Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực thẩm mỹ thông qua một số bộ luật luật cụ thể của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.35 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ BÀI....................................................................................................1
B. NỘI DUNG...............................................................................................1
I. Cơ sở lí luận...........................................................................................1
1.1 Chuẩn mực xã hội.............................................................................1
1.2 Chuẩn mực pháp luật.......................................................................3
1.3 Chuẩn mực thẩm mỹ.........................................................................4
II. Mối quan hệ giữa chuẩn mực thẩm mỹ và pháp luật.............................6
2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và thẩm mỹ. .6
2.2. Chuẩn mực thẩm mỹ và pháp luật là mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau...............................................................................................................8
C. KẾT BÀI.................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................13


A. MỞ BÀI
Muốn tồn tại và phát triển, con người không thể sống độc lập, cá thể riêng
lẻ mà cần phải dựa vào nhau, đoàn kết tương trợ nhau và chung sống với nhau tạo
thành xã hội thông qua những mối liên hệ. Trong đó, mỗi con người lại có suy
nghĩ và hành vi riêng, vì vậy đòi hỏi phải có những “phương tiện xã hội” điều
chỉnh. Và chính con người, bằng ý chí chung của các nhóm, giai cấp, tầng lớp xã
hội..., đã xác lập và tạo dựng một hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã
hội đối với hành vi xã hội của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Từ đó, trong xã hội
hình thành và xuất hiện một hệ thống các chuẩn mực xã hội, đó là: chuẩn mực
chính trị, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục tập quán, chuẩn mực thẩm
mỹ...
Giữa các chuẩn mực xã hội có mối quan hệ đối với nhau, chi phối, bổ
sung, tác động qua lại lẫn nhau trong việc điều chỉnh hành vi của con người.
Những mối quan hệ này luôn là đề tài dành được nhiều sự quan tâm các nhà
nghiên cứu khoa học xã hội. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các chuẩn mực
xã hội, em xin chọn tìm hiểu một mối quan hệ tiêu biểu từ đề tài: “Phân tích mối


quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực thẩm mỹ thông qua một số
bộ luật/ luật cụ thể của Việt Nam”.

B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1.1 Chuẩn mực xã hội
Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối
với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính
1


chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được
phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm
củng cố, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội.
Chuẩn mực xã hội có những hình thức biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào
các tiêu chí phân loại cũng như mục đích khảo sát, nghiên cứu. Thông thường,
chuẩn mực xã hội được phân loại theo hai tiêu chí sau đây:
+ Theo tính chất phổ biến rộng rãi hay hạn hẹp của chuẩn mực xã hội. Với
tiêu chí này, chuẩn mực xã hội được phân chia thành chuẩn mực xã hội công khai
và chuẩn mực xã hội ngầm ẩn.
+ Theo đặc điểm được ghi chép hay không được ghi chép lại. Với tiêu chí
này, chuẩn mực xã hội thường được biểu hiện dưới hai hình thức là chuẩn mực xã
hội thành văn và chuẩn mực xã hội bất thành văn.
Chuẩn mực xã hội có các đặc trưng cơ bản sau:
+ Tính tất yếu xã hội
+ Tính định hướng của chuẩn mực xã hội theo không gian, thời gian và
đối tượng
+ Tính vận động, biến đổi của chuẩn mực xã hội theo không gian, thời
gian, giai cấp, dân tộc
Chuẩn mực xã hội có những vai trò đối với đời sống xã hội như: góp phần

điều tiết, điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo “khuôn mẫu” cho hành vi xã hội của
con người, duy trì sự ổn định, hài hòa trong xã hội, bảo vệ trật tự, kỷ cương, an
toàn xã hội...

2


1.2 Chuẩn mực pháp luật
Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành
vi ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội.
Tính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà
nước quy định để mọi chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho
phép, thường biểu hiện dưới dạng “cái có thể”, “cái được phép”, “cái không được
phép” và “cái bắt buộc thực hiện”... Vượt ra khỏi phạm vi, giới hạn đó là vi phạm
pháp luật. Không thể có chuẩn mực pháp luật chung chung, trừu tượng, mà nó
phải được thể hiện ra thành những quy tắc, yêu cầu cụ thể, dưới dạng các quy
phạm pháp luật. Chuẩn mực pháp luật là các quy tắc điều chỉnh hành vi; bởi vậy
nếu không đặt ra các quy phạm pháp luật thì sẽ không có căn cứ pháp lý để đánh
giá hành vi nào là hợp pháp và hành vi nào là bất hợp pháp.
Chuẩn mực pháp luật khác với các loại chuẩn mực xã hội khác ở một
điểm cơ bản là nó mang tính cưỡng bức của nhà nước. Các chuẩn mực xã hội, khi
được nhà nước thừa nhận, sử dụng và bảo đảm bằng khả năng cưỡng bức sẽ trở
thành chuẩn mực pháp luật.
Chuẩn mực pháp luật được thực hiện chừng nào nó còn phù hợp với các
quan hệ xã hội và các lợi ích của giai cấp thống trị nảy sinh từ các quan hệ xã hội
này. Chuẩn mực pháp luật nào không còn phản ánh đúng các quan hệ xã hội nữa
thì nhà nước tước mất của nó sức mạnh hoặc thay đổi nó về mặt hình thức. Nếu
chuẩn mực pháp luật thể hiện nhu cầu xã hội thì đứng đằng sau nó là chính quyền
nhà nước với nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội thống trị; phù hợp với các quan

hệ xã hội ấy, chuẩn mực tạo thành hành vi phù hợp với pháp luật, tức là cưỡng

3


bức tuân theo nó. Sự thực hiện phổ biến tương ứng các quan hệ xã hội thống trị
đồng thời cũng là tính chuẩn mực.
1.3 Chuẩn mực thẩm mỹ
a. Khái niệm chuẩn mực thẩm mỹ
Quan hệ thẩm mỹ là một trong các mối quan hệ xã hội cơ bản. Trong quan
hệ thẩm mỹ, có ba bộ phận quan trọng nhất của đời sống thẩm mỹ con người, bao
gồm:
Bộ phận thứ nhất là đối tượng thẩm mỹ, bao gồm cái đẹp, cái xấu, cái bi,
hài, cái anh hùng, cái tuyệt vời của cá nhân và thực tiễn xã hội. Nó chứa đựng các
dạng phái sinh và các vùng tiềm ẩn của cái đẹp, cái xấu, cái bi hài; nó giải thích vì
sao thiên nhiên lại chứa yếu tố thẩm mỹ, vì sao các hiện tượng xã hội lại có yếu tố
bi kịch, hài hước, anh hùng và tuyệt vời...
Bộ phận thứ hai là chủ thể thẩm mỹ, phản ánh các hoạt động thẩm mỹ của
chủ thể thông qua các giác quan của họ. Các nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu, lý tưởng
thẩm mỹ đều là sự phản ánh các kinh nghiệm hoạt động thẩm mỹ của con người.
Mặt chủ quan của cái thẩm mỹ bao chứa các hình thức tồn tạicủa cả cái sinh lý và
cái tâm lý. Năng khiếu,tài năng và thiên tài không tách rời chủ thể thẩm mỹ.
Thế giới nghệ thuật là bộ phận thứ ba. Đây là nơi diễn ra sự tương tác giữa
đối tượng thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ, như: văn học, âm nhạc, điêu khắc, điện
ảnh,...Trong thế giới này, cái thẩm mỹ chứa đựng các phạm trù : cảm thụ, sáng tạo,
đánh giá, tình cảm, giá trị, đánh giá, loại hình, tác phẩm...
Do yêu cầu, đòi hỏi quan hệ thẩm mỹ cần có các quy tắc, yêu cầu, tiêu
chuẩn thẩm mỹ để định hướng, điều chỉnh, đánh giá hành vi thẩm mỹ của con

4



người trong đời sống cộng đồng mà các chuẩn mực thẩm mỹ nảy sinh, biến đổi và
phát triển.
Chuẩn mực thẩm mỹ là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi về mặt thẩm
mỹ đối với hành vi xã hội của con người, tuân theo những quan điểm, quan niệm
đang được phổ biến, thừa nhận trong xã hội về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái
anh hùng, cái tuyệt vời, dược xác lập trong các quan hệ thẩm mỹ, trong hoạt động
sáng tạo nghệ thuật, trong lối sống và sinh hoạt...của các cá nhân và các nhóm xã
hội.1
b. Các đặc điểm của chuẩn mực thẩm mỹ
Chuẩn mực thẩm mỹ là loại chuẩn mực xã hội bất thành văn, nghĩa là các
quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi thẩm mỹ của con người không được ghi
chép thành văn bản dưới dạng “ cẩm nang” hay “ đạo luật” nào đó; mà chúng tồn
tại, biến đổi, phát huy tác dụng bằng con đường truyền miệng, giáo dục, thông qua
xã hội hóa cá nhân và lưu truyền qua các thế hệ. Trong quá trình đó, các quan
niệm, giá trị, chuẩn mực thẩm mỹ được tích tụ, thẩm thấu vào trong nhận thức,
kinh nghiệm của mỗi cá nhân trở thành “ khuôn mẫu hành vi”, và nó bộc lộ thành
hành vi thực tế khi con người tham gia vào các quan hệ thẩm mỹ nhất định.
Chuẩn mực thẩm mỹ mang tính lợi ích, gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh
thần, nghĩa là các quan điểm, quan niệm thẩm mỹ trước tiên phải xuất phát từ chỗ,
nó mang lại hoặc đáp ứng được những nhu cầu, lợi ích nhất định cho cộng đồng xã
hội và cho mỗi cá nhân. Chẳng hạn, việc xây dựng một ngôi nhà, trước khi nói đến
kiểu cách, kiến trúc đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, thì cần phải tính tới nhu cầu về diện
tích sử dụng ( lợi ích vật chất )...

1 Trang 231, Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật

5



Chuẩn mực thẩm mỹ luôn đảm bảo phải mang tính hài hòa, nghĩa là các
quy tắc, yêu cầu về thẩm mỹ phải luôn được đặt trong mối tương quan hài hòa với
các điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội nhất định; hoặc phải phù hợp trong từng
tình huông cụ thể của cuộc sống. Ví dụ, ăn ngon mặc đẹp, dùng hàng hiệu là nhu
cầu thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ tất yếu của con người và nên được đáp ứng nếu
điều kiện kinh tế xã hội nói chung, khả năng tài chính của từng gia đình, cá nhân
nói riêng cho phép. Nhưng nếu một sinh viên con nhà nghèo mà lại hcọ đòi “ sành
điệu” thì đó có thể là nguyên nhân làm phát sinh những hành vi tiêu cực, phạm tội
vì nó vi phạm tính hài hòa.
Chuẩn mực thẩm mỹ luôn mang tính khái quát ( tính hình tượng ). Các
quan điểm, quan niệm thẩm mỹ không đơn thuần xuất phát từ ý kiến chủ quan của
mỗi người, mà chúng còn phản ánh ý chí chung của nhiều người, được họ thừa
nhận, tán thành và làm theo. Với đặc trưng này, chuẩn mực thẩm mỹ được coi là
hình tượng, khuôn mẫu, là “ tấm gương” để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó và
điều chỉnh hành vi thẩm mỹ sao cho phù hợp với các quy tắc, yêu cầu chung trong
các quan hệ thẩm mỹ - xã hội.
II. Mối quan hệ giữa chuẩn mực thẩm mỹ và pháp luật
2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và thẩm mỹ
a. Chuẩn mực thẩm mỹ và pháp luật có bốn điểm giống nhau cơ bản, đó
là:
Thứ nhất, pháp luật và chuẩn mực thẩm mỹ đều gồm những quy tắc xử sự
chung để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội :
+ Chúng là khuôn khổ những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách
xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do
chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo cách thức mà chúng đã nêu ra. Căn cứ vào
6


pháp luật, căn cứ vào chuẩn mực thẩm mỹ, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì,

không được làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất
định.
+ Chúng là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con
người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc, yêu cầu về thẩm mỹ, có
thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là phù hợp với thẩm mỹ,
hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào không phù hợp với thẩm mỹ.
+ Chúng được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá
nhân cụ thể đã xác định được mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã
hội do chúng điều chỉnh.
Thứ hai là tính phổ biến và xu hướng phù hợp với xã hội. Chuẩn mực thẩm
mỹ và pháp luật mang tính quy phạm phổ biến, chúng đều là khuôn mẫu chuẩn
mực trong hành vi của con người. Chúng tác động đến các cá nhân tổ chức trong
xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống.
Thứ ba, pháp luật và chuẩn mực thẩm mỹ đều phản ánh sự tồn tại của xã
hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của
quá trình nhận thức đời sống của chính mình, đều chịu sự chi phối, đồng thời tác
động lại đời sống kinh tế xã hội.
Thứ tư, chúng được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống vì chúng
được ban hành ra không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, một trường
hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là một trường hợp khi
điều kiện hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.
b. Bên cạnh những điểm giống nhau, pháp luật và chuẩn mực thẩm mỹ còn
có những điểm khác nhau:
7


Thứ nhất, về con đường hình thành , pháp luật hình thành thông qua hoạt
động xây dựng pháp lý của nhà nước. Trong khi đó chuẩn mực thẩm mỹ được hình
thành bởi ý chí nhiều người, của đa số các thành viên trong xã hội.
Thứ hai, hình thức thể hiện của chuẩn mực thẩm mỹ thông qua dạng không

thành văn, còn pháp luật lại biểu hiện rõ ràng dưới dạng hệ thống của văn bản quy
phạm pháp luật.
Thứ ba, pháp luật có tác động tới mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong
xã hội, còn chuẩn mực thẩm mỹ tác động tới các cá nhân, nhóm xã hội. Pháp luật
luôn thể hiện ý chí của nhà nước, còn chuẩn mực thẩm mỹ thường thể hiện ý chỉ
của một cộng đồng dân cư, ý chí chung của xã hội.
Thứ tư, pháp luật có tính quyền lực nhà nước, nó chỉ do nhà nước đặt ra
hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp quyền lực nhà nước, từ
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục cho đến áp dụng các biện pháp
cưỡng chế của nhà nước. Trong khi đó, chuẩn mực thẩm mỹ được hình thành một
cách tự phát trong xã hội, được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương
thức truyền miệng; được đảm bảo bằng bằng dư luận xã hội và bằng biện pháp
cưỡng chế phi nhà nước.
2.2. Chuẩn mực thẩm mỹ và pháp luật là mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau.
Chuẩn mực thẩm mỹ tác động trong hầu hết các lĩnh vực quan hệ xã hội,
trong đó có quan hệ pháp luật, điều chỉnh hành vi thẩm mỹ của con người phù hợp
với các quan điểm, quan niệm trong xã hội về cái đẹp, cái xấu, cái cao cả... Chuẩn
mực thẩm mỹ đòi hỏi các bộ luật, các văn bản được ban hành phải phù hợp với các
giá trị, chuẩn mực thẩm mỹ đang hiện hành trong xã hội thì mới dễ dàng được
nhân dân tuân thủ và thực hiện. Ví dụ :
8


- Tại điều 4 Luật xây dựng 2014 quy định về nguyên tắc cơ bản trong hoạt
động xây dựng :
“ 1. Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ
cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hoá
của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát
triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm
đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
3. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử
dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an
toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà
cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình
trong hoạt động đầu tư xây dựng.
4. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe
con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường... ”
- Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất
thế giới, VN có số ca tử vong hàng năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá cao gần
gấp 4 lần số tử vong vì tai nạn giao thông. Nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe cho
những người không hút thuốc lá, hạn chế ảnh hưởng của khói thuốc lá nơi công
cộng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2013 quy định về xử phạt vị phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, theo đó sẽ :
“ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau đây:
a) Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên
tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hàng không dân dụng;
9


b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những
địa điểm được phép hút thuốc lá
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa
điểm cấm hút thuốc lá;
b) Không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở

của mình;
c) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng
quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
a) Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút
thuốc lá;
b) Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;
c) Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;
d) Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.”2
Nhiều quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực thẩm mỹ phù hợp, đáp ứng được
yêu cầu của nhà nước nên đã được thừa nhận và trở thành cơ sở để áp dụng trong
các quy phạm pháp luật. Như vậy, chuẩn mực thẩm mỹ là cơ sở lý luận và thực tiễn
để nhà nước xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực
xây dựng, quy hoạch đô thị, văn hóa - nghệ thuật, quảng cáo, du lịch, thời trang...
Ví dụ, theo quy định tại điểm b khoản 3 của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh
2

Điều 23 Nghị định 176/2013/NĐ-CP
10


doanh dịch vụ văn hóa công cộng, nghiêm cấm các hoạt động văn hóa có nội dung:
trái với thuần phong mỹ tục; người tổ chức biểu diễn nghệ thuật không được yêu
cầu hoặc cho phép người biểu diễn sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù
hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc và dùng giọng hát thu trong băng, đĩa để thay
cho giọng hát thật của người biểu diễn (điểm a, điểm c khoản 2 Điều 10 của Quy
chế). Như vậy, khi biểu diễn nghệ thuật, nếu “ăn mặc rất hở hang” và “hát nhép” là
vi phạm quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật dù là người biểu diễn
chuyên hay không chuyên nghiệp.

Việc ban hành ra thật nhiều văn bản luật có chất lượng cao là chưa đủ, quan
trọng hơn là làm thế nào để các văn bản luật đó đi vào thực tiễn cuộc sống, trở
thành pháp luật thường trực trong hành vi của mỗi người. Nhìn trên phương diện
này, chuẩn mực thẩm mỹ có tác dụng định hướng, điều chỉnh hành vi của các cá
nhân phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực thẩm mỹ. Trong nhiều trường hợp,
các quy tắc pháp luật phù hợp với các chuẩn mực thẩm mỹ, các cá nhân dù không
biết luật nhưng dựa vào quan điểm thẩm mỹ, họ vẫn có thể xử sự đúng luật. Ví dụ,
ở Hà Nội có nhiều công viên lớn như công viên Thống Nhất, công viên Hòa
Bình,... nơi người dân lựa chọn để vui chơi dạo mát. Tuy ở đây, nhà vệ sinh vẫn
còn ít nhưng người dân vẫn nghiêm túc tuân thủ việc đi vệ sinh đúng nơi quy định,
không vi phạm nội quy công viên.
Ngược lại, pháp luật cũng có sự tác động sâu sắc tới chuẩn mực thẩm mỹ.
Nhờ vào đặc trưng mang tính quyền lực nhà nước, pháp luật góp phần củng cố, bảo
vệ các chuẩn mực thẩm mỹ phù hợp, tiến bộ; đồng thời, loại bỏ những quy tắc
thẩm mỹ đã lạc hậu, lỗi thời và xây dựng những chuẩn mực thẩm mỹ mới tương
ứng với lối sống văn minh, hiện đại. Ví dụ, trước kia, răng đen là một tiêu chuẩn về
vẻ đẹp của phụ nữ. Tục nhuộm răng đen trước hết là do quan điểm thẩm mỹ. Chính
tục lệ ăn trầu là lý do trực tiếp của tục nhuộm răng, bởi nhai trầu thường làm ố đen
11


răng, nên phải nhuộm đen, nhuộm thật đen để loại bỏ tác dụng trên, đồng thời tạo
được vẻ thẩm mỹ duyên dáng cho hàm răng… Tục nhuộm răng đen còn tồn tại mãi
đến khi sang thế kỷ 20, chúng ta mới phá bỏ tục lệ này. Cho đến nay, hình ảnh
người phụ nữ với hàm răng đen đã lùi vào dĩ vãng nhưng đó vẫn mãi là một nét
đẹp văn hoá của người Việt Nam.

C. KẾT BÀI
Từ khi Nhà nước được thành lập, pháp luật được sinh ra thì các chuẩn mực
xã hội đã có những tác động lên luật pháp. Mối quan hệ giữa các chuẩn mực xã hội

và pháp luật là mối quan hệ tác động qua lại, tương tác với nhau. Trong các loại
chuẩn mực xã hội thì chuẩn mực xã hội bất thành văn như chuẩn mực thẩm mỹ vừa
là nguồn của pháp luật, vừa giúp pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống thuận lợi
hơn.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Ngọ Văn Nhân (chủ biên), Tập bài
giảng xã hội học, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010.
2. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật (tái bản, có sửa chữa, bổ sung),
Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012.
3. Luật xây dựng 2014.
4. Một số website :
- />- />
13



×