Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.25 KB, 15 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
I. Một số vấn đề cơ bản về WTO.
1. Quá trình hình thành và phát triển của WTO.
Tháng 2 năm 1946, Hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc đã
triệu tập một hội nghị bàn về thương mại và việc làm. Văn kiện cuối cùng
của hội nghị này là Hiến chương Lahabana. Đây là cơ sở để 23 nước
thương lượng ký Nghị định thư tạm thời về việc thi hành "Hiệp định chung
về thuế quan và mậu dịch (GATT) vào ngày 23 tháng 10 năm 1947, chính
thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948.
Và thế là GATT, công ước mang tính chất lâm thời, trở thành thoả
thuận đa phương then chốt về mậu dịch toàn cầu. Hiệp định GATT trở
thành văn kiện công pháp quốc tế đầu tiên điều chỉnh quan hệ thương mại
giữa các quốc gia mang tính chất đa phương. Nhiệm vụ chính của GATT là
tự do hoá thương mại, cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các hạn chế về nhập
khẩu và chấm dứt mọi phân biệt đối xử về kinh tế và buôn bán giữa các
nước. Bất cứ sự thay đổi nào trong hiệp định cũng đòi hỏi phải được tất cả
các thành viên đồng ý. Nếu có sự tranh chấp, mọi thành viên phải đồng
thuận về giải pháp.
Khi GATT ra đời, các quốc gia chỉ xem đây là một giải pháp dung hoà
tạm thời nhưng trên thực tế nó tồn tại trong một thời gian dài. GATT đã
trải qua bảy vòng đàm phán, không kể vòng khai sinh ra nó gồm: 1949
(vòng Annecy), 1951 (vòng Torquay), 1956 (vòng Geneva), 1960 - 1961
(vòng Dillon), 1964 - 1967 (vòng Kennedy), 1973 - 1979 (vòng Tokyo) và
1986 - 1994 (vòng Uruguay).
Sau hơn 40 năm tồn tại của mình, GATT đã góp phần đáng kể vào
tăng trưởng kinh tế thế giới. Nhưng do cơ chế giải quyết tranh chấp không
hiệu quả và người được lợi chủ yếu là Mỹ nên các quốc gia khác đòi phải có
một tổ chức thay thế GATT có hiệu quả hơn. Trong vòng Uruguay (vòng
đàm phán cuối cùng của GATT) các quốc gia thành viên đã đồng thuận
thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) để kế vị GATT từ ngày 1
tháng 1 năm 1995.


Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế, là thiết chế
pháp lý của hệ thống thương mại thế giới quy định các nghĩa vụ chủ yếu
mang tính cam kết để xác định các chính phủ xây dựng và thực thi luật
pháp và các quy chế thương mại trong nước như thế nào.
Hiện nay WTO là một tổ chức quốc tế có quy mô lớn nhất thế giới
(trừ Liên Hiệp Quốc) với 135 thành viên chính thức, 33 nước là quan sát
viên. Thêm vào đó, thoả thuận WTO cũng có quy mô khá đồ sộ với 29 văn
bản pháp quy riêng rẽ, bao quát mọi thứ từ nông nghiệp đến vải vóc và
may mặc, từ dịch vụ đến mua sắm của chính phủ, từ nguồn gốc hàng hoá
đến sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn có 25 văn bản bổ sung là tuyên bố, quyết
định và ghi nhớ cấp bộ trưởng giải thích rõ các nghĩa vụ và cam kết của
các thành viên WTO. Như vậy rõ ràng WTO có nhiều khác biệt so với GATT
và chủ yếu ở năm điểm cơ bản sau:
- GATT chỉ là một loạt quy định, một thoả thuận đa phương không
mang tính chất thiết chế và chỉ có một ban thư ký điều phối nhỏ. WTO là
một thiết chế thường trực, có cả một bộ phận văn phòng điều hành lớn.
- Các quy định của GATT được áp dụng trên cơ sở "lâm thời". Các
cam kết của WTO là toàn bộ và thường trực.
- Các quy định của GATT chỉ áp dụng đối với buôn bán hàng hoá.
WTO thì ngoài hàng hoá còn bao quát cả thương mại trong dịch vụ và
thương mại về phương diện liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
- GATT là công cụ đa phương, và từ những năm 1980, có thêm nhiều
hiệp định của một số bên nên mang tính chất chọn lựa. Hầu hết các hiệp
định của WTO là đa phương và như vậy đòi hỏi sự cảm kết bắt buộc của tất
cả các thành viên.
- Hệ thống xử lý tranh chấp của WTO nhanh hơn, linh động hơn, và
như vậy giảm nguy cơ bế tắc so với hệ thống của GATT. Việc thực thi cũng
được bảo đảm hơn.
"GATT 1947" tồn tại cho đến cuối năm 1995. Nhưng "GATT 1994", bổ
sung và cập nhật nó, là bộ phận tổng thành của WTO và vẫn tiếp tục phát

huy chức năng tác dụng về thương mại hàng hoá quốc tế trong tổ chức
mới này.
2. Mục tiêu và chức năng chủ yếu của WTO.
2.1. Mục tiêu của WTO.
Mục tiêu của WTO là khuyến khích tăng dần tự do hoá thương mại
thông qua hoạt động đàm phán và thực thi hàng loạt các thoả thuận
thương mại đa phương. Đây là mục tiêu to lớn của WTO và nó được thể
hiện xuyên suốt, thống nhất trong tất cả các Hiệp định của WTO. Chẳng
hạn, Hiệp định đa phương đầu tiên về thương mại trong dịch vụ đã giải
thích rõ nghĩa vụ của các thành viên như phạm vi thi hành, đối xử quốc gia,
tiếp cận thị trường và đưa ra một khuôn khổ cho tiến trình tự do hoá trong
thương mại dịch vụ. Rõ ràng tất cả các điều trên đều nhằm phục vụ cho
mục tiêu tự do hoá thương mại.
Có thể thấy rõ nhất mục tiêu này là ở chỗ WTO đã cấm phân biệt đối
xử giữa các thành viên, giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.
Chẳng hạn, theo Điều I về đãi ngộ tối huệ quốc - MFN, các thành viên phải
đối xử với sản phẩm của các thành viên khác không kém hơn sự đối xử bất
cứ quốc gia nào khác. Một hình thức thứ hai về không phân biệt đối xử gọi
là "đối xử quốc gia", yêu cầu một khi hàng ngoại đã vào một thị trường
phải được đối xử không kém thuận lợi so với hàng nội.
Biểu hiện rõ ràng hơn cả trong mục tiêu này chính là vấn đề cắt giảm
thuế quan. Từ năm 1948, sau khi GATT thành lập, trải qua các vòng thương
lượng đã tiến hành giảm thuế từng bước, đến vòng cuối cùng, vòng
Uruguay thuế đã được giảm mạnh hơn, đồng thời tăng đáng kể số lượng
các mặt hàng cần được giảm thuế. Tính ra, theo WTO, trong vòng 5 năm đã
cắt giảm được 40% thuế quan đánh vào các mặt hàng công nghiệp nhập
vào các nước phát triển, từ mức thuế bình quân 6,3% giảm xuống còn
3,8%, đưa giá trị hàng công nghiệp nhập khẩu được miễn thuế ở các nước
phát triển từ 20% lên 44%.
Ngoài ra, trong lời mở đầu văn bản khai sinh WTO còn bao gồm một

số mục tiêu phi thương mại như: mức sống cao hơn và toàn dụng lao động,
còn các thoả thuận của nó ảnh hưởng tới nhiều chính sách quốc gia về kinh
tế và xã hội, chẳng hạn như đầu tư, an ninh lương thực và cả y tế. Trong
thực tế các cuộc thương thuyết này đều bị chi phối bởi các lợi ích thương
mại của các nước thành viên nên quá trình đàm phán thường rất khó khăn
và quyết liệt.
2.2. Chức năng chủ yếu của WTO.
Trước hết, với bản chất pháp lý của mình, WTO có chức năng điều
hành và thực thi các hiệp định thương mại đa phương và hiệp định giữa
một số bên cấu thành WTO. Đây là một trong những chức năng quan trọng
nhất của WTO vì nó thể hiện được quyền hạn và sức mạnh của WTO cũng
như là một số cơ sở đảm bảo về mặt pháp lý cho các hiệp định được ký kết.
Thứ hai là đối với các cuộc thương lượng, đàm phán mậu dịch, WTO
hoạt động với tính chất diễn đàn cho các cuộc thương lượng mậu dịch đa
phương đó.
Thứ ba là với tư cách như một trọng tài, WTO luôn tìm kiếm các giải
pháp xử lý tranh chấp thương mại có hiệu quả. Bởi vì đối với WTO thì các
quốc gia thành viên đều là "người trong một nhà" và các quốc gia không
phải là thành viên thì dần dần cũng sẽ được gia nhập và cũng là "người
trong một nhà". Do đó các giải pháp xử lý tranh chấp thường là vấn đề rất
nan giải cho WTO.
Thứ tư là chức năng giám sát các chính sách thương mại quốc gia.
Đây là chức năng khá quan trọng của WTO vì nó vừa giám sát các quốc gia
thành viên xem có thực hiện đúng các hiệp định đã ký kết không, vừa giám
sát các quốc gia chưa phải là thành viên nhưng đang trong tiến trình đàm
phán gia nhập. Có thể thấy đây là một chức năng khá nặng nề của WTO.
Cuối cùng là sự hợp tác với các thiết chế quốc tế khác liên quan tới
hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu. Điều này là rất cần thiết vì trong
điều kiện hiện nay thường thì một quốc gia là thành viên của khá nhiều các
tổ chức, các thiết chế quốc tế. Do vậy sự hợp tác là rất cần thiết cho việc

thực hiện các chức năng của WTO.
3. Các nguyên tắc cơ bản của WTO.
3.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế.
Theo điều khoản về "đãi ngộ tối huệ quốc - MFN", mỗi nước thành
viên sẽ dành sự ưu đãi của mình đối với sản phẩm của các thành viên khác,
không có nước nào dành lợi thế thương mại đặc biệt cho bất kỳ một nước
nào khác hay phân biệt đối xử chống lại nước đó. Tất cả đều trên cơ sở
bình đẳng và chia sẻ lợi ích về mậu dịch trong mọi lĩnh vực. Một loại hình
chống phân biệt đối xử khác là "đối xử quốc gia". Loại hình này đòi hỏi khi
hàng hoá thâm nhập vào một thị trường thì nó phải được đối xử không
kém ưu đãi so với hàng hoá tương tự sản xuất trong nước. Ngoài ra, WTO
còn đưa ra các điều khoản không có sự phân biệt đối xử khác bao gồm các
hiệp định, các quy tắc về xuất xứ, kiểm nghiệm hàng hoá trước khi giao
hàng, về biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại và về áp dụng các tiêu
chuẩn vệ sinh và kiểm dịch.
3.2. Sự thâm nhập thị trường ngày càng tăng và có thể dự đoán
trước.
Hệ thống thương mại đa phương là một sự cố gắng của các quốc gia
nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư, người chủ, người lao động và người
tiêu dùng một môi trường kinh doanh thuận lợi để có thể khuyến khích
thương mại, đầu tư và tạo công ăn việc làm, cũng như các cơ hội và giá cả
thấp trên thị trường. Môi trường đó cần được ổn định và có khả năng dự
đoán trước, đặc biệt là với những công việc liên quan đến đầu tư và phát
triển.
Vấn đề mấu chốt của những điều kiện thương mại có thể dự báo
trước là sự rõ ràng của luật pháp trong nước, các quy định và thực tiễn.
Nhiều hiệp định của WTO chứa đựng những điều khoản rõ ràng đòi hỏi
phải công bố trong toàn quốc, ví dụ thông qua các báo chí, các phương tiện
thông tin đại chúng hay thông báo chính thức với WTO. Phần lớn công việc
của các quan chức WTO có liên quan là xem xét lại những thông báo này.

Việc giám sát này sẽ cung cấp thêm các biện pháp nhằm khuyến khích sự rõ
ràng của các điều luật và các quy định ở cả phạm vi trong nước và quốc tế.
3.3. Tăng cường cạnh tranh lành mạnh.
WTO là một tổ chức hướng tới tự do hoá thương mại trên toàn cầu
nhưng hiện tại nó vẫn chấp nhận một số dạng bảo hộ (thuế...) mà WTO cho
phép các nước thành viên sử dụng để chống trả lại mọi biện pháp có thể
gây méo mó về giá cả trong nước hoặc gây tổn hại cho chính nước bạn
hàng như việc bán phá giá, trợ cấp đầu vào, áp dụng các biện pháp phụ thu
đối với hàng nhập khẩu để bảo hộ nội địa, sử dụng các hàng rào thuế để
hạn chế hoặc hạn chế buôn bán... Theo nguyên tắc này buộc các thành viên
phải đưa ra những ứng xử công bằng với các nước bạn hàng như giảm bớt
các bảo hộ, rõ ràng các luật lệ thương mại, đưa ra các biện pháp bảo hộ trí
tuệ...
Các quy tắc về không phân biệt đối xử được đưa ra đảm bảo hoạt
động thương mại bình đẳng; tương tự các quy tắc về chống phá giá và trợ
cấp nhằm mục đích đó. Hiệp định về nông sản của WTO đưa ra nhằm gia
tăng sự công bằng trong thương mại nông sản. Hiệp định đa biên về mua
sắm của các chính phủ sẽ quy định các nguyên tắc cạnh tranh cho các vụ
mua sắm của hàng nghìn cơ quan khác nhau của chính phủ ở nhiều quốc
gia. Còn nhiều ví dụ khác về điều khoản của WTO được đưa ra để đẩy mạnh
sự cạnh tranh công bằng và không bị bóp méo.

×