Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

TRỌN BỘ GIÁO ÁN TNXH LỚP 1_CÙNG HỌC ĐỂ PTNL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.07 KB, 153 trang )

TRỌN BỘ GIÁO ÁN TNXH_CÙNG HỌC ĐỂ PTNL
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1
CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM
Thời lượng: 2 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu thế nào là gia đình . Gia đình là tổ ấm của của em, nơi đó có ông
bà , cha mẹ những người thân yêu nhất của mình.
2. Kĩ năng:
- HS biết tự giới thiệu về bản thân của mình: tên, tuổi, sở thích, khả năng của
bản thân.
- HS kể được tên những người thân trong gia đình với các bạn trong lớp .
- HS sử dụng được từ ngữ thể hiện cách xưng hô phù hợp với mối quan hệ của
bản thân với các thành viên trong gia đình
- HS biết kính yêu ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình
3. Thái độ :
Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình .
 Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: biết yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ người thân
- Nhận thức được tầm quan trọng của người thân trong gia đình; diễn đạt ngắn
gọn thông tin về bản thân.
- Tìm hiểu những hành động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giới thiệu một số thông tin về gia đình
mình.
II. Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị của GV:
- Tranh ảnh minh họa; Bài hát Ba ngọn nến lung linh, Ba thương con;bảng tương
tác; máy chiếu ; tivi, … ( tùy điều kiện địa phương,….)
+ Chuẩn bị của HS:
- Tranh vẽ về hình ảnh về những người thân trong gia đình mình.


III. Các hoạt động dạy - học:


Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho HS nghe, hát theo bài hát “Ba
ngọn nến lung linh”.
- GV hỏi: Gia đình bạn nhỏ trong bài
hát có những ai?
- Vậy trong gia đình em có những ai?
- GV nhận xét, tuyên dương
Kết luận: Gia đình thường có ông bà,
cha mẹ và con cái. (GV tùy tình hình
của HS trong lớp sẽ có xử lý tình
huống sư phạm tránh lời nói làm tổn
thương cho HS) Dẫn dắt HS cùng tìm
hiểu kĩ thêm gia đình qua bài “Gia đình
của em”
Hoạt động 2: Khám phá:
a) Quan sát và khai thác nội dung
hình 1
*Hoạt động cặp đôi:
- GV cho từng cặp HS quan sát hình 1,
trả lời câu hỏi: Gia đình các bạn trong
hình có những ai? Họ đang làm gì?
- Mời đại diện một số cặp đôi lên trình
bày

- GV nhận xét phần trình bày của các

nhóm. Đặt thêm câu hỏi để khai thác
những biểu đạt tình cảm của các thành
viên trong gia đình như:
+ Vẻ mặt của bạn gái tỏ ra lo sợ hay
vui thích?
+ Vẻ mặt của bố đang nghiêm trang
hay chăm chú?
+ Vẻ mặt và lời nói của mẹ tỏ ra âu lo
hay vui mừng?
+ Vẻ mặt và tiếng reo của em bé biểu
hiện sự thích thú hay sợ hãi?

Hoạt động học
- HS nghe, hát theo bài hát
“Ba ngọn nến lung linh”.
- Ba, mẹ, con
- HS kể về gia đình mình

- HS lắng nghe

- HS thảo luận cặp đôi và
trả lời câu hỏi
- Đại diện một số cặp lên
trình bày
+ Gia đình ở hình 1 có bố,
mẹ, và hai con;
+ Bố đang tập xe đạp cho
chị, mẹ đang chơi cùng em
bé;
+Em bé cùng mẹ đang nhìn

chị đi xe đạp và reo mừng.
- HS khác bổ sung.
- HS trả lời.
- HS bổ sung.
- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

Ghi chú


- GV nhận xét phần trả lời của HS
Chốt tranh 1: Trong gia đình có ba ,
mẹ, chị và em. Ba, mẹ rất quan tâm và
chăm sóc hai chị em.
- GV dẫn dắt: Ngoài những việc làm
quan tâm chăm sóc trên thì các thành
viên trong gia đình còn làm gì để thể
hiện tình yêu thương đối với nhau cô
cùng các em sẽ quan sát nội dung của
hình 2.
b) Quan sát và khai thác nội dung
hình 2
*Hoạt động nhóm 4:
- GV cho HS làm việc theo nhóm: quan
sát hình 2, trả lời câu hỏi: Gia đình các
bạn trong hình có những ai? Mọi người
đang làm gì?

- HS thảo luận nhóm 4 và

trả lời câu hỏi.
- Đại diện một số nhóm lên
trình bày.
+ Gia đình trong hình có
ông, bà, bố, mẹ, con trai và
con gái;
+ Mẹ đang chải tóc cho con
gái; bà đang đọc truyện cho
cháu trai; bố đang mời bà
uống nước (hoặc đưa cốc
nước cho bà); ông đang trò
chuyện với cháu gái.

- Mời đại diện một số nhóm chia sẻ nội - HS trả lời.
dung hình 2 trước lớp
- HS bổ sung.
- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.
- GV nhận xét phần trình bày của các
nhóm.
- GV đưa ra một số câu hỏi mở rộng:
+ Tình cảm giữa các thành viên trong
- Cả lớp tham gia trò chơi
gia đình với nhua như thế nào?
+ Chi tiết nào trong hình chứng tỏ cháu
trai rất yêu quý, gần gũi với bà? (tựa và
ôm tay bà).
+ Việc làm và vẻ mặt của bố thể hiện
điều gì? (bố quan tâm, chăm sóc bà)

+ Việc làm và vẻ mặt của mẹ biểu hiện
điều gì? (mẹ rất yêu thương và chăm
- HS lắng nghe.
sóc con)
+ Tình cảm của ông …
Chốt tranh 2: Ông, bà, bố, mẹ, anh,
chị, em là những người thân trong gia
đình. Mọi người trong gia đình yêu
thương và chăm sóc nhau.
c) Liên hệ gia đình của mình:
Trò chơi giai điệu yêu thương: GV bật


bài hát cho HS chuyền bông hoa. Khi
nhạc dừng, bông hoa được chuyền đến
tay bạn nào thì bạn đó đứng lên kể về
gia đình của mình.
- GV nhận xét.
* Lưu ý: Đối với những HS có hoàn
cảnh đặc biệt như mồ côi cha mẹ hiện
đang sống với ông bà hoặc người thân
thì GV tránh những lời nói làm các em
tủi thân, và dùng những lời nói động
viên và an ủi các em.
- GV kết luận và giáo dục HS về nhà
hãy thể hiện những hoạt động để bày tỏ
tình yêu thương đối với những người
thân trong gia đình. Chuẩn bị các hình
ảnh về gia đình của mình để chuẩn bị
cho tiết sau.


Tiết 2: LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: Cùng giới thiệu về bản
thân
*Hoạt động cặp đôi:
- GV cho từng cặp HS thay nhau tự
giới thiệu và nghe bạn giới thiệu về
bản thân
GV gợi ý để HS giới thiệu một số
thông tin về bản thân: họ và tên, thứ
bậc trong gia đình, tuổi, sở thích, năng
khiếu (nếu có),...
- Mời đại diện một số cặp lên trình bày
trước lớp.
- GV hướng dẫn HS nói câu đơn giản,
diễn đạt ngắn gọn, mô tả được một số
thông tin về bản thân.
- GV nhận xét (kể to rõ, biết giới thiệu
về tên và ...), tuyên dương.
Hoạt động 4:Cùng giới thiệu về gia
đình của mình.
a) Chuẩn bị sản phẩm hoặc

- HS hoạt động cặp đôi.

- Đại diện một số cặp lên
trình bày.
* HS có thể nói được một
số thông tin như:
+ Mình tên là Nguyễn Văn

A, mình 6 tuổi, là anh lớn
trong nhà. Mình thích chơi
đá bóng.


thông tin về gia đình
* Hoạt động cá nhân:
- Cho HS phát họa các thành viên
trong gia đình
GV gợi mở để HS thể hiện nội dung
sản phẩm như: Trong gia đình chúng
mình có những ai? Có thể vẽ những
thành viên trong gia đình chúng mình
không?
* Hoạt động cặp đôi
Cho HS chia sẻ tranh, hình ảnh với
bạn bên cạnh. Nói về nội dung trong
tranh,ảnh.
- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần
làm việc của HS.
b) Giới thiệu về gia đình mình
* Hoạt động cả lớp:
Để kích thích hứng thú của HS, GV
treo 1 hình ảnh vẽ ngôi nhà. Trong khi
trình bày, HS có thể đặt hình ảnh của
gia đình mình vào mô hình.
- GV khuyến khích HS xung phong lên
chia sẻ hình ảnh và giới thiệu gia đình
mình trước lớp. Hướng dẫn HS diễn
đạt ngắn gọn, mô tả được các thông tin

về gia đình. Lưu ý mời những HS có
sự khác nhau về thành phần các thành
viên trong gia đình để cả lớp biết được
cách xưng hô giữa các thành viên.

- HS vẽ phát họa ra giấy.

- HS hoạt động cặp đôi.
- HS nhận xét.

- HS lên trình bày trước
lớp
* HS có thể giới thiệu
được một số thông tin
ngắn gọn:
+ Nếu là gia đình có hai
thế hệ, lời giới thiệu có thể
là: Đây là gia đình của tôi.
Gia đình tôi có... người.
Mẹ của tôi tên là..., bố của
tôi tên là..., em của tôi
(hoặc anh, chị) tên là...
+ Nếu là gia đình có hai
thế hệ trở lên, lời giới
thiệu có thể là: Gia đình
tôi có ông bà là người
nhiều tuổi nhất, ...

- GV nhận xét chung, tuyên dương HS
- Dặn dò HS và kết thúc tiết học.


TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TUẦN 2:
TỰ NHIÊN XÃ HỘI


Bài 2: GIA ĐÌNH VUI VẺ ( tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- HS kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình.
- Nói được câu đơn giản để giới thiệu những công việc của bản thân
thường làm khi ở nhà và nhận biết được sự cần thiết chia sẻ công việc trong gia
đình.
- Quan sát hình ảnh và trả lời được nội dunng trong mỗi tranh.
- Biết vận dụng kiến thức học tập vào thực tiễn cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bài hát “Bé quét nhà”, tranh ảnh về 1 số công việc nhà.
- HS: SGK.
III. CÁC HĐ DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

I. KHỞI ĐỘNG
HĐ 1: Kể về những công việc nhà trong
gia đình bạn.
- Cho cả lớp xem video và hát theo lời bài
hát “ Bé quét nhà”.

- HS nghe và hát theo.


+ Bài hát kể về công việc của ai?

+ Bài hát kể về công việc của bà và
bé.

+ Bạn nhỏ trong bài hát làm công việc gì? + Bạn nhỏ trong bài hát làm công
việc quét nhà.
- Hướng dẫn HS kể một số công việc nhà
ở gia đình của mình.

- HS kể: Ở nhà e quét nhà, nhặt rau,
rửa ấm chén,…

- Mỗi thành viên trong gia đình đều có
những công việc riêng. Tuy nhiên, mọi
người luôn gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau,
cùng nhau làm việc, cùng nhau nghỉ ngơi
và vui chơi. Hôm nay, chúng ta cùng tìm
hiểu và chia sẻ với nhau các công việc và
hoạt động của các thành viên trong gia
đình nhé.
- GV ghi đầu bài lên bảng.

- HS nêu đọc đầu bài.


II. KHÁM PHÁ
HĐ2: Quan sát và nói.
* Quan sát và khai thác nội dung hình 1
*Hoạt đông nhóm đôi:

- Cho HS quan sát hình 1 trên màn hình.
- Hướng dẫn quan sát và thảo luận nhóm
đôi theo các các câu hỏi sau:
+ Các thành viên trong gia đình đang làm
gì?

- HS thảo luận cặp đôi.
- HS quan sát trên màn hình.
-Thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi
ý của cô giáo

+ Vẻ mặt của mọi người trong lúc làm
việc như thế nào?
*Hoạt động cả lớp:
- Cho HS quan sát tranh trân máy chiếu

- Đại diện các nhóm trả lời:

- GV nêu lại các câu hỏi trên.

+ Các thành viên trong gia đình
đang làm việc: Mẹ đang nấu cơm, bố
đang tỉa cây, bạn gái đang giúp mẹ
chuẩn bị mâm cơm, em trai đang
quét ban công.
+ Vẻ mặt của mọi người trong lúc
làm việc đều vui vẻ.
- HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Quan sát và khai thác nội dung hình 2
*Hoạt đông nhóm đôi:
- Cho HS quan sát hình 2 trên máy chiếu
và thảo luận các câu hỏi:

- HS quan sát và thảo luận theo câu
hỏi.

+ Những người trong hình đang làm công
việc gì?
+ Họ cảm thấy như thế nào khi làm việc
nhà?
*Hoạt động cả lớp:
- Cho HS quan sát vẻ mặt của bạn nhỏ
trong hình.

- HS quan sát vẻ mặt của bạn nhỏ
trong hình.


- GV đọc câu nói của bạn nhỏ: Mẹ ơi, hai
mẹ con làm việc thật là vui!
+ Những người trong hình đang làm công
việc gì?
+ Họ cảm thấy như thế nào khi làm việc
nhà?
- GV nhận xét, đánh giá.

- Đại diện các nhóm trả lời:
+ Mẹ và bạn nhỏ đang phơi quần áo.

+ Bạn nhỏ cảm thấy rất vui khi cùng
mẹ làm việc nhà.
- HS nhận xét.

* Liên hệ về các công việc nhà của mọi
người trong gia đình em.
+ Khi ở nhà, mỗi người trong gia đình em
thường làm những việc gì?
+ Những việc gì mọi người có thể cùng
làm chung với nhau?

+ Khi ở nhà, mỗi người trong gia
đình em thường làm những việc: nấu
cơm, rửa bát, giặt quần áo, …
+ HS tự liên hệ.

+ Em cảm thấy như thế nào khi được làm
việc cùng mọi người?
+ Vì sao các thành viên trong gia đình nên
nên làm việc nhà cùng nhau?

- GV đọc câu ở hình lá.

+ Em cảm thấy rất vui
+ Các thành viên trong gđ làm việc
nhà cùng nhau để chia sẻ công việc,
gần giũ, yêu thương nhau, từ đó gia
đình thêm đầm ấm.
- HS nhắc lại.


- GV khen những HS thường làm việc nhà
và khuyến khích các HS khác tham gia
- HS khác khen bạn.
việc nhà.
- Cho HS quan sát trên máy chiếu các hình
- HS quan sát.
ảnh về các công việc ở gia đình.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn về nhà tập làm những công
việc vừa sức để giúp đỡ cha mẹ.
- Tiết học sau sẽ kể những việc mình làm
cho các bạn cùng nghe


TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 2: GIA ĐÌNH VUI VẺ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một số hoạt động khi nghỉ ngơi của gia đình.
- Nói được cảm xúc của bản thân khi tham gia các công việc nhà và các
hoạt động khi nghỉ ngơi cùng gia đình.
- Giao tiếp biểu đạt chia sẻ được công việc và hoạt động của các thành viên
trong gia đình
- Biết chia sẻ công việc với mọi người trong gia đình. Tập làm những
công việc vừa sức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bài hát “Bé quét nhà”, tranh ảnh về 1 số công việc nhà.
- Học sinh:Sách giáo khoa
III. CÁC HĐ DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

I. KHỞI ĐỘNG
- Cho cả lớp xem video và hát theo lời
bài hát “ Bé quét nhà”.

- HS nghe và hát theo.

+ Bài hát kể về công việc của ai?

+ Bài hát kể về công việc của bà và bé.

+ Bạn nhỏ trong bài hát làm công việc
gì?

+ Bạn nhỏ trong bài hát làm công việc
quét nhà.

- Hướng dẫn HS kể một số công việc
nhà ở gia đình của mình.

- HS kể về công việc em đã làm ở nhà
như: quét nhà, nhặt rau, cho gà ăn, rửa
ấm chén, trông em…

- Mỗi thành viên trong gia đình đều có
những công việc riêng. Tuy nhiên, mọi
người luôn gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau,

cùng nhau làm việc, cùng nhau nghỉ
ngơi và vui chơi...
- Tiết học này cô cùng cả lớp tìm hiểu
và chia sẻ với nhau các công việc và
hoạt động của các thành viên trong gia


đình nhé.
II. KHÁM PHÁ
HĐ 3: Những lúc nghỉ ngơi, vui chơi
mọi người trong gia đình bạn thường
làm gì?
a, Quan sát và khai thác nội dung
hình 3 và 4.
Hoạt đông cặp đôi:
- Cho HS quan sát hình 3,4 trên màn
hình.

- HS quan sát trên màn hình.

- Hướng dẫn quan sát và thảo luận nhóm
- HS thảo luận cặp đôi.
đôi theo các các câu hỏi sau:
+ Các thành viên trong gia đình đang
làm gì?
+ Vẻ mặt của mọi người trong lúc làm
việc như thế nào?
Hoạt động cả lớp:
- GV yêu cầu các nhóm chia kết quả
hoạt động trước lớp.

- Gọi HS lên bảng nêu nội dung em đã
thảo luận
+ Các thành viên trong gia đình đang
làm gì?

- HS lên bảng nêu nội dung trong mỗi
bức tranh
+ Hình 3: Bố và bạn gái đang chơi cờ
vua, mẹ và em bé đang đọc sách.
+ Hình 4: Bố, mẹ và em trai đang chơi
nhảy dây, bạn gái đang cổ vũ.

+ Vẻ mặt của mọi người trong lúc làm
việc như thế nào?

+ Mọi thành viên trong gia đình đang
chơi cùng rất vui vẻ, gương mặt ai
cũng tươi cười thể hiện là rất hạnh
phúc.
- HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.
b,Liên hệ về các hoạt động vui chơi
của gia đình em khi rảnh rỗi


- Hoạt động nhóm 4:
GV sử dụng tranh ảnh để giới thiệu về
các hoạt động thường ngày của gia đình.
Từng nhóm HS lần lượt hỏi và trả:

+ Khi rảnh rỗi, gia đình em thường làm
gì?

- Thảoyêu cầu của luận nhóm theo GV

+ Em thích nhất hoạt động nào?
+ Em cảm thấy như thế nào khi tham gia
các hoạt động vui chơi cùng gia đình?
- Gọi HS lên bảng chia sẻ với các bạn
những hoạt động trong gia đình lúc rảnh
rỗi.
- GV nhận xét

- Một số học sinh lên chia sẻ các HĐ
của gia đình mình khi rảnh rỗi
- Các bạn khác nhận xét- biểu dương
- HS lắng nghe và nhắc lại.

* Qua hoạt động này các em nhận thức
được các thành viên trong mỗi gia đình
đều yêu thương và gắn bó với nhau,
luôn chia sẻ thời gian để vui chơi cùng
nhau.
II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HĐ 4: Cùng chơi “Ghép tranh”
a.Xem tranh, xếp các mảnh ghép
thành bức tranh hoàn chỉnh.
- GV hướng dẫn HS thực hiện ghép
trong nhóm 4
- Cho 2 nhóm lên bảng ghép tranh thi


- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ sắp
xếp các mảnh ghép thành bức tranh
hoàn chỉnh.

b, Hỏi và trả lời theo tranh:

- 2 nhóm thi ghép tranh

- Hoạt động nhóm đôi: Sau khi hoàn
thiện bức tranh các nhóm HS hỏi và trả
lời:
+ Mọi người trong tranh đang làm gì?
+ Mọi người trong tranh cảm thấy như - HS trả lời được:
thế nào khi làm việc cùng nhau?


- Thực hành hỏi và trả lời:

+ Mọi người đang dọn dẹp nhà cửa…

+ Bạn cảm thấy như thế nào nếu các + Vẻ mặt của mọi người vui và hạnh
thành viên trong gia đình bạn làm việc phúc khi làm việc cùng nhau.
cùng nhau?
- Hoạt động cả lớp: Các nhóm HS thực
+ Bạn cảm thấy như thế nào nếu các hành hỏi và trả lời trước lớp.
thành viên trong gia đình bạn vui chơi
cùng nhau?
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn HS về nhà tập làm những
công việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ và
người thân trong gđ.

- HS lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 3: NƠI GIA ĐÌNH CHUNG SỐNG
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh:
+ Nói được địa chỉ nhà, kiểu nhà, một vài đặc điểm xung quanh nhà thông qua
hình ảnh.
+ Nhận biết được tên gọi, chức năng của một số đồ dùng, thiết bị phổ biến trong
nhà.
+ Nhận biết được sự cần thiết của việc sắp xếp đồ dùng trong nhà và thực hiện
được việc sắp xếp một số đồ dùng của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học
+ Giáo viên
- Chuẩn bị video bài hát “ Nhà là nơi” của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong.
- Chuẩn bị một số hình ảnh, một số kiểu nhà phổ biến ở địa phương ( hình ảnh
thể hiện ở trong nhà và ngoài nhà).


- Hình 5 trong SGK phóng to khổ lớn.
+ Học sinh
- Ảnh chụp hoặc ảnh về nơi sinh sống của gia đình.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động GV

A. Hoạt động khởi động.
- Cho HS xem video hát bài “ Nhà là nơi” của
nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong.
- Qua bài hát giáo viên dẫn dắt học sinh cảm nhận
được nhà là nơi mọi người trong gia đình chung
sống và giới thiệu bài.
+ Hoạt động 1: Nhà bạn ở đâu? Xung quanh
nhà bạn có những gì?
- Em hãy cho biết địa chỉ nhà của mình? Các đặc
điểm ngôi nhà của em?
- Xung quanh nhà bạn có những gì?
( Giáo viên gợi ý: Nhà của em to hay nhỏ, nhà mái
tôn hay cao tầng, …)

- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Hoạt động khám phá
Hoạt động 2: Quan sát và nói về những ngôi
nhà trong hình
- GV tổ chức hoạt động cặp đôi yêu cầu HS quan
sát hình 1,2,3/ trang 12 và mô tả các nhà khác
nhau có trong hình.
- GV treo tranh 1, 2, 3 .

- Yêu cầu học sinh chia sẻ trước lớp

- GV chốt : Có rất nhiều loại nhà và mỗi nhà ở một
nơi khác nhau, có nhà ở phố, nhà thì ở vùng quê,

Hoạt động HS
- HS nghe bài hát.


+ Hoạt động cả lớp.
- HS chia sẻ những điều mình biết
về địa chỉ, các đặc điểm ngôi nhà
của mình.
- VD: Nhà mình ở khu phố 1,
phường Long Toàn...
- Nhà mình ở gần trường học, nhà
thờ, bệnh viện, …
- Xung quanh nhà mình ở có hàng
quán, cây cối, ruộng vườn, sông
nước,...

- HS quan sát tranh SGK và hỏi
đáp đôi bạn.
Hỏi: Hình 1 nhà ở đâu?
Bạn trả lời: Hình 1 ở gần ao cá và
cánh đồng lúa.
Hình 2: Nhà ở Tây Nguyên vì có
ruộng bậc thang và nhà sàn...
Tương tự hình 3.
- HS lên chỉ và nêu
Hình 1: Nhà ngói
Hình 2: Nhà sàn
Hình 3: Nhà cao tầng, nhà chung cư
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.


cao nguyên,...
+ Hình 1 là nhà lợp ngói, xung quanh nhà có ao,

đồng ruộng, luỹ tre, ..đây là nhà ở nông thôn.
+ Hình 2 là nhà sàn, xung quanh nhà có đồi, núi,
ruộng bậc thang, suối,..đây là nhà ở miền núi.
+ Hình 3 là nhà cao tầng, nhà chung cư san sát
nhau, phố xá đông vui, nhộn nhịp, …đây là nhà ở
thành phố.
- GVgiải thích thêm: Trong hình 3 đây là chung
cư, có nhiều hộ gia đình chung sống, địa chỉ của
chung cư là N8. Vậy mỗi nhà đều có một địa chỉ
riêng VD: Nhà bạn A ở địa chỉ số 77, đường Ngô
Đức Kế.... Các em phải nhớ được địa chỉ của nhà
mình ở, phòng khi mình đi lạc….
Hoạt động 3: Cùng hỏi và trả lời
a) Kể các phòng nơi gia đình chung sống:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK
( hình 4/ trang 13), thảo luận nhóm 4 trả lời câu
hỏi:
+ Nhà bạn có những phòng nào?
- Mời đại diện từng nhóm lên nêu.
- GV nhận xét.
b) Kể các đồ dùng thiết bị trong gia đình
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4/ trang 13 hỏi đáp
+ Trong nhà có những đồ dùng gì? Thiết bị nào?

- Mời từng cặp đứng lên hỏi đáp trước lớp.
* Liên hệ:
- Nhà em có những phòng nào?
- Kể những đồ dung trong mỗi phòng?
( Gợi ý : Phòng khách nhà em có những đồ dùng
gì?)

- GV nhận xét, chốt: Nhà thường có nhiều phòng,

- Học sinh lắng nghe

- HS thảo luận nhóm 4, từng nhóm
trả lời các câu hỏi.
VD: HS nói tên một số phòng trong
nhà như: phòng ngủ, phòng ăn,
phòng bếp, phòng khách,.....
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+Hoạt động cặp đôi
VD:
Hỏi: Trong nhà có những đồ dung
gì?
-Phòng khách có tivi, quạt, ghế
sofa,..
- Phòng ngủ có tủ quần áo, giường,
gối nệm,..
- Phòng bếp có....
VD:
Hỏi: Nồi cơm điện dùng để làm gì?
Đáp: Nồi cơm điện dùng để nấu
cơm.
- Các cặp hỏi đáp trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời

+Hoạt động cặp đôi



mỗi phòng có các đồ dùng, thiết bị cần thiết cho
sinh hoạt.
C. Hoạt động luyện tập
Hoạt động 4: Cùng chơi “ Dọn nhà”
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 5/ trang 14
trong SGK và thảo luận cặp đôi theo nội dung sau:
+ Hãy chỉ ra những đồ dùng chưa đúng chỗ và nói
vị trí phù hợp của chúng
+ Theo bạn vì sao phải để đồ dùng đúng chỗ?
- GV chia lớp thành 3 đội và cho HS sắp xếp một
số đồ dùng ở trong lớp VD: sách vở, bút,...
- GV tuyên dương đội xếp đồ dùng đúng vị trí
nhanh nhất.
- GV GD tư tưởng: Trong lớp cũng như ở nhà
chúng ta nhớ sắp xếp đồ dùng đúng chỗ, ngăn nắp,
gọn gàng để sử dụng thuận tiện khi cần thiết.
* Củng cố, dặn dò.

- HS quan sát và thảo luận cặp đôi.
VD: Quả bóng để giữa nhà, giày
dép để mỗi nơi một chiếc, cặp sách
để trên ghế ngồi uống nước, quần
để trên ghế,...
- HS trả lời: Để dễ tìm khi cần sử
dụng.
- HS thi đua sắp xếp vị trí.
- HS nhận xét

BÀI 4: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU:

* Qua bài này, học sinh:
- Kể được một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho gia đình
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm khi sử dụng một số đồ
dùng thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
- Xác định được một số tình huống và nhận biết được nguy cơ có thể gây
đứt tay, chân, bỏng, điện giật.
- Nêu được cách xử lí một số tình huống khi bản thân hoặc người khác bị
thương khi ở nhà.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh ảnh về một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm
cho gia đình.
- Học sinh: Sưu tầm hình ảnh( hình chụp, vẽ) một số đồ dùng, thiết bị có
thể gây nguy hiểm cho gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt dộng của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức:(1’)
- Hát(Ổn định chỗ ngồi,chuẩn bị đồ
dùng sách vở, dụng cụ để lên bàn
B. Kiểm tra bài cũ: (3’) Bài Nơi gia ngay ngắn,..)
đình chung sống.
- HS trả lời câu hỏi:


- GV nhận xét, đánh giá, tuyên
dương.
C. Bài mới:(31’)
1. Giới thiệu bài: (1’)Nêu mục tiêu
bài học
2. Hướng dẫn các hoạt động: (28’)

a. Hoạt động khởi động: (10’)
* Hoạt động 1: Những đồ vật nào
trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Những đồ vật nào trong nhà bạn có
thể gây nguy hiểm?
- Gv nhận xét, đánh giá, dẫn dắt hoạt
động tiếp theo. ( Các em đã biết được
một số đồ vật trong nhà có thể gây
nguy hiểm cho bản thân mình; Vậy
thì ngoài những đồ vật đó thì còn
những đồ vật hay thiết bị khác nào có
thể gây nguy hiểm cho bản thân và
mọi người thì chúng ta cùng tìm hiêu
hoạt động tiếp theo nhé)
b. Hoạt động khám phá: (18’)
*Hoạt động 2: Quan sát hình và
nói tên những đồ dùng có thể gây
nguy hiểm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, thảo
luận và trả lời các câu hỏi:
+ Những đồ dùng nào có thể làm
đứt tay, chân?
+ Những đồ dùng nào có thể gây
bỏng?
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương
- Sau câu trả lời của HS, GV có thể
yêu cầu học sinh giải thích:
+ Tại sao dao, kéo lại có thể gây
nguy hiểm?

+ Nếu va chạm vào ấm nước đang
đun sôi thì em có thể bị làm sao?
- Gv có thể gợi ý thêm:
+ Dao, kéo có thể làm cho em bị

+ Nhà bạn ở đâu? Xung quanh nhà
bạn có những gì?
+ Nhà bạn có những phòng nào?
Trong nhà có những đồ dùng thiết bị
gì?

- 3- 4 HS trả lời

Hoạt động cặp đôi.
- HS quan sát hình 1và thảo luận
- Từng cặp HS chỉ trên hình và nói
với nhau.
- Đại diện các cặp tham gia trình bày

Hoạt động cả lớp.
- Từng HS trả lời:
+ Rất sắc, bén,...
+ Có thể bị bỏng.
+ Bị đứt tay


thương như thế nào?
+ Cốc, bát, đĩa,... nếu vỡ thì có thể
gây nguy hiểm ra sao?
+ Sử dụng ấm nước sôi, nếu không

cẩm thận thì sẽ nguy hiểm như thế
nào?
=> Gv giải thích thêm: Trong mỗi
gia đình, có rất nhiều vật sắc nhọn
hoặc dễ vỡ có thể gây nguy hiểm
cho bản thân và những người khác:
dao, kéo nếu sử dụng không cẩn
thận có thể làm đứt tay, chân, gây
chảy máu; Cốc, bát, đĩa, ấm,
chén,... nếu vô ý làm vỡ có thể tạo
ra những mảnh vỡ sắc, nhọn gây
nguy hiểm cho bản thân và những
người khác nếu sờ vào hay giẫm
phải. Ổ cắm điện, bình nóng lạnh,
các dây điện, ấm điện,... nếu sử
dụng không cẩn thận có thể bị điện
giật. Phích nước nóng,bếp lửa,....
có thể gây bỏng.
*Hoạt động 3:Các bạn trong hình
đã làm gì để sử dụng đồ dùng an
toàn
- Yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4
thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi:
Các bạn trong hình đã làm gì để sử
dụng đồ dùng an toàn?
- GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi
ý:
+ Khi muốn sử dụng đồ điện thì
chúng ta nên làm gì?
+ Chúng ta nên làm gì khi cầm cốc

nước thủy tinh di chuyển?
+ Có nên lại gần bàn là khi mẹ
đang là quần áo hay không?
- Đại diện các nhóm lên trình bày
=> Kết luận: Để an toàn bạn nên
cẩn thận khi sử dụng các vật sắc
nhọn, dễ vỡ và đồ điện.
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: xem lại nội dung đã học
và chuẩn bị đồ dùng cho 2 hoạt

+ Những mảnh vỡ có thể làm đứt
tay
+ Nếu không cẩn thận sẽ dễ bị
bỏng.

(Hoạt động cặp đôi)
- HS thảo luận và trả lời
- HS chỉ từng hình trả lời trước lớp.
Để an toàn em nên cẩn thận khi dùng
dùng dao hoặc các vật sắc nhọn,các
đồ dùng dễ vỡ như bát, đĩa, cốc,
chén,... Các đồ dùng có sử dụng điện,
phích nước nóng, bếp ga,... Khi sử
dụng nên nhờ người lớn giúp đỡ.
Tuyệt đối không được sờ vào phích
cắm, ổ điện, dây điện, đặc biệt là khi
tay ướt.
- 4-5 HS nhắc lại.


- HS lắng nghe.


động tiếp theo.
 TIẾT 2:
Hoạt động của GV
A. Ổn định tổ chức:(1’)

Hoạt động của HS
- Hát(Ổn định chỗ ngồi,chuẩn bị đồ
dùng sách vở, dụng cụ để lên bàn ngay
ngắn,..)

B. Kiểm tra bài cũ: (3’) bài An toàn
khi ở nhà (tiết 1)
C. Bài mới:(31’)
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn các hoạt động: (28’)
a. Hoạt động luyện tập: (18’)
* Hoạt động 4: Điểu gì có thể sẽ
xảy ra với các bạn trong hình? Vì
sao?
- GV nêu yêu cầu: Quan sát hình 5, 6,7 - HS thảo luận với bạn và trả lời câu
thảo luận và trả lời câu hỏi.
hỏi Điểu gì có thể sẽ xảy ra với các
bạn trong hình? Vì sao?
- GV nêu gợi ý hướng dẫn, giúp đỡ:
- HS chỉ từng hình và trả lời:
+ Khi dùng tay giật dây điện thì dây

+ Hình 5 bạn cầm dây điện để kéo
điện có thể bị đứt không? Nếu dây điện có thể bị điện giật
bị đứt, hở thì điều gì xảy ra với bạn ở
hình 5?
+ Hình 6, bạn dùng tay trần nhặt
+ Bạn ở hình 6 đang làm gì? Mảnh vỡ mảnh vỡ có thể bị đứt tay
có thể làm bạn bị thương như thế nào? + Hình 7, đứng lên ghế để với tay
cầm hộp có thể bị trượt chân, ngã;
bên cạnh bạn có ấm nước đang sôi,
có nồi cơm điện đang sử dụng điện,
nếu chạm vào có thể bị bỏng.
- Gv nhận xét, tuyên dương
Hoạt động mở rộng
- HS phát biểu theo ý kiến cá nhân.
- Liên hệ: GV hỏi: Nếu có mặt ở đó em
sẽ khuyên các bạn như thế nào?
+ Để đảm bảo an toàn (tránh bị điện
giật, bị bỏng, bị đứt tay) khi ở nhà em
nên chú ý điều gì?
b. Hoạt động vận dụng: (10’)
Hoạt động nhóm 4
* Hoạt động 5: Khi bị thương bạn
sẽ làm gì?
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu
- GV nêu yêu cầu: Các em hãy nhớ
của GV.
lại nội dung bài đã học và nêu cách
- Đại diện nhóm HS nêu cách xử lí
ứng xử trong tình huống sau: Đang
tình huống:

ngồi xem phim hoạt hình, Lan cảm
+ Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ.


thấy rất khát nước, bạn xuống bếp
và rót một cốc nước. Do vội uống để
kịp lên xem tiếp phim, bạn làm rơi
cốc nước xuống đất. Sợ bị mẹ mắng,
Lan ngồi nhanh xuống và nhặt các
mảnh vỡ để vứt vào thùng rác.
Không may bạn bị mảnh vỡ cứa vào
tay và chảy máu. Lan bật khóc và lo
lắng không biết nên làm gì. Các em
hãy giúp Lan đưa ra cách ứng xử
phù hợp nhé
- GV nhận xét tuyên dương nhóm có
cách ứng xử tốt nhất.
=> GV nhấn mạnh: Khi các em bị
đứt tay hoặc bị thương cần nói ngay
với bố mẹ hoặc người lớn để được
giúp đỡ kịp thời. Nếu bố, mẹ và
người lớn không có nhà, các em cần
rửa sạch tay, sau đó dùng miếng
băng dán y tế để băng vết thương lại.
Nếu vẫn chảy máu, cần nhờ hàng
xóm giúp đưa đến cơ sở y tế hoặc
gọi 115 để được giúp đỡ kịp thời.
- Gv hướng dẫn HS cách sử dụng
dùng miếng dán y tế hoặc cách băng
vết thương từ miếng vải nhỏ.

3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
* Giáo dục HS phải biết bảo vệ bản
thân, cách xử lí khi bị đứt tay.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: xem lại nội dung đã học
và chuẩn bị bài mới: “Ôn tập chủ đề
gia đình”

+ Nếu không có bố mẹ ở nhà em sẽ
nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm.
+ Cần rửa sạch tay sau đó dùng
miếng băng dán y tế để băng vết
thương lại.

- HS chú ý lắng nghe

Hoạt động mở rộng

- HS lắng nghe
- Hs lắng nghe và thực hiện

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 5: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH ( 2 Tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giới thiệu được các thành viên trong gia đình và nơi ở của gia đình bằng
lời nói và hình ảnh.


- Chỉ ra được một số đồ dùng, vật dụng nguy hiểm cần cẩn trọng khi
dùng, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

- Đưa ra được phương án phù hợp khi xử lí tình huống liên quan đến nội
dung chủ đề.
- Nhận xét được những việc mình đã thực hiện trong chủ đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Video bài hát “ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” nhạc sĩ Nhật
Tinh Anh sáng tác. Tranh ảnh trong bài.
- Học sinh: sản phẩm tự sưu tầm ( tranh ảnh, tranh vẽ, đồ dùng, thiết
bị….) về chủ đề.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động khởi động
- GV cho HS nghe nhạc và hát theo lời bài - HS cả lớp cùng hát.
hát “ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”
- Sau khi nghe xong bài hát, GV dẫn dắt
- HS lắng nghe.
vào bài.
Hoạt động luyện tâp
Hoạt động 1: Giới thiệu về gia đình và ngôi
nhà của bạn.
a. Chia sẻ các hình ảnh về gia đình.
- GV yêu cầu một số HS giới thiệu hình
ảnh đã chuẩn bị sẳn về gia đình và ngôi nhà - 5,6 HS chia sẻ về gia đình và ngôi nhà
của mình.
của mình.
b. Chọn hình vào ô phù hợp.
- GV treo sơ đồ các nội dung của chủ đề lên
bảng, hướng dẫn HS thực hiện hoạt động:

- HS lắng nghe.
GV giải thích nội dung các hình và yêu cầu
hS chọn và gắn các hình ảnh phù hợp với
nội dung câu hỏi.
- GV cho HS hoạt động theo tổ và yêu cầu
HS trong tổ giới thiệu hình ảnh đã có của


chủ đề, chia sẻ ý kiến, cách sắp xếp hình.
Tổ nào đặt hình ảnh vào nhóm phù hợp trên
-HS các tổ thi đua theo yêu cầu.
sơ đồ nhanh nhất, đúng nhất sẽ thắng cuộc.
- GV yêu cầu đại diện các tổ giới thiệu
trước lớp về hình ảnh đã được sắp xếp.
- GV cho HS nhắc lại các nội dung chính
trong chủ đề theo từng nhóm đã sắp xếp.
+ Các thành viên trong gia đình thường là - Đại diện các nhóm trình bày.
ông,bà , cha, mẹ, anh, chị, em…
- Cả lớp cùng đối chiếu kết quả sắp xếp
+ Công việc ở nhà: nấu cơm, quét nhà….
hình ảnh vào sơ đồ.
+ Nhà ở, đồ dùng trong nhà: có nhiều nhà - HS nhắc lại các nội dung.
khác nhau, trong nhà có bàn, ghế…..
+ An toàn khi ở nhà: Tránh xa các thiết bị
có thể gây bỏng, gây giật điện……
TIẾT 2
Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
a.Mô tả tình huống
- GV yêu cầu HS quan sát tình huống và - HS lắng nghe.
thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:

- HS quan sát , thảo luận nhóm đôi
+ Trong hình có những ai?
+ Đi học về, bạn trai thấy mọi người đang
làm gì?
+ Dấu hỏi trên đầu bạn trai có ngụ ý gì?
b. Xử lí tình huống:
- GV yêu cầu một số HS lên mô tả lại hoạt
động của mọi người .
- GV đưa ra một số cách ứng xử và yêu cầu
HS đóng vai bạn trai trả lời câu hỏi :
+ Bạn trai nên làm việc nào trước? Vì sao?
(a) Giúp bố chuẩn bị đồ nấu thức ăn.
(b). Ngồi ghế xem ti vi

- HS lắng nghe.


(c). Cất cặp vào bàn học

- 4 HS lên đóng vai, cả lớp theo dõi.

(d). Ý kiến khác
- GV nhận xét, giúp HS hiểu được việc bạn
cần làm trước tiên là tự sắp xếp đồ dùng
của mình vào đúng chỗ sau đó mới tham
gia giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, không nên
ngồi ngay xuống ghế xem ti vi.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3: Bạn đã làm những việc nào
dưới đây?. Việc nào không nên làm?

a. Nói tên các việc làm trong từng hình.
- Gv cho HS quan sát hình 3,4,5,6,7, 8.

- HS quan sát hình.

- GV yêu cầu HS giới thiệu từng hình.
- GV nêu câu hỏi:
+ Em đã làm những việc nào trong những
- 5,6 HS chia sẻ.
việc trên ?
b.Nhận xét việc “nên làm”, việc “ không
nên làm”
- GV cho HS nhận xét việc nào nên làm và
việc nào không nên làm trong các hình .
- GV nhận xét, tuyên dương các em và - Một số HS nhận xét việc nên làm và
khuyến khích HS thực hiện các việc nhà không nên làm
phù hợp với lứa tuổi, chăm sóc bản thân, tự
phục vụ và tránh làm những việc quá sức
mình.
- Dăn dò HS về làm bài tập trong sách bài
tập trang 11,12.

MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 6: TRƯỜNG HỌC CỦA CHÚNG MÌNH


I.Mục đích, yêu cầu:
Giúp HS biết:
- Trường học là nơi các em đến học hàng ngày.
- Nói được tên trường và địa chỉ trường học của em.

- Kể được tên các phòng học, các hoạt động học tập và vui chơi trong trường.
- Yêu quý mái trường, có ý thức giữ gìn trường học sạch đẹp và tích cực tham
gia vào các hoạt động ở trường.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: video về trường học, tranh ảnh minh họa như trong SGK và dụng
cụ để tổ chức trò chơi.
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
*Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu của hoạt động này là
khai thác những kinh nghiệm của
HS liên quan đến Trường học của
chúng mình; đồng thời, gây hứng
thú để HS chú ý vào bài học.
- Tiến hành:
+ GV có thể tổ chức cả lớp xem - Cả lớp xem video
video hoặc nghe bài hát “Em yêu - HS trả lời.
trường em”
+ GV yêu cầu HS nói cho nhau - HS nhắc tựa
nghe tên trường và địa chỉ
+ GV giới thiệu bài: Trường học
của chúng mình
* Hoạt động 2: Khám phá
- Mục tiêu của hoạt động này là HS
nói được các hoạt động ở trường
học.
- Hs quan sát tranh.

+ Cách tiến hành: Yêu cầu HS quan
sát hình 2 đến 8 trang 22-23.
- HS thảo luận.
+ Thảo luận nhóm 6:
- Nội dung thảo luận: Các bạn và
thầy cô giáo trong mỗi hình đang
làm gì? ở đâu?
- HS lắng nghe.
+ Đại diện các nhóm trình bày, các
nhóm khác nhận xét chia sẻ.
+ Giáo viên chốt ý: Trường học có:
phòng học, phòng giáo viên, phòng
thư viện, phòng y tế,…Trường học
còn có sân trường, vườn trường
* Hoạt động 3:Luyện tập


- Mục tiêu: HS biết giới thiệu về
trường lớp của chúng mình và
những điều mình thích
+ Cách tiến hành:
- GV cho HS xem video về trường
học của em
- Yêu cầu HS nói cho nhau nghe về
trường lớp của em theo cặp đôi.
- Tổ chức cho HS cùng chơi “Chúng
mình làm hướng dẫn viên” và nói về
những điều mình thích về trường
(Bạn thích nhất nơi nào trong
trường, bạn thích những hoạt động

nào ở trường).
- Các nhóm khác nhận xét
+ Giáo viên chốt ý: Trường học là
ngôi nhà thứ hai của em. Ở trường
có thầy cô giáo và bạn bè. Đến
trường em được học tập và vui chơi.
Em cần có ý thức giữ gìn trường lớp
sạch đẹp.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu của hoạt động giúp HS
yêu quý mái trường, có ý thức giữ
gìn trường học sạch đẹp và tích cực
tham gia vào các hoạt động ở
trường.
- Tiến hành:
+ Qua bài học em biết thêm điều gì
về trường học của chúng mình?
+ Em sẽ làm gì để trường lớp chúng
mình luôn sạch đẹp?
- Dặn dò: Em cần giới thiệu về
trường học của chúng mình với
những người gặp gỡ.
- Nhận xét tiết học.

-HS quan sát

- HS quan sát hình trong
SGK và thảo luận theo nhóm
6.


- HS lắng nghe.

-HS trả lời
-HS thực hiện

Bài 7: THÀNH VIÊN TRONG TRƯỜNG HỌC
( Tiết 1)
A. MỤC TIÊU
- Nêu được những thành viên trong nhà trường học và công việc của một số
thành viên.


- Thảo luận, trao đổi để phân biệt được hành động đúng và không đúng của HS
trong một số tình huống liên quan đến cách ứng xử với bạn bè, thầy cô.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh một số giáo viên, nhân viên trong nhà trường, tranh minh họa trong
SGK.
- Tivi
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
NỘI DUNG

CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

I. Khởi động
Nghe và hát theo nhạc

H: Cả lớp hát theo nhạc bài Mẹ và cô
- Đoán tên bài hát
- TLCH:
+ Bài hát nhắc đến những ai? Công việc

của cô giáo ở lớp là gì?
G: Chốt, GT bài.

II. Khám phá
HĐ 1: Trường học của chúng mình có
những ai

* HĐ cả lớp:
G: Trường học mình có những ai?
H: Suy nghĩ, nối tiếp trả lời( vài H)
H+G: Nhận xét, chốt.

HĐ 2: Kể tên các thành viên trong trường
học và công việc của họ

* HĐ nhóm đôi
H: Quan sát hình 1-3 ( SGK) chiếu trên
tivi, thảo luận, TLCH:

+ Ở hình 1 (2,3) có những ai? Họ đang làm
việc gì?
- Ngoài các thành viên trong hình 1-3 còn
có những thành viên nào khác ở trong
trường học? Em biết gì về công việc của
họ?
H: Chia sẻ trước lớp
H+G: Nhận xét, chốt
H: Quan sát hình 4,5,6



×