có tay nghề cao
2.3.7

Cơ chế chính sách vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ

32

2.3.8

Các tổng công ty vẫn còn mang dáng dấp của một xí

33

nghiệp liên hiệp
2.3.9.


Vai trò của cấp ủy Đảng và đoàn kết nội bộ

33

2.3.10.

Một số nguyên nhân khác

34

2.3.11

Một số khó khăn, vướng mắc khác trong việc sắp xếp

34

lại doanh nghiệp Nhà nước TP.HCM
Tóm tắt chương II.

34

Chương III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ

36

VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DNNN
TP.HCM
3.1.


Quan điểm và mục tiêu

36

3.1.1.

Quan điểm

36

3.1.2.

Mục tiêu đổi mới

37

3.2.

Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả sử

38

dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước TP.HCM
3.2.1.

Các giải pháp vó mô đối với Trung ương

38



3

3.2.1.1.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

38

3.2.1.2.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp lại DNNN

38

3.2.1.3.

Xây dựng hệ thống, cơ chế, chính sách để nânhg cao

42

hiệu quả cạnh tranh các doanh nghiệp Nhà nước
3.2.1.4.

Hoàn thiện cơ chế tài chính Tổng công ty

47

3.2.1.5.


Thành lập công ty đầu tư tài chính

47

3.2.1.6

Thành lập công ty mua bán nợ và tài sản thế chấp

48

3.2.1.7.

Các giải pháp hỗ trợ

48

3.2.2.

Các giải pháp của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng

50

cao vai trò và hiệu quả của DNNN TP.HCM trong thời
gian tới
3.2.2.1.

Các giải pháp về tổ chức

50


3.2.2.2.

Các giải pháp hỗ trợ

54

3.2.3.

Các giải pháp thuộc bản thân doanh nghiệp

55

3.2.3.1.

Tập trung giải quyết công nợ khó đòi, vật tư hàng hóa

55

kém mất phẩm chất
3.2.3.2.

Chi phí sản xuất và quản lý

56

3.2.3.3.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

56


3.2.3.4

Chiến lược đầu tư, đổi mới máy móc thiết bò, công nghệ

56

3.2.3.5.

Sản phẩm

57

3.2.3.6.

Nâng cao năng suất lao động

57

3.2.3.7.

Đẩy mạnh công tác nghiện cứu, triển khai, thương hiệu,

57

kiểu dáng công nghiệp
3.2.3.8.

Nâng cao vai trò tổ chức của cơ sở Đảng trong doanh


57

nghiệp
Tóm tắt chương III.

58

Kết luận

59

Phụ lục

60

Tài liệu tham khảo


4

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là TP.HCM), là trung tâm kinh tế
lớn của cả nước. Sự phát triển kinh tế của thành phố có ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển chung của đất nước. Trong năm 2000, thành phố đã đóng góp
19,31% GDP; 30,6% ngân sách Nhà nước của cả nước. Ngoài ra, TP.HCM cũng là
một trong những đòa phương có số lượng doanh nghiệp Nhà nước (sau đây viết tắt
là DNNN) lớn nhất nước.
Trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước thì kinh tế Nhà
nước, trong đó có DNNN là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt các

thành phần kinh tế khác cùng phát triển, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại
hoá đất nước. Trong thời gian qua, DNNN, mặc dù có những đóng góp to lớn cho
nền kinh tế đất nước, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP thành phố của DNNN
TP.HCM ngày càng giảm sút. Nếu như năm 1997, DNNN thành phố đóng góp
vào GDP là 19,3% thì năm 2000 giảm xuống còn 16%. Mặc khác, bên cạnh những
DNNN đã biết huy động vốn, đầu tư, đổi mới máy móc thiết bò, nhằm nâng cao
chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, ngày càng chiếm lónh được thò trường
trong nước và có uy tín với nước ngoài, còn có một bộ phận không nhỏ lượng
doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, hoạt động cầm chừng, trông chờ ỷ lại vào Nhà
nước, tạo gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, nếu chúng ta so sánh
hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước TP.HCM với một số tỉnh lân
cận như Bình dương, Bến tre, Kiên giang, hay tổng công ty Vât liệu xây dựng số 1
(Bộ xây dựng) có đòa bàn hoạt động chủ yếu tại TP.HCM …. Thì càng thấy sự yếu
kém của DNNN TP.HCM. Do đâu, các DNNN TP.HCM, không phát huy được
tiềm năng, sức mạnh vốn có của mình, sẽ có nhiều nguyên nhân và để tìm ra các
nguyên nhân đó, từ đó có những giải pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa vai trò
của DNNN nói chung và TP.HCM nói riêng, vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Một
số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh”.


5

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Xác đònh vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thò trường đònh hướng xã hội chủ nghóa, làm đầu
tàu dẫn dắt các thành thần kinh tế khác cùng phát triển trên con đường công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Phân tích thực trạng tài chính của DNNN TP.HCM, có so sánh với cả
nước và một số đòa phương lân cận mà Kiểm toán Nhà nước khu vực phía Nam đã

kiểm toán trong năm 2000, tìm ra nguyên nhân, để từ đó tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn DNNN TP.HCM, cho xứng đáng với tiềm
lực kinh tế mà TP.HCM sẵn có, xứng đáng là trung tâm kinh tế của đất nước.
III. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình tài chính
DNNN TP.HCM, có sử dụng một số chỉ tiêu so sánh của các tỉnh Bình dương, Bến
tre, Kiêng giang và Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 (Bộ xây dựng) và số liệu
kiểm kê 1/1/2000 của DNNN cả nước.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống, duy vật biện chứng,
duy vật lòch sử, phân tích, thống kê, so sánh và đối chiếu và đặt doanh nghiệp
Nhà nước TP.HCM trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước của cả nước để nghiên
cứu, đồng thời chòu sự ràng buộc, điều chỉnh của các chính sách, chế độ của Nhà
nước và sự chi phối của thò trường, cũng như vận dụng kinh nghiệm cải cách của
một số nước trên khu vực và thế giới vào điều kiện thực tiễn của Việt nam và
TP.HCM.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Nội dung của đề tài ngoài phần phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3
chương:
Chương I:

Cơ sở lý luận chung về doanh nghiệp Nhà nước

Chương II:

Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước TP.HCM hiện nay.

Chương III:

Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả sử dụng vốn

doanh nghiệp Nhà nước TP.HCM.


6

CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1.1. Đònh nghóa:
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được đònh nghóa trong điều I luật DNNN
được Quốc Hội thông qua ngày 20/04/1995 là: “DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà
Nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt
động công ích nhằm thực hòện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghóa vụ dân sự, tự chòu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp
quản lý.
DNNN có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lảnh thổ Việt
nam”.
1.1.2. Phân loại:
Căn cứ vào hình thức hoạt động thì có ba loại DNNN:
- DNNN độc lập: Là DNNN không có trong cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp khác, không phải là thành viên tổng công ty.
- Tổng công ty: là một tập hợp có nhiều doanh nghiệp thành viên đặt dưới
sự chỉ huy, kiểm soát hoạt động của tổng công ty. Tổng công ty có các loại đơn vò
thành viên: Đơn vò hạch toán độc lập, đơn vò hạch toán phụ thuộc, đơn vò sự
nghiệp. Tổ chức bộ máy tổng công ty có: Hội đồng quản trò, ban kiểm soát, tổng
giám đốc và bộ máy giúp việc.
- Loại DNNN là thành viên của tổng công ty, có thể là đơn vò hạch toán
độc lập, đơn vò hạch toán phụ thuộc, đơn vò sự nghiệp, loại doanh nghiệp này chòu

sự ràng buộc về quyền lợi và nghóa vụ của tổng công ty nhà nước.
Cả ba loại DNNN trên đều có chức năng nhiệm vụ riêng, hệ thống trực
thuộc khác nhau, có nhiều hình thức hơn, phạm vi hoạt động rộng hơn các hình
thức DNNN đã có trước đây.


7

Căn cứ vào nội dung, chức năng thì có hai loại DNNN:
- DNNN hoạt động kinh doanh: Là DNNN hoạt động chủ yếu nhằm vào
mục tiêu lợi nhuận, nhằm đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao
và có lãi. DNNN hoạt động kinh doanh có quyền tổ chức, quản lý kinh doanh sao
cho phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao, được quyền mở rộng qui
mô theo khả năng và nhu cầu thò trường, tự nguyện tham gia các tổng công ty (trừ
những công ty Nhà nước đặc biệt quan trọng do Chính phủ chỉ đònh), có quyền
kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao,
kinh doanh bổ sung những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà
nước giao, kinh doanh bổ sung những ngành nghề khác được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép, tự lựa chọn thò trường, đònh giá mua bán …
- DNNN hoạt động công ích: Là DNNN hoạt động sản xuất, cung ứng dòch
vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh. Loại DNNN này có thể bò lỗ vốn và có thể được Nhà nước
hỗ trợ vốn dưới nhiều hình thức nhằm mục tiêu mang lại những tiện ích cho công
chúng hoặc những hình thức công ích khác.
1.1. 3. Hai phương pháp đánh giá hiệu quả DNNN:
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, có nhiều chỉ tiêu
để đánh giá, tuy nhiên do điều kiện hạn hẹp của đề tài, chỉ nghiên cứu chuyên
sâu về hiệu quả đơn thuần của chủ đầu tư là hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu suất
sử dụng vốn), có hai phương pháp cần xem xét để đánh giá được hiệu quả của
doanh nghiệp:

Phương pháp một: Được xác đònh trên cơ sở lợi nhuận (lợi tức) mà vốn
mang lại (hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận) hàng năm:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo lãi của một đồng vốn
- Các nhân tố ảnh hưởng: Lợi nhuận mang lại hàng năm (sau thuế thu nhập
doanh nghiệp) và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (Đối với doanh nghiệp nhà


8

nước bao gồm: vốn kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, q dự phòng tài
chính, q đầu tư phát triển)
Phương pháp hai: Cơ sở được xác đònh dựa trên mối quan hệ giữa doanh thu
và vốn chủ sở hữu

Hiệu suất sử dụng vốn = Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
(không phụ thuộc vào thuế xuất khẩu, thuế giá trò gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,
giảm giá, chiết khấu …)
- Các nhân tố ảnh hưởng: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, dòch vụ và xác đònh
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
1.2. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Một là về vấn đề tài sản: Đây là yếu tố quan trọng nhất của một đơn vò kinh
doanh. Tài sản của doanh nghiệp là điều kiện đảm bảo cho các giao dòch kinh tế
và điều quan trọng là mục đích sinh lời của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, trong các
doanh nghiệp nhà nước thì tài sản lại thuộc sở hữu của nhà nước, trong khi hoạt

động kinh doanh lại do các doanh nghiệp tiến hành. Vì vậy, một vấn đề quan
trọng là giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền quản lý sử dụng tài
sản doanh nghiệp nhà nước, nhà nước khẳng đònh quyền sở hữu của mình đối với
tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước, đầy đủ cả ba quyền là: chiếm hữu, sử dụng
và đònh đoạt. Cụ thể: nhà nước có quyền quyết đònh thành lập, sát nhập, giải thể,
chuyển đổi; quyền quyết đònh mục tiêu chiến lược của công ty, quyết đònh cấp
vốn, đầu tư, bổ sung, giao vốn; quyền quyết đònh mô hình quản lý tại các công ty,
quyền kiểm tra, giám sát và một số quyền khác, đồng thời để đảm bảo cho quyền
tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, nhà nước giao
quyền quản lý tài sản cho các doanh nghiệp. Quyền quản lý tài sản tại các doanh
nghiệp nhà nước về cơ bản cũng gồm ba quyền trên nhưng có hạn chế hơn so với
quyền sở hữu. Cụ thể, quyền chiếm hữu và sử dụng của quyền quản lý tài sản
trong việc doanh nghiệp được giữ tài sản và sử dụng chúng cho mục đích hoạt
động của mình. Riêng quyền đònh đoạt thì nhà nước cho phép doanh nghiệp có


9

quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý
của doanh nghiệp, trừ những thiết bò, nhà xưởng quan trọng theo qui đònh của
chính phủ phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép trên
nguyên tắc : hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
Thứ hai về mục đích của doanh nghiệp nhà nước : Theo luật doanh nghiệp
nhà nước thì các doanh nghiệp nhà nước có hai loại là loại doanh nghiệp nhà nước
hoạt động có mục đích kinh doanh và loại có mục đích hoạt động công ích. Doanh
nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là nhằm mục đích sinh lời, điều này một
mặt thể hiện sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, mặt khác các doanh nghiệp nhà
nước cũng phải hình thành các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao cho.
Trong thực tế, nhà nước thường giao cho các doanh nghiệp nhà nước cả hai mục
tiêu thương mại và xã hội cho các hoạt động của mình, với mong muốn phải là

các tổ chức kiểu mẫu, vì vậy việc đưa ra quyết đònh trở nên phức tạp hơn nhiều
khi các mục tiêu xã hội lẫn lộn với mục tiêu thương mại và đồng thời mang tính
cưỡng ép với các nhà quản lý, những người chỉ muốn đạt được một vài mục tiêu
trong nhiều mục tiêu mà họ phải thực hiện.
Thứ ba về vấn đề quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước :
Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước còn chòu sự
quản lý nhà nước trong các hoạt động của mình. Sự quản lý này nằm trong khuôn
khổ pháp luật như: việc ban hành các chính sách đối với từng loại doanh nghiệp
nhà nước, qui đònh các biện pháp hỗ trợ, tổ chức qui hoạch chiến lược phát triển
các doanh nghiệp nhà nước.
1.3. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Trên thế giới, nước nào cũng có doanh nghiệp nhà nước nhưng vai trò của
nó thì hầu như không giống nhau. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở mỗi nước
phụ thuộc vào đường lối chính trò chung và chiến lược phát triển kinh tế xã hội
trong từng giai đoạn cụ thể của nước đó. Ở Việt Nam, vai trò của doanh nghiệp
nhà nước cũng phụ thuộc vào hai yếu tố đó.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, một lần nữa Đảng và nhà nước ta
khẳng đònh nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó khu vực
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và là công
cụ để nhà nước đònh hướng và điều tiết vó mô nền kinh tế, do đó các doanh nghiệp


10

nhà nước phải giữ những vò trí then chốt, đi đầu ứng dụng các tiến bộ khoa học và
công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế –xã hội và chấp
hành luật pháp.
Như vậy, trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần phải duy trì doanh nghiệp
nhà nước, đồng thời các doanh nghiệp nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo vì:
- Phát triển nền kinh tế thò trường đònh hướng xã hội chủ nghóa có sự quản

lý của nhà nước, cần thiết có phương thức sản xuất xã hội chủ nghóa, mà cốt lõi
là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghóa. Do đó, kinh tế nhà nước phải được đảm bảo
giữ vai trò chủ đạo.
- DNNN phải giữ vai trò chủ đạo để đảm bảo sự cân đối, ổn đònh và bền
vững trong phát triển kinh tế, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và
phát triển xã hội; có trách nhiệm khắc phục và hạn chế những khuyết tật của nền
kinh tế thò trường. Điều đó có ý nghóa là DNNN có vai trò chiến lược là giữ vững
sự cân đối và ổn đònh trong phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Cần có những DNNN đầu tư vào những ngành kinh tế quan trọng liên
quan đến quốc kế dân sinh mà các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân,
đầu tư nước ngoài … không làm, khi đầu tư vào các ngành này, mục đích là để nhà
nước giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội chứ không phải mục tiêu lợi nhuận.
- Ngoài việc điều hành nền kinh tế bằng những chính sách kinh tế vó mô
hoặc thông qua các công cụ của nhà nước, nhà nước cần nắm những doanh
nghiệp nhà nước để làm đối trọng với các thành phần kinh tế khác nhằm mục đích
hạn chế độc quyền khi nền kinh tế thò trường phát triển cao làm lũng đoạn nền
kinh tế.
Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước thể hiện qua các điểm chính
sau:
- Các DNNN phải giữ được vai trò chủ đạo, trên thực tế nắm giữ những
ngành, lónh vực kinh tế có liên quan đến an ninh, quốc phòng, liên quan đến các
ngành then chốt của nền kinh tế. Sự có mặt của DNNN trong các ngành này có
tác dụng điều chỉnh sự cân bằng của nền kinh tế, duy trì sự ổn đònh chính trò xã
hội. Điều này cho thấy tính chủ đạo của DNNN xuất phát từ vò trí chiến lược và
khả năng chi phối nền kinh tế mà chỉ có DNNN mới có khả năng đảm nhận nổi,
không có thành phần kinh tế nào có đủ khả năng làm được việc đó.


11


- Các DNNN phải là đòn bẩy, là công cụ mà nhà nước sử dụng để huy
động vốn, tập trung vào các lónh vực mang tính chất chiến lược của nền kinh tế,
tập trung và các hoạt động thu hút, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quản lý… tạo
cơ sở cho sự phát triển kinh tế.
- Các DNNN tham gia tích cực và có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế
bằng kết quả sản xuất kinh doanh. Đối với Việt Nam hiện nay, khi tỷ trọng của
DNNN trong tổng sản phẩm nội đòa (sau đây viết tắt là GDP) ở mức cao thì hiệu
quả hoạt động của DNNN có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế. Hơn
nữa, hiện nay khu vực DNNN đang chiếm giữ một lượng vốn đầu tư lớn với những
trang thiết bò, kỹ thuật công nghệ và nhân lực có trình độ cao thì hoạt động của
các DNNN sẽ là một yếu tố quyết đònh đến việc hình thành những chỉ tiêu kinh tế
đã đề ra.
- Các DNNN là những đơn vò đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa theo hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, đồng thời là nhân tố đển nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới xuất
khẩu nhằm hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI SẮP XẾP LẠI, ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước,
tại đại hội Đảng toàn quốc lần VI, Đảng đã khẳng đònh: kinh tế quốc doanh trong
đó có doanh nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Tại đại hội VIII của Đảng,
vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước tiếp tục khẳng đònh: “Tiếp tục đổi mới và
phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo, làm đòn bẩy
đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường,
hướng dẩn, hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để
nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vó mô, tạo nền tảng cho chế độ
xã hội mới” và Đại hội IX một lần nữa khẳng đònh: “Vai trò chủ đạo của kinh tế
Nhà nước được tăng cường, chi phối các lónh vực then chốt của nền kinh tế; DNNN
được đổi mới, phát triển, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả”. Trong hơn mười năm
qua, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm

đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN. Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến
phức tạp và nền kinh tế còn nhiều khó khăn gay gắt, DNNN đã vượt qua nhiều


12

thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào thành
tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, đưa nước ta ra khỏi
khủng hoảng kinh tế xã hội, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hóa đất nước theo đònh hướng xã hội chủ nghóa.
DNNN đã chi phối được các ngành, lónh vực then chốt và sản phẩm thiết
yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ
đạo, ổn đònh và phát triển kinh tế xã hội, tăng thế và lực của đất nước. DNNN
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước (GDP)(40%), trong tổng thu
ngân sách nhà nước (khoảng 40%), kim ngạch xuất khẩu (trên 50%) và công trình
hợp tác đầu tư với nước ngoài; là lực lượng quan trọng trong việc thực hiện các
chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo nhiều sản phẩm, dòch vụ
công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh. DNNN ngày càng thích ứng
với cơ chế thò trường, năng lực sản xuất tiếp tục tăng, cơ cấu ngày càng hợp lý
hơn, trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ, hiệu quả và sức cạnh tranh
từng bước được nâng lên; đời sống của người lao động từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, DNNN cũng còn những
mặt hạn chế yếu kém, có mặt rất nghiêm trọng. Hiện nay, DNNN đang đứng
trước thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển, chủ động hội nhập với
kinh tế thế giới, có thể nêu ra các nhược điểm của DNNN như sau:
- Cơ cấu DNNN trong các ngành nghề còn bất hợp lý, và có sự dàn trải
trong các nghành, các đòa phương. Cơ cấu ngành, vùng còn có sự chồng chéo và
chưa hợp lý. Có một số ngành có tiềm năng lớn nhưng chưa có doanh nghiệp đủ
mạnh, tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển như các doanh nghiệp thuộc các
ngành du lòch, công nghệ chế biến nông sản, cơ khí ….

- Số lượng DNNN vẫn còn nhiều và quy mô nhỏ. Qua tổng kiểm kê vào
tháng 1/2000, số DNNN là 5.991 doanh nghiệp, trong đó hơn ¾ (4.477 doanh
nghiệp, chiếm 75,7%) có số vốn dưới 10 tỷ đồng (tương đương 700.000 USD),
trong khi so với các nước trong khu vực, các doanh nghiệp nhỏ có số vốn khoản
1.000.000 USD, vượt khỏi khả năng nguồn lực hiện có của Nhà nước. Chỉ riêng
việc bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp để đạt mức 30% như Chính phủ
quy đònh, theo trính toán của các chuyên gia kinh tế cần khoảng 10.000 tỷ đồng,
trong khi Nhà nước chỉ hổ trợ được khoản 200 tỷ mỗi năm, trong khi ở nhiều
ngành, nhiều lónh vực không nhất thiết phải có DNNN.


13

- Số DNNN hoạt động kém hiệu quả (phụ lục 1.4.2), trong có 44% chưa có
hiệu quả, 15,7% không có hiệu quả. Nếu tính cả các khoản lỗ của những năm
trước chưa được bù đắp, thì với 30,8% doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, lỗ
lũy kế đến 1/1/2000 là 5.079 tỷ đồng. Qua kiểm kê, 314 doanh nghiệp do kinh
doanh thua lỗ đã mất toàn bộ vốn kinh doanh là 1.231 tỷ đồng, ngoài ra còn mất
vào nguồn vốn vay và vốn khác là 3.465 tỷ đồng. Ngoài ra, nếu hạch toán đủ các
chi phí như khấu hao cơ bản tài sản cố đònh, nợ khó đòi, vật tư mất kém phẩm
chất …. thì số lỗ thực sự sẽ còn cao hơn.
Tính từ năm 1996 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của DNNN
chậm, bình quân 6%/năm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân là 10%, nếu tính
trên tổng nguồn vốn kinh doanh thì chỉ đạt 3%. Kết quả hoạt động của các DNNN
có được như trên một phần cũng do Chính phủ có những biệp pháp tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp như cấp bổ sung vốn lưu động, hỗ trợ lãi vay, chuyển nợ
tín dụng thành vốn ngân sách cấp, khoanh nợ, giãn nợ …
- Các DNNN hiện đang ở tình trang thiếu vốn trầm trọng, mặc dù quy mô
vốn bình quân có tăng lên nhưng vẫn có khoảng 25% DNNN có vốn dưới 1 tỷ
đồng. Phần lớn các DNNN hiện nay chỉ đảm bảo 10% vốn lưu động, tức còn

khoảng 20% thiếu vốn để đạt mức tối thiểu theo quy đònh. Tình trạng này dẫn tới
các doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn và chòu lãi suất cao nên hiệu quả đầu tư
thấp, khó thu hồi vốn và khó trả được nợ đến hạn, nhiều doanh nghiệp đứng trước
nguy cơ mất khả năng thanh toán.
- Trình độ công nghệ kỹ thuật của các DNNN còn lạc hậu về kỹ thuật và
không đồng bộ.
Một số tài sản cố đònh là máy móc thiết bò, phương tiện vận tải được sản
xuất và sử dụng từ những năm 1990 về trước, chiếm trên 30%. Mức độ hao mòn
hữu hình trên 50%, phần lớn đã qua bảo dưỡng, sửa chữa. Các DNNN trung ương
có tới 54,3% ở trình độ phổ thông, 41% ở trình độ cơ khí và chỉ có 4,7% ở trình độ
tự động hóa. các DNNN đòa phương trình độ còn thấp hơn. Hậu quả là năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm thấp làm khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp bò ảnh hưởng rất lớn. Giá thành một số mặt hàng sản xuất trong nước như
sắt thép, phân bón, xi măng, kính xây dựng … cao hơn mặt hàng nhập khẩu cùng
loại. Nhiều tài sản đã khấu hao hết, nhưng giá trò còn lại trên sổ kế toán vẫn còn
là do đánh giá lại nhiều lần. Ngược lại nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ


14

khấu hao thấp nên giá trò còn lại trên sổ kế toán cao, nhưng giá trò sử dụng thấp,
khó có khả năng thu hồi vốn.
- Trình độ quản lý còn thấp. Đa số các nhà quản lý doanh nghiệp chưa được
đào tạo qua chuyên nghành chính quy, ngoài ra các cán bộ quản lý được đào tạo
trước đây trong các ngành kinh tế kế hoạch hóa nên nay khi chuyển sang kinh tế
thò trường, các kiến thức quản lý không còn phù hợp, phải đào tạo lại, đây là nhu
cầu rất lớn.
- Chế độ quản lý tài chính có một số vấn đề chưa theo kòp yêu cầu, đặc biệt
là chế độ phân phối, trích lập các quỹ, chưa khuyến khích các doanh nghiệp tạo
tích lũy để phát triển sản xuất.

- Chế độ tiền lương: mặc dù có sự điều chỉnh quy đònh về đơn gía tiền
lương, nhưng nhìn chung vẫn chưa khuyến khích người lao động có trình độ, tay
nghề cao vào làm việc trong DNNN. Hậu quả là các ngành mà Nhà nước còn độc
quyền thì tiền lương – thu nhập cao, còn các ngành khác thì bò chi phối nhiều yếu
tố, áp lực cạnh tranh; đồng thời người lao động có tay nghề, trình độ lao động
“chạy” sang làm việc cho các đơn vò liên doanh, đầu tư nước ngoài, trong khi
chúng ta phải mất một thời gian dài và chi phí để đào tạo họ.
- Về tình hình tài chính: tình hình công nợ của các doanh nghiệp rất nhiều,
không mấy sáng sủa. Tổng nợ phải thu đến 1/1/2000 là 187.091 tỷ đồng, gấp
1,43% vốn kinh doanh, trong đó nợ đến hạn chiếm 5,7%, quá hạn chiếm 11,3%,
nợ khó đòi là 10.741 tỷ đồng, chiếm 5,7% tổng nợ phải thu. Thực chất đây là
những khoản nợ mất khả năng thu hồi của các doanh nghiệp, cũng chính là các
khoản lỗ của doanh nghiệp.
Hàng hóa, vật tư tồn kho mất kém phẩm chất: 1.600 tỷ đồng (1/1/2000),
chủ yếu là vật tư tồn kho từ thời bao cấp, đã lỗi thời, không tiêu thụ được, để lâu
giảm chất lượng, lạc hậu về kỹ thuật, giá trò giảm. Tình trạng vật tư ứ đọng, mất
kém phẩm chất các doanh nghiệp treo lại trông chờ Nhà nước, chưa có biện pháp
xử lý. Vì vậy làm tăng thêm gánh nặng cho chi phí bảo dưỡng, cất giữ và gây ứ
đọng vốn, làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp thêm khó khăn.
- Cơ chế quản lý các DNNN còn nhiều hạn chế và chưa theo kòp sự phát
triển chung, có nhiều cơ quan quản lý Nhà nước nhưng lại không có cơ quan nào
chòu trách nhiệm về hậu quả do các doanh nghiệp gây ra. Nhà nước chưa có
những biện pháp hiệu quả để thúc đẩy động lực hoạt động của các doanh nghiệp


15

nhằm sử dụng hợp lý và tối ưu hiện có. Xuất hiện tình trạng sử dụng nguồn lực
của công ty, thực chất là của Nhà nước vào phục vụ lợi ích cá nhân và những
nhóùm người hoạt động trong doanh nghiệp.

Thực trạng của DNNN nêu trên đã dẫn tới phải sắp xếp, đổi mới quản lý
DNNN nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN là nhiệm vụ cấp bách
nhằm phát huy hết sức mạnh, tiềm năng sẵn có để tạo điều kiện cho DNNN phát
huy được vai trò chủ đạo, nắm vững những vò trí then chốt trong nền kinh tế quốc
dân, làm nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đốt nước; đồng
thời đònh hướng, hổ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác cùng phát
triển.
1.5. MỘT SỐ KINH NHIỆM CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
Trên thế giới, ở bất kỳ một quốc gia nào, dù theo chế độ xã hội nào cũng
đều có DNNN, đặc biệt là những nước theo chế độ xã hội chủ nghóa. Sau đại thế
chiến II, các nước xã hội chủ nghóa đã thành lập tràn lan DNNN. Tuy nhiên, theo
thời gian, đến những năm 1990, các nước nhận thấy DNNN là kém hiệu quả, trì
trệ, và chứa đựng nhiều tiêu cực, vì vậy các quốc gia phải tìm các giải pháp để
đổi mới, cải cách DNNN nhằm:
- Tạo động lực khuyến khích để các DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận;
- Tạo động lực để tăng trưởng kinh tế. Khi các DNNN tiến hành cải cách,
sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn, từ đó đóng góp của các DNNN trong nền kinh tế
nói chung sẽ cao hơn khi các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường kinh
doanh bình đẳng, trong phạm vi các chính sách kinh tế vó mô ổn đònh và phù hợp.
- Bình ổn ngân sách Nhà nước: khi các doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả, Nhà nước chấm dứt tình tạng tài trợ cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ,
kém hiệu quả, đây là mục tiêu cơ bản trong quá trình cải cáh DNNN của các
nước.
Kinh nghiệm của một số nước:
1.5.1. Các nước Tây u:
Các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Ý …. thường có rất ít các doanh nghiệp Nhà
nước tồn tại dưới hình thức 100% vốn Nhà nước. Đa số tập trung vào các doanh



16

nghiệp công ích. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các nước này
thường áp dụng các hình thức:
- Bán cổ phần của DNNN qua thò trường vốn;
- Bán một phần vốn, một phần tài sản, hay một xí nghiệp “con” trong
DNNN cho tư nhân để cùng nhau quản lý doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả
đồng vốn của Nhà nước;
- Bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
các nước này, Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp qua hình thức mua
cổ phần với các mức cao thấp khác nhau tuỳ thuộc vào những yếu tố nhất đònh.
Số lượng cổ phần Nhà nước nắm giữ trong những doanh nghiệp này thường ở mức
hống chế. Tuy nhiên, ở đây có một điểm đáng quan tâm là vấn đề sở hữu và quản
lý trong những doanh nghiệp này đã được hiểu theo một ý nghóa mới: quyền ra
quyết đònh không nhất thiết phải dựa vào tỷ lệ cổ phần nắm giữ mà quyết đònh đó
phải được thực hiện theo đường lối của Bộ chủ quản, theo khuynh hướng chung
của ngành.
1.5.2. Một số nước Châu Á:
a. Hàn quốc:
Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện quá
trình cải tổ DNNN, bắt đầu từ các công ty thuộc ngành hàng không, ngân hàng,
thương mại … bằng cách bán cho tư nhân, các tổ chức tài chính hoặc tổ chức lại
thành doanh nghiệp mới. Sau đó, Chính phủ Hàn quốc, thực hiện chủ trương đa
dạng hóa sở hữu ở một số xí nghiệp quốc doanh chủ yếu như ngân hàng thương
mại, bằng cách bán một phần hay toàn bộ tài sản của Nhà nước. Hiện nay, năm
chaebol hàng đầu – Hyndai, Samsung, Deewoo, LG, và Sunkyong chiếm 10%
tổng sản phẩm nội đòa (GDP) cả nước. Tuy các chaebol phát triển từ doanh nghiệp
gia đình chứ không phải do Nhà nước thành lập, nhưng mô hình này rất đáng để
các Tổng công ty Việt nam tham khảo. Hiện nay chính phủ Hàn quốc đang chi

phối khoản 34 chaebol hàng đầu và đang thực hiện chương trình mang tên “giải
pháp lớn” (Big Deal) với chủ trương tái cấu trúc, cải tổ và thu hep quy mô hoạt
động nhằm tăng hiệu quả và tính cạnh tranh của các chaebol.
b. Trung quốc:
Trung quốc là một nước có nền kinh tế xuất phát điểm như Việt nam. Sau
hơn 20 năm cải cách, Trung quốc đã đạt được những thành thành tựu rất đáng


17

khâm phục. Riêng lónh vực cải cách DNNN, Trung quốc có nhiều bài học kinh
nghiệm rất quý báu. Một mặt, chính phủ Trung quốc thực hiện nhiều biện pháp
để cải cách giá cả, ngân hàng, tài chính … nhằm tạo ra môi trường vó mô tốt của
nền kinh tế thò trường cho các doanh nghiệp phát triển. Trong vấn đề cải cách
DNNN, Trung quốc tập trung giải pháp cổ phần hó và cho thuê DNNN …
Để sắp xếp lại DNNN, Trung quốc đã đưa ra một số gỉai pháp mang tính
táo bạo, khẳng đònh một cách mạnh dạng các hình thức sở hữu phù hợp trong nền
kinh tế thò trường, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Quan
điểm của Trung quốc là “nắm to bỏ nhỏ”, Nhà nước chủ trương chỉ “nắm” một số
DNNN chủ yếu, còn lại sẽ tiến hành đa dạng hóa sở hữu, theo các hình thức như
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, góp vốn liên doanh, hay giải thể
sát nhập cho các DNNN và cho chuyển đảo nợ Nhà nước thành vốn Nhà nước.
Kết quả đã giảm bớt được gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và tăng được năng
lực quản lý điều hành của doanh nghiệp dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng vốn trong
DNNN, từng bước giải quyết được tình trạng công hữu vô chủ, tách bạch rõ ràng
giữa quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp. Đến cuối năm 1999, 90% các
DNNN Trung quốc đã đạt được tiến bộ rõ rệt, trong số 30 tỉnh thì đã có 26 tỉnh bắt
đầu có lãi và số lỗ gỉam xuống được 8% so với năm 1998, đối với những DNNN
đã cải cách thành công có những đặc trưng sau:
+ Quan hệ tài sản rõ ràng, có quyền tài sản pháp nhân toàn diện, là người

bỏ vốn đầu tư, trở thành thực thể pháp nhân độc lập, được hưởng quyền lợi và
nghóa vụ dân sự.
+ Doanh nghiệp tự chủ kinh doanh theo pháp luật, tự chòu tách nhiệm lãi lỗ,
nộp thuế theo quy đònh, có trách nhiệm bảo toàn và tăng giá trò trước người bỏ
vốn.
+ Người bỏ vốn dựa trên mức vốn đầu tư vào doanh nghiệp được hưởng các
quyền lợi chính như: quyền lựa chọn người quản lý, quyền thu lợi từ tài sản và
quyền quyết sách quan trọng. Khi doanh nghiệp phá sản, người bỏ vốn phải chòu
trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình trước số nợ của doanh nghiệp.
+ Nhà nước chỉ được coi là người bỏ vốn, không được can thiệp vào hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ có thể quản lý gián tiếp doanh
nghiệp với tư cách là một cổ đông. Doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh
theo nhu cầu của thò trường.


18

+ Xây dựng chế độ lãnh đạo, quản lý, tổ chức doanh nghiệp khoa học; điều
tiết mối quan hệ giữa người sở hữu, người kinh doanh và người lao động; xây
dựng kết hợp cơ chế kinh doanh với cơ chế ràng buộc.
Việc các DNNN Trung quốc đang hướng đến mô hình doanh nghiệp ở các
nước có nền kinh tế thò trường đã phát triển ở trình độ cao, sẽ giúp các DNNN
khắc phục sự lạc hậu và giữ được vai trò quan trọng, tạo thêm năng lực mới,
giành được thắng lợi trong cạnh tranh và trên thò trường và giữ được vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế.
Qua kinh nghiệm cải cách DNNN của các nước trên, ta nhận thấy, các nước
có các mô hình khác nhau như:
- Tư nhân hóa hay cổ phần hóa;
- Bán hoặc cho thuê DNNN;
- Khoán cho tập thể người lao động;

- Đấu thầu quản lý DNNN;
- Sát nhập vào một doanh nghiệp khác;
- Giải thể hoặc cho phá sản.
Tóm tắt chương I:
Kinh tế Nhà nước là thành phần phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thò trường, có sự quản lý của Nhà
nước theo đònh hướng xã hội chủ nghóa. DNNN sẽ giữ vò trí then chốt, đi đầu ứng
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả
kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các
DNNN, vẫn là thành phần kinh tế đóng góp nhiều nhất cho GDP, cho ngân sách
Nhà nước …. Song vẫn bộc lộ nhiều yếu kém. Vì vậy, vấn đề cải cách, sắp xếp lại
DNNN là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn DNNN. Mặt khác, cùng
với đà phát triển của nền kinh tế toàn cầu, các nước trên thế giới đã và đang tiến
hành cải cách DNNN. Mỗi nước có cách làm khác nhau, không nước nào giống
nước nào, vì tùy thuộc vào điều kiện thực tế kinh tế – xã hội và chế độ chính trò của
mỗi nước. Tuy nhiên, vẫn có những điểm tương đồng và có những điểm chung,
những điểm quý báu rất đáng cho chúng ta rút kinh nghiệm, học hỏi, đặt biệt là
các nước trong khu vực, nhất là Trung quốc, vì có đặc điểm xuất phát điểm, điều
kiện kinh tế - chính trò – xã hội tương tự như nước ta, để vận dụng vào thực tiễn
trong quá trình sắp xếp lại DNNN ở Việt nam.


19

CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TP.HCM HIỆN NAY
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ VỊ THẾ CỦA TP.HCM
2.1.1.Vò trí đòa lý
TP.HCM nằm ở Nam bộ, phía đông giáp Đồng nai và biển, phía tây giáp

Long an và Tây ninh, phía nam giáp Tiền giang, phía bắc giáp tỉnh Bình dương.
Diện tích tự nhiên: 2.093,7 km2; dân số đến 31/12/2000 là 5.220.028 người, trong
đó số người trong độ tuổi lao động là 2.990.370 người, chiếm tỷ lệ 55,56% dân số
Về tổ chức hành chính: TP.HCM với 22 quận, huyện và 182 phường và 124 xã
2.1.2. Vò thế của Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước
TP. HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trung tâm
lớn về kinh tế công nghiệp, thương mại, dòch vụ, khoa học kỹ thuật và là đầu mối
giao thông, giao lưu quốc tế lớn của đất nước.
Theo số liệu thống kê năm 2000, GDP của TP.HCM chiếm tỷ trọng
19,31%, giá trò sản xuất công nghiệp chiếm 29,69%, giá trò dòch vu chiếm 24,74%,
doanh số bán lẻ chiếm 28,32% của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP của
TP.HCM trong giai đoạn 1996-2000 là 10,2%, trong khi của cả nước là 7%. Năm
2000, thu ngân sách Nhà nước trên đòa bàn TP.HCM chiếm tỷ trọng khoảng
30,6% thu ngân sách của cả nước và là 1 trong 5 đòa phương có đóng góp cho
ngân sách Nhà nước trung ương.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TP.HCM.
2.2.1. Sơ lược sự hình thành DNNN tại TP.HCM
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cùng với cả nước, thành phố Sài
gòn (lúc bấy giờ, đến 1976 mới đổi thành TP.HCM), bắt tay vào việc cải tạo và
xây dựng chủ nghóa xã hội ở nước ta. Lúc này, các tổ chức kinh tế mà hạt nhân là
các xí nghiệp quốc doanh là hạt nhân của nền kinh tế .
Việc hình thành các xí nghiệp quốc doanh (tiền thân của DNNN) tại
TP.HCM được hình thành từ 2 nguồn: quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất kinh doanh


20

do tư nhân và tư sản cũ để lại và trên cơ sở tổ chức sản xuất và phát triển công
nghiệp quốc doanh đòa phương
Quá trình quốc hữu hóa được diễn ra ngay từ khi miền Nam hoàn toàn giải

phóng bằng việc tiếp quản các xí nghiệp do tư nhân và tư sản bỏ trốn ra nước
ngoài. Từ 1975 đến 1978, quá trình quốc hữu hóa diễn ra nhanh hơn cùng với chủ
trương cải tạo công thương nghiệp của TP.HCM, đến cuối năm 1978, số lượng các
xí nghiệp quốc doanh do TP.HCM quản lý 142 đơn vò và 46 xí nghiệp công tư hợp
doanh.
Ngoài ra, thông qua việc tổ chức lại sản xuất và phát triển công thương
nghiệp tại TP.HCM, đã hình thành một bộ phận đáng kể DNNN. Các xí nghiệp
quốc doanh loại này gắn liền với 2 cấp quản lý là cấp sở, ban ngành thành phố và
các quận huyện quản lý. Năm 1980, công nghiệp quốc doanh quận huyện quản lý
chỉ chiếm 6,21% giá trò sản lượng công nghiệp quốc doanh TP.HCM, nhưng đến
năm 1989, đã gia tăng lên 34,68%. Điều này chứng tỏ, chỉ trong 10 năm, từ 1980
đến 1989, có sự gia tăng đáng kể các xí nghiệp quốc doanh do quận huyện quản
lý.
Hiện nay, các DNNN thuộc TP.HCM có 3 cơ quan quản lý là các sở, ban
ngành TP.HCM; các quận huyện; và các tổng công ty được thành lập theo quyết
đònh 90/TTg ngày 7/3/1994 của Chính phủ.
2.2.2. Quá trình sắp xếp lại DNNN TP.HCM trong 10 năm qua.
Trong 10 năm qua, 1991 – 2000, Chính phủ đã thực hiện 3 đợt đổi mới và
sắp xếp lại DNNN. TP.HCM là 1 thành phố có nhiều DNNN nhất, nên cũng tiến
hành sắp xếp lại theo các đợt đổi mới và sắp xếp lại DNNN của Chính phủ.
2.2.2.1. Đợt 1 (1991 – 1993):
Theo Nghò đònh 388/HĐBT ngày 20/11/1991, và quyết đònh 315/HĐBT,
Nhà nước đã tiến hành các biện pháp tình thế để tập trung giải quyết về tổ chức,
xây dựng cơ chế, chính sách và tài chính để sắp xếp các đơn vò cơ sở. Đây cũng là
lần đầu tiên tiến hành kiểm kê toàn bộ DNNN, đánh giá tình hình hoạt động và
trên cơ sở đó đăng ký lại những doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tiếp tục tồn tại.
Trong giai đoạn này, Nhà nước thí điểm chuyển từ phương thức quản lý trực tiếp
việc đầu tư vốn và tài sản sang phương thức giao cho tập thể cán bộ công nhân
viên và giám đốc trực tiếp quản lý, sử dụng để sản xuất kinh doanh. Số lớn các



21

DNNN thua lỗ kéo dài, ra đời một cách ồ ạt, tràn lan được thu gom và xóa sổ, đã
làm giảm bớt đáng kể số lượng DNNN hoạt động yếu kém. Nếu như năm 1991,
số lượng DNNN TP.HCM khoảng 1.400 doanh nghiệp, thì đến cuối năm 1993 còn
523 doanh nghiệp, trong giai đoạn này, TP.HCM đã thực hiện thí điểm cổ phần
hoá theo quyết đònh 202/CT ngày 8/6/1992 của Chính phủ là công ty Cơ điện lạnh
(10/1993).
2.2.2.2. Đợt 2 (1994 – 1997):
Với các quyết đònh 90/TTg, 91/TTg ngày 7/3/1994 và chỉ thò 500/TTg ngày
25/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ, một lần nữa trật tự các doanh nghiệp được
sắp xếp theo hướng chuyên môn hoá các ngành, lónh vực then chốt của nền kinh tế
bằng việc tạo ra các tổng công ty kinh doanh thay thế các liên hiệp xí nghiệp, các
tổng công ty có tính chất hành chính trung gian trước đó. Luật DNNN được Quốc
hội thông qua tháng 4/1995 đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng trong việc tạo ra
khung pháp lý cho DNNN, phân đònh rõ quyền và nghóa vụ của DNNN. Cùng thời
điểm, nghò đònh 28/CP ra đời, chuyển một bộ phận DNNN thành công ty cổ phần
có tính chất thí điểm. Với lần sắp xếp này, TP.HCM tiếp tục thực hiện thí điểm cổ
phần hóa theo quyết đònh 202/CT ngày 8/6/1992 của Thủ tướng chính phủ (cổ
phần hoá công ty Ong mật - 6/1996), cổ phần hoá 7 doanh nghiệp theo NĐ 28/CP,
và thành lập 7 Tổng công ty 90, trong đó có 6 Tổng công ty được thành lập trên cơ
sở các đơn vò thành viên thuộc các sở: sở Thương mại, sở đòa chính-nhà đất, sở xây
dựng, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở du lòch hoạt động chuyên ngành
và các đơn vò trực thuộc UBND Quận I thành lập Tổng công ty Bến thành, hoạt
động đa ngành, đa lónh vực.
Đến cuối năm 1997, số lượng DNNN TP.HCM còn 382 doanh nghiệp, trong
đó đã cổ phần hóa 7 doanh nghiệp, sáp nhập giải thể 37 doanh nghiệp.
2.2.2.3. Đợt 3 (1998 đến nay):
Các DNNN thực hiện sắp xếp lại theo NĐ 44/1998/NĐ/CP và chỉ thò

20/1998/CT/CP. Nội dung cốt lõi của lần sắp xếp này là chuyển đổi sở hữu theo
hình thức cổ phần hóa DNNN làm ăn có hiệu quả; giao bán , khoán cho thuê các
doanh nghiệp nhỏ làm ăn kém hiệu quả. Mục đích đạt tới của lần sắp xếp này là
huy động vốn, tạo thêm động lực bằng xác đònh quyền làm chủ của người lao
động qua sở hữu tài sản. Qua lần sắp xếp này, đến cuối năm 2000, TP.HCM tiếp
tục cổ phần hóa 39 doanh nghiệp, thu được 117,818 tỷ đồng để đầu tư cho các


22

công trình trọng điểm khác; và sát nhập 19 doanh nghiệp; giải thể 3 doanh
nghiệp, còn 321 doanh nghiệp hạch toán độc lập, trong đó các sở ban ngành quản
lý 133 doanh nghiệp, quận huyện quản lý 81 doanh nghiệp và các tổng công ty
quản lý 107 doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, TP.HCM cũng tiến hành phân
loại doanh nghiệp hoạt động công ích và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Hiện nay TP.HCM có 52 doanh nghiệp hoạt động công ích, chủ yếu thuộc các sở
và quận huyện quản lý.
Như vậy, qua 10 năm đổi mới, sắp xếp lại DNNN, TP.HCM đã giảm hơn
1.000 doanh nghiệp, từ 1.400 doanh nghiệp còn 321 doanh nghiệp (cuối năm
2000).
2.2.3. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn DNNN TP.HCM.
2.2.3.1. Thực trạng về tài sản và vốn kinh doanh (vốn Nhà nước).
a. Tài sản
(Phụ lục 2.2.3 (số 1) đến phụ lục 2.2.3 (số 11))
Đến cuối năm 2000, TP.HCM quản lý 321 DNNN với tổng giá trò tài sản là
22.387.619 triệu đồng, bình quân 69.743,36 triệu đồng/doanh nghiệp; trong đó tài
sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 12.209.016 triệu đồng, chiếm 54,53% tổng giá
trò tài sản; và tài sản cố đònh (sau đây viết tắt là TSCĐ) và đầu tư dài hạn là
10.178.603 triệu đồng, chiếm 45,47% tổng giá trò tài sản. Như vậy, giá trò tài sản
doanh nghiệp bình quân là 69.743,36 triệu đồng, trong đó tài sản lưu động và đầu

tư ngắn hạn là 38.034,31 triệu đồng, TSCĐ và đầu tư dài hạn là 71.709,05 triệu
đồng.
Trong tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn, thì nguyên giá TSCĐ là 8.882.030
triệu đồng, và giá trò còn lại là 5.052.883 triệu đồng, với tỷ lệ giá trò còn lại của
TSCĐ là 56,89% so với nguyên giá TSCĐ. Như vậy, nguyên giá TSCĐ bình quân
1 doanh nghiệp là 27.669,87 triệu đồng và giá trò còn lại bình quân là 17.741 triệu
đồng.
Nếu phân theo cấp quản lý, thì DNNN thuộc các sở ban ngành quản lý là
8.918.531 triệu đồng hay 39,8%; và quận huyện quản lý là 4.689.582 triệu đồng,
chiếm 20,8 %; và các tổng công ty 90 của TP.HCM quản lý là 8.779.686 triệu
đồng, chiếm 39,2% toàn bộ giá trò tài sản DNNN TP.HCM. Trong toàn bộ các
DNNN TP.HCM, các DNNN do Sở nhà đất quản lý có quy mô lớn nhất với giá trò
bình quân là 505.000 triệu đồng (chỉ có 1 doanh nghiệp là công ty quản lý và kinh


23

doanh nhà TP.HCM - hoạt động công ích), nếu không tính DNNN công ích này thì
các DNNN do Sở thương mại quản lý có quy mô bình quân lớn nhất với giá trò tài
sản bình quân 1 doanh nghiệp là 224.571 triệu đồng; còn nhỏ nhất là các DNNN
do sở xây dựng quản lý là 3.314 triệu đồng (chỉ 1 doanh nghiệp là công ty kiểm
đònh xây dựng), kế đến là các DNNN do Tổng công ty nông nghiệp Sài gòn quản
lý với giá trò tài sản bình quân 1 doanh nghiệp là 27.369 triệu đồng. Trong các
DNNN TP.HCM, doanh nghiệp có giá trò tài sản lớn nhất là công ty du lòch Sài
Gòn (Tổng công ty Du lòch Sài Gòn), với tổng giá trò trò tài sản là 1.130.995 triệu
đồng, và doanh nghiệp có tổng giá trò tài sản nhỏ nhất là XN bánh tráng (Quận
Củ chi), với tổng giá trò tài sản là 257 triệu đồng.
Về nguyên giá TSCĐ, các DNNN do các Sở ban ngành quản lý là
3.945.015 triệu đồng chiếm 44,4%; và quận huyên quản lý có tổng nguyên giá
TSCĐ là 2.415.762 triệu đồng, chiếm 27,2% và các Tổng công ty quản lý với tổng

nguyên giá là 2.521.253 triệu đồng, chiếm 28,4% toàn bộ nguyên giá TSCĐ các
DNNN TP.HCM. Trong đó các DNNN do Sở nhà đất quản ly,ù có nguyên giá
TSCĐ bình quân lớn nhất với giá trò là 353.000 triệu đồng/DN; kế đế là tổng công
ty du lòch Sài gòn (144.402 triệu đồng/doanh nghiệp); còn các DNNN do Sở xây
dựng quản lý có nguyên giá TSCĐ ( bình quân nhỏ nhất với giá trò 1.654 triệu
đồng). Về giá trò còn lại, các DNNN do quận huyện quản lý có giá trò còn lại là
82,1%; còn các DNNN do Sở giao thông công chánh quản lý có giá trò còn lại
15,9% là thấp nhất.
b. Về quy mô vốn kinh doanh (vốn Nhà nước):
(Phụ lục 2.2.3 (số 12) đến phụ lục 2.2.3 (Số 14))
Vốn Nhà nước trong DNNN bao gồm nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn
đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Đến cuối
năm 2000, tổng vốn kinh doanh ( hay vốn Nhà nước) của các DNNN TP.HCM là
10.340.236 triệu đồng, trong đó các DNNN thuộc các sở ban ngành quản lý là
3.769.465 triệu đồng, chiếm 36,5%; các DNNN do quận huyện quản lý 2.424.382
triệu đồng, chiếm 23,4%; và các DNNN thuộc các Tổng công ty quản lý 4.146.389
triệu đồng, chiếm 40,1% tổng vốn Nhà nước.
Vốn kinh doanh bình quân các DNNN TP.HCM là 32.213 triệu đồng, trong
đó các DNNN do các sở ban ngành quản lý có vốn kinh doanh bình quân là 28.342
triệu đồng; quận huyện quản lý: 29.931 triệu đồng; và các DNNN thuộc các Tổng


24

công ty quản lý có vốn kinh doanh bình quân là 38.751 triệu đồng. Các DNNN
thuộc Sở nhà đất quản lý có quy mô lớn nhất với vốn bình quân là 433.904 triệu
đồng; và các DNNN thuộc Sở xây dựng quản lý có quy mô nhỏ nhất với vốn bình
quân là 2.020 triệu đồng. Doanh nghiệp có quy mô vốn lớn nhất là Công ty du lòch
Sài gòn, với tổng vốn kinh doanh là 713.468 triệu đồng, và doanh nghiệp có quy
mô vốn kinh doanh nhỏ nhất là Trạm 50-03S (Sở giao thông), với tổng vốn kinh

doanh là 191 triệu đồng. Về vốn, các DNNN có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chỉ
chiếm 2,24% trong khi số lượng chiếm 29,3%; Quy mô vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ
chiếm 5,9% trong khi số lượng chiếm 27,1%. Tổng hợp các doanh nghiệp có quy
mô vốn dưới 10 tỷ đồng với tổng vốn kinh doanh là 840.912 triệu đồng với tỷ lệ
8,14% tổng vốn kinh doanh, trong khi có đến 56,1% tổng số DNNN TP.HCM
(tương ứng 181/321 doanh nghiệp). Điều này chứng tỏ số lượng DNNN có quy mô
nhỏ vẫn còn nhiều, đây là hệ quả của việc thành lập DNNN tràn lan trước đây.
Trong năm 1998, các DNNN TP.HCM có tổng vốn kinh doanh là 8.811.401
triệu đồng, với quy mô vốn bình quân là 23.750 triệu đồng; năm 1999, tổng vốn
Nhà nước là 9.411.179 triệu đồng, tăntg 6,8%, với vốn kinh doanh bình quân là
26.362 triệu đồng, tăng 11% so với năm 1998; năm 2000, tổng vốn Nhà nước là
10.340.327 triệu đồng, tăng 929.148 triệu đồng hay 9,9% so với năm 1999, và vốn
kinh doanh bình quân là 32.213 triệu đồng, tăng 22,2% so với năm 1999.
Nhìn chung, mức tăng trưởng vốn của các DNNN TP.HCM vẫn tăng đều,
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, máy móc thiệt bò vẫn
còn lạc hậu, sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầâu của thò trường, chỉ sản xuất
những gì mà doanh nghiệp có mà không sản xuất theo hướng nhu cầu của thò
trường, chưa có những doanh nghiệp thuộc các ngành lónh vực quan trọng như công
nghệ thông tin, vật liệu mới …… Mặc khác, quy mô vốn của các DNNN TP.HCM
nếu nhìn vốn bình quân thì chỉ tương đương các doanh nghiệp vừa và nhỏ của khu
vực, tuy nhiên vẫn còn 56,38% doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, sức
cạnh tranh không cao. Mặc dù, vốn không nhiều, máy móc thiết bò lạc hậu nhưng
công suất sử dụng vẫn chưa hết. Bên cạnh đó, đa số các DNNN TP.HCM vẫn chưa
có chiến lược sản xuất kinh doanh, đầu tư mới máy móc thiết bò công nghệ do
thiếu vốn kinh doanh, trong khi huy động từ các nguồn khác khó khăn, đặc biệt là
phải trả lãi vay và thò trường tiêu thụ sản phẩm. Sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp không cao, chưa làm tốt vai trò chủ đạo, dẫn dắt các thành phần kinh tế



×