Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đồ án xử lý nước thải nhà máy bia (có bản vẽ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 55 trang )

ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà
máy bia SABECO – HCM với công xuất
750 m3/ngày.đêm

TP. HCM, 5/2019


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
i


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.
MÁY BIA

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ
..............................................................................................................2

1.1. Phương pháp cơ học ...........................................................................................2
1.1.1.

Song chắn rác ...........................................................................................2

1.1.2.


Bể lắng cát ............................................................................................... 3

1.1.3.

Bể điều hòa .............................................................................................. 3

1.1.4.

Bể lắng .....................................................................................................4

1.2. Phương pháp hóa-lý ...........................................................................................5
1.3. Phương pháp hóa học .........................................................................................6
1.3.1.

Phương pháp trung hòa ............................................................................6

1.3.2.

Phương pháp oxy hóa – khử ....................................................................7

1.4. Phương pháp sinh học ........................................................................................7
1.4.1.

Sinh học kỵ khí ........................................................................................7

1.4.2.

Sinh học hiếu khí .....................................................................................8


CHƯƠNG 2.

GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY BIA SABECO – HCM ......................10

2.1. Tổng quan về nhà máy bia SABECO .............................................................. 10
2.1.1.

Thông tin chung về nhà máy .................................................................10

2.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 10

2.1.3.

Các sản phẩm và dịch vụ hiện nay.........................................................11

2.1.4.

Nguyên liệu và quy trình sản xuất .........................................................11

2.2. Nước thải ngành bia .........................................................................................15
2.2.1.

Nguồn gốc .............................................................................................. 15

2.2.2.

Thành phần và tính chất .........................................................................16


CHƯƠNG 3.

ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ .......................... 17

3.1. Đề xuất phương án ........................................................................................... 17
3.1.1.

Cơ sở đề xuất .........................................................................................17

ii


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

3.1.2.

Phương án 1 ........................................................................................... 18

3.1.3.

Phương án 2 ........................................................................................... 20

3.2. Lựa chọn ..........................................................................................................21
3.3. Tính toán các công trình xử lý .........................................................................23
3.3.1.

Lưu lượng tính toán ...............................................................................23

3.3.2.


Thiết bị lược rác tinh..............................................................................23

3.3.3.

Hố thu gom ............................................................................................ 23

3.3.4.

Bể điều hòa ............................................................................................ 24

3.3.5.

Bể lắng 1 ................................................................................................ 28

3.3.6.

Bể USAB ............................................................................................... 30

3.3.7.

Bể Aerotank ........................................................................................... 36

3.3.8.

Bể lắng 2 ................................................................................................ 42

3.3.9.

Bể khử trùng .......................................................................................... 44


KẾT LUẬN ...................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 47

iii


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Một kiểu kết cấu song chắn rác cào bằng tay. ............................................2
Hình 1.2 Bể lắng cát làm thoáng. .................................................................................3
Hình 1.3 Cấu tạo bể lắng ngang. ..................................................................................5

Hình 2.1 Nhà máy bia SABECO – TP. Hồ Chí Minh. .............................................10
Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất bia Sài Gòn .......................................................13

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ đề xuất theo phương án 1. ..............................................18
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ đề xuất theo phương án 2. ..............................................20
Hình 3.3 Thiết bị lược rác tinh. ..................................................................................23

iv


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số liệu thành phần tính chất nước thải .....................................................16


Bảng 3.1 Chất lượng nước đầu vào và đầu ra .......................................................... 17
Bảng 3.2 hiệu suất của các công trình đơn vị [2], [3], [6] .........................................22
Bảng 3.3 Thông số thiết kế hố thu gom .....................................................................24
Bảng 3.4 Thông số thiết kế bể điều hòa .....................................................................27
Bảng 3.5 Thông số thiết kế bể lắng 1 .........................................................................30
Bảng 3.6 Thông số thiết kế bể UASB .........................................................................36
Bảng 3.7 Số liệu thiết kế bể Aerotank ........................................................................41
Bảng 3.8 Thông số thiết kế bể lắng 2 .........................................................................44
Bảng 3.9 Thông số thiết kế bể khử trùng ..................................................................45

v


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD: Biochemical oxygen denmand – nhu cầu oxy sinh hoá
BOD: Biochemical oxygen denmand – nhu cầu oxy sinh hoá trong 5 ngày
COD: Chmical oxygen demand – nhu cầu oxy hoá học
DO: (Disolved oxygen) là lượng oxy hoà tan trong nước
F/M: Food/Micro – organism_Tỷ số lượng thức ăn và lượng vi sinh vật
MLSS: (Mixed Liquor Volatile Suspended Solid) là lượng chất rắn lơ lửng trong hỗn
dịch.
MLVSS: Hàm lượng chất rắn bay hơi trong hỗn dịch.
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
SVI: (Sludge volume index) chỉ số thể tích bùn
TSS: (Total Suspended Solid) Tổng lượng chất rắn lơ lửng
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
VSV: Vi sinh vật

vi


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô hiện đang công tác
và giảng dạy tại khoa Môi Trường - Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường
TP.HCM. Đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt
quá trình học tập. Đặc biệt em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với Thầy Tôn Thất
Lãng người đã hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện nhiệm vụ đồ án.
Bên cạnh đó, em muốn chuyển lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn bè trong lớp
05_QTTB đã luôn cạnh bên ủng hộ tinh thần và sát cánh bên em mỗi khi cần sự trợ giúp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Phạm Đình Thống

vii


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, công nghiệp thế giới phát triển với tốc độ rất cao. Cùng
với sự phát triển chung đó, nghành công nghiệp sản xuất bia cũng phát triển rất mạnh
mẽ. Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới với dân số hơn 91 triệu người
và mới đây theo báo cáo của Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam thì Việt Nam
đứng thứ 5 Châu Á về mức tiêu thụ bia bình quân trên đầu người khoảng 31,7 lít/năm,
đây là thị trường đầy tiềm năng cho ngành sản xuất bia và là ngành công nghiệp trọng
điểm mang lại lợi ích kinh tế to lớn và góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế nước nhà.
Sản xuất bia phát triển một mặt góp phần tăng sản phẩm cho xã hội, phục vụ đời
sống con người, nhưng mặt khác lại làm gia tăng lượng phát thải, tiềm ẩn nguy cơ ô
nhiễm, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và tác động không nhỏ tới cuộc sống
cũng như sinh hoạt con người. Sự phát triển nhanh với số lượng, quy mô của các doanh
nghiệp sản xuất bia đã tạo ra một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường dưới
cả ba dạng: chất thải rắn, khí thải và đặc biệt nguồn gây ô nhiễm chính của sản xuất bia
là nước thải sản xuất bia. Nước thải do sản xuất bia chủ yếu phát sinh từ quá trình rửa,
vệ sinh máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng, chủ yếu tập trung ở các khu vực lên
men, lọc bia và chiết sản phẩm. Với đặc thù của sản xuất bia đòi hỏi phải sử dụng lượng
nước rửa và vệ sinh khá lớn. Thực tế cho thấy, đặc tính chung của nước thải trong sản
xuất bia là chứa nhiều chất gây ô nhiễm với chủ yếu các chất hữu cơ hòa tan và dạng
keo, chất rắn ở dạng lắng và lơ lửng, một số chất vô cơ hòa tan, hợp chất nitơ và phốt
pho. Tất cả các chất gây ô nhiễm có trong nước thải đều từ các thành phần như bã malt,
cặn lắng trong dịch đường lên men, các hạt trợ lọc trong khâu lọc bia, xác men thải khi
rửa thùng lên men và bia thất thoát khi chiết vào bom. Nước thải do sản xuất bia thường
có đặc tính chung là ô nhiễm hữu cơ rất cao, nước thải thường có màu xám đen, khi thải
vào thủy vực sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng do sự phân hủy chất hữu cơ diễn ra rất nhanh,
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống cộng đồng. Vì vậy, đề tài “Thiết kế hệ
thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750 m3/ngày. đêm”
ra đời.

1



Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC
THẢI NHÀ MÁY BIA

Phương pháp cơ học

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học được áp dụng ở giai đoạn đầu của quy
trình xử lý, quá trình được xem như bước đệm để loại bỏ các tạp chất vô cơ và hữu cơ
không tan hiện diện trong nước nhằm đảm bảo tính an toàn cho các thiết bị và các quá
trình xử lý tiếp theo.
Tùy vào kích thước, tính chất hóa lý, hàm lượng cặn lơ lửng, lưu lượng nước thải
và mức độ làm sạch mà ta sử dụng một trong các quá trình sau: lọc qua song chắn rác
hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực ly tâm, trọng trường, lọc và tuyển nổi.
1.1.1. Song chắn rác
Trong hầu hết các công trình xử lý nước thải bằng biện pháp xử lý cơ học đều có
song chắn rác. Song chắn rác là hạng mục công trình xử lý sơ bộ đầu tiên nhằm ngăn
giữ rác bần thô gồm giấy, bọc nylon, chất dẻo, cỏ cây, vỏ đồ hộp, gỗ, ... Các loại rác này
có thể làm tắt nghẽn đường dẫn nước hoặc làm hư hỏng máy bơm. Song chắn rác là một
hay nhiều lớp thanh đan xen kẽ với nhau (còn gọi là mắc song) và được đặt nghiêng một
góc 60 – 90° theo hướng dòng chảy. Rác sau khi lấy ra khỏi nước thải thường được đem
qua bộ phận nghiền (grinder), đốt hoặc chôn tùy theo mức độ, kinh phí và công nghệ.
[2]
Đối với song chắn rác, ta có thể phân biệt:
 Theo khe hở của song chắn có 3 kích cỡ: loại thô lớn (30 - 200 mm), loại trung

bình (16 - 30 mm), loại nhỏ (dưới 16 mm).
 Theo cấu tạo của song chắn: loại cố định và loại di động.
 Theo phương cách lấy rác: loại thủ công và loại cơ giới.

Hình 1.1 Một kiểu kết cấu song chắn rác cào bằng tay.

2


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

1.1.2. Bể lắng cát
Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô, nặmg như: cát, sỏi, mảnh thủy tinh,
mảnh kim loại, tro, than vụn… nhằm bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn
nặng ở các công đoạn xử lý sau. [2]
 Bể lắng cát gồm những loại sau:
 Bể lắng cát ngang: Có dòng nước chuyển động thẳng dọc theo chiều dài của bể.
Bể có thiết diện hình chữ nhật, thường có hố thu đặt ở đầu bể.
 Bể lắng cát đứng: Dòng nước chảy từ dưới lên trên theo thân bể. Nước được dẫn
theo ống tiếp tuyến với phần dưới hình trụ vào bể. Chế độ dòng chảy khá phức
tạp, nước vừa chuyển động vòng, vừa xoắn theo trục, vừa tịnh tiến đi lên, trong
khi đó các hạt cát dồn về trung tâm và rơi xuống đáy.
 Bể lắng cát tiếp tuyến: là loại bể có thiết diện hình tròn, nước thải được dẫn vào
bể theo chiều từ tâm ra thành bể và được thu và máng tập trung rồi dẫn ra ngoài.
 Bể lắng cát làm thoáng: Để tránh lượng chất hữu cơ lẫn trong cát và tăng hiệu
quả xử lý, người ta lắp vào bể lắng cát thông thường một dàn thiết bị phun khí.
Dàn này được đặt sát thành bên trong bể tạo thành một dòng xoắn ốc quét đáy bể
với một vận tốc đủ để tránh hiện tượng lắng các chất hữu cơ, chỉ có cát và các
phân tử nặng có thể lắng.


Hình 1.2 Bể lắng cát làm thoáng.
1.1.3. Bể điều hòa
Do đặc điểm của công nghệ sản xuất một số ngành công nghiệp, lưu lượng và
nồng độ nước thải thường không đều theo các giờ trong ngày. Sự dao động lớn về lưu
lượng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến những công trình xử lý phía sau. Để duy trì dòng
thải và nồng độ vào công trình xử lý ổn định, khắc phục được những sự cố vận hành do

3


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải và nâng cao hiệu suất của các quá
trình xử lý sinh học người ta sẽ thiết kế bể điều hòa. Thể tích bể phải tương đương 6 –
12h lưu nước trong bể với lưu lượng xử lý trung bình. Bể điều hòa được phân loại như
sau:
 Bể điều hòa lưu lượng.
 Bể điều hòa nồng độ.
 Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ.
Vị trí tốt nhất để bố trí bể điều hoà cần được xác định cụ thể cho từng hệ thống
xử lý. Vì tính tối ưu của nó phụ thuộc vào loại xử lý, đặc tính của hệ thống thu gom và
đặc tính của nước thải. Thường bể được đặt trước bể lắng 1 khi SS <400 mg/l và đặt sau
bể lắng 1 khi SS >400 mg/l.
1.1.4. Bể lắng
Trong xử lý nước thải, quá trình lắng được sử dụng để loại các tạp chất ở dạng
huyền phù thô ra khỏi nước. Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của trọng lực. Để
tiến hành quá trình này người ta thường dùng các loại bể lắng khác nhau. Trong công
nghệ xử lý nước thải, theo chức năng, các bể lắng được phân thành: bể lắng cát, bể lắng

cấp 1 và bể lắng trong (cấp 2). Bể lắng 1 có nhiệm vụ tách các chất rắn hữu cơ (60%)
và các chất rắn khác, còn bể lắng cấp 2 có nhiệm vụ tách bùn sinh học ra khỏi nước thải.
Các bể lắng điều phải thoã mản yêu cầu: có hiệu suất lắng cao và xả bùn dễ dàng.
 Tính chất lắng của các hạt được chia thành 3 dạng như sau [2]:
Lắng dạng 1: lắng các hạt rời rạc. Quá trình lắng được đặt trưng bởi các hạt lắng
rời rạc và tốc độ lắng không đổi. Các hạt lắng riêng lẻ không có khả năng keo tụ, không
dính bám vào nhau suốt quá trình lắng. Để có thể xác định tốc độ lắng ở dạng này có thể
ứng dụng định luật Newton và Stoke trên hạt cặn. Tốc độ lắng ở dạng này hoàn toàn có
thể tính toán được.
Lắng dạng 2: lắng bông cặn. Quá trình lắng được đặt trưng bởi các hạt (bông
cặn) kết dính với nhau trong suốt quá trình lắng. Do quá trình bông cặn xảy ra tăng dần
kích thước và tốc độ lắng tăng. Không có một công thức toán học thích hợp nào để biểu
thị giá trị này. Vì vậy để có các thông số thiết kế về bể lắng dạng này, người ta thí
nghiệm xác định tốc độ chảy tràn và thời gian lắng ở hiệu quả khử bông cặn cho trước
từ cột lắng thí nghiệm, từ đó nhân với hệ số quy mô ta có tốc độ chảy tràn và thời gian
lắng thiết kế.
Lắng dạng 3: lắng cản trở. Quá trình lắng được đặt trưng bởi các hạt cặn có nồng
độ > 1000mg/l. Các hạt cặn không đổi vị trí, khi đó cả khối hạt như là một thể thống
nhất lắng xuống.

4


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

Hai đại lượng quan trọng trong việc thiết kế bể lắng chính là tốc độ lắng và tốc
độ chảy tràn. Để thiết kế một bể lắng lý tưởng, đầu tiên người ta xác định tốc độ lắng
của hạt cần được loại và khi đó đặt tốc độ chảy tràn nhỏ hơn tốc độ lắng. Ngoài ra, tùy
vào nhu cầu và các thông số nước thải mà người ta có thể thiết kế bể theo dạng bể lắng

ngang, bể lắng đứng (bể lắng tròn, bể lắng ly tâm).

Hình 1.3 Cấu tạo bể lắng ngang.
1.2.

Phương pháp hóa-lý

Cơ chế của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó, chất
này phản ứng với các tập chất bẩn trong nước thải và có khả năng loại chúng ra khỏi
nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc dạng hòa tan không độc hại. Phương pháp hóa lý
thường sử dụng để khử nước thải là quá trình keo tụ tạo bông. [2]
 Quá trình keo tụ, tạo bông:
Quá trình này thường được áp dụng để khử màu, giảm độ đục, cặn lơ lửng và vi
sinh vật. Khi cho chất keo tụ vào nước thô chứa cặn lắng chậm (hoặc không lắng được),
các hạt mịn kết hợp lại với nhau thành các bông cặn lớn hơn và nặng, các bông cặn này
có thể tự tách ra khỏi nước bằng lắng trọng lực.
Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút
VanderWaals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự dính kết giữa các hạt ngay khi
khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra do chuyển động Brown
và do tác động của sự xáo trộn.
Tuy nhiên, trong trường hợp phân tán keo, các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ
lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang điện tích, có thể là điện tích âm hoặc điện tích
dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự ion hoá các nhóm
hoạt hoá. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hoá nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó,
để phá tính bền của hạt keo cần trung hoà điện tích bề mặt của chúng, quá trình này được

5


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750

m3/ngày.đêm

gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hoà điện tích có thể liên kết với những
hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá
trình này được gọi là quá trình tạo bông. [7]
Những chất keo tụ thường dùng nhất là các muối sắt và muối nhôm như:
 Al2(SO4)3, Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)5Cl, Kal(SO4)2.12H2O.
 FeCl3, Phèn Al(SO4)nH2O (n = 13-18). Phổ biến là Fe2(SO4)3.2H2O,
Fe2(SO4)3.3H2O, Sắt Sunphat FeSO4.7H2O, Fe2(SO4)3.7H2.
Tuy nhiên, trong thực tế người ta thường sử dụng phèn sắt hơn do chúng có ưu
điểm nhiều hơn phèn nhôm. Trong quá trình keo tụ người ta còn sử dụng chất trợ keo tụ
để tăng tính chất lắng nhanh và đặc chắc do đó sẽ hình thành bông lắng nhanh và đặc
chắc như tinh bột, dextrin (C6H10O5)n, các ete, cellulose, silicat hoạt tính và polymer.
 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình:
 Độ pH: ảnh hưởng đến độ hòa tan của hóa chất
 Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tốc độ keo tụ
 Liều lượng hóa chất: cần tính toán lượng hóa chất tối ưu
 Tốc độ khuấy trộn: ảnh hưởng đến sự phân bố chất keo tụ, tránh làm phá vỡ
những bông phèn đã hình thành
 Môi chất tiếp xúc: nếu trong nước duy trì một lớp cặn bùn nhất định, khiến
cho quá trình kết tủa càng hoàn toàn, tốc độ kết tủa tăng.
1.3.

Phương pháp hóa học

Các phương pháp hóa học xử lý nước thải gồm có: trung hòa, oxy hóa và khử.
Tất cả các phương pháp này đều dùng tác nhân hóa học nên tốn nhiều tiền. Người ta sử
dụng các phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống nước khép
kín.
Đôi khi phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay

sau công đoạn này như là một phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn.
1.3.1. Phương pháp trung hòa
Bản chất của xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là đưa vào nước thải một
hóa chất nào đó, hóa chất này phản ứng với các chất ô nhiễm trong nước thải để tạo
thành cặn lắng, chất hòa tan, hay các sản phẩm không độc hại. Trung hòa nước thải được
thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
 Sự trung hòa lẫn nhau của nước thải chứa acid, nước thải chứa kiềm.
 Trung hòa nước thải có tính acid, có thể dùng các loại kiềm như: KOH, NaCO3,
NaOH, NH4OH hoặc lọc qua vật liệu trung hòa (CaCO3, dolomit) …

6


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

 Với dịch thải mang tính kiềm, có thể trung hòa bởi acid, khí acid. [8]
 Các yếu tố ảnh hưởng
 Độ pH: sự giao động của pH làm giảm hiệu quả xử lý.
 Nồng độ các chất ô nhiễm: ảnh hưởng đến hiệu suất và liều lượng hóa chất
 Tốc độ hòa tan hóa chất và tốc độ khuấy trộn.
1.3.2. Phương pháp oxy hóa – khử
Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các
chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước thải. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn tác nhân
hóa học, do đó quá trình oxy hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp
chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác.
Phần lớn chất vô cơ đều không thể xử lý với phương pháp sinh hóa, trừ các trường
hợp kim loại nặng như: Pb, Co, Cu, Zn, Fe, Mn, Cr… khi chúng bị hấp phụ bởi bùn hoạt
tính. Kim loại như Hg, As… đều là những chất độc, chúng có khả năng gây hại cho sinh
vật nên sẽ được xử lý bằng cách oxy hóa khử. Khi xử lý nước thải bằng phương pháp

hóa học oxy hóa khử, ta có thể dùng tác nhân oxy hóa như H2O2, Cl2, O2 không khí,
ozone hoặc pirozulite (MnO2). Khi đó, dưới tác dụng oxy hóa, chất ô nhiễm độc hại
chuyển hóa thành chất ít độc hại hơn và cùng với đó, chúng được loại ra khỏi nước thải
hoàn toàn, trả lại sự trong sạch vốn có của nguồn nước trước khi thải trực tiếp ra ngoài
môi trường.
 Các yếu tố ảnh hưởng
 Độ pH: sự giao động của pH làm giảm hiệu quả xử lý.
 Nồng độ các chất ô nhiễm: ảnh hưởng đến hiệu suất và liều lượng hóa chất
 Tốc độ hòa tan hóa chất và tốc độ khuấy trộn.
Ngoài ra, xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học oxy hóa khử còn có phương
pháp Ozon hóa. Ozon tác động mạnh mẽ với các chất khoáng và chất hữu cơ, oxy hóa
bằng ozon cho phép đồng thời khử màu, khử mùi, tiệt trùng của nước. Sau quá trình
ozon hóa số lượng vi khuẩn bị tiêu diệt đến hơn 99%, ozon còn oxy hóa các hợp chất
Nito, Photpho...
1.4.

Phương pháp sinh học
1.4.1. Sinh học kỵ khí

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí do quần thể vi sinh vật
(chủ yếu là vi khuẩn) hoạt động trong môi trường không có oxy, sản phẩm cuối cùng là
hỗn hợp khí có CH4, CO2, N2, H2 … Trong đó có tới 65% là CH4 (khí metan). [4]

7


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

Quá trình phân hủy kỵ khí chất bẩn là quá trình diễn ra hang loạt các phản ứng

sinh hóa rất phức tạp và có thể được mô tả khái quát qua phản ứng tổng quát của quá
trình:
Hợp chất hữu cơ + H2O → Sinh khối + CH4 + CO2 + NH3
Quá trình trên được thể hiện qua 4 giai đoạn: Giai đoạn thủy phân; Giai đoạn axit
hóa; Giai đoạn axetat hóa; Giai đoạn tạo metan.










Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình sinh học kỵ khí, bao gồm:
Thời gian lưu bùn (12-15 ngày).
Nhiệt độ.
Độ pH (6,5 – 8,5).
Tính chất của chất nền.
Các chất dinh dưỡng đại lượng và vi lượng.
Các chất gây độc.
Sự khuấy đảo hỗn hợp phân hủy.
Kết cấu hệ thống.
1.4.2. Sinh học hiếu khí

Nguyên tắc của công nghệ này là sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các
chất hữu cơ trong nước thải có đầy đủ oxy hòa tan ở nhiệt độ, pH, … thích hợp.
 Hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí bao gồm:
 Quá trình dinh dưỡng: vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng

và các nguyên tố khoáng vi lượng kim loại để xây dựng tế bào mới tăng sinh khối
và sinh sản.
 Quá trình phân hủy: vi sinh vật oxy hóa các chất hứu cơ hòa tan hoặc ở dạnh các
hạt keo phân tán nhỏ thành nước và CO2 hoặc tạo ra các chất khí khác.
Thực chất quá trình phân hủy chất bẩn hữu cơ bang công nghệ sinh học hiếu khí
là quá trình lên men bằng vi sinh vật trong điều kiện có oxy để cho sản phẩm CO2, H2O,
NO3-, SO42-. Cơ chế quá trình sử lý hiếu khí gồm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Oxy hóa toàn bộ chất hữu cơ có trong nước thải để đáp ứng nhu cầu
năng lượng của tế bào.
Giai đoạn 2 (quá trình đồng hóa): Tổng hợp để xây dựng tế bào.
Giai đoạn 3 (quá trình dị hóa): Hô hấp nội bào.
Khi không đủ cơ chất, quá trình chuyển hóa các chất của tế bào bắt đầu xảy ra
bằng sự oxy hóa chất liệu tế bào. [4]

8


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học hiếu khí
1. Nồng độ bùn hoạt tính
Tức là phụ thuộc vào chỉ số bùn. Chỉ số bùn càng nhỏ thì nồng độ bùn cho vào
công trình xử lý càng lớn và ngược lại.
2. Nồng độ oxy
Khi tiến hành quá trình phải cung cấp đầy đủ lượng Oxy vào liên tục sao cho oxy hòa
tan trong nước ra khỏi bể lắng II >= 2 mg/l.
3. Tải trọng hữu cơ
Trong xử lý hiếu khí thường thấp hơn nên nồng độ các chất bẩn hữu cơ nước thải
qua bể Aerotank có BOD toàn phần phải nhỏ <= 1000 mg/l, trong bể lọc sinh học thì

BOD toàn phần = <500 mg/l.
4. Nồng độ các nguyên tố dinh dưỡng
Theo tỷ lệ thích hợp: BOD toàn phần: N : P = 100 : 5 : 1
5. Bùn hoạt tính
Có khả năng hấp thụ muối các kim loại nặng. Khi đó hoạt tính sinh học của bùn
giảm, bùn sẽ bị trương phồng khó lắng do sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi. Vì vậy
nồng độ các chất độc và kim loại nặng trong nước thải phải nằm trong giới hạn cho phép.
6. Yếu tố môi trường
+ pH: > 9 – vi sinh vật bị chết, pH < 4 thúc đẩy nấm phát triển. pH tối ưu cho sinh
vật phát triển tốt nhất trong khoảng 6,5-7,5.
+ Nhiệt độ: nước thải có nhiệt độ thích nghi với đa số VSV là từ 25 – 37 ℃.

9


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 2.
2.1.

GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY BIA SABECO – HCM

Tổng quan về nhà máy bia SABECO
2.1.1. Thông tin chung về nhà máy

 Tên nhà máy: nhà máy bia SABECO – TP. Hồ Chí Minh hay còn gọi là nhà máy
bia Sài Gòn.
 Trụ sở tại số: 187 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh.


Hình 2.1 Nhà máy bia SABECO – TP. Hồ Chí Minh.
Công suất hiện tại: nhà máy Bia SABECO – TP. Hồ Chí Minh hiện có hai dây
chuyền (một dây chuyền chiết chai, một dây chuyền chiết lon) với sản lượng khoảng
120 triệu lít/ năm.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Mỗi khi nhắc đến lịch sử Bia SABECO, hình ảnh đầu tiên, suy nghĩ đầu tiên được
nhắc đến là Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh. Đi ngược dòng thời gian, chúng
ta tìm hiểu vì sao Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh lại được xem là “chiếc nôi
lịch sử của Bia Sài Gòn”.
Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh khởi đầu là một phân xưởng nhỏ cũ
kỹ của người Pháp từ năm 1875 của hãng bia BGI. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng, nhà máy được công ty Rượu Bia miền Nam quản lý và đổi tên thành nhà máy
BSG vào năm 1977 và đến năm 1993, chính thức trở thành công ty Bia Sài Gòn. Một
trong những điều đầu tiên làm nên sự đặc biệt của Nhà máy chính là vị trí đắc địa của

10


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

nó. Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh là một trong số rất ít nhà máy được toạ
lạc giữa lòng trung tâm thành phố Sài Gòn xưa và tồn tại cho đến bây giờ, giữa lòng TP.
Hồ Chí Minh nhộn nhịp, hiện đại bậc nhất cả nước. Nếu đi một vòng quanh trung tâm
thành phố thì ta dễ dàng bắt gặp những nét kiến trúc thời Pháp thuộc, tuy nhiên kiến trúc
về một nhà máy sản xuất thì không nhiều, và nhà máy BSG NCT là một trong những
dấu tích hiếm hoi ấy. Nhìn bề ngoài thì nhà máy vẫn còn giữ nguyên hình dáng kiến trúc
cổ xưa, sự cổ kính vẫn hiện rõ trên những bức tường, cánh cổng, những bức phù điêu,
những khung cửa, tay vịn lan can bằng đồng… được làm một cách tinh xảo và bền bỉ.
[9]

2.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ hiện nay
Sau một quá trình phát triển lâu dài, với sự kết hợp của một số công ty thành viên,
SABECO đã phát triển ở nhiều lĩnh vực. Nhưng sản xuất và kinh doanh bia vẫn là trọng
tâm phát triển của công ty.
Các sản phẩm của SABECO cùng các công ty trực thuộc:
 Bia: bia chai SAIGON LEGER (450ml), SAIGON EXPORT (355ml), SAIGON
SPECIAL (330ml); Bia lon 333 (330ml).
 Rượu: Vina Vodka (175, 300, 750 ml), Đế Bình Tây (500 ml, 750ml, 2,7 l), …
 Nước giải khát: nước khoáng DAKAI, xá xị Chương Dương, …
 Cơ khí: gồm các sản phẩm thiết bị áp lực, thiết bị công nghiệp, thiết bị sản xuất
bia, kết cấu thép và xây dựng.
 Bao bì: chuyên cung cấp các sản phẩm bao bì, chai thủy tinh, nút khoét, …
 Vận tải: giao nhận bia Sài Gòn và phân phối đến các đại lý, nhà phân phối, …
 Bất động sản Mê Linh: xây dựng cao ốc, ho thuê văn phòng, của hang bán lẻ.
2.1.4. Nguyên liệu và quy trình sản xuất
 Nguồn nguyên liệu:
 Malt: là sản phẩm của quá trình ươm mầm hạt đại mạch ở một mức độ nhất
định:
Đại mạch → ngâm (khoảng 3 ngày) → ươm mầm (khoảng 8 ngày) → sấy.
Thành phần cấu tạo chủ yếu của malt là vỏ và nội nhũ. Hai hợp phần này
khác nhau về thành phần, tính chất vật lý, cơ lý, hóa học, cũng như khác nhau
về chức năng và vai trò trong công nghệ sản xuất bia.
 Hoa Houblon: là một loại cây thân leo, có hoa cái và hoa đực. Trong sản
xuất bia người ta chỉ sử dụng hoa cái vì chúng chiết ra chất đắng và các loại
tinh dầu thơm là 2 thành phần quan trọng của Houblon trong công nghệ sản

11


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750

m3/ngày.đêm

xuất bia, các chất này chứa trong các hạt lupulin, chiếm gần 1/5 khối lượng
hoa.
Các chế phẩm của hoa Houblon: hoa cánh, hoa viên, hoa cao. Trong đó,
hoa cánh và hoa viên có hàm lượng tinh dầu thơm cao hơn và hàm lượng chất
đắng thấp hơn hoa cao.
 Gạo: Vì lý do kinh tế đôi khi để cải thiện thành phần của dịch chiết, người
ta thay một phần malt bằng các hạt chưa được malt hóa, thường sử dụng là
gạo. Và ở một tỉ lệ giới hạn, chất lượng của bia gần như không giảm mà giá
thành rẻ hơn. Khi có thành phần gạo, do tinh bột của gạo rất cứng, nên phải
chọn máy nghiền thích hợp và phải qua quá trình hồ hóa để làm trương nở
và làm yếu mạch tinh bột này nhờ sử dụng malt lót.
 Nước: Là thành phần rất quan trọng trong sản xuất bia, tất cả các quá trình
đều cần đến nước. Vì vậy nước trong sản xuất bia được xử lý đạt những yêu
cầu công nghệ cần thiết để thu được loại bia chất lượng tốt nhất.
 Nấm men: được dùng để sản xuất bia là loài sinh vật đơn bào, có khả năng
sống trong môi trường dinh dưỡng có hàm lượng đường, nitơ, photpho và
các chất hữu cơ, vô cơ khác. Kích thước tế bào nấm men trung bình 6 – 9µm,
sinh sản dưới hình thức nảy chồi và phân cắt. Tỷ lệ tế bào chết/tổng tế bào
để sản xuất bia < 10%.
Nấm men được sử dụng trong sản xuất bia là chủng Saccaromyces
carlbergensis, do tổng công ty bia Sài Gòn cung cấp. Nấm men chìm có đặc
điểm là lên men ở nhiệt độ tương đối thấp 7 – 9ºC và lắng xuống đáy thiết bị
lên men ở giai đoạn cuối của quá trình, nên rất thuận lợi cho việc tách tế bào
nấm men ra khỏi dịch lên men. Do tính chất kết lắng cho nên giúp cho quá trình
lọc đơn giản, dễ dàng. Nấm men chìm có khă năng lên men hoàn toàn đường
rafinoza.

12



Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

 Quy trình sản xuất bia:

Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất bia Sài Gòn

13


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

Thuyết minh dây chuyền sản xuất: có 12 dây chuyền chính để sản xuất bia. [9]
1. Xay nghiền: Nghiền nhỏ hạt malt (hoặc hạt gạo) đến kích thước yêu cầu để các
thành phần trong nguyên liệu có thể hòa tan vào nước và giải phóng ra enzym để
xúc tác quá trình thủy phân sau đó
2. Nồi nấu malt: Thủy phân các hợp chất cao phân tử như tinh bột, protein thành
các hợp chất lên men được như đường malto, gluco, axit amin, … Kết thúc quá
trình nấu tại nồi malt sẽ thu được dịch ngọt nên quy trình này được gọi là quá
trình đường hóa.
3. Nồi lọc dịch hèm: Là quá trình tách võ trấu của hạt malt ra khỏi dịch đường.
4. Nồi đun sôi: D ịch đường trong được đun sôi với hoa bia để tạo vị đắng đặc trưng,
đồng thời quá trình đun sôi cũng làm bay hơi và kết tủa các hợp chất không mong
muốn và tiệt trùng dịch nha
5. Nồi tách cặn: Loại bỏ các thành phần như cánh hoa bia, các kết tủa hình thành
trong quá trình đun sôi.
6. Giải nhiệt nhanh: Dịch nha sau đun sôi (100℃) được đưa về nhiệt độ thích hợp

cho nấm men hoạt động như 10 – 15℃. Nhiệt độ này tùy thuộc vào chủng loại
nấm men và loại bia.
7. Tank lên men: Dịch nha lạnh cùng với nấm men được đưa vào tank lên men để
tiến hành quá trình lên men. Nấm men sẽ sử dụng đường được hình thành trong
giai đoạn nấu để tạo thành Cồn và khí CO2. Các hợp chất tạo mùi thơm cho bia
cũng được nấm men tạo thành trong giai đoạn này. Kết thúc quá trình lên men,
nấm men sẽ được thu hồi ra khỏi tank lên men để tái sử dụng cho lần lên men
tiếp theo. Dịch bia sau lên men sẽ được chuyển sang tank ủ bia để bắt đầu quá
trình lên men phụ.
8. Tank ủ bia: Là quá trình chuyển hóa hoặc loại bỏ các hợp chất không mong muốn
hình thành trong quá trình lên men như diacetyl. Quá trình ủ bia kết thúc khi hàm
lượng các chất này giảm đến mức mong muốn và đạt thời gian theo yêu cầu của
từng loại bia.
9. Làm lạnh lâu: Bia trước khi qua quá trình lọc sẽ được làm lạnh sâu xuống nhiệt
độ là -1 đến -2℃ để hình thành cặn lạnh. Các cặn lạnh này sẽ được loại bỏ trong
quá trình lọc trong sau đó.
10. Lọc trong bia: Nấm men, cặn lạnh, … sẽ được loại bỏ để làm cho bia trở nên
trong suốt.
11. Tank bia trong: Bia sau khi lọc được chứa trong tank bia trong để chờ quá trình
chiết, đóng gói
12. Chiết bia: Là quá trình bia được chiết vào các dạng bao bì khác nhau để đánh
ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Keg bia có dung dích 2 lít, 5 lit, 20 lít, 30
lít hoặc 50 lít. Bia được chiết vào lon có dung tích 330ml, 500ml. Bia chai có

14


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm


dung tích 330ml, 450ml, 500ml, 750ml. Dung tích bia chai, bia lon phụ thuộc
vào chiến lược thị trường và thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia.
2.2.

Nước thải ngành bia

Vấn đề môi trường lớn nhất trong nhà máy bia là lượng nước thải rất lớn chứa
nhiều chất hữu cơ (tinh bột, xenluloza, các loại đường, axít, các hợp chất phốt pho,
nitơ...), pH cao, nhiệt độ cao. Thành phần nước thải nhà máy bia vượt rất nhiều lần mức
cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam, cần phải qua xử lý.
2.2.1. Nguồn gốc
Nước thải nhà máy bia có thể được chia làm 2 loại:
 Nước thải có BOD thấp:
 Nước rửa chai công đoạn cuối.
 Nước thải từ hệ thống nước cấp (nước thải sinh hoạt của công nhân nhà máy).
 Nước làm mát máy và rửa sàn vệ sinh công nghiệp
 Nước thải của các thiết bị giải nhiệt được coi sạch nhưng có nhiệt độ cao, từ
40℃ - 50℃ .
 Nước thải có BOD cao:
 Nước thải từ công đoạn nấu, chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu, bể chứa, sàn
nhà, bồn lên men … có chưa nhiều cặn malt, tinh bột, bã hoa.
 Nước thải lọc bã hèm: Đây là nước thải ô nhiễm khá mạnh. Nước thải phát
sinh từ công đoạn lọc hèm nên chúng bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ,
cặn bã hèm và các si sinh vật.
 Nước thải lọc dịch đường: Loại nước thải này thường bị nhiễm bẩn hữu cơ.
Lượng glucozo trong nước thải lọc dịch đường cũng ở mức cao, là môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.
 Nước từ công đoạn lên men: Nước thải công đoạn này rất giàu xác men, chủ
yếu là protein, các chất khoáng và bia cặn.
 Nước rửa chai ban đầu, nước thải từ quá trình này có độ pH cao do nguyên lý

rửa chai được tiến hành qua các bước: rửa với nước nóng, rửa bằng dung dịch
kiềm loãng nóng (1 - 3% NaOH), tiếp đó là rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài
chai và cuối cùng là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai, sau đó
rửa sạch bằng nước nóng.
 Nước thải từ công đoạn chiết chai, thanh trùng: Nước thải từ công đoạn này
chứa bột trợ lọc lẫn xác men, bia chảy tràn ra ngoài.
 Nước thải từ công đoạn rửa thiết bị.

15


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

2.2.2. Thành phần và tính chất
Trong sản xuất bia công nghệ ít thay đổi từ nhà máy này sang nhà máy khác, sự
khác nhau có thể chỉ là sự áp dụng phương pháp lên men nổi hay lên men chìm. Nhưng
sự khác nhau cơ bản là vấn đề sử dụng nước cho quá trình rửa chai, máy móc, nhà
xưởng… Điều đó dẫn đến tải lượng nước thải và hàm lượng các chất ô nhiễm của các
nhà máy bia rất khác nhau. Ở các nhà máy bia có biện pháp tuần hoàn nước và công
nghệ rửa tiết kiệm nước thì lượng nước thấp, như ở Cộng Hoà Liên Bang Đức nước sử
dụng và nước thải bia như sau:
 Định mức nước cấp: 4 – 8 m3/1000 lít bia, tải lượng nước thải 2,5 – 6 m3/1000 lít
bia.
 Tải trọng BOD5: 3 – 6 kg/1000 lít bia; tỷ lệ BOD5/COD = 0,55 – 0,7.
 Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải như sau: BOD5 = 1100 đến 1500
mg/l; COD = 1800 – 3000 mg/l;
 Tổng nitơ = 30 đến 100 mg/l; tổng photpho = 10 đến 30 mg/l. [7]
Với các biện pháp sử dụng nước hiệu quả nhất thì định mức nước thải của nhà máy bia
không thể thấp hơn 2 – 3 m3/1000 lít bia sản phẩm. Trung bình lượng nước thải ở nhiều

nhà máy bia lớn gấp 10 đến 20 lần lượng bia sản phẩm.
Bảng 2.1 Số liệu thành phần tính chất nước thải
Chỉ tiêu

STT

Đơn vị

Giá trị

QCVN 40: 2011
BTNMT Cột B

1

pH

-

6-9

5,5 – 9

2

SS

mg/L

500-600


100

3

BOD5

mg/L

900-1400

50

4

COD

mg/L

1700-2200

150

5

Tổng N

mg/L

16-30


40

6

Tổng P

mg/L

15-22

6

7

Tổng Coliform

MPN/100ml

104

5000

16


Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia SABECO – HCM với công xuất 750
m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 3.


ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ

Đề xuất phương án

3.1.

3.1.1. Cơ sở đề xuất
Việc đề xuất và lựa chọn phương án xử lý dựa vào các yếu tố:






Công suất cần xử lý.
Thành phần và tính chất nước thải.
Tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Kinh nghiệm người vận hành.
Chi phí đầu tư và khả năng vận hành.

Do không xác định chính xác lưu lượng cũng như dung tích của nguồn tiếp nhận
nên theo QCVN 40: 2011/BTNMT ta chọn Kq = 0.9 và Kf = 1,0.
Bảng 3.1 Chất lượng nước đầu vào và đầu ra
Thông số

Đơn vị

Khoảng giá Giá trị đặc
trị

trưng

QCVN 40: 2011
BTNMT Cột B

pH

-

6-9

6-9

5,5 – 9

SS

mg/L

500-600

550

90

BOD5

mg/L

900-1400


1200

45

COD

mg/L

1700-2200

2000

135

Tổng N

mg/L

16-30

25

36

Tổng P

mg/L

15-22


17

5.4

MPN/100ml

104

104

5000

Tổng Coliform

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ BOD/COD = 0,6 > 0,5 phù hợp với phương
pháp xử lý sinh học. Do hàm lượng chất hữu cơ và cặn lơ lửng cao nên cần dùng công
nghệ kị khí để xử lý một phần chất hữu cơ sau đó cho qua công nghệ hiếu khí để xử lý
hoàn toàn lượng chất hữu cơ còn lại, đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn loại B theo
QCVN 40:2011/BTNMT.

17


×