Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cơ sở cho
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
I- KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP
1- Quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh ( SXKD)
Hiệu quả SXKD là một phạm trù kinh tế biểu hiện trình độ quản lý theo
chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực trong quá trình tái sản xuất
nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là điều kiện quan trọng tạo đà tăng
trưởng kinh tế và thực hiện mục tiêu kinh tế của Doanh nghiệp trong từng thời
kỳ.
Có thể xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau để xem xét, đánh giá hiệu quả
SXKD của một Doanh nghiệp..
- Nếu hiểu một cách đầy đủ thì hiệu quả SXKD thể hiện trình độ tổ chức
quản lý trong hoạt động cuả các Doanh nghiệp.
- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố riêng lẻ để xem xét thì hiệu quả thể
hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất và
kinh doanh.
Cũng giống như một số chỉ tiêu khác, hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng
tổng hợp, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng
thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất
hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt được hiệu quả cao hay thấp. Biểu
hiện của hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản của lợi ích là “tiền”. Vấn đề cơ
bản trong lĩnh vực quản lý là phải biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích trước mắt
và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích trung ương và lợi ích địa phương, giữa lợi ích cá
nhân lợi ích tập thể và lợi ích Nhà nước.
- Hiệu quả SXKD vừa là một phạm trù cụ thể vừa là một phạm trù trừu
tượng. Nếu là phạm trù cụ thể thì trong công tác quản lý phải định lượng
thành các chỉ tiêu, con số để tính toán so sánh. Nếu là phạm trù trừu tượng
phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó đối với qúa
trình SXKD.
- Trong thực tế hiệu quả SXKD của các Doanh nghiệp đạt được trong các
trường hợp sau:
+ Kết quả tăng, chi phí giảm.
+ Kết quả tăng, chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc
độ tăng của kết quả SXKD. Trường hợp này diễn ra chậm hơn và trong SXKD có
những lúc chúng ta phải chấp nhận. Thời gian đầu tốc độc tăng của chi phí lớn
hơn tốc độ tăng của kết quả SXKD, nếu không thì Doanh nghiệp không thể tồn
tại và phát triển. Trường hợp này diễn ra vào các thời điểm khi chúng ta đổi
mới công nghệ, đổi mới mặt hàng hoặc là phát triển thị trường mới.. Đây
chính là một bài toán cân nhắc giữa việc kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích
lâu dài.
Thông thường thì mục tiêu tồn tại của Doanh nghiệp trong điều kiện tối
thiểu nhất là các hoạt động SXKD của Doanh nghiệp phải tạo ra thu nhập từ
tiêu thụ hàng hoá đủ bù đắp các chi phí đã chi ra để sản xuất các hàng hóa ấy.
Còn mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp đòi hỏi qúa trình SXKD vừa đảm
bảo bù đắp chi phí đã bỏ ra vừa có tích luỹ để tiếp tục qúa trình tái sản xuất
mở rộng. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các Doanh nghiệp phải phấn đấu
nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là nhiệm vụ cơ bản của Doanh nghiệp.
2- Khái niệm hiệu quả SXKD
Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả SXKD
của Doanh nghiệp . Một số cách hiểu được diễn đạt như sau:
- Hiệu qủa kinh tế SXKD là một mức độ lợi ích từ sản phẩm sản xuất ra
tức là giá trị sử dụng của nó (hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được
sau quá trình kinh doanh). Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu
kinh doanh.
- Hiệu quả SXKD thể hiện sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua nhịp độ
tăng của chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này còn phiến diện chỉ đứng trên mức độ
biến động theo thời gian.
- Hiệu quả SXKD là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây là
biểu hiện của các số đo chứ không phải là khái niệm về hiệu quả SXKD.
- Hiệu quả SXKD là chỉ tiêu được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả
với chi phí. Định nghĩa như vậy chỉ muốn nói về cách xác lập các chỉ tiêu chứ
không toát nên ý niệm của vấn đề.
- Hiệu quả SXKD là mức tăng của kết quả SXKD trên mỗi lao động hay
mức danh lợi của vốn SXKD. Quan điểm này muốn quy hiệu quả về một số chỉ
tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
Bởi vậy cần có một khái niệm bao quát hơn:
Hiệu quả SXKD là phạm trù kinh tế biểu hiện tập chung của sự phát triển
kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá
trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày
càng quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá
việc thực hiện mục tiêu kinh tế của Doanh nghiệp.
3-Bản chất của hiệu quả kinh tế trong SXKD.
Thực chất là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã
hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả SXKD. Chính
việc kham hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả
mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận
dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các
Doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực,
hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả SXKD là phải đạt kết quả tối đa
với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt hiệu quả tối đa với chi phí nhất
định hoặc ngược lại đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây
được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn
lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc
lực chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh
doanh khác để thực hiện công việc kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ
sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích
kinh tế thực sự. Cách tìm như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn
phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng có hiệu quả cao hơn.
II- CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SXKD.
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả SXKD của Doanh
nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng
hợp (khái quát) và các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể). Các chỉ tiêu đó phải phản ánh
được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng
loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, tổng
doanh thu, lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp... Còn yếu tố đầu vào bao gồm lao
động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay...
Công thức (*) phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu
đầu vào. Tức là với 1 chi phí đầu làm ăn có hiệu quả. Qua đó không ngừng bù
đắp được chi phí mà còn tích luỹ để thực hiện tái đầu tư và mở rộng sản xuất,
đảm bảo đời sống cho người lao động. Tuy nhiên để đạt được điều này thì yêu
cầu chỉ tiêu phải lớn hơn 1 vì nếu bằng 1 thì kết quả mà Doanh nghiệp thu
được chỉ đủ bù đắp chi phí, còn nếu nhỏ hơn 1 thì Doanh nghiệp bị lỗ. Trường
hợp này lớn hơn 1 cho thấy Doanh nghiệp thành đạt trong kinh doanh khả
năng tích luỹ là lớn và cơ hội để tái đầu từ, mở rộng sản xuất có thể thực hiện
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh = (*)
Chi phí đầu v oà
được. Điều này có nghĩa là lợi nhuận phải lớn hơn 0 (lợi nhuận là con số
dương) thì khi đó Doanh nghiệp mới có lãi và có tích lũy khác yêu cầu trong
chiến lược dài hạn là tăng tối đa lợi nhuận nếu có thể.
Hiệu quả kinh doanh lại có thể tính bằng cách so sánh nghịch đảo.
Lúc này công thức (**) lại phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào
nghĩa là để có 1 đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí mấy đơn vị chi phí (hoặc là
vốn) ở đầu vào.
Trong thực tế hiện nay người ta thường dùng các chỉ tiêu sau đây để xác
định hiệu quả kinh doanh.
1- Các chỉ tiêu tổng hợp
1-1. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng lao động.
1-1-1. Chỉ tiêu sinh lợi của lao động (mức lợi nhuận trên một lao động).
Chỉ tiêu sinh lợi của lao động biểu hiện trực tiếp kết quả sử dụng yếu tố
lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, nó phản ánh lợi nhuận của
một lao động tạo ra trong 1 đơn vị thời gian (1 năm, tháng, quý...)
1-1-2. Doanh thu trên một lao động (hay còn gọi là sức sản xuất của lao
động hay năng suất lao động).
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 lao động thì một năm tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu cho Doanh nghiệp .
Chi phí đầu v oà
Hiệu quả kinh doanh = (**)
Kết quả đầu ra
Lợi nhuận sau thuế
Mức lợi nhuận trên một lao động =
Tổng số lao động
Tổng doanh thu (giá trị tổng sản lượng)
Doanh thu trên một lao động =
Tổng số lao động
- Sản lượng của lao động Tổng số lao động
trực tiếp = năng suất lao động x trực tiếp
1-1-3. Mức hao phí lao động (suất hao phí)
1-2. Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi của vốn.
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng yếu tố lao
động, tài sản cố định và tài sản khi phân tích cần xem xét cả hiệu quả sử dụng
vốn dưới góc độ sinh lợi. Đây là một trong những nội dung phân tích được các
nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ
cả về hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người phân
tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
1-2-1:
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh thì đem lại mấy đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi suất.
1-2-2:
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao và ngược lại
-Sản lượng của lao động Tổng số lao động
quản lý = Năng suất lao động x quản lý
Tổng số lao động
Mức hao phí lao động =
Hệ số sinh lời của Lợi nhuận trước thuế v lãi suà ất
=
vốn kinh doanh vốn kinh doanh
Hệ số sinh lời của Lợi nhuận sau thuế
=
vốn chủ sở hữu vốn chủ sở hữu