Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bài giảng phân xử tài tình chú đi tuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.38 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: PHÂN XỬ TÀI TÌNH; CHÚ ĐI TUẦN
CHUYÊN ĐỀ: TẬP ĐỌC
MÔN TIẾNG VIỆT : LỚP 5
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU THỦY
Phân xử tài tình
Theo Nguyễn Đổng Chi
1. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.

2. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ?
+ Cho đòi người làm chứng nhưng không có.
+ Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng đi chợ bán vải.
+ Quan sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm
vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?
3. Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.
4. Vì sao quan án lại dùng cách trên ? Chọn ý trả lời đúng :
a) Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
c) Vì cần thời gian để thu thập chứng cứ.
Nội dung bài :
Câu chuyện ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
**

Chú đi tuần
Trần Ngọc
Trần Ngọc là một nhà báo quân đội.
Vào năm 1956, ông là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn có
nhiệm vụ bảo vệ thành phố Hải Phòng, nơi có nhiều trường nội trú dành cho con em cán bộ miền Nam học tập.
Ngôi trường mà ông thường đi tuần qua là trường miền Nam số 4 dành cho các em tuổi mẫu giáo. Xúc động
trước hoàn cảnh các em còn nhỏ đã phải sống xa cha mẹ, ông đã làm bài thơ Chú đi tuần để tặng các em.


1. Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào ?
1 Truy cập để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa - GDCD tốt
nhất!


Người chiến sĩ đi tuần trong đêm tối, mùa đông, gió lạnh khi mà tất cả mọi người đã yên giấc ngủ.
2. Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn
nói lên điều gì ?
Tác giả muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tụy, yêu thương trẻ thơ, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ.
3. Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và
chi tiết nào ?
+ Cách xưng hô thân mật : chú, cháu, các cháu ơi ;
+ Dùng các từ : yêu mến, lưu luyến.
+ Các chi tiết : hỏi thăm giấc ngủ có ngon không; dặn các cháu cứ yên tâm ngủ nhé ; các chú tự nhủ đi tuần tra
để giữ ấm nơi cháu nằm.
+ Những từ ngữ, chi tiết thể hiện mong ước : các chú hỏi han, mong các cháu luôn tiến bộ, cuộc đời đẹp tươi.
Nội dung bài :
Bài thơ ca ngợi các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để
bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.

2 Truy cập để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa - GDCD tốt
nhất!



×