Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tội loạn luân trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ DIỆU HỒNG

TỘI LOẠN LUÂN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI- 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ DIỆU HỒNG

TỘI LOẠN LUÂN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ VĂN CẢM

HÀ NỘI- 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực khoa học, đồng thời tôi xin chịu hoàn trách nhiệm
về nội dung khoa học trong luận văn. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học
và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Vũ Diệu Hồng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BLHS

Bộ luật hình sự

2

GS


Giáo sư

3

NXB

Nhà xuất bản

4

QTHL

Quốc triều hình luật

5

PGS

Phó giáo sư

6

TAND

Toà án nhân dân

7

TNHS


Trách nhiệm hình sự

8

TS

Tiến sĩ

9

HN&GĐ

Hôn nhân và gia đình

STT


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI LOẠN LUÂN ......... 7
1. Khái niệm và đặc điểm của tội loạn luân trong luật hình sự Việt Nam. . .....7
1.1. Khái niệm tội loạn luân ........................................................................ 7
1.2. Đặc điểm của tội loạn luân.................................................................... 9
2. Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định tội loạn luân trong luật hình sự Việt
Nam. ........................................................................................................ 10
3. Khái quát quy định về tội loạn luân trong lịch sử lập pháp Việt Nam. ... ...12
3.1.Thời kì phong kiến ( từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX)………………..…12

3.1.1. Thời kì nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê ( từ năm 938 đến năm 1009). ........... 13
3.1.2. Thời kì nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ ( từ năm 1009 đến năm 1407). ...... 15
3.1.3. Thời kì nhà Lê Sơ ( từ năm 1428 đến năm 1527). ............................. 19
3.1.4. Thời kì nhà Nguyễn ( từ đầu thế kỉ XIX đến khi thực dân Pháp xâm
lược nước ta năm 1858) ............................................................................ 27
3.1.5. Thời kì Pháp thuộc ( từ năm 1858 đến năm 1945) ............................. 31
3.1.6. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975. ............................................. 34
a. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954. ................................................... 34
b. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 .................................................... 36
3.1.7. Tội loạn luân quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 .................... 38
3.1.8. Tội loạn luân quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985..................... 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG I. ....................................................................... 42
Chương II: Tội loạn luân và thực tiễn áp dụng trong BLHS 2015 ................ 44
1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội loạn luân .................................... 44


1.1. Khách thể của tội phạm. ..................................................................... 44
1.2. Mặt khách quan của tội phạm ............................................................. 45
1.3. Mặt chủ quan của tội phạm. ................................................................ 46
1.4. Chủ thể của tội phạm. ......................................................................... 46
1.5. Hình phạt ........................................................................................... 47
2. Phân biệt tội loạn luân với tư cách là tội phạm độc lập với tình tiết định
khung tăng nặng “ có tình chất loạn luân” được quy định ở một số tội phạm
khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam.. ....................................................... 48
3. Thực tiễn áp dụng quy định BLHS về tội loạn luân................................. 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ....................................................................... 59
CHƯƠNG III HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BLHS NĂM 2015
VỀ TỘI LOẠN LUÂN ............................................................................ 61
1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của

BLHS năm 2015 về tội loạn luân……………………………………………61
2. Giải pháp hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về tội loạn luân……63
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ..................................................................... 69
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 72


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế của Việt Nam với các nước trong khu
vực và trên thế giới hiện nay.Kết hợp với quá trình đi lên xây dựng nhà nước
pháp quyền, thì việc bảo vệ bằng pháp luật về quyền con người ngày càng
được chú trọng và cần thiết.
Tội phạm xâm hại về chế độ hôn nhân gia đình hiện nay đang có xu hướng
gia tăng kèm theo mức độ nguy hiểm cũng tăng lên với những hành vi và thủ
đoạn tinh vi hơn. Trong đó nổi cộm lên trong xã hội đang trên đà phát triển
hiện nay là tội loạn luân, một trong những dạng hành vi phạm tội được coi là
nguy hiểm, diễn ra trong gia đình giữa những người có quan hệ gần gũi ruột
thịt.
Trong quan niệm truyền thống của người Việt Nam nói riêng và phong
tục của các nước phương Đông nói chung thì quan hệ máu mủ gia đình là vô
cùng thiêng liêng và quan trọng. Gia đình là cái nôi của mọi sự phát triển, là
cội nguồn của mọi nét đẹp văn hóa. Đối với người dân Việt Nam, nền tảng
văn hóa, đạo đức đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, đạo nghĩa uống
nước nhớ nguồn, thờ phụng ông bà tổ tiên, sự tôn ti trật tự giữa các thế hệ
trong một gia đình đều được giữ nề nếp từ đời này qua đời khác.
Tuy nhiên, trong xã hội được coi là đang có xu hướng phát triển ngày
càng văn minh và tiên tiến lại vẫn tồn tại một loại tội phạm được coi là nguy
hiểm, làm mất đi nét thuần phong mĩ tục vốn có trong gia đình và xã hội, không
những vậy còn gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nó không những gây ra sự

xáo trộn các mối quan hệ trong gia đình, mà còn kìm hãm sự phát triển của xã
hội, khiến cho đất nước lạc hậu dần so với xu thế của Thế giới, ảnh hưởng đến
sự phát triển giống nòi- là hạt nhân phát triển của một đất nước.
Trong lịch sử Việt Nam, tội loạn luân được nhắc đến trong nhóm tội

1


“thập ác” được quy định dưới triều nhà Lý, Trần, Hồ và ngày càng được quy
định rõ ràng hơn trong pháp luật hiện nay. Hiện nay mối quan hệ gia đình,
quan hệ họ hàng đang ngày càng bị xâm phạm với mức độ ngày một trầm
trọng hơn bởi các loại tội phạm trong đó nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình chiếm phần lớn.Trong các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và
gia đình thì tội loạn luân là một trong những tội nguy hiểm hơn cả. Nó xâm
phạm nghiêm trọng đến không chỉ mối quan hệ trong gia đình, họ hàng mà
còn là đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán của người Việt.
Liên quan đến vấn đề về tội loạn luân đã có nhiều học giả, luật gia
nghiên cứu và có nhiều sách báo dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau đề
cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, đề tài “Tội loạn luân trong luật hình sự Việt
Nam” là một đề tài có tính nghiên cứu bổ sung mới, đáp ứng thực tiễn đánh
giá tâm lý cũng như làm rõ hơn tình hình các tội xâm phạm về hôn nhân gia
đình, vi phạm truyền thống văn hóa dân tộc. Do đó, việc nghiên cứu đề tài
này là hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Về mặt pháp lý đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các tội xâm
phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình. Tội loạn luân cũng mới chỉ được
nghiên cứu với tư cách là một tôi thuộc chương các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình mà chưa được nghiên cứu một cách độc lập.
Quy định tại thông tư liên tịch Hướng dẫn áp dụng các quy định tại
chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của Bộ luật

Hình sự năm 1999 Số: 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC..
Một số bài viết, công trình về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và
tội loạn luân như:
1, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự ( Phần các tội phạm)-Tập 3 –Các
tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; xâm phạm chế độ hôn nhân

2


và gia đình của tác giả Đinh Văn Quế, NXB thành phố Hồ Chí Minh, năm
2002;
2, Bình luận khoa học bộ luật Hình sự : Phần các tội phạm- Tập 3, Các
tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; xâm phạm chế độ hôn nhân
và gia đình : Bình luận chuyên sâu của tác giả Đinh Văn Quế, NXB thành
phố Hồ Chí Minh, năm 2005
3, Về các tội phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam đăng trên tạp
chí luật học số 6/ 1998 của tác giả Dương Tuyết Miên;
4, Bàn thêm về tội loạn luân đăng trên tạp chí luật học số 2/2001 của
tác giả Nguyễn Tuyết Mai.
5, Luận văn thạc sĩ “Tội loạn luân trong luật hình sự Việt Nam.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”-Trịnh Thị Oanh năm bảo vệ 2010 tại
Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
6, Bàn về tội loạn luân và các trường hợp phạm tội có tính chất loạn
luân trong luật hình sự Việt Nam, đăng trên tạp chí VNU Journal of Science:
Legal Studies, xuất bản ngày 1/12/2015 của tác giả Nguyễn Thị Lan.
7, Những quy định của bộ luật hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình và vấn đề tiếp tục hoàn thiện. đăng trên tạp chí
VNU Journal of Science: Legal Studies, xuất bản ngày 24/8/2016 của tác giả
Nguyễn Thị Lan.
Một số bài báo, tạp chí nước ngoài như “Việc cấm loạn luân và những

nguồn gốc của nó, Année sociologiques, vol. I, 1897”. “Di truyền, thân tộc và
việc cấm loạn luân trong A.Ducros, M.Panoff, La Frontiere des sexes, PUF,
1995”. “R.Needham, Vấn đề thân tộc, Seuil, 1977”.....
Song bên cạnh đó,những kết quả nghiên cứu trên vẫn chưa nhiều và
cũng chưa đánh giá được hết các khía cạnh của loại tội phạm này với các loại
tộikhác trong tổng thể các tội về hôn nhân và gia đình. Mà trong xã hội hiện

3


nay, loại tội phạm này xảy ra còn kèm theo nhiều diễn biến phức tạp.
Do đó việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về lý
luận và thực tiễn đối với vấn đề này trong sự so sánh đánh giá giữa pháp luật
hình sự qua các thời kì đến nay không chỉ đóng góp đáng kể cho việc khai
thác và nghiên cứu truyền thống pháp luật của nhà nước Việt Nam cổ xưa mà
còn có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu của cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm.
3.

Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn.

3.1.

Mục đích nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu của bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào
cũng đều trả lời cho câu hỏi: việc thực hiện công trình nghiên cứu nhằm vào
cái gì? Đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Luận văn có
mục đích làm sáng tỏ về mặt lý luận những yếu tố cấu thành của tội loạn luân và
quá trình hình thành, phát triển của nó trong Luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở

thực tiễn xử lý tội phạm này mà đưa ra được những giải pháp có hiệu quả để đấu
tranh ngăn chặn tội phạm về hôn nhân và gia đình. Việc nghiên cứu để thấy
được những giá trị ưu việt từ việc xây dựng luật để từ đó tìm ra kế thừa những
tinh hoa, vận dụng vào việc hoàn thiện quy định luật hình sự Việt Nam còn hạn
chế, khiến các quy định luật hình sự vừa thể hiện được tính nhân đạo của nhà
nước mà vẫn tạo được sự răn đe với người phạm tội.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra cho mình nhiệm vụ:
Về mặt lý luân: Từ việc tìm hiểu quy định về tội loạn luân qua các thời
kỳ lịch sử trong pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn đánh giá lịch sử các
quy phạm pháp luật hình sự về tội loạn luân và phải phân tích, đánh giá, làm
rõ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân được quy định tại Điều
184 Bộ luật hình sự năm 2015.

4


Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vi phạm tội loạn luân
từ năm 2010 đến nay để nhìn nhận đúng về thực trạng tội phạm này hiện nay
từ đó đưa ra được phương hướng hoàn thiện pháp luật và phương hướng đấu
tranh với tội phạm này. Đưa ra được những đề xuất hợp lý để đấu tranh có
hiệu quả với tội loạn luân.
3.3.

Phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là những quy định của

pháp luật hình sự Việt Nam về tội loạn luân qua các thời kỳ lịch sử, từ thời
phong kiến cho đến các quy định về tội loạn luân trong quy định của bộ luật
hình sự 2015.
Trên cơ sở phân tích các quy định trên, luận văn tập trung làm rõ những
điểm kế thừa và đưa ra những định hướng tiếp tục hoàn hiện BLHS trong
tương lai.
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời những chính sách của Đảng, Nhà nước ta về
đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, một số phương pháp nghiên cứu
cụ thể được luận văn sử dụng là: phương pháp hệ thống, phương pháp logic,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn.
Luận văn là công trình nghiên cứu hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc
sĩ luật học về Tội loạn luân trong luật hình sự Việt Nam, giải quyết nhiều
vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:
Sơ lược lịch sử những quy định của pháp luật về tội loạn luân trong lịch
sử pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. Từ
đó rút ra được một số đánh giá nhậnxét
Nghiên cứu các quy định về tội loạn luân trong luật hình sự Việt Nam:

5


sự ra đời, hình thành và phát triển các quy định của luật về tội phạm này qua
từng giai đoạn để từ đó tìm ra các giá trị lập pháp trong các quy định về tội
này.
So sánh, nghiên cứu tội loạn luân về chủ thể, khách thể, hành vi, biểu
hiện so với các loại tội phạm khác về chế định hôn nhân gia đình như: dâmô,
hiếp dâm, cưỡng dâm.... có tính chất loạn luân. Qua đó, làm rõ từng loạitội

phạm cụ thể tránh để lọt tội phạm.
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về tội loạn luân.
Chương II: Tội loạn luân và thực tiễn áp dụng trong bộ luật hình sự
2015.
Chương III: Hoàn thiện pháp luật về một số giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng quy định của BLHS về tội loạn luân.

6


CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI LOẠN LUÂN.
1. Khái niệm và đặc điểm của tội loạn luân trong luật hình sự Việt
Nam.
1.1.

Khái niệm tội loạn luân.

Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (viết tắt là
Bộ luật Hình sự năm 2015) được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua
ngày 27/11/2015 và được sửa đổi bổ sung ngày 20 tháng 6 năm 2017 với rất
nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là những sửa đổi, bổ sung về khái niệm
tội phạm. Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất của luật hình sự bởi
lẽ, nội dung của khái niệm tội phạm “thể hiện rõ nét bản chất giai cấp, các đặc
điểm chính trị, xã hội cũng như pháp lý của luật hình sự”[33, tr157]. Đồng
thời,nó còn “được xem như là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới
hạn giữa tội phạm và không phải tội phạm, giữa trách nhiệm hình sự và những

trách nhiệm pháp lý khác”[16, tr9 ]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về những
điểm mới cũng như những nội dung trong khái niệm tội phạm không chỉ có ý
nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn đấu tranh
phòng, chống tội phạm của Đảng và Nhà nước ta.
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”[6, Điều 8]. Căn cứ vào các quy

7


định của pháp luật về tội phạm và một số quan điểm về tội phạm. GS.TSKH
Lê Cảm đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm tội phạm như sau: “ tội
phạm và hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự ( tức là hành vi
bị pháp luật hình sự cấm ), do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi ( cố ý hoặc vô ý).” [9,
Tr297].
Định nghĩa khoa học của khái niệm tội phạm nêu trên là định nghĩa có
tính tổng thể phản ánh được đầy đủ nội hàm của khái niệm tội phạm về nội
dung và hình thức. Khái niệm này đã thể hiện được đầy đủ cả ba bình diện
tương ứng với năm đặc điểm của tội phạm là:
- Bình diện khách quan ( nội dung): tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội.
- Bình diện pháp lý ( hình thức): tội phạm là hành vi trái pháp luật hình

sự.
- Bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
có lỗi.
Hành vi giao cấu với người có cùng dòng máu về trực hệ, anh chị em
cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, nó được quy định trong Bộ luật hình sự nên nó
là hành vi trái pháp luật hình sự. Nó là tội phạm khi người thực hiện hành vi
này là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự và có lỗi. Tội loạn luân được quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự
2015.
Theo đó, ta rút ra khái niệm của tội loạn luân theo quy định của Bộ luật
hình sự như sau: “ tội loạn luân là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực

8


hiện một cách cố ý, xậm phạm đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, xâm phạm đến nền văn hóa, xâm phạm đến những lĩnh
vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật
này phải bị xử lý hình sự.”
1.2.

Đặc điểm của tội loạn luân.

Đặc điểm của tội loạn luân đó là hành vi giao cấu trong tội loạn luân
phải được sự đồng ý của cả hai người, vì vậy bao giờ người phạm tội loạn
luân cũng phải là cả hai. Nếu một trong hai người bị ép buộc hoặc bị cưỡng
bức thì người có hành vi ép buộc, cưỡng bức không phạm tội loạn luận mà

tùy từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi ép buộc, cưỡng bức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm hoặc tội cưỡng dâm.
Người phạm tội loạn luân phải là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng
lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, nếu một trong hai người dưới 16 tuổi thì
người kia phạm tội khác và người dưới 16 tuổi trở thành người bị hại. Cụ thể:
- Người đã thành niên (đủ 18 tuổi) thực hiện hành vi loạn luân với
người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì hành vi loạn luân sẽ bị truy cứu TNHSvề tội
giao cấu với trẻ em (quy định tại Điều 115 BLHS) và bị coi là tình tiết tăng
nặng định khung của tội giao cấu với trẻ em - Có tính chất loạn luân (điểm c
khoản 2).
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi loạn luân với người dưới
13 tuổi thì không bị trí cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (quy định tại khoản 4 Điều
112 Bộ luật hình sự).
Người phạm tội loạn luân xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật
hình sự bảo vệ, đó là sự phát triển bình thường của giống nòi, xâm phạm đến
thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức, sự yên ổn hạnh phúc trong gia

9


đình người Việt Nam. Ngoài ra, theo các tài liệu về y học thì quan hệ huyết
thống càng gần thì đứa con sinh ra có tỉ lệ dị tật càng cao.
Người thực hiện hành vi loạn luân là do cố ý, tức là người phạm tội
biết rõ người mà mình giao cấu là người có dòng máu trực hệ, là anh chị em
cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc anh chị em cùng mẹ khác
cha nhưng vẫn giao cấu với nhau.
Tội loạn luân bị coi là tội phạm nghiêm trọng, với mức hình phạt là phạt tù từ
sáu tháng đến năm năm.

2. Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định tội loạn luân trong luật hình sự
Việt Nam.
Tại Điều 1 của Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 có quy định về nhiệm vụ
của Bộ luật hình sự như sau: “ Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
Quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi
hành vi phạm tội, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa
và đấu tranh chống tội phạm. Bộ luật này quy định về tội phạm và hình
phạt.”[6]. Như vậy tội loạn luân được quy định trong Bộ luật hình sự đã góp
phần nhỏ làm nên pháp luật hình sự và góp phần vào công cuộc bảo vệ đất
nước, phòng chống tội phạm.
Tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự của Nhà nước ta rất đa
dạng, phức tạp, xâm phạm đến các lĩnh vực khác nhau. Quy định rõ từng loại
tội phạm là sự cần thiết, vì:
- Để sắp xếp, hệ thống hóa các tội phạm trong Bộ luật Hình sự theo
từng chương, bảo đảm tính khoa học, thuận lợi cho công tác nghiên cứu và áp
dụng.
- Để xác định tội phạm theo tính chất và mức độ nguy hiểm, từ đó quy

10


định hình phạt và áp dụng hình phạt.
- Để áp dụng biện pháp ngăn chặn do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định
cho phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Dưới góc độ xã hội, hành vi loạn luân đã xâm hại đến sự phát triển bình
thường về thể chất và tinh thần của các thế hệ cũng như đời sống hạnh phúc
gia đình và thuần phong mĩ tục. Đó là hành vi bị xã hội lên án, chính bởi vậy
mà đã được quy định là một tội trong Bộ luật hình sự. Không chỉ có Bộ luật

hình sự mới đề cập đến hành vi này mà trong Luật hôn nhân gia đình năm
2015 cũng quy định về các trường hợp cấm kết hôn trong đó có trường hợp
cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong
phạm vi ba đời. Mối quan hệ trong gia đình, trong dòng họ dù ở bất kì thời kỳ
lịch sử nào vẫn luôn là mối quan hệ cơ bản quan trọng trong xã hội Việt Nam
bởi gia đình là hạt nhân của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.
Dưới góc độ văn hóa, hành vi loạn luâ là hành vi đáng lên án vì nó
không chỉ xâm phạm đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần
của con cái và đời sống hạnh phúc gia đình mà nó còn xâm phạm đến thuần
phong mĩ tục, truyền thống đạo đức của ông cha ta đã xây dựng từ ngàn đời.
Nó là hành vi thiếu văn hóa một cách nghiêm trọng, một hành vi đồi bại, suy
đồi đạo đức. Việc quy định tội loạn luân góp một phần không nhỏ vào công
cuộc giáo dục văn hóa ở Việt Nam trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay.
Dưới góc độ nhân văn, con người ta sinh ra không phải đã trở thành con
người ngay mà chỉ trở thành con người trong quá trình giáo dục. Con người từ
khi sinh ra đã được xã hội hóa, đó là quá trình con người học hỏi, tiếp thu
những kinh nghiệm thực tiễn, những yếu tố văn hóa- xã hội của môi trường,
trau dồi nhân cách, những chuẩn mực của xã hội. Hệ thống pháp luật như một
tấm khiên nhằm ngăn chặn những hành vi trái chuẩn mực chung của đạo đức,
của xã hội. Nó còn có vai trò giáo dục, nhắc nhở con người sống tốt, hợp đạo

11


lý đó là nền tảng của tính nhân văn. Hành vi loạn luân đã được hình sự hóa, là
hành vi đáng lên án. Nó được quy định với hình phạt nghiêm khắc nhằm răn
đe, giáo dục để mỗi người tự điều chỉnh hành vi của mình cho hợp đạo lý, phù
hợp với pháp luật. Nói rộng hơn, nó còn giúp cho mỗi cá nhân tự giáo dục bản
thân trở thành người có đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh biết coi
trọng cuộc sống gia đình, biết yêu thương, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau,

cùng nhau xây dựng một xã hội, một cuộc sống giàu tính nhân văn.
3. Khái quát quy định về tội loạn luân.
3.1.

Thời kì phong kiến (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX).

Pháp luật Việt Nam ra đời sớm cùng với sự ra đời của Nhà nước. Từ
giai đoạn đầu, trải qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc cho đến thời kỳ đầu của nền
độc lập tự chủ(triều Ngô, Đinh, Tiền Lê) chúng ta chưa có luật thành văn.
Luật trong suốt thời gian đó chỉ là luật tục – đó là phong tục, tập quán, quy
phạm đạo đức… được coi như pháp luật.
Khi chế độ phong kiến VN bắt đầu phát triển ổn định, yêu cầu cần có
một bộ luật thành văn phù hợp càng trở lên cấp thiết. Năm 1042, Lý Thái
Tông sai Trung thư sảnh – một cơ quan phụ trách việc sửa định luật lệ, chia
môn loại, biên ra điều khoản làm bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu
tiên của nước ta, được soạn thảo dựa trên luật tục, tập quán của các thời trước,
mặt khác có sự tham khảo Đường luật (Trung Quốc). Gọi là Hình thư nhưng
không chỉ quy định về hình sự mà còn bao trùm các lĩnh vực khác, do kỹ
thuật lập pháp cổ các quan hệ xã hội được bảo vệ và gắn liền với quy phạm
hình sự nên luật thời đó gọi là Hình pháp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho
biết đây là tập luật lệ có tính chất pháp điển, bao gồm 3 quyển . Tiếc rằng bộ
Hình thư đến nay không còn, do bị quân Minh cướp mất trong khi xâm lược
VN.
Các triều đại kế tiếp cũng ban hành nhiều bộ luật như: đời Trần có Hình

12


thư, Quốc triều thống chế, Quốc triều thường lễ (1230), Hoàng triều ngọc điệp
(1267), Hoàng triều đại điển (1341), Hình luật thư (1341). Đời Hồ có Đại Ngu

quan chế hình luật (1401). Đời Hậu Lê có Quốc triều hình luật (1483), Luật
thư (1440-42), Quốc triều luật lệnh (1442), Lê triều quan chế (1471), Thiên
Nam dư hạ tập (1483), Hồng Đức thiện chính thư (1470-97), Quốc triều điều
luật (1777), Khánh tụng điều lệ (1777). Đời Nguyễn có: Hoàng triều luật lệ
(1815)…. Trong giai đoạn thời kì phong kiến, pháp luật Việt Nam có nhiều
chuyển biến qua từng thời kì.
3.1.1. Thời kì nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê ( từ năm 938 đến năm 1009).
Năm 938, sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền đã đem lại nền
độc lập, tự chủ cho đất nước. Ông cho định đô ở Cổ Loa, phục hồi, phát triển
nền kinh tế, xã hội và thiết lập các thiết chế chính trị, pháp luật để cai trị đất
nước.
Theo Lê Văn Hưu nói: “ tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của
nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước
xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói
là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy
chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đến, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của
nước Việt ta,, ngõ hầu đã nối lại được.”[11, Tr54]. Ông chính là người đã đưa
đất nước mới thoát khỏi hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở đầu cho thời kì quốc
gia độc lập thống nhất.
Giai đoạn này, vì mới thoát khỏi ách đô hộ nên nhà nước vẫn mang
đậm màu sắc tù trưởng quân sự. Cũng bởi mới bước đầu xác lập, xây dựng
chế độ phong kiến, nên các triều đại lúc này vào thế kỷ X còn nhiều điểm
mang tính sơ khai, chưa được hoàn chỉnh. Tiếng là đã chế định triều nghi từ
thời nhà Ngô với hai ban văn võ, nhưng trong lĩnh vực hình pháp thì luật pháp
thành văn chưa xuất hiện, triều đình xét xử vẫn dùng luật tục trong dân gian là

13


chủ yếu [2]. Những yếu tố này chi phối, làm ảnh hưởng lớn đến luật pháp. Sử

thần Ngô Sĩ Liên cũng nói về việc tổ chức chính quyền của nhà Ngô như sau:
“tiền Ngô nổi lên không chỉ có công chiến thắng mà thôi,việc đặt trăm quan,
chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của bậc đế vương.
Nhưng hưởng nước không được lâu, chưa thấy hiệu quả trị bình, đáng tiếc
thay”[11,Tr54].
Đến thời kì nhà Đinh, do chịu ảnh hưởng nhiều năm từ thời loạn lạc, có
nhiều người quen thói lúc loạn, không tuân theo kỉ cương, phép tắc của luật
lệ. Giai đoạn này nước có nền tự chủ chưa được bao lâu, loạn 12 sứ quân vừa
được vãn hồi, ắt trong nhân gian vẫn còn nhiều nơi này, nơi khác có mầm
mống phản loạn, chứng thực về sau có nhiều vụ như ngay con rể vua là Ngô
Nhật Khánh làm phản, hay Chi hậu nội nhân Đỗ Thích ám sát vua… mới thấy
cái mầm phản loạn còn nhiều tới mức nào. Trong khi đó, quan chuyên về võ
phần nhiều, thi cử chọn người tài chưa có, việc chế định luật pháp bởi thế
cũng chưa thể thực hiện [2]. Do đó vua dùng biện pháp hình phạt nghiêm ngặt
để trừng trị. Đại Việt sử ký toàn thư ghi về việc này:Vua [Đinh Tiên Hoàng]
muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong
cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn. Mọi
người đều sợ phục, không ai dám phạm” [11,Tr 59].
Đến thời kì nhà tiền Lê thì chính quyền trung ương thời Tiền Lê được giữ
nguyên như thời Đinh.
Như vậy thời kì này, pháp luật được ghi lại rất ít, chúng đã bị quân xâm
lược nhà Minh cướp mất, đến nay không còn để lại gì nên việc nghiên cứu rất
khó khăn. Pháp luật trong thời kì này được phản ánh mờ nhạt trong Đại Việt
sử kí toàn thư. Từ những tư liệu ít ỏi, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét
đối với pháp luật thời kì này như sau: Triều đình chủ yếu dùng uy lực để răn
dạy và chế ngự nhân dân, nhằm củng cố quyền lực trung ương. Các biện pháp

14



rất cụ thể như vua Đinh cho đặt vạc dầu sôi lớn ở sân, kẻ nào phạm tội thì bỏ
vào đó, vua còn nuôi hổ cũng nhằm răn đe những kẻ phạm tội.
Có thể nói, tính chất đàn áp khắc nghiệt cao độ của hình pháp trong
thời kỳ này thể hiện rõ trong hình phạt dưới các triều Đinh và Tiền Lê. Các
triều đại này coi tội phạm hóa các hành vi đe dọa quyền lực của triều đình là
sự tiếp tục và hỗ trợ cho cuộc đấu tranh quân sự chống lại những tàn dư của
nạn cát cứ diễn ra trước đó, nhằm ổn định, thống nhất đất nước.
Thời kỳ đầu của quá trình đem lại nền độc lập, tự chủ nước nhà nên
việc ổn định, phát triển đất nước là công việc hết sức khó khăn nên việc tồn
tại những hình phạt hà khắc là cần thiết để đảm bảo ổn định cho đất nước.
Pháp luật là một công cụ để ổn định và phát triển xã hội nên tùy thuộc từng
hoàn cảnh, điều kiện của mỗi thời kỳ mà nó tồn tại để nó phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện của thời kỳ đó.
Phần nhiều ý kiến hiện nay cho rằng luật pháp thời kì này chưa thành
văn mà chỉ dừng lại ở những biện pháp trên.Phổ biến vẫn là những phong tục
tập quán của nhân dân.Ngoài pháp luật của triều đình, luật tục vẫn giữ vai trò
rất quan trọng và rộng khắp trong việc điều chỉnh nhiều quan hệ xã
hội.Những phong tục này vẫn được bảo tồn và phát triển trải qua quá trình
lịch sử lâu dài. Nó ảnh hưởng sâu sắc và lớn lao đối với nhân dân. Nó điều
chỉnh các quan hệ về ruộng đất và hôn nhân gia đình.Lệ làng vẫn bảo lưu
những truyền thống về dòng họ và gia đình từ xa xưa. Hành vi loạn luân đã bị
cấm và lên án trong thời kì đó.
3.1.2. Thời kì nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ( từ năm 1009 đến năm 1407).
Thời Ngô, Đinh, tiền Lê nhà nước chưa có một hệ thống pháp luật.
Nhà Lý được xác định là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam chính thức có hệ
thống pháp luật từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc mà thời nhà Ngô,
nhà Đinh và nhà Tiền Lê trước đó chưa có. Sử chép “Năm 1042, Lý Thái

15



Tông sai trung thư san định luật lệnh, chấn chỉnh cho thích dụng với thời
thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản và làm thành sách, ban hành
sách Hình thư- sách làm xong xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện”[36
,Tr269-270]. Đây là sách Luật đầu tiên của một triều đại Việt Nam, có thể
coi như tổng hợp của luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luật
hôn nhân gia đình ngày nay.
Theo Lê Quý Đôn trong Nghệ văn chí của sách Đại Việt thông sử, Hình
thư gồm có 3 quyển, đã bị thất truyền sau thời kỳ phá hủy văn hóa Đại Việt
của nhà Minh vào đầu thế kỷ XV. Ngay sau khi ban hành luật, nhà Lý cho
ban hành thể lệ chuộc tội: “những người già trên 70 tuổi, trẻ con dưới 15
tuổi, người có nhược tật, những người họ nhà vua và người có công nếu
phạm tội có thể chuộc tội bằng tiền, trừ khi người đó phạm phải những tội
trong thập ác: Mưu phản: làm nguy xã tắc; Mưu đại nghịch: làm nguy tông
miếu, cung khuyết; Mưu bạn nghịch: nổi loạn theo giặc; Ác nghịch: đánh giết
ông bà cha mẹ; Bất đạo: giết người vô tội; Đại bất kính: dùng những đồ dành
riêng cho vua, trộm và giả mạo ấn vua; Bất hiếu: mắng chửi hay không để
tang ông bà cha mẹ; Bất mục: đánh giết những người thân thuộc gần; Bất
nghĩa: dân giết quân, trò giết thầy, lính giết tướng, con giết cha; Nội
loạn:Thông dâm với họ hàng thân thiết, thiếp của ông hay cha”.[10, Tr127]
Như vậy, pháp luật thời kì này đã xác lập, củng cố, bảo vệ chế độ phụ
quyền gia trưởng, đề cao quyền của cha mẹ, của người chồng, của các bậc bề
trên trong gia đình.
Tuy nhiên, mặc dù tội nội loạn được quy định trong thập tội ác.Nhưng
đến chế độ hôn nhân thời kì nhà Trần là chế độ nội tộc.Điều này nhằm củng
cố vương quyền, nhất là trong các thời kì đầu, nhà Trần đã thực hiện một nền
chuyên chính dân chủ dòng họ.Để đề phòng ngoại thích, nhà Trần thực hiện
chế độ hôn nhân đồng tộc. Nhiều nhà vua, vương hầu tôn thất đã lấy người

16



trong họ hàng khá gần gũi của mình như:
“1) Trần Liễu, anh Thái Tôn, con Thượng hoàng Trần Thừa, lấy Thuận
Thiên công chúa, con vua Lý Huệ Tôn và Thuận Trinh. Thuận Trinh là em
ruột Trần Thừa, Trần Liễu và Thuận Thiên là con cô con cậu.Quả thật đời
Trần người trong họ lấy lẫn nhau rất nhiều. Sử chép :
2) Năm 1225, Trần Cảnh, tức Thái Tôn, lấy Chiêu Hoàng, em
Thuận Thiên.
3) Sau khi Lý Huệ Tôn chết, giáng Huệ hậu làm Thiên Cực công chúa,
gả cho Thủ Độ tức là chị em họ lấy nhau. Hai người vốn đã có tư tình với
nhau từ trước.
4) Năm 1237, vì Chiêu Hoàng không có con, Thủ Độ ép Thái Tôn lấy
Thuận Thiên, lúc ấy đã có mang ba tháng với Trần Liễu. Trường hợp này vừa
là con cô con cậu lấy nhau, vừa là em chồng lấy chị dâu.
5) Vua Thái Tôn hứa gả em gái là Trưởng công chúa Thiên Thành cho
Trung Thành vương và đã cho Thiên Thành tới ở nhà Nhân Đạo vương, là cha
đẻ ra Trung Thành vương, để chờ ngày cưới.
6) Năm 1251, Hưng Đạo vương muốn lấy Thiên Thành, đang đêm lẻn
vào phòng Thiên Thành thông dâm. Thụy Bà Trưởng công chúa, chị Thái Tôn
và Thiên Thành, mẹ nuôi Hưng Đạo vương, đang đêm gõ cửa cung nói dối là
Hưng Đạo vương đã bị Nhân Đạo vương bắt giam, xin vua cứu giúp. Sự thật,
khi vua sai người tới thì Hưng Đạo vương còn trong phòng Thiên Thành và
lúc ấy Nhân Đạo vương mới biết. Hôm sau Thụy Bà phải dâng mười mâm
vàng sống xin cưới Thiên Thành cho Hưng Đạo. Vua bất đắc dĩ phải gả và bồi
thường cho Trung Thàng vương. Như vậy Thiên Thành có họ với Trung
Thành vương, lại là cô ruột Hưng Đạo, vì Hưng Đạo là con Trần Liễu, anh
ruột Thiên Thành.
7) Năm 1258, Thánh Tôn lấy Thiên Cảm là con Trần Liễu, tức là con


17


chú con bác lấy nhau…
Tóm lại, nếu không phân biệt nội ngoại thì ít nhất cũng có gần 40 vụ
người trong họ Trần lấy nhau còn ghi trong sử sách.”[23]
Như vậy, hôn nhân nội tộc trong hoàng gia đời Trần thông thường chỉ
diễn ra giữa những người cùng một thế hệ, bao gồm cả hôn nhân con bác lại
với con chú lại (hay con chú lại với con bác lại), nghĩa là giữa những người
cùng chung một bàng hệ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp hôn nhân
giữa những người thuộc hai thế hệ khác nhau như giữa cháu trai với cô, hoặc
cháu gái với chú họ.
Bộ Đại Việt sử kí toàn thư, một di sản vô cùng quý giá của văn hóa dân
tộc một công trình tập đại thành nhiều bộ sử do nhiều nhà sử học của các đời
biên soạn, đã nhận xét như sau về chế độ hôn nhân thời nhà Trần:
- Họ Trần: “Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể
sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn
vậy. Song quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ làm và chốn buồng the
cũng có nhiều điều hổ thẹn” [11, Tr5]
- Phan Phú Tiên nói: “Tam cương ngũ thường là luân lí lớn của loài
người. Thái Tông là ông vua khai sáng cơ nghiệp, đáng lẽ phải dựng phép tắc
để truyền lại cho đời sau, lại nghe mưu gian của Thủ Độ, cướp vợ của anh
làm hoàng hậu, chẳng phải là bỏ cả luân thường, mở lối dâm loạn đó
ư?...”[11, Tr14]
- Sử thần Ngỗ Sĩ Liên nói: “Hôn nhân không lấy người khác họ, mà
lấy người cùng họ, thì chỉ có nhà Trần làm thế. Trong việc trái lễ, lại trái lễ
nữa.Việc hôn nhân rất là bất chính”. [11, Tr22]
Trần Trọng Kim, trong “Việt Nam sử lược” nhận xét:
“- Nhà Trần làm vua nước Nam ta, kể từ Trần Thái Tông đến Trần
Thiếu Đế, với 12 ông vua, được 175 năm… thật là có công với nước Nam.


18


Nhưng chỉ có điều luân thường trong nhà thì bậy: cô-cháu, anh-em, trong họ
cứ lấy lẫn nhau, thật là trái với thế tục” .[17, Tr 175]
Chế độ của nhà Hồ diễn ra rất ngắn, vương triều nhà Hồ chỉ tồn tại
trong lịch sử phong kiến nước ta có một thời gian rất ngắn: 7 năm, bởi vì lúc
đó nhà Minh quá mạnh, nên cuộc chiến đấu của vua tôi nhà Hồ đã bị thất bại.
Chính vì vậy có rất ít tư liệu về thời kì này được ghi nhận lại về chế độ hôn
nhân gia đình dưới thời kì này.
3.1.3. Thời kì nhà Lê Sơ ( từ năm 1428 đến năm 1527).
Năm 1427, sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi mở ra
cho lịch sử dân tộc một triều đại thịnh trị. Vài chục năm sau vua Lê Thánh
Tông anh minh, đã thực hiện những chính sách cai trị tương đối tiến bộ.
Các hoạt động lập pháp của nhà Lê nhằm xác định ý chí của giai cấp phong
kiến.Thế kỷ XV được coi là cái mốc hết sức quan trọng trong lịch sử pháp
quyền Việt Nam, nhằm đáp ứng những nhu cầu phát triển trong giai đoạn xác
lập và phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến.Dưới thời Lê Thái Tông,
một số nguyên tắc xét xử kiện cáo và một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ,
hoạt động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm. Năm 1449, Lê
Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng
đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành vi xâm phạm đến quyền tư hữu
đó. Sang thời Lê Thánh Tông, triều đình ban hành nhiều quy định về việc trấn
áp các hành vi chống đối, làm nguy hại đến nền an ninh quốc gia và địa vị
thống trị của giai cấp phong kiến, về việc bảo vệ tôn ty, trật tự, đạo đức theo
tinh thần Nho giáo.
Trong luật pháp, nhà Lê đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật
tương đối hoàn chỉnh, phát triển thành đỉnh cao trong lịch sử pháp luật phong
kiến dân tộc. Trong đó nổi lên các bộ luật: Quốc triều Hình luật mà theo đánh

giá của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước “ Quốc triều hình luật là

19


×