Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.67 KB, 16 trang )

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY MAY XUẤT
KHẨU PHƯƠNG MAI.
1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty may xuất khẩu Phương Mai
hiện nay.
1 1.1. Những thuận lợi.
• Xã hội ngày một phát triển nhu cầu ăn mặc cũng ngày càng được quan
tâm cho nên ngành may mặc nói chung và công ty May xuất khẩu nói riêng
cũng có nhiều cơ hội phát triển. Thị trường trong và ngoài nước cũng sẽ mở
rộng trước mắt.
• Nhà nước đang tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hội
nhập hợp tác với các đối tác nước ngoài nên cũng là một thuận lợi cho công ty
May xuất khẩu vì thị trường chủ yếu của công ty chủ yếu là thị trường ngoài
nước.
• Công ty đã có truyền thống làm hàng xuất khẩu trong một thời gian đã
lâu, đây chính là tiền đề cho công ty tiếp tục giữ truyền thống sản xuất sản
phẩm.
• Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty luôn phát huy tinh thần làm
việc có trách nhiệm và sáng tạo cao. Đây là điều kiện rất thuận lợi để doanh
nghiệp tiếp tục khắc phục những khó khăn trước mắt.
1.2. Những khó khăn mà công ty đang gặp phải.
• Hàng may mặc là mặt hàng đòi hỏi sự cẩn thận khéo léo trong tay nghề
nên công nhân chủ yếu là lao động nữ. Điều này tạo ra những bất lợi khi phải
chi ra những chi phí như ốm đau, thai sản, chế độ chính sách..
• Hiện nay công ty đang phải đối mặt với một sự cạnh tranh gay gắt của
các công ty cùng ngành trong và ngoài nước như: Công ty May 10, Công ty May
Chiến Thắng, Công ty May Thăng Long, Các công ty may thuộc bộ quốc phòng,
bộ công an và các công ty trong khu vực Đông Nam Á … Đây thực sự là một thử
thách lớn đối với công ty.
2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty may
xuất khẩu Phương Mai.
Định hướng phát triển của công ty là phấn đấu để không ngừng tăng lợi


nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một đòi hỏi tất yếu trong điều
kiện kinh tế hiện nay.
Việc tăng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai sẽ góp phần
tăng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, tăng lượng vốn đầu tư, đổi mới công
nghệ kỹ thuật, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên
công ty. Thời gian qua bên cạnh việc luôn luôn đảm bảo quyền lợi cho người
lao động như thực hiện đầy đủ các khoản đóng góp về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi… công ty còn luôn cố gắng
đảm bảo đủ công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên.
- Công ty đặt ra kế hoạch năm 2002 phải cao hơn so với năm 2001 vừa
qua, khắc phục những mặt yếu kém còn tồn tại và đồng thời phát huy những
mặt mạnh sẵn có một cách hiệu quả nhất.
- Năm 2002 này ngoài việc cố gắng hoàn thành các hợp đồng một cách tốt
nhất mặt khác công ty may xuất khẩu Phương Mai sẽ có hướng mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước.
- Vấn đề tăng lợi nhuận vẫn là trọng tâm hàng đầu của công ty may xuất
khẩu Phương Mai nên trong thời gian tới công ty sẽ xin vốn đầu tư của cơ
quan bộ chủ quản nhằm nâng cấp một số hạng mục công trình để đáp ứng một
cách tốt nhất và đồng bộ những yêu cầu mà thị trường đề ra.
Từ những định hướng trên công ty đưa ra những mục tiêu của công ty năm
2002:
- Tích cực ký hợp đồng mua đứt bán đoạn mở rộng thị trường gia công
sang châu Âu, châu Phi và thị trường nội địa.
- Mở rộng các cửa hàng bán sản phẩm và may đo, tìm đối tác kinh doanh
và kinh doanh vật tư ngành may mặc.
- Công ty phải đạt được doanh thu lớn hơn năm 2001. Cụ thể, năm 2002
công ty cần đạt được mức doanh thu bằng 120% doanh thu năm 2001 tức là
doanh thu năm 2002 phải là 27103.2 triệu đồng và lợi nhuận đạt được là
352,3416 triệu đồng tương ứng tỷ suất lợi nhuận doanh thu bằng 1,3%.
Để thực hiện mục tiêu đề ra công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

2.1. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu.
Như phân tích ở chương 2, một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến
lợi nhuận công ty là doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng có quan hệ cùng
chiều với lợi nhuận. Doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và ngược lại, doanh thu
giảm, lợi nhuận giảm. Vì vậy, muốn lợi nhuận của công ty tăng tất yếu công ty
cần doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng = Giá bán đơn vị * Số lượng tiêu thụ
Việc tăng giá bán đơn vị là khó khăn bởi sự cạnh tranh các công ty trong
cùng ngành. Bởi vậy tăng doanh thu bán hàng đối với công ty may xuất khẩu
Phương Mai, điều mấu chốt là đẩy mạnh tiêu thu hàng hoá ở mọi lĩnh vực.
Biện pháp để tăng doanh thu là công ty nên tăng tỷ trọng sản lượng sản
xuất theo phương thức FOB, chủ động tìm các đối tác nhằm đưa doanh thu cao
hơn trong những năm tới.
Trong số doanh thu đạt được hàng năm, doanh thu về hàng sản xuất và gia
công hàng xuất khẩu chiếm phân nửa khách hàng và ổn định qua các năm (đó
là những ban hàng làm ăn truyền thống của công ty còn bạn hàng mới gần
như không có). Trong môi trường kinh tế mở hiện nay thì việc lưu thông, buôn
bán, ký kết các hợp đồng kinh tế trên cơ sở hai bên cùng có lợi nên đặc điểm
khách hàng không thay đổi của công ty không phải là thuận lợi hoàn toàn.
Nguyên nhân chính chủ yếu là do công ty chưa chủ động tìm kiếm bạn hàng. Có
đến 70% lượng hàng xuất khẩu của công ty là xuất sang các nước Châu Á như
Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapo và một số nước Châu Âu. Điều này
cho thấy: giá gia công, giá sản xuất tại nước ta so với nước ngoài còn rất rẻ
nên việc sản xuất tại thị trường các nước này sẽ không có lãi
2.1.1.Đẩy mạnh tiêu thụ ở lĩnh vực xuất khẩu.
Lĩnh vực xuất khẩu của công ty gồm 2 hoạt động.
-Gia công hàng xuất khẩu.
-Sản xuất hàng xuất khẩu.
Thực tế, lợi nhuận thu được từ hoạt động gia công hàng xuất khẩu chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận kinh doanh của công ty, hoạt động sản xuất

hàng xuất khẩu mới đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, đối với cả hai hoạt động
này để tăng doanh thu tiêu thụ công ty cần:
Trước hết – thị trường: Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty chủ
yếu là những khách hàng truyền thống mà trong nền kinh tế thị trường, khi mà
lưu thông, buôn bán, ký kết diễn ra một cách nhanh chóng và rất thuận lợi thì
đây không phải là một thuận lợi hoàn toàn đối với công ty. Hơn nửa, những thị
trường truyền thống này là các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore… và đối với một số thị trường, sản phẩm xuất khẩu của công ty lại
được tái xuất thêm lần nữa sang thị trường khác bởi so với chính các nước
châu Á này, giá sản xuất ở Việt Nam vẫn là rẻ.Bởi vậy, công ty phải tìm cách để
có thể trực tiếp xuất sản phẩm của mình sang những thị trường tái xuất này,
bởi lúc đó giá sẽ cao hơn, lợi nhuận thu về nhiều hơn. Đây là con đường để
công ty thực hiện tăng doanh thu tiêu thụ, cũng là tăng lợi nhuận của mình.
Bên cạnh đó trong cơ chế thị trường cạnh trạnh khốc liệt như ngày nay,
việc công ty ít đi tìm hiểu, nghiên cứu những thị trường xuất khẩu mới mà chỉ
để khách hàng tự tìm đến thuê là điều rất cần thiết sửa đổi. Công ty không thể
đi lên nếu không biết chủ động đi tìm kiếm khách hàng, lôi kéo khách hang.
Thực tế sau cuộc khủng hoảng châu Á, khi mà lượng hàng xuất khẩu sang khu
vực này giảm sút, công ty có những khách hàng mới, xuất sản phẩm sang Tiệp
Khắc, Đức, Tây Ban Nha… Dù đây chỉ là những hợp đồng gia côngnb nó chứng
tỏ sản phẩm của công ty được thị trường mới chấp nhận và khả năng mở rộng
thị trường sang châu Âu không phải là không thể đạt được. Chính vì vậy công
ty cần tăng cường công tác tìm hiểu thị trường, bám sát và nắm bắt nhu cầu
khách hàng ở thị trường mới để lôi kéo những khách hàng tiềm năng này.
Thứ hai- sản phẩm: thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu.
Hiện tại, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là áo jacket, áo ba lớp, quần
bò. Để đẩy mạnh số lượng tiêu thụ, công ty cần nghiên cứu nhu cầu sở thích
nước bạn để sản xuất thêm mặt hàng, thu hút khách hàng. Đồng thời song
song với việc mở rộng mặt hàng là việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đạt
được điều đó, công ty cần chú trọng đến việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào, đến

hiện đại hoá dây chuyền công nghệ cho công nhân.
Thứ ba- thanh toán: Đối với hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, thường sau
khi xuất hai tháng, công ty mới nhận được tiền thanh toán. Đây là một khó
khăn vì công ty vốn đã thiếu lưu động, lại được thanh toán chậm nên thường
xuyên phải đi vay để trả cho những chi phí phát sinh lúc chưa được thanh toán
một nửa số tiền hoặc được thanh toán một phần khi khách hàng đến kiểm tra
và chứng nhận sản phẩm đạt yêu cầu, giao hàng lên tàu. Đồng thời, công ty có
thể áp dụng những hình thức khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh.
Thứ tư- vận chuyển: Công ty cần mua sắm những phương tiện vận chuyển
để có thể chủ động trong vấn đề chuyên chở, cung cấp sản phẩm cho khách
hàng. Bên cạnh đó, nó cũng hạn chế được những chi phí phát sinh do phải thuê
bên ngoài vận chuyển, có khi lại không đáp ứng được yêu cầu.
2.1.2. Đẩy mạnh tiêu thụ ở lĩnh vực nội địa.
b Lĩnh vực nội địa của công ty gồm hai hoạt động:
-Sản xuất, tiêu thụ trong nước.
-Kinh doanh vật tư.
Trong hai hoạt động trên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vật tư luôn
nhiều hơn từ hoạt động sản xuất hàng nội địa. Nếu như hoạt động sản xuất
hàng nội địa chủ yếu dựa trên các đơn đặt hàng của khách hàng thì hoạt động
kinh doanh vật tư của công ty chủ yếu do công ty tự liên hệ, tìm bạn hàng để
tiêu thụ. Những sản phẩm kinh doanh ở đây chủ yếu là chăn, màn, balô, quân
phục của bộ đội mà công ty kinh doanh dưới hình thức mua vào, bán ra và
hưởng chênh lệch. Vì vậy, đối với hoạt động kinh doanh vật tư, tăng lợi nhuận
tức là tăng lượng sản phẩm tiêu thụ. Muốn vậy, công ty phải tích cực thực hiện
các hoạt động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm nguồn tiêu thụ. Còn đối với hoạt
động sản xuất trong nước – một hoạt động được công ty xem là hoạt động
chính để tăng doanh thu tiêu thụ công ty cần:
Trước hết – sản phẩm: Ngành may mặc nước ta hiện nay đang phát triển
rất mạnh, được đáng giá là đầy tiềm năng. Hàng tuần, hàng tháng đều có các
cuộc trình diễn thời trang, hội chợ giới thiệu sản phẩm may mặc và vải vóc thu

hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Khả năng thu lợi nhuận
của nó không những thu hút các công ty trong nước mà cả các công ty nước
ngoài.
Đối với công ty may xuất khẩu Phương Mai, vấn đề đầu tiên là phải thực
hiện đa dạng hoá sản phẩm. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày nay không
phải là ăn chắc, mặc bền mà đã thay đổi: sản phẩm cần đẹp, hợp thời trang,
hợp thị hiếu. Người tiêu dùng bây giờ không còn đòi hỏi điều kiện quan trọng
nhất là sản phẩm phải bền mà chất lượng sản phẩm được hiểu theo nghĩa vừa
bền, vừa đẹp. Yếu tố thẩm mĩ đã được dưa lên ngang tầm với chất lượng. Bởi
vậy, điều quyết định cho tăng doanh thu tiêu thụ của công ty là phải có những

×