Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP MAY 2 TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.51 KB, 16 trang )

TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP MAY 2 TỔNG CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp May 2 –
Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
1.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
Tên tiếng Việt : Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định.
Tên giao dịch Quốc Tế : NAMDINH TEXTILE GARMENT JOINT
STOCK CORPORATION.
Địa chỉ trụ sở chính : 43 Tô Hiệu – TP.Nam Định – Tỉnh Nam Định.
Điện thoại : 0350 849586 – 0350 849749.
Fax : 0350 849750.
Email :
Website : www.vinatexnamdinh.com.vn.
Tài khoản ngân hàng : Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định
Số tài khoản :102010000363239
Hình thức pháp lý hiện nay : Cổ phần Nhà Nước
Vốn điều lệ: 136.000.000.000 đồng ( 136 tỷ đồng chẵn ) được chia thành
13.600.000 cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/ 01 cổ phiếu.
1.1.2. Giới thiệu về xí nghiệp may 2 – Tổng công ty cổ phần dệt may Nam
Định.
Tên tiếng Việt : Xí nghiệp may 2 – Tổng công ty cổ phần dệt may Nam
Định.
Tên giao dịch : GARMENT FACTORY NO .2 – NAMDINH TEXTILE
COMPANY JOIN STOCK COPORATION.
Tên giao dịch viết tắt : NATEXCO2.
Giám đốc : Ông Lê Văn Bình.
Địa chỉ : Số 91 Nguyễn Văn Trỗi – TP.Nam Định.
Loại hình : Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ ( năm 2008 ) : 2.400.000.000 đồng ( 2.400 triệu đồng )
Nhiệm vụ của doanh nghiệp : Sản xuất gia công hàng may mặc xuất
khẩu.


Ngày truyền thống : 25/03.
Phân phối kết quả lao động : Theo hình thức khoán sản phẩm,thực hiện
tốt các mục tiêu kinh tế, xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động,
thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà Nước và không ngừng phát triển xí nghiệp
may 2 nói riêng và Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định nói chung.
1.1.3. Lịch sử phát triển của xí nghiệp May 2
Năm 1986 xí nghiệp được thành lập với tên gọi là “ Xí nghiệp gia công
dệt nhuộm “ được Nhà Nước và nhà máy liên hợp dệt Nam Định giao cho
nhiệm vụ : gia công dệt vải, màn, khăn các loại cho các hợp tác xã tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn miền bắc.
Tháng 8 năm 1990 do thay đổi cơ chế nhà nước và nhu cầu mới của thị
trường, xí nghiệp có tên là : “ Xí nghiệp may 2 “ là đơn vị thuộc Công ty Dệt
Nam Định. Mới đầu xí nghiệp chỉ có 100 thiết bị, tổ chức 4 chuyền may với 250
lao động.
Sau 22 năm đầu tư và mở rộng thêm quy mô sản xuất đến năm 2008 xí
nghiệp có 12 chuyền sản xuất may, 1 xưởng giặt, 1 xưởng cắt, 1 cửa hàng giới
thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Tổng số thiết bị hiện có là 860 chiếc, tổng số lao
động là 641 người.
Thực hện chủ trương của Đảng và Nhà Nước : các doanh nghiệp nhà
nước chuyển dần hình thức kinh doanh đẻ đáp ứng với yêu cầu mới của thị
trường. Năm 2005 Công ty dệt Nam Định chuyển thành “ Công ty TNHHNN
một thành viên dệt Nam Định “ là một doanh nghiệp nhà nước. Tháng 01 năm
2008 Công ty TNHHNN một thành viên Dệt Nam Định chuyển sang hình thức
sản xuất kinh doanh cổ phần hóa với tên gọi “ Tổng công ty cổ phần dệt may
Nam Định “.
Xí nghiệp may 2 là một trong các đơn vị sản xuấtcó hiệu quả và thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà Nước cũng như các chế độ, chính sách đối
với nười lao động; Xí nghiệp đã từng bước tạo lập được uy tín và thương hiệu
của mình, xây dựng được niềm tin đối với khách hàng.
1.2. Sản phẩm và thị trường

Sản phẩm sản xuất chủ yếu là : áo Jắc két, áo sơ mi, quần âu, vaý các
loại,…cho mọi lứa tuổi tùy vào nhu cầu của khách hàng ký hợp đồng.
Bảng 1 : Danh mục các sản phẩm chính
TT Sản phẩm Đvt Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Áo jaket 2 lớp Tấn 44.500 46.000 47.000 48.500
2 Áo jacket 3 lớp 1.000 m2 29.000 31.000 32.000 34.000
3 Quần sooc 1.000 chiếc 30.000 32.000 33.000 35.000
4 Quần âu 1.000 chiếc 41.000 43.500 45.000 47.000
( Nguồn : Phòng cán bộ sản xuất )
Thị trường chủ yếu là xuất đi các nước : Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Mê Xi
Cô, Hàn Quốc, Canada, Bỉ, Nhật Bản, Nga.
Đây là thị trường có tiềm năng rất lớn để xí nghiệp khai thác , nhưng đồng thời
xí nghiệp cũng phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các đối thủ cạnh tranh
khác đặc biệt là các công ty may mặc của trung quốc.
Để đứng vững trong thị trường cạnh tranh rất khốc liệt này, xí nghiệp
đòi hỏi phải sản xuất được cac sản phẩm có chất lượng cao, giao hàng đúng
kỳ…Chính vì thế để đạt được những hợp đồng có giá trị , xí nghiệp phải ngày
càng hoàn thiện hơn về công tác quản trị chất lượng giữ vững niềm tin trong
khách hàng.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến –
chức năng được thể hiện theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 1 : Sơ đồ bộ máy quản lý của xí nghiệp
GIÁM ĐỐC
PHÒNG CBSX
PHÒNG TC - HC
PHÒNGKẾ TOÁN
CỬA HÀNG GTSP
NGÀNH CƠ ĐIỆN
Tổ 1,2,3,4

Tổ 9,10,11,12
XƯỞNG CẮT
XƯỞNG GIẶT
XƯỞNG MAY III
XƯỞNG MAY II
XƯỞNG MAY I
Tổ 5,6,7,8

( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính )
- Giám đốc xí nghiệp : Là người điều hành chung của xí nghiệp, chịu
trách nhiệm cao nhất trong công việc quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp cũng như việc làm của cán bộ công nhân viên trong xí
nghiệp theo luật lao động của Nhà Nước ban hành. Giám đốc là người chịu
trách nhiệm trước Tổng công ty cũng như trước pháp luật về mọi hoạt động của
xí nghiệp.
- Phòng tổ chức – hành chính : Chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất quản
lý lao động, phục vụ công việc hành chính, tổ chức bảo vệ xí nghiệp và y tế cho
toàn xí nghiệp.
- Phòng kế toán : Chịu trách nhiệm huy động vốn, quản lý, phân phối
vốn cho hoạt động sản xuất kịnh doanh. Tiến hành các nghiệp vụ kế toán, thống
kê, hoạch định giá thành và phân tích hoạt động kinh tế. Tổ chức việc thanh lý,
thanh toán hợp đồng và quyết toán với khách hàng một cách kịp thời, đúng pháp
luật, tham mưu cho giám đốc về hoạt động tài chính trong toàn xí nghiệp.
- Phòng chuẩn bị sản xuất : Chịu trách nhiệm lập hạn mức cấp phát vật
tư trong quá trình sản xuất, giám sát công nghệ kỹ thuật. Quản lý công tác kỹ
thuật an toàn, bảo hộ lao động, thiết kế mẫu mã sản phẩm, chịu trách nhiệm
cung ứng vật tư, bảo quản vật tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý
sử dụng xe vận tải, tổ chức theo dõi hoạt động phục vụ của xí nghiệp. Chịu
trách nhiệm cân đối năng lực sản xuất, cân đối nguyên phụ liệu theo từng mã
hàng, khách hàng; lên tiến độ chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức ký kêt hợp

đồng với
khách hàng và giao kế hoạch sản xuất trong nội bộ xí nghiệp cũng như đi gia
công.
* Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý của xí
nghiệp.
Các phòng ban chức năng trong xí nghiệp, ngoài việc thực hiện tốt
chức năng nhiệm vụ được giao còn có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đạt hiệu
quả cao nhất. Các bộ phận luôn có sự trao đổi thông tin một cách kịp thời, chính
xác để giải quyết các vướng mắc, các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất,
tạo cho bộ máy quản lý xí nghiệp vận hành một cách linh hoạt, hiệu quả và có
tính thích ứng cao với những biến đổi của môi trường. Phòng tổ chức hành
chính có trách nhiệm thông báo các số liệu về lực lượng lao động, mức biến
động về lao động để phòng chuẩn bị sản xuất làm căn cứ tham mưu đề xuất với
giám đốc trong việc ký kết các đơn vị hàng lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
Phòng chuẩn bị sản xuất có trách nhiệm thông báo với phòng kế toán về kế
hoạch mua sắm vật tư, các chi phí khai thác vận chuyển nguyên vật liệu nhập
ngoại và xuất thành phẩm để phòng kế toán có sự chủ động và đáp ứng một
cách tốt nhất. Ngoài ra trong quá trình triển khai sản xuất các ngành may, ngành
cắt, ngành cơ điện trong quá trình tiếp nhận kế hoạch và tổ chức sản xuất có vấn
đề phát sinh vướng mắc gì thì phải thông báo ngay cho giám đốc hoặc các bộ
phận liên quan để bàn bạc sử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa những tổn thất cho
xí nghiệp. Các bộ phận luôn có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết, đảm bảo
cho sản xuất luôn ổn định và kết quả kinh doanh của xí nghiệp đạt hiệu quả cao.
1.4. Nguồn nhân lực
Do đặc điểm của sản xuất chủ yếu là lao động thủ công, lao động nữ chiếm
tuyệt đại đa số, chiếm khoảng 75,7% tổng số lao động toàn xí nghiệp nên ảnh
hưởng cho xí nghiệp là không nhỏ. Hàng năm có rất nhiều công nhân nữ lập gia
đình, phụ nữ nghỉ thai nghén, nghỉ sinh con, công nhân lành nghề đi lao động
xuất khẩu may và biến động công nhân trong các doanh nghiệp may tại địa bàn

cũng làm xí nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc thu chi ngân sách, làm
giảm tốc độ phát triển của xí nghiệp.
Hiện nay, toàn xí nghiệp có 641 cán bộ công nhân viên :
Trong đó :
- Lao động gián tiếp : 40 người = 6,2%
- Lao động trực tiếp sản xuất : 601 người = 93,8%
- Lao động nam : 156 người = 24,3%
- Lao động nữ : 486 = 75,7%
- Trình độ đại học – cao đẳng : 49 người = 7,64%

×