Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

tiểu luận môn logistics phân tích một số nghiên cứu về logistics xanh và đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.08 KB, 82 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thế giới ngày càng phát triển, đạt được những thành tựu nhất định, đảm bảo và nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Tuy nhiên song song với sự phát triển đó là
những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái, ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh chúng ta.
Hiện tượng được cả thế giới thực sự quan tâm hiện nay chính là biến đổi khí hậu, sự nóng lên
của trái đất, băng tan, thiên tai… Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng xấu đi của môi
trường, một trong số đó xuất phát từ các hoạt động sản xuất tiêu dùng.
Theo một nghiên cứu đã công bố trước đây, 5,5% khí thải toàn cầu xuất phát từ các hoạt
động logistics. Theo Tổ chức Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC), khói thải từ máy bay
chiếm 3,5% nguyên nhân làm cho trái đất ấm dần lên. Trung thành với lý thuyết logistics
truyền thống, các doanh nghiệp đang tiêu thụ quá nhiều năng lượng, phát thải lượng khí CO2
vào môi trường vượt quá ngưỡng,… tất cả đang đe dọa đến sự phát triển bền vững mà cả thế
giới đang hướng tới.
Vì thế logistics xanh ra đời như là một hệ quả tất yếu tìm lại cách đi, hướng tìm tòi đảm bảo
phát triển bền vững. Các hoạt động logistics hiện nay phải được xem xét từ góc độ môi trường
và tính hiệu quả. Không chỉ là bài toán lợi nhuận của riêng doanh nghiệp nữa, mà cần hướng
tới lợi ích chung cho toàn xã hội. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã đầu tư vào logistics
xanh và vận dụng các biện pháp mới vào các hoạt động tổ chức sản xuất nhằm góp phần phát
triển logistics xanh.
Trên thế giới trong thời gian qua đã có rất nhiều các bài báo, bài nghiên cứu của các nhóm
tác giả liên quan tới logistics xanh. Xét dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, mỗi bài đọc đều
mang tính học thuật riêng và đưa người đọc đến những định nghĩa, cách thức xử lý, đầu tư cho
logistics xanh. Nhưng tựu chung lại đều đem lại những bài học đắt giá, những kinh nghiệm
trong việc thực hiện các hoạt động logistics xanh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con
người cũng như đảm bảo phát triển bền vững.


2



Trên cơ sở phân tích các bài nghiên cứu về logistics xanh của các tác giả đi trước dưới hai
góc độ vi mô và vĩ mô, từ đó tổng hợp những giải pháp hữu ích, nhóm chúng em đã quyết
định lựa chọn đề tài: “Phân tích một số nghiên cứu về logistics xanh và đề xuất giải pháp ứng
dụng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu kỹ, phân tích các bài nghiên cứu để thấy được cái nhìn toàn cảnh về logistics xanh
dưới góc độ tiếp cận của các nhóm tác giả trên toàn thế giới, hiểu cặn kẽ về loại hình logistics
mới này cũng như những lợi ích, tác dụng của nó. Mỗi bài báo, bài nghiên cứu đều đề xuất
những giải pháp kèm theo những bài học thực tiễn của nhiều doanh nghiệp, tổ chức đi trước,
từ đó nhóm sẽ tổng hợp và đề xuất những giải pháp thực hiện logistics xanh hiệu quả và tiện
ích nhất hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những bài báo, sách, bài nghiên cứu về đề tài logistics xanh.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở một vài bài báo, bài nghiên cứu của một
vài nhóm tác giả có đề cập tới vấn đề logistics xanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các phương pháp
khoa học thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của đề tài được trình bày qua ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về logistics xanh
Chương 2: Những công trình nghiên cứu vĩ mô và vi mô về logistics xanh
Chương 3: Đề xuất giải pháp thực hiện logistics xanh đảm bảo phát triển bền vững


3

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới giảng viên hướng dẫn, PGS.TS Trịnh Thị

Thu Hương đã giúp đỡ chúng em nhiệt tình trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận.
Bài tiểu luận này là thành quả của quá trình học tập và nỗ lực của tất cả chúng em. Do
những hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như trình độ và khả năng nên trong quá trình thực
hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự
thông cảm, góp ý chân thành của Cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS XANH
1. Khái niệm logistics:
Cho đến nay, đã có rất nhiều tổ chức, tác giả tham gia nghiên cứu và đưa ra các khái niệm
về logistics dựa trên các góc độ tiếp cận khác nhau. Mỗi khái niệm thể hiện một quan điểm,
nhận định khác nhau và khó có thể khẳng định được định nghĩa nào là đúng đắn nhất.
Một cách hiểu ngắn gọn: Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các
luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào)
và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Có thể minh họa sự kết hợp của logistics đầu vào và đầu ra trong sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sơ đồ hoạt động logistics

Nguồn: Bài giảng môn Logistics và vận tải quốc tế của PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương
Theo Liên Hợp Quốc (The United Nation – UN): logistics là hoạt động quản lý quá trình
lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, khâu sản xuất sản phẩm cho đến lúc tới tay
người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.

1

1 Christopher, M. (1998), “Logistics and Supply Chain Management”, McGraw - Hill, New
York.



5

Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain
2

Management Professionals – CSCMP) , thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như
sau:
“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực
hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông
tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động
của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu,
kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho,
hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các
chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói,
dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các
hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như
marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”
3

Theo Hội đồng quản lý logistics Hoa Kỳ (Council of logistics management – CLM) :
“logistics là quá trình lập kế hoạch và chọn những phương án tối ưu nhằm thực hiện việc quản
lý và kiểm soát việc di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy
trình, những thành phẩm, cũng như các thông tin có liên quan từ giai đoạn tiền sản xuất cho
đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng với mục đích để thỏa mãn yêu cầu của
khách hàng”.
4

Trong Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Chương IV, điều 233) được Quốc hội thông

qua ngày 14/6/2005 và nghị định 140/2007NĐ-CP của Chính Phủ không quy định thế nào là
logistics mà chỉ đề cập đến khái niệm dịch vụ logistics. Luật Thương mại Việt Nam quy định:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc
2 />3 />4

/>02126A5/$FILE/Luat%20Thuong%20mai%202005.pdf


6

nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các
thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các
dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Vào năm 2001, Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng (Council of Supply
Chain Management Professionals – CSCMP) của Hoa Kỳ đã đưa ra khái niệm logistics có thể
đánh giá là chính xác và toàn diện hơn cả khi định nghĩa: “Logistics là một bộ phận của chu
trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một
cách hiệu quả việc dự trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin hai chiều giữa điểm khởi
đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. Định nghĩa này cho thấy
logistics vừa gắn liền vừa là một bộ phận của chuỗi cung ứng (Supply Chain), liên quan đến
các khâu của chuỗi cung ứng từ nhập nguyên, nhiên vật liệu qua các khâu của quá trình sản
xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu
dùng cuối cùng.
Theo quan điểm 5 đúng thì Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí
và đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp với khách hàng tiêu dùng sản phẩm.

Đánh giá chung các quan điểm về logistics:
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về logistics nhưng chung quy lại có thể thấy
logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động gắn liền với hàng
hóa: giao nhận hàng hóa, vận chuyển, lưu kho bãi rồi đến các thủ tục hải quan,…. Theo đó,

bản chất của hoạt động logistics có thể được hiểu là quá trình tối ưu hóa về thời gian, về địa
điểm, hay các yếu tố hỗ trợ khác cho khâu vận chuyển hàng hóa, sản phẩm từ người sản xuất,
cung ứng rồi phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Những điểm chung của các quan điểm :
Trước hết, cần khẳng định logistics là khoa học và là nghệ thuật về tổ chức và quản lý
nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu.
Logistics là một quá trình tức là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết
và tương tác với nhau chứ không phải các hoạt động riêng lẻ.
Logistics đề cập đến các nguồn lực được lưu chuyển, dự trữ trong hệ thống.


7

Tóm lại, hoạt động logistics được hiểu là mội chuỗi các hoạt động cung ứng nguyên vật
liệu và phân phối hàng hoa đúng số lượng, đúng nơi, đúng lúc nhằm tiết kiệm chi phi và tạo
giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp ứng dụng logistics trong sản xuất kinh doanh.
2. Khái niệm về logistic xanh:
“Logistics” trong cụm từ logistics xanh là chìa khóa của hệ thống vận chuyển mới sử dụng
công nghệ hiện đại để quản lý và đảm bảo tình hình môi trường. Khi ghép “logistics” với
“green” ta được cụm từ nhấn mạnh về việc vừa thân thiện với môi trường và hiệu quả trong hệ
thống phân phối và vận chuyển.
Logistics xanh mô tả các hoạt động để tính toán và giảm thiểu các tác động sinh thái của
hoạt động logistics. Điều này bao gồm tất cả các hoạt động giao dịch trước và sau của sản
phẩm, thông tin và dịch vụ giữa các điểm bắt đầu sản xuất và điểm tiêu thụ. Đó là mục đích để
tạo ra giá trị bền vững của công ty dựa trên sự cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi
trường.
Hệ thống logistics cần được tạo ra trong sự kết hợp giữa nhu cầu và lợi ích của con người
đồng thời cho thấy những xu hướng thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Logistics xanh
đảm bảo hệ thống phân phối hiệu quả và thân thiện với môi trường. Logistics xanh được nhắc
đến trong sự hài hòa với phát triển bền vững, giữa 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường.

Hình 1.2: Logistics xanh trong việc đảm bảo hài hòa 3 yếu tố


8

Nguồn: “The use of IT applications for implementation of green logistics concept” của các
tác giả Aidas Vasilis Vasiliauskas, Virgilija Zinkevičiūtė, Gražvydas Jakubauska.
Khái niệm logistics xanh có nguồn gốc từ giữa những năm 1980 và là khái niệm để mô tả
hệ thống logistics và các phương pháp sử dụng công nghệ tiên tiến và trang thiết bị để giảm
thiểu thiệt hại về môi trường trong quá trình hoạt động.
Sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng làm tăng khối lượng hàng hóa và khoảng cách vận
chuyển, nâng cao yêu cầu về quản lý và kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều quốc gia đã
xây dựng các chương trình và chiến lược để phát triển hệ thống logistics xanh đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế, nâng cao vị thế cạnh tranh và bảo vệ lợi ích quốc gia.
3. Lợi ích của logistics xanh:
Trong khi logistics truyền thống tìm cách để xúc tiến tổ chức phân phối, đó là việc vận
chuyển, lưu kho, đóng gói và quản lý hàng tồn kho từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Vấn đề
về môi trường đã mở cửa những thị trường về tái chế và xử lý, dẫn đến một phân ngành hoàn
toàn mới: Green Logistics (Logistics xanh).
Logistics xanh giúp giảm thiểu những chất thải, khí thải trong quá trình sản xuất, vận
chuyển, hướng đến việc sử dụng những nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, giảm tối đa
những chất độc hại hay có thể gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.
Logistics xanh là tiền đề bảo vệ môi trường, cải thiện cuộc sống con người
Thêm vào đó, các công ty không ứng dụng hình thức vận chuyển xanh rất dễ sẽ phải đối
mặt với các rủi ro với cổ đông và khách hàng sau này. Pháp luật tiềm năng có thể giới hạn
lượng khí thải các-bon của công ty và sở thích của người tiêu dùng đối với vận chuyển bảo vệ
môi trường có thể làm họ từ bỏ giao dịch với các nhà cung cấp không thân thiện với môi
trường và mua hàng ở nơi khác. CEO của FedEx – hãng logistics lớn nhất của Hoa Kỳ cho
biết điều đó là quan trọng khi các tổ chức cam kết giảm lượng khí thải các-bon hàng năm để
giữ chân khách hàng.



9

“Những tổ chức tiên phong có một cơ hội và lợi thế cực lớn để định hướng hành vi của
khách hàng bằng cách thực hiện các hình thức chuyển hàng mà mặc định là xanh hơn là
nhanh. Khách hàng sẽ phải cảm ơn họ vì điều đó”.

4. Logistic ngược
Lý thuyết về logistics ngược đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và có
hệ thống tại các nước phát triển như Mỹ và châu Âu từ thập niên 90 của thế kỷ trước.
Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về logistics ngược. Tuy nhiên, quan
điểm của Rogers và Tibben - Lembke (1999) là khái niệm được giới chuyên môn đồng tình và
ủng hộ. Khái niệm này đã mô tả sinh động về logistics ngược thông qua việc nhấn mạnh tới
mục tiêu và quá trình diễn ra bên trong của logistics ngược, đó là:
"Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng
chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm
xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp".
Dòng logistics ngược được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thu hồi các
sản phẩm không bán được để nâng cấp; thu hồi các sản phẩm có khuyết tật để sửa chữa; thu
hồi sản phẩm đã sử dụng để tháo dỡ và tái sử dụng một phần; thu hồi và tái sử dụng bao bì…
Logistics ngược giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Khi phải thu hồi hàng hóa trong
kênh logistics ngược, các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa… hàng
hóa thu hồi sẽ tăng lên. Theo ước tính chi phí dành cho các hoạt động logistics ngược trung
bình chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tổ chức và
triển khai tốt dòng logistics ngược thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể các khoản chi
phí khác, như: tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do được tái sinh, giảm chi phí bao bì do
tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá trị còn lại của những sản phẩm đã loại bỏ, bán
lại sản phẩm (dù có thể mức giá không bằng giá của sản phẩm mới) để tăng doanh thu…
Logistics ngược giúp tạo dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp. Một trong những nguyên

nhân chủ yếu dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay là do hoạt động sản
xuất kinh doanh của con người gây ra. Do đó, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới việc


10

giảm sự tác động tiêu cực của sản xuất kinh doanh đến môi trường thông qua thu hồi nguyên
vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc vứt bỏ nó một cách có trách nhiệm. Không những
thế, khách hàng, các cơ quan quản lý chức năng và công chúng cũng thường đánh giá rất cao
trước những hành vi thân thiện với môi trường của doanh nghiệp. Điều này một lần nữa khẳng
định, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt logistics ngược sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh “xanh”
trong tâm trí khách hàng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.
5. So sánh logistics xanh và logistics truyền thống
Bảng 1.1: So sánh logistics xanh và logistics truyền thống
Logistics xanh

Logistics truyền thống

Phát triển bền vững
Mục tiêu cuối
cùng

Vừa theo đuổi chất lượng, hiệu quả,

Đạt hiệu quả cao nhất.

dịch vụ logistics vừa hạn chế các tác

Các vấn đề liên quan đến môi


động của hoạt động logistics đến môi

trường chính là chi phí.

trường.
– Hoạt động logistics ở chính các doanh
Tác nhân

nghiệp logistics.
– Các doanh nghiệp ở đầu và cuối chuỗi
cung ứng.

– Chỉ là các hoạt động logistics
được chú trọng.
– Khó khăn trong việc liên kết
cũng như phân bố tối đa nguồn
lực tự nhiên.
Lập kế hoạch, thực hiện và
kiểm soát việc vận chuyển và

Hệ thống

Hệ thống Logistics xanh bao gồm các

bảo quản có hiệu quả đối với

khía cạnh sau: Vận tải xanh, lưu trữ

hàng hóa, dịch vụ cũng như


xanh và an toàn, hệ thống bốc xếp xanh, thông tin tương ứng từ giai
đóng gói và bao bì xanh, quá trình phân

đoạn tiền sản xuất cho đến khi

phối xanh, thu thập và quản lý thông tin
xanh.

hàng hóa đến tay người tiêu
dùng cuối cùng để đáp ứng yêu
cầu của khách hàng.


11

Sử dụng phương thức vận tải

Phương tiện

Sử dụng các phương tiện đạt các tiêu

phù hợp với từng loại hàng với

chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và do

yêu

đó đảm bảo mức phát thải thấp. Giảm

(nhanh, hoặc giá rẻ,.. có thể chỉ


lưu lượng ô tô, áp dụng công nghệ Eco

dùng ô tô để vận chuyển).

cầu

của

khách

hàng

Drive để giảm mức phát thải,…
- Bao bì xanh, cũng có thể được gọi là
"bao bì sinh thái" hoặc "bao bì thân
thiện với môi trường". Hoàn toàn được
sản xuất từ cây xanh tự nhiên, có thể tái
chế hoặc sử dụng lần thứ hai, tự phân
hủy,… không ảnh hưởng đến môi
trường cũng như sức khỏe của người và

-Bao bì, sản phầm đảm
không chú trọng

bảo,

đến yếu tố

môi trường như bao bì ni lông,

Bao bì, vật liệu vật nuôi. Trong ngắn hạn, bao bì xanh
được ưu tiên tái sử dụng, tái chế hoặc tự
phân hủy.

bao bì sản xuất công nghiệp đại
trà…

- Kỹ thuật và tiêu chuẩn hoá các thùng
chứa, bao gồm cả việc sử dụng thiết kế
nhẹ và các vật liệu đóng gói có thể tái
sử dụng, cho phép giảm thiểu tối đa
việc giảm thiểu chất thải và giảm thiểu
tối đa lượng khí thải CO2.
Kỹ thuật và tiêu chuẩn hoá các thùng

Thùng chứa

chứa, bao gồm cả việc sử dụng thiết kế

Sử dụng thiết bị thùng chứa,

nhẹ và các vật liệu đóng gói có thể tái

đóng gói không chú trọng bảo

sử dụng, cho phép giảm thiểu tối đa

vệ môi trường. Ví dụ sử dụng

việc giảm thiểu chất thải và giảm thiểu


thùng chứa bằng nhựa.

tối đa lượng khí thải CO2.
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


12

CHƯƠNG II: NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VĨ MÔ VÀ VI MÔ VỀ LOGITICS
XANH

1. Thực trạng về ô nhiễm môi trường từ các hoạt động logistics
Hiện nay, sự gia tăng về số lượng cảng biển và mật độ tàu thuyền trong hoạt động hàng hải
đã đang và sẽ làm gia tăng mối đe dọa về ô nhiễm môi trường biển. Ngành vận tải biển đang là
ngành có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất.
Chỉ tính riêng quá trình xây dựng và khai thác cảng sông, cảng biển, cũng gây ra nhiều tác
động xấu đến môi trường. San lấp, phá nổ tạo mặt bằng ảnh hưởng đến sử dụng đất, tái định
cư, chất lượng không khí, tiếng ồn và rung động. Việc nạo vét định kỳ luồng lạch dẫn tàu,
vùng neo tàu và vùng quay trở tàu gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái
cảng biển, hoạt động ngư nghiệp và sản lượng đánh bắt thủy sản. Các hoạt động bốc xếp hàng
hóa, vận chuyển hàng hóa ra vào cảng,… cũng như sinh hoạt của cán bộ công nhân cảng và
thủy thủ trong thời gian tàu neo đậu cũng ảnh hưởng đến phong cảnh và du lịch, ô nhiễm
không khí và ô nhiễm nước.
Theo đánh giá chung trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học của thế giới, lượng dầu
thải xuống các vùng nước hàng năm (đặc biệt là với nước biển) ước tính theo tỷ lệ: 73% từ
hoạt động tàu biển, 21% từ sự cố hàng hải và 6% từ các nguồn khác. Việc khai thác các loại
tàu, xà lan dầu làm cho tỷ lệ ô nhiễm dầu ở mức cao nhất.
Trong các vụ tràn dầu dưới 7 tấn thì 90% là trong quá trình nhận, trả hàng, tiếp nhận nhiên
liệu và thường xảy ra trong cảng hoặc tại bến nhận/trả hàng. Việc cung cấp dầu mỡ, nhiên liệu

cho tàu, việc sửa chữa nhỏ và vứt bừa bãi các loại chất thải dính dầu mỡ cũng là nguyên nhân
chính gây nên ô nhiễm vùng nước cảng biển.
Khí thải từ máy bay làm ô nhiễm khu vực nhạy cảm nhất của khí quyển, các khí độc hại
gây nhiễm tầng ozone và góp phần làm tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất ấm
dần lên. Theo Tổ chức Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC), khói thải từ máy bay chiếm
3,5% nguyên nhân làm cho trái đất ấm dần lên. Đối với khu vực châu Âu thì lượng khí thải lại
được cảnh báo nhiều hơn. Theo dữ liệu của Cơ quan Môi trường châu Âu, lượng khí thải mà
các phi cơ của 27 nước châu Âu tạo ra lên tới 440.000 tấn mỗi ngày. Ngay cả khi núi lửa phun


13

ra 300.000 tấn khí CO2 mỗi ngày vẫn thua xa các máy bay châu Âu về mức độ tạo ra khí thải.
Trong quá trình vận hành, ngành đường sắt đang gây ra ảnh hưởng đến môi trường tự
nhiên, xã hội và con người. Khí thải trên tàu phát sinh từ 2 nguồn chính là đầu máy và toa xe
máy phát điện. Các khí thải độc hại là sản phẩm của quá trình đốt cháy các loại nhiên liệu này
trong buồng máy động cơ với các chất độc hại... Bụi bẩn, hóa chất có ảnh hưởng đến thành
phần môi trường trong quá trình chuyên chở, xếp dỡ hàng rời, hàng độc hại, hàng nguy hiểm...
Tiếng ồn của đoàn tầu trong quá trình vận hành cũng là một vấn đề lớn. Hầu hết phương tiện
vận chuyển hàng hóa đều kéo theo sự gia tăng chất thải.
Tại Việt Nam, chất thải và rác vẫn xả trực tiếp xuống hai bên đường sắt, gây ra các phản
ứng phá hủy thiết bị đường sắt, gây ô nhiễm môi trường và cuộc sống cộng đồng. Ngoài ra,
còn phải kể đến bụi bẩn, hóa chất, tiếng ồn, độ rung ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình
chuyên chở, xếp dỡ hàng rời, hàng độc hại…
Đó là chưa kể đến các tác động môi trường tiềm tàng khác. Trong bùn đáy, nhất là ở đô thị,
khu công nghiệp và vùng cửa sông, hàm lượng các tác nhân ô nhiễm có độc tính cao như kim
loại nặng, dầu mỡ, các hydrocacbon đa vòng... thường khá cao. Do vậy, việc nạo vét và đổ bỏ
bùn đáy có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng cho
sinh hoạt, thủy sản, thủy lợi. Hoạt động nạo vét còn làm thay đổi địa hình đáy, bóc bỏ lớp cư
trú của động vật đáy, tác động xấu đến hệ sinh thái nước và nguồn lợi thủy sản.

Ngoài ra, việc tăng độ sâu, độ rộng của luồng tàu có khả năng làm thay đổi chế độ thủy
văn, gia tăng xâm nhập mặn và có thể tạo điều kiện gây bồi lắng hoặc xói lở vùng xung quanh.
Việc cải thiện tuyến giao thông thủy còn làm tăng mật độ tàu thuyền, từ đó có nguy cơ gây ô
nhiễm nguồn nước do chất thải từ tàu và sự cố tràn dầu.
2. Những công trình nghiên cứu của các nhóm tác giả về logistics xanh
2.1. Dưới góc độ nghiên cứu vi mô


14

5

1. “The Benefit of Green Logistics to Organization” .
Năm 2013, Wijittra Srisorn đã công bố bài viết “The Benefit of Green Logistics to
Organization” (Lợi ích của logistics xanh đối với doanh nghiệp, tổ chức) nghiên cứu về
logistics xanh nói chung đồng thời cũng chỉ ra lợi ích dự kiến tổ chức nhận được khi thích
nghi với logistics xanh về các hoạt động quan trọng trong logistics. Lợi ích của logistics xanh
mà tổ chức nhận được bằng hoạt động quản lý logistics đó là quá trình làm tăng hiệu suất quản
lý các sản phẩm từ người sản xuất đến khách hàng, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng
lượng và ngăn chặn tác hại đến môi trường.
Phương pháp nghiên cứu: phân tích, đánh giá, tổng hợp và đưa ra những kết luận là những
bài học bổ ích cho các doanh nghiệp hiện nay. Nhóm tác giả đã tiến hành tìm hiểu phân tích
thống kê về số lượng khí thải CO2, khảo sát ở một vài đất nước phát triển.
Từ những nghiên cứu này, các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng logistics xanh trong hoạt
động logistics liên quan tới chuỗi cung ứng từ hạ lưu đến thượng nguồn có thể ngăn ngừa một
vài vấn đề môi trường. Một vài hoạt động logistics đó là:
1) Quá trình mua bán, hoạt động thương mại, liên kết công nghệ thông tin trong kinh
doanh.
2) Quá trình sản xuất được cải thiện bởi việc cải tiến hoạt động logistics.
3) Quá trình quản lý kho hàng như tái chế bao bì đóng gói, vận chuyển hàng hóa vào kho

hàng, vận chuyển hàng hóa, kế hoạch tiếp nhận và giao hàng hóa.
Mở đầu bài nghiên cứu, tác giả nhấn mạnh tới tình trạng môi trường hiện nay trên toàn thế
giới. Vấn đề nóng lên toàn cầu là một trong những điều đáng quan ngại nhất đối với cuộc sống
con người. Hoặc là quá nóng, hoặc là quá lạnh, những vấn đề này đều xảy ra do sự thải khí
CO2 vào không khí bắt nguồn từ việc quá trình vận chuyển hàng hóa. Wijittra Srisorn lấy ví
dụ về nước Anh nơi mà hệ thống quản lý logistics tốt không chỉ giúp cắt giảm chi phí, tăng
cường năng lực cạnh tranh cốt lõi mà còn có khả năng giảm ô nhiễm môi trường thông qua áp
5 />

15

dụng logistics xanh. Từ đó có thể tiết kiệm ngân sách Nhà nước về xử lý ô nhiễm, nâng cao
chất lượng cuộc sống dân cư.
Logistics xanh có vai trò quan trọng trong việc thương mại hóa, vận chuyển và giao nhận
hàng hóa. Đó là xu hướng của thế giới quan tâm đến việc phát thải khí CO2 từ hoạt động vận
chuyển, đến đóng gói bao bì sản phẩm. Xu hướng logistics xanh rất quan trọng đối với việc
quản lý hoạt động logistics nói chung, tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu có thể tái chế
và cố gắng sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Một trong số đó là quan niệm, ý tưởng
về pallet được làm từ nhựa hoặc giấy vì nó có thể được tái chế và tái sử dụng sau này.
Điển hình ngày nay, nhiều đất nước phát triển như Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản đều đã đưa
ra những tiêu chuẩn về logistics xanh khi lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng yêu cầu về hệ thống
logistics. Đặc biệt khi tiến xa hơn nữa trong logistics xanh cần có sự can thiệp của chính phủ
trong việc đưa ra những quy tắc hay cải thiện cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng
phương tiện giao thông, năng lượng tránh gây ảnh hưởng tới môi trường.
Wijittra Srisorn đưa ra một vài hoạt động gắn liền với logistics xanh mà doanh nghiệp có
thể áp dụng như sau:
1) Chương trình lái xe thân thiện có thể tạo ra nhận thức tốt cho người tài xế giảm thiểu
sử dụng nhiên liệu và bảo trì động cơ, giảm khí thải phát thải vào môi trường.
2) Quản lý nhiên liệu và đạt được lợi ích lớn nhất từ việc giảm chi phí băng tải, không
nên chở quá trọng tải cho phép bởi như vậy dễ ảnh hưởng tới chất lượng đường bộ, và

góp phần hủy hoại môi trường sau này.
3) Sử dụng bao bì sinh thái được xem là 1 lựa chọn thông minh để cải thiện môi trường,
đồng thời tái sử dụng và tái chế các thiết bị liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
4) Thay đổi hệ thống phương thức vận chuyển để tiết kiệm năng lượng, điều này đòi hỏi
phần lớn ở vai trò của chính phủ trong việc phát triển hệ thống giao thông đường sông,
đường ven biển.


16

Theo như đánh giá trong bài nghiên cứu này, chỉ số môi trường được xem là 1 trong những
chỉ số đo lường sự thành công trong quản lý bền vững chuỗi cung ứng. Mỗi doanh nghiệp khi
nghiên cứu cách thức áp dụng logistics xanh đều quan tâm tới hai vấn đề sau đây:
1) Sự quản lý nội bộ:
Quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp, một phần xuất phát từ những chính sách đặc biệt
liên quan đến việc cắt giảm chi phí và kiểm soát môi trường nhà cung ứng, đòi hỏi việc nhấn
mạnh vào sự quản lý bền vững thân thiện với môi trường. Tất cả các nhân viên đều phải tham
gia vào tiến trình và tự tạo nền văn hóa xanh trong chính doanh nghiệp.
Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều tới logistics xanh chính là khách hàng
và quy luật thị trường, tính cạnh tranh, yếu tố xã hội. Việc cần làm với các doanh nghiệp lúc
này là sự hội nhập nguồn lực và năng lực bao gồm cả những kinh nghiệm để tổ chức hoạt
động và thích ứng với logistics xanh.
2) Các yếu tố tác động bên ngoài:
-

Chính sách và luật pháp do chính phủ ban hành.

-

Khách hàng, bao gồm các tổ chức khác hay người tiêu dùng cuối cùng ngày nay đều

quan tâm tới những hàng hóa thân thiện với môi trường.

-

Đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh rõ ràng là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp tiến
hành tổ chức hoạt động liên quan đặc biệt tới môi trường.

-

Nhà cung ứng đầu vào là một phần trong tiến trình xanh hóa logistics tuy nhiên đôi khi
cũng xảy ra những mâu thuẫn trong quá trình đàm phán với nhau.

-

Chi phí chính là rào cản lớn nhất. Để bảo vệ môi trường cần sử dụng những nguyên
liệu tự nhiên, thực sự thân thiện với môi trường, điều này ảnh hưởng tới việc cắt giảm
chi phí bởi sản xuất luôn có hàm lượng chi phí rất cao.

Từ những nghiên cứu logistics xanh trong mối quan hệ với những yếu tố bên trong – bên
ngoài doanh nghiệp, tác giả đi đến trả lời câu hỏi đặt ra ngay từ đầu: Vậy đâu là lợi ích thật sự
cho doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động liên quan đến logistics xanh?


17

Quản lý logistics là quá trình nâng cao hiệu quả quản lý quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà
sản xuất tới người tiêu dùng và gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Điều này
không chỉ góp phần cắt giảm chi phí, tạo ra giá trị gia tăng, tiết kiệm năng lượng mà còn bảo
vệ môi trường. Thế giới hiện đang phải đối mặt với một vài vấn đề môi trường như ô nhiễm
môi trường từ việc vận tải và đóng gói bao bì. Phần lớn các doanh nghiệp đều nhấn mạng tới

việc cắt giảm chi phí logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng lại bỏ quên đi vấn đề
môi trường. Tuy nhiên trên thực tế cắt giảm chi phí logistics sẽ dẫn đến sự xuống cấp của môi
trường.
6

2. “Green Logistics: Improving environmental sustainability of Logistics” của nhà xuất bản
Charterer Institute of Logistics and Transport (UK), Kogan Page Limited, 2010.
Năm 2010, trong cuốn “Green Logistics: Improving envirovmental sustainability of
Logistics” của nhóm tác giả Alan McKinnon, Sharon Culliane, Micheal Browne và Anthony
Whiteing ngay từ đầu đã nhấn mạnh tới việc phát triển bền vững là một tiêu chuẩn mới trong
việc quản lý logistics, đề xuất sự cải tổ trong hoạt động logistics cũng như chuỗi cung ứng
nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, đánh giá, tổng hợp, khảo sát, thống kê, so sánh, đối
chiếu.
Cuốn sách này gồm 17 chương với sự đóng góp của hơn 24 tác giả và được chia làm 5
phần.
Phần 1 dành cho phần đánh giá tác động của môi trường bắt đầu với việc đưa ra khái niệm
tính bền vững của môi trường từ quan điểm logistics, các chính sách để cắt giảm chi phí
logistics, nhấn mạnh các hoạt động logistics chiếm vai trò quan trọng trong việc tổ chức định
hướng logistics bền vững. Bởi một lẽ ngày nay các doanh nghiệp đang phải chịu áp lực đưa ra
các quyết định mang tính bền vững, giảm thiểu các ảnh hưởng của môi trường từ hoạt động
logistics. Thực tế đưa ra 1 sự thật khá kinh hoàng là vận chuyển hàng hóa, lưu kho, các hoạt
6

/>ironmental%20Sustainability%20of%20Logistics/Cover%20&%20Table%20of%20Contents%20%20Green%20Logistics%3B%20Improving%20the%20Environmental%20Sustainability%20of%20L
ogistics.pdf


18


động xử lý vật liệu được ước tính chiếm khoảng 10% khí thải CO2 trên toàn thế giới (trang 4
của cuốn sách). Đôi khi các doanh nghiệp thường phải đấu tranh rất nhiều để đuổi kịp các tiêu
chuẩn phát triển logistics bền vững, thực hiện các chương trình cắt giảm chi phí tương ứng.
Phần 2 tập trung đưa ra các chiến lược phát triển logistics xanh, bao gồm các chủ đề về
thiết kế lại mạng lưới đường bộ để tối đa hóa các mục tiêu phủ xanh, phát triển các phương
tiện xanh, giảm thiểu rủi ro, vận chuyển hàng hóa bằng các thiết bị xanh,… Phần này nêu bật
những điều các chuyên gia trong ngành cần xem xét để đảm bảo rằng các chương trình phát
triển bền vững tiến triển tốt trong thời gian tới. Nhóm tác giả lấy ví dụ về việc cần tới 55 năm
cho việc nghiên cứu máy bay vận chuyển hàng hóa, bao gồm các công đoạn, từ thiết kế, sản
xuất, bảo trì (trang 159 của cuốn sách). Những cân nhắc trong dài hạn các chuyên gia đưa ra ở
đây bao gồm hiệu quả nhiên liệu, năng lực vận chuyển, và cấu trúc mạng,…
Phần 3 chuyển sang các hoạt động mà các doanh nghiệp có thể thực hiện trong thời gian
ngắn – trung hạn để tăng cường tính bền vững của logistics. Những việc này bao gồm: sử dụng
các phương tiện cải tiến, xác định tuyến xe tối ưu cho các tác động môi trường cũng như các
phương pháp để cải thiện hiệu quả phương tiện từ khâu thiết kế, bảo trì bảo dưỡng, đào tạo kỹ
năng có các lái xe và quản lý 1 số hoạt động khác.
Cụ thể 8 chiến lược và hoạt động phát triển logistics xanh được nêu bật trong phần 2,
3 là:
1) Tái cấu trúc hệ thống logistics và chuỗi cung ứng
2) Chuyển giao hình thức vận tải sang các phương thức “xanh” hơn
3) Phát triển các loại tàu bay, thuyền, phương tiện “xanh”
4) Cắt giảm ảnh hưởng của hoạt động lưu kho tới môi trường
5) Cơ hội cải tiến sử dụng các loại phương tiện
6) Tối ưu hóa việc định tuyến các phương tiện
7) Tăng hiệu quả nhiên liệu sạch trong ngành vận tải đường bộ


19

8) Phát triển logistics ngược trong quản lý chất thải

Nội dung trong phần 4 đề cập tới 1 chủ đề nóng hiện tại trong lĩnh vực logistics xanh. Đó là
cuộc thảo luận về chi phí và lợi ích của việc sử dụng nguyên liệu thay thế nhằm đưa ra những
ứng dụng nhiên liệu thay thế hiện tại và tương lai, và liệu việc sử dụng nó có thực sự đảm bảo
tính bền vững hay không? Phần này đặc biệt đưa vào một hình thức kinh doanh mới liên quan
đến thương mại điện tử, e-logistics được đặt trong mối quan hệ cắt giảm 1 vài chi phí môi
trường. Trong tương lai, e-logistics được xem là hình thức phát triển có nhiều tiềm năng, vừa
tăng tính hiệu quả, lại góp phần tăng cao tính bền vững.
Phần 5 được dành để nhấn để khái quát về một số chính sách và chương trình mà chính phủ
có thể làm để thúc đẩy logistics xanh. Từ đó Nhà nước có thể phát ra lời kêu gọi hành động và
khuyến khích logistics xanh.
3. “Factors influencing the use of green Logistics: theoretical implications”

7

Năm 2012, nhóm tác giả Vidas Tamulis, Andrius Guzavičius, Lina Žalgirytė công bố bài
viết “Factors influencing the use of green Logistics: theoretical implications”. Bài viết phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các logistics xanh ở cấp độ của công ty từ các
quan điểm lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu: phân tích so sánh giữa logistics xanh với logistics truyền thống,
đánh giá những tác động xấu của logistics đối với môi trường, thống kê số liệu, khảo sát và đi
tới đề xuất một vài giải pháp.
Ngày nay, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ ràng hơn thông qua sự nóng lên của trái
đất và nhanh chóng xuất hiện các dị thường thời tiết; tài nguyên môi trường được sử dụng
rộng rãi và cũng đang trên đà tới sự kết thúc, khan hiếm. Những vấn đề kể trên được xã hội
đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người. Người ta bắt đầu nghĩ tới
các cách để giảm thiểu sự nóng lên của trái đất, làm thế nào để tìm ra các nguồn nguyên nhiên
liệu dự trữ và khuyến khích các hoạt động tái chế.

7 />


20

Do đó con người đang chuyển hướng quan tâm tới những giải pháp xanh, không được để
mặc bộ phận logistics sang 1 bên mà phải tác động vào lĩnh vực này. Rất nhiều đất nước đang
ngày từng bước thúc đẩy công nghệ xanh và hoạt động tái chế xanh trong logistics. Nếu như
dừng hoạt động logistics đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ chết, bài toán đặt ra chính là đảm
bảo logistics thân thiện hài hòa với môi trường, hướng đến phát triển bền vững. Thực tế chỉ ra
rằng không chỉ công nghệ điều khiển logistics mà logistics cũng sẽ ảnh hưởng nặng tới hệ sinh
thái. Nếu các quy trình trong logistics không được tiến hành hiệu quả, chúng cũng dẫn đến sự
lãng phí các nguồn tài nguyên.
Đầu tiên, bài viết trình bày sự khác biệt giữa các quan niệm về logistics xanh và logistics
truyền thống. Sau đó tác giả bàn luận về việc sử dụng các logistics xanh và tác động của nó
đến môi trường sinh thái toàn cầu. Cuối cùng bài viết trình bày giải pháp của việc sử dụng
logistics xanh và các yếu tố của việc sử dụng nó thông qua những tác động về mặt lý thuyết.
Trong cuộc tranh luận về tác động của môi trường đối với hoạt động logistics, một vài biện
pháp đã được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất, tuy nhiên vẫn tập trung vào giải quyết tính bền
vững của các phương tiện vận chuyển trong hệ thống. Trước đó trong bối cảnh ở Châu Âu,
một biện pháp thường được đề nghị chính là chuyển đổi từ phương thức vận tải nhanh hơn, ô
nhiễm hơn như vận tải đường bộ, đường hàng không thành phương thức vận tải tuy chậm hơn
nhưng thân thiện với môi trường hơn như vận tải đường sắt, đường biển. Đặc biệt các giải
pháp đa phương thức có sự kết hợp giữa đường bộ và đường sắt như 1 cách đầy hứa hẹn giảm
lượng khí thải CO2.

4.

“Green Supply Chains – a new priority for supply chain managers CSIR Built

Environment”

8


Năm 2011, tác giả Ittmann Hans tiếp tục bàn về chuỗi cung ứng xanh, một khái niệm nâng
cao của logistics xanh thông qua bài viết “Green Supply Chains – a new priority for supply
chain managers CSIR Built Environment” . Bài viết đưa ra ngay từ đầu khái niệm về logistics
xanh, như là những nỗ lực để kiểm tra cách thức giảm thiểu các yếu tố bên ngoài và cố gắng
đạt được sự cân bằng giữa mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội. Tất cả những nỗ lực trong
8 />

21

lĩnh vực logistics xanh đang tập trung vào việc đóng góp và đảm bảo tính bền vững. Bài viết
cũng đưa ra những cái nhìn viễn cảnh về tương lai phát triển của logisttics xanh đi kèm với
những chiến lược bảo vệ môi trường. Kết thúc nghiên cứu này, Ittamann Hans nhấn mạnh tới
chuỗi cung ứng xanh, về những cách thức làm cho chuỗi cung ứng góp phần vào đảm bảo phát
triển bền vững trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, đánh giá, tổng hợp, khảo sát, thống kê, đề xuất giải
pháp.
Ban đầu, bài viết đưa ra định nghĩa về logistics xanh và vấn đề liên quan. Cụm từ “bền
vững (sustainability)” xuất hiện trong một bài báo cáo năm 1987 bởi Liên Hợp Quốc, được
định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu ở hiện tại mà không làm
ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai”. Bất kì một người làm hoạt động logistics và nhà quản trị
chuỗi cung ứng đều không thể bỏ qua được tầm quan trọng của tính bền vững trong logistics.
Bằng việc xem xét các vấn đề môi trường cho mục tiêu kinh tế trong mạng lưới chuỗi cung
ứng có thể cân bằng chi phí cơ hội trong đó.
Khi mà lo ngại về môi trường ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần phải tính toán đến chi
phí ngoại ứng như biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, các tai nạn. Từ đó
logistics xanh được xem như giải pháp để giảm bớt tác động từ ngoại ứng và giữ cân bằng ổn
định 3 chủ thế: kinh tế, môi trường và xã hội.
McKinnon (2010) đã đưa ra 5 quan điểm:
1. Giảm trừ các ngoại ứng tiêu cực từ giao thông vận tải

Vào những năm 70 ở châu Âu, đặc biệt là UL thì sự gia tăng các phương tiện lưu thông đã
gây nên ô nhiễm không khí và môi trường. Nhằm khắc phục vấn đề trên thì các cấp chính
quyền đã đặt ra các quy định và tiêu chuẩn về xả thải.
2. Logistics đô thị
Giao thông trong các đô thị lớn chiếm giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của
khu vực, và đang phải đối mặt với các khó khăn thách thức như ùn tắc giao thông, tác động
tiêu cực môi trường, sử dụng lãng phí nhiên liệu và vấn đề nhân công. Do đó nghiên cứu


22

logistics đô thị ra đời nhằm tối ưu hoạt động logistics ở thành phố bằng việc xây dựng các mô
hình cung và cầu, mô hình ảnh hưởng, tuyến đường lưu thông và lịch trình vận tải.
3. Logistics ngược
Nguồn tài nguyên trên trái đất thì có hạn, do đó việc thu hồi các sản phẩm cũ để tái chế và
sản xuất thành các thành phẩm mới sẽ giúp tiết kiệm được nguyên nhiên liệu.
Chu trình logistics đóng bao gồm chuỗi cung ứng truyền thống và các hoạt động logistics
ngược được thêm vào.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa chuỗi cung ứng truyền thống và chuỗi cung ứng chu trình
đóng là ở chỗ chuỗi cung ứng truyền thống thì người tiêu dùng là điểm cuối cùng của quá trình
hoạt động, còn với chuỗi cung ứng chu trình đóng sẽ thu lại giá trị còn lại từ người tiêu dùng
cuối cùng. Giá trị thu lại được từ sản phẩm này rất to lớn.
4. Logistics trong tổ chức các chiến lược môi trường
Rao và Holt (2005) đã chỉ ra rằng nếu các doanh nghiệp “xanh hóa” chuỗi cung ứng của họ
thì không chỉ mỗi họ được lợi từ việc tiết kiệm chi phí mà còn có thể gia tăng doanh thu, mở
rộng thị trường và khai thác được nhiều hơn nữa các cơ hội để đạt được lợi nhuận ròng cao
hơn.
5. Quản lý chuỗi cung ứng xanh
Quản lý chuỗi cung ứng xanh được định nghĩa là sự hợp nhất và song song tiến hành 2 hoạt
động quản lý môi trường và quản lý chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, định nghĩa trên còn bổ sung

thêm về thiết kế sản phẩm, các giai đoạn sản xuất và làm ra thành phẩm và logistics ngược.
Nhận thức về Logistics xanh: Logistics xanh không chỉ mỗi mục tiêu bảo vệ môi trường
trên trái đất, mà nó còn có thể có các mục tiêu hướng tới được thực hiện trong các khảo sát
sau: Nâng cao qua hệ công chúng; Cải thiện hình ảnh trong mắt khách hàng; Thu hút nguồn
đầu tư tài chính; Tuân theo quy định của chính phủ; Là người dẫn đầu trong phát triển bền
vững; Tăng chi phí xăng dầu, nhiên liệu; Gia tăng khả năng cạnh tranh; Tối đa hóa luồng
logistics; Tăng uy tín của doanh nghiệp; Giảm chi phí logistics;
Giảm các tác động của logistics và chuỗi cung ứng tới môi trường, đặc biệt là biến đổi khí
hậu, có rất nhiều cách thức để thực hiện:


23

Đánh giá và tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng để kết hợp với các vấn đề môi trường;
Chuyên chở hàng hóa bằng các phương tiện thân thiện với môi trường;
Phát triển phương tiện “xanh”;
Giảm thiểu các tác động từ việc lưu kho;
Tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả;
Cải thiện khả năng chuyên chở của phương tiện lưu thông;
Áp dụng logistics đô thị và logistics ngược nhằm thực hiện mục tiêu hướng tới môi
trường.
Bên cạnh đó, tác giả bài báo còn đưa ra các case-study minh họa việc áp dụng các cách
thức trên. Cuối cùng, theo Melnyk cùng đồng nghiệp (2010) thì chuỗi cung ứng với kết quả
mục tiêu bền vững sẽ đi theo các đặc điểm sau:
Sự rõ ràng xuyên suốt chuỗi cung ứng để đảm bảo rằng mọi thành viên đều ý thức
được cơ hội và sự đe dọa;
Nhấn mạnh hơn nữa vào 3 Ps ( thiết kế sản phẩm, quy trình, đóng gói);
Kết hợp lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng, việc thiết kế sản phẩm sẽ bắt đầu từ
việc sử dụng nguồn lực và kết thúc với sản phẩm tái sử dụng;
Sử dụng hệ thống đo lường hiệu suất và tính toán chúng (tổng chi phí của chủ hàng);

Mở rộng các nhà cung ứng đáp ứng được yêu cầu để đảm bảo chọn đúng người cung
ứng;
Mở rộng giấy chứng nhận tiêu chuẩn trong toàn bộ chuỗi cung
ứng; Giới thiệu hệ thống logistics ngược và marketing rác thải.
Sức ép lên môi trường và các lo ngại liên quan biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề toàn
cầu được chính phủ cũng như người tiêu dùng quan tâm hơn bao giờ hết. Vì vậy đây chính là
vấn đề cần được ưu tiên của các nhà quản lý chuỗi cung ứng. Họ chỉ có thể thành công khi họ
hiểu được nhu cầu của khách hàng và cố gắng duy trì sự liên kết giữa việc thiết lập chuỗi cung
ứng và nhu cầu của khách hàng. Do đó để giải quyết bài toán chi phí – lợi nhuận từ việc bổ
sung thêm Logistics ngược cần sự xem xét từ phía các nhà điều hành doanh nghiệp.


24

5.

The influence of green innovation in logistics competitiveness and sustainability – the
DHL case study

9

Sự đổi mới nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững của logistics - Bài học từ công
ty logistics DHL (The influence of green innovation in logistics competitiveness and
sustainability – the DHL case study) của nhóm tác giả Silvia Cosimato, Orlando Troisi đến từ
University of Salerno (Ý).
Mục đích của bài nghiên cứu này là để tìm hiểu xu hướng và công nghệ xanh đang nổi lên,
những thách thức gần đây trong việc đưa logistics trở nên bền vững.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích trường hợp của công ty logistics DHL, đánh giá, tổng
hợp và đưa ra bài học. Tìm hiểu nhiều bài báo, bài nghiên cứu đi trước cùng nằm trong chuỗi
chủ đề. Phân tích theo mô hình nghiên cứu được đưa ra.

Các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh chính được điều tra để chứng minh ảnh hưởng
thực và tiềm năng của chúng đối với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, một cuộc đánh giá tài liệu ngắn về đổi mới xanh và công
nghệ đã được thực hiện. Kết quả là nghiên cứu tình huống của DHL đã góp phần hiểu rõ hơn
về ảnh hưởng của đổi mới và công nghệ xanh đối và kết quả của doanh nghiệp về chi phí tiết
kiệm, sức cạnh tranh và hội nhập xã hội. Phân tích nghiên cứu tình huống đã được tiến hành
theo một mô hình khái niệm cụ thể, cho phép hiểu sâu hơn về kết quả nghiên cứu văn học.
Nghiên cứu cung cấp những hiểu biết có giá trị cho các nhà quản lý và các học viên trong việc
giải quyết sự bền vững và khả năng cạnh tranh.
Trong thời gian gần đây, vai trò của dịch vụ logistics đã thay đổi triệt để theo nhu cầu toàn
cầu hóa và các điều kiện thị trường mới nổi. Trong bối cảnh phức tạp về xu hướng logistics
ngày càng tăng, các tổ chức có thể đối mặt với đối thủ cạnh tranh cũng cung cấp các dịch vụ
tiên tiến được thiết kế để quản lý chuỗi cung ứng cạnh tranh và thân thiện với môi trường hơn.
9

/>0ahUKEwj0mq_R_OrSAhXIerwKHdFJAgQQFggeMAA&url=http%3A%2F%2Fwww.toulonveronac
onf.eu%2Fpapers%2Findex.php%2F17tvc%2Farticle%2Fdownload%2F120%2F116&usg=AFQjCNFb
7o5-DjA6r1v64P3IJj2BnjSCGg


25

Hơn nữa, các thể chế trong nước và quốc tế đã chứng minh sự tham gia ngày càng tăng vào
các vấn đề môi trường, các giải pháp khả thi, cũng có thể được củng cố bởi ứng dụng logistics
xanh toàn cầu và địa phương.
Trong bối cảnh này, "Greenness" thể hiện một chủ đề mới nổi dẫn đến một loạt các vấn đề
môi trường, về cơ bản liên quan đến tính bền vững của các chiến lược và hoạt động logistics.
Logistics xanh có sức hấp dẫn ngày càng tăng trong các cuộc tranh luận học thuật, tuy nhiên,
ứng dụng thực sự của nó là khá khó khăn bởi vì các đặc tính bên trong và mối tương quan với
các hệ thống giao thông hiện đại.

Các công nghệ mới nổi được coi là "liên kết quan trọng trong chuỗi logistics" bởi vì chúng
có thể giúp các tổ chức đạt được các kết quả thú vị về tính bền vững và khả năng cạnh tranh.
Do đó, các công nghệ xanh góp phần vào cuộc cạnh tranh toàn cầu nhờ giảm chi phí nói
chung, quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn, giảm rủi ro và phát triển hệ thống phân phối bền vững.
Các sáng kiến xanh thường tập trung vào việc giảm gánh nặng môi trường logistic, đặc biệt
là về ô nhiễm, khí thải và tối ưu hóa đầu vào nguyên vật liệu và kinh tế (ví dụ nguyên liệu thô,
năng lượng sạch và năng lượng thay thế, các loại xe thấp thải ...).
Bài nghiên cứu này nhằm đưa ra một quan điểm mới về công nghệ xanh và những đổi mới
đối với quản lý chuỗi cung ứng nhằm đạt được sự hiểu biết tốt hơn về các chiến lược và chính
sách nhằm đối mặt với những thách thức mới nổi về logistics phát triển bền vững.
Để đánh giá ảnh hưởng của công nghệ xanh đối với quản lý chuỗi cung ứng, bài nghiên cứu
so sánh các kết quả của tổng quan tài liệu với các nghiên cứu điển hình của DHL, được phân
tích theo mô hình khái niệm về khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
Logistics trở nên “xanh”: Trong những ngày này, các vấn đề về môi trường là một trong
những thách thức lớn đối với xã hội hiện đại, và dĩ nhiên là đối với cả ngành logistics. Nhiều
bài nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng cần tập trung vào các hoạt động bảo vệ môi trường,
ổn định kinh tế, và phúc lợi công cộng. Trong các tài liệu, các nghiên cứu khác nhau đã thảo
luận tầm quan trọng ngày càng tăng về tính bền vững, đặc biệt là tính bền vững của môi
trường trong ngành logistics, liên quan chặt chẽ đến toàn cầu hóa và khuynh hướng logistics
truyền thống đang dần phá hủy môi trường xung quanh. Mô hình "xanh" cũng đã xuất hiện


×