Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Luận văn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.75 KB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay

là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của con người gây ra. Nổi bật là một số dự án FDI vi phạm pháp luật gây ô nhiễm
môi trường như công ty Vedan, Miwon, Formosa, khói bụi ô nhiễm của nhà máy
Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Công ty Lee&Men... Vấn đề ô nhiễm ngày càng trầm trọng,
đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các
thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối
với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị và của toàn xã hội. Vì vậy, trước hết cần phải tìm hiểu kỹ về vấn đề nhận
thức và thực hiện pháp luật trong bảo vệ môi trường của sinh viên được quy định
tại Điều 6 Luật bảo vệ môi trường. Từ đó đưa ra phương án giáo dục phổ cập pháp
luật về vấn đề này một cách hiệu quả và tìm ra các giải pháp giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm môi trường.
2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Lần đầu tiên trong luật quy định cụ thể những hoạt động bảo vệ môi trường

được khuyến khích tại Điều 6 Luật bảo vệ môi trường 2005 bao gồm 12 khoản.
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã kế thừa toàn bộ điều này nhưng chưa có ghi
nhận mới. Có phải do quy định của Luật bảo vệ môi trường đã có tác động đối với
nhận thức xã hội cũng như tới tình trạng môi trường, hay nó vẫn chỉ là một điều
luật trên giấy? Ngoài 12 hoạt động được quy định tại Điều 6 Luật bảo vệ môi
trường 2014 thì còn những hoạt động nào khác nên được quy định trong luật hay
không? Do sinh viên là tầng lớp tri thức chiếm số lượng đông đảo ngày nay nên sẽ




là tầng lớp chịu ảnh hưởng nhiều nhất của chất lượng môi trường và cũng là tầng
lớp quyết định chất lượng môi trường sống trong tương lai. Vì vậy việc tìm hiểu
nhận thức và thực hiện những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích ở
sinh viên hiện nay là vô cùng cấp thiết, là nền tảng để tìm ra hướng giải quyết, khắc
phục tình trạng vi phạm pháp luật trên, góp phần xây dựng một xã hội giàu đẹp mà
chúng ta đang tiến tới.
3.

Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, vấn nạn về môi trường ngày càng được mọi người quan tâm hơn. Từ

năm 2005 đã có quy định của pháp luật về những hoạt động bảo vệ môi trường
được khuyến khích và giờ được sửa đổi ở Luật bảo vệ môi trường 2014. Thế nhưng
đối với quy định của pháp luật, nhận thức của sinh viên có vẻ không được tốt như
vấn đề trên thực tế. Nhóm chúng tôi giả thuyết rằng sinh viên không nắm rõ quy
định của pháp luật nên không thể thực hiện những quy định đó trên thực tế được.
Từ đó, nhóm chúng tôi tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giúp quy định
của pháp luật được phổ biến rộng rãi hơn trên thực tế và được sinh viên là một bộ
phận trong xã hội thực hiện hiệu quả nhất.
4.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung dùng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích và tổng

hợp.
- Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng là phương pháp anket. Đây
thực chất là hình thức hỏi-đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi được soạn thảo trước.
Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu

hỏi; người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình
vào phiếu hỏi và gửi lại cho điều tra viên.
5.

Chọn mẫu điều tra


- Phương pháp chọn mẫu: là việc tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ
một bộ phận thu nhỏ của mẫu tổng thể nghiên cứu, song lại có khả năng suy rộng ra
cho tổng thể đối tượng nghiên cứu, phù hợp với các đặc trưng và cơ cấu của tổng
thể.
- Những người tham gia trả lời bảng hỏi: Sinh viên Trường Đại học Luật Hà
Nội.
- Số lượng phiếu phát ra: 90
- Số lượng phiếu thu về: 90
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài
1.1. Các khái niệm liên quan đến nội dung của đề tài
Môi trường: tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người,
ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như:
không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các
tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức
khỏe con người và các sinh vật khác.
Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong
bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. 1
Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự
phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và
không ngừng tiến đến gần khách thể.
Thực hiện là làm cho trở thành sự thật bằng những việc làm hoặc hành động

cụ thể.
1 Theo quan điểm triết học Mác-Lênin Giáo trình của Bộ môn Triết học, Khoa Mác-Lênin, Trường Đại học Khoa học
Bách khoa Hà Nội


1.2. Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài
Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người cũng như để cải thiện
tình trạng môi trường đang ngày một ô nhiễm hiện nay thì Luật Bảo vệ môi trường
2014 cũng đã quy định những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích quy
định tại Điều 6 như sau:
“Điều 6. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
1. Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ
gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
2. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
4. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôdôn.
5. Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu
dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải,
công nghệ thân thiện với môi trường.
7. Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp
dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư
xanh.
8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá
trị kinh tế và có lợi cho môi trường.
9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi
trường.
10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh
môi trường của cộng đồng dân cư.



11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây
hại đến môi trường.
12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực
hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.”
1.3. Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài
Để đánh giá được tình hình môi trường hiện nay như thế nào và nhận thức của
sinh viên về những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích ra sao thì đối
tượng thăm dò của nhóm trong bài tập này hướng tới các sinh viên Luật. Bởi vì
sinh viên luật là những người được tiếp xúc với các bộ luật, điều luật nhiều hơn các
đối tượng sinh viên khác nên sẽ có những nhận thức nhất định về nội dung được
khảo sát và sẽ thu được những thông tin hữu ích nhất trong cuộc khảo sát.
2.

Đánh giá thực trạng nhận thức và thực hiện quy định của pháp luật về

“những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích” (Điều 6 Luật bảo vệ
môi trường 2014) của sinh viên đại học Luật
2.1. Đánh giá thực trạng nhận thức quy định của pháp luật về “những hoạt
động bảo vệ môi trường được khuyến khích” (Điều 6 Luật bảo vệ môi trường
2014) của sinh viên đại học Luật
Thứ nhất, sinh viên chưa quan tâm tìm hiểu quy định của pháp luật về những hoạt
động bảo vệ môi trường được khuyến khích.
Đầu tiên, nhóm chúng tôi đưa ra các câu hỏi về tình hình môi trường hiện nay
(câu hỏi số 02, 03 và 05). Cụ thể ở câu hỏi số 02: “Theo Anh (chị) đánh giá, mức
độ ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay như thế nào?” Chúng tôi thu được kết
quả có đến hơn 95% sinh viên lựa chọn ở đáp án ở mức nghiêm trọng trở lên. Và
với câu hỏi số 05: “Theo Anh (chị), nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường
hiện nay là gì?” Thì có gần 90% sinh viên được khảo sát lựa chọn phương án Do ý



thức của con người hiện nay. Đây là một con số quá lớn cho thấy nhận thức về vấn
nạn ô nhiễm môi trường hiện nay của sinh viên Luật rất tốt, các bạn rất hiểu về thực
trạng cũng như nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Từ nhiều năm qua, môi
trường đã là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Song song với quá trình phát triển
kinh tế, chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức đáng quan ngại về môi trường.
Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước,
suy giảm nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Mà những
hậu quả đó, lại có nguyên nhân chính là con người đã tác động quá nhiều đến môi
trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm
cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch.
Thế nhưng đến khi được hỏi về pháp luật quy định những giải pháp như thế
nào, thì chúng tôi lại thu được những con số đáng quan ngại. Câu hỏi số 07: “Anh
(chị) có biết Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2014 không?” Khi tổng hợp, chúng tôi
thu được kết quả như sau:
Mã số
1
2

Đáp án trả lời

Không
Tổng

Số lượng
59
31
90


Tỉ lệ
65.6
34.4
100,00

Như đã thấy trên bảng, có đến một phần ba số sinh viên được khảo sát không
biết về Điều 6 Luật bảo vệ môi trường 2014. Chúng tôi đặt ra câu hỏi rằng tại sao
các bạn là những sinh viên Luật có nhận thức rõ ràng về vấn nạn ô nhiễm môi
trường hiện nay, nhưng lại không quan tâm đến quy định giải pháp là những hoạt
động bảo vệ môi trường của pháp luật? Tôi cho rằng, là một sinh viên Luật có quan
tâm đến vấn nạn môi trường hiện nay như vậy, thì ít nhất các bạn cũng phải biết về
Điều 6 Luật bảo vệ môi trường 2014. Đây là điều luật quy định mười hai giải pháp
cho môi trường, là mười hai hoạt động cụ thể, thiết thực, đem lại nhiều lợi ích giải
cứu môi trường. Sinh viên Luật, tầng lớp tri thức của xã hội hiểu biết về pháp luật,


vậy mà đang phải đối mặt với thách thức to lớn về sự thiếu hiểu biết về sinh thái và
môi trường, thiếu những kỹ năng và kiến thức để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc
biệt, hiện nay, một bộ phận sinh viên có những thói quen gây ảnh hưởng đến môi
trường và tăng cường biến đối khí hậu.
Do đó, chúng ta cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về những
hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích, giúp các bạn phần nào có thể làm
để ứng phó với biến đối khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, không khí,... Bản thân mỗi
người đều có thể góp phần để giảm nhẹ ô nhiễm đó. Chúng tôi đã đặt câu hỏi để
khảo sát câu hỏi số 09: “Anh (chị) có được nghe tuyên truyền, vận động mọi người
về việc sử dụng những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích (Điều 6
Luật bảo vệ môi trường 2014) không?” Chúng tôi tổng hợp được kết quả như sau:
Mã số
1
2


Đáp án trả lời

Không
Tổng

Số lượng
52
38
90

Tỉ lệ
57.8
42.2
100,00

Chúng tôi cảm thấy vô cùng bất ngờ và bức xúc khi nhận được kết quả này.
Có đến hơn 42% số sinh viên không được nghe tuyên truyền về việc sử dụng những
hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích. Như vậy thì làm sao chúng ta có
thể lan tỏa đến cả cộng đồng về việc bào đảm cho mọi người có những hoạt động
hiệu quả, hợp lý để bảo vệ môi trường? Có thể thấy hoạt động nâng cao nhận thức
cho các bạn sinh viên Luật là rất ít, có thể dẫn đến nhiều tình trạng xấu. Ví dụ như
vừa qua, có rất nhiều bạn sinh viên Luật tham gia chiến dịch “Tắt đèn bật ý tưởng”.
Đây là một chiến dịch nhằm bảo vệ môi trường, nhưng những hoạt động của nó lại
diễn ra trong một ngày hội với nhiều trò chơi, sự kiện hấp dẫn. Có nghĩa là, thực
tiễn không như mục đích của chiến dịch, nó không hề bảo vệ môi trường. Có thể
các bạn sinh viên Luật có ý thức bảo vệ môi trường, nhưng vì không hiểu biết pháp
luật, không biết về những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích, nên các



bạn đang bị sai hướng, làm môi trường ô nhiễm nặng nề hơn. Chính vì vậy, việc
tuyên truyền giúp các bạn sinh viên hiểu và biết và làm theo Điều 6 Luật bảo vệ
môi trường 2014 là vô cùng cần thiết, nhưng trên thực tế thì gần một nửa số sinh
viên được khảo sát lại hoàn toàn không được nghe tuyên truyền, đây là một con số
đáng báo động và chúng ta cần phải thay đổi thực trạng này ngay bây giờ.
Thứ hai, sinh viên Luật chưa hiểu rõ nội dung quy định của pháp luật về những
hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
Để khảo sát nhận thức của sinh viên Luật về việc quy định của pháp luật đã
phù hợp trên thực tế hay chưa, trước hết nhóm chúng tôi đặt ra câu hỏi như sau:
Câu 8: “Anh (chị) có thấy những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
quy định tại Điều 6 Luật bảo vệ môi trường 2014 phù hợp với sinh viên không?”
Và kết quả là một con số chênh lệch khá lớn:
Mã số
1
2

Đáp án trả lời

Không
Tổng

Số lượng
72
18
90

Tỉ lệ
80
20
100,00


Số sinh viên được khảo sát trả lời Có gấp bốn lần số sinh viên được khảo sát
trả lời là Không. Tuy nhiên, có thể thấy Điều 6 quy định mười hai hoạt động được
khuyến khích, nhưng mười hai hoạt động đó là dành cho tất cả các thành phần
trong xã hội đều có thể thực hiện được. Các khoản 5,6,7,8,9,10 theo nhóm chúng
tôi chưa thực sự phù hợp với tầng lớp sinh viên vì nó đòi hỏi phải có kĩ năng, trình
độ chuyên môn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Những sinh viên đang trong độ
tuổi đến trường, chúng tôi chỉ có thể góp phần công sức tham gia hoạt động bảo vệ
môi trường bằng những hành động nhỏ như tuyên truyền mọi người tham gia bảo
vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, luôn ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường,… Chính vì vậy, chỉ có một số hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến
khích là phù hợp với sinh viên và sinh viên nên tập trung vào những hoạt động đó


để đạt được kết quả tốt nhất, chứ không nhất thiết phải thực hiện đủ cả mười hai
hoạt động, sẽ bị dàn trải và làm giảm tính chuyên môn, giảm hiệu quả trong vấn đề
bảo vệ môi trường.
Tiếp theo, nhóm chúng tôi tìm hiểu về nhận thứ của sinh viên Luật đối với
hiệu quả quy định của pháp luật trên thực tế. Chúng tôi đặt câu hỏi số 10: Theo Anh
(chị), sử dụng những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích có hiệu quả
tốt trên thực tế không? Khi tổng hợp, chúng tôi thu được kết quả:
Mã số
1
2

Đáp án trả lời

Không
Tổng


Số lượng
62
28
90

Tỉ lệ
68.9
31.1
100,00

Có nhiều sinh viên công nhận rằng quy định của pháp luật là hợp lý, sử dụng
sẽ đạt được hiệu quả tốt trên thực tế. Tuy nhiên cũng có một bộ phận không nhỏ, cụ
thể là một phần ba số người được khảo sát không đồng tình với quan điểm này. Họ
cho rằng quy định của pháp luật còn chưa phù hợp và nếu áp dụng trên thực tế sẽ
không đạt được hiệu quả như mong đợi. Ở đây, nhóm chúng tôi muốn nhấn mạnh
về việc quy định của pháp luật đã phù hợp với thực tiễn hay chưa, sử dụng có đạt
hiểu quả không theo suy nghĩ của các bạn? Còn chúng tôi, chúng tôi cho rằng quy
định của pháp luật hiện nay đã hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau
trong xã hội. Khi tham gia bảo vệ môi trường, các bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn
nếu sử dụng những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích. Điển hình khi
các bạn tham gia một sự kiện, một chương trình có thể mang những cái tên bảo vệ
môi trường, nhưng thực chất đã là sự kiện thì những hoạt động của nó lại không
nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, các bạn phải có nhận thức đúng
đắn, hiểu về quy định của pháp luật, thì mới có những hoạt động hợp lý, cân nhắc
trước khi tham gia một hoạt động bảo vệ môi trường.


Còn với những bạn cho rằng sử dụng những hoạt động bảo vệ môi trường
được khuyến khích theo quy định của pháp luật là không hiệu quả, thì chúng tôi
cho rằng nó không đúng. Đây là những hoạt động đã được các nhà làm luật cân

nhắc, khảo sát và nó phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay. Giá trị của điều luật
này là để bảo vệ môi trường, nên người ta phải xây được những hoạt động có tác
dụng bảo vệ môi trường. Việc sử dụng những hoạt động này có hiệu quả hay
không, không phải do quy định của pháp luật, mà là do các bạn đã sử dụng nó như
thế nào. Thực tế hiện nay chúng ta, những sinh viên cũng có tham gia hoạt động
bảo vệ môi trường, nhưng vẫn không thay đổi được sự thật môi trường Việt Nam
ngày càng ô nhiễm, có những lúc còn đứng top đầu ô nhiễm trên thế giới. Nhưng
các bạn phải hiểu rằng, không phải pháp luật đưa ra những biện pháp không hiệu
quả, mà là chúng ta đang sử dụng nó không hiệu quả. Hãy thừa nhận rằng nguyên
nhân là do con người đã không thực hiện tốt như chúng ta vẫn nghĩ, chúng ta vẫn
sử dụng ồ ạt các tài nguyên thiên nhiên, chúng ta vẫn không thật sự chú trọng, thật
sự thấy cấp bách, thấy môi trường đang chết. Chúng ta chỉ nhận thấy môi trường
đang ô nhiễm, và rồi sao? Chúng ta vẫn vô tư, vẫn không nghĩ đó là việc của chính
bản thân mình phải làm, là việc quan trọng nhất trước mắt. Chính vì vậy, nhóm
chúng tôi đã chọn đề tài này, mong giúp các bạn sinh viên thay đổi nhận thức, quan
tâm tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu các giải pháp, các hoạt động bảo vệ môi trường, để
cứu lấy môi trường đang chết của nước ta hiện nay. Dù chỉ là một phần công sức
nhỏ bé, một hành động nhỏ, nhưng liên tục, lan tỏa lớn, chúng tôi tin rằng hoàn
toàn có thể thay đổi nhận thức của mọi người về vấn đề môi trường hiện nay.
2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về “những hoạt
động bảo vệ môi trường được khuyến khích” (Điều 6 Luật bảo vệ môi trường
2014) của sinh viên đại học Luật.


Thứ nhất, các bạn sinh viên chưa hình thành thói quen cũng như chưa tham gia
tích cực các hoạt động xã hội nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Để có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng thực hiện quy định của pháp luật
về những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích của sinh viên luật thì
nhóm chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 6: “Anh chị đánh giá như thế nào về vai trò
của việc hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường?” và nhận được phản hồi khá

tích cực từ phía các bạn sinh viên.
Mã số
1
2
3
4
5

Đáp án trả lời
Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết
Rất không cần thiết
Tổng

Số lượng
71
17
2
0
0
90

Tỉ lệ
78,9
18,9
2,2
0
0

100,00

Có thể thấy rằng, đa số các bạn sinh viên đều nhận thấy vai trò quan trọng của
hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi mà
chúng ta đang sống trong một thế giới mà vấn đề ô nhiễm môi trường luôn nằm
trong những vấn đề được quan tâm nhất mọi thời đại. Việc phát triển các ngành
công nghiệp cũng như sự phát triển của nhân loại trên mọi lĩnh vực kéo theo nhiều
vấn đề về môi trường đòi hỏi con người phải giải quyết. Việt Nam nằm trong nhóm
nước đang phát triển, do vậy, việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển kéo
theo những vấn đề đáng lo ngại về môi trường. Đặc biệt, năm 2016 vừa qua, sự
việc xả chất thải nguy hại ra môi trường của Formosa Hà Tĩnh đã tốn không biết
bao nhiêu giấy mực của báo chí, thời gian theo dõi của dư luận. Mới đây, bản đồ
của Đại học Yale được tạp chí Forbes Việt Nam dẫn lại thể hiện màu đỏ và đỏ sẫm
chủ đạo tại khu vực miền Bắc, Việt Nam - cho thấy nơi này là khu vực bị ô nhiễm
không khí nặng nhất cả nước, trong đó, nặng hơn cả là Thủ đô Hà Nội và các tỉnh


thành lân cận. Với những số liệu thu thập được, Đại học Yale xếp hạng chất lượng
không khí của Việt Nam là 54,76/100 điểm, đứng thứ 170/180 nước nghiên cứu.
Chỉ số PM 2.5 (Particulate Matter - nghĩa là chất dạng hạt) của Việt Nam hiện tại là
43,95, xếp thứ 170/180 nước. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, những khu
vực có chỉ số PM 2.5 tiêu cực, người dân rất hay mắc các bệnh về phổi và đường
hô hấp, đặc biệt là với người già cũng như trẻ nhỏ. Như vậy, với sự quan tâm của
mình đến vấn đề môi trường, các bạn sinh viên đánh giá khá cao các hoạt động
nhằm mục đích bảo vệ môi trường và điều này là hoàn toàn đúng đắn.
Có được sự quan tâm tới môi trường xung quanh như vậy, liệu các bạn sinh
viên có tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường hay không và tần suất tham
gia các hoạt động đó như thế nào? Khi được hỏi (câu 11) “Lý do anh chị tham gia
vào những hoạt động bảo vệ môi trường là gì?” thì kết quả chúng tôi thu được có
Đa phần đáp án là vì mục đích đảm bảo lợi ích xã hội. Đây là một dấu hiệu đáng

khích lệ khi mà các bạn – một bộ phận của giới trẻ biết sống có trách nhiệm với
cộng đồng. Bên cạnh đó còn có những lý do khác như: đảm bảo lợi ích cá nhân, do
được tuyên truyền, do thói quen,… Dù vì lí do nào đi nữa thì cũng là dấu hiệu tốt
khi mà các bạn sinh viên có những lí do chính đáng để tham gia vào các hoạt động
xã hội về bảo vệ môi trường. Cụ thể hơn, để biết được các bạn đã tham gia các hoạt
động đó với tần suất ra sao, nhóm chúng tôi có đặt ra câu hỏi (câu 14): “Tần suất
tham gia các hoạt động xã hội để bảo vệ môi trường như thế nào?” và đã nhận
được kết quả như sau:
Mã số
1
2
3
4

Đáp án trả lời
Chưa bao giờ tham gia
01 hoặc 02 lần / 1 tháng
01 hoặc 02 lần / 1 tuần
Khác
Tổng

Số lượng
23
46
9
12
90

Tỉ lệ
25,6

51,1
10
13,3
100,00


Ở trên chúng ta dã có câu trả lời cho những lí do chính đáng để tham gia các
hoạt động bảo vệ môi trường của các bạn sinh viên. Không thể phủ nhận rằng có
nhiều bạn sinh viên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường khá tích cực, nhưng
cũng có không ít những bạn sinh viên không tham gia hoặc ít tham gia các hoạt
động này. Tại sao lại như vậy? Các bạn đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề bảo vệ môi trường, đều có những lí do để thực hiện những hành động đó, vậy tại
sao các bạn không thực hiện và hành động một cách thật tích cực? Có 1/4 số sinh
viên tham gia khảo sát chưa bao giờ tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Điều
này thật đáng buồn. Trong trường, các bạn sinh viên nhận thấy hoạt động bảo vệ
môi trường chưa thật sự được chú trọng (câu 19), phần lớn chỉ dừng lại ở mức bình
thường. Là do các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường chưa đủ để thu hút
sự quan tâm của các bạn sinh viên hay là do các bạn còn thờ ơ với việc bảo vệ môi
trường xung quanh mình? Chúng ta đang sống trong cùng một hệ sinh thái, cùng hít
thở chung một bầu không khí , cùng sống trên một mặt đất, cùng sử dụng nguồn
nước từ mẹ thiên nhiên. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính nguồn sống của
chúng ta. Và thật đáng buồn khi bạn đang tự tay lấy đi cơ hội sống của chính mình
một cách chậm rãi như vậy. Thay vì chỉ tham gia khi được tuyên truyền, thay vì chỉ
làm khi nó liên quan trực tiếp và ảnh hưởng xấu ngay tức thì tới bản thân mình thì
mới hành động, chúng tôi hi vọng rằng các bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường như một thói quen và thực hiện nó một cách vui vẻ và tự nguyện.
Thứ hai, sinh viên chưa thực hiện tốt việc cụ thể hóa hành động quy định của pháp
luật về những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
Khi được hỏi ở câu số 12: “Anh (chị) đã sử dụng bao nhiêu hoạt động bảo vệ
môi trường được khuyến khích (Điều 6 Luật bảo vệ môi trường 2014)?” thì đa số

đáp án rơi vào từ 1-3 biện pháp. Đây là một đáp án đáng buồn. Vì nếu xét kĩ các
biện pháp quy định tại điều 6 thì có nhiều hơn 3 biện pháp phù hợp với sinh viên và
không khó để sinh viên Luật thực hiện. Có thể kể đến các khoản:


“1. Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh
học.
2. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục
gây hại đến môi trường.
12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường;
thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.”
Năm khoản nêu trên đều là những biện pháp mà sinh viên trường ta hoàn toàn
có thể thực hiện được. Nó dễ dàng hình thành được từ thói quen sống của mọi
người. Không thiếu cách để các bạn sinh viên thực hiện cụ thể hóa trong đời sống
những quy định đó của pháp luật. Thực tế khảo sát cho thấy những hoạt động mà
các bạn sinh viên thực hiện để bảo vệ môi trường hằng ngày rơi vào biện pháp
được quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 11: sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng đồ tái chế, luôn giữ
gìn vệ sinh môi trường2. Biện pháp được quy định tại khoản 1 và khoản 12 có vẻ ít
được áp dụng hơn. Riêng với biện pháp được quy định tại khoản 12. Nhóm chúng
tôi đã đặt riêng một câu hỏi đó là “Anh/ chị có đóng góp tài chính cho hoạt động
nhằm mục đích bảo vệ môi trường hay không?” vì có lẽ với sinh viên, vấn đề tài
chính là một vấn đề cũng khá quan trọng. Kết quả là chúng tôi nhận được câu trả
lời với tỉ lệ 50 – 50: Một nửa số sinh viên có đóng góp và một nửa thì thì không 3.
Với ý tưởng của biện pháp nêu tại khoản 1, chúng tôi đặt ra tình huống cụ thể
cho sinh viên là: “Anh (chị) có hành động gì khi phát hiện có vụ việc gây ô nhiễm
môi trường?” thì nhận được phản hồi như sau:

2 : số liệu được thống kê từ câu hỏi số 13 của bảng hỏi
3 : số liệu được thống kê từ câu hỏi số 16 của bảng hỏi


Mã số
1
2
3
4

Đáp án
Mặc kệ hành vi, vụ việc đó
Ngăn cản hành vi đó tiếp tục diễn ra
Báo với cơ quan chức năng
Khác
Tổng

Số lượng
22
38
28
2
90

Tỉ lệ
24,4
42,2
31,1
2,2
100,00


Nhìn vào đáp án có thể thấy được phương án được sinh viên lựa chọn nhiều
hơn là ngăn cản hành vi đó tiếp tục diễn ra. Đây là hành vi rất đáng được khen
ngợi. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận sinh viên mặc kệ hành vi, vụ
việc đó. Điều này có thể lí giải rằng mặc kệ là sinh viên quan niệm đó không phải
việc của mình, hành động đó không phải do mình gây ra nên không có nghĩa vụ gì
cả. Đây cũng là tâm lý chung của mọi người, không chỉ riêng với bộ phận sinh viên
tham gia khảo sát. Việc thay đổi suy nghĩ này quả thật không hề dễ dàng chút nào,
nhưng không phải là không có khả năng thực hiện được. Để nâng cao ý thức và
trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường là cả một quá trình và đòi hỏi một thời gian
thực hiện nhất định.
Trong bản hỏi của chúng tôi có đưa ra câu hỏi: “Anh chị có tẩy chay tất cả
những sản phẩm gây ô nhiễm môi trường không?” và đã thu được kết quả là:
Mã số
1
2

Đáp án

Không
Tổng

Số lượng
52
38
90

Tỉ lệ
57,8
42,2

100,00

Hơn nửa số sinh viên tham gia khảo sát tẩy chay tất cả những sản phẩm gây ô
nhiễm môi trường. Bởi lẽ sử dụng những sản phẩm này có ảnh hưởng rất xấu tới
môi trường hiện tại và lâu dài. Có hơn 40% số sinh viên thừa nhận rằng không tẩy
chay những sản phẩm này. Họ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường, có tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và cũng có ý thức bảo vệ môi
trường nhưng lí do nào khiến họ không tẩy chay những sản phầm gây ô nhiễm môi


trường. Ví dụ tiêu biểu là túi nilon. Không ai có thể phủ nhận sự tiện dụng, ưu việt
và phổ biến của sản phẩm này. Nhưng tác hại của nó cũng cực kì lớn khi thành
phần tạo ra nó cực kì độc hại. Với giá thành rẻ, túi nilon được sử dụng rộng rãi và
sử dụng một cách lạm dụng. Số túi nilon được sử dụng cực kì nhiều mà thời gian để
phân hủy nó thì cực kì lâu. Nhưng đó là vấn đề về sau, trước mắt cứ sử dụng vì
mục đích cá nhân trước đã, vì nó tiện lợi và nhanh gọn. Sự tiện lợi ngay tức thì là lí
do khiến một bộ phận sinh viên không thể từ chối sử dụng những sản phẩm mặc dù
nó gây ô nhiễm môi trường.
Đó là thực trạng hành động quy định của pháp luật về những hoạt động bảo vệ
môi trường được khuyến khích (Điều 6 Luật bảo vệ môi trường 2014) của sinh viên
đại học Luật mà nhóm chúng tôi nghiên cứu được. Số các bạn sinh viên có hành
động tích cực không phải là ít nhưng vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ chưa thật
sự để tâm tới hoạt động bảo vệ môi trường. Các bạn chưa thật sự áp dụng được tốt
các biện pháp được khuyến khích cũng như chưa tạo ra được thói quen bảo vệ môi
trường từ những hành động hằng ngày. Bên cạnh những hành động tốt của cá nhân
mình, sinh viên có thể vận động mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi
trường. Đây là hình thức có sức lan tỏa khá nhanh tới hành động và ý thức bảo vệ
môi trường của cộng đồng. Sinh viên là thế hệ tương lai của xã hội, là thế hệ cần tới
sự năng động và nhạy bén. Chúng tôi giám chắc, cuộc sống sinh viên không thể
thiếu đi những mối quan hệ xã hội và những hoạt động cộng đồng. Tại sao bạn

không tận dụng sức trẻ và sự kết nối của tuổi trẻ để kêu gọi mọi người, lan tỏa hành
động có ích này tới xã hội. Việc bảo vệ môi trường không nằm ở trách nhiệm của
riêng ai mà nó là trách nhiệm của toàn xã hội. Do đó, hãy thực hiện công tác truyền
thông, vận động, tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Như vậy, thay vì hành động một cách ép buộc thì những hành động, việc làm đó sẽ
dần dần đi vào tiềm thức và hình thành thói quen đối với mỗi người.
3.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và một số giải pháp


3.1. Nguyên nhân và giải pháp đối với các thực trạng nhận thức quy định pháp
luật về “những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích” của sinh
viên Đại học Luật
Thứ nhất, với thực trạng sinh viên chưa quan tâm tìm hiểu quy định của pháp luật
về những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích.
a. Nguyên nhân
Trước tiên là nguyên nhân chủ quan: Do bản thân sinh viên không có ý thức
trong việc tìm hiểu quy định của pháp luật, nhất là đối với sinh viên luật đây là vấn
đề quan trọng, nhưng nếu nó không được quan tâm thì nguyên nhân chính là từ bản
thân sinh viên không chủ động trau dồi thông tin, kiến thức pháp luật.
Thứ hai, do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa đem lại hiệu quả.
Với sinh viên nói riêng hay với người dân nói chung thì có lẽ phương pháp tuyên
truyền là cầu nối đắc lực đưa pháp luật đến với mọi người.
Thứ ba, do công tác giáo dục: sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng,
tổ chức chính trị - xã hội làm công tác giáo dục bên ngoài còn chưa thường xuyên,
chưa chặt chẽ, chưa sâu sát và chưa đạt được kết quả như mong muốn; sự phối hợp
giữa các khoa đào tạo, giảng viên chủ nhiệm với giảng viên bộ môn chưa thường
xuyên, sâu sát và kịp thời.
b. Giải pháp

Trước hết, mỗi sinh viên cần phải rèn cho mình thói quen tìm hiểu pháp luật
nói chung và luật bảo vệ môi trường nói riêng.
Tiếp đến, cần tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
phổ biến, tuyên truyên pháp luật.
Nhà trường và các khoa phòng cần chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng của
sinh viên để tổ chức các hoạt động phù hợp, tạo sân chơi lành mạnh thu hút tập hợp
thanh sinh viên tham gia như: Các cuộc thi sân khấu hóa, xem phim tư liệu,… vừa
gây hứng thú vừa tác động tích cực tới nhận thức của các sinh viên một cách sâu


sắc hơn. Cụ thể, khi đặt câu hỏi số 19: “Anh (chị) nhận thấy mức độ hoạt động xã
hội để bảo vệ môi trường của sinh viên trong trường Luật hiện nay như thế nào?”
thì kết quả phần rất lớn các sinh viên thấy bình thường, không được chú trọng cho
đến rất không được chú trọng. Tại sao với môi trường trẻ, năng động đông đảo sinh
viên như Đại học Luật mà sinh viên lại không cảm thấy nhiệt huyết của việc ra sức
bảo vệ môi trường? Chúng ta cần thay đổi ngay thực trạng này, đảm bảo cho sinh
viên có nhận thức tốt hơn, tích cực thực hiện quy định của pháp luật trong vấn đề
bảo vệ môi trường.
Thứ hai, với thực trạng sinh viên Luật chưa hiểu rõ nội dung quy định của pháp
luật về những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích.
a. Nguyên nhân
Nguyên nhân thứ nhất là do sự truyền đạt thông tin về các hoạt động bảo vệ
môi trường được khuyến khích được quy định trong luật chưa thật sự thu hút được
sự chú ý của mọi người. Điều này xảy ra khi cách truyền đạt thông tin về vấn đề
này chưa được quan tâm một cách đúng mực khiến thông tin không thể đến với tất
cả mọi người và lượng thông tin đến với sinh viên chưa được quan tâm như mong
muốn.
Nguyên nhân thứ hai chính là do sự thụ động của sinh viên – đó là sự thụ động
trong việc tiếp nhận, cập nhật các thông tin mới dẫn đến việc chưa hiểu rõ về nội
dung quy định pháp luật về những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến

khích.
b. Giải pháp
Đầu tiên chúng ta cần quan tâm hơn về vấn đề làm sao để có thể truyền đạt
thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường được khuyến khích có hiệu quả hơn,
gây cho mọi người sự quan tâm, từ đó hiểu rõ được vấn đề. Khi đặt câu hỏi số 09:
“Anh (chị) có được nghe tuyên truyền, vận động mọi người về việc sử dụng những


hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích?” thì có đến gần một nửa số sinh
viên được khảo sát trả lời là không. Vậy có phải do trường ta không có những hoạt
động tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật? Hay do sinh viên chưa chú trọng
trong việc tìm kiếm thông tin? Dù là như nào, thì theo chúng tôi, sinh viên cần thay
đổi ngay nhận thức của bản thân mình, không thụ động, tuyên truyền, lan tỏa, cũng
là để học hỏi thêm và hiểu biết pháp luật, và giúp bảo đảm an toàn cho môi trường
ngày càng ô nhiễm.
Thứ hai, ngôn từ được sử dụng trong các quy định phải rõ ràng và dễ hiểu từ
đó giúp mọi người hiểu và nắm bắt thông tin một cách tốt hơn. Quy định của pháp
luật không chỉ dành cho sinh viên nói riêng hay tầng lớp tri thức nói chung, mà nó
là để quy định áp dụng cho toàn dân. Ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp sinh viên và
các tầng lớp khác hiểu rõ, hiểu đúng, nhận thức tốt quy định của pháp luật để áp
dụng tốt hơn, từ đó thực hiện được quy định của pháp luật về những hoạt động bảo
vệ môi trường được khuyến khích.
Tạo ra các sự kiện tuyên truyền các quy định của pháp luật về những hoạt
động bảo vệ môi trường được khuyến khích ở các địa điểm công cộng và trên báo,
đài, mạng xã hội. Điều này giúp sinh viên có nhiều kênh tin tức để tham khảo, nắm
bắt được tình trạng môi trường hiện tại, chứ không quá bị phụ thuộc vào mạng xã
hội nữa4.
Về phía sinh viên, cần rèn thói quen chủ động trong việc nắm bắt các thông tin
về các vấn đề quan trọng trong đời sống, một trong số đó chính là vấn đề về môi
trường. Đặc biệt là sinh viên Luật, các bạn là những người bắt buộc phải có nhận

thức pháp luật tốt, việc không biết hay không hiểu về Luật bảo vệ môi trường là
việc không nên có. Chính vì vậy, hãy nghiên cứu quy định của pháp luật nhiều hơn,
4: số liệu được thống kê từ câu hỏi số 04 của bảng hỏi


áp dụng vào thực tiễn đời sống thì mới có thể đạt hiệu quả cao, nhất là vấn đề môi
trường là vấn đề nóng của xã hội.
3.2. Nguyên nhân và giải pháp đối với các thực trạng thực hiện quy định pháp
luật về “những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích” của sinh
viên Đại học Luật
Thứ nhất, với thực trạng các bạn sinh viên chưa hình thành thói quen cũng như
chưa tham gia tích cực các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường
a. Nguyên nhân
Trong khi những tác động của việc ô nhiễm môi trường đang ngày càng hiện
hữu rõ ràng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, những hoạt động tuyên
truyền, những khẩu hiệu bảo vệ môi trường là những thứ chúng ta - những sinh
viên được tiếp xúc hằng ngày, thế nhưng, việc tham gia các hoạt động nhằm mục
đích bảo vệ môi trường lại không được sinh viên thực hiện thường xuyên. Điều này
khiến chúng ta đặt câu hỏi lý do tại sao?
Hằng năm, các bạn trẻ, những sinh viên tổ chức không ít những hoạt động
nhằm bảo vệ môi trường như chương trình “Vì sự sống ngày mai”, “Ngày tái chế”,
làm sạch môi trường biển,…và gần đây nhất là hoạt động “Tắt đèn bật ý tưởng”.
Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là những hoạt động này đã thực sự phát huy mục đích
của nó? Bảo vệ môi trường là việc cần làm hằng ngày, hằng giờ, chứ không phải
chỉ khi những khi tổ chức những hoạt động bảo vệ môi trường diễn ra thì các bạn
sinh viên mới tham gia. Không những thế, không phải ai cũng biết đến những hoạt
động trên, bởi nó chưa thực sự rộng rãi và có sức tuyên truyền lớn.
Mặt khác, một bộ phận không nhỏ những sinh viên vẫn chưa có ý thức tham
gia những hoạt động này. Các bạn sinh viên phần lớn cho rằng chúng ta tham gia
bảo vệ môi trường vì mục đích bảo đảm lợi ích của xã hội 5, nhưng có phải vì hoạt

5 : số liệu được thống kê từ câu hỏi số 11 của bảng hỏi


động đó không đem lại nhiều lợi ích cá nhân nên các bạn không muốn tham gia?
Chúng ta cần đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân thì mới có thể đảm bảo từng
cá nhân có ý thức bảo vệ môi trường.
b. Giải pháp
Để khắc phục được tình trạng trên, chúng ta cần đưa ra những giải pháp cụ thể
và chặt chẽ hơn. Những hoạt động khuyến khích bảo vệ môi trường cần được diễn
ra thường xuyên, để hình thành thói quen. Những việc làm như dọn vệ sinh khu
vực, đi học bằng các phương tiện công cộng cần được thực hiện như thói quen hàng
ngày, đó cũng là những giải pháp được quy định trong Điều 6 Luật bảo vệ môi
trường 2014. Điều cần thiết là biến những lý thuyết quy định đó thành thực tiễn
sinh viên thực hiện hàng ngày, đảm bảo vệ sinh môi trường từ những hoạt động nhỏ
nhất.
Những sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường cần
được tuyên dương, khen thưởng để khuyến khích tinh thần tham gia của sinh viên.
Thứ hai, với thực trạng sinh viên chưa thực hiện tốt việc cụ thể hóa thực hiện quy
định của pháp luật về những các biện pháp bảo vệ môi trường được khuyến khích
a. Nguyên nhân
Do sinh viên còn thờ ơ với môi trường trong khi hằng ngày chúng ta đều phải
tiếp xúc với nó. Theo thông tin chúng tôi đã khảo sát có 24,4% số người được hỏi
đã mặc kệ những hành vi gây ô nhiễm môi trường thay vì sẽ đi báo với các cơ quan
chức năng hoặc ngăn cản hành vi đó xảy ra. Và cũng có tới 42,2% sinh viên tham
gia điền phiếu khảo sát không tẩy chay các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường 6.
Như vậy họ đã vô hình chung tiếp tay cho những người không có ý thức từng ngày
từng giờ hủy hoại môi trường. Không biết họ có ý thức được tác hại của những
hành vi ấy hay dù có biết họ vẫn vô cảm vì nghĩ đó không phải là việc của mình.
6 : số liệu được thống kê từ câu hỏi số 15 và 17 của bảng hỏi



Cũng có thể dù các bạn sinh viên có ý thức nhưng do ngại hoặc lười nên họ đã
không tham gia hay thực hiện những hoạt động bảo vệ môi trường. Họ nghĩ rằng
chỉ bản thân họ thì không thể thay đổi được tình trạng môi trường hiện nay. Họ
dành hầu hết thời gian của mình trên các trang mạng xã hội hay những cuộc chơi
nhưng lại không thể bỏ ra một phần nhỏ để thực hiện một hoạt động nào đó để bảo
vệ môi trường.
b. Giải pháp
Nhà trường cũng như Đoàn thanh niên cần phải thường xuyên hơn trong việc
tổ chức những buổi hành động vì môi trường như nhặt rác xung quanh trường học
hay song Tô Lịch, hoặc là nêu cao khẩu hiệu “Vứt rác đúng nơi quy định”,…Điển
hình một chiến dịch nổi bật của Hội sinh viên trường tổ chức là “Phong cách sinh
viên Luật” đã phần nào tác động đến ý thức và hành động bảo vệ môi trường của
sinh viên. Khi mà sinh viên được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, họ sẽ
ngày càng cảm thấy việc mình làm là có ý nghĩa và sẽ tiếp tục thực hiện và có thể
làm nhiều hơn nữa. Như vậy tâm lý ngại tham gia các hoạt động vì môi trường sẽ
dần bị đẩy lùi.
Khi phát hiện ra những hành vi gây ô nhiễm môi trường cần phải báo ngay với
cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời xử lí. Như vậy thì có thể hạn chế tối
đa được việc ô nhiễm môi trường do con người gây ra.
Cuối cùng, hãy tẩy chay những sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Có như
vậy các nhà sản xuất mới quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường trong quá trình
sản xuất.
Nguyên nhân về nhận thức và thực hiện quy định của pháp luật về “những hoạt
động bảo vệ môi trường được khuyến khích” theo nhóm chúng tôi chủ yếu vẫn là
do ý thức của sinh viên. Khi đặt câu hỏi cho các bạn về gải pháp cải thiện vấn nạn ô
nhiễm môi trường hiện nay, đó là câu số 20: “Anh (chị) có đề xuất giải pháp gì giúp


cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng?” Và kết quả thu

được có đến gần một nửa các bạn sinh viên được khảo sát cho rằng phải nâng cao
nhận thức của sinh viên cũng như toàn bộ nhân dân. Đúng là cần phải có nhận thức
pháp luật tốt, nhưng chúng tôi cho rằng pháp luật luôn luôn đi sau thực tiễn. Xã hội
đang có vấn nạn gì, thì pháp luật mới tìm phương pháp điều chỉnh quan hệ đó. Pháp
luật thực chất là công cụ để điều chỉnh xã hội, để sửa lại những cái sai đang diễn ra
trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, để pháp luật được thực hiện tốt, thì nó phải
được áp dụng như thế nào? Chúng tôi cần nhắc lại, vấn đề cốt lõi ở đây không phải
do quy định của pháp luật, mà là do cách các bạn áp dụng nó vào đời sống như thế
nào. Các bạn chưa chú trọng quan tâm đến việc cứu môi trường dù nhận thức rõ
tình trạng của nó. Có lẽ các bạn vẫn chưa đề cao lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá
nhân? Vì vậy, dù chúng tôi có đưa ra nhiều giải pháp tác động từ bên ngoài đến
sinh viên nhưng quan trọng nhất vẫn là các bạn phải tự ý thức và hiểu được tầm
quan trọng của vấn đề này. Hy vọng những nghiên cứu của nhóm chúng tôi phần
nào giúp các bạn thay đổi suy nghĩ và tìm hiểu quy định của pháp luật kỹ hơn để
hiểu và thực hiện tốt những quy định của pháp luật về “những hoạt động bảo vệ
môi trường được khuyến khích”.
KẾT LUẬN
Môi trường bị ô nhiễm đang đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con người. Vì
vậy , để cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .
Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường không chỉ cần tích cực học tập, rèn
luyện đạo đức, mà cần nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống ngay từ
bây giờ. Nhất là việc thực hiện những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến
khích ( Điều 6 Luật bảo vệ Môi trường năm 2014). Qua những gì chúng em đã
phân tích và tìm hiểu trong bài tập nhóm của mình đã phần nào đánh giá được nhận
thức và thực hiện quy định của pháp luật về “những hoạt động bảo vệ môi trường


được khuyến khích” của sinh viên Luật hiện nay. Bài làm của chúng em còn nhiếu
thiếu sót, mong thầy cô góp ý để bài tập Nhóm của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !


IV. Phụ lục
Đề tài: “Đánh giá nhận thức và thực hiện quy định của pháp luật về
"những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích" (điều 6 luật bảo vệ
môi trường 2014) của sinh viên đại học Luật”.
I.

Bảng hỏi

Câu 1: Hiện nay, Anh (chị) đang là sinh viên năm thứ mấy tại Đại học Luật Hà
Nội? (Chỉ chọn 1 phương án trả lời)





Năm thứ nhất
Năm thứ hai
Năm thứ ba
Năm thứ tư


Câu 2: Theo Anh (chị) đánh giá, mức độ ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay
như thế nào? (Chỉ chọn 1 phương án trả lời)
 Rất nghiêm trọng
 Nghiêm trọng
 Bình thường
 Không nghiêm trọng
 Rất không nghiêm trọng
Câu 3: Anh (chị) có thường xuyên theo dõi những vụ việc gây ô nhiễm môi trường

ở nước ta không? (Chỉ chọn 1 phương án trả lời)
 Rất thường xuyên
 Thường xuyên
 Bình thường
 Không thường xuyên
 Không bao giờ
Câu 4: Anh (chị) biết đến những vụ việc gây ô nhiễm môi trường qua kênh thông
tin nào? (được chọn nhiều phương án trả lời)
 Qua thông tin người khác kể lại
 Qua các chương trình thời sự, chương trình tin tức
 Qua báo in, báo điện tử
 Qua mạng xã hội


×