Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu xác định một số p hydroxybenzoic acid ester (paraben) trong mẫu bụi trong nhà thu tại hà nội, việt nam (luận văn thạc sĩ khoa học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Hùng Thái

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ p-HYDROXYBENZOIC ACID
ESTER (PARABEN) TRONG MẪU BỤI TRONG NHÀ THU TẠI
HÀ NỘI, VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Hùng Thái

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ p-HYDROXYBENZOIC ACID
ESTER (PARABEN) TRONG MẪU BỤI TRONG NHÀ THU TẠI
HÀ NỘI, VIỆT NAM

Chuyên ngành: Hóa phân tích
Mã số: 8440112.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. TRẦN MẠNH TRÍ

Hà Nội – Năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bời Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số
QG.19.17
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy PGS. TS. Trần
Mạnh Trí. Thầy đã tiếp nhận em đến với phòng thí nghiệm, giao đề tài và định
hướng nghiên cứu, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tạo cơ hội cho em được học tập,
nghiên cứu với những trang thiết bị hiện đại và giúp em hoàn thành đề tài này.
Ngoài ra, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô
giáo trường Đại học khoa học tự nhiên – ĐHQGHN, đặc biệt là các thầy cô tại khoa
Hóa Học đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt cho em trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ,
khích lệ và giúp đỡ để em có kết quả ngày hôm nay.

Hà Nội, tháng năm 2020
Học viên

Nguyễn Hùng Thái


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 2
1.1.TỔNG QUAN VỀ PARABEN ....................................................................... 2
1.1.1. Giới thiệu ............................................................................................... 2
1.1.2. Khả năng kháng khuẩn của paraben ....................................................... 4
1.1.3. Độc tính của paraben.............................................................................. 5
1.1.4. Sự phân bố paraben trong các môi trường khác nhau ............................. 9
1.1.5. Phơi nhiễm paraben................................................................................ 9
1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PARABEN ................................. 10
1.2.1. Điện di mao quản (CE) ........................................................................ 10
1.2.2. Phương pháp sắc ký lỏng ..................................................................... 11
1.2.3. Sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC-MS/MS) ......................................... 13
1.3. HỆ THỐNG SẮC KÍ LC-MS/MS ............................................................... 14
1.3.1. Có sở lý thuyết ..................................................................................... 14
1.3.2. Cấu tạo và hoạt động của LC-MS/MS .................................................. 14

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ................................................................. 17
2.1. HÓA CHẤT, THIẾT BỊ .............................................................................. 17
2.1.1. Hóa chất ............................................................................................... 17
2.1.2. Thiết bị ................................................................................................ 17
2.2. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN SẮC KÝ ............................................................. 18
2.2.1. Khảo sát tốc độ dòng ............................................................................ 18
2.2.2. Khảo sát tỉ lệ hệ dung môi .................................................................... 18
2.2.3. Khảo sát điều kiện phân mảnh và định lượng trên detector khối phổ. ... 19
2.3. THU MẪU .................................................................................................. 19
2.4. XỬ LÍ MẪU................................................................................................ 20


2.4.1. Khảo sát dung môi chiết ....................................................................... 21
2.4.2. Khảo sát thể tích dung môi dùng để rửa rải .......................................... 21

2.4.3. Khảo sát sự nhiễm bẩn của dung môi và dụng cụ thí nghiệm................ 21
2.5. XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ......................... 22
2.5.1. Xác định LOD, LOQ của phương pháp ................................................ 22
2.5.2. Dựng đường chuẩn ............................................................................... 22
2.5.3. Xác định độ lặp lại và độ đúng ............................................................. 22

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 24
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIỆN PHÂN TÍCH ............................ 24
3.1.1. Điều kiện phân tích sắc ký ................................................................... 24
3.1.2. Quy trình xử lý mẫu ............................................................................. 29
3.2. CÁC THÔNG SỐ CỦA PHƯƠNG PHÁP .................................................. 32
3.2.1. Đường chuẩn và khoảng tuyến tính ...................................................... 32
3.2.2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp ................ 33
3.2.3. Độ thu hồi và độ lặp lại ........................................................................ 34
3.3. QUY TRÌNH CHUẨN ................................................................................ 35
3.4. ÁP DỤNG QUY TRÌNH ĐÃ CHUẨN HÓA ĐƯỢC ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT
SỐ MẪU BỤI TRONG NHÀ ............................................................................ 35
3.4.1. Nồng độ paraben trong các mẫu bụi trong nhà thu tại Hà Nội .............. 36
3.4.2. So sánh với các địa điểm khác trên thế giới .......................................... 37
3.5. ĐÁNH GIÁ RỦI RO PHƠI NHIỄM ........................................................... 39

KẾT LUẬN ................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 42
PHỤ LỤC.................................................................................................... 45


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Một số paraben thường gặp .................................................................... 3
Bảng 1. 2. LD50 của một số paraben ........................................................................ 6
Bảng 2. 1. Mảnh ion của các paraben .................................................................... 19

Bảng 2. 2. Bảng thông tin mẫu bụi......................................................................... 20
Bảng 2. 3. Độ lặp lại và độ thu hồi chấp nhận dựa trên các nồng độ khác nhau ...... 23
Bảng 3. 1. Bảng thông số đã được tối ưu của thiết bị LC-MS/MS .......................... 27
Bảng 3. 2. Thời gian lưu của paraben .................................................................... 28
Bảng 3. 3. IDL và IQL của paraben ....................................................................... 28
Bảng 3. 4. Độ thu hồi paraben khi sử dụng tỉ lệ dung môi chiết khác nhau ............ 29
Bảng 3. 5. Độ thu hồi paraben khi sử dụng các thể tích dung môi rửa rải khác nhau
.............................................................................................................................. 30
Bảng 3. 6. Lượng paraben trong dung môi và hệ thống LC-MS/MS ...................... 31
Bảng 3. 7. Phương trình đường chuẩn của các paraben .......................................... 32
Bảng 3. 8. MDL và MQL của các paraben ............................................................. 33
Bảng 3. 9. Độ thu hồi và độ lệch chuẩn tương đối của các paraben ........................ 34
Bảng 3. 10. Hàm lượng paraben trong các mẫu bụi trong nhà ................................ 36
Bảng 3. 11. Hàm lượng paraben trong các nghiên cứu khác nhau .......................... 37
Bảng 3. 12. Độ phơi nhiễm của từng paraben theo từng nhóm tuổi ........................ 39


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1: Công thức cấu tạo chung của các paraben ............................................... 3
Hình 1. 2: Cơ chế gây hại ADN trên da của hợp chất paraben ................................. 8
Hình 1. 3: Cấu tạo hệ thống LC-MS/MS ................................................................ 15
Hình 2. 1: Thiết bị LC-MS/MS dùng để phân tích hàm lượng paraben trong mẫu bụi
.............................................................................................................................. 18
Hình 3. 1: Sắc ký đồ của 7 chất chuẩn paraben với các tốc độ dòng khác nhau ...... 25
Hình 3. 2: Sắc ký đồ của 7 chất chuẩn paraben với hai hệ dung môi khác nhau. .... 26
Hình 3. 3: Sắc ký đồ với nồng độ chất chuẩn paraben là 100 µg/L ......................... 27
Hình 3. 4: Hàm lượng các paraben tại các địa điểm khác nhau .............................. 37
Hình 3. 5: So sánh hàm lượng paraben trong bụi với một số nước khác (ng/g) ...... 38
Hình 3. 6: Đồ thị Phơi nhiễm paraben theo lứa tuổi ............................................... 40



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên Tiếng Anh

Tên Tiếng Việt

SPME

Solid Phase Micro Extraction

Vi chiết pha rắn

SPE

Solid Phase Extraction

Chiết pha rắn

MS

Mass Spectrometry

Khối phổ

LC


Liquid Chromatoghraphy

Sắc ký lỏng

SD

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

RSD

Relative Standard Deviation

Độ lệch chuẩn tương đối

IDL

Instrumental Detection Limit

Giới hạn phát hiện của thiết bị

IQL

Instrumental Quantification Limit

Giới hạn định lượng của thiết
bị

MDL


Method Detection Limit

Giới hạn phát hiện của phương
pháp

MQL

Method Quantification Limit

Giới hạn định lượng của
phương pháp

MeP

Methylparaben

EtP

Ethylparaben

PrP

Propylparaben

IsoPrP
BuP
BzP
PhP
PenP


IsoPropylparaben
Buthylparaben
Benzylparaben
Phenylparaben
Pentylparaben

HexP

n-Hexylparaben

HepP

Hepthylparaben


MỞ ĐẦU
Paraben (p-hydroxybenzoic acid ester) là nhóm hóa chất tổng hợp sử dụng
với vai trò chất bảo quản hiệu quả trong nhiều sản phẩm thương mại khác nhau. Các
hoạt chất này và muối của chúng có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm nên được
dùng làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn (do nấm hoặc vi khuẩn) và
hạn chế sự phân hủy của các hoạt chất dẫn đến giảm hiệu quả của dược phẩm, thực
phẩm chức năng, mỹ phẩm vì thế nhóm chất này được sử dụng rộng rãi trong mỹ
phẩm, dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Tuy nhiên, những tác hại và độc tính của paraben đối với con người như có
thể là nguyên nhân gây ung thư vú, gây dị ứng da và ngoài ra còn có thông tin về
việc paraben thúc đẩy quá trình lão hóa da dưới tác động của ánh nắng mặt trời đã
được chỉ ra. Sự phân bố của paraben trong các môi trường khác nhau đã được báo
cáo trong một số nghiên cứu trước. Tuy nhiên, những hiểu biết về sự tĩnh lũy của
các hợp chất paraben trong môi trường trong nhà vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt môi

trường bụi. Ngoài ra, năng lực phân tích của các phòng thí nghiệm chuyên đề tại
Việt Nam đối với lớp hợp chất này hiện nay đang còn yếu và thiếu. Vì vậy, luận văn
này đã lựa chọn đề tài “nghiên cứu phương pháp xác định một số paraben trong
mẫu bụi trong nhà tại Việt Nam.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.TỔNG QUAN VỀ PARABEN

1.1.1. Giới thiệu
Các paraben (các ester của p-hydroxybenzoic acid) là một nhóm các hóa chất
tổng hợp có ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đặc biệt là trong các ngành mỹ
phẩm, dược phẩm. Một số paraben cũng được tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên tất
cả các paraben được sử dụng thương mại đều được tổng hợp bằng phản ứng ester
hóa của acid p-hydroxybenzoic và alcohol tương ứng chẳng hạn: methanol, ethanol,
n-propanol...) cùng với sự có mặt chất xúc tác thích hợp (acid sulfuric đậm đặc hoặc
acid p-toluenesulfonic) [10].
Paraben được giới thiệu lần đầu tiên vào giữa những năm 1920 với vai trò là
chất bảo quản dược phẩm. Những năm sau đó, nhóm chất này trở thành chất bảo
quản được sử dụng rộng rãi, chủ yếu trong mỹ phẩm và dược phẩm, ngoài ra còn
trong các ngành hàng hóa thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng. Paraben được coi
là thành phần phổ biến nhất của mỹ phẩm, chúng có mặt trong khoảng 80% các loại
sản phẩm chăm sóc cá nhân. Trong một nghiên cứu năm 1995, paraben đã được tìm
thấy sự có mặt trong 77% nước tẩy rửa và 99% các đồ mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp
được nghiên cứu [9]. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, một số paraben như
methylparaben (MeP), propylparaben (PrP) cũng được sử dụng làm chất bảo quản
hóa học và ethylparaben (EtP) có trong thành phần của chất kết dính dành cho đóng
gói, vận chuyển thức ăn. Dư lượng paraben cũng được phát hiện trong các phụ gia

thực phẩm, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến. Cũng với vai trò là chất bảo quản,
Paraben cũng được sử dụng trong các ngành dược phẩm được thêm vào các sản
phẩm thuốc gây mê, thuốc rửa mắt, thuốc viên, dung dịch tiêm và thuốc tránh thai...
với các hàm lượng khác nhau đối với mỗi sản phẩm. Ngoài ra, trong lịch sử paraben
còn được sử dụng trong dệt may như một chất chống nấm [7, 18].

2


Công thức cấu tạo:

Hình 1. 1: Công thức cấu tạo chung của các paraben
Bảng 1.1. tổng hợp thông tin về một sốparaben hay còn được gọi là ester của
p-hydroxybenzoic acid thường gặp. R là gốc hydrocarbon, cấu trúc khác nhau của
gốc R này sẽ tạo ra những tính chất hóa học và vật lý rất riêng của phân tử và làm
thay đổi hoạt tính sinh học của chúng.
Bảng 1. 1. Một số paraben thường gặp

TT

1

2

3

S
Tên gọi

Methylparaben


Ethylparaben

Propylparaben

Viết tắt

MeP

EtP

PrP

CTPT

CTCT

Tính chất
mp: 131
o
C

C8H8O3

bp: 270 280oC

M: 152.15

mp: 116 118oC


C9H10O3
M: 166.17

bp: 297 298oC

C10H12O3

mp: 96.298oC

M: 180.08

3


4

5

6

7

Isopropyl
-paraben

Butylparaben

Isobutyl
-paraben


Benzylparaben

IsoPrP

BuP

IsoBuP

BzP

C10H12O3
M: 180.22

mp: 6869oC

C11H14O3
M: 194.23

C11H14O3
M: 194.23

C14H12O3

mp: 110112oC

M: 228.24

Trong đó:
CTPT: Công thức phân tử
M: Khối lượng phân tử (đ.v.C)

mp: Điểm nóng chảy
bp: Điểm sôi
Ở điều kiện bình thường, hầu hết các paraben đều là những tinh thể màu
trắng. Methylparaben (MeP), propylparaben (PrP), iso-propylparaben (IsoPrP) tan
tốt trong nước hơn so với các paraben còn lại, nhìn chung các paraben đều tan tốt
trong dung môi hữu cơ (methanol, ethanol) [28].

1.1.2. Khả năng kháng khuẩn của paraben
Paraben được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản chống vi khuẩn trong thực
phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm sản phẩm do dải hoạt động rộng, độ trơ và giá cả
thấp. Paraben cũng tập hợp một số tiêu chí cho một chất bảo quản lý tưởng: chúng
ổn định và hiệu quả trong phạm vi pH rộng, đủ hòa tan trong nước để tạo ra một
nồng độ hiệu quả trong pha nước, không có mùi hoặc vị giác của sự đổi màu.
4


Tác dụng kháng khuẩn của các paraben đã được chỉ ra từ rất nhiều báo cáo
trước đó với khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn. Tuy nhiên, phương thức hoạt
động kháng khuẩn của chúng chưa được làm sáng tỏ. Một số báo cáo cho rằng cơ
chế hoạt động của paraben bằng cách phá vỡ các quá trình vận chuyển màng [11]
hoặc bằng cách ức chế tổng hợp DNA và RNA [17] hoặc một số enzyme chính, như
ATPase và phosphotransferase, ở một số loài vi khuẩn. Propylparaben được coi là
hoạt động chống lại hầu hết các vi khuẩn và khả năng kháng khuẩn tốt hơn
methylparaben. Tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn của propylparaben có thể là do độ
hòa tan lớn hơn trong màng vi khuẩn, cho phép nó đạt được mục tiêu tế bào chất ở
nồng độ lớn hơn. Tuy nhiên, do phần lớn các nghiên cứu về cơ chế hoạt động của
paraben cho thấy tác dụng kháng khuẩn của chúng được liên kết với màng, nên có
thể khả năng hòa tan lipid lớn hơn của nó phá vỡ lớp màng lipid, do đó gây cản trở
quá trình vận chuyển màng vi khuẩn và có thể gây ra rò rỉ các thành phần nội bào.
Đặc tính kháng khuẩn được cho là tăng lên theo chiều tăng mạch carbon của gốc

alkyl. Tuy nhiên, theo chiều tăng của gốci alkyl khả năng tan trong nước giảm dần,
trong khi vi khuẩn thường phát triển trong môi trường nước. Do vậy các đồng phân
có chuỗi alkyl ngắn thường được lựa chọn sử dụng với mục đích bảo quản. Để tăng
hiệu quả bảo quản, các paraben được sử dụng kết hợp với nhau. Thông thường,
người ta phối hợp hai paraben trở lên, thí dụ như phối hợp 0,18% methyl paraben,
0,02% propyl paraben để làm chất bảo quản sát khuẩn trong nhiều loại thuốc tiêm
chích hoặc phối hợp paraben với một số hóa chất khác [28].
Trước đây, paraben đã được sử dụng rộng rãi trong thuốc chữa bệnh, thường
là ở hàm lượng cao, khoảng 1% đến 5% về khối lượng. Khi những tác hại của
paraben đối với sức khỏe con người được phát hiện, việc sử dụng paraben trong các
sản phẩm thuốc chữa bệnh đã giảm xuống. So với trong dược phẩm, hàm lượng
paraben sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm thường ở nồng độ thấp hơn (khoảng
0,1% đến l0,8%), và hiện nay, chúng vẫn là loại chất bảo quản được sử dụng nhiều
nhất vì nhiều lí do: giá thành rẻ, hiệu quả bảo quản tốt, không màu, không mùi,
không làm thay đổi tính chất của sản phẩm [5].

1.1.3. Độc tính của paraben
Do sự phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong đời sống của con người nên
các ảnh hưởng của paraben đến cơ thể luôn là vấn đề được quan tâm. Trong lịch sử,
độc tính của paraben đã được chỉ ra đó là nhóm chất này gây ảnh hưởng đến quá
trình đông máu của động vật. Cụ thể, khi kiểm tra hiệu ứng của methylparaben,
ethylparaben, propylparaben và butylparaben trên hồng cầu của người và thỏ trong

5


ống nghiệm. Với butylparaben, ở mức 0,02%, gây tan máu ở 12% thỏ và 6% hồng
cầu của con người. Nồng độ 0,25% methylparaben, 0,17% ethylparaben và 0,05%
propylparaben gây ra không tan máu. Ngoài ra, paraben còn được cho là ảnh hưởng
đáng kể đến quá trình sinh tổng hợp ARN và ADN ở chuột do sự kết hợp của 32P

vào ADN và ARN của toàn bộ tế bào bị ức chế chỉ bằng 0,2 g/L ethylparaben [6,
15].
Không những thế, paraben còn được cho là một trong những nguyên nhân
dẫn vô sinh tại nam giới. Trong những năm gần đây, một mối quan tâm ngày càng
tăng nổi lên về tác dụng phụ có thể có của hóa chất trong thực phẩm và trong mỹ
phẩm đối với sinh sản của con người. Ở các nước phát triển, khoảng 15% các cặp
vợ chồng bị ảnh hưởng bởi vô sinh, gần một nửa trong những trường hợp này được
quy cho nam giới, thông qua khả năng di chuyển của tinh trùng kém hoặc do số
lượng tinh trùng thấp. Được biết, một số lượng đáng kể các trường hợp vô sinh nam
là kết quả của việc tiếp xúc với các sản phẩm nhân tạo và ty thể của tinh hoàn đặc
biệt bị ảnh hưởng bởi độc tính do thuốc. Các bằng chứng chỉ ra rằng paraben có thể
không an toàn và cho thấy rằng sự tương tác giữa các paraben và chức năng ty thể
trong tinh hoàn có thể là chìa khóa trong việc giải thích sự đóng góp của paraben
dẫn đến giảm khả năng sinh sản [20].
LD50_(Lethal Dose - là liều lượng của hoá chất phơi nhiễm trong cùng một
thời điểm, gây ra cái chết cho 50% (một nửa) của một nhóm động vật thử nghiệm)
là một chỉ số có thể đánh giá mức độ độc tính của paraben và được khảo sát trên
một số động vật như chuột hoặc thỏ như sau [27].
Bảng 1. 2. LD50 của một số paraben
Paraben

MeP

Ghi chú

LD50

Qua đường tiêu hóa (chuột)

>8000 mg/kg


Qua đường tiêu hóa dưới dạng
muối natri (chuột)

2000 mg/kg

Tiêm dưới da (chuột)

125 – 1200 mg/kg

Qua đường tiêu hóa (thỏ)

3000 mg/kg (*)

Qua đường tiêu hóa (chó)

3000 mg/kg (*)

6


Qua đường tiêu hóa (chó)
EtP

PrP

5000 mg/kg (*)

Qua đường tiêu hóa dưới dạng
muối natri (chuột)


1500 mg/kg

Qua đường tiêu hóa (thỏ)

4000 mg/kg (*)

Qua đường tiêu hóa (chuột)

6322 - 8000 mg/kg

Qua đường tiêu hóa dưới dạng
muối natri (chuột)

3700 mg/kg

Tiêm dưới da (chuột)

1650 mg/kg

Qua đường tiêu hóa (thỏ)

6000 mg/kg (*)

(*): LD100 hoặc gây tư vong.
Khi tiếp xúc với paraben có thể gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe như:
Dị ứng da: Các trường hợp viêm da dị ứng do tiếp xúc với paraben thông qua
việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân đã được ghi nhận, một số nghiên cứu
cho rằng BzP là chất có khả năng gây dị ứng mạnh nhất, có thể là do khối lượng
phân tử lớn hơn và từ đó có thể đưa ra phán đoán về khả năng gây dị ứng sẽ tăng

lên tỉ lệ thuận với khối lượng phân tử. Ngoài ra, một số trường hợp bị dị ứng qua
đường tiêm dưới ra cũng được phát hiện. Mặc dù cơ chế gây dị ứng của paraben vẫn
chưa được nghiên cứu và công bố chính xác nhưng vẫn xuất hiện các trường hợp dị
ứng với nhóm chất này. Năm 1973, một cuộc điều tra đã chỉ ra rằng tỉ lệ dị ứng với
paraben ở mức khá cao đó là 3% [14].
Gây lão hóa da: MeP được chỉ ra là tác nhân gây tăng cường khả năng gây
hại của tia UVB (các tia UV có bước sóng 315 – 280 nm) đối với các tế bào sừng
trên da. Tia UVB với cường độ 15 mJ/cm2 và 30 mJ/cm2 (tương ứng với cường độ
UVB trung bình khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong vòng 1 phút vào ngày đẹp
trời ở châu Âu) hầu như không gây hại đến tế bào sừng. Tuy nhiên khi kết hợp sử
dụng methylparaben 0,003% và việc chiếu xạ bằng tia UVB với cường độ như trên
thì lượng tế bào sừng bị hoại tử tăng lên đáng kể. Quá trình này được lý giải là do
MeP và các sản phẩm chuyển hóa của nó kết hợp với ánh sáng mặt trời gây tổn hại
đối với ADN trên da. Cơ chế tác động của MeP được mô tả như hình 1: [22].

7


Hình 1. 2: Cơ chế gây hại ADN trên da của hợp chất paraben
Gây ung thư vú: Mặc dù chưa có những bằng chứng cụ thể, nhưng một số
nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa các hợp chất paraben với bệnh ung thư vú và
nguy cơ tiềm tàng của nó. Các hợp chất paraben đã được biết đến là có hoạt tính lên
hệ hormone sinh sản ở động vật cái (còn gọi là oestrogen). Mà oestrogen được biết
là có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú và việc ngưng hoạt động của
oestrogen vẫn là phương pháp ưu tiên điều trị cho các khối u vú nhạy cảm với
hormone. Khi tiến hành nghiên cứu hoạt tính oestrogen của các hợp chất paraben
(MeP, EtP, n-PrP, n-BuP) trong các tế bào ung thư vú nuôi cấy MCF7. Paraben có
thể di chuyển [3H] oestradiol từ các thụ thể của tế bào tương MCF7. Paraben cũng
có thể tăng biểu hiện của các gen quy định oestrogen và tăng khả năng sản sinh các
tế bào này. Liên kết của các paraben với tế bào MCF7 tăng lên theo chiều dài chuỗi

alkyl, tuy nhiên liên kết này khá yếu. Kết quả này cũng phù hợp với các báo cáo
nghiên cứu về tính liên kết áp dụng với hệ tử cung của chuột [22].
Các paraben bao gồm: MeP, EtP, n-PrP, BuP đều có hoạt tính lên oestrogen.
Trong đó MeP là chất có hoạt tính oestrogen yếu nhất với cường độ thấp hơn
khoảng 2500000 lần so với 17-estradiol (một loại oestrogen có trong tự nhiên). Hoạt
tính oestrogen mạnh lên theo chiều tăng của chuỗi alkyl, cụ thể EtP, PrP và BuP lần
lượt có cường độ thấp hơn khoảng 150000 lần, 30000 lần, và 10000 so với 17estradiol. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cường độ hoạt tính oestrogen của
paraben trên cá thể chuột thấp hơn 2 đến 3 lần so với cường độ trong thử nghiệm
ống nghiệm. Nguyên nhân được giải thích do paraben nhanh chóng được đào thải ra
ngoài thông qua hệ bài tiết của cơ thể [22].

8


Một nghiên cứu khác tiến hành đối với cá thể chuột cái giai đoạn từ 21-40
ngày tuổi cũng cho kết quả tương tự. Hoạt động tác động lên oestrogen mạnh dần
theo thứ tự sau: EtP < n-PrP < isoPrP < BuP < isoBuP [29].

1.1.4. Sự phân bố paraben trong các môi trường khác nhau
Chính bởi những ứng dụng rộng rãi của các paraben, do đó chúng có khả
năng phân bố ở khắp mọi nơi trong các môi trường khác nhau. Trong một nghiên
cứu năm 2003 về 120 ngôi nhà ở Cape Cod (Massachusetts, Hoa Kỳ), đã phát hiện
ba paraben (BuP, EtP và MeP) trong không khí và bụi trong nhà. Nghiên cứu này
chỉ ra rằng MeP được phát hiện thường xuyên nhất với hàm lượng trong không khí
trong nhà lớn hơn 1 ng/m3 được tìm thấy trong 67% tổng số mẫu khí được nghiên
cứu. Nồng độ trung bình của MeP trong không khí trong nhà là 2,9 ng/m3 và đạt
mức tối đa là 21 ng/m3 [23].
Ngoài ra, đáng chú ý hơn paraben còn được tìm thấy trong các môi trường
nước như nước ăn uống, nước bể bơi và nước sông theo một bản báo cáo năm 2015.
Trong đó, tại Tây Ban Nha đã cho thấy sự xuất hiện của các paraben trong nước

máy cụ thể như sau: MeP (12 ng/L), PrP (9 ng/L) và BuP (28 ng/L). Cũng trong báo
cáo này, hàm lượng paraben trong mẫu nước của các bể bơi đã được nghiên cứu cho
thấy PrP (32 ng/L) và BuP (78 ng/L) đã được phát hiện tại Tây Ban Nha và tại Nhật
Bản BzP (28 ng/L) được phát hiện trong một mẫu nước bể bơi. Sự xuất hiện của
paraben trong một cửa sông ở tây bắc Bồ Đào Nha cũng đã được nghiên cứu, kết
quả cho thấy MeP có hàm lượng dao động từ 2,1 đến 51 ng/L và được phát hiện
trong tất cả các mẫu. Tần suất phát hiện của EtP, PrP và BuP tương đối thấp so với
MeP nhưng cũng đạt tới 6,7 ng/L với EtP; 7,9 ng/L với PrP và 7,1 ng/L với BuP
[13].
Không chỉ trong không khí và nước, paraben còn được tìm thấy trong các
môi trường khác như đất, bùn và trầm tích [10]. Tóm lại, do sự phổ biến và được sử
dụng rộng rãi nên paraben đã được phân bố trong hầu hết các môi trường xung
quanh con người.

1.1.5. Phơi nhiễm paraben
Có thể thấy, paraben được tìm thấy trong hầu hết các môi trường xung quanh
xã hội loài người. Vì thế con người dễ dàng bị phơi nhiễm với paraben qua các con
đường trực tiếp hay gián tiếp từ các đồ dùng, thiết bị, thức ăn đóng hộp, sản phẩm
chăm sóc cá nhân… Dựa trên dữ liệu của FDA - Cục quản lý Thực phẩm và Dược

9


phẩm Hoa kỳ (Food and Drug Administration), người bình thường ước tính tiêu thụ
0,6 mg/ngày (0,01 mg/kg/ngày) và 0,78 mg/ngày (0,013 mg/kg/ngày) MeP và PrP
tương ứng cho một cá nhân nặng 60kg. Ngoài các sản phẩm thực phẩm, paraben
cũng được tiêu thụ thông qua mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân (0,833
mg/kg/ngày) và thuốc (0,417 mg/kg/ngày). Tổng mức tiêu thụ paraben từ tất cả các
nguồn được ước tính là 75,78 mg/ngày hoặc 1,26 mg/kg/ngày cho một cá nhân nặng
60kg. Trên cơ sở các ước tính trên, tổng phơi nhiễm paraben hàng ngày là 76 mg:

với thức ăn chiếm khoảng 1 mg/ngày; mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân
chiếm khoảng 50 mg/ngày; thuốc chiếm 25 mg/ngày [27].
Tại Việt Nam, paraben cũng được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm
chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm làm đẹp. Theo khảo sát của Trung tâm Kiểm nghiệm
Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Thừa Thiên Huế, trong 30 mẫu mỹ phẩm (gồm 09
mẫu sữa rửa mặt, 21 mẫu kem dưỡng da, tấy trắng da, tái tạo da, trị nám, trị mụn,
v.v.) đang có mặt trên thị trường Thừa Thiên Huế có 24 mẫu chứa 2 chất MeP và
PrP, 3 mẫu chỉ chứa MeP và 3 mẫu chỉ chứa PrP [1].
Trước những bằng chứng về tác hại của paraben đối với sức khỏe con người,
Cục Quản lý Dược đã ban hành công văn số 6577/QLD-MP quy định về việc sử
dụng một số chất trong mỹ phẩm. Theo đó, có 5 paraben đã bị cấm sử dụng ở Việt
Nam từ ngày 30/7/2015 là: iso-PrP, iso-BuP, PhP, BzP và PenP. Cũng theo công
văn này, PrP và các muối được phép dùng riêng lẻ với nồng độ tối đa 0,4% (tính
theo acid) và dạng hỗn hợp các paraben khác với tổng nồng độ tối đa là 0,8% (tính
theo acid).Thời hạn công bố đối với các sản phẩm mới sản xuất trong nước, nhập
khẩu đến hết ngày 31/12/2015.Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu được
phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/6/2016.
1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PARABEN
Cho đến hiện nay, một số các phương pháp có thể định tính, định lượng
paraben trong các nền mẫu khác nhau đã được đưa ra trong các báo cáo
[12,13,21,23]. Nhưng tóm lại, một số phương pháp sau được cho là phổ biến, đơn
giản và được áp dụng nhiều nhất:

1.2.1. Điện di mao quản (CE)
Đây là phương pháp tách các chất phân tích là các ion hoặc các chất không
ion nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với các ion trong một ống mao quản hẹp chứa
đầy dung dịch đệm, đặt trong điện trường. Do độ linh động của các ion khác nhau,
chúng di chuyển với tốc độ khác nhau và tách ra khỏi nhau.
10



Phương pháp này được sử dụng để phân tích bốn paraben là MeP, EtP, PrP
và BuP có trong sữa mẹ và trong các mẫu thực phẩm. Mẫu sau khi được chiết tách
bằng phương pháp chiết vi lượng lỏng-lỏng phân tán (DLLME) được bơm vào máy
điện di mao quản với detector UV-VIS tại bước sóng 298 nm. Trong nghiên cứu
này, tác giả sử dụng cột mao quản silica nóng chảy với đường kính trong 75µm,
tổng chiều dài 48,5 cm, chiều dài hiệu dụng tới detector là 40 cm. Bơm mẫu tại
anot, và phát hiện chất phân tích tại catot ở cuối mao quản. Nhiệt độ mao quản được
duy trì ở 12oC, điện thế 25kV và dung dịch điện di nền là đệm borat 25 mM tại pH
9,2 chứa 5,0% acetonitril (ACN), v.v... Các chất phân tích được bơm trong 5s ở áp
suất 50 mbar. Giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp dao động từ 0,9 μg/mL
(đối với EtP) và cao nhất là 2,1 μg/mL (đối với MeP [30].
Ngoài ra, phương pháp điện di mao quản cũng được ứng dụng để phân tích 4
paraben là MeP, EtP, PrP và BuP trong nền mỹ phẩm. Bằng cách chiết mẫu bằng
chất lỏng siêu tới hạn (SFE), và phân tích 4 paraben bằng phương pháp điện di
(CE). Hơn nữa, tiến hành nghiên cứu so sánh hai phương pháp điện di mao quản
(CE) và phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) đối với quá trình phân tích
paraben. Cả hai phương pháp đều sử dụng cột silica có kích thước hạt nhồi 75 µm.
Chiều dài cột lần lượt là 60 cm và 70 cm; điện thế tương ứng là 25 kV và 20 kV;
nhiệt độ mao quản tương ứng là 30oC và 40oC. Theo kết quả của nghiên cứu,
khoảng tuyến tính của paraben khi phân tích bằng phương pháp HPLC là từ 1-40
mg/mL, còn với phương pháp CE là 5-200 mg/mL. Giới hạn phát hiện trong phân
tích CE (0,21 mg/mL) cao hơn trong HPLC (0,05 mg/mL). Cho thấy cả 2 phương
pháp HPLC và CE đều phù hợp để phân tích các paraben trong nền mỹ phẩm.
Phương pháp điện di mao quản có ưu điểm tiết kiệm, lượng hóa chất sử dụng rất ít,
có thể phân tích được nhiều nhóm chất khác nhau. Tuy nhiên, độ nhạy kém đồng
thời tính ổn định không cao, thiết bị không phổ biến cho các phòng thí nghiệm [16,
26].

1.2.2. Phương pháp sắc ký lỏng

Phương pháp sắc ký lỏng dựa trên cơ sở phát triển và cải tiến từ phương
pháp sắc ký cột cổ điển. Là một phương pháp chia tách trong đó pha động là chất
lỏng và pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân
hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn, hay một chất mang đã được biến
bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Phương pháp này ngày càng được
sử dụng rộng rãi và phổ biến vì nhiều lý do: Có độ nhạy cao, khả năng định lượng
tốt, thích hợp tách các hợp chất khó bay hơi hoặc dễ phân hủy nhiệt.
11


Phạm vi ứng dụng của phương pháp rộng, như phân tích các hợp chấ t thuốc trừ sâu,
thuốc kháng sinh, các chất phụ gia thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, dược
phẩm, môi trường… Do đó, phương pháp này được áp dụng để phân tích paraben
theo một số cách như sau:
a) Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ghép nối detector UV-VIS:
MeP và PrP trong thực phẩm đã được xác định bằng việc sử dụng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Quá trình phân tích được tiến
hành trên cột C18 (15 cm ×4,6 mm, 5 µm) ở điều kiện nhiệt độ phòng. Detector
UV-VIS được cài đặt ở 254 nm và thể tích bơm mẫu là 20 µL. Pha động tan trong
nước là dung dịch amoni acetate 0,05M; pH 4,4. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử
dụng pha động methanol: Dung dịch amonium acetate với tỉ lệ 35:65 cho kết quả
tách tốt, tuy nhiên thời gian rửa giải PrP quá lâu (21 phút). Để khắc phục điều này,
sau khi các chất acid benzoic, acid sorbic, MeP đã đi ra khỏi cột (9 phút), thành
phần pha động được thay đổi là methanol: amoni acetate với tỉ lệ 50:50. Nghiên cứu
chỉ ra giới hạn phát hiện (LOD) của MeP là 0,3 mg/L, của PrP là 0,1 mg/L. Khoảng
tuyến tính của MeP từ 3,0-100 mg/L, của PrP là từ 1,0 – 75 mg/L. Phương pháp này
đã được áp dụng để xác định 67 thực phẩm (chủ yếu là nhập khẩu), bao gồm nước
ngọt, mứt, nước sốt, trái cây, rau đóng hộp, trái cây khô và một vài thực phẩm khác.
Phạm vi của chất bảo quản được tìm thấy là từ không phát hiện cho tới 44,8 mg/kg
và 221 mg/kg cho MeP và PrP tương ứng [24].

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector UV-VIS có một nhược
điểm là có thể có sự chồng chéo các peak khi phân tích paraben trong nền mẫu phức
tạp. Khi đó, việc định danh chính xác các thành phần phân tích bị cản trở. Những
hạn chế này có thể được khắc phục khi kết hợp sắc ký lỏng với đầu dò khối phổ.
b) Sắc ký lỏng ghép nối khối phổ (LC-MS/MS):
Đây là một phương pháp nhanh, nhạy và được phát triển nhiều hiện nay. Sau
khi qua cột tách, chất phân tích được hóa hơi, các hợp chất hữu cơ trung hoà bị ion
hoá thành các ion phân tử hay ion mảnh của phân tử mang điện dương hoặc âm, các
gốc tự do. Sau đó, các ion đựơc đưa sang bộ phận tách theo khối lượng. Từ các tín
hiệu thu được, dựa vào khối lượng ion phân tử, dựa vào đồng vị, dựa vào các mảnh
ion phân tử, dựa vào cơ chế tách và dựa vào ngân hàng dữ liệu các ion và mảnh ion,
người ta định tính và định lượng được chất phân tích một cách chính xác.
Các paraben bao gồm MeP, EtP, iso-PrP, PrP, BzP và BuP trong các mẫu
môi trường đã được phân tích bằng phương pháp chiết suất với sự hỗ trợ của sóng
siêu âm và sau đó là phương pháp sắc ký lỏng ghép nối khối phổ. Các mẫu rắn được
đặt trong các cột thủy tinh nhỏ và quá trình chiết xuất được hỗ trợ bằng cách siêu
âm trong hai bước liên tiếp trong 15 phút bằng cách sử dụng acetonitril làm dung
môi chiết. Dịch chiết mẫu được cô cạn dưới dòng nitơ đến 1 mL và được phân tích
bởi hệ thống LC-MS/MS. Hiệu suất thu hồi thu được từ 83% đến 110% tùy theo

12


chất phân tích. Các giới hạn định lượng (LOQ) đối với các paraben trong khoảng
0,11 đến 0,49 ng/g, làm cho kỹ thuật này phù hợp để xác định paraben trong các
mẫu rắn môi trường, đặc biệt ở mức độ vết. Phương pháp đã phát triển được áp
dụng để xác định chất phân tích trong các loại đất và trầm tích khác nhau, tìm mức
giữa LOD và 6,35 ng/g [19].
c) Sắc ký lỏng siêu hiệu năng kết hợp đầu dò khối phổ (UPLC-MS/MS):
Một phương pháp đơn giản, nhạy cảm và chọn lọc sử dụng sắc ký lỏng siêu

hiệu năng kết hợp với khối phổ hai lần (UPLC-MS/MS) đã được phát triển và xác
nhận để xác định đồng thời các paraben gồm: MeP, EtP, PrP, BuP và BzP trong
mẫu nước tiểu của người. Sau khi chiết, các paraben được tách ra khỏi nhau trên cột
Kinetex C18 (100mm × 2.1mm × 1.7m) trong vòng 4,6 phút. Các hợp chất này đã
được phát hiện trên một hệ thống khối phổ tứ cực sử dụng chế độ giám sát nhiều
phản ứng (MRM) thông qua quá trình ion hóa electrospray nguồn hoạt động ở chế
độ ion hóa âm. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất chiết đã được đánh
giá, chẳng hạn như pH mẫu, bước làm sạch và điều kiện giải hấp. Phương pháp
được nghiên cứu có khoảng tuyến tính từ 0,5 ng/mL đến 50 ng/mL, với giới hạn
định lượng (LOQ = 0,5 ng/mL). Phương pháp UPLC-MS/MS đã được áp dụng
thành công để xác định paraben trong mẫu nước tiểu của 30 tình nguyện viên sau
sinh, cho phép đánh giá sự tiếp xúc của con người với các hợp chất này [25, 31].

1.2.3. Sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC-MS/MS)
Phương pháp sắc ký khí ghép nối khối phổ là phương pháp có độ nhạy và độ
tin cậy cao, từ lâu đã được sử dụng để định lượng các hợp chất hữu cơ, vô cơ. Và
đây được cho là phương pháp tối ưu nhất nhằm xác định các hợp chất dễ bay hơi.
Để áp dụng phương pháp này vào việc phân tích các hợp chất paraben, ta cần dẫn
xuất chúng thành các hợp chất dễ bay hơi rồi sau đó tiến hành phân tích trên hệ
thống GC-MS/MS. Năm paraben báo gồm MeP, EtP, PrP, BuP và BzP được tập
trung trên sợi vi chiết pha rắn (SPME) sau đó được chuyển hóa bởi tert-butyl
dimethylsilyl. Các dẫn xuất tạo thành được xác định có chọn lọc bằng phương pháp
sắc ký khí kết hợp với phép đo phổ khối hai lần (GC-MS/MS). Hiêu suất làm giàu
cao nhất đã đạt được bằng cách sử dụng sợi polyacryit (PA) tiếp xúc trực tiếp với
các mẫu nước khuấy chứa 150 mg/mL natri cloride tại nhiệt độ phòng. Hiệu suất
của phản ứng tạo dẫn xuất trên sợi cũng cao hơn ở nhiệt độ phòng. Trong điều kiện
tối ưu hóa, phương pháp đề xuất đã đạt được giới hạn định lượng từ 0,001 đến
0,025 ng/mL [8].
Tóm lại, có một số phương pháp sử dụngc các thiết bị khác nhau để xác định
parabe. Sau khi tìm hiểu tài liệu, trong nghiên cứu này, LC-MS/MS được lựa chọn

để chuẩn hóa phương pháp xác định một số paraben trong đối tượng mẫu bụi trong
nhà.

13


1.3. HỆ THỐNG SẮC KÍ LC-MS/MS

1.3.1. Cơ sở lý thuyết
Phương pháp sắc ký lỏng ghép nối khối phổ hai lần (LC-MS/MS) là sự kết
hợp giữa sắc ký lỏng (LC) và khối phổ (MS - Mass Spectrometry), tạo nên một
phương pháp phân tích đặc biệt có hiệu quả trong lĩnh vực hoá phân tích. Hai thiết
bị này có khả năng bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình phân tích (LC: tách,
MS: phát hiện), vì vậy phương pháp này được sử dụng rất hữu hiệu cho quá trình
khảo sát, định lượng các chất. Hai kỹ thuật trên ghép nối với nhau có thể tách và
định lượng các chất có nồng độ 10-10 gam hoặc nhỏ hơn nữa, đây là nồng độ rất khó
phát hiện ở các phương pháp phân tích công cụ khác. Ngoài ra, với sự kết nối này
những mẫu không bền trong thời gian bảo quản cũng có có thể được phân tích một
cách thuận lợi, đặc biệt là việc phân tích các hỗn hợp phức tạp. Nhờ đó, có thể tiết
kiệm khá nhiều thời gian thực nghiệm vì phân lập mẫu theo nguyên tắc điều chế
trước khi đưa vào khối phổ do vậy giảm nhẹ yêu cầu kỹ thuật đối với các kỹ thuật
viên [2].
Như vậy, trong nghiên cứu khối phổ của bất kỳ chất nào, trước tiên nó phải
được chuyển sang trạng thái bay hơi, sau đó được ion hoá bằng các phương pháp
thích hợp. Các ion tạo thành được đưa vào nghiên cứu trong bộ phân tích khối của
máy khối phổ. Tùy theo loại điện tích của ion nghiên cứu mà người ta chọn kiểu
quét ion dương (+) hoặc âm (-). Kiểu quét ion dương thường cho nhiều thông tin
hơn về ion nghiên cứu nên được dùng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phát triển của kỹ
thuật hiện nay cũng đã cho phép tích hợp hai kiểu quét này thành một nhằm tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho các nhà nghiên cứu, tuy nhiên thường độ nhạy không cao

bằng từng kiểu quét riêng lẻ. Phương pháp sắc kí lỏng ghép nối khối phổ hai lần
(viết tắt là LC-MS/MS) là một phương pháp mạnh mẽ với độ nhạy cao được sử
dụng trong các nghiên cứu về thành phần các chất trong nhiều nền mẫu khác nhau
[2].

1.3.2. Cấu tạo và hoạt động của LC-MS/MS
Cấu tạo của LC-MS/MS:

14


Hình 1. 3: Cấu tạo hệ thống LC-MS/MS
Sắc ký lỏng (LC): phân tách hỗn hợp hoá chất thành một mạch theo từng
chất tinh khiết.
Khối phổ (MS): xác định định tính và định lượng.
Bình chứa pha động: Máy LC thường có 4 đường dung môi vào đầu bơm cao
áp cho phép chúng ta sử dụng 4 bình chứa dung môi cùng một lần để rửa giải theo tỉ
lệ mong muốn và tổng tỉ lệ của 4 đường là 100%. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, ít
khi sử dụng 4 đường dung môi cùng một lúc mà thường sử dụng 2 hoặc 3 đường để
cho hệ pha động luôn được pha trộn đồng nhất hơn, hệ pha động đơn giản hơn giúp
ổn định quá trình rửa giải. Tất cả dung môi đều phải là dung môi tinh khiết sử dùng
cho sắc ký. Tất cả các hóa chất dùng để chuẩn bị mẫu và pha hệ đệm đều phải là
hóa chất tích khiết dùng cho phân tích. Việc sử dụng hóa chất tinh khiết nhằm tránh
hỏng cột sắc ký hay nhiễu đường nền, tạo nên các peak tạp trong quá trình phân
tích.
Bộ khử khí Degases: Mục đích sử dụng bộ khử khí nhằm lọai trừ các bọt nhỏ
còn sót lại trong dung môi pha động, tránh xảy ra một số hiện tượng có thể có như
sau: Tỷ lệ pha động của các đường dung môi không đúng làm cho thời gian lưu của
peak thay đổi. Trong trường hợp bọt quá nhiều, bộ khử khí không thể lọai trừ hết
được thì bơm cao áp có thể không hút được dung môi, khi đó ảnh hưởng đến áp suất

và hoạt động của cả hệ thống. Trong các trường hợp trên đều dẫn đến sai kết quả
phân tích.
Bơm cao áp: Để bơm pha động vào cột thực hiện quá trình chia tách sắc ký.

15


Bộ phận tiêm mẫu: Để đưa mẫu vào cột phân tích theo với thể tích bơm có
thể thay đồi. Có 2 cách đưa mẫu vào cột: bằng tiêm mẫu thủ công và tiêm mẫu tự
động (autosamper).
Cột sắc ký: Cột chứa pha tĩnh được coi là trái tim của của hệ thống sắc ký
lỏng hiệu năng cao. Cột pha tĩnh thông thường làm bằng thép không rỉ, chiều dài cột
thay đổi từ 5-25 cm đường kính trong 1-10 mm, hạt nhồi cỡ 0,3-5 µm… Chất nhồi
cột phụ thuộc vào lọai cột và kiểu sắc ký.
Sau khi đi qua sắc kí lỏng, các chất được tách ra khỏi nhau và tiếp tục đi vào
pha khối phổ. Ở đây chúng bị ion hoá. Sau quá trình bắn phá, các mảnh phổ sẽ tới
bộ phận lọc. Dựa trên khối lượng, bộ lọc lựa chọn chỉ cho phép các mảnh phổ có
khối lượng nằm trong một giới hạn nhất định đi qua.
Thiết bị cảm biến có nhiệm vụ đếm số lượng các hạt có cùng khối lượng.
Thông tin này sau đó được chuyển đến máy tính và xuất ra kết quả gọi là phổ khối
đồ.
Khối phổ đồ là một biểu đồ phản ánh số lượng các ion với các khối lượng
khác nhau đã đi qua bộ lọc và được detector nhận biết.
Máy tính cài đặt phần mềm chuyên dụng: bộ phận có chức năng điều khiển
thiết bị và tính toán các tín hiệu do bộ cảm biến cung cấp và đưa ra kết quả khối
phổ.

16



CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1. HÓA CHẤT, THIẾT BỊ

2.1.1. Hóa chất
Bảy chất chuẩn paraben bao gồm:
- Methylparaben (MeP)
- Ethylparaben (EtP)
- n-propylparaben (n-PrP)
- isopropylparaben (isoPrP)
- n-butylparaben (n-BuP)
- Benzylparaben (BzP)
- n-heptylparaben (n-HepP)
Với độ tinh khiết > 99,0% được mua của hãng Tokyo Chemical Industry
Hai chất đồng hành 13C-MeP và
mua từ hãng SIGMA - ALDRICH

13

C-BuP với độ tinh khiết trên 98% được

Các dung môi methanol, fomic acid (>99,8% của hãng Tokyo Chemical
Industry), nước dùng cho sắc ký lỏng ghép nối khối phổ (Merck). n-hexane và
acetone dùng rửa dụng cụ đều là loại dùng cho phân tích với độ tinh khiết cao của
Merck.
Cách pha dung dịch chuẩn gốc:
- Dung dịch chuẩn paraben với nồng độ 1000 mg/L được chuẩn bị bằng
cách: cân m =

10×100
độ 𝑡𝑖𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑖ế𝑡 𝑐ủ𝑎 𝑐ℎấ𝑡 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛


(mg) chất chuẩn paraben trong bình định

mức 10ml. Sau đó, hòa tan và định mức tới vạch bằng MeOH.
- Dãy dung dịch chuẩn dùng để dựng đường chuẩn được pha từ các dung
dịch chuẩn mix 7 paraben và có nồng độ lần lượt là: 1 µg/L, 2 µg/L, 5 µg/L, 10
µg/L, 20 µg/L, 50 µg/L, 100 µg/L trong lọ vial. Với thể tích mỗi điểm chuẩn là 1
mL và dùng MeOH : H2O tỉ lệ 1:1 làm dung môi pha loãng.

2.1.2. Thiết bị
Bảy paraben được phân tích trên:

17


×