Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Thành phố Cần Tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ BÁ TOÀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ BÁ TOÀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số


: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Thành phố Cần
Thơ” đề tài này được thực hiện thông qua việc phân tích, tổng hợp từ những
nguồn dữ liệu tin cậy song song việc áp dụng những kiến thức đã được đào tạo
trong suốt khóa học dưới sự góp ý của cán bộ hướng dẫn khoa học.
Những số liệu được sử dụng trong nghiên cứu đã được phân tích, tổng
hợp từ những nguồn có kiểm duyệt và được phép công bố. Kết quả nghiên cứu
trung thực chưa từng sử dụng cho bất cứ nghiên cứu cùng cấp nào khác. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu này đã được cảm ơn, các thông tin trích
dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2019.
Người thực hiện

VÕ BÁ TOÀN


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. 1

MỤC LỤC ......................................................................................................... 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 6
DANH SÁCH BIỂU BẢNG ............................................................................. 7
DANH SÁCH HÌNH VẼ ................................................................................... 8
TÓM TẮT .......................................................................................................... 9
ABSTRACT..................................................................................................... 10
Chương 1 GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................ 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ......................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .............................................................. 2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 3
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 3
1.5 Kết cấu của luận văn ................................................................................ 3
1.6 Tính ứng dụng của nghiên cứu ................................................................ 4
Chương 2 TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ THUỘC VỀ KHÁCH HÀNG
ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THẺ TÍN DỤNG ................................................................................ 5


2.1 Tổng quan về thẻ tín dụng ....................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng ..................................................................... 5
2.1.2 Đặc điểm và vai trò của thẻ tín dụng ................................................ 6
2.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng........................ 8
2.3 Những nhân tố thuộc về khách hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong

kinh doanh thẻ tín dụng ............................................................................... 13
2.3.1 Nhân tố rủi ro thuộc về nhân thân khách hàng ............................... 13
2.3.2 Nhân tố rủi ro thuộc về năng lực thanh toán của khách hàng ........ 13
2.3.3 Nhân tố rủi ro thuộc về quá khứ sử dụng thẻ của khách hàng ....... 14
2.4 Một số nghiên cứu có liên quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh
doanh thẻ tín dụng........................................................................................ 15
2.4.1 Một số nghiên cứu có liên quan ...................................................... 15
2.4.2 Xác định khe hở nghiên cứu ........................................................... 17
2.4.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài ....................................... 18
Chương 3 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI
EXIMBANK CẦN THƠ ................................................................................. 20
3.1 Giới thiệu sơ lược về Eximbank Cần Thơ ............................................. 20
3.1.1 Lược sử hình thành Eximbank Cần Thơ......................................... 20
3.1.2 Cơ cấu tổ chức tại Eximbank Cần Thơ........................................... 20
3.1.3 Hoạt động kinh doanh tại Eximbank Cần Thơ ............................... 21
3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Eximbank Cần Thơ............... 23
3.2.1 Tình hình phát hành thẻ .................................................................. 23
3.2.2 Hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ .............................................. 25
3.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Eximbank
Cần Thơ ....................................................................................................... 26
3.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong kinh doanh thẻ tín dụng
tại Eximbank Cần Thơ ............................................................................. 26


3.3.2 Thực trạng các nhân tố thuộc về khách hàng ảnh hưởng đến rủi ro
trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Eximbank Cần Thơ ........... 28
Chương 4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN
DỤNG TẠI EXIMBANK CẦN THƠ ............................................................. 31

4.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 31
4.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 36
4.3 Thu thập và xử lý dữ liệu ....................................................................... 37
4.3.1 Thu thập dữ liệu .............................................................................. 37
4.3.2 Xử lý dữ liệu ................................................................................... 38
4.4 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ....................................................... 38
4.5 Trình bày kết quả kiểm định giả thuyết ................................................. 41
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................ 44
4.6.1 Phân tích các biến có ý nghĩa trong mô hình .................................. 44
4.6.2 Những biến không có ý nghĩa trong mô hình ................................. 45
4.7 Nguyên nhân rủi ro ................................................................................ 47
4.7.1 Nghề nghiệp của chủ thẻ................................................................. 47
4.7.2 Loại hình công ty ............................................................................ 48
4.7.3 Thu nhập của khách hàng ............................................................... 48
4.7.4 Các khoản vay tại ngân hàng khác ................................................. 48
4.7.5 Hệ số ứng tiền mặt .......................................................................... 49
4.7.6 Giá trị giao dịch bình quân ............................................................. 49
4.7.7 Hệ số sử dụng thẻ ........................................................................... 50
Chương 5 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK CẦN THƠ ..... 51
5.1 Kết quả nghiên cứu ................................................................................ 51
5.2 Các giải pháp đưa ra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh
doanh thẻ tín dụng của Eximbank Cần Thơ ................................................ 53


5.2.1 Các giải pháp liên quan đến nhân thân của chủ thẻ ........................ 54
5.2.2 Các giải pháp liên quan đến năng lực thanh toán và lịch sử giao dịch
của chủ thẻ ............................................................................................... 55
5.2.3 Các giải pháp liên quan đến nhân tố thuộc về quá khứ sử dụng thẻ
của khách hàng ........................................................................................ 56

5.3 Lộ trình triển khai các giải pháp ............................................................ 57
5.3.1 Lộ trình ngắn hạn ............................................................................ 57
5.3.2 Lộ trình trung hạn ........................................................................... 59
5.3.3 Lộ trình dài hạn ............................................................................... 59
5.4 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ....................... 60
KẾT LUẬN...................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATM

:

Automated Teller Machine – Máy rút tiền tự động.

CIC

:

Credit Information Center – Trung tâm thông tin tín dụng.

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long.


DSCV

:

Doanh số cho vay.

DSTN

:

Doanh số thu nợ.

ĐVCNT

:

Đơn vị chấp nhận thẻ.

EIB

:

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

EMV

:

Europay, MasterCard, và Visa.


NAPAS

:

NFC

:

Near-Field Communications – Kết nối giao tiếp gần.

NH

:

Ngân hàng.

NHNN

:

Ngân hàng nhà nước.

POS

:

Point of Sale – Thiết bị bán hàng.

RFID


:

Radio Frequency Identification – Nhận dạng giao tiếp tần

National Payment Service Vietnam – Công ty Cổ phần
Thanh toán Quốc gia Việt Nam.

số ngắn.
RRTD

:

Rủi ro tín dụng.

SPSS

:

TCTQT

:

Tổ chức thẻ quốc tế.

TCTTT

:

Tổ chức thanh toán thẻ.


TMCP

:

Thương mại cổ phần.

Statistical Pack for the Social Sciences – Phần mềm thống
kê dùng trong nghiên cứu Khoa học xã hội.


DANH SÁCH BIỂU BẢNG

Bảng 2.1 Một số nghiên cứu có liên quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh thẻ tín dụng.
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam chi nhánh Thành phố Cần Thơ từ năm 2014 đến năm 2018.
Bảng 3.2 Số lượng thẻ phát hành và doanh số thẻ từ năm 2014 đến 2018 tại
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Thành phố Cần
Thơ.
Bảng 3.3 Hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ từ năm 2014 đến 2018 tại
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Thành phố Cần
Thơ.
Bảng 3.4 Hạn mức, dư nợ, nợ quá hạn và nợ xấu từ năm 2014 đến 2018 của
thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh
Thành phố Cần Thơ.
Bảng 4.1 Tóm tắt giả thuyết và kỳ vọng của các biến trong mô hình.
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến được sử dụng trong mô hình.
Bảng 4.3 Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình.
Bảng 4.4 Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính.
Bảng 4.5 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy.

Bảng 4.6 Bảng tóm tắt giả thuyết và sự phù hợp với kỳ vọng ban đầu của
các biến có ý nghĩa trong mô hình.


DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
chi nhánh Thành phố Cần Thơ.


TÓM TẮT
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thẻ tín dụng là sự kết hợp giữa công nghệ và ngân hàng tạo nên một
phương tiện thanh toán tiện lợi. Chủ sở hữu thẻ tín dụng có thể sử dụng thẻ tín
dụng như một công cụ thanh toán hàng hóa, dịch vụ không cần dùng tiền mặt
với ưu điểm sử dụng trước trả tiền sau.
Một số khách hàng chậm thanh toán hoặc không thanh toán dư nợ thẻ tín
dụng gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và ảnh
hưởng tiêu cực đến ngân hàng. Những nhân tố nào và mức độ ảnh hưởng của
chúng đối với rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng? Những
giải pháp nào nhằm ngăn chặn những rủi ro đó?
Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin nhân thân, năng lực thanh toán
và lịch sử sử dụng thẻ tín dụng của 350 chủ thẻ tín dụng. Xây dựng mô hình hồi
quy đa biến (OLS) nhằm xác định mối liên hệ giữa các nhân tố thuộc về khách
hàng có ảnh hưởng đến việc chậm thanh toán thẻ tín dụng.
Nghiên cứu cho thấy các nhân tố thuộc về khách hàng có ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng bao gồm nghề nghiệp,

loại hình công ty, thu nhập bình quân, hệ số ứng tiền mặt, dư nợ tại ngân hàng
khác, giá trị giao dịch bình quân và hệ số sử dụng thẻ.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được những rủi ro thuộc về khách hàng
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại
Eximbank Cần Thơ giúp những nhà hoạch định chiến lược của ngân hàng đưa
ra chính sách phù hợp để ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong kinh doanh thẻ tín
dụng. Nghiên cứu còn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các ngân hàng
khác trong việc hạn chế rủi ro tín dụng trong kinh doanh thẻ tín dụng.
Từ khóa: Thẻ tín dụng, quá hạn thẻ tín dụng, rủi ro thẻ tín dụng.


ABSTRACT
THE FACTORS INFLUENCE ON CREDIT RISK OF CREDIT
CARD: A CASE STUDY OF VIETNAM EXPORT IMPORT
COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - CANTHO BRANCH
Credit card is a combination of technology and banking which can be
used as a method of payment. Customers use a credit card to do online shopping,
non-payment in cash, the money being taken from you at a later time.
The customers are overdue on payment of credit card debt. Credit risk of
credit cards can cause negative effects on banks. What are factors, and influence
level on credit risk of credit cards? How to prevent credit risk of credit cards?
Research is constructed as a multiple regression model (OLS) to
determine the overdue risk of credit card holders. A total of 350 entries were
collected from the EIB Credit Information Center (CIC) of Vietnam Export
Import Commercial Joint Stock Bank — Cantho Branch, including customer
data, credit card data, and customer history.
The results can identify factors that influence the overdue of credit card
holder including occupation, type of company, monthly income, credit loans
from other banks; the ratio of withdrawal cash to credit card debt, the total value
of transactions to the number of transactions, and used credit to the credit limit.

The results can identify the factors belong to customer that influencing
on the overdue risk behavior of credit card holders at Eximbank Can Tho to
provide a decision-making reference for card issuing banks in investigating the
related characteristics of credit card holders and the relationship quality between
credit card holders and the bank. Furthermore, the paper may also provide credit
card issuing banks with the application's practice reference on risk management
decision.
Keywords: Credit Card, Overdue Risk, Credit Card Risk.


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thanh toán các giao dịch chi tiêu thông qua thẻ tín dụng đã trở nên phổ
biến trên thế giới, thẻ tín dụng là một sự kết hợp giữa công nghệ và ngân hàng.
Mỗi khách hàng được cấp một hạn mức chi tiêu nhất định dựa trên khả năng tài
chính, thông qua hình thức tín chấp hoặc thế chấp, đây là một phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt cho phép khách hàng thực hiện giao dịch chi tiêu
trước sau một khoản thời gian thì mới phải thanh toán với ngân hàng. Một số
loại thẻ tín dụng cho phép khách hàng hưởng ưu đãi không tính lãi trong một
khoảng thời gian nhất định. Cuối mỗi kỳ tín dụng, chủ thẻ có quyền thanh toán
một phần hoặc toàn bộ số tiền đã chi tiêu theo sao kê mà ngân hàng cung cấp.
Những đặc điểm trên cho thấy sự hữu ích của thẻ tín dụng đối với khách
hàng, tạo sự thuận tiện đối với khách hàng trong việc mua sắm vì không cần
mang theo nhiều tiền mặt trong người, làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu
thông, đối với những đơn vị chấp nhận thẻ sẽ tránh được những rủi ro về tiền
giả, giảm thời gian và chi phí kiểm đếm tiền. Không đứng ngoài cuộc Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đã cung cấp nhiều loại thẻ tín dụng

khác nhau, đáp ứng các nhu cầu của từng nhóm khách hàng như thẻ mang
thương hiệu Visa, MasterCard hay JCB.
Tính thuận tiện luôn song hành với rủi ro, trong quá trình kinh doanh thẻ
tín dụng, ngân hàng luôn đối mặt với nhiều rủi ro trong đó có rủi ro về tín dụng,
việc xác định được những nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cũng như
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó là điều mà các nhà hoạch định chiến lược
của ngân hàng đang rất quan tâm. Vì vậy, đề tài luận văn nghiên cứu về “Các
nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Thành
phố Cần Thơ” để thấy được những nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
trong kinh doanh thẻ tín dụng qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi
ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng.


2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố xuất phát từ phía khách
hàng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
tại Eximbank Cần Thơ nhằm đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín
dụng tại Eximbank Cần Thơ.
Phân tích những nhân tố thuộc về khách hàng có ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.
Đề xuất một số giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh thẻ tín dụng tại Eximbank Cần Thơ.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố nào thuộc về khách hàng có ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Eximbank

Cần Thơ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Những giải pháp nào có thế giúp Eximbank Cần
Thơ hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng trong tương
lai?
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố thuộc về khách hàng có ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Eximbank
Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại Eximbank Cần Thơ.


3
Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu phân tích trong giai đoạn từ
năm 2014 đến năm 2018.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập tại Eximbank Cần Thơ, cụ thể:
Dữ liệu về thông tin nhân thân, khả năng tài chính của chủ thẻ được trích
xuất từ hợp đồng yêu cầu phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng.
Dữ liệu về lịch sử giao dịch của mỗi chủ thẻ được trích xuất từ trung tâm
quản lý thẻ của ngân hàng.
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp định tính nhằm hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp, phân tích
và luận giải nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu
từ các dữ liệu thu thập được.
Phương pháp định lượng sử dụng phương pháp hồi quy (OLS) dựa trên
số liệu thu thập được, chọn các biến có liên quan và xây dựng mô hình hồi quy
đa biến thể hiện các nhân tố thuộc về khách hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Eximbank Cần Thơ.
Phần mềm SPSS nền tảng Macintosh (hoặc Windows) được sử dụng để
xử lý số liệu thông qua phương pháp hồi quy (OLS) nhằm tìm ra những nhân tố
rủi ro thuộc về khách hàng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh thẻ tín dụng tại Eximbank Cần Thơ.
1.5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Từ những mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu đã định hình kết cấu của luận văn, cụ thể:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.


4
Chương 3: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Eximbank Cần Thơ.
Chương 4: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng trong kinh doanh thẻ tín dụng tại Eximbank Cần Thơ.
Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh
thẻ tín dụng tại Eximbank Cần Thơ.
1.6 TÍNH ỨNG DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU
Thẻ tín dụng trở nên phổ biến, các ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng để
phát triển thẻ như hệ thống máy chủ thanh toán, hệ thống thiết bị bán lẻ (POS)
đặt tại từng cửa hàng, mỗi ngân hàng đều có những chính sách riêng để thu hút
khách hàng sử dụng thẻ như miễn phí phát hành, phí thường niên. Thực trạng
cho thấy rủi ro xuất phát từ phía khách hàng gây ra rủi ro tín dụng cho ngân
hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng trở nên phổ biến.
Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu giúp làm rõ được những nhân tố
nào thuộc về khách hàng dẫn đến rủi ro về tín dụng trong hoạt động kinh doanh
thẻ tín dụng cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. Nghiên cứu giúp

tìm ra giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín
dụng không chỉ ứng dụng tại Eximbank Cần Thơ mà nghiên cứu còn có thể áp
dụng tại nhiều ngân hàng khác.


5

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG
Xác định được định hướng nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
từ Chương 1 thì trong Chương 2 việc cần thiết là tìm hiểu có những nghiên cứu
nào? Những khái niệm nào? Có liên quan mật thiết đến chủ đề nghiên cứu là rủi
ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng sẽ được tiếp phân tích, lược
khảo làm lý thuyết nền tảng cho toàn bộ nghiên cứu.
2.1 TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG
2.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng
Theo Buzzel & American Bankers Association, (2014) trang 107 có đưa
ra một số giải thích về thẻ tín dụng phổ biến hiện nay cho phép khách hàng tiếp
cận đến tài khoản tín dụng của khách hàng tại ngân hàng. Giống như thẻ ghi nợ,
thẻ tín dụng cho phép khách hàng sử dụng ở bất kỳ máy ATM nào để rút tiền
hoặc chi trả các khoản mua sắm tại các điểm chấp nhận thẻ. Khách hàng thường
dùng thẻ tín dụng nhiều hơn thẻ ghi nợ vì họ được hưởng các chính sách về lãi
suất, được tích điểm để đổi quà tặng khi sử dụng thẻ, một số loại thẻ liên kết với
các hãng hàng không để quy đổi điểm thưởng sang dặm bay miễn phí.
Thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi hạn
mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ. Theo Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, (2019) thẻ tín dụng được ngân hàng
cấp cho chủ thẻ với một hạn mức nhất định dựa trên cơ sở đánh giá và thẩm
định uy tín tín dụng, mức lương hàng tháng của chủ thẻ hoặc số tiền ký quỹ hay

tài sản mà chủ thẻ đảm bảo tại ngân hàng, ngân hàng còn chấp nhận chứng chỉ
gửi vàng và kỳ phiếu.
Theo Hardekopf, Oldshue, & Oldshue, (2008) trang 03 có đề cập rằng
mỗi tháng, ngân hàng sẽ gửi cho khách hàng sao kê thẻ thông qua bưu điện hoặc
thư điện tử. Trên sao kê sẽ thể hiện chi tiết những giao dịch mà chủ thể đã thực
hiện trong kỳ sao kê đó, trên sao kê cũng thể hiện số tiền cần phải thanh toán,


6
số tiền tối thiểu cần phải thanh toán và các mức phí áp dụng. Những giao dịch
bị lỗi cũng được thể hiện trên sao kê hoặc khi ngân hàng thay đổi các chính sách
về thẻ tín dụng cũng sẽ thông báo cho khách hàng thông qua sao kê về các điều
khoản đã được thay đổi cũng như những lưu ý quan trọng dành cho khách hàng.
Khách hàng có thể trả một phần sao kê thông thường từ 1% đến 5% dư nợ tín
dụng của kỳ sao kê đó. Tuy nhiên, nếu khách hàng chỉ thanh toán dư nợ tín dụng
tối thiểu theo sao kê thì tháng tiếp theo khách hàng phải thanh toán một số tiền
lớn, mỗi ngân hàng thường có thời gian chờ thanh toán từ 15 đến 20 ngày nếu
quá thời hạn mà khách hàng chưa thanh toán hoặc sử dụng quá hạn mức tín
dụng, thì khách hàng phải chịu mức phí và lãi suất rất cao điều này sẽ ảnh hưởng
xấu đến điểm số tín dụng của khách hàng.
Tuỳ theo mức thu nhập và sự tín nhiệm của khách hàng mà ngân hàng sẽ
có những hạng thẻ khác nhau như hạng thẻ chuẩn, hạng thẻ vàng và bạch kim.
Ngoài ra, ngân hàng còn có những loại thẻ riêng đồng thương hiệu, những loại
thẻ này được liên kết với các trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn, sân gôn
hay hãng hàng không…đây là sự liên kết giữa ngân hàng và các đối tác nhằm
giúp cho khách hàng hưởng được những đặc quyền khi thực hiện thanh toán tại
những điểm chấp nhận thẻ đồng thương hiệu.
Ngoài ra, việc phân loại và đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh thẻ
tín dụng cũng được đề cập trong nhiều nghiên cứu (Xem phụ lục 1).
2.1.2 Đặc điểm và vai trò của thẻ tín dụng

2.1.2.1 Đặc điểm thẻ tín dụng
Sự thuận tiện, theo Hardekopf và c.s., (2008) trang 02 có nêu Thẻ tín
dụng là một hình thức thuận tiện vì nó được chấp nhận rộng rãi. Khách hàng chỉ
cần xuất trình thẻ tín dụng khi thanh toán, thẻ sẽ được tra vào máy đọc thẻ.
Thông tin thẻ sẽ được mã hoá và xác thực với ngân hàng thông qua mạng
Internet, việc thanh toán sẽ diễn ra ngay lập tức.
Tính an toàn, thì hầu hết ngân hàng áp dụng dịch vụ chuyển khoản điện
tử và trung tâm thanh toán bù trừ, giảm thiểu tối đa thời gian chờ cho khách


7
hàng. Theo Mayes & Markantonakis, (2008) thẻ được tích hợp công nghệ EMV
sẽ có gắn chíp bên trong đóng vai trò là “não bộ” của thẻ, mọi thông tin thẻ được
mã hoá trên vi mạch này, khi có sự tác động cố tình sao chép thì thẻ sẽ bị hỏng
vĩnh viễn giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối trên thẻ nếu chẳng may bị đánh cắp
hoặc thất lạc. Khi xảy ra sự cố chỉ cần gọi vào đường dây nóng khách hàng sẽ
được hỗ trợ khẩn cấp về thẻ.
Sản phẩm thẻ đa dạng Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam,
(2019) cung cấp những sản phẩm thẻ tín dụng dành riêng cho khách hàng sở
hữu xe ô tô, lĩnh vực giáo dục hoặc thường xuyên du lịch nước ngoài. Theo
Phương Thanh, (2012) thì ngoài các sản phẩm thẻ thông dụng còn các sản phẩm
thẻ cao cấp dành cho những chủ thẻ có mức tín nhiệm tín dụng tốt và có nhu
cầu chi tiêu nhiều mỗi tháng. Tuỳ theo mức thu nhập của khách hàng mà ngân
hàng sẽ cấp hạn mức thẻ tín dụng khác nhau.
2.1.2.2 Vai trò của thẻ tín dụng
Đối với khách hàng sở hữu thẻ tín dụng không cần thiết phải mang nhiều
tiền mặt theo bên người giúp giảm thiểu rủi ro ngoài ý muốn khi mang tiền mặt
như việc kiểm đếm và mất cắp. Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt tại các máy
ATM chấp nhận thẻ. Khách hàng được hưởng các quyền lợi từ thẻ tín dụng
mang lại như được tích luỹ điểm hay hoàn tiền. Thẻ tín dụng cung cấp một số

tiện ích khác cho chủ thẻ như thanh toán trực tuyến qua Internet, dịch vụ bảo
mật thông qua mã xác thực sử dụng một lần (OTP), dịch vụ thanh toán toàn cầu,
giúp tăng tối đa tiện ích cho chủ thẻ.
Những địa điểm chấp nhận thanh toán thẻ sẽ có lợi về mặt kinh doanh,
sử dụng tiền mặt sẽ chịu phí kiểm đếm, nạn tiền giả, mất cắp hay lừa đảo. Chấp
nhận thanh toán thẻ, sẽ giúp cho điểm bán hàng thu hút được khách hàng có thẻ
tín dụng, đa dạng hoá phương thức thanh toán. Một số trung tâm mua sắm điện
máy còn có những chương trình liên kết với ngân hàng với những chương trình
trả góp với lãi suất ưu đãi thông qua thẻ tín dụng giúp cho khách hàng có thể sở
hữu những món hàng yêu thích với chi phí thấp.


8
Ngoài việc giảm thiểu thời gian trong khâu thu và kiểm đếm tiền, ngân
hàng còn có thêm các khoản thu từ thẻ như phí phát hành, phí thường niên thẻ
tín dụng, lãi suất cho vay đối với những khách hàng ứng rút tiền mặt hoặc vay
tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng. Mỗi ngân hàng sẽ đa dạng hoá các sản phẩm
thẻ tín dụng như phát hành nhiều loại thẻ tín dụng với những ưu đãi và đặc
quyền khác nhau, đây cũng là một tiêu chí để khách hàng lựa chọn ngân hàng
phù hợp với nhu cầu. Phát triển thẻ tín dụng đòi hỏi hạ tầng công nghệ kỹ thuật,
vì để thẻ tín dụng có thể đến tay được khách hàng và sử dụng được thì cần sự
đầu tư từ khâu phát hành, công nghệ với tính bảo mật cao, thiết bị máy móc hiện
đại với hạ tầng mạng lưới công nghệ với độ bao phủ rộng khắp.
Thẻ tín dụng làm hạn chế thói quen sử dụng tiền mặt giúp giảm thiểu chi
phí trong khâu phát hành, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm tiền hạn chế vấn nạn
tiền giả. Kiểm soát dòng tiền thuận tiện hơn do các giao dịch qua thẻ tín dụng
được ghi lại theo thời gian thực, dữ liệu trích xuất dễ dàng giúp các cơ quan
quản lý tiền tệ đưa ra các quyết định kịp thời. Chính sách chi tiêu trước, trả tiền
sau giúp khách hàng dễ dàng sở hữu sản phẩm ưa thích giúp kích cầu nền kinh
tế. Đối với du lịch, thu ngoại tệ từ khách nước ngoài mua sắm qua thẻ tín dụng,

không cần mang theo nhiều ngoại tệ khi đi du lịch.
2.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN
DỤNG
Theo Lee, Lin, & Chen, (2011) đã nêu lên định nghĩa rủi ro là sự tổn thất
hoặc mất mát. Một số rủi ro có thể đo lường, phân tích, thông qua đó tìm ra
những giải pháp giúp quản trị rủi ro tốt nhất.
Theo Ghosh, (2012) thì rủi ro có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong hoạt
động của ngân hàng, khi xảy ra rủi ro sẽ gây nên sự tổn thất. Sự tổn thất này
được đo lường bởi sự thay đổi giá trị tài sản hoặc giá cổ phiếu so với giá hiện
tại, tổn thất gây ra sự trì trệ trong hoạt động của ngân hàng đôi khi gây ra sự sụp
đổ không đáng có của một số ngân hàng thương mại.


9
Theo Greuning & Brajovic Bratanovic, (2009) trang 3 có nêu lên thông
thường, rủi ro ngân hàng được chia làm ba loại rủi ro chính, rủi ro tài chính, rủi
ro hoạt động và rủi ro môi trường.
Tuy nhiên, theo Galai, Ruthenberg, Sarnat, & Schreiber, (1999) trang 17
phân rủi ro ngân hàng ra làm bốn rủi ro chính là rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất,
rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
Theo Mai Bình Dương & Lê Đình Hạc, (2017) trang 313 có định nghĩa
rủi ro tín dụng chính là khả năng mà khách hàng đi vay một khoản từ ngân hàng
nhưng lại không thực hiện được một hay tất cả các nghĩa vụ mà khách hàng cam
kết với ngân hàng được thể hiện trên hợp đồng cho vay. Khi xảy ra rủi ro tín
dụng hậu quả sẽ dẫn đến sự tổn thất từ phía ngân hàng và nghiêm trọng hơn là
tình trạng vỡ nợ của khách hàng đối với ngân hàng do khách hàng không thể trả
nổi tiền gốc lẫn lãi cho ngân hàng gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
2.2.1 Khái niệm
Theo Trịnh Hoàng Nam & Trần Thị Hồng Hà, (2016) trang 55 thì rủi ro
tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng xảy ra khi dư nợ thẻ tín dụng

vượt quá mức chi trả dẫn đến tình trạng chủ thẻ khó hoặc không có khả năng
chi trả các khoản đã sử dụng. Rủi ro này ảnh hưởng đến cả khách hàng lẫn ngân
hàng, đối với khách hàng thì việc trễ hạn thanh toán, không thanh toán dẫn đến
việc khách hàng bị ghi nhận trên CIC dẫn đến việc khách hàng khó hoặc không
thể thực hiện vay vốn trong tương lai và làm xấu đi mối quan hệ giữa khách
hàng và ngân hàng. Đối với ngân hàng, rủi ro này làm cho ngân hàng rơi vào
tình trạng mất vốn đã cho khách hàng vay thông qua hình thức phát hành thẻ tín
dụng, nếu đồng loạt xảy ra trên nhiều khách hàng rất có thể sẽ dẫn đến sự sụp
đổ của ngân hàng và bất ổn cho nền kinh tế.
Theo Zeng Ming, (2014) trang 601-602 thẻ tín dụng là một loại công cụ
tín dụng. Rủi ro trong quá trình phát hành thẻ gây ra bởi ngân hàng do hoạt động
đánh giá, xếp hạng tín dụng cũng như điều kiện tài chính của khách hàng. Chủ
thẻ trễ hạn hoặc không trả, thẻ bị đánh cấp, rủi ro từ đơn vị chấp nhận thanh


10
toán thẻ. Hầu hết các ngân hàng trong quá trình hoạt động thường gặp phải rủi
ro tín dụng gây ra tổn thất lớn với hậu quả kéo dài.
2.2.2 Phương thức đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh
doanh thẻ tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, rủi ro xảy ra đối với cả ngân
hàng lẫn khách hàng. Các ngân hàng thương mại đã áp dụng một số mô hình
nhằm đo lường rủi ro tín dụng nhằm xác định được rủi ro của khách hàng mà
ngân hàng sắp cho vay. Tương tự như việc thẩm định một hồ sơ vay thông
thường, hồ sơ phát hành thẻ tín dụng được ngân hàng áp dụng Mô hình 6C, các
tiêu chí phân tích:
Tư cách người đi vay – Hiện nay mỗi ngân hàng đều có thể truy cập vào
trung tâm thông tin tín dụng quốc gia, từ đây những thông tin về lịch sử vay trả
của khách hàng sẽ được cung cấp đầy đủ. Việc xác minh thông qua CIC và hợp
đồng cho vay là chưa đủ, cán bộ tín dụng cần sử dụng những hiểu biết và có

những phương thức để xác định những thông tin mà khách hàng cung cấp, thiện
chí trả nợ của khách hàng trước khi chấp nhận cho khách hàng vay.
Năng lực của người vay – Theo quy định của hầu hết các ngân hàng,
những khách hàng đi vay phải có năng lực chịu trách nhiệm hành vi dân sự cũng
như pháp luật dân sự, qua đó ngân hàng phát hành cho những khách hàng từ 18
tuổi trở lên.
Khả năng tài chính của khách hàng – Thẻ tín dụng thường mở theo hình
thức tín chấp. Đối với nhóm khách hàng cá nhân, ngân hàng thường yêu cầu
chủ thẻ cung cấp bảng lương của khách hàng trong một số tháng gần nhất để
xác định thu nhập hàng tháng của khách hàng từ đó ngân hàng sẽ quyết định
cấp hạn mức tín dụng phù hợp với điều kiện tài chính của khách hàng.
Đối với hình thức cho vay có đảm bảo – Khách hàng có thể mở thẻ tín
dụng với hình thức thế chấp, tuỳ vào từng loại tài sản, giá trị, khấu hao… mà
ngân hàng sẽ có những quyết định phù hợp.


11
Môi trường – tuỳ theo từng thời kỳ khác nhau và cũng tuỳ vào những
biến động về kinh tế - xã hội bao gồm mức độ ổn định trong ngành nghề mà
khách hàng đang làm việc hoặc kinh doanh, sự thay đổi biến động về khoa học
và kỹ thuật…
Kiểm soát – Các loại hồ sơ giấy tờ và thủ tục pháp lý giữa ngân hàng và
khách hàng có được cam kết hoặc ràng buộc rõ ràng, các quy định của pháp luật
hiện hành có tuân thủ đầy đủ, những thay đổi trong các điều luật liệu có gây ảnh
hưởng đến những ràng buộc giữa khách hàng và ngân hàng.
Bên cạnh việc sử dụng Mô hình 6C thì việc chấm điểm tín dụng trong
mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng cũng được ngân hàng áp dụng. Theo Nhật
Trung, (2008) trang 40 thì việc tính điểm tín dụng nhằm đánh giá rủi ro tín dụng
dựa vào một số đặc điểm của khách hàng. Thông qua chấm điểm tín dụng, ngân
hàng có thể sàng lọc ra những khách hàng xấu và giữ lại những khách hàng tốt

có mức điểm cao thông qua đó sẽ đưa ra quyết định cấp hoặc không cấp tín dụng
đối với khách hàng.
2.2.3 Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh thẻ tín dụng
Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng:
Thẻ tín dụng là một công cụ tín dụng hiệu quả theo Zeng Ming, (2014)
trang 601, từ những rủi ro có thể thấy nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng
là việc sử dụng thẻ quá mức vào các mục đích chi tiêu cá nhân dẫn đến dư nợ
tín dụng lớn và mất khả năng chi trả. Điều kiện tài chính của khách hàng cũng
đóng vai trò quan trọng theo Stavins, (2018) trang 9 thì thông qua dữ liệu nghiên
cứu cho thấy người tiêu dùng có thu nhập thấp có nhiều khả năng sử dụng thẻ
tín dụng để rút tiền, trong khi người tiêu dùng có thu nhập cao thường sử dụng
thẻ tín dụng như một phương tiện thanh toán.
Do quá trình mở thẻ tín dụng tại một số ngân hàng tương đối dễ dàng,
đối tượng xấu dễ dàng lợi dụng sơ hở để mở thẻ và rút tiền trong thẻ chi tiêu sau
đó không chi trả khoản tiền đã sử dụng. Khách hàng lừa đảo ngân hàng bằng


12
cách rút hoặc sử dụng một lượng lớn tiền trong thẻ rồi báo mất, sử dụng các
khoản tiền được rút từ thẻ để mang đi cho vay với lãi suất cao hơn hoặc đảo nợ
theo Zeng Ming, (2014) trang 601-602, rủi ro này ảnh hưởng không nhỏ đến rủi
ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng.
Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng phát hành thẻ:
Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng còn tồn tại sự chủ quan coi
trọng mối quan hệ cá nhân dẫn đến sai lầm, theo Nguyễn Tú Anh, (2014) trang
79 thì các tổ chức phát hành thẻ với số lượng lớn để chạy theo doanh số làm
giảm đi sự quan trọng trong khâu thẩm định, nhiều khách hàng không có nhu
cầu sử dụng vẫn mở thẻ tín dụng gây ra tình trạng lãng phí, gia tăng số lượng
thẻ không hoạt động, quá hạn, không đóng phí thường niên. Cấp hạn mức tín

dụng cao dựa trên mối quan hệ cá nhân dẫn đến khách hàng sử dụng nhưng lại
không thể chi trả do nằm ngoài khả năng tài chính của khách hàng dẫn đến rủi
ro tín dụng cho ngân hàng.
Một số nguyên nhân khác:
Tại những điểm chấp nhận thẻ bị kẻ xấu lợi dụng bằng cách thanh toán
nhiều hơn số tiền thực tế trên hóa đơn mà khách hàng cần phải trả. Không có
quá nhiều nơi quan tâm đến chữ ký của khách hàng có khớp với chữ ký mẫu
phía sau thẻ hay không. Sao chép lén thông tin, làm thẻ giả và sử dụng trái phép.
Mỗi quốc gia đều có những điều chỉnh trong chính sách vĩ mô nền kinh
tế để bắt kịp với sự phát triển chung điều này dẫn đến việc du nhập một số lĩnh
vực kinh tế mới và đào thải một số lĩnh vực dẫn đến tình trạng thất nghiệp khiến
cho những khách hàng đang có mức thu nhập ổn định lại trở nên bấp bênh khiến
cho việc thanh toán dư nợ thẻ tín dụng trở nên khó khăn. Theo Vương Đức
Hoàng Quân & Trịnh Hoàng Nam, (2017) trang 49 thì trong năm 2014 tại khu
vực Đông Nam Á với dân số 612,7 triệu người dân thì số lượng thẻ đang lưu
hành là 61,6 triệu thẻ theo đó cứ mười người dân thì một người sở hữu thẻ tín
dụng quốc tế với doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế bình quân là 2.680 USD
trên mỗi thẻ, theo nhận định trong nghiên cứu thì tỷ lệ này tương đối thấp so với
những khu vực khác trên thế giới.


13
2.3 NHỮNG NHÂN TỐ THUỘC VỀ KHÁCH HÀNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG
2.3.1 Nhân tố rủi ro thuộc về nhân thân khách hàng
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều yêu cầu chủ thẻ phải có năng lực
trách nhiệm pháp lý trước khi thực hiện mở thẻ tín dụng, các ngân hàng cũng
đòi hỏi các khách hàng đủ 18 tuổi và kèm theo một số điều kiện bổ trợ khác để
có thể mở thẻ tín dụng.
Một yếu tố về nhân thân của chủ thẻ là giới tính, đối với từng giới khác

nhau không tránh khỏi những sự khác biệt về mức độ tiêu xài cũng như nhu cầu
cũng khác nhau. Nghiên cứu của Mendes-Da-Silva, Nakamura, & Moraes
(2012) cũng cho rằng giữa nam và nữ có những mức độ hiểu biết khác nhau và
nhận thức khác nhau về thẻ tín dụng.
Đối với những chủ thẻ đã kết hôn cũng sẽ có mức sử dụng thẻ tương đối
cao hơn so với những chủ thẻ có tình trạng hôn nhân khác theo nghiên cứu của
Theo nghiên cứu của Trịnh Hoàng Nam & Trần Thị Hồng Hà (2016).
Nghề nghiệp của khách hàng được xem là tiêu chí đáng quan tâm của
ngân hàng phát hàng thẻ. Nguyễn Tú Anh (2014) khách hàng có công việc ổn
định có ít rủi ro thanh toán trễ hạn, tại Việt Nam loại hình công ty gọi tắt là công
ty, tổ chức nhà nước thường có tính chất công việc, thu nhập ổn định.
Loại hình công ty khách hàng đang công tác trong nghiên cứu Nguyễn
Tú Anh (2014) cho thấy khủng hoảng thẻ diễn ra là do các ngân hàng chạy đua
phát hành thẻ cho khách hàng, các công ty khách hàng đang làm việc khủng
hoảng dẫn đến khách hàng không có khả năng thanh toán thẻ tín dụng.
2.3.2 Nhân tố rủi ro thuộc về năng lực thanh toán của khách hàng
Hình thức đảm bảo thường được từng ngân hàng quy định khác nhau,
những khách hàng có thu nhập thông qua hình thức chi trả là lương trả bằng tiền
mặt thì phải có giấy xác nhận và hợp đồng lao động. Khách hàng chi trả lương
qua tài khoản thì cần có sao kê tài khoản của ngân hàng. Những khách hàng
không đáp ứng đủ hai điều kiện trên cần phải có tài sản đảm bảo.


×