Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP tác ĐỘNG của vấn đề AN NINH NGUỒN nước tại lưu vực SÔNG mê CÔNG đến đối NGOẠI VIỆT NAM GIAI đoạn 2016 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.54 KB, 60 trang )

MỤC LỤ
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG AN NINH NGUỒN NƯỚC TẠI TIỂU
VÙNG MÊ CÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2019................................................7
1.1. Khái niệm và tiếp cận lý thuyết về an ninh nguồn nước...................7
1.1.1. Khái niệm.........................................................................................7
1.1.2. Tiếp cận lý thuyết về an ninh nguồn nước.....................................7
1.1.2.1. Lý thuyết về an ninh nguồn nước................................................7
1.1.2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước................10
1.2. Thực trạng an ninh nguồn nước tại tiểu vùng Mê Công và Việt
Nam giai đoạn 2016-2019...........................................................................10
1.2.1. Tổng quan về tiểu vùng Mê Công.................................................10
1.2.2. Thực trạng an ninh nguồn nước tại tiểu vùng Mê Công............12
1.2.3. Thực trạng an ninh nguồn nước tại Việt Nam.............................15
1.3. Nguyên nhân........................................................................................19
1.3.1. Nguyên nhân khách quan.............................................................19
1.3.2. Nguyên nhân chủ quan.................................................................20
Tiểu kết chương 1....................................................................................21
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ AN NINH NGUỒN NƯỚC
ĐẾN ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2019..........................23
2.1. Thực trạng hợp tác về an ninh nguồn nước tại tiểu
vùng Mê Công........................................................23
2.1.1. Các cơ chế hợp tác song phương và đa phương..........................23
2.1.2. Đánh giá mặt được và hạn chế.....................................................30
2.2. Tác động của an ninh nguồn nước đến đối ngoại Việt Nam giai
đoạn 2016-2019...........................................................................................33


2.2.1. Tác động đến chính sách đối ngoại đa phương/tiểu đa phương
của Việt Nam............................................................................................34
2.2.2. Tác động đến quan hệ song phương giữa Việt Nam và các nước


tiểu vùng sông Mê Công..........................................................................35
2.2.2.1. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc..............................................35
2.2.2.2. Quan hệ Việt Nam – Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar 37
2.2.3. Tác động đến quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước
đối tác của tiểu vùng................................................................................41
2.2.3.1. Nhật Bản...................................................................................41
2.2.3.2. Mỹ.............................................................................................42
2.2.3.3. Ấn Độ........................................................................................42
Tiểu kết chương 2....................................................................................43
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ ĐỐI
NGOẠI VÀ BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN NƯỚC CỦA VIỆT NAM...45
3.1. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức và cơ chế hợp tác đang có ở khu
vực................................................................................................................45
3.2. Đề xuất thay đổi các cơ chế hợp tác hiện có.....................................47
3.3. Tăng cường sự hợp tác với các cường quốc trên thế giới trong việc
giải quyết các vấn đề về an ninh nguồn nước tại sông Mê Công...........51
Tiểu kết chương 3....................................................................................52
KẾT LUẬN....................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................56


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ACMECS

Nghĩa Tiếng Anh
Ayeyawady-Chao
Mekong

ADB

ADWO

Nghĩa Tiếng Việt
Phraya- Chiến lược hợp tác kinh tế ba
Economic dòng sông Ayeyawady - Chao

Cooperation
Praya - Mê Công
Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển châu Á
Asian Water Development Viễn cảnh phát triển nguồn
Outlook

nước châu Á
An ninh nguồn nước
Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu

ANNN
APEC

Asia-Pacific

ASEM
ASEAN

Cooperation
Á - Thái Bình Dương
The Asia-Europe Meeting
Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu
Association of Southeast Hiệp hội các Quốc gia Đông

Asian Nations

CHDCND
CLMV

Cambodia, Laos, Myanmar an

Nam Á
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Hội nghị cấp cao Campuchia-

CLV

d Vietnam
Cambodia, Laos and Vietnam

Lào-Myanma-Việt Nam
Khu vực tam giác phát triển

ĐBSCL
ĐBSH
EWEC
FLM
GMS

East West Economic Corridor
Friends of the Lower Mekong
Greater Mekong Subregion

Campuchia - Lào - Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Hành lang kinh tế Đông Tây
Tiểu vùng sông Mê Công mở
rộng
Hợp tác Mê Công - sông Hằng

GMC

Ganga-Mekong Cooperation

HDI
ICEM

Human Development Index
Chỉ số phát triển con người
The International Centre for Trung tâm Quốc tế về Quản lý

IWRM

Environment Management
Môi trường
Integrated water resources Quản lý tổng hợp nguồn nước
management

LHQ
LMI

Lower Mekong Initiative


Liên Hợp Quốc
Sáng kiến lưu vực sông Mê


LMCM
MLC

Công
Lancang-Mekong Cooperation Tổ chức Lan thương Mekong
Mekong-Lancang cooperation
Hợp tác Mê Công - Lan

MRC

Mekong River Commission

MDGs

Millennium

MGC

Goals
Mekong–Ganga Cooperation

Thương
Ủy hội sông Mê Công

Development Mục tiêu phát triển Thiên niên


NN&PTNT

kỷ
Hợp tác Mê Công - sông Hằng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn
Development Hỗ trợ Phát triển Chính thức

ODA

Official

PNPCA

Assistance
Procedures for Notification, Thủ tục thông báo, tham vấn
Prior

Consultation

and trước và thỏa thuận

Agreement
TNN

Tài nguyên nước

WEF


World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

WEC

West- East Economic Corridor Hành lang Đông – Tây


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An ninh nguồn nước là một nội dung trong “An ninh môi trường” đang
được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu 1. Ngày
nay, bên cạnh an ninh truyền thống là các đe dọa sử dụng và sử dụng vũ khí
cứng, các mối đe dọa từ bên ngoài ảnh hưởng đến lãnh thổ, chủ quyền quốc
gia thì an ninh phi truyền thống như: an ninh nguôn nước, nghèo đói, ô nhiễm
môi trường,… cũng đang tác động mạnh mẽ đến vấn an ninh quốc gia.
An ninh nguồn nước đã và đang là một vấn đề nóng trong các chương
trình nghị sự, các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế như Liên Hợp Quốc,
APEC, ASEM, ASEAN, Ủy hội Mê Công MRC, Diễn đàn nước thế giới, Tổ
chức lưu vực sông quốc tế, Mạng lưới cộng tác nước toàn cầu,...
Với vị trí là một nước ở hạ nguồn sông Mê Công. Vấn đề an ninh
nguồn nước tại khu vực tiểu vùng sông Mê Công không chỉ là vấn đề về kinh
tế, kỹ thuật mà nó còn đang đặt ra những vấn đề mới về đối ngoại giữa Việt

Nam với các nước, đối tác có chung lợi ích với Việt Nam trên dòng sông Mê
Công, đặc biệt là các quốc gia láng giềng.
Từ những lý do trên, sinh viên quyết định làm Khóa luận tốt nghiệp với
đề tài Tác động của an ninh nguồn nước sông Mê Công đến đối ngoại Việt
Nam giai đoạn 2016-2019.
2. Tình hình nghiên cứu
An ninh nguồn nước là một vấn đề nóng, được cập nhật thường xuyên
liên tục nên có rất nhiều bài báo, bài viết liên quan.
Luận văn với đề tài “Sông Mê Công: An ninh nguồn nước và tác động
đến Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thùy Anh - Học viện Ngoại giao, 2015.
Tác giả khái quát về an ninh nguồn nước nói chung và vấn đề an ninh nguồn
nước sông Mê Công nói riêng, nguyên nhân, hệ quả của bất ổn an ninh nguồn
1Hoàng Cẩm Thanh, Nguyễn Hồng Bảo Thi (2014), An ninh con người (Human security), Nghiên cứu quốc
tế, />
1


nước sông Mê Công và tác động đến Việt Nam.
Bài viết được đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ thủy lợi số 38
ngày 15/5/2017, với tựa đề “Thách thức và một số giải pháp đảm bảo an ninh
nguồn nước tại Việt Nam”, của các tác giả Trần Đình Hòa, Đặng Hoàng Thanh
và Đỗ Hoài Nam - Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam. Tác giả nói đến tầm quan
trọng của nguồn nước, các thách thức từ nguồn nước; tác động của biến đổi khí
hậu đến từng khu vực như khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên,…
Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM), 2010, “Đánh giá
môi trường chiến lược thủy điện trên dòng chính Sông Mê Công của Ủy hội
Sông Mê Công”. Tóm tắt báo cáo cuối cùng, Hà Nội. Báo cáo đã trình bày
những nội dung liên quan đến an ninh nguồn nước tại sông Mê Công, đặc biệt
là tác động của việc xây dựng các đập thủy điện.
Phạm Khôi Nguyên (tháng 1/2011) Chủ tịch Hội đồng Uỷ hội sông Mê

Công quốc tế Giai đoạn 2010-2011, Tài liệu: “Chiến lược Phát triển Lưu vực
dựa trên Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước cho hạ lưu vực sông Mê Công”
do các quốc gia thành viên Uỷ hội sông Mê Công quốc tế soạn thảo. Mục đích
của Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa trên Quản lý tổng hợp Tài nguyên
nước (Chiến lược này) là một tuyên bố của các quốc gia Hạ lưu vực sông Mê
Công (Campuchia, CHDCND Lào, Thái Lan và Việt Nam) về cách thức các
quốc gia này sẽ chia sẻ, sử dụng, quản lý và bảo tồn tài nguyên nước và tài
nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công để đạt được các mục tiêu của
Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mê Công.
Ngoài ra còn có một số công trình khác tiêu biểu như: Hội thảo “Sử dụng
bền vững nguồn nước sông Mekong”, 2016, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp
Quỹ Hòa bình và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh; Các nghiên cứu trên thế
giới về quản lý tài nguyên nước, bảo về môi trường nước và an ninh nguồn nước
như Kế hoạch hành động Mar del Plata (1977), Tuyên bố New Delhi (1990) và

2


được củng cố trong chương 18 của lịch trình thế kỷ XXI, Hội nghị thượng định
về nước năm 1992 tại Rio với chủ đề “Nước và môi trường”. Tiếp đó Diễn đàn
nước thế giới lần thứ nhất tại Marrakech (Marocco) năm 1997 với chủ đề “Tầm
nhìn dài hạn về nước, cuộc sống và môi trường cho thế kỷ XXI”…
Các công trình trên đã đề cập đến vấn đề ANNN dưới nhiều góc độ
khác nhau, làm cơ sở để tác giả luận giải các vấn đề trong đề tài của mình.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Thông qua phân tích thực trạng ANNN tại tiểu vùng Mê
Công, Luận văn sẽ đánh giá tác động của vấn đề ANNN tại tiểu vùng tới đối
ngoại của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp.
Nhiệm vụ:
- Luận giải làm rõ thực trạng ANNN tại tiểu vùng sông Mê Công.

- Tác động vấn đề ANNN đến vấn đề đối ngoại ở Việt Nam.
- Đề ra một số giải pháp thúc đẩy vấn đề đối ngoại và bảo đảm ANNN
tại Việt Nam.
4. Giới hạn, đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của bài nghiên cứu là các vấn đề về an ninh nguồn nước tại tiểu
vùng sông Mê Công nói chung và tại Việt Nam nói riêng giai đoạn 2016 - 2019
như ô nhiễm, hạn hán, xâm nhập mặn, trữ lượng nước,… Các tác động của vấn
đề đến đối ngoại Việt Nam và các khuyến nghị chính sách cho thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Sinh viên sử dụng hệ quy chiếu Chủ nghĩa duy vật biện chứng để nhìn
nhận vấn đề. Đầu tiên là Nguyên lý về mối liên hệ, nguyên lý này chỉ ra rằng
các sự vật, hiện tượng tồn tại trên thế giới đều có các mối liên hệ với nhau.
Chúng tác động, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau. Không có hiện tượng, sự
việc, sự vật nào tồn tại riêng lẻ một mình, chúng đều thuộc một hệ thống ràng

3


buộc lẫn nhau2. Từ đây, sinh viên nhìn nhận đề tài nghiên cứu của mình một
cách khách quan rằng các vấn đề về an ninh nguồn nước trên tiểu vùng sông
Mê Công nói chung và Việt Nam nói riêng đều nằm trong một mối liên hệ, hay
nói cách khác là một hệ thống phụ thuộc và làm biến đổi lẫn nhau.
Tiếp theo là cặp phạm trù Khả năng và hiện thực để nhìn nhận các giải
pháp trong việc giải quyết các tác động của an ninh nguồn nước đến đối ngoại
Việt Nam giai đoạn 2016 – 20193. Sinh viên nghiên cứu nhờ đó nhận thức được
hiện thực vấn đề để đi đến hành động chuẩn xác, tránh được việc khuyến nghị
các giải pháp ảo tưởng xa vời.
Cách tiếp cận
Sinh viên tiếp cận cả từ góc độ Chủ nghĩa hiện thực và Chủ nghĩa tự

do. Chủ nghĩa hiện thực tập trung chủ yếu vào những vấn đề an ninh quân sự,
ANNN hay các vấn đề môi trường không phải là mối quan tâm chính. Tuy
nhiên, Chủ nghĩa hiện thực tiếp cận theo hướng cạnh tranh zero-sum game,
quốc gia có tính duy lý và vị kỷ, nên đây cũng là 1 cách tiếp cận giải thích
hành vi các nước. Các quốc gia bất chấp các quy tắc đạo đức để thu được lợi
ích cho quốc gia mình một cách tối ưu nhất. Những quy luật, giả định trên
giúp giải thích hành vi của các quốc gia trong việc hợp tác về giải quyết các
vấn đề an ninh nguồn nước trong lưu vực sông Mê Công.
Chủ nghĩa tự do coi trọng các vấn đề an ninh phi truyền thống hơn, coi
trọng hợp tác quốc gia theo hướng cùng thắng, đề cao vai trò của Thể chế
quốc tế vì nhiều lợi ích mà Thể chế mang lại. Việc đề cao vai trò của các Thể
chế quốc tế, chủ nghĩa tự do giúp sinh viên tiếp cận phân tích các cơ chế hợp
tác song phương, đa phương, đối ngoại Việt Nam với các nước trong lưu vực

2 Hội đồng lý luận trung ương chỉ đạo ban hành giáo trình chuẩn quốc gia các Bộ môn khoa học Mác – Lênin
(1999), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.278.
3 Hội đồng lý luận trung ương chỉ đạo ban hành giáo trình chuẩn quốc gia các Bộ môn khoa học Mác – Lênin
(1999), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.312.

4


sông Mê Công và với các nước đối tác của tiểu vùng này4.
Phương pháp cụ thể
Để bài nghiên cứu mang tính chuyên sâu, logic, phản ánh đúng các
thông tin dựa trên tình hình thực tế, sinh viên sử dụng tổng hợp các phương
pháp như: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp lịch sử, logic;
phương pháp quan sát, tổng hợp, đánh giá,…
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sinh viên tiến hành nghiên cứu các
tài liệu trong ngành hoặc ngoài ngành, tài liệu lưu trữ hay các thông tin liên

quan trên các trang mạng, báo điện tử,… Chọn lọc cái tác giả, các trang thông
tin uy tín phù hợp với bài nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử, logic: Sinh viên vận dụng phương pháp lịch sử
trong việc tìm hiểu một số hiện tượng về ô nhiễm, hạn hán,…trong quá khứ
và những hợp tác đã diễn ra giữa các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Công.
Sau đó sử dụng phương pháp logic để bao quát lại tất cả khía cạnh, tìm ra bản
chất và quy luật của vấn đề.
Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Sinh viên tổng hợp đánh giá ý thức sử
dụng nước cho sinh hoạt và nhận thức của người dân về sự quý giá của nguồn
tài nguyên nước. Ngoài ra sinh viên cũng quan sát lượng mưa, mực nước tại
các con sông lớn và tại các trạm khí tượng thủy văn,… rút ra những đánh giá
phục vụ cho các lập luận trong bài nghiên cứu khoa học.
6. Đóng góp, ứng dụng của đề tài
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm rõ thực trạng ANNN tại
tiểu vùng sông Mê Công, tác động đến vấn đề đối ngoại của Việt Nam. Từ đó
làm cơ sở để ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy quan hệ đối ngoại của Việt
Nam, bảo đảm ANNN. Đồng thời, đề tài cũng làm tài liệu phục vụ cho mục đích
học tập, nghiên cứu cho sinh viên chuyên ngành và không chuyên ngành.
4 PGS.TS Hoàng Khắc Nam (2017), Lý thuyết Quan hệ quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội.

5


CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG AN NINH NGUỒN NƯỚC TẠI
TIỂU VÙNG MÊ CÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2019
Chương 1 nghiên cứu làm rõ khái niệm ANNN, tiếp cận lý thuyết về
ANNN ở trong nước và ngoài nước. Bên cạnh làm rõ lý thuyết về ANNN, chỉ
ra các nhân tố ảnh hưởng đến ANNN tại vùng sông Mê Công. Những cơ sở lý
thuyết trên là cơ sở tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng, chỉ rõ những nguyên
nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng trên.

1.1. Khái niệm và tiếp cận lý thuyết về an ninh nguồn nước
1.1.1. Khái niệm
An ninh nguồn nước theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc ANNN là
“khả năng của dân số trong việc bảo vệ sự tiếp cận bền vững đối với lượng
nước đủ, có chất lượng nước chấp nhận được để duy trì sinh kế, phúc lợi con
người và phát triển kinh tế xã hội; để đảm bảo sự bảo vệ chống ô nhiễm do
nước và các thảm họa liên quan đến nước; bảo tồn các hệ sinh thái trong bầu
không khí hòa bình và ổn định chính trị”5. Định nghĩa này được đưa ra bởi
UN-Water với vai trò như một điểm khởi đầu cho các cuộc đối thoại trong hệ
thống Liên Hợp Quốc. Các nhân tố chính và trung tâm của an ninh nguồn nước
là đạt được cảm giác an toàn, bền vững, phát triển và con người hạnh phúc hơn.
Ủy ban nước LHQ (UN-Water) cũng ủng hộ việc đưa an ninh nguồn nước vào
chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và chương trình
nghị sự phát triển sau 2015 như một phần của các Mục tiêu phát triển bền
vững.
1.1.2. Tiếp cận lý thuyết về an ninh nguồn nước
1.1.2.1. Lý thuyết về an ninh nguồn nước
Để nghiên cứu ANNN tại tiểu vùng Mê Công, tác giả nghiên cứu các lý
thuyết về ANNN ở Việt Nam và trên thế giới. Các lý thuyết là cơ sở để tác giả tiếp
cận, nghiên cứu làm rõ nội hàm khái niệm ANNN và đồng thời là cơ sở để xây
dựng quan hệ đối ngoại với các nước vùng sông Mê Công. Tiếp cận lý thuyết về
5 Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng – Hiện trạng, vấn đề và giải
pháp, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Hà Nội. tr 106.

6


ANNN, thể hiện trên khía cạnh về an ninh, chính trị, quan hệ quốc tế như sau:
Thứ nhất, lý thuyết tiếp cận về vai trò của nước. Các lý thuyết đưa ra đều
khẳng định nước luôn đóng vai trò là trung tâm trong quá trình phát triển của

lịch sử xã hội loài người. Nước là nguồn gốc của sự sống, sinh kế và sự thịnh
vượng. Nước là đầu vào của hầu hết các quá trình sản xuất, nông nghiệp, công
nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải. Khai thác tiềm năng sản xuất của
nguồn nước và hạn chế các tác động phá hoại của nó đã là một cuộc đấu tranh
liên tục kể từ khi xuất hiện xã hội loài người. Tuy nhiên, có một sự khác biệt
đáng chú ý, không giống như lương thực, năng lượng, không chỉ sự thiếu hụt
về nguồn nước mà sự dồi dào về nguồn nước cũng có thể trở thành một mối đe
dọa. Nguồn nước sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội và củng cố khả năng hồi
phục của xã hội đối với các tác động từ môi trường cũng như các loại bệnh tật
liên quan đến nguồn nước6.
Thứ hai, lý thuyết về các nội dung an ninh về nước. Nội dung an ninh
về nước của thế giới được hiểu là: (1) Nước ngọt và hệ sinh thái được bảo vệ
và cải thiện. (2) Phát triển bền vững và chính trị ổn định được dề cao. (3) Ai
cũng có nước sạch để dùng với giá cả hợp lí, đảm bảo sức khoẻ và năng lực
sản xuất. (4) Con người được bảo vệ khỏi các nguy hiểm do nước gây ra. (5)
An ninh về nước trong thế kỷ 21 của quốc gia là “Sử dụng tổng hợp, bảo vệ
và phòng chống có hiệu quả các tác hại về nước”7.
Thứ ba, lý thuyết về mối quan hệ giữa nước với an ninh chính trị. Sự
khan hiếm về nước là cực kỳ nhạy cảm, nó dễ dàng tạo ra các bất ổn định về
chính trị, ngoại giao và rất có thể là nguyên nhân của chiến tranh. Có nhiều
kiểu mất an ninh môi trường liên quan đến nước. Phân tích về những cuộc
chiến tranh nước, có thể chia ra các kiểu sau: Những cuộc xung đột vũ trang
6 Nguyễn Thị Ða (2009), “Bức tử” sông Mekong với đập cao 292m, Báo Người lao
động, />7 Dr. Richard Cronin (2007), Jakarta Flood and Mekong Drought: Two Side of the Same Coin, The Henry L.
Stimson Center,Washington D.C, =1&ID=40813

7


công khai (ít xảy ra); Thương thuyết, đàm phán căng thẳng giữa các quốc gia

về chia xẻ nguồn nước quá cảnh; Tranh chấp cộng đồng về chiếm dụng nguồn
nước.
Thực tiễn đã chỉ ra một số nước sử dụng nguồn nước như một công cụ
chiến tranh: xâm chiếm, ngăn chặn, phá huỷ các nguồn nước làm cho kẻ địch
ở dưới hạ nguồn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ trong chiến tranh vùng Vịnh, máy
bay đồng minh tiến công liên tục vào hệ thống thuỷ lợi của Irak, hay quân
Serbi đã phá huỷ đập Perusa của Croatia năm 1993 trong cuộc khủng hoảng
Bancăng. Trong trường hợp mối quan hệ với các nước trong cùng lưu vực có
vấn đề thì những nước ở đầu nguồn các dòng sông có rất nhiều ưu thế trong
việc hạn chế khối lượng nước cho các nước (hay các vùng) dưới hạ lưu.
Những bài học về xung đột nguồn nước ở Trung Đông và Nam Á đòi hỏi
chúng ta phải suy nghĩ về ANNN.
Thứ tư, lý thuyết về đối tượng sử dụng nguồn nước. Lý thuyết này dựa
theo mô hình “Viễn cảnh phát triển nguồn nước châu Á”, được phát triển bởi
tổ chức Ngân hàng phát triển Châu Á (ADP) vào năm 2013. Lý thuyết này
đưa ra một khuôn khổ đánh giá ANNN cho 5 đối tượng chính bao gồm: (i)
ANNN cho sinh hoạt; (ii) ANNN cho phát triển kinh tế; (iii) ANNN cho phát
triển đô thị; (iv) ANNN cho bảo vệ môi trường; (v) Khả năng phục hồi sau
các thảm họa liên quan đến nước8.
Việc đánh giá mức độ ANNN cho 5 đối tượng nêu trên nhằm giải quyết
những căng thẳng vốn có trong việc khai thác sử dụng nước mà nổi lên trên cả
là tranh chấp giữa các đối tượng sử dụng. Khung chỉ tiêu của AWDO cũng có
thể được sử dụng để đánh giá kết quả của chiến lược quản lý tổng hợp tài
nguyên nước (IWRM).
1.1.2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy có các nhóm nhân tố (nguy
8 Hà Thị Giang (2009), Ðập Tiểu Loan đe dọa đồng bằng sông Cửu Long, Tuổi Trẻ, />
8



cơ) ảnh hưởng ANNN, bao gồm:
(1) Nhóm nguy cơ liên quan tới yếu tố tự nhiên. Bao gồm: Tai biến địa
chất; Biến đổi khí hậu; Thảm phủ; địa hình, địa mạo; Nước ngầm; nước mặt.
(2) Nhóm nguy cơ liên quan tới nhu cầu sử dụng nước, gồm: Du lịch;
dịch vụ; Công nghiệp; Nông nghiệp; Sinh hoạt; Thủy điện.
(3) Nhóm nguy cơ liên quan liên quan tới cơ chế chính sách, gồm: Tội phạm,
Khủng bố; Chính sách, Pháp luật; Giáo dục, Truyền thông; Chính trị, ngoại giao9.
1.2. Thực trạng an ninh nguồn nước tại tiểu vùng Mê Công và Việt Nam
giai đoạn 2016-2019
1.2.1. Tổng quan về lưu vực sông Mê Công
Tiểu vùng sông Mê Công là vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm 6 nước
Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (gồm 02 tỉnh Vân Nam và
Quảng Tây) và Việt Nam, với diện tích khoảng 2,3 triệu km2, dân số khoảng 350
triệu người. Tiểu vùng sông Mê Công về cơ bản là một khu vực kinh tế tự nhiên
gắn kết với nhau bởi dòng sông Mê Công, có nhiều điểm chung về lịch sử và
văn hóa10.
Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy từ độ cao 5000m
theo hướng Tây Nam, qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy xuống “Tam giác
vàng” - đoạn giao nhau của biên giới ba nước Myanmar, Lào và Thái Lan. Sau khi
hợp dòng với sông Tonle Sap ở Phnom Penh (Campuchia), dòng sông tách ra
220km sông Bassac và 240km sông Mekong, chảy song song nhau. Cuối lưu vực,
sông Mekong chảy vào 9 nhánh sông ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Việt Nam),
trước khi đổ ra biển Đông11. Sông có chiều dài dòng chính là 4880km, diện tích
lưu vực là 795.000km2 và tổng lượng dòng chảy hàng năm là 475 tỉ m 3. So với
9 EcoLao, Nam Thuen II Power Company Ltd. and Norplan (2004), Cumulative impact analysis : and Nam
Thuen 2 contributions - final report, Government of Lao PDR and Asian Development Bank,
/>10 Nguyễn Thương Huyền, Những thành tựu chính trong kết nối cơ sở hạ tầng của Hợp tác Tiểu vùng sông
Mê Công mở rộng hơn hai thập niên qua, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 (183), tr.37.
11 Nguyễn Hồng Nhung (2010), Xác định lại vị trí địa kinh tế của tiểu vùng sông Mê Công mở rộng và hàm
ý cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 2, tr.33.


9


các dòng sông trên thế giới, Mekong đứng thứ 8 về tổng lượng dòng chảy, thứ 12
về chiều dài và thứ 21 về diện tích lưu vực. Vùng thượng nguồn sông Mê Công đi
qua lãnh thổ hai quốc gia là Trung Quốc và Myanmar, có diện tích 189.000 km 2
(chiếm 24% diện tích lưu vực). Bốn quốc gia còn lại thuộc vùng hạ nguồn là Lào,
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, có diện tích là 606.000 km 2 (chiếm 76% diện
tích lưu vực)12. Hạ lưu sông Mê Công được tính từ vùng “tam giác vàng” là vùng
ranh giới giữa Thái Lan, Myanma và Lào, chiếm tới 77% tổng diện tích lưu vực.
Lưu lượng sông Mê Công tương đương với sông Mississippi (Mỹ), giàu phù sa,
rất biến thiên với hai mùa mưa nắng. Sự đa dạng sinh học của sông Mê Công chỉ
đứng thứ hai sau sông Amazon. Tài nguyên lưu vực sông Mê Công có thể nuôi
dưỡng 70 triệu cư dân trong lưu vực. Chỉ tính riêng nguồn cá, sông Mê Công đã
đem lại hơn 2 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho các nước trong lưu vực 13. Tiểu vùng Mê
Công có vị trí địa lý đặc biệt, kết nối với các thị trường lớn và các nền kinh tế
năng động của châu Á, như: Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN. Với các
lợi thế như vậy, Tiểu vùng Mê Công g có tiềm năng trở thành trung tâm sản xuất tiêu dùng của ASEAN và là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu; đóng
vai trò cầu nối giao thông, thương mại, đầu tư giữa các nước phía Đông với phía
Nam châu Á. Các nước tiểu vùng sông Mê Công cũng đang trở thành điểm đến
đầu tư và hợp tác của nhiều nước lớn trên thế giới.
1.2.2. Thực trạng an ninh nguồn nước tại tiểu vùng Mê Công
Thực trạng an ninh nguồn nước tại tiểu vùng Mê Công đang nổi lên
nhiêu vấn đề cần sự hợp tác của tất cả các nước cùng chung tay giải quyết.
Thực trạng an ninh nguồn nước tại tiểu vùng Mê Công nổi lên một số vấn đề
chủ yếu như: Tình trạng xây dựng các hồ, thủy điện; chất lượng nguồn nước;
hạn hán, khai thác bừa bãi nguồn nước ...
12 Mekong River Commission (1995), Agreement on the Cooperation for the Sustainable Development of
the Mekong River Basin, Chiang Rai, Thailand,

/>13 Hội đồng lý luận trung ương chỉ đạo ban hành giáo trình chuẩn quốc gia các Bộ môn khoa học Mác –
Lênin (1999), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.278.

10


- Thực trạng xây dựng các hồ, đập thủy điện:
Từ năm 2006, mối quan tâm đến thủy điện đã tăng nhanh ở hạ lưu Sông
Mê Công cùng với đầu tư kết cấu hạ tầng điện đang gia tăng của khu vực tư
nhân. Hầu hết các nhánh phụ của sông Mê Công đều đã xây dựng các tầng
đập hoặc đang quy hoạch, với khoảng 71 dự án dự tính sẽ được vận hành vào
năm 2030. Trong vài năm qua, các nhà đầu tư và các nhà phát triển, chủ yếu
từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đã đưa ra các đề xuất đối với
12 dự án thủy điện trên dòng chính ở vùng hạ lưu sông Mê Công, tận dụng
các ý tưởng từ các thập kỷ. 10 dự án đề xuất cho dòng chính sẽ bao gồm việc
xây dựng các con đập chắn ngang toàn bộ lòng chảy của sông - 8 dự án ở
CHDCND Lào, trong đó có 2 dự án thuộc các đoạn sông trên dòng chính giữa
Lào và Thái Lan và 2 dự án ở Cămpuchia. 2 dự án khác nằm gần các thác
Khone ở CHDCND Lào bao gồm việc xây đập từng phần (Don Sahong) hoặc
dẫn dòng (Thakho). Ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, có 8 con đập đã xây dựng
hoặc đang thi công, chắn ngang phần thượng nguồn sông Mê Công. Chính do
quyết định của Trung Quốc phát triển sông Mê Công ở tỉnh Vân Nam và do
hệ quả những biến đổi về lưu lượng dòng chảy theo mùa, đã làm việc phát
triển như vậy ở hạ lưu sông Mê Công trở bên bớt miễn cướng và làm cho các
dự án trên dòng chính trở nên khả thi hơn về mặt kinh tế14.
- Thực trạng chất lượng nước:
Các con đập dòng chính Hạ lưu sông Mê Công sẽ ảnh hưởng cơ bản đến
tính nhất thể và năng suất hệ dưới nước Mê Công do: (i) ngập nước thường
xuyên đối với hầu hết các sinh cảnh dưới nước, (ii) gây trầm trọng cục bộ
những khác biệt theo mùa về thủy văn của sông và (iii) chia cắt sự vận chuyển

trầm tích và dinh dưỡng giữa các khu vực vùng cao và đồng bằng ngập nước.
Chỉ tính tổn thất sinh cảnh, các dự án dòng chính cũng gây suy giảm ở mức 1227% năng suất sơ cấp các hệ dưới nước (tức là năng suất thực vật) với những
hệ lụy đến toàn bộ năng suất của sông và của bản thân các hồ chứa. Xét mức
14 Nguyen Thi Dieu (1999), The Mekong River and the Struggle for Indochina: Water, War, and Peace,
Praeger, London.

11


suy giảm về tải lượng dinh dưỡng ước tính là 75% do tác động tích lũy của tất
cả các con đập dòng chính, năng suất sơ cấp có thể giảm còn một phần nhỏ của
các giá trị hiện tại với những hệ lụy nghiêm trọng đối với chuỗi thức ăn dưới
nước, nơi cư trú của cá và nghề cá. Với đánh giá thận trọng, các dự án dòng
chính hạ lưu Sông Mê Công có lẽ sẽ phải chịu trách nhiệm về 1/3 mức suy
giảm các tải lượng dinh dưỡng và trầm tích của Sông Mê Công15.
- Thực trạng thay đổi về lượng chảy tràn, ngập lụt:
Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tác động ngập lụt, với 12-82% sự thay đổi
về độ sâu ngập ở đồng bằng đối với kịch bản A2 và 22% tăng về thời gian
ngập. Sẽ có sự tăng về diện tích bị xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu
Long tăng từ khoảng 249 đến 1,882 km2 hay 1.4% (kịch bản B2) đến 10.5%
(kịch bản A2)16.
- Thực trạng khai thác tài nguyên nước:
Khai thác nước trung bình hàng năm sử dụng cho nông nghiệp, công
nghiệp và các tiêu hao nước khác ở hạ lưu vực sông Mê Công ước tính
khoảng 60 tỷ m3, hoặc 12% tổng lượng trung bình năm. Lấy nước dòng chính
hiện nay là không đáng kể, chỉ có ở khu vực thượng lưu phần Châu thổ Việt
Nam, tuy nhiên chuyển nước quy mô lớn đang được xem xét. Lượng nước trữ
ở các hồ chứa hiện có là ít hơn 5% dòng chảy trung bình năm và không đủ để
điều tiết nước đáng kể giữa các mùa. Hiện nay nguồn nước ngầm sử dụng
trong các lưu vực sông Mê Công là khiêm tốn, ngoại trừ ở Đông Bắc Thái

Lan và Việt Nam, nơi khan hiếm nước ngọt trong mùa khô17.
- Thực trạng hạn hán ở lưu vực sông Mê Công:
Trong thời gian từ tháng 6/2019 đến nay, vùng tây nam Trung Quốc,
bắc Lào và vùng bắc Thái Lan đang phải đối mặt với một trận hạn hán khắc
15Ian White (2002), Water Management in the Mekong Delta: Changes, Cnonflict and
Opportunities, International Hydrological Programme, Technical Documents in Hydrology, No.61,
UNESCO, tr.12., />16Phạm Phan Long (2009), Các hiểm họa từ thượng nguồn sông Cửu Long, Vietland,

17 Michael Casey (2009), UN study advises caution over dams, Phys.org , Bangkok, Thailand,
/>%20report%20said%20Thursday.

12


nghiệt. Hậu quả là mực nước sông Mê Công giảm thấp tới mức nghiêm trọng.
Do vậy, ngay trước hội nghị thượng đỉnh, báo chí và cộng đồng Thái Lan đã
đặt ra câu hỏi về tác động của các đập do Trung Quốc xây dựng đối với thực
trạng cạn kiệt của sông Mê Công. Báo chí nêu ra các nghi ngờ về việc các đập
này đang giữ nước lại, đồng thời kêu gọi Thủ tướng Thái Abhisit Vejjajiva nêu
vấn đề này với Trung Quốc. Thông thường, Chính phủ Trung Quốc vẫn chia sẻ
các dữ liệu khí tượng thủy văn vào mùa mưa với Ủy ban sông Mê Công.
- Thực trạng thiếu hụt nguồn nước ở lưu vực sông Mê Công:
Mực nước sụt giảm mạnh. Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công
Việt Nam dẫn thông tin số liệu từ mạng lưới quan trắc thủy văn của Ủy hội sông
Mê Công quốc tế, Lào, Thái Lan cho thấy, mực nước ở tất cả các trạm quan trắc
trên dòng chính sông Mê Công đều sụt giảm mạnh, nhất là từ khoảng giữa tháng
6/2019. Cụ thể, tháng 7/2019, tại Chiềng Sẻn (Thái Lan), mực nước và dòng chảy
trung bình sụt giảm 2,89 m và 70% so với dòng chảy trung bình nhiều năm cùng
thời kỳ. Mực nước thấp kỷ lục tại đây là ngày 18.7 m, thấp hơn 3,02 m so với mức
trung bình cùng kỳ, thấp hơn 0,75 m so với mực nước tối thiểu từng đo được. Tại

Vientiane (Lào), mực nước và dòng chảy trung bình sụt giảm so với trung bình
nhiều năm cùng thời kỳ là 4,47 m và 75% so với dòng chảy trung bình nhiều năm
cùng thời kỳ. Ở Việt Nam, tại hai trạm Tân Châu và Châu Đốc, được ví là cửa ngõ
của đồng bằng sông Cửu Long, nơi sông Mê Công chảy vào, mực nước bắt đầu
xuống thấp hơn mực nước trung bình nhiều năm từ tháng 6/2019 và trong tháng
7/2019, mực nước ở hai trạm này thường xuyên thấp hơn mực nước trung bình
nhiều năm từ 0,8 - 2,3 m. Tương tự, dòng chảy ở Tân Châu và Châu Đốc cũng
thấp hơn dòng chảy trung bình nhiều năm tới 14.000 m3/s, giảm tới 75% dòng
chảy trung bình nhiều năm cùng thời kỳ trong tháng 7 tại hai trạm này18.
1.2.3. Thực trạng an ninh nguồn nước tại Việt Nam
- Tình trạng khan hiếm và suy giảm nguồn nước:
18 Living River Siam-SEARIN (2007), Open Letter from 28 NonGovermental Organizations (NGOs) to the
Lao PDR Government, the Mekong River Commission, and the Goverments of Thailand, Cambodia and
Vietnam – Plea to abandon plans for Don Sahong Dam on the mainstream Mekong River in the Khone Falls
area, Bangkok, Thailand.

13


Những năm gần đây, Việt Nam luôn phải đối mặt tình trạng khan hiếm và
suy giảm nguồn nước do khai thác quá mức ở nhiều nơi, bởi vậy tài nguyên
nước đang ẩn chứa những yếu tố thiếu bền vững cho phát triển. Do tác động của
biến đổi khí hậu, chúng ta đang bị suy giảm nguồn nước mặt và nguồn nước
ngầm; tình trạng triều cường và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng; quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự gia tăng dân số, nhu cầu sử dụng nước phục vụ
sản xuất, đời sống… đang đe dọa ANNN. Tại khu vực ĐBSCL, việc cung cấp
nước sạch cũng mới chỉ bảo đảm từ 60 đến 65%19 dân số đô thị và tỷ lệ này thấp
hơn nhiều ở khu vực nông thôn. Nguồn nước để cung cấp cho khu vực nông
thôn đang phải đối mặt hai vấn đề lớn là nhiễm mặn và ô nhiễm.
Nhu cầu dùng nước ở Việt Nam do tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp

hóa… sẽ lên đến khoảng 130 - 150 tỷ m3/năm, chiếm tới gần 50% lượng nước sản
sinh trên lãnh thổ nước ta, gần 90% nguồn nước mùa khô (khoảng 170 tỷ m3) 20.
“Tại Việt Nam, tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng
80,6 tỷ m3, chiếm 10% tổng lượng nước của cả nước. Trong đó, hơn 80% lượng
nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (khoảng 65 tỷ m3/năm). Nước dưới
đất được khai thác, sử dụng chủ yếu cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, với
gần 40% lượng nước cấp cho đô thị và 80% lượng nước cho sinh hoạt nông
thôn. Theo Hội TNN quốc tế, quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người
dưới 4.000 m3/người/năm được xem là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nếu chỉ tính
riêng lượng TNN mặt trên lãnh thổ, thì hiện nay, Việt Nam đã thuộc số các quốc gia
thiếu nước và sẽ gặp phải nhiều thách thức về TNN trong tương lai”21.
- Mất cân bằng giữa nhu cầu dung nước và khả năng dự trữ nước:
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng hơn 7.500 hồ chứa nước và
đập dâng với dung tích khoảng 20 tỷ m3. Nhưng riêng nhu cầu dùng nước dự
19Trung Tuyến (2019), Bảo đảm an ninh nguồn nước, Báo Nhân dân Điện tử,
/>20 Trung Tuyến (2019), Bảo đảm an ninh nguồn nước, Báo Nhân dân Điện tử,
/>21Hương Mai (2018), An ninh nguồn nước - Vấn đề cấp thiết cần giải quyết, Tạp chí Môi trường,
/>%9Bc---V%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-c%E1%BA%A5p-thi%E1%BA%BFt-c%E1%BA
%A7n-gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt-48949

14


kiến đến năm 2020 của các lĩnh vực do Bộ NN&PTNT quản lý đã lên tới
khoảng 125 tỷ m322. Như vậy, so với nhu cầu sử dụng cần thiết thì số nước
được cấp chủ động từ các hồ chứa chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, số còn lại phụ
thuộc hoàn toàn vào lượng mưa tự nhiên và nguồn cung từ các con sông thông
qua hệ thống trạm bơm. Đây là thách thức lớn đối với ngành Nông nghiệp,
hàng năm phải giải quyết vấn đề này rất vất vả và tốn kém. Do tập quán, thói
quen sản xuất, canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều nước, lại thiếu các biện

pháp hợp lý giữ, trữ nước trong mùa mưa lũ để dùng dần trong mùa khô nên
thường xuyên phải đối phó với tình trạng thiếu nước vào mùa khô ở nhiều
nơi, có khi trên phạm vi cả nước. Việc sử dụng nước thiếu quy hoạch, chưa
hiệu quả, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm trong khi nhu cầu dùng nước ngày một
tăng nhanh do phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, với việc xả nước thải,
chất thải gây ô nhiễm các nguồn nước càng làm giảm rõ rệt khả năng đáp ứng
nhu cầu nước sạch vào mùa khô.
- Thực trạng ô nhiễm nguồn nước:
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ đang làm suy thoái
nguồn nước, trong khi việc sử dụng, quản lý nguồn nước và xử lý các vấn đề
ô nhiễm chưa được coi trọng thỏa đáng, ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống và
khả năng tiếp cận nước sạch của người dân. Nguồn nước mặt ở nhiều khu vực
đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, nhiều
nơi ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng
nước ngày càng xấu đi do độc chất được thải ra rừ các nhà máy, xí nghiệp,
quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như rác thải sinh hoạt. Nhiễm bẩn, ô
nhiễm nguồn nước dưới đất từ ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm đất cũng đang diễn
ra rất nghiêm trọng và phức tạp; nhiễm mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất do
khai thácnước có xu hướng gia tăng nhất là tại các khu vực đô thị, khu dân cư,
làng nghề, ven biển của đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, ven biển miền Trung ô
nhiễm, cạn kiệt nguồn nước đang là chuyện “nhãn tiền” ở khắp nơi và ngày
22Trần Đình Hòa, Đặng Hoàng Thanh, Đỗ Hoài Nam (2017), Thách thức và một số giải pháp đảm bảo an
ninh nguồn nước ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ thủy lợi, số 3, tr.2.

15


một nghiêm trọng, lan rộng hơn, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và sản xuất.
“Thủ phạm” gây ô nhiễm chính là nguồn nước thải khổng lồ chưa được xử lý
hoặc xử lý không đạt yêu cầu không ngừng đổ vào các sông, hồ từ các đô thị,

cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, làng nghề, bệnh
viện, từ khai thác khoáng sản…23.
- Thực trạng an ninh nguồn nước từ Trung Quốc:
Từ năm 1992 đến năm 2016, Trung Quốc đã xây dựng và đưa vào sử
dụng 7 đập thủy điện và đang triển khai thêm khoảng 20 dự án xây đập khác,
tạo nên một chuỗi hồ chứa liên hoàn trên thượng nguồn sông Mê Công. Trong
đó, các bậc thang thủy điện Nọa Trát Độ (Nuozhadu), Tiểu Loan (Xiaowan),
Cảnh Hồng (Jinghong), Mạn Loan (Manwan) và Đại Triều Sơn (Dachaosan)
có công suất thiết kế và quy mô hồ chứa lớn nhất24.
Nghiêm trọng hơn, sụt giảm phù sa và trầm tích sau khi đi qua các hồ
thủy điện còn đe dọa sự tồn tại của nhiều hệ sinh thái ngập nước ven sông Mê
Công và gây tác động sụt lún, thoái hóa đất và sạt lở ở vùng đồng bằng hạ
lưu. Các tác động xuyên biên giới về môi trường, sinh thái và sinh kế do các
đập thủy điện Trung Quốc gây ra đã được minh chứng rõ rệt ở Lào, Đông Bắc
Thái Lan, Campuchia và ĐBSCL - Việt Nam những năm gần đây.
Mặt khác, trong bối cảnh biến đổi khí hậu với diễn biến khô hạn thường
xuyên và mực biển dâng ở ĐBSCL, nguồn nước từ thượng nguồn trở nên vô
cùng cần thiết để cân bằng chế độ thủy văn và duy trì sản xuất vào mùa khô ở
vùng hạ lưu. Mặc dù phần lưu vực thuộc Trung Quốc chỉ đóng góp khoảng
16% tỷ lệ dòng chảy, nhưng vào mùa hè, lượng nước tan chảy từ vùng băng
hà Tây Tạng lại chiếm ưu thế giúp cân bằng lưu lượng dòng chảy về hạ
nguồn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lượng nước được xả ra từ các con đập luôn
lệ thuộc vào nhu cầu ANNN và sản xuất điện của Trung Quốc hơn là trách
nhiệm quốc tế mà Trung Quốc phải thực thi trên sông Mê Công.
23 Mekong Secretariat (1994), Mekong Mainstream Run-Of-River Hydropower. Executive Summary,
Compagnie Nationale du Rhône, Lyon, France.
24 Tổng công suất thiết kế của các con đập này đạt gần 20,000MW, chiếm gần 2/3 tổng trữ năng thủy điện
của toàn lưu vực thượng lưu sông Mekong (29,000MW).

16



- Sự phân phối nguồn nước không đều cả về thời gian và không gian:
Tổng lượng mưa trung bình năm của Việt Nam là tương đối cao nhưng
phân bố không đều theo không gian và thời gian. Khoảng 60 % lượng nước
mặt của Việt Nam thuộc ĐBSCL, hơn 20 % thuộc ĐBSH và sông Đồng Nai,
còn lại là các vùng khác. Theo thời gian, lượng nước tập trung chủ yếu vào
mùa mưa, trong khi mùa khô thường kéo dài hơn (từ 6 đến 9 tháng) nhưng
lượng dòng chảy tự nhiên trong mùa khô lại chỉ chiếm (20 – 30)% tổng lượng
dòng chảy cả năm.
Tóm lại, từ thực trạng trên cho thấy an ninh nguồn nước tại vùng sông
Mê Công đang trở nên báo động, Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực từ
thực trạng trên. Các nguy cơ mất an ninh nguồn nước cùng những hệ lụy môi
trường và xã hội đang dẫn trở lên hiện hữu cho các quốc gia, vì vậy, vấn đề an
ninh nguồn nước sông Mê Công cần phải được nhìn nhận đầy đủ hơn, cần có
sự tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.
1.3. Nguyên nhân
1.3.1. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân quan trọng về mặt khách quan là do biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên toàn thế giới, với
mức tăng lớn hơn ở khu vực phía Bắc so với khu vực phía
Nam, tăng nhiều nhất trong mùa hè và tăng ít hơn vào mùa
đông. Ở Việt Nam, theo kịch bản trung bình, nhiệt độ trung bình
năm ở nước ta vào giữa thế kỷ tăng phổ biến từ 1,3 - 1,7 oC,
trong đó Bắc Bộ (bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng Bằng
Bắc Bộ) có mức tăng cao nhất, từ 1,6 - 1,7 oC, tiếp đến là Bắc
Trung Bộ có mức tăng là 1,5 - 1,6 oC; miền khí hậu phía Nam
(bao gồm Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ) có mức tăng
là 1,3 - 1,4 oC. Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
tăng chủ yếu từ 1,9 - 2,4 oC ở phía Bắc và từ 1,7 - 1,9 oC ở


17


phía Nam25.
Do mưa ít, vận hành các hồ thủy điện và nhu cầu sử dụng nước tăng
cao. Nguyên nhân của tình trạng này được chỉ ra là lưu vực có ít mưa, việc
vận hành các hồ thủy điện, nhu cầu sử dụng nước tăng lên. Cụ thể, lượng mưa
ở Vân Nam (Trung Quốc) vào đầu mùa lũ 2019 sụt giảm bất thường so với
trung bình nhiều năm (lượng mưa trong tháng 6 chỉ đạt 90% so với lượng
mưa trung bình nhiều năm là khoảng 100 mm). Đặc biệt, suốt tháng 7/2019
vừa qua, vùng này không có mưa. Trong khi đó, tại phần giữa Lào và Thái
Lan cũng có lượng mưa thấp, chỉ đạt 30 - 50% lượng mưa trung bình nhiều
năm. Còn lượng mưa trên phần lưu vực của Campuchia tháng 6 vừa qua chỉ
đạt 40 - 60% lượng mưa trung bình nhiều năm và sang đến tháng 7/2019 thì
lượng mưa chỉ đạt 30 - 50% lượng mưa trung bình nhiều năm26.
1.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nhóm nguyên nhân do mục đích sử dụng nước:
Tình trạng khai thác và sử dụng nguồn nước sông Mê Công, đặc biệt là
việc xây dựng và đưa vào vận hành các đập thủy điện đang là nguy cơ lớn đối
với an ninh nguồn nước của dòng sông. Theo ước tính, tổng nhu cầu sản xuất
điện của các nước tiểu vùng sông Mê Công tăng trung bình hàng năm 6,9%
và tăng khoảng 616.000 tỷ W mỗi giờ 27. Các nước đều đồng loạt phát triển
thủy điện để đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng, phục vụ phát triển kinh tế,
tạo thành cuộc chạy đua thủy điện trong tiểu vùng.
Trung Quốc là quốc gia có tiềm năng thủy điện vùng thượng lưu lớn
nhất thế giới28. Chương trình phát triển thủy điện vùng thượng lưu sông Mê
Công của Trung Quốc có từ năm 1986, gồm 15 đập thủy điện lớn trên dòng
25New Tokyo Strategy 2015 for Mekong-Japan Cooperation (MJC2015) (2015), Ministry of Foreign Affairs
of Japan, />26Đào Trọng Tứ (2009), Chính sách phát triển Mê Công trên quy mô khu vực: Ảnh hưởng và ứng phó từ

phía Việt Nam, tr.1., />27Mukand S.Babel, and Shahriar M. Wahid (2009), Fresh Water under Threat South East Asia,
Vulnerrability Assessment of Freshwater Resources to Environmental Change Mekong River Basin, United
Nations Environment Programme, Asian Institute of Technology.
28Brian Eyler (2019), The Last Days of Mighty Mekong, Zed Books, Washington D.C.

18


chính, hiện nay đã xây dựng được gần hết. Tổng lượng nước dự trữ trong các
hồ chứa của 15 đập vào khoảng 55 tỷ m 3; tổng công suất các nhà máy thủy
điện của Trung Quốc nằm trong chương trình này vào khoảng 24 GW 29. Có 6
công trình thủy điện chính trên sông Lan Thương đã xây dựng và đang hoạt
động gồm: đập Mãn Loan (1993), đập Đại Triều Sơn (2003), đập Tiểu Loan
(2009), đập Cảnh Hồng (2009), đập Cống Quả Kiều (2011) và gần đây nhất là
đập Nọa Trác Độ (2012). Tính đến nay, Tổng lượng nước dự trữ trong các hồ
chứa vào khoảng 15 tỉ m3 30. Đây thực sự là một thách thức to lớn đối với an
ninh nguồn nước ở lưu vực Mê Công, không chỉ bởi ảnh hưởng trực tiếp đến
dòng chảy, chất lượng cũng như số lượng nguồn nước, hệ lụy về kinh tế-xã
hội… mà quan trọng hơn hết còn gây ra những tiền lệ xấu trong khai thác sử
dụng nguồn nước ở lưu vực.
- Nhóm nguyên nhân dẫn đến mất ANNN do yếu tố cơ chế, chính sách:
Các cơ chế hợp tác không hiệu quả, đặc biệt là Ủy hội sông Mê Công
(MRC). Đây là tổ chức hợp tác liên chính phủ của bốn quốc gia Campuchia,
Lào, Thái Lan và Việt Nam về các lợi ích chung cụ thể của các nước này bao
gồm quản lý tài nguyên nước nói chung và phát triển bền vững dòng Mê
Công. Kể từ khi thành lập đến nay, MRC đã thông qua nhiều quy định và tiến
trình cũng như trở thành một cơ quan tư vấn, cung cấp thông tin cho nhiều
lĩnh vực như nghề cá, giao thông đường thủy, quản lý lũ lụt và hạn hán, môi
trường và phát triển thủy điện. Tuy nhiên, những hoạt động của cơ chế này
không thực sự hiệu quả, bởi đây không phải là tổ chức ra quyết định và không

có quyền lực thực thi; các quy định mà MRC đưa ra không mang tính ràng
buộc với các quốc gia thành viên...31.
Tiểu kết chương 1
29Tuần Vietnamnet (2009), Trung Quốc khai thác sông Mekong và nguy cơ giết chết Đồng bằng sông Cửu
Long, />30Tuần Vietnamnet (2009), Trung Quốc khai thác sông Mekong và nguy cơ giết chết Đồng bằng sông Cửu
Long, />31 Tuần Vietnamnet (2009), Trung Quốc khai thác sông Mekong và nguy cơ giết chết Đồng bằng sông Cửu
Long, />
19


Là con sông lớn nhất Đông Nam Á và dài thứ 6 trên thế giới, sông Mê
Công, khởi nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng, trải qua hành trình hơn 4300km
về phía Đông Nam và kết thúc ở Biển Đông, với tổng lượng dòng chảy
475km3/năm. Đây cũng là “dải lụa” kết nối sáu quốc gia, bao gồm Trung
Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thai Lan và Việt Nam không chỉ về địa
chất mà còn về đời sống văn hóa và kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề ANNN hiện
nay ở sông Mê Công đang trở nên cấp thiết.
Việt Nam có may mắn là đất nước khá đồi dào tài nguyên nước. Tuy
nhiên 2/3 lượng nước Việt Nam có (khoảng 500 tỷ/850 tỷ m3/năm) là nước quá
cảnh từ nước ngoài chảy vào32. Dưới tác động của quá trình biến đổi khí hậu
cùng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác, Việt Nam đang phải đối
mặt với nhiều thách thức từ ANNN tại vùng ĐBSCL, việc suy giảm nguồn
nước mặt cũng như nước ngầm, mực nước biển có xu hướng dâng cao, theo đó
là triều cường và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng… Trong khi đó, quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
đang đòi hỏi một khối lượng nước vô cùng lớn. Do vậy, nghiên cứu ANNN tại
vùng sông Mê Công và sự tác động đến Việt Nam, đồng thời tìm ra các nguyên
nhân để khắc phục những hạn chế, bảo đảm ANNN là một vấn đề quan trọng.

32 Richard P. Cronin (2009), Email to Quang Nguyen on Effects of Chinese Dams on Cambodia’s Tonlesap

and Vietnam’s Mekong Delta, Personal communication.

20


CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ AN NINH NGUỒN NƯỚC
ĐẾN ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2019
Chương 2, nghiên cứu tác động của ANNN đến đối ngoại Việt Nam
giai đoạn 2016-2019, chương này bắt đầu bằng nghiên cứu thực trạng, chỉ rõ
cơ chế cũng như đánh giá những mặt được và hạn chế về hợp tác về an ninh
nguồn nước tại tiểu vùng Mê Công. Trên cơ sở làm rõ được thực trang, tác giả
đi vào nghiên cứu tác động của an ninh nguồn nước đến đối ngoại Việt Nam
giai đoạn 2016-nay.
2.1. Thực trạng hợp tác về an ninh nguồn nước tại tiểu vùng Mê Công
2.1.1. Các cơ chế hợp tác song phương và đa phương
Hiện nay, trong khu vực sông Mê Công có trên 10 cơ chế hợp tác, chia
thành hai nhóm: nhóm các cơ chế nội khối, hợp tác giữa các quốc gia lưu vực
sông Mê Công và nhóm các cơ chế hợp tác giữa các nước lưu vực sông Mê
Công với các đối tác bên ngoài. Các cơ chế hợp tác đã tác động đến vấn đề
ANNN tại vùng sông Mê Công.
* Nhóm cơ chế hợp tác với các nước đối tác trong khu vực
- Hợp tác trong Uỷ hội sông Mê Công
Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (gọi tắt là
Hiệp định Mê Công 1995) giữa các nước Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt
Nam được ký ngày 05/4/1995. Trong các cơ chế hợp tác hiện hữu ở khu vực
sông Mê Công, có thể nói MRC là tổ chức có vai trò đặc thù nhất và khó có thể
thay thế. Với Hiệp định sông Mê Công, MRC là tổ chức duy nhất tại khu vực có
chức năng xây dựng các khuôn khổ pháp lý33.
Tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của MRC năm 2010, trong bối cảnh
lưu vực sông Mê Công đang đứng trước những thách thức to lớn, đáng báo

động về ANNN như tình hình hạn hán nghiêm trọng, mối quan ngại ngày càng
tăng trong lưu vực về tác động của các công trình thuỷ điện, hậu quả biến đổi
khí hậu, khai thác tài nguyên bừa bãi tại Mê Công… Đặt ra yêu cầu bức thiết
33 Mai Thanh Tuyết (2009), Việt Nam: Bài toán Phát triển và Kiểm soát Ô nhiễm Môi trường, Thế Giới
Sống, />
21


×