Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giáo án Tiếng Việt lớp 1_Tuần 8_Cánh Diều_Dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.55 KB, 35 trang )

/>
TUẦN 8. MÔN TIẾNG VIỆT. SÁCH CÁNH DIỀU. DUNG
TUẦN 8 (12 tiết) - TIẾNG VIỆT – CÁNH DIỀU
Học vần
BÀI 40:

âm âp

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các vần âm, âp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần âm, âp với mô hình
“âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần âm, vần âp.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc: Bé Lê.
- Viết đúng trên bảng con các vần: âm, âp, các tiếng (củ) sâm, (cá) mập.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV: - Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
- Các thẻ đúng, sai.
HS: - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:



Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Tiết 1

1. Khởi động: (5 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài: Cô bé
chăm chỉ trang 71 (SGK Tiếng Việt 1,

- HS đọc lại bài: Cô bé chăm chỉ trang 71
(cá nhân, đồng thanh).
1


/>tập 1).
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giới
thiệu với các em 2 vần mới: vần ăm, ăp.
- GV chỉ tên bài.
2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Làm
quen - dạy kĩ, chắc chắn). (10 phút)
a. Dạy vần âm:
* Chia sẻ:
GV chỉ từng chữ â, m.

- HS nhắc lại tên bài: âm, âp.

- HS đọc: a- mờ - am/ am. (cá nhân, đồng
thanh)


* Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh củ sâm hỏi,
hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV: Trong từ củ sâm, tiếng nào có vần
âm?
- GV chỉ tiếng sâm.

- HS trả lời: Tranh vẽ củ sâm.
- HS trả lời: Tiếng sâm có vần âm.
- HS nhận biết âm s, vần âm; đọc: sâm
(đồng thanh).
- HS phân tích tiếng sâm: âm s đứng
trước, vần âm đứng sau. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: sâm
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
â – mờ – âm / âm.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
sờ - âm – sâm/ sâm.

- GV yc phân tích tiếng sâm.

- GV chỉ mô hình vần âm trên bảng, giới
thiệu.
- GV chỉ mô hình tiếng sâm trên bảng,
giới thiệu.
b. Dạy vần âp:
* Chia sẻ: GV chỉ từng chữ â, p.
* Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh cá mập hỏi,
hỏi: Đây là con gì?
- GV: Trong từ cá mập, tiếng nào có vần
âp?
- GV chỉ tiếng mập.

- HS đọc: â- pờ - âp/ âp. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS trả lời: Đây là cá mập.
- HS trả lời: Tiếng mập có vần âp.
- HS nhận biết âm m, vần âp; đọc: mập
(đồng thanh).
- HS phân tích tiếng mập: âm m đứng
trước, vần âp đứng sau, dấu sắc ghi trên
âm â. (cá nhân, đồng thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: mập

- GV yc phân tích tiếng mập.

2


/>- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
â – pờ – âp / âp.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
mờ - âp – mấp – nặng – mập/ mập.

- GV chỉ mô hình vần âp trên bảng, giới
thiệu.
- GV chỉ mô hình tiếng mập trên bảng,

giới thiệu.
*So sánh:
- GV yc HS so sánh điểm giống nhau và
khác nhau giữ 2 vần âm – âp.

- HS trả lời:
+ Giống nhau: đều bắt đầu bằng âm â.
+ Khác nhau: vần âm có âm cuối là m,
vần âp có âm cuối là p.

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là
vần gì? Tiếng mới là tiếng gì?
- GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
3. Luyện tập:
+ Mở rộng vốn từ (BT2): (10 phút)
- GV nêu yêu cầu BT2: Tiếng nào có vần
âm? Tiếng nào có vần âp.
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự.

- HS trả lời: Vần mới: âm, âp; Tiếng
mới: sâm, mập.
- HS nhìn mô hình đánh vần, đọc trơn.

- HS quan sát tranh BT2.
- HS (cá nhân, đồng thanh) nói tên từng
con vật, sự vật trong tranh: nấm, mầm,
tập múa, sâm cầm.
- HS làm vào VBT. Báo cáo kết quả:
Những tiếng có vần âm: nấm, mầm, sâm

cầm; tiếng có vần âp: tập (múa).
- HS đổi vở, chia sẻ kết quả.

- GV hướng dẫn làm bài vào VBT.

- GV nhận xét bài làm của HS.
- Giải nghĩa từ: sâm cầm (loại chim sống
dưới nước, chân đen, mỏ trắng, sống ở
phương Bắc, trá đông ở phương Nam).
* Tìm tiếng có vần âm, âp: (nói to tiếng
có vần âm, nói thầm tiếng có vần âp).
- GV chỉ vào từ nấm.
- GV chỉ vào từ tập múa.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nói to: nấm. (vì nấm có vần âm).
- HS nói thầm tập múa. (vì tập có vần
âp).
- HS thực hiện tương tự với các từ còn
lại.

- GV hướng dẫn thực hiện tương tự với
các từ còn lại.
- GV nhận xét, tuyên dương
* Tập viết (Bảng con – BT4). (15 phút)

- HS đọc: âm, âp, củ sâm, cá mập.
3



/>- GV chỉ bảng cho HS đọc.
* Viết vần âm, âp:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Vần âm: viết â trước, m sau; chú ý nối
nét giữa â và m.
+ Vần âp: viết â trước, p sau; chú ý nối
nét giữa â và p.
- GV yêu cầu HS viết vần âm, âp vào
bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Viết từ củ sâm, cá mập:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ củ sâm: viết tiếng củ trước (c nối với u,
dấu hỏi trên âm u), tiếng sâm sau. Trong
tiếng sâm: viết s trước, vần âm viết sau.
+ cá mập: viết cá trước (c nối sang a,
dấu sắc viết trên a), mập viết sau (viết m
gần vần âp, dấu nặng đặt dưới â).
- GV yc viết củ sâm, cá mập vào bảng
con.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- HS nhắc lại cách viết vần âm.
- HS nhắc lại cách viết vần âp.
- HS viết bảng con vần âm, âp. (mỗi vần
viết 3 lần), giơ bảng đọc: âm, âp.

- HS đổi bảng, chia sẻ.

- HS cách viết từ: củ sâm.

- HS cách viết từ: cá mập.
- HS viết: củ sâm, cá mập (2 lần)
- HS đổi bảng, chia sẻ.

Tiết 2
+ Tập đọc: (BT4) (30 phút)
(Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài
đọc)
* Giới thiệu bài:
- GV chỉ hình minh họa bài tập đọc, giới - HS quan sát, lắng nghe.
thiệu nội dung bài: Bé Lê rất thích xem ti
vi. Để biết ti vi có gì. Vì sao bé Lê lại
sợ? Chúng mình cùng tìm hiểu bài tập
đọc nhé.
- GV chỉ tên bài.
- HS đọc tên bài: Bé Lê.
- GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu: - HS đọc nhẩm theo GV.
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng. Chú ý đọc
4


/>phân biệt rõ lời nhân vật.
* Luyện đọc từ ngữ:
- GV chỉ bảng cho HS đọc các từ khó.

- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: ti

vi, sâm cầm, vỗ về, cá mập, má ấm quá.
(cá nhân, tổ, cả lớp).

- GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Luyện đọc từng câu:
- GV chỉ từng câu cho HS đếm . GV
đánh số thứ tự từng câu trong bài trên
bảng.
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc
cho HS cả lớp đọc thầm.
+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS
đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả
lớp đọc. Làm tượng tự với câu còn lại.
- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng
cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.

- HS đếm theo thước chỉ của GV.

+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
+ HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
thanh).

+ Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng
câu.

+ GV nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt

hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc
được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp
đánh vần giúp bạn.
- Đọc nối tiếp từng đoạn: (cá nhân, từng
cặp):
+ GV giúp HS chia đoạn: 2 đoạn: Đoạn 1
(câu 1, 2, 3, 4); đoạn 2 (câu 5, 6, 7).
+ GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn (cá
nhân, cặp, tổ).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Thi đọc theo vai:
- Làm mẫu: GV (người dẫn chuyện)
cùng 2 HS (vai mẹ và bé) đọc mẫu.
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.

+ HS lắng nghe, ghi nhớ.
+ HS thi đọc (cá nhân, cặp, tổ).

- HS đọc theo thước chỉ của GV.

- HS quan sát, ghi nhớ lời nhân vật.
- HS đọc theo nhóm rồi trình bày trước
lớp.
5


/>- GV khen cá nhân, nhóm đọc đúng vai,
đúng lượt lời, biểu cảm.

- Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc:
- GV nêu yêu cầu: Những ý nào đúng?
- GV chỉ cho HS đọc từng ý a, b, c trong
bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, nói
cho bạn nghe ý nào đúng.
- GV đọc từng ý a, b, c.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV yêu cầu HS đọc lại ý đúng.

- HS nhận xét, chia sẻ.
- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.
- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).

- HS nhắc lại yêu cầu.
- HS HS đọc từng ý a, b, c của BT.
- HS thảo luận nhóm đôi, nói cho bạn
nghe câu trả lời.
- HS giơ thẻ đúng sai.
- HS đọc lại ý đúng b, c: (ca nhân, đồng
thanh).
+ b. Bé Lê sợ cá mập.
+ c. Có má, bé Lê chả sợ nữa.
* HS đọc bài SGK: HS đọc lại 2 trang

72, 73 trong SGK Tiếng Việt. (cá nhân,
đồng thanh).

- GV yêu cầu HS đọc bài trong SGK.

5. Củng cố - dặn dò: 3 phút)
- Bài hôm nay các em học được vần gì?
Từ gì?
- GV nhắc HS về tiếp tục luyện viết vần
âm, âp; từ củ sâm, cá mập vào bảng
con; đọc trước bài 41: em, ep trang 74,
75 trong SGK.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương,
khen ngợi HS.

- HS trả lời: Vần âm, ap; từ củ sâm, cá
mập.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Học vần
BÀI 41:

em

ep

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:

- Nhận biết các vần em, ep; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần em, ep; với mô
hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
6


/>- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần em, vần ep.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc: Thi vẽ.
- Viết đúng trên bảng con các vần: em, ep, các tiếng kem, dép.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV: - Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
- Tranh, ảnh, mẫu vật, bảng cài.
HS: - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động: (5 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài: Bé Lê trang - HS đọc lại bài: Bé Lê trang 73 (cá nhân,
73 (SGK Tiếng Việt 1, tập 1).
đồng thanh).
- GV đọc cho HS viết bảng con củ sâm,

- HS viết bảng con: củ sâm, cá mập. Giơ
cá mập.
bảng đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giới
thiệu với các em 2 vần mới: vần em, ep. - HS nhắc lại tên bài: em, ep.
- GV chỉ tên bài.
2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Làm
quen - dạy kĩ, chắc chắn). (10 phút)
a. Dạy vần em:
* Chia sẻ: GV chỉ từng chữ e, m.
- HS đọc: e- mờ - em/ em. (cá nhân, đồng
thanh)
* Khám phá:
- GV chỉ hình, hỏi: Đây là gì?
- HS trả lời: Đây là que kem
- GV: Trong tiếng kem, có vần nào chưa - HS trả lời: Tiếng kem có vần em chưa
học?
học.
- GV chỉ tiếng kem.
- HS nhận biết âm k, vần em; đọc: kem
7


/>(đồng thanh).
- HS phân tích tiếng kem: âm k đứng
trước, vần em đứng sau. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại:
kem.

- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
e – mờ – em / em.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
ca - em – kem/ kem.

- GV yc phân tích tiếng kem.

- GV chỉ mô hình vần em trên bảng, giới
thiệu.
- GV chỉ mô hình tiếng kem trên bảng,
giới thiệu.
b. Dạy vần ep:
* Chia sẻ: GV chỉ từng chữ e, p.

- HS đọc: e- pờ - ep/ ep. (cá nhân, đồng
thanh)

* Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh đôi dép hỏi,
hỏi: Đây là cái gì?
- GV: Trong tiếng dép, tiếng dép vần gì?
- GV chỉ tiếng dép.

- HS trả lời: Đây là đôi dép.
- HS trả lời: Tiếng dép có vần ep.
- HS nhận biết âm d, vần ep; đọc: dép
(đồng thanh).
- HS phân tích tiếng dép: âm d đứng
trước, vần ep đứng sau, dấu sắc ghi trên
âm e. (cá nhân, đồng thanh)

- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: dép
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
ăe– pờ – ep / ep.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
dờ - ep – dép – sắc – dép/ dép.

- GV yc phân tích tiếng dép.

- GV chỉ mô hình vần ep trên bảng, giới
thiệu.
- GV chỉ mô hình tiếng dép trên bảng,
giới thiệu.
*So sánh:
- GV yc HS so sánh điểm giống nhau và
khác nhau giữ 2 vần em – ep.

- HS trả lời:
+ Giống nhau: đều bắt đầu bằng âm e.
+ Khác nhau: vần em có âm cuối là m,
vần ep có âm cuối là p.

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là
vần gì? Tiếng mới là tiếng gì?
- HS trả lời: Vần mới: em, ep; Tiếng mới:
- GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
kem, dép.
3. Luyện tập:
- HS nhìn mô hình đánh vần, đọc trơn.
+ Mở rộng vốn từ (BT3): (10 phút)

- GV nêu yêu cầu BT2: Tiếng nào có vần
8


/>em? Tiếng nào có vần ep.
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự.

- HS quan sát tranh BT2.
- HS (cá nhân, đồng thanh) nói tên từng
con vật, sự vật trong tranh: (lễ) phép, tem
(thư), (cá) chép, xem (ti vi), rèm, (ngõ)
hẹp.
- HS làm vào VBT. Báo cáo kết quả:
Những tiếng có vần em: tem (thư), xem
(ti vi), rèm; tiếng có vần ep: (lễ) phép,
(cá) chép, (ngõ) hẹp.
- HS đổi vở, chia sẻ kết quả.

- GV hướng dẫn làm bài vào VBT.

- GV nhận xét bài làm của HS.
- Giải nghĩa từ:
+ lễ phép là sự tôn trọng với người bề
trên.
+ tem thư thường là một mảnh giấy có
hình chữ nhật, dùng để trả phí cho dịch
vụ bưu chính.
* Tìm tiếng có vần em, ep: (nói to tiếng
có vần ăm, nói thầm tiếng có vần ăp).
- GV chỉ vào từ tem thư.

- GV chỉ vào từ lễ phép.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nói to: tem thư. (vì tem có vần em).
- HS nói thầm lễ phép. (vì phép có vần
ep).
- HS thực hiện tương tự với các từ còn
lại.

- GV hướng dẫn thực hiện tương tự với
các từ còn lại.
- GV nhận xét, tuyên dương
* Tập viết (Bảng con – BT4). (15 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
* Viết vần em, ep:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Vần em: viết e trước, m sau; chú ý nối
nét giữa e và m.
+ Vần ep: viết e trước, p sau; chú ý nối
nét giữa e và p.
- GV yêu cầu HS viết vần em, ep vào
bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Viết tiếng kem, dép:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình

- HS đọc: em, kem, ep, dép.


- HS nhắc lại cách viết vần em.
- HS nhắc lại cách viết vần ep.
- HS viết bảng con vần em, ep. (mỗi vần
viết 3 lần), giơ bảng đọc: em, ep.
- HS đổi bảng, chia sẻ.
9


/>viết:
+ kem: viết k trước, em sau; chú ý nối nét
giữa k và vần em.
- HS cách viết tiếng: kem.
+ dép: viết d gần vần ep, dấu sắc viết
trên âm e; chú ý nối nét giữa d và vần ep. - HS cách viết tiếng: dép.
- GV yc viết kem, dép vào bảng con.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- HS viết: kem, dép (mỗi tiếng viết 2 lần)
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- HS đổi bảng, chia sẻ.
Tiết 2
+ Tập đọc: (BT4) (30 phút)
(Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài
đọc)
* Giới thiệu bài:
- GV chỉ hình minh họa nói: Bài đọc
ngày hôm nay nói về cuộc thi vẽ giữa cá
chép và gà nhép. Để biết ai là người
thắng cuộc chúng ta cùng tìm hiểu bài
đọc nhé.
- GV chỉ tên bài.

- GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
* Luyện đọc từ ngữ:
- GV chỉ bảng cho HS đọc các từ khó.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Luyện đọc từng câu:
- GV chỉ từng câu cho HS đếm . GV
đánh số thứ tự từng câu trong bài trên
bảng.
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc
cho HS cả lớp đọc thầm.
+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS
đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả
lớp đọc. Làm tượng tự với câu còn lại.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc tên bài: Thi vẽ.
- HS đọc nhẩm theo GV.

- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: cá
chép, gà nhép, vua, chăm, chú trắm,
chấm thi, đẹp, ý nghĩa. (cá nhân, tổ, cả
lớp)
- HS đếm theo thước chỉ của GV.


+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
+ HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
thanh).
10


/>- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng
cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.

+ Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng
câu.

+ GV nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt
hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc
được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp
đánh vần giúp bạn.
- Đọc nối tiếp từng đoạn: (cá nhân, từng
cặp):
+ GV giúp HS chia đoạn: 2 đoạn: Đoạn 1
(câu 1, 2, 3); đoạn 2 (câu 4, 5).
+ GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn (cá
nhân, cặp, tổ).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc:
- GV nêu yêu cầu:
+ 1. Em đoán xem: Ai thắng cuộc thi?
+ 2. Vì sao em nghĩ là bạn đó thắng?
- GV mời 2 cặp HS giỏi làm mẫu: 1 em
hỏi - 1 em trả lời.

+ HS lắng nghe, ghi nhớ.
+ HS thi đọc (cá nhân, cặp, tổ).

- HS đọc theo thước chỉ của GV.

- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.
- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập theo lời GV

+ HS 1 hỏi: Ai thắng trong cuộc thi?
+ HS 2 trả lời: Gà nhép thắng cuộc thi.
+ HS1 hỏi: Vì sao bạn nghĩ là bạn đó
thắng?
+HS 2 trả lời: Vì giám khảo cho là gà
nhép vẽ đẹp hơn. / Vì giám khảo cho là
gà nhép vẽ vừa đẹp vừa có ý nghĩa.
- HS thực hành hỏi – đáp theo cặp, trình
bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hỏi –
đáp theo nhóm đôi rồi trình bày trước

lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV: Cá chép chỉ nghĩ về mình, vẽ

- HS nhận xét, chia sẻ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
11


/>mình. Bức vẽ của gà nhép vừa đẹp vừa
thể hiện tình cảm với mẹ và các em nên
gà nhép thắng trong cuộc thi.
- GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?

- HS có thể trả lời: Gà nhép rất tình
cảm. / Gà nhép yêu mẹ và các em. / Gà
nhép rất yêu quý gia đình).

* GV: Một bức tranh sẽ được đánh giá
cao nếu vừa đẹp vừa thể hiện được suy
nghĩ, tình cảm tốt đẹp của người vẽ.
- GV yêu cầu HS đọc bài trong SGK.
* HS đọc bài SGK: HS đọc lại 2 trang
74, 75 trong SGK Tiếng Việt. (cá nhân,
đồng thanh).
5. Củng cố - dặn dò: 3 phút)
- Bài hôm nay các em học được vần gì?
- HS trả lời: Vần em, ep; tiếng kem, dép
Từ gì?
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- GV nhắc HS về tiếp tục luyện viết vần
em, ep; tiếng kem, dép vào bảng con;
đọc trước bài 42: êm, êp trang 76 trong
SGK.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương,
khen ngợi HS.
Tập viết
(1 tiết – sau bài 40, 41)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Tô, viết đúng các chữ âm, âp, củ sâm, cá, mập; em, ep, kem, dép (chữ thường, cỡ
vừa, đúng kiểu, đều nét, đúng khoảng cách giữa các con chữ) theo mẫu chữ vở luyện
viết 1, tập 1.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên trì, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV: - Chữ mẫu: âm, âp, củ sâm, cá, mập; em, ep, kem, dép đặt trong khung chữ.
HS: - Bảng con, vở luyện viết 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
12


/>động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
1. Khởi động: (2 phút)

- GV chỉ bảng, yêu cầu HS nhắc lại chữ,
từ đã học ở bài 40, 41.
- GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập: (35 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
* Tập tô, tập viết: : âm, âp, củ sâm, cá,
mập:
- GV yc HS nhớ lại cách viết các chữ:
âm, âp, củ sâm, cá, mập.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV vừa viết, vừa nêu quy trình lần lượt
từng chữ:
* Viết vần âm, âp:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Vần âm: viết â trước, m sau; chú ý nối
nét giữa â và m.
+ Vần âp: viết â trước, p sau; chú ý nối
nét giữa â và p.
- GV yêu cầu HS viết vần âm, âp vào
bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Viết từ củ sâm, cá mập:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ củ sâm: viết tiếng củ trước (c nối với u,
dấu hỏi trên âm u), tiếng sâm sau. Trong
tiếng sâm: viết s trước, vần âm viết sau.
+ cá mập: viết cá trước (c nối sang a,
dấu sắc viết trên a), mập viết sau (viết m

gần vần âp, dấu nặng đặt dưới â).
- GV yc viết củ sâm, cá mập vào bảng

Hoạt động của HS
- HS nhắc lại các chữ, từ và các chữ số
đã học ở bài 40, 41: âm, âp, củ sâm, cá,
mập; em, ep, kem, dép .

- HS đọc trên bảng: : âm, âp, củ sâm, cá,
mập.
- HS đọc: : âm, âp, củ sâm, cá, mập, nói
cách viết lần lượt các chữ.

- HS nhắc lại cách viết vần âm.
- HS nhắc lại cách viết vần âp.
- HS viết bảng con vần âm, âp. (mỗi vần
viết 3 lần), giơ bảng đọc: âm, âp.
- HS đổi bảng, chia sẻ.

- HS cách viết từ: củ sâm.

- HS cách viết từ: cá mập.
- HS viết: củ sâm, cá mập (2 lần)
13


/>con.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Viết vần em, ep:

- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Vần em: viết e trước, m sau; chú ý nối
nét giữa e và m.
+ Vần ep: viết e trước, p sau; chú ý nối
nét giữa e và p.
- GV yêu cầu HS viết vần em, ep vào
bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Viết tiếng kem, dép:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ kem: viết k trước, em sau; chú ý nối nét
giữa k và vần em.
+ dép: viết d gần vần ep, dấu sắc viết
trên âm e; chú ý nối nét giữa d và vần ep.
- GV yc viết kem, dép vào bảng con.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Hướng dẫn viết vở luyện viết.
- GV yêu cầu HS viết bài vào vở luyện
viết.
- GV nhận xét chữ viết của HS.
* GV cho HS bình bầu ra những bạn có
bài viết đẹp.
3. Củng cố - dặn dò: (3 phút)
- GV: Hôm nay các em được tập tô, tập
viết những vần nào? Từ nào?
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện viết

các vần âm, âp, em, ep, từ củ sâm, cá
mâp, kem, dép.vào vở ô li ở nhà.
- GV nhận xét, nhắc nhở chung.

- HS đổi bảng, chia sẻ.

- HS đọc: em, kem, ep, dép.

- HS nhắc lại cách viết vần em.
- HS nhắc lại cách viết vần ep.
- HS viết bảng con vần em, ep. (mỗi vần
viết 3 lần), giơ bảng đọc: em, ep.
- HS đổi bảng, chia sẻ.

- HS cách viết tiếng: kem.
- HS cách viết tiếng: dép.
- HS viết: kem, dép (mỗi tiếng viết 2 lần)
- HS đổi bảng, chia sẻ.
- HS viết bài theo hướng dẫn của GV.
- HS đổi vở, chia sẻ.
- HS đi tham quan vở của các bạn, bình
bầu ra những bài viết đẹp, nhanh và đúng
nhất.
- HS trả lời: Vần âm, âp, em, ep, từ củ
sâm, cá mâp, kem, dép.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

14



/>
Học vần
BÀI 42:

êm

êp

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các vần êm, êp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần êm, êp với mô hình
“âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần êm, vần êp.
- Đọc đúng, hiểu bài tập đọc: Lúa nếp, lúa tẻ.
- Viết đúng trên bảng con các vần: êm, êp, các từ đêm, bếp lửa.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV: - Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
- 2 bộ hình cây táo, thẻ từ và rổ để HS thi làm BT hái táo. (Có thể dùng kĩ
thuật vi tính để chiếu hình ảnh táo rụng vào rổ vần).
- Hình ảnh để HS làm BT phân loại đồ ăn (làm từ gạo nếp / tẻ) trên bảng lớp.
HS: - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Tiết 1

1. Khởi động: (5 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài: Thi vẽ trang
75 (SGK Tiếng Việt 1, tập 1).
- GV đọc cho HS viết: lễ phép, cá chép.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Giới thiệu bài: bài hôm nay chúng ta sẽ
được học tiếp 2 vần êm và êp.
- GV chỉ tên bài.

- HS đọc lại bài: Thi vẽ trang 75 (cá
nhân, đồng thanh).
- HS viết lễ phép, cá chép vào bảng con.
Đổi bảng, chia sẻ.

- HS nhắc lại tên bài: êm, êp.
15


/>2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Làm
quen - dạy kĩ, chắc chắn). (10 phút)
a. Dạy vần êm:
* Chia sẻ: GV chỉ từng chữ ê, m (đã

học).
* Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh hỏi, hỏi:
Tranh vẽ cảnh ban ngày hay ban đêm?
- GV: Trong tiếng đêm, có vần gì?
- GV chỉ tiếng đêm.
- GV yc phân tích tiếng đêm.

- GV chỉ mô hình vần êm trên bảng, giới
thiệu.
- GV chỉ mô hình tiếng đêm trên bảng,
giới thiệu.
b. Dạy vần êp:
* Chia sẻ: GV chỉ từng chữ ê, p (đã học).
* Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh bếp lửa hỏi,
hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV: Trong từ bếp lửa, tiếng nào có vần
êp?
- GV chỉ tiếng bếp.
- GV yc phân tích tiếng bếp.

- GV chỉ mô hình vần êp trên bảng, giới
thiệu.
- GV chỉ mô hình tiếng bếp trên bảng,
giới thiệu.
*So sánh:
- GV yc HS so sánh điểm giống nhau và

- HS đọc: ê- mờ - êm/ êm. (cá nhân, đồng

thanh)
- HS trả lời: Tranh vẽ cảnh ban đêm.
- HS trả lời: có vần êm.
- HS nhận biết âm đ, vần êm; đọc: đêm
(đồng thanh).
- HS phân tích tiếng đêm: âm đ đứng
trước, vần êm đứng sau. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: đêm
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
ê – mờ – êm / êm.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
đờ - êm – đêm/ đêm.
- HS đọc: ê- pờ - êp/ êp. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS trả lời: Tranh vẽ bếp lửa.
- HS trả lời: Tiếng bếp có vần êp.
- HS nhận biết âm b, vần êp; đọc: bếp
(đồng thanh).
- HS phân tích tiếng bếp: âm b đứng
trước, vần êp đứng sau, dấu sắc ghi trên
âm ê. (cá nhân, đồng thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: bếp
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
ê – pờ – êp / êp.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
bờ - êp – bếp – sắc – bếp/ bếp.
- HS trả lời:
16



/>khác nhau giữ 2 vần êm – êp.

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là
vần gì? Tiếng mới là tiếng gì?
- GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
3. Luyện tập:
+ Mở rộng vốn từ (BT3): (10 phút)
- GV nêu yêu cầu BT2: Hái táo trên cây,
xếp vào 2 rổ cho đúng.
- GV đưa lên bảng hình ảnh cây táo, chỉ
cho HS đọc các tiếng trong quả táo.
- GV hướng dẫn làm bài vào VBT.

+ Giống nhau: đều bắt đầu bằng âm ê.
+ Khác nhau: vần êm có âm cuối là m,
vần êp có âm cuối là p.
- HS trả lời: Vần mới: êm, êp; Tiếng mới:
đêm, bếp.
- HS nhìn mô hình đánh vần, đọc trơn.

- HS quan sát tranh BT2, nhắc lại yêu
cầu bài tập.
- HS đọc theo thước chỉ của GV.
- HS làm vào VBT. Báo cáo kết quả:
Những tiếng có vần êm: nếm, nệm, đếm,
mềm; tiếng có vần êp: xếp, nếp.
- HS đổi vở, chia sẻ kết quả.


- GV nhận xét bài của HS.
* Trò chơi: “Hái táo”, xếp vào rổ êm, rổ
êp:
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi: - HS lắng nghe, ghi nhớ luật chơi.
Cô có 6 quả táo. Các con chọn 1 quả táo
và đọc đúng từ hiện lên. Nếu đọc đúng
thì sẽ hái được 1 quả táo vào giỏ.
- GV cho cả lớp tham gia chơi trò chơi
- HS tham gia chơi trò chơi thi hái táo
nhanh; nói kết quả:
+ Rổ vần êm có 4 quả: nệm, đếm, mềm,
nếm.
.
+ Rổ vần êp có 2 quả: nếp, xếp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Tập viết (Bảng con – BT4). (15 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- HS đọc: êm, êp, đêm, bếp lửa.
* Viết vần êm, êp:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Vần êm: viết ê trước, m sau; chú ý nối - HS nhắc lại cách viết vần êm.
nét giữa ê và m.
+ Vần êp: viết ê trước, p sau; chú ý nối
- HS nhắc lại cách viết vần êp.
17


/>nét giữa ê và p.
- GV yêu cầu HS viết vần êm, êp vào

bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Viết từ đêm, bếp lửa:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ đêm: viết đ trước, êm sau; chú ý nối nét
giữa đ và êm.
+ bếp lửa: viết bếp trước (viết b gần vần
êp, dấu sắc viết trên ê), lửa sau (l nối
sang ưa).
- GV yc viết đêm, bếp lửa vào bảng con.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- HS viết bảng con vần êm, êp. (mỗi vần
viết 3 lần), giơ bảng đọc: êm, êp.
- HS đổi bảng, chia sẻ.

- HS cách viết tiếng: đêm.
- HS cách viết từ: bếp lửa.

- HS viết: đêm, bếp lửa (2 lần)
- HS đổi bảng, chia sẻ.

Tiết 2
+ Tập đọc: (BT4) (30 phút)
(Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài
đọc)
* Giới thiệu bài:
- GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc Lúa

nếp, lúa tẻ sẽ cho các em biết lúa nếp
khác gì lúa tẻ, những thức ăn nào được
làm từ gạo nếp và gạo tẻ. Chúng ta cùng
tìm hiểu bài tập đọc nhé.
- GV chỉ tên bài.
- GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng. Chú ý đọc
phân biệt rõ lời nhân vật.
* Luyện đọc từ ngữ:
- GV chỉ bảng cho HS đọc các từ khó.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- GV giải nghĩa từ: thổ lộ (nói ra với
người khác điều thầm kín, điều mà mình
muốn giữ kín).

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc tên bài: Lúa nếp, lúa tẻ.
- HS đọc nhẩm theo GV.

- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: lúa
nếp, lúa tẻ, thua kém, trẻ em, thổ lộ, chị
nhầm, bữa phụ. (cá nhân, tổ, cả lớp).
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

18


/>* Luyện đọc từng câu:

- GV chỉ từng câu cho HS đếm . GV
đánh số thứ tự từng câu trong bài trên
bảng.
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc
cho HS cả lớp đọc thầm.
+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS
đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả
lớp đọc. Làm tượng tự với câu còn lại.
- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng
cặp):
+ GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở câu: Lúa
tẻ cho là nó thua kém lúa nếp / vì trẻ em
chỉ ưa đồ nếp.
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
+ GV nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt
hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc
được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp
đánh vần giúp bạn.
- Đọc nối tiếp từng đoạn: (cá nhân, từng
cặp):
+ GV giúp HS chia đoạn: 2 đoạn: Đoạn 1
(câu 1, 2); đoạn 2 (câu 3, 4, 5).
+ GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn (cá
nhân, cặp, tổ).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.

- Thi đọc theo vai:
- Làm mẫu: GV (người dẫn chuyện)
cùng 1 HS (vai lúa nếp) đọc mẫu.
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.
- GV khen cá nhân, nhóm đọc đúng vai,
đúng lượt lời, biểu cảm.
- Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.

- HS đếm theo thước chỉ của GV.

+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
+ HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
thanh).

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

+ Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng
câu.

+ HS lắng nghe, ghi nhớ.
+ HS thi đọc (cá nhân, cặp, tổ).

- HS đọc theo thước chỉ của GV.

- HS quan sát, ghi nhớ lời nhân vật.
- HS đọc theo nhóm rồi trình bày trước
lớp.

- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.

19


/>- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc:
- GV: Khi lúa tẻ cho là nó kém lúa nếp,
lúa nếp nói gì?

- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).

- HS trả lời: Lúa nếp nói: “Chị nhầm.
Lúa tẻ là vua cả năm. Đồ nếp chỉ là bữ
phụ.’’
- GV: Đồ ăn từ gạo nếp rất ngon nhưng - HS lắng nghe, ghi nhớ.
chỉ là bữa phụ vì con người không thể ăn
gạo nếp quanh năm, trừ một số đồng bào
dân tộc thiểu số.
- GV gắn hình 6 loại đồ ăn lên bảng, yêu - HS xung phong trả lời trước lớp: cơm,
cầu HS phân loại thức ăn phù hợp với bánh đa, bánh cuốn làm từ gạo tẻ; xôi
từng lọa gạo.
gấc, bánh giầy, bánh chưng làm từ gạo
nếp.
- GV chỉ từng hình theo sô TT, cả lớp nói - HS nói: cơm, xôi, bánh cuốn, bánh
tên 6 loại thức ăn
chưng, bánh giầy, bánh đa.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp, làm
- HS làm bài tập vào vở, đổi vở chia sẻ.

bài trong VBT.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV yêu cầu 2 HS làm bài trên bảng - 2HS lên bảng thực hiện.
(cùng nối thức ăn làm từ gạo nếp với từ
nếp, thức ăn làm từ gạo tẻ với từ tẻ), nói
kết quả.
- GV chỉ hình, HS nói kết quả: Các món - HS quan sát, nhẩm theo GV.
ăn làm từ gạo nếp: xôi, bánh chưng,
bánh giầy. Các món ăn làm từ gạo tẻ:
cơm, bánh cuốn, bánh đa.
- GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? - HS có thể trả lời: Lúa tẻ rất quan
trọng. / Lúa tẻ là vua của cả năm. / Lúa
nếp cũng rất quý. / Lúa nếp, lúa tẻ đều có
- GV: Lúa nếp, lúa tẻ đều rất cần thiết đối ích.
với con người. Cuộc sống của con người
sẽ rất khó khăn nếu không có lúa gạo.
- GV yêu cầu HS đọc lại bài trong SGK.

5. Củng cố - dặn dò: (5 phút)

* HS đọc bài SGK: HS đọc lại 2 trang
76, 77 trong SGK Tiếng Việt. (cá nhân,
20


/>- Bài hôm nay các em học được vần gì?
Từ gì?
- GV nhắc HS về tiếp tục luyện viết vần
êm, êp; từ đêm, bếp lửa vào bảng con;
đọc trước bài 43: im, ip trang 78, 79

trong SGK.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương,
khen ngợi HS.

đồng thanh).
- HS trả lời: Vần êm, êp; từ đêm, bếp
lửa.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Học vần
BÀI 43:

im

ip

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các vần im, ip; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần im, ip; với mô hình
“âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần im, vần ip.
- Đọc đúng, hiểu bài tập đọc: Sẻ và cò.
- Viết đúng trên bảng con các vần: im, ip, các tiếng bìm bịp.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng:
GV: - Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
- 4 thẻ từ viết 4 câu ở BT đọc hiểu
HS: - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động: (5 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài: Lúa nếp,
- HS đọc lại bài: Lúa nếp, lúa tẻ trang 77
lúa tẻ trang 77 (SGK Tiếng Việt 1, tập 1) (cá nhân, đồng thanh).
- GV hỏi: Đọc xong bài tập đọc, em hiểu - HS trả lời: Gạo tẻ và gạo nếp đều rất
21


/>điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giới
thiệu với các em 2 vần mới tiếp theo là:
vần im, ip.
- GV chỉ tên bài.
2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Làm
quen - dạy kĩ, chắc chắn). (10 phút)
a. Dạy vần im:
* Chia sẻ: GV chỉ từng chữ i, m.

* Khám phá:
- GV chỉ hình, hỏi: Đây là chim gì?
- GV: Trong từ bìm bịp, tiếng nào có vần
im?
- GV chỉ tiếng bìm.
- GV yc phân tích tiếng bìm.

- GV chỉ mô hình vần im trên bảng, giới
thiệu.
- GV chỉ mô hình tiếng bìm trên bảng,
giới thiệu.
b. Dạy vần ip:
* Chia sẻ: GV chỉ từng chữ i, p.
* Khám phá:
- GV: Trong từ bìm bịp, tiếng nào có vần
ip?
- GV chỉ tiếng bịp.
- GV yc phân tích tiếng bịp.

- GV chỉ mô hình vần ip trên bảng, giới

quan trọng với cuộc sống của con người.

- HS đọc tên bài: im, ip

- HS đọc: i- mờ - im/ im. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS trả lời: Đây là chim bìm bịp.
- HS trả lời: Tiếng bìm có vần im.
- HS nhận biết âm b, vần im; đọc: bìm

(đồng thanh).
- HS phân tích tiếng bìm: âm b đứng
trước, vần im đứng sau, dầu huyền trên i.
(cá nhân, đồng thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: bìm.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
i – mờ – im / im.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
bờ - im – bim – huyền - bìm/ bìm.
- HS đọc: i- pờ - ip/ ip. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS trả lời: Tiếng bịp có vần ip.
- HS nhận biết âm b, vần ip; đọc: bịp
(đồng thanh).
- HS phân tích tiếng bịp: âm b đứng
trước, vần ip đứng sau, dấu nặng ghi
dưới âm i. (cá nhân, đồng thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: bịp
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
22


/>thiệu.
- GV chỉ mô hình tiếng bịp trên bảng,
giới thiệu.
*So sánh:
- GV yc HS so sánh điểm giống nhau và
khác nhau giữ 2 vần im – ip.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là
vần gì? Từ mới là từ gì?
- GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
3. Luyện tập:
+ Mở rộng vốn từ (BT3): (10 phút)
- GV nêu yêu cầu BT2: Tiếng nào có vần
im? Tiếng nào có vần ip.
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự.

- GV hướng dẫn làm bài vào VBT.

- GV nhận xét bài làm của HS.
* Tìm tiếng có vần im, ip: (nói to tiếng
có vần im, nói thầm tiếng có vần ip).
- GV chỉ vào từ nhím.
- GV chỉ vào từ kịp.
- GV hướng dẫn thực hiện tương tự với
các từ còn lại.
- GV nhận xét, tuyên dương
* Tập viết (Bảng con – BT4). (15 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
* Viết vần im, ip:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Vần im: viết i trước, m sau; chú ý nối
nét giữa i và m.

i – pờ – ip / ip.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
bờ - ip – bíp – nặng – bịp/ bịp.

- HS trả lời:
+ Giống nhau: đều bắt đầu bằng âm i.
+ Khác nhau: vần im có âm cuối là m,
vần ip có âm cuối là p.
- HS trả lời: Vần mới: im, ip; Từ mới:
bìm bịp.
- HS nhìn mô hình đánh vần, đọc trơn.

- HS quan sát tranh BT2, nhắc lại yêu
cầu bài tập.
- HS (cá nhân, đồng thanh) nói tên từng
con vật, sự vật trong tranh: nhím, kịp, cà
tím, kìm, chim, nhíp.
- HS làm vào VBT. Báo cáo kết quả:
Những tiếng có vần im: nhím, (cà) tìm,
kìm, chim; tiếng có vần ip: kịp, nhíp
- HS đổi vở, chia sẻ kết quả.

- HS nói to: nhím. (vì nhím có vần im).
- HS nói thầm kịp. (vì kịp có vần ip).
- HS thực hiện tương tự với các từ còn
lại.

- HS đọc: im,ip, bìm bịp.

- HS nhắc lại cách viết vần im.
23


/>+ Vần ip: viết i trước, p sau; chú ý nối

nét giữa i và p.
- GV yêu cầu HS viết vần im, ip vào
bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Viết từ bìm bịp:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ bìm bịp: viết tiếng bìm trước, tiếng chỉ
sau. Trong tiếng bìm: viết b trước, im
sau; tiếng bịp viết b trước, ip sau.
- GV yc viết bìm bịp vào bảng con.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- HS nhắc lại cách viết vần ip.
- HS viết bảng con vần im, ip. (mỗi vần
viết 3 lần), giơ bảng đọc: im, ip.
- HS đổi bảng, chia sẻ.

- HS nêu cách viết từ: bìm bịp.

- HS viết: bìm bịp vào bảng con (2 lần).
- HS đổi bảng, chia sẻ.

Tiết 2
+ Tập đọc: (BT4) (30 phút)
(Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài
đọc)
* Giới thiệu bài: GV chỉ hình, giới thiệu
bài Sẻ và cò nói: sẻ nhỏ bé. Cò thì to,

khoẻ. Cò mò tôm, bắt tép trên cánh đồng.
Trong bài là hình ảnh cò cắp sẻ ở mỏ,
đang bay qua hồ. Điều gì xảy ra với hai
bạn? Các em cùng nghe cô đọc bài nhé.
- GV chỉ tên bài.
- GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
* Luyện đọc từ ngữ:
- GV chỉ bảng cho HS đọc các từ khó.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Luyện đọc từng câu:
- GV chỉ từng câu cho HS đếm . GV
đánh số thứ tự từng câu trong bài trên
bảng.
- Đọc vỡ:

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc tên bài: Sẻ và cò.
- HS đọc nhẩm theo GV.

- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: gặp,
đáp, bờ kia, chìm nghỉm, kịp, gắp sẻ, chả
dám. (cá nhân, tổ, cả lớp)

- HS đếm theo thước chỉ của GV.

24



/>+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc
cho HS cả lớp đọc thầm.
+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS
đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả
lớp đọc. Làm tượng tự với câu còn lại.
- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng
cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
+ GV nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt
hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc
được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp
đánh vần giúp bạn.
- Đọc nối tiếp từng đoạn: (cá nhân, từng
cặp):
+ GV giúp HS chia đoạn: 2 đoạn: Đoạn 1
(câu 1, 2, 3); đoạn 2 (câu 4, 5, 6, 7).
+ GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn (cá
nhân, cặp, tổ).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc:

- GV nêu yêu cầu: sắp xếp các đúng theo
nội dung truyện.
- GV chỉ từng câu chưa được sắp xếp cho
HS đọc.
- GV đưa lên bảng 4 thẻ ghi 4 câu; giải
thích yêu cầu: Câu 1, 2 đã được đánh số
thứ tự theo nội dung truyện, các em cần
đánh số thứ tự vào ô trống màu xanh
trước câu 3, 4.
- GV hướng dẫn HS làm bài trong VBT.

+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
+ HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
thanh).

+ Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng
câu.

+ HS lắng nghe, ghi nhớ.
+ HS thi đọc (cá nhân, cặp, tổ).

- HS đọc theo thước chỉ của GV.

- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.
- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập.
- HS HS đọc theo thước chỉ của GV.
- HS lắng nghe, ghi nhớ yêu cầu.


- HS làm bài, báo cáo kết quả: (4) Cò kịp
25


×