Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BUFFETT - NGƯỜI ỦNG HỘ THUẾ CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.97 KB, 14 trang )

9
BUFFETT: NGƯỜI ỦNG HỘ
THUẾ CAO
Tôi được ban cho tài năng bẩm sinh trong việc
phân bổ vốn.
- Warren Buffett, 2003
arren Buffett đã nhiều lần chứng minh khả năng của mình
trong việc tạo ra những khối tài sản khổng lồ – không chỉ cho bản
thân ông, mà còn cho tất cả những cổ đông của Berkshire. Thực tế,
chính ông là người đã tạo ra nhiều triệu phú hơn bất cứ người nào
khác. Như chúng ta đã biết, Buffett cũng là người lớn tiếng chỉ trích
lòng tham của các CEO và rất có uy tín trong việc bảo vệ quyền lợi
của cổ đông. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng đôi khi Buffett lại chọn
cách hành xử có thể mang lại thiệt hại cho nhà đầu tư. Có lẽ ví dụ
hiển nhiên nhất là sự kêu gọi đánh thuế cao hơn. Buffett ủng hộ thuế
thu nhập, cũng như thuế tài sản, cao hơn đối với những người được
xem là giàu.
220 -
MỘT ĐIỀU XẤU CẦN LÀM NGAY
(40)
Một nhà nước hoạt động hiệu quả luôn dựa vào các khoản thu
từ thuế để thanh toán cho tất cả mọi thứ mang lại lợi ích cho công dân
của nó. Thuế chi trả cho quân đội để bảo vệ tổ quốc, cảnh sát để bảo
vệ an ninh đường phố, rồi hệ thống y tế, giáo dục công, cầu đường,
v.v. Thuế cũng chi trả cho tất cả những chương trình xã hội nhằm hỗ
trợ người nghèo, người khuyết tật và những người cần đến các dịch
vụ này.
Bất kể quan điểm chính trị ra sao, tất cả mọi người (trừ những
người theo chủ nghĩa vô chính phủ) đều đồng ý thuế là khoản thu rất
cần thiết. Họ cũng đồng ý rằng tất cả mọi người đều phải đóng thuế
với mức hợp lý. Nhưng vấn đề phát sinh là đóng thuế như thế nào


mới công bằng? Thuế suất nên nằm ở mức nào? Những đối tượng,
tài sản, thu nhập nào cần phải đánh thuế?
Xét đến thu nhập, những người theo chủ nghĩa tự do lý luận:
những người kiếm được nhiều tiền hơn không chỉ đóng thuế nhiều
hơn; họ còn cần phải đóng thuế với tỷ lệ cao hơn. Nói cách khác,
những người có thu nhập cao hơn phải đóng thuế với thuế suất ở
mức cao hơn. Những người theo chủ nghĩa tự do ủng hộ thuế suất
lũy tiến.
Những người theo chủ nghĩa bảo thủ phản ứng rằng nếu thuế
suất thu nhập bằng nhau, những người kiếm nhiều tiền hơn sẽ đóng
thuế cao hơn. Những người này phản đối mạnh mẽ thuế suất lũy
tiến, mà họ cho rằng có bản chất không công bằng và có thể gây tác
hại cho nền kinh tế vì nó làm giảm động lực làm việc chăm chỉ và
hiệu quả. Họ cũng lý luận rằng thuế suất lũy tiến sẽ không khuyến
(40) Nguyên văn: A necessary evil.
221
khích đầu tư. Tuy những tác động gây hại này có thể không nổi bật
lắm nếu thuế suất chỉ có tính lũy tiến nhẹ nhàng, nhưng thuế suất
lũy tiến quá mạnh có thể làm chậm sự tăng trưởng kinh tế, dẫn đến
ít có việc làm mới và tạo ra ít thu nhập hơn cho chính phủ.
Nhiều kinh tế gia, doanh nhân và chính trị gia bảo thủ nổi tiếng,
trong đó có Milton Friedman, Steve Forbes và Dick Armey từ lâu
luôn ủng hộ hệ thống thuế đơn giản với thuế suất cố định. Họ cũng
ủng hộ việc loại bỏ những lỗ hổng và những khoản giảm trừ giúp
nhiều người có thể thuê những kế toán viên “cao tay” tìm cách tránh
thuế. Họ tin rằng luật thuế đơn giản và thuế suất cố định sẽ thúc đẩy
hoạt động kinh tế đồng thời gia tăng thu nhập của chính phủ.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy nền kinh tế sẽ tăng trưởng
mạnh khi thuế suất thấp. Ví dụ, Nga từng trải qua một giai đoạn
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và tổng thu từ thuế tăng vọt sau khi

triển khai luật thuế đơn giản với thuế suất cố định. Thậm chí ở Mỹ,
tăng trưởng kinh tế cũng tăng tốc và tổng thu từ thuế tăng đến mức
kỷ lục ngay sau khi chính sách cắt giảm thuế của chính quyền
George Bush có hiệu lực.
(41)
Những người theo trường phái tự do phàn nàn rằng những
người có thu nhập cao nhất cần phải đóng thuế nhiều hơn vì họ nhận
được phần tổng thu nhập lớn. Những người bảo thủ phản công rằng
họ đã đóng phần lớn các loại thuế rồi. Theo Cục Thuế Liên bang
Mỹ, 1% những người có thu nhập cao nhất đóng góp 21% trong tổng
số thuế thu nhập điều chỉnh năm 2005, nhưng họ cũng phải đóng
39% tất cả các khoản thuế cá nhân được thu vào năm đó. Một phần
tư những người có thu nhập cao nhất, chiếm 68% tổng thu nhập điều
(41) Tất nhiên, những người tự do sẽ chỉ ra những khoản thâm hụt ngân sách của chính quyền
Bush. Tuy nhiên, thâm hụt là kết quả của việc gia tăng chi tiêu, chứ không phải là do giảm ngân
sách thu từ thuế.
222 -
chỉnh, đóng đến 86% tất cả các loại thuế thu nhập cá nhân. 50% có
thu nhập thấp nhất chỉ nhận 13% tổng thu nhập và hầu như không
đóng bất cứ khoản thuế nào cả! Tỷ lệ đóng tất cả các loại thuế của họ
chỉ chiếm khoảng 3%. Đối với những người bảo thủ, điều này chứng
tỏ rằng luật thuế có số lũy tiến quá cao. Đối với những người tự do,
điều này là chưa có sự lũy tiến đúng mức.
THUẾ SUẤT 3% CỦA BUFFETT
Điều lạ lùng là Warren Buffett, một trong những nhà tư bản
lớn nhất mà thế giới từng biết đến, lại theo quan điểm của những
người tự do khi nói đến vấn đề thuế. Buffett ủng hộ việc đánh thuế
cao lên cả thu nhập lẫn tài sản. Ông từng có những bài viết kêu gọi
áp dụng các mức thuế cao hơn đối với cả thu nhập doanh nghiệp và
tăng thuế suất lũy tiến cao hơn nữa đối với thu nhập cá nhân.

Trong thư gởi cổ đông năm 2003, Buffett phát biểu rằng
Berkshire sắp thực hiện việc thanh toán một khoản thuế lên đến 3,3
tỷ USD, hoặc 2,5% toàn bộ các khoản thuế thu được của Bộ Ngân
khố Hoa Kỳ trong năm đó. Buffett nói rằng Berkshire là “một trong
10 công ty đóng thuế cao nhất nước Mỹ”. Ông tiếp tục giải thích: do
nhiều lần gián đoạn thuế, các công ty chỉ nộp 7,4% tổng các khoản
thu về thuế của nước Mỹ trong năm 2003. Ông cũng chỉ ra rằng trở
lại năm 1952, phần ngân sách thu từ thuế của các doanh nghiệp lên
đến 32%. Điều Buffett muốn nhấn mạnh là nói chung các công ty
đang hưởng các mức thuế suất rất nhẹ nhàng trong khi các cá nhân
lại phải gánh chịu những mức thuế cao hơn nhiều. Buffett cũng đưa
ra một ví dụ rất hùng hồn - nhưng có lẽ không cố ý – cho việc cần
phải đơn giản hóa các thủ tục thuế, rằng hồ sơ khai thuế của
Berkshire của năm 2002 lên đến 8.905 trang.
223
Đến 2006, nợ thuế liên bang của Berkshire đã tăng lên 4,4 tỷ
USD. Hồ sơ khai thuế của họ năm đó dài đến 9.386 trang. Bạn có thể
dễ dàng thấy rằng cần phải có bộ máy hành chính nhân sự khổng lồ
mới xử lý hết từng ấy giấy tờ. Nhưng như Buffett đã chỉ ra, Berkshire
chỉ có 19 nhân viên trong bộ máy công ty làm việc ở tổng hành dinh
có diện tích khoảng 930 mét vuông mà thôi. Tổng quỹ lương hàng
năm, bao gồm cả tiền thưởng, là 3,5 triệu USD. Con số này bao gồm
cả lương của Buffett và Munger, mỗi người 100.000 USD.
Tất nhiên, chính phủ hẳn rất biết ơn Berkshire vì đã đóng thuế
nhiều như vậy. Tuy nhiên, cổ đông của Berkshire chí ít cũng cần
được quan tâm đến quyền lợi. Như Buffett đã nói, tiền thuế liên bang
của Berkshire chiếm khoảng 2,5% tổng thu các loại thuế năm 2003.
Nhưng Berkshire chỉ tạo ra khoảng 1,2% tổng thu nhập của doanh
nghiệp trong năm đó. Nói cách khác, Berkshire dường như đã đóng
thuế quá nhiều so với phần hợp lý mà họ phải đóng góp.

Nhưng Buffett có vẻ rất tự hào khi Berkshire đóng góp nhiều tiền
– và rất hiệu quả – cho chính phủ. Mặc dù ông nghĩ rằng những cá
nhân đóng thuế phải chịu quá nhiều gánh nặng thuế, trong bài xã luận
trên tờ Washington Post ngày 20 tháng 5 năm 2003, Buffett chỉ trích
Thượng viện Mỹ vì đã thông qua một đạo luật nhằm loại bỏ các sắc
thuế cá nhân đánh vào cổ tức. Đạo luật này không làm lợi cho ai ngoài
những người giàu có. Dù Berkshire không trả cổ tức, nhưng Buffett chỉ
ra rằng nếu thuế đánh trên cổ tức bị loại bỏ và Berkshire tiến hành chia
cổ tức 1 tỷ USD thì bản thân ông sẽ nhận được 310 triệu USD mà
không phải đóng một đồng thuế nào! Ông nói điều này sẽ đẩy thuế
suất cá nhân của ông giảm mạnh xuống chỉ còn 3%. Ông cũng cảnh
báo việc ban hành ngày hiệu lực trong đề xuất của Thượng viện sẽ
khuyến khích “các hoạt động kế toán theo kiểu Enron”, nghĩa là người

×