Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bình Ngô đại cáo - tác giả Trần Nho Thìn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.93 KB, 12 trang )

Trần Nho Thìn
Bình Ngô đại cáo dưới ánh sáng của loại hình học văn
hoá trung đại
Lời tác giả: Nhân vừa đọc một bài rất thú vị của Liam C. Kelley về quan hệ
văn hoá Việt Trung, tôi nảy ý định gửi bài viết dưới đây cho talawas để bạn
đọc cùng tham khảo. Hiện nay trong nước đang có phong trào viết lại lịch sử
văn học và lịch sử văn hoá Việt Nam, những bài như của Liam C. Kelley cần
được tham khảo và tranh luận. Nghiên cứu mối quan hệ giao lưu văn hoá nói
chung và văn học nói riêng giữa Trung Quốc và Việt Nam hiện không còn là
việc làm mới mẻ nữa. Trong công việc này, cùng với các nhà nghiên cứu ở
trong nước, có sự tham gia của nhiều học giả nước ngoài và cả các học giả
người Việt trên khắp thế giới. Thống nhất về quan điểm, mục tiêu và phương
pháp nghiên cứu do đó là chuyện không tưởng. Tuy nhiên, có lẽ cũng cần có
sự thống nhất chí ít trên một vài phương diện căn bản nào đó. Chẳng hạn,
theo chúng tôi, trước hết, cần có một cái nhìn lịch sử về mối quan hệ này.
Hiển nhiên đây là mối quan hệ thay đổi theo thời gian, cần móc nối từng thời
điểm với những nét riêng biệt lại thành bức tranh toàn thể, sau đó mới có thể
kết luận chung. Thứ hai là cần tính đến tư liệu khảo sát mối quan hệ giao lưu
này. Các tư liệu của văn học, sử học hoặc khảo cổ học có thể không hoàn
toàn “ăn khớp” nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là tư liệu này có giá trị
hơn tư liệu kia. Trống đồng thuộc về thời kỳ văn hoá cổ đại, có thể cho ta
bức tranh văn hoá Hoa - Việt khác hẳn tài liệu thơ văn chữ Hán vốn thuộc về
thời kỳ muộn hơn nhiều. Khớp nối chúng lại, ta có thể hình dung sự “thay
bậc đổi ngôi” trong quan hệ nói trên và từ đó, tìm hiểu nguyên nhân thay đổi
đó, may ra việc nghiên cứu quá khứ có ích cho hiện tại.
*
Một trong những đặc điểm cơ bản có tính bao trùm, chi phối mọi phương
diện của văn hoá phương Ðông thời cổ, trung đại là việc xem xét con người
và thế giới trong mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời, là việc vũ trụ hoá thế
giới con người, xem xét Thiên đạo (đạo Trời) và Nhân đạo (đạo Người) như
một thể thống nhất. Khái niệm Thiên (Trời) vừa chỉ một nhân cách có ý chí


tối cao, vừa chỉ đạo, tức là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, đằng sau những quy
luật vận hành của vũ trụ luận âm dương, người xưa vẫn cảm thấy có một thế
lực huyền bí nào đó chi phối. Do có đấng tối cao này mà toàn thể vũ trụ,
trong đó có con người, vạn vật sống và hoạt động trong cùng một nhịp điệu,
một tiết tấu, một “đạo” chung. Thuyết quái truyện khi giảng về bát quái, cho
rằng đạo Trời là âm dương, đạo đất là cương nhu, đạo người là nhân nghĩa.
Song tất cả các phạm vi không gian Trời, Người đều có thể giải thích, nhận
thức bằng các vạch liền và vạch đứt (dương và âm) trong sự thay đổi vị trí
kết hợp của chúng. Giữa Trời và Người có một mối quan hệ liên thông được
người ta gọi là thiên nhân tương dữ hay thiên nhân tương cảm. Việc cảm thụ
thế giới, cụ thể là không gian và thời gian của người xưa in đậm dấu ấn của
vũ trụ luận này.
Thực ra, không phải đợi đến khi xuất hiện các nhà tư tưởng, các nhà triết học
thì người xưa mới vũ trụ hoá tồn tại nhân thế. Người nông dân làm ruộng, do
nhu cầu canh tác mà bắt buộc phải tiếp nhận không gian xung quanh mình
như là một không gian sinh tồn với những điều kiện tồn tại hiện thực liên
quan đến thời tiết, mùa vụ, thổ nhưỡng, giống, v.v... Tục ngữ Việt Nam
không ít những câu phản ánh tổng kết kinh nghiệm thực tiễn:
– “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”.
– “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”.
– “Tháng tám nắng rám trái bưởi”.
Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức, do sống lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên
nên người nông dân còn sống trong một thứ không gian – thời gian mang
tính chất tâm linh, mang tính chất vũ trụ. Thế giới với họ không chỉ là các
hiện tượng có thể cảm nhận một cách duy lý mà còn là các hiện tượng huyền
bí. Ðó là những không gian của những “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây
đề”, của đủ thứ thần thánh, Phật tiên mà kẻ có bệnh phải “vái tứ phương”.
Ðó là thời gian giỗ, tết, các lễ hội có phần lễ thiêng liêng, những thời điểm
giúp con người giao hoà với trời đất, thiên nhiên và các thế lực thánh thần.
Nhưng dẫu sao phải thừa nhận các nhà triết học cổ đại Trung Hoa đã dựng

lên một hệ thống khá chặt chẽ phản ánh mối quan hệ lệ thuộc, gắn bó giữa
con người và thế giới. Trong sự cảm nhận của họ, thế giới có tính lưỡng
nguyên rõ rệt, một mặt, đây là thế giới trần thế, hiện thực, mặt khác, đó cũng
là một thế giới tâm linh, thế giới của những biểu trưng của đạo Trời. Cuộc
tranh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa không chỉ là sân khấu hoạt động của
các anh hùng mà còn được người xưa hình dung như là một biểu tượng vĩ
đại của quy luật huyền vi “thế lớn trong thiên hạ, chia lâu rồi lại hợp, hợp
lâu lại chia”. Xã hội Truyện Kiều trong sự cảm nhận của Nguyễn Du, một
mặt như là tấn trò đời, mặt khác là một cuộc biển dâu. Trình diễn trong Tấn
trò đời là những con người hiện thực, song hoạt động trong cuộc biển dâu lại
là những thế lực bí ẩn. Ðược mùa lớn liên tiếp mấy năm liền có thể là do
công sức lao động của người nông dân cộng với mưa thuận gió hoà. Nhưng
người xưa lại có thể nhìn thấy ở đây một thực tại khác, một thực tại biểu
trưng cho đức sáng của nhà vua đã có thể cảm hoá trời và được trời giáng
phúc. Thân Nhân Trung đã hoạ ý thơ của Lê Thánh Tông như vậy :
Cách thiên đế đức diệu toàn năng,
Hiệp ứng hưu trưng bách cốc đăng.
(Ðức của vua hoà hợp với Trời nên tài đức được phú cho trọn vẹn,
Ðiềm lành hiện ra, mùa màng tươi tốt).
Mùa xuân về là một hiện tượng bình thường của tự nhiên, song người ta lại
muốn cảm nhận nhịp tuần hoàn vĩnh cửu của tự nhiên qua sự tương tác của
hai khí âm, dương :
Âm dương hai khí mặc xoay vần,
Nẻo quá thì đông đến tiết xuân.
Chúng tôi tạm dùng khái niệm thực tại trần thế và thực tại vũ trụ để chỉ hai
loại thực tại của văn hoá trung đại. Ðể minh hoạ rõ hơn cho nội dung của hai
khái niệm này, chúng tôi sẽ phân tích một tác phẩm của Nguyễn Trãi trước
khi đi vào tìm hiểu Bình Ngô đại cáo. Ðó là Dư địa chí.
Theo quan điểm hiện đại, thật khó xác định bản chất thể loại của Dư địa chí.
Tác giả khảo sát, mô tả, ở nhiều chỗ là rất cụ thể, tỷ mỷ, kỹ lưỡng về các mặt

địa hình, dân số, sông ngòi, thành quách, thổ nghi, đặc sản các vùng, các xứ.
Nhưng nếu tiếp tục đọc, ta sẽ thấy tác giả khảo sát chất đất của từng xứ bên
cạnh việc mô tả phong tục tập quán của dân địa phương, tả cách ăn mặc và
tiếng nói của các tộc người bên cạnh chuyện quỷ thần ở núi sông, thậm chí
kể cả các dân tộc ở bên ngoài “bốn biển”, tức là ở bên ngoài bản đồ địa lý
của Ðại Việt. Một cái nhìn duy lý, hiện đại sẽ thấy dễ dàng một tình trạng có
vẻ như “lộn xộn”, “tuỳ tiện” đến khó hiểu của tác giả. Viết về địa lý, hà cớ
gì nói đến chuyện thần thánh, chuyện người hiền, vật lạ ở mỗi vùng, thậm
chí lại đề cập cả chuyện của người nước khác? Tuy nhiên, nếu ta phục hồi
phương thức mà nhà nho xưa cảm thụ không gian địa lý thì mọi thắc mắc sẽ
sáng tỏ. Với người xưa, không gian địa lý không đơn giản chỉ là môi trường
sinh tồn của dân tộc với mọi đặc điểm tự nhiên của nó cần phải nắm bắt để
khai thác và cải tạo. Trong con mắt của người xưa, đó còn là vùng không
gian chịu ảnh hưởng năng lượng Ðức của hoàng đế. Theo quan niệm này,
nhà vua vì có Ðức lớn nên nhận được mệnh Trời, thay mặt Trời (“Ðại thiên
hành hoá”, “Thế thiên hành hoá”) làm công việc hoá dục, phổ năng lượng
của mình vào toàn bộ Thiên hạ (dưới Trời). Khổng Tử nói: “Làm chính trị
nhờ vào Ðức cũng giống như sao Bắc Ðẩu đứng yên một chỗ mà các vì sao
khác đều châu tuần về”. Nói bằng ngôn ngữ hiện đại, có thể hình dung mô
hình không gian địa lý – xã hội của nhà nho như là một từ trường mà nguồn
phát ra từ trường này chính là vua. Năng lượng Ðức mà nhà vua phát ra có
khả năng thu hút vạn vật khắp bốn biển châu tuần về quanh mình. Ðó là một
trong những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc biên soạn loại sách địa chí ngày
xưa. Soạn giả ít nhất là triển khai công việc trên hai phương diện:
a) Xem xét tất cả người, vật, đất đai, sông núi không ngoại trừ vật gì, thứ gì
đều thuộc vùng ảnh hưởng, thuộc “từ trường” năng lượng Ðức của nhà vua.
Cả các thần sông núi, các thần thánh khác cũng được sắc phong để chính
thức, “hợp lệ” nằm trong vùng từ trường này. (Ðiều đó rất phù hợp với ý của
Nguyễn Ðình Chiểu về “tấc đất”, “ngọn rau” cũng thuộc về vua hay câu
chuyện Bá Di – Thúc Tề ở Trung Quốc xưa đã cự tuyệt nhà Chu đến mức từ

chối ăn rau vi và chết đói). Không phải ngẫu nhiên mà sau này, viết chương
mở đầu cho Ðại Nam nhất thống chí, cũng là một thứ dư địa chí người ta sẽ
mô tả tỷ mỷ kinh đô Huế (kinh đô mới của Việt Nam), trước hết là cung điện
của nhà vua như một tiêu điểm hội tụ năng lượng vũ trụ. Ngay từ đời Lý,
trong Thiên đô chiếu, Lý Thái Tổ đã ý thức rất rõ rằng kinh đô là điểm có thể
quyết định chuyện “quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ” (vận nước dài
lâu, phong tục thịnh vượng).
b) Ðức trị của nhà vua đã đạt tới mức năng lượng toả phát, lan rộng ra xa
ngoài biên giới, nhuần thấm đến các dân tộc ngoại bang. Do đó, một cuốn
dư địa chí sẽ phải bao gồm cả việc các nước phương xa hướng về triều cống
như hướng về sao Bắc Ðẩu, như bị hút về phía trung tâm truyền phát năng
lượng này. Rất có thể ngày xưa, các dân tộc lân bang đến Ðại Việt thuần tuý
như là các dân tộc có quan hệ ngoại giao, song họ nhất định bị xem như là
đến triều cống. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi viết “Ðức giáo của nhà vua
đã lan xa đến bốn xung quanh, các nước chư hầu đều đến triều cống”. Theo
nguyên lý này, ông ghi chép cả việc các nước Chiêm, Xiêm, Chân Lạp đến
cống nạp với những cống vật đặc sản cụ thể như đồi mồi, voi trắng, hoa chi,
kiến chín tấc, v. v. Chúng ta lưu ý ông dùng chữ Ðức giáo (năng lượng giáo
hoá), vì ông sẽ nhắc nhở dân ta không được bắt chước cách ăn mặc, cách nói
của các dân tộc lân bang vì có thể “làm rối loạn phong tục trong nước”. Ðức
giáo rõ ràng có nội dung là năng lượng giáo hoá của văn minh, văn hiến.
Nguồn năng lượng phát ra chỉ một chiều chứ không thể có ngược chiều lại,
tức là chỉ từ trung tâm lan ra bốn bể chứ không thể từ bốn bể về trung tâm.
Kể cả trong quan hệ đối sánh với Trung Hoa thì cũng không có chuyện ta là
vùng chịu ảnh hưởng năng lượng của các hoàng đế thiên triều. Bởi vậy mà
trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi cẩn thận ghi lại việc vua nhà Minh ban cho sứ
thần của Trần Dụ Tông bốn chữ “Văn hiến chi bang”! Cảm hứng của Dư địa
chí là khẳng định một vùng không gian độc lập nằm trong “từ trường” ảnh
hưởng của Ðức của các nhà vua Ðại Việt.
Ðể kết thúc Dư địa chí, Nguyễn Trãi viết: Hoàng đế (chỉ Lê Thái Tông –

T.N.T.) phán rằng: “Ðức Thái Tổ vất vả mười năm mới bình định cả thiên
hạ, truyền cho con cháu, mong được muôn đời. Trẫm không có Ðức, lạm ở
ngôi vua, nhờ các quan trung thành, hiền lương cứu giúp để lo việc thủy
chung, khiến cho Ðức của ta được sáng khắp bốn biển”. Không gian đất
nước từ Lê Lợi truyền qua Lê Thái Tông, đó là không gian vũ trụ, một
không gian từ trường của năng lượng Ðức toả phát. Ngay từ thời Lê Lợi
khởi nghĩa, theo Nguyễn Trãi cho biết ở phần kết Dư địa chí, các bầy tôi đều
tôn ông là “Ðại thiên hành hoá” (Thay Trời để làm công việc giáo hoá).
Như vậy, qua Dư địa chí, có thể thấy trong cách cảm thụ về thế giới của
người thời xưa, có hai thứ không gian cùng tồn tại: một không gian vũ trụ
chồng xếp lên không gian trần thế. Miêu tả không gian trần thế, hiện thực
chịu sự chế định của nhu cầu diễn đạt không gian vũ trụ, điều mà tư duy duy
lý của con người hiện đại rất khó hình dung nếu không phục hồi lại cách
thức cảm thụ thế giới của chính người xưa. Theo chúng tôi, từ góc nhìn này,
cần hết sức thận trọng khi có chủ trương cho rằng Nguyễn Trãi đã nêu lên
một định nghĩa khá hoàn chỉnh về dân tộc. Rất có thể việc ông mô tả cương
vực, văn hoá, hiền tài, phong tục chỉ đơn giản là tạo lập một vùng không
gian vũ trụ nằm trong vùng ảnh hưởng năng lượng Ðức của các triều đại
phong kiến Ðại Việt chứ không nghĩ về một thị trường thống nhất, một ngôn
ngữ thống nhất hay một nền văn hoá thống nhất... như ta ngày nay hiểu về
dân tộc. Nói cách khác, vấn đề “độc lập dân tộc” được Nguyễn Trãi hình dung
khác với chúng ta ngày nay.
Nguyên lý về sự đồng tồn tại của hai loại thực tại như một nguyên lý căn
bản của văn hoá trung đại cần được lưu ý khi phân tích một tác phẩm quan
trọng như Bình Ngô đại cáo. Sự tiếp cận chỉ riêng thứ thực tại trần thế sẽ làm
nghèo đi những thông tin mỹ học lý thú của tác phẩm.
Mọi người đều biết trong bài Cáo, hai chữ nhân nghĩa là nền tảng của tác
phẩm. Hầu hết mọi luận văn nghiên cứu Nguyễn Trãi đều có đề cập đến vấn
đề nhân nghĩa này. Tuy nhiên, có một câu hỏi căn bản cần được trả lời

×