Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

DE CUONG VAN 9 KI I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.38 KB, 27 trang )

1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - NGỮ VĂN 9
PHẦN I - VĂN BẢN
I. Thơ hiện đại Việt nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945
1. Đồng chí (1948)- Chính Hữu
Chính Hữu(Trần Đình Đắc) sinh năm 1926. Từng là chiến sĩ trung đồn Thủ đơ. Thơ ơng
chủ yếu viết về người chiến sĩ.
- Phong cách thơ: bình dị, cảm xúc dồn nén vừa thiết tha trầm hùng vừa sâu lắng, hàm súc
Bài thơ viết 1948 in trong tập “Đầu súng trăng treo”.
- Thể loại: thể thơ tự do
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
- Nội dung: Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng
chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hồn cảnh, nó góp phần quan
trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng
- Nghệ thuật: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự
gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngơn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức
biểu cảm, Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn.
2. Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính (1969) - Phạm Tiến Duật
Tác giả.1941- 2007. Là nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ. Thơ của Phạm Tiến
Duật tập trung thể hiện thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ. Phong cách thơ trẻ trung, tự
nhiên, ngang tàng đậm chất lính
Tác phẩm: Sáng tác năm 1969 in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”.
- Thể loại: thể thơ tự do
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
- Nội dung: Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh độc đáo: những chiếc xe khơng kính. Qua đó, tác giả khắc
hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ, với tư thế
hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải
phóng miền Nam.
- Nghệ thuật: Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường,
ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn.
3. Đoàn thuyền đánh cá (1958)- Huy Cận


Tác giả: Cù Huy Cận (1919-2005), quê ở Hà Tĩnh. Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện
đại Việt Nam. Hồn thơ Huy Cận ấm áp hơi thở cuộc sống mới.
Bài thơ sáng tác năm 1958, là kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng
Ninh. Bài thơ được đánh giá là bài thơ hay của thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Thể loại: thể thơ 7 chữ(thất ngoontrwowngf thiên)
- Phương thức biểu đạt: : Biểu cảm kết hợp tự sự.
- Nội dung: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài
hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước
và cuộc sống.
- Nghệ thuật: Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng
phong phú, độc đáo; có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
4. Bếp lửa (1963)- Bằng Việt
Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ.
Tác phẩm: 1963 khi tác giả đang học tập ở nước ngoài.
- Thể loại: thể thơ 8 chữ
- Phương thức biểu đạt: : Biểu cảm kết hợp tự sự và nghị luận.
1


2
- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại
những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lịng kính u trân trọng
và biết ơn của người cháu đối với gia đình, q hương, đất nước.
- Nghệ thuật: Bài thơ đó kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
Thành cơng của bài thơ cịn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm
tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
5. Ánh trăng (1978) - Nguyễn Duy
Là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Bài thơ viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ là một lần giật mình của Nguyễn
Duy

- Thể loại: thể thơ 5 chữ
- Phương thức biểu đạt: : Biểu cảm kết hợp tự sự.
- Nội dung: “Ánh trăng” của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã
qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa
gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thủy chung cùng quá
khứ.
- Nghệ thuật: Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm.
II. Truyện Việt nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945
1. Làng (1948) - Kim Lân viết sâu sắc về đề tài người nơng dân trong thời kì k/c chống Pháp
- Thể loại: truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm.
a. Nội dung: Tình yêu làng quê, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời
làng đi tản cư đã được thể hiện rất chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện
“Làng”.
b. Nghệ thuật: Tác giả đã thành cơng trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu
tả tâm lí và ngơn ngữ nhân vật.
c. Tình huống truyện
+ Tác giả tạo tình huống đặc sắc ông Hai nghe tin làng theo giặc
+ T/g đặt nhân vật vào tình huống để nhân vật tự bộc lộ t/c yêu làng, yêu nước,
+ t/c yêu nước, tinh thần k/c bao trùm chi phối t/c yêu làng quê
+ Tạo nút thắt cho câu chuyện để nhân vật tự bộc lộ tâm trạng, phẩm chất góp phần thể hiện chủ đề
d. Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
- T/y làng là bản chất truyền thống của người nơng dân:
+ Ơng hay khoe về làng chứng tỏ niềm tự hào sâu sắc về làng quê “Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.
+ Nó cịn trở thành niềm say mê niềm kiêu hãnh của ông Hai
- Sau cách mạng ơng Hai có những chuyển biến trong t/c
+ Ơng tự hào về phong trào cách mạng, phong trào kháng chiến của quê hương: đào đường…
+ Ông quan tâm và theo dõi tin tức kháng chiến, ơng vui vì những tin thắng lợi của quê hương.
-> Chuyển biến trong nhận thức của người nơng dân

- Tình u làng gắn bó hịa quyện với tình u nước:
+ Ơng Hai đang vui sướng vì nghe được nhiều thành quả của k/c thì ông nghe được tin làng theo
giặc khiến ông sững sờ bàng hồng khơng thể tin được “cổ ơng nghẹn ắng lại…. thở được” ơng nói
lảng đi chuyện khác rồi ra về với tâm trạng xấu hổ
+ Nhìn lũ con ơng giàn nước mắt ông thương con, xấu hổ niềm tự hào trong ơng đã bị xúc phạm
+ Ơng dằn vặt nội tâm, đau đớn ơng tự kiểm điểm trong óc “khơng mà họ tồn là những người có
tinh thần cả mà…”
2


3
+ T/g diễn tả sâu sắc tinh tế tâm trạng ông Hai bằng hình thức độc thoại nội tâm
+ Chỉ nghe những tiếng xì xào cũng làm ơng giật mình lo sợ, ám ảnh
+ Ông đấu tranh tư tưởng gay gắt hay quay về làng, quay về tức là bỏ k/c bỏ cụ Hồ cịn ở lại đây thì
bị coi thường bị xua đuổi.
+ Ơng quyết định “làng thì u thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù” biểu hiện sâu sắc về sự
chuyển biến trong nhận thức của người nông dân họ đã biết đặt t/y nước và tinh thần k/c lên trên t/y
làng
+ Ơng trị truyện với con trai là để tự giãi bày với lòng mình, tự mình nói với chính mình dường như
để thanh minh để trấn an mình trong tình huống căng thẳng.
- Khi nghe tin làng được cải chính:
+ Ơng Hai trút bỏ được gánh nặng tâm lí “mặt rạng rỡ, miệng bỏm bẻm, mắt hấp háy…”tác giả dùng
từ láy và miêu tả ngoại hình…
+ Ơng càng tự hào và vui sướng hơn ơng náo nức khoe làng mình, nhà ơng bị tây đốt là minh chứng
cho tinh thần kháng chiến của làng Chợ Dầu…
=> Sự thống nhất t/y quê hương và tinh thần k/c trong t/y đất nước. Nhà văn Kim Lân đã rất tinh tế
trong việc diễn tả tâm lí nhân vật
Đề bài 1: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng" của Kim Lân.
MB: Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất
cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện Làng

được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí
Văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính là ơng Hai người làng Chợ Dầu. Tác giả đã miêu tả khá
thành công diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin đồn làng ông theo giặc. Qua đó, tác giả
muốn ca ngợi tinh thần yêu nước của ơng nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.
TB: Ơng Hai là người rất tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình. Khi phải đi tản cư ông cứ nhắc
đi nhắc lại với những người chung quanh cái khơng khí cách mạng của làng ơng: “Cả giới phụ
lão các cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai…”. Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão
ngồi vén quần lên tận bẹn mà khoe về cái làng của ơng. Ơng nói cho sướng miệng và để cho đỡ
nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe khơng? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc,
nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng. Ông cứ muốn về làng, muốn được “cùng mọi người
đào đường, đắp ụ, xẻ hào khuân đá…”. Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông
“nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “lặng đi, tưởng như đến không thở được” khi nghe tin
cả làng mình làm Việt gian! Lúc đầu ơng khơng thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại “giọng lạc hẳn đi”:
“Liệu có thật khơng hở bác?. Khi có người quả quyết vừa ở dưới ấy lên và nói chắc như đinh
đúng cột ở làng ông “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi”…, thì ơng Hai khơng thể nghe thêm
được nữa, ông đánh trống lảng rồi đi thẳng. Văng vẳng bên tai tiếng người đàn bà cho con bú:
“Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Còn
giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!”. Những lời núi ấy như những nhát dao
đâm vào tim ông, khiến ông thắt lại. Bao nhiêu câu hỏi giằng xé trong ông. Tức quá, ông nắm
chật hai lay lại mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái
giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”… Rồi ông nghĩ lại “chả nhẽ cái bọn ở làng lại
đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Khơng mà, họ tồn là những người có
tinh thần cả mà…”. Trong ơng đang diễn ra sự giằng xé. Nửa tin, nửa ngờ. Đêm đó, ơng Hai
khơng sao ngủ được, “ơng hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài”. Khi mụ chủ nhà
nói xa nói gần khơng chứa chấp người làng Việt gian, ông lão ngồi lặng đi. Bao nhiêu ý nghĩ
đến tối, ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu ông, ông định quay về làng. Vừa chớm nghĩ như vậy,
lập tức ơng phản đối ngay: “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là
bỏ kháng chiến”. Nghĩ vậy nước mắt ông giàn dụa. Nhớ lại thuở xưa – thuở cuộc đời đen tối,
3



4
lầm than, ông “rợn cả người”… Chỉ chừng ấy chi tiết, Kim Lân đã cho người đọc hiểu tình
cảm của ông Hai đối với cách mạng, đối với đất nước như thế nào. Nếu không yêu nước, không
tin tưởng vào cách mạng làm sao ông uất nghẹn, đau khổ đến như thế. Và cũng chính điều đã
mà ơng đã mừng rơn lên khi biết đích xác những lời kia chỉ là sự đồn đại láo tt. Ơng đi tìm
bác Thứ để thanh minh: “cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn
là sai sự mục đích cả!”. Chỉ bằng ấy câu rồi ơng lão lại bỏ đi chỗ khác để thông báo cái tin vui
này. Ơng Hai cịn múa tay lên mà khoe tin ấy với mọi người… Và tối hôm ấy, ông lại sang bên
nhà bác Thứ, lại ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên lận bẹn mà nói chuyện về cái làng của
ơng… Kim Lân đã chọn được một tình huống khá độc đáo. Cách thể hiện lòng yêu nước của
nhà văn cũng có nét riêng khơng giống với bất cứ nhà văn nào cùng thời. Có thể nói Làng là
một truyện ngắn khá hay. Thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật là khả năng miêu tả diễn biến
tâm lí nhân vật. Đoạn ơng Hai nghe tin đồn làng ông làm Việt gian đã thể hiện tài năng miêu tả
tâm lí nhân vật của Kim Lân. Thơng qua nhân vật ơng Hai, tác giả muốn ca ngợi tình u quê
hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nơng dân hiền lành, chất
phác. Chính tình yêu quê hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ một lòng theo
Đảng, theo cách mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc
trước mọi gian nan, thử thách.
KB:Truyện Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và
đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính là ơng Hai người làng Chợ Dầu. Tác giả
đã miêu tả khá thành công diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin đồn làng ơng theo giặc. Qua
đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần u nước của ơng nói riêng và của người dân Việt Nam nói
chung.
Đề bài 2: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng" của Kim Lân.
A- Mở bài:
- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những
truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hố xứ Kinh Bắc. Ơng gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am
hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của
người nông dân

- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến
khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành cơng một tình cảm lớn
lao của dân tộc, tình u nước, thơng qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất
truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp.
B- Thân bài
1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của tồn dân tộc, tình cảm quê hương đất
nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình u làng xóm q hương
đã hồ nhập trong tình u nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống
vừa có chuyển biến mới.
2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động
và độc đáo ở một con người, nhân vật ơng Hai. ở ơng Hai tình cảm chung đã mang rõ màu sắc
riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ơng mới có.
a. Tình u làng, một bản chất có tính truyền thống trong ơng Hai.
- ơng hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng q.
- Cái làng đó với người nơng dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và
tinh thần.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ơng đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
4


5
- Được cách mạng giải phóng, ơng tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, về việc xây
dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ q cái khơng khí “đào đường, đắp
ụ, xẻ hào, khn đá…”; rồi ơng lo “cái chịi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở
mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu,
ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây khơng bước sớm”.
c. Tình u làng gắn bó sâu sắc với tình u nước của ơng Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ơng
khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi mới nghe tin xấu đụ, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin
không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng,
hắt hủi”. ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại khơng tin họ “đổ
đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “khơng có lửa làm sao có khói”, lại bắt ơng phải tin là họ đã phản
nước hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngồi. Cái tin nhục nhã ấy chốn hết tâm trí ơng thành nỗi
ám ảnh khủng khiếp. Ơng ln hoảng hốt giật mình. Khơng khí nặng nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm u nước và u làng cịn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã
có lúc ơng muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn khơng đâu
chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình u nước, lịng trung thành với kháng chiến đã
mạnh hơn tình u làng nên ơng lại dứt khốt: “Làng thì u thật nhưng làng theo Tây thì phải
thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lịng đau như cắt.
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông
chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ,
với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
+ Đứa con ơng bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh mn năm!” nữa là ơng,
bố của nó.
+ Ơng mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con
ơng”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
• Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ khơng phải cái làng đổ đốn theo
giặc).
• Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng
chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đụ sâu nặng, bền vững và vơ
cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trỳt bỏ, ụng Hai tột cựng vui
sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất
cả chứ khơng chịu mất nước” của người nơng dân lao động bình thường.

- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự
hào về làng kháng chiến của ông.
3. Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách
và ngơn ngữ nhân vật của người nơng dân dưới ngịi bút của Kim Lân.
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu
tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và
độc thoại.Ngôn ngữ của ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá
tính nhân vật nên rất sinh động.
5


6
C- Kết bài:
- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình u làng, u nước rất mộc mạc, chân thành
mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nơng dân lao động bình thường.
- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nột mới trong nhận
thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú
trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
Đề bài 3; Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế
diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Dựa vào truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, em hãy phân tích để làm sáng rõ điều đó.
Bài làm
Q hương là gì hở mẹ
Mà cơ giáo dạy phải u
Q hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
( Đỗ Trung Quân )
Trong trái tim mỗi con người ln có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình cảm
dạt dào cháy bỏng với q hương ln có sức sống mãnh liệt bền bỉ. Đặc biệt trong hồn cảnh

gian khó nguy hiểm tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân thực, tâm
hồn đồng cảm sâu sắc nhiều nhà văn Việt Nam hiện đại đã khắc họa thành công hình ảnh những
con người có tình cảm u làng q da diết. Thành công hơn cả là nhà văn Kim Lân với nhân
vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – một lão nơng dân nghèo ln nặng lịng với q hương.
Lật lại từng trang sách, ta nghẹn ngào xúc động cùng buồn vui với nhân vật và càng thấu hiểu
được vẻ đẹp ẩn chứa trong bức tranh nội tâm nhân vật. Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim
Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng
chợ Dầu theo giặc
Ơng Hai nhân vật chính của tác phẩm là người rất yêu làng, nhưng phải xa làng đi tản cư.
Tình u làng của ơng được đặt vào một tình huống đầy thử thách: tin làng chợ Dầu theo giặc,
phản bội kháng chiến. Ông Hai đã trải qua tâm trạng dằn vặt, đau đớn, phải đấu tranh rất quyết
liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình.
Khi nghe tin làng theo giặc, ơng bàng hồng, sững sờ “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,
da mặt tê rân rân”.
Ông nghi ngờ, cố chưa tin nhưng khi cái tin ấy được khẳng định từ chính miệng những
người tản cư dưới xi lên thì ơng khơng thể khơng tin. Từ lúc ấy, tâm trạng ông bị ám ảnh, day
dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ơng “ cúi gằm mặt xuống mà
đi”
Ơng sống trong tâm trạng nơm lớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã “ Cứ nghe thấy tiếng Tây,
Việt gian, cam nhông…là ơng lủi ra một góc nhà nín thít”
Ơng tủi thân thương con, thương dân chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân
làng Việt gian “ Nước mắt ông lão cứ giàn ra”
Ông Hai tiếp tục bị đầy vào tình huống thử thách căng thẳng khi nghe tin người ta khơng
chứa người làng chợ Dầu
Ơ Hai cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống “ đi dâu bây giờ?”, “
Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao”.

6



7
Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến
đỉnh điểm. Ông nghĩ “ Hay là quay về làng?”, nhưng ông hiểu rõ “ Về làng tức là chịu quay
lại làm nô lệ cho thằng Tây” , là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ.
Ơng đã dứt khốt lựa chọn theo cách của ơng “ Làng thì u thật, nhưng làng theo Tây
mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn bao trùm lên tình cảm làng quê. Nhưng
dù xác định như thế, ông vẫn không dứt bỏ tình cảm với làng. Vì thế mà ơng càng đau xót tủi
hổ.
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ơng chỉ cịn biết trút nỗi lịng của mình vào
những lời tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng và kháng chiến.
Diễn biến tâm trạng của ông Hai được tác giả miêu tả một cách tinh tế và sinh động
Tác giả miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ,
đăc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh day dứt, day dứt trong tâm
trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần
của họ.
Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ của nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt là ngơn ngữ nhân vật ơng Hai
giàu tính khẩu ngữ, vừa có nét riêng của người nơng dân, vừa mang đậm cá tính của nhân vật.
Xây dựng nhân vật ông Hai, tác giả đã tô thêm những nết đẹp cho con người Việt Nam.
Họ không những cần cù, chăm chỉ thơng minh mà cịn có tình u q hương đất nước sâu sắc
mãnh liệt, sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì Tổ quốc thân u. Có cùng tiếng nói với Kim Lân, nhà
văn Anh Đức cũng khắc họa hình ảnh ông lão vườn chim – một lão nông nghèo sống cơ đơn,
gắn bó với từng tấc đất U Minh, yêu từng gốc tràm, yêu từng con chim nhỏ. Tình cảm yêu quê
hương đất nước của con người Việt Nam thật giống như lời tác giả Ơ-ren-bua khẳng định: “
lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”
2. Lặng lẽ Sa Pa (1970) là kết quả của chuyến thăm Lào Cai - Nguyễn Thành Long(19251991) quê Quảng Nam, văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người. Để lại cho đời nhiều tác
phẩm; Bát cơm cụ Hồ, Những tiếng vỗ cánh…
- Thể loại: truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: tự sự trữ tình với bình luận
a. Nội dung: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc hoạ thành cơng hình ảnh những người lao động
bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm cơng tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.

Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm
lặng.
b. Nghệ thuật: Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp
giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
c. Ý nghĩa : cuộc gặp gỡ trong chuyến đi thực tế của họa sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến
với những người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc.
d. Nhân vật anh thanh niên:
Đề bài 1: Đọc truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, tuổi trẻ chúng ta cảm nhận được
bao nhiêu điều bổ ích và thú vị: Cuộc đời thật đẹp và đáng yêu. Chung quanh ta có biết bao
nhiêu con người đẹp, tâm hồn họ, việc làm của họ làm ta cảm phục kính u. Em có suy nghĩ gì
về ý kiến trên.
*Gợi ý
A.Mở bài
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn hay. Với cốt truyện
đơn giản xoay quanh một tình huống bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh
niên làm cơng tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa, đã để lại trong lòng người đọc một
niềm vui sướng thú vị.
7


8
- Vì thế có ý kiến cho rằng : “ Đọc truyện Lặng lẽ Sa Pa…kính u”
B.Thân bài
1.Tóm tắt truyện: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa gần như khơng có cốt truyện. Một anh thanh niên
làm cơng tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu và sống đơn độc trên đỉnh n Sơn cao 2600 mét.
Cơng việc của anh bình thường nhưng vơ cùng quan trọng, góp phần phục vụ cho sản xuất và
chiến đấu. Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh đã làm nổi bật mẫu
người lí tưởng và để lại một cuộc chia tay đầy lưu luyến.
2. Đúng như ý kiến đã nhận định: Cuộc đời của anh thanh niên cũng như ông kĩ sư vườn rau Sa
Pa, anh cán bộ nghiên cứu khoa học trong truyện thật đáng yêu.

- Anh thanh niên còn rất trẻ vậy mà chấp nhận một cuộc sống lẻ loi cô độc trên đỉnh núi
cao quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù Sa Pa.
- Anh biết tự tạo cho mình một cuộc sống bình thường: trồng hoa, ni gà, đọc sách. Mặc
dù ở một nơi quanh năm vắng bóng người, trong điều kiện thời tiết thật khắc nghiệt nhưng anh
vẫn làm tròn nhiệm vụ, bởi vì ở anh cị tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc: “ Nửa đêm
đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ mà chỉ muốn đưa tay tắt đi
Anh có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn về vai trị của cơng việc đối với cuộc sống con
người. Nhận thấy cơng việc của mình có ích cho mọi người, cho quê hương đất nước.
- Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa với công việc thầm lặng tưởng như bình thường nhưng lại có
ý nghĩa rất lớn đến cuộc sống: suốt ngày rình xem ong thụ phấn, sau đó thụ phấn nhân tạo cho
hàng vạn cây để cho củ su hào được to hơn, ngọt hơn, phục vụ cho đời sống của con người.
- Anh cán bộ nghiên cứu sét đã hơn mười một năm rịng khơng một ngày rời xa cơ quan,
suốt ngày chờ sét để hoàn thành bản đồ sét, tìm tài nguyên cho đất nước. Anh đã hi sinh cả việc
riêng, không đi đến đâu mà tìm vợ, trán thì cứ hói dần đi.
- Những con người ấy đã tạo thành cái thế giới những con người miệt mài trong lao động
lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người. Đó là những con
người sống cống hiến hết mình cho đời, cho nhân dân. Đúng như Nguyễn Thành Long đã nhận
định: “ Trong cái lặng im của Sa Pa , dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe
tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy
cho đất nước”
3.Bàn luận
- Trong cuộc sống hôm nay giữa bao bộn bề của cuộc sống thì hình ảnh những con người
như anh thanh niên và cái thế giới những con người như anh thật đáng q và đáng trân trọng.
Nếu như ai cũng có những suy nghĩ và việc làm như họ thì cuộc sống này tốt đẹp biết bao.
- Hình ảnh những nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa thật đẹp, thật đáng để mọi
người khâm phục.
C.Kết bài
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của những
con người lao động vì những mục đích chân chính cho cuộc đời.
- Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ta thấy con người thật đẹp, cuộc đời thật tươi đẹp biết

bao. Mỗi người chúng ta, nhất là thế hệ trẻ cần phải sống tốt hơn, sống có lí tưởng, có ước mơ
hồi bão vì tương lai của đất nước và của chính bản thân.
3. Chiếc lược ngà (1966) - Nguyễn Quang Sáng
- Thể loại: truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: tự sự trữ tình với bình luận
- Nội dung: Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện “Chiếc
lược ngà” đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến
tranh.
8


9
- Nghệ thuật: Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc
biệt là nhân vật bé Thu.
PHẦN II - TIẾNG VIỆT
I. Các phương châm hội thoại
phương
Dấu hiệu nhận biết
Ví dụ
Vi phạm phương
châm hội
châm
thoại
Phương châm Khi giao tiếp, cần nói cho có nội
Trâu là loài gia súc
về lượng
về lượng
dung; nội dung của lời nói phải
ni ở nhà
thừa từ “ni ở

đáp ứng u cầu cuộc giao tiếp
Én là lồi chim có
nhà”
khơng thiếu, khơng thừa
hai cánh
- có hai cánh
Phương châm Khi giao tiếp, đừng nói những
Quả bí to bằng cái
về chất: vì mình
về chất
điều mình khơng tin là đúng hay
đình
cũng khơng tin,
khơng có bằng chứng xác thực
khơng có bằng
chứng
Phương châm Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề Ơng nói gà bà nói vịt Quan hệ-> nói khơng
quan hệ
tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
đúng đề tài, lạc đề
Phương châm Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn,
Trường giang đại hải Cách thức->cách nói
cách thức
rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
dài dịng
Phương châm Khi giao tiếp, cần tế nhị và tơn
Lời nói chẳng mất
lịch sự
trọng người khác
tiền mua

Lựa lời mà nói cho
vừa lịng nhau
Bài tập
Bài 1 (10). Vận dụng p/c về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:
a) Trâu là một loài gia súc ni ở nhà.
b) Én là một lồi chim có hai cánh.
Hướng dẫn
a. Thừa cụm từ (nuôi ở nhà).
b. Thừa cụm từ (có hai cánh).
-> Vi phạm phương châm về lượng.
Bài tập 2 (11). Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống ?
a.Nói có căn cứ chắc chắn là “Nói có sách, mách có chứng”.
b.Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu điều gì đó là “Nói dối”.
c.Nói một cách hú hoạ, khơng có căn cứ là “Nói mị”.
d.Nói nhảm nhí, vu vơ là “Nói nhăng nói cuội”.
e. Nói khốc lác, làm ra vẻ t giỏi hoặc nói những chuyện bơng đùa, khốc lác cho vui là “Nói
trạng”.
Cho biết những thành ngữ này vi phạm và tuân thủ phương châm hội thoại nào ?
-> Các trường hợp trên liên quan đến phương châm về chất
Bài 1 (23). Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu như:
a) Lời chào cao hơn mâm cỗ
b) Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau
c) Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khơn ai nỡ nói nhau nặng lời.
9


10
? Qua những câu tục ngữ ca dao đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì ? Hãy tìm thêm một

số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự ?
Trả lời:
- Những câu tục ngữ, ca dao đó khẳng định vai trị của ngơn ngữ trong đời sống và khuyên ta
trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
+ Suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp.
+ Có thái độ tơn trọng, lịch sự với người đối thoại.
- “Uốn câu” trong câu “Kim vàng ai nỡ uốn câu”. Uốn câu ở đây có nghĩa là uốn thành chiếc
lưỡi câu. Nghĩa của câu là: Không ai dùng một vật quý (chiếc kim bằng vàng) để làm một việc
không tương xứng với giá trị của nó (uốn thành chiếc lưỡi câu).
- Một số câu tục ngữ, ca dao có ý nghĩa tương tự:
+ Lời nói gói vàng.
+ 1 điều nhịn là chín điều lành.
+ Chim khơn kêu tiếng rảnh rang
+ Vàng thì thử lửa thử than
Người khơn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Chng kêu thử tiếng người ngoan thử lời.
Bài 2 (2,3) Phép tu từ từ vựng nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hố, hốn dụ, điệp ngữ, nói
q, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự. Cho ví dụ ?
Trả lời: Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự là: nói giảm nói tránh.
VD: Chị cũng có duyên! (thực ra là chị xấu). Em không đến nỗi đen lắm! (thực ra là rất đen)
Bài 3 (23) Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống.
a) Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát
b) Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt
c) Nói nhằm châm chọc điều khơng hay của người khác một cách cố ý là nói móc
d. nói leo
e) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.
Cho biết từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
- Các câu: a, b, c, d) liên quan đến phương châm lịch sự
- Câu: e) liên quan đến phương châm châm cách thức
VI. BÀI TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ VỰNG

A. Kể tên các biện pháp tu từ đã học
Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau và cho biết tác dụng :
a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
A
như B
So sánh mặt trời với hịn lửa có sự tương đồng về hình dáng, màu sắc -> để làm nổi bật vẻ đẹp của
thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa gần gũi.
b.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Nhân hóa: hoa, mây, ngọc, tuyết để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân sánh ngang với vẻ đẹp của thiên
nhiên, khiến cho thiên nhiên cũng phải mỉm cười, nhường nhịn -> dự báo số phận êm ấm của nàng
Vân.
c: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì: lấy mặt trời gọi Bác. Bác giống như mặt trời có sự tương
đồng về công lao to lớn. Mặt trời đem lại sự sống cho mn lồi vạn vật trên trái đất, cũng như Bác
10


11
đem lại độc lập tự do, ấm no hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam … Vì vậy Bác sống mãi trong lòng
dân tộc VN giống như mặt trời
d:
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Nghệ thuật hoán dụ: Trái tim chỉ người chiến sĩ yêu nước, kiên cường, gan dạ, dũng cảm -> Giữa trái
tim và người chiến sĩ có quan hệ gần gũi với nhau, lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Đồng thời trái tim
cũng là hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho ý chí, nghị lực cho tinh thần bất khuất của người chiến sĩ trong
thời kì kháng Mỹ cứu nước.

đ: Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày
Nói quá mức độ mồ hôi rơi rất nhiều nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo...
e : Bác nằm trong giấc ngủ bình yên.
Bác đã mất nhưng tác giả nói Bác đang nằm ngủ là làm giảm đi nỗi đau mất Bác.
g:
Ta làm con chim hụt
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Điệp từ ta làm được sử dụng ba lần nhằm nhấn mạnh ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải. Ơng
muốn làm con chim để cất tiếng hót vang, làm một nhành hoa để làm đẹp cho đời và làm một nốt
nhạc trầm để ngân vang trong bản nhạc. Ước nguyện thật giản dị nhưng cũng thật cao đẹp và đáng
trân trọng.
B. Bài Tập: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn, đoạn thơ và cho biết tác dụng
Bài 1:
Mặt trời xuống biển như hịn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đồn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Trả lời: Biện pháp tu từ so sánh: Mặt trời - hòn lửa, biện pháp tu từ nhân hố: Sóng cài then;
đêm sập cửa
Tác dụng: bằng các biện pháp trên tác giả làm nổi bật cảnh hồng hơn trên biển thật đẹp thật
kì vĩ, lung linh tráng lệ, khi màn đêm buông xuống thiên nhiên như ngôi nhà vũ trụ sóng là những
chiếc then cài cánh cửa khổng lồ càng tăng thêm vẻ đẹp huyền bí của biển đêm.
Bài 2.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng..."
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Trả lời: Hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, còn mặt trời trong câu thơ thứ

hai mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ em bé-> Em bé là tất cả sự sống của mẹ...
Bài 3.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
(Trích: “Mùa xn nho nhỏ” - Thanh Hải )
Trả lời: Ẩn dụ: Một mùa xuân nho nhỏ
Hốn dụ: Tuổi hai mười - Tuổi trẻ, tóc bạc - tuổi già
11


12
Tác dụng:->mỗi con người mỗi cuộc đời là một mùa xn góp sức mình dù ở bất kì tuổi nào vào
cơng cuộc dựng xây đất nước.
Bài 4.
“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm u thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ơi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(Bếp lửa, Bằng Việt)
Trả lời: Biện pháp tu từ: Điệp từ (nhóm). -> Hình ảnh người bà quen thuộc bên bếp lửa khơng chỉ
nhóm những gì thân thuộc hữu hình mà cịn ni dưỡng những kí ức tuổi thơ của cháu.
Bài 5.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
(Bếp lửa - Bằng Việt)

- Các từ láy: "chờn vờn", "ấp iu"
- Điệp ngữ: "một ngọn lửa"
- Ẩn dụ: nắng mưa
2. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ
Câu 1.
Mặt trời xuống biển như hịn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Bốn câu thơ đầu diễn tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”, mở đầu cho một đêm đánh
cá trên biển.
Hai câu thơ đầu diễn tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá” là lúc ngày tàn hồng
hơn bng xuống, bằng chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu sức gợi cảm:
“Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”.
Tác giả sử dụng biện pháp so sánh“mặt trời” với “hịn lửa” đang từ từ chìm sâu xuống biển
khiến cảnh hồng hơn trên biển thật lung linh tráng lệ. Viết về biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn
không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cảm quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà
khổng lồ, màn đêm bng xuống “Đêm sập cửa” sóng biển như “then cài”, hình ảnh nhân hóa này
càng chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú. Đối với thiên nhiên thì một ngày đã khép lại,
nhưng với đồn thuyền đánh cá thì đây lại là thời điểm bắt đầu cho công việc chinh phục biển khơi
làm giàu cho đất nước.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Từ “lại” là phó từ biểu thị sự tiếp diễn cơng việc trong thời gian, đồn thuyền ra khơi đã thành
một cảnh quen thuộc được lặp đi lặp lại. “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được
xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao
động như một sức mạnh hòa cùng với gió khơi đẩy căng cánh buồm ra khơi với niềm phấn khởi,
niềm tin vào thành quả lao động.

12


13
Bốn câu thơ miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá” trong buổi hồng hơn tráng lệ
mà vẫn ấm áp, tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động.
Câu 2
" Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn,
Khơng có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim."
(Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính- Phạm Tiến Duật)
Bốn câu thơ dùng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị. Hai câu đầu tác giả
đã liệt kê những mất mát, khó khăn do qn địch gieo xuống : khơng kính, khơng đèn, khơng mui,
thùng xe có xước. Điệp ngữ “khơng có” nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai
câu cuối âm điệu lại trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đồn xe đã chiến thắng, vượt lên
bom đạn, hăm hở hướng ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng.
“xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
chỉ cần trong xe có 1 trái tim”
=> Tình cảm u nước nồng nàn, tinh thần quyết chiến quyết thắng vượt lên mọi khó khăn
gian khổ trong hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Chính sự khốc liệt này càng khiến con tim họ
thêm thơi thúc, lịng u nước nảy nở mãnh liệt trong tim mỗi người lính lái xe Trường sơn dũng
cảm. Hình ảnh Hốn dụ Miền nam và trái tim vừa là hoán dụ nhưng đồng thờ cũng là biện pháp ẩn
dụ thật đặc biệt, tỏa sáng chói ngời cả đoạn thơ.. Trái tim ấy chính là tình u tổ quốc, tình thương
đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vững tay lái xe về tới
đích ? Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích
tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này
và ẩn sau ý nghĩa “trái tim cầm lái”, câu thơ còn muốn hướng người đọc về một chân lý của thời đại
chung: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là cơng cụ… mà là con người, con
người mang trái tim nồng nàn yêu thương, mang ý chí kiên cường, dũng cảm, niền lạc quan và mọi

niền tin vững chắc sẽ chiến thắng mọi gian khó, chiến thắng kẻ thù.
Câu 3
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đồn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hồng mn dặm khơi.
- Đồn thuyền đánh cá đã đi vào lúc hồng hơn trong tiếng hát và trở về vào lúc bình minh
cũng trong tiếng hát. Những câu thơ được lặp lại như một điệp khúc của một bài ca lao động. Nếu
như tiếng hát lúc trước thể hiện niềm vui khi lao động thì tiếng hát sau lại thể hiện sự phấn khởi vì
kết quả lao động sau một đêm làm việc hăng say. Họ trở về trong tư thế mới “chạy đua cùng mặt
trời”. Từ “chạy đua” thể hiện khí thế lao động mạnh mẽ, sức lực vẫn dồi dào của người lao động.
Đoàn thuyền được nhân hoá, cả mặt trời cũng tham gia vào cuộc chạy đua này và kết quả con người
đã chiến thắng….
Câu 4
" Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
( Quê hương – Tế Hanh )
Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền khơng giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc
thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng
nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm
dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một
13


14
cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của
xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra
trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thía của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế
tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con
thuyền....

Câu 5
“ Biển cho ta cá như lịng mẹ
Ni lớn đời ta tự buổi nào”
( Trích “ Đồn thuyền đánh cá” – Huy Cận)
Câu thơ Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào là một lời hát ân tình sâu sắc
trong bài ca lao động. Trong con mắt và tình cảm của những người dân chài thì biển như lịng
mẹ.Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh để khẳng định Biển cả đối với ngư dân trở
nên thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm trìu
mến, thân thương. Câu thơ như một sự cảm nhận thấm thía của những người dân chài đối với biển
khơi. Nguồn tình cảm yêu thường đã nuôi dưỡng mỗi con người. Biển không chỉ đẹp, giàu có mà
cịn rất ân tình. Biển khơng chỉ nuôi dưỡng con người hôm nay và mai sau mà biển đã “ nuôi lớn đời
ta tự buổi nào”
PHẦN III - TẬP LÀM VĂN
(Các mở bài hay)
B .MỘT SỐ DÀN BÀI CHI TIẾT
I NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1 Nghị Luận về một đoạn thơ, bài thơ
2. Đồng chí - Chính Hữu
- MB1: Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Phần lớn
thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng
giàu hình ảnh. Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ viết về người lính hay của ơng. Bài thơ
đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
-MB2: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi mãi là hình ảnh cao
q nhất, đẹp đẽ nhất. Hình tượng người lính đã đi vào lịng người và văn chương với tư thế, tình
cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất
viết về tình cảm của những người lính Cụ Hồ là “Đồng chí” của Chính Hữu. Bằng những rung động
mới mẻ và sâu lắng, bằng chính sự trải nghiệm của người trong cuộc, qua bài thơ “Đồng chí”, Chính
Hữu đã diễn tả thật rõ vào đầu năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đánh thắng
cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp cuối năm 1947 lên khu căn cứ địa Việt Bắc. Nhà thơ
Chính Hữu lúc đó là chính trị viên đại đội thuộc trung đồn Thủ đơ, cùng đơn vị của mình tham gia

chiến đấu suốt chiến dịch. Đầu năm 1948 Chính Hữu viết bài thơ này. Bài thơ là kết quả của những
trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Bài
thơ nói về tình đồng đội, đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn
họ xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng thể hện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp
của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn thiếu
thốn.
3. Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính - Phạm Tiến Duật
- MB1: Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lục xem lại ta mới chợt
nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dịng sông chảy qua tâm hồn ta để lại
14


15
những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm.“Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” là một tác phẩm như
thế. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã xây dựng một tượng đài bằng thơ về người chiến sĩ hồn nhiên,
ngang tàng và ngạo nghễ thời đại chống Mĩ.
- MB2: Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm
kháng chiến chống Mĩ. Bản thân là anh bộ đội Trường Sơn, tác giả cảm thơng và hiểu rõ tâm tình
người lính, nhất là người chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn chở vũ khí, quân trang từ hậu phương lớn
ra tiền tuyến lớn. Cùng với thế hệ thanh niên hăng hái "Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước/ Mà lòng
phơi phới dậy tương lai" Phạm Tiến Duật mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến trường. Nhà
thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính: khỏe khoắn, tự nhiên, tràn đầy sức sống, tinh nghịch
tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng
thơ ấy, của hồn thơ ấy.
- MB3: Phạm Tiến Duật là một trong những gường mặt xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời chống Mĩ
cứu nước. Ông được gọi là "Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca" bởi thi sĩ đã mang cả hào khí thời đại
cùng dãy Trường Sơn vào thơ. Đặc biệt mảng thơ về người lính lái xe của ơng đã để lại ấn tượng thật
thú vị, đã là "Vết xe lăn" nóng bỏng trong những bài thơ Trường Sơn thời chống Mĩ. Trong số những
vần thơ thơng minh, dí dỏm về người lính lái xe Trường Sơn của Phạm Tiến Duật, phải kể đến Bài
thơ về tiểu đội xe khơng kính.

4. Đồn thuyền đánh cá- Huy Cận
- MB1: Đồn thuyền đánh cá của Huy Cận là một "bài thơ cuộc đời". Bài thơ được sáng tác năm
1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. Thơng qua một đêm đánh cá của
đồn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi cuộc sống lao động mới mẻ của người lao động tràn đầy
lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Qua bài thơ ta cảm nhận được khơng khí lao
động khẩn trường, hăng say, nhộn nhịp.
- MB2: Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới .Sau cách mạng
ơng nhanh chóng hồ nhập vào cơng cuộc kháng chiến vĩ đại và trường kì của dân tộc. Hồ bình lập
lại, từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên. Bài thơ “Đồn thuyền đánh
cá”được sáng tác ở Hịn Gai năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày. Bài thơ thực sự là một
bài ca ca ngợi cuộc sống của những con người lao động mới.
- MB3: Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng, thơ Huy Cận tràn
đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới. Thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ
Huy Cận và nó mang những nét đẹp riêng. Một trong những bài thơ được nhiều người u thích nhất
là bài “Đồn thuyền đánh cá” được viết năm 1958 tại vùng biển Quảng Ninh. Với bút pháp lãng mạn
kết hợp hiện thực và nhiều hình ảnh kì vĩ, tráng lệ ,bài thơ đã ca ngợi thiên nhiên vũ trụ và con người
lao động trong cuộc sống mới ở miền Bắc thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
5. Bếp lửa - Bằng Việt
- MB1: Đọc “Bếp lửa” của Bằng Việt tôi đã mường tượng ra một chàng trai trẻ trong cái giá lạnh của
mùa đông Ki-ép ở đất nước U-crai-na xa xôi đang cặm cụi sưởi ấm những nguồn thương qua từng
chữ, từng câu được thắp lên ngọn lửa đượm đà của một thời thơ ấu đẹp đẽ sống bên người bà yêu
dấu...Đến nay đã hơn bốn thập kỉ kể từ khi bài thơ ra đời, ta thực khơng rõ đã có bao nhiêu trái tim
rung cảm mỗi khi đến với bài thơ “Bếp lửa”. Chỉ biết đằng sau mạch cảm xúc dạt dào của hồi niệm
kia sẽ là gì nếu khơng phải một tình yêu lan tỏa với cái nóng, cái nồng đượm của “Bếp lửa quê nhà”,
với sự ấm áp, ấp iu của “ngọn lửa tình người”.
- MB2: Chỉ là một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa, chỉ là một bếp lửa chờn vờn trong
sương sớm,…mà có biết bao nghĩa tình, mà sao tha thiết, lắng sâu đến thế! Thì ra, có khi những điều
nhỏ nhoi, giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng liêng, là hiện hình của
những tình cảm thiết tha chân thành, không thể nào quên. Tiếng gà trưa đánh thức trong Xuân
15



16
Quỳnh những kỉ niệm về một thời thơ ấu sống trong tình u thương của bà. Cịn với Bằng Việt, Bếp
lửa lại trở thành một hình ảnh biểu trưng cho sự ấm áp nồng đượm của tình bà cháu.
- MB3: Mỗi người khi xa quê họ đều nhớ về quê hương với những kỷ niệm gần gũi nhất, thân
thương nhất. Tế Hanh nhớ về q là nhớ về dịng sơng. Giang Nam nhớ về quê là nhớ về những buổi
trốn học đuổi bướm. Rồi “kẻ nhớ canh rau muống”, “người nhớ cà đầm tương”. Những cái bình
thường quen thuộc tưởng chừng như chẳng có gì đáng nhớ nhưng khi xa rồi mới không thể nào
quên. Bằng Việt trong những năm tháng du học ở Liên Xô nhớ da diết về hình ảnh bếp lửa với người bà thân thương. Một người bà giàu tình ân nghĩa.
6. Ánh trăng - Nguyễn Duy
- MB1: Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Nguyễn Duy nổi tiếng với các bài thơ như : “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, ... Hiện nay, Nguyễn
Duy vẫn tiếp tục sáng tác, ông viết đều những bài thơ tài hoa, đậm chất suy tư. “Ánh trăng” (1978) là
một trong những bài thơ của Nguyễn Duy được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu
sắc, tứ thơ bất ngờ, mới lạ .
- MB2: Cuộc kháng chiến đã qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã về với cuộc sống hàng
ngày. Tưởng như sự bận rộn hụm nay sẽ khiến người ta quên lãng quá khứ. Nhưng có một lúc nào đó
trong đời thường những kỉ niệm chiến tranh lại như những thước phim quay chậm hiện về. Nguyễn
Duy gửi tới bạn đọc thi phẩm “Ánh trăng” cũng chính là gửi tới bạn đọc thơng điệp : Khơng nên
sống vơ tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng q khứ.
- MB3: Khơng biết tự bao giờ trăng đã trở thành nàng thơ, thành người bạn tri âm tri kỉ của biết bao
tâm hồn thi sĩ .Với ánh sáng huyền diệu, với chu kì trịn khuyết lạ lùng, trăng đã gợi cho các thi nhân
cổ kim nhiều thi tứ. Trong miền thơ mênh mang ấy, “ánh trăng ”của Nguyễn Duy như một lời tâm sự
chân thành, đã neo lại trong tâm hồn người đọc những tâm trạng riêng, những suy ngẫm riêng giàu
trăn trở .
- MB4: Thơ xưa cũng như nay, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà văn,
nhà thơ. Đặc biệt là ánh trăng. Xưa, Lý Bạch khi đối diện với vầng trăng đã giật mình thảng thốt nhớ
cố hương. Nay Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng
thơ thiên nhiên một ánh trăng. Và đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vơ tình

trước thiên nhiên, vụ tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng”
giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.
7. Làng - Kim Lân
- MB1: Quê hương là gì hả mẹ
Mà cơ giáo dạy phải u?
Q hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều? (Đỗ Trung Qn)
Trong trái tim mỗi con người ln có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình cảm ấy dạt dào
cháy bỏng và có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hồn cảnh khó khăn, nguy hiểm, tình cảm
ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngịi bút sắc sảo chân thực cùng tâm hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều
nhà văn Việt Nam hiện đại đã khắc họa thành cơng hình ảnh con người Việt Nam có tình u làng
q tha thiết. Nhưng có lẽ thành cơng hơn cả là nhà văn Kim Lân với nhân vật ông Hai trong truyện
ngắn Làng - một lão nông nghèo luôn nặng lịng với q hương, tình q ấy gắn bó hịa nhập trong
tình u đất nước.
- MB2: Kim Lân là nhà văn có vốn sống vơ cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam. Các
sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” được
sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với nhân vật chính là ơng Hai một lão nơng hiền lành, yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến .
8. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
16


17
- MB1: Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ơng đã rất thành cơng ở các tác
phẩm khai thác đề tài về những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Tác phẩm không chỉ vẽ
ra một bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng mà còn là lời ca ngợi những con người đang ngày đêm
miệt mài lao động cống hiến cho Tổ quốc.
- MB2: “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên,
người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất
nước”., đó là những con người lao động thầm lặng, hi sinh hạnh phúc cá nhân, tìm hạnh phúc trong

lao động. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là một
bức chân dung kí hoạ đẹp đẽ về con người này.
9. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
- MB1: Có một nhà văn đã nói rằng : "Khơng có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống
viết ra". Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại
được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến "Chiếc
lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật cô bé Thu tám tuổi có một tình u cha đằm thắm, kì
lạ, tiêu biểu cho những điều kì diệu mà những con người Việt Nam đã viết nên.
- MB2: Chúng ta đang sống trong một đất nước hồ bình, được sự dìu dắt, u thương của cha mẹ,
được đùa vui dưới mái trường đầy ắp tiếng ca. Chúng ta có thể quên được chăng những trang sử hào
hùng ấy, ngày các lớp cha anh đi trước đã hi sinh cả tính mạng. Máu của các anh đã nhuộm màu phì
nhiêu cho đất nước, sự hi sinh cao đẹp cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Các anh đã hi sinh cả thể
xác lẫn tinh thần, hi sinh cả những hạnh phúc mà lẽ ra các anh phải được hưởng. Chiến tranh, vùng
trời của đau thương và chết chóc. Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng,
tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của
những người cha lên đường chiến đấu gửi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong
giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành qn nỗi nhớ con khơng cịn dấu được. Tình cảm thiêng liêng ấy
càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- MB3: Ra đời cách đây hơn 50 năm, nhưng truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn
Quang Sáng, mỗi lần đọc lại vẫn đem đến cho chúng ta niềm xúc động lạ thường. Sức hấp dẫn của
tác phẩm khơng phải chỉ ở cốt truyện ít nhiều li kì, hay tính cách nhân vật khác lạ mà chính là ở nội
dung sâu sắc và cảm động của câu chuyện: Tình cha con sâu nặng trong hồn cảnh éo le của chiến
tranh.

A. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
ĐỀ 1 : SUY NGHĨ VỀ TINH THẦN TỰ HỌC .
ĐÁP ÁN :
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng . Nú đũi hỏi mọi người phải vận động
để theo kịp sự phỏt triển của xú hội . Chớnh vỡ vậy mà tinh thần tự học cụ vai trũ vụ cựng quan
trọng .

Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào?Nếu học là quá trỡnh tỡm hiểu , thu nhận
kiến thức và hỡnh thành kỹ năng của bản thân thỡ tự học là sự chủ động , tớch cực , độc lập
tỡm hiểu , lĩnh hội tri thức và hỡnh thành kỹ năng cho mỡnh .Quỏ trỡnh tự học cũng cụ phạm vi
khỏ rộng :khi nghe giảng ,đọc sách hay làm bài tập , cần tớch cực suy nghĩ , ghi chộp , sỏng tạo
nhằm rụt ra những điều cần thiết, hữu ớch cho bản thõn . Tự học cũng cú nhiều hỡnh thức: cụ
khi là tự mày mũ tỡm hiểu hoặc cụ sự chỉ bảo , hướng dẫn của thầy cụ giỏo …Dự ở hỡnh thức
nào thỡ sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất .
17


18
Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của cụng việc này .Tự học giụp ta nhớ lõu
và vận dụng những kiến thức đú học một cỏch hữu ớch hơn trong cuộcsống . Khụng những thế
tự học cũn giỳp con người trở nƠn năng động , sáng tạo , không ỷ lại, không phụ thuộc vào
người khỏc . Từ đú biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mỡnh để tự hoàn thiện bản thõn .
Tự học là một công việc gian khổ , đũi hỏi lũng quyết tõm và sự kiƠn trỡ .Càng cố gắng tự
học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mỡnh .Chớnh vỡ vậy tự học là một
việc làm độc lập gian khổ mà không ai cú thể học hộ , học giụp . Bự lại , phần thưởng của tự
học thật xứng đáng : đú là niềm vui , niềm hạnh phục khi ta chiếm lĩnh được tri thức .Biết bao
những con người nhƠ tự học mà tƠn tuổi của họ được tạc vào lịch sử .Hồ Chớ Minh với đôi
bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng , nhƠ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đú tỡm
được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bƠ hạnh phục . Macxim Gorki với cả một thƠi
thơ ấu gian khổ ,không được đi học , bằng tinh thần tự học ông đú trở thành đại văn hào
Nga .Và cũn rất nhiều những tấm gường khỏc nữa : LƠ Quớ Đôn ,Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn
Hiền …NhƠ tự học đú trở thành bậc hiền tài , làm rạng danh cho gia đỡnh quƠ hường xứ sở .
Việc tự học cụ ý nghĩa to lớn như vậy nƠn bản thõn mỗi chụng ta phải xõy dựng cho mỡnh
tinh thần tự học trƠn nền tảng của sự say mƠ , ham học, ham hiểu biết , giàu khỏt vọng và
kiƠn trỡ trƠn con đường chinh phục tri thức .Từ đú bản thõn mỗi con người cần chủ động ,
tớch cực, sáng tạo , độc lập trong học tập . Cú như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vườn
tới những ước mơ, hoài búo của mỡnh .

Càng hiểu vai trũ và ý nghĩa của việc tự học,em càng cố gắng và quyết tõm học tập
hơn .Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ
thành hiện thực . Cú lẽ bởi vậy mà LƠ-nin đú từng đặt ra một phường chõm : “Học , học nữa ,
học múi”
Đề 2: HễT THUỐC LÁ Cể HẠI
ĐÁP ÁN
Xú hội ngày càng phỏt triển, con người ngày càng được quan tâm song vẫn cú khụng ớt
những tác nhân làm nguy hại đến sức khoẻ của con người. Một trong số đú là thuốc lỏ!
TrƠn mỗi vỏ bao thuốc lá đều cú dũng chữ “Thuốc lỏ cú hại cho sức khoẻ” vậy mà bất
chấp điều cảnh báo ấy, người ta vẫn hụt thuốc. Hụt đến vàng răng, vàng cả ngún tay cầm thuốc,
hơi thở hôi đến khú chịu với những người xung quanh… Cú một thƠi, thuốc lỏ trở thành vật
khụng thể thiếu trƠn bàn tiếp khỏch. Người lớn hụt, trẻ nhỏ cũng hụt. NguyƠn nhân nào dẫn
đến thúi quen tai hại ấy ? Do thúi quan giao tiếp cũng cú, do sự học đũi bắt chước thớch tỏ ra
mỡnh là người “sành điệu” cũng cú.
Hầu hết những người hụt thuốc lá đều biết tác hại của nú. Trong thuốc lỏ cú chứa Nicụtin
là một chất gõy nghiện. Hụt thuốc lỏ nhiều cú thể bị hỏng hệ hô hấp, dẫn đến ho, khú thở, tức
ngực, thậm chớ cú thể gây rỗ phổi hoặc ung thư phổi. Như vậy, thuốc lỏ làm cho sức khoẻ và
tuổi thọ bị suy giảm nghiƠm trọng. Khụng những thế thuốc lỏ cũn làm tiƠu hao tụi tiền của
người sử dụng. Cú thể số tiền dành cho thuốc lỏ khụng nhiều, nhưng nếu không hụt thuốc lỏ, ta
cú thể dựng số tiền đú vào những việc khỏc hữu ớch hơn. Đối với trẻ nhỏ việc học đũi, bắt
chước hụt thuốc lỏ vừa làm nguy hại đến sức khoẻ vừa làm cho tõm tớnh bị thay đổi dẫn đến
dối trá, trộm cắp vặt để cú tiền hụt thuốc…
Thuốc lỏ khụng chỉ cú hại đối với người trực tiếp sử dụng nú mà cũn ảnh hưởng đến
những người xung quanh vỡ khụi thuốc lan trong khụng khớ khiến họ cũng phải chịu ảnh
hưởng nặng nề. Hiện nay, khi đến các nơi công cộng như bến xe, thậm chớ cả trường học, trụ sở
18


19
nhà nước, chụng ta vẫn bắt gặp nhiều người hụt thuốc lá mà không hề quan tâm đến sức khoẻ

của mỡnh và cảm giỏc của những người xung quanh. Như vậy họ đú giỏn tiếp làm nguy hại đến
sức khoẻ cộng đồng và vô tỡnh làm cho mụi trường bị suy thoái . Theo điều tra mới nhất của tổ
chức y tế thế giới WHO , cứ theo đà hụt thuốc hiện nay thỡ đến năm 2020 số người chết vỡ
thuốc lỏ sẽ là 8 triệu người một năm . Tức là cao hơn số người chết vỡ HIV/AIDS, bệnh lao và
tai nạn giao thụng cộng lại. Dự bỏo ấy liệu cụ làm cho những con nghiện thuốc lỏ lưu tâm ?
Thuốc lỏ cú hại như vậy . Làm thế nào để ngăn chặn việc hụt thuốc lỏ ?Cú lẽ cần tuyện
truyền nhiều hơn về tỏc hại của nú trƠn cỏc phường tiện thông tin đại chụng . Coi việc hụt
thuốc lá là hành vi không đẹp bởi nú là biểu hiện của nghiện ngập và của những con người dễ
bị chi phối .Và yếu tố quan trọng nhất là tự bản thõn phải ý thức cao , chủ động không tiếp cận
với thuốc lá để giữ gỡn,bảo vệ sức khoẻ của chớnh mỡnh và những người thân trong gia đỡnh
mỡnh .
Thuốc lỏ cụ hại .Thuốc lỏ nguy hiểm cho sức khoẻ .Bởi vậy thế hệ trẻ chỳng ta húy cựng
nhau nụi khụng với thuốc lỏ !
Đề 3: Vấn đề rác thải với mụi trường …
ĐÁP ÁN
Thành ngữ Việt Nam cụ cõu :“Nhà sạch thỡ mỏt , bỏt sạch ngon cơm”.Vậy mà“ ngụi nhà
chung” của chụng ta đang tràn ngập rác.Việc vứt rác bừa búi đú trở thành mối quan tõm lo lắng
cho những người biết trõn trọng và yƠu quớ mụi trường .
Ở một số nước tiƠn tiến trƠn thế giới ,vệ sinh công cộng rất được quan tâm .Tuy nhiƠn ở
nước ta đây dường như mới là vấn đề của các ngành chức năng.Bởi vậy rác cú mặt ở khắp
nơi:trƠn đường phố,trong nhà xe,bệnh viện,trường học,di tớch thắng cảnh…Đến đâu cũng thấy
rỏc,thậm chớ ngồi bƠn hồ,dự là hồ đẹp nổi tiếng người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Rác
gồm đủ loại với đủ các chất liệu khác nhau:từ vỏ hoa quả đến vỏ đồ hộp,bao bỡ ni lụng,vỏ chai
thuỷ tinh,sỉ than,gỗ,giấy…
Rỏc thải phong phỳ bao nhiƠu thỡ tỏc hại mà nụ gõy ra lớn theo nhường ấy.Rỏc thải làm
mất mỹ quan nơi cụng cộng ,biến những thắng cảnh thành búi rỏc. Ai đú từng du ngoạn Hường
Sơn chắc khụng thể quƠn hỡnh ảnh khắp cỏc lối đi,các sườn nụi rác tràn ngập và dày đặc
.Chốn “ThiƠn Nam đệ nhật động ”bớt hấp dẫn du khỏch hơn cú lẽ cũng vỡ như vậy.Không chỉ
cú thế, rỏc thải bừa búi cũn gõy ụ nhiễm mụi trường ,khụng khớ không trong lành ,sông hồ ô
nhiễm ,sinh vật ở sông hồ bị chết …Tất cả những điều đú đều cú thể làm nguy hại đến sức khoẻ

của con người.Đôi khi ,rác thải bừa búi cũn gõy nguy hiểm trực tiếp cho con người như trượt
ngú vỡ dẫm phải vỏ hoa quả ,đồ hộp , trẻ nhỏ bị chỏy mỏu,nhiễm trựng vỡ dẫm phải mảnh
chai…
Cụ nhiều nguyƠn nhõn dẫn đến những hiện tượng trƠn . Song về cơ bản cú thể nhận thấy nạn
vứt rỏc bừa búi là do sự thiếu ý thức của một số người ,do chưa cú nhiều thựng rỏc ở những
nơi công cộng và chưa thực sự cú những biện phỏp xử lý nghiƠm khắc đối với những người vi
phạm .
Trong khi chỳng ta cũn đang lụng tụng tỡm giải phỏp khắc phục thỡ hàng ngày , hàng
giƠ hành tinh xanh của chỳng ta đang oằn mỡnh vỡ rỏc . Bởi vậy ngoài việc đặt thựng rỏc ở
những nơi công cộng , treo biển cấm đổ rác ở một số nơi và xử phạt nghiƠm khắc với người vi
phạm , chụng ta cần phải giỏo dục ý thức về vấn đề này ,và phải nhanh chúng khắc phục hậu
quả ở những nơi đú bị vứt rỏc bừa búi , nhằm ngăn chặn hành vi tiếp tục xả rỏc của những
người vụ ý thức .BƠn cạnh đú cần nhõn rộng những phong trào giàu ý nghĩa như “chủ nhật
xanh ”,“xanh sạch đẹp thành phố”…Để ngôi nhà chung của chụng ta luụn sạch sẽ , an lành.
Thành ngữ Việt Nam từng nụi: “gụp giụ thành búo ”. Mỗi học sinh chỳng ta cần ý thức
giữ gỡn vệ sinh nơi công cộng để trái đất này múi múi là hành tinh xanh đáng yƠu
19


20
Đề 4: CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM …
Đáp án
Chiến tranh đú lựi xa nhưng di hoạ mà nú để lại vẫn hàng ngày hàng giƠ làm bao người
Việt Nam đau đớn .Trước tỡnh hỡnh ấy , cả nước đú lập quỹ giỳp đỡ các nạn nhân chất độc
màu da cam nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ .
Chất độc màu da cam mà Đế quốc Mỹ đú rải xuống cỏc cỏnh rừng Miền Nam thƠi chiến
tranh đú tạo nƠn nỗi kinh hoàng cho thế hệ sau của những người đú từng sống ở những khu
vực đú.Những đứa trẻ vô tôi, tật nguyền,dị dạng,vừa chào đƠi đú phải lỡa đƠi hoặc nếu sống
được thỡ sức khoẻ,trớ tuệ thậm chớ cả hỡnh hài đều không bỡnh thường…Những sinh linh quái
dị và vô tội ấy trở thành nỗi ám ảnh,đau đớn đến tƠ tỏi của người thân, gia đỡnh và của toàn xú

hội .
NguyƠn nhân nào dẫn đến thảm hoạ ấy ?Chớnh là do sự vô nhân đạo của giới cầm quyền
ở một đất nước đú từng tuyƠn bố về quyền con người trước toàn thế giới.Để thực hiện âm mưu
xâm lược của mỡnh,đế quốc Mỹ đú khụng từ một thủ đoạn nào kể cả việc vi phạm quyền làm
người của những trẻ thơ vụ tội .Những bọc nước,cục thịt ,quái thai hoặc những sinh thể điƠn
dại,vô tri vô giác do chất độc màu da cam không chỉ khiến cho gia đỡnh đau đớn về tinh
thần,khốn khổ về vật chất mà cũn là gỏnh nặng cho tồn xú hội…Những vết thường khơng
mảnh đạn mà đeo bám dai dẳng múi múi khụng lành.Đú chớnh là tội ỏc tày trƠi mà chiến tranh
đú gõy ra .
Trước tỡnh hỡnh đú nhiều chường trỡnh ủng hộ những nạn nhõn chất độc màu da cam đú
được tổ chức.Biết bao người đú khục thường cho những số phận bất hạnh,biết bao chữ ký đú
được thu thập để ủng hộ cuộc đấu tranh đũi bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh.Ngày đầu
tiƠn Mỹ rải chất độc chết người này xuống Việt Nam: 10-8-1961 đú trở thành ngày “Vỡ nạn
nhõn chất độc màu da cam”.Cả nước Việt Nam đú lập quĩ giụp đỡ cỏc nạn nhõn khốn khổ.Đú là
việc làm cần thiết để giụp đỡ họ phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau.Nhiều em bé
tật nguyền,côi cụt đú được chăm súc,nhiều tổ chức chớnh quyền,doanh nghiệp,cá nhân đú xõy
dựng nhà tỡnh nghĩa,tặng xe lăn,tiền, quà ,thăm hỏi và giụp đỡ cỏc nạn nhõn.Nhiều nhúm tỡnh
nguyện viƠn được thành lập để làm việc tại các trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc màu da
cam…Dẫu biết rằng tất cả những giụp đỡ đú khụng thể bự đắp được những mất mát đau đớn
của họ song đú thực sự là hành động đền ơn đáp nghĩa, phự hợp với truyền thống“tường thõn
tường ái”,“uống nước nhớ nguồn” của dõn tộc Việt Nam ta .
Việt Nam đú cố gắng để xoa dịu nỗi đau chiến tranh,song“ơn phải trả,oán phải
đền”.Chớnh phủ Mỹ và 37 cơng ty hố chất đú cung cấp chất độc này cho quân đội Mỹ cũng
phải chịu trỏch nhiệm về sự vô nhân đạo của mỡnh .
Nỗi đau của những nạn nhân da cam là một nỗi ám ảnh dai dẳng ,việc giụp đỡ họ cần phải
làm thường xuyƠn và liƠn tục .Bởi vậy mỗi chụng ta cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này ,
tớch cực học tập , phấn đấu xõy dựng xú hội tốt đẹp mà ở đú mọi người đều được đảm bảo
quyền sống và quyền hạnh phục .
ĐỀ 5: TRề CHƠI ĐIỆN TỬ.. .
Trũ chơi điện tử vốn là một trũ giải trớ lành mạnh song hiện tượng đam mƠ trũ chơi này

mà sao nhúng học hành và gõy nhiều hậu quả tại hại đú trở thành một vấn đề bức xục ở lứa tuổi
học sinh .
Cú thể thấy ở khắp cỏc phố phường và các nẻo đường thụn ngừ xụm những quỏn Intenet.
Học sinh đến đú không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử .
Nhiều bạn ngồi hàng giƠ , hàng ngày trước màn hỡnh vi tớnh, mƠ mẩn với những trũ chơi trƠn
20


21
mỏy ,quƠn thƠi gian thậm chớ bỏ học để chơi ,trong đầu lục nào cũng chỉ nghĩ đến các trũ chơi
và ham muốn chinh phục khỏm phỏ nú khiến gường mặt ngơ ngẩn như mất hồn…
Cú nhiều nguyƠn nhân dẫn đến hiện tượng đú. Do bố mẹ khụng quan tõm, do buồn, do
bạn bố rủ rƠ, do khụng tự chủ được bản thân … Song dự lý do nào đi nữa, ham mƠ trũ chơi
điện tử cũng là một điều tai hại. Trước hết ngồi quỏ gần màn hỡnh vi tớnh trong một thƠi gian
dài cú thể làm cho mắt bị cận thị, người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại. Khụng chỉ cú thế, ham
mƠ trũ chơi điện tử cũn dẫn đến sao nhúng nhiệm vụ chớnh của người học sinh là học tập. Mải
chơi, bỏ tiết, trốn học, khụng hiểu bài, khụng làm bài tập, học tập sụt kém dẫn đến chỏn học.
Như vậy vô tỡnh sự ham chơi nhất thƠi cú thể tự huỷ hoại tường lai của chớnh bản thõn mỡnh.
Trũ chơi điện tử cũn khiến tõm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chộm giết , bắn phỏ , cuốn con
người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử cũn tiƠu
tốn tiền bạc một cỏch vụ ớch , cụ khi cũn làm thay đổi nhân cách con người . Để cú tiền chơi
điện tử nhiều thúi hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản
của gia đỡnh , bạn bố …Và khụng ai cụ thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu
niềm đam mƠ kia vẫn cũn tiếp diễn .
Trũ chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nú ?Đây thực sự là một việc
khú song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ
chớnh của mỡnh là học tập ,rốn luyện ,tu dưỡng,khụng lúng phớ thƠi gian,sức lực, tiền bạc vào
những việc vụ bổ ,thậm chớ là cụ hại .Chỉ coi trũ chơi điện tử như một trũ giải trớ ,tiếp xỳc với
nụ cụ chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thõn, không để bản thân bị tác động bởi những
trũ chơi và sự rủ rƠ của những người bạn xấu. BƠn cạnh đú cũng cần cú sự quan tõm thường

xuyƠn và sự quản lý chặt chẽ của gia đỡnh nhằm giỳp con em mỡnh trỏnh xa những đam mƠ
tai hại .Nhà trường và xú hội cũng cần cụ sự phối hợp giỏo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt
động bổ ớch ,những sõn chơi vui tười lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Cú như
vậy vấn nạn học sinh say mƠ trũ chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử - Ham muốn nhất thƠi mà tỏc hại khụng lường hết được.Bởi vậy vỡ
tường lai của chớnh mỡnh,chỳng ta đừng để bản thân vướng vào đam mƠ chết người đú.
ĐỀ 7: SUY NGHĨ VỀ BÁC HỒ …
Cú một con người mà khi nhắc đến tƠn, những người Việt Nam đều vô cựng kớnh yƠu
và ngưỡng mộ , đú là Hồ Chớ Minh : vị lúnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam , anh hựng giải
phúng dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới .
Trước hết ta thấy Bỏc Hồ là vị lúnh tụ vĩ đại ,anh hựng giải phúng dõn tộc của nhõn dõn
Việt Nam .Bỏc là người chiến sỹ tiƠn phong trƠn mặt trận cứu nước đầy gian khổ , lúnh đạo
dân ta tới chiến thắng ,khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam .Người bôn ba khắp
năm châu bốn bể tỡm đường đi và tường lai cho đất nước ,giải phúng dõn tộc thoỏt khỏi ỏch
thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ .Người đú dẫn dắt dõn tộc ta thoỏt khỏi đúi
nghèo ,đi lƠn xõy dựng chế độ xú hội tốt đẹp .Tư tưởng của Người cú giỏ trị vụ cựng to lớn đối
với Cỏch Mạng Việt Nam ,nhõn dõn Việt Nam .Người đú hy sinh cả cuộc đƠi vỡ nền độc lập
tự do của dõn tộc ,Người yƠu nước thường dõn sõu sắc ,bởi vậy triệu triệungười dân Việt Nam
đều là con cháu của Người .Ở cường vị lúnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng cách
đối xử của Bác đối với cỏ nhõn từng người vụ cựng thõn mật và gần gũi:
“Bỏc ơi tim Bỏc mờnh mụng thế
ễm cả non sụng mọi kiếp người .”
(Tố Hữu )
21


22
Chưa bao giờ trong lịch sử dõn tộc Việt Nam lại cú một vị lónh tụ giản dị và gần gũi với mọi
người như thế :Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ ,ăn những mún ăn dân dó, mặc ỏo bà ba nõu và tư
trang chỉ là một chiếc giường nhỏ và mấy bộ quần ỏo bạc màu …Cú lẽ bởi vậy mà với người

Việt Nam, Bỏc Hồ khụng chỉ là anh hựng giải phúng dõn tộc mà cũn là vị lónh tụ vĩ đại được
mọi người dõn Việt Nam kớnh yờu và ngưỡng vọng .
Bỏc Hồ cũn được biết đến ở cương vị một danh nhân văn hoá thế giới .Bác đó từng là
chủ bỳt tờ bỏo “Người cựng khổ ”ở Pháp, đó từng viết “Bản ỏn chế độ thực dõn Phỏp”gõy
tiếng vang lớn. Người cũn là nhà văn, nhà thơ lớn của dõn tộc Việt Nam với những tập truyện
ký bằng tiếng Phỏp,“Tuyờn ngụn độc lập”và“ Nhật ký trong tự”cựng rất nhiều những vần thơ
khác nữa…Bác Hồ đó từng đi khắp các châu lục trờn thế giới, thụng thạo nhiều thứ tiếng, am
hiểu nền văn hoá của nhiều dõn tộc. Bác đó rốn giũa và tạo cho mỡnh một phong cỏch riờng,
kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị, giữa tinh hoa văn hoá nhân
loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam.
Mặc dự Bác đó đi xa nhưng trong lũng mọi người dõn Việt Nam Bỏc vẫn là người đẹp nhất:
Thỏp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất cú tờn Bỏc Hồ .
Càng tỡm hiểu về cuộc đời vĩ đại và cao đẹp của Bác, em càng kớnh yờu và tự hào về
Bỏc hơn. Điều đú khơi dậy trong em mong muốn học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để
trở thành con người cú ớch cho xó hội .
Bỏc là tinh hoa khớ phách của dân tộc,cuộc đời của Bỏc là một tấm gương sỏng. Bởi vậy
mà chúng ta cần “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại ”.
ĐỀ 8 :NHỮNG CON NGƯỜI KHÔNG CHỊU THUA SỐ PHẬN .
Đáp án.
“Mỗi trang đời đều là một điều kỳ diệu” M.Gorki đó từng núi như thế và điều đú thật sự
khiến chỳng ta cảm động khi lật giở những trang đời của những con người không chịu thua số
phận như anh Nguyễn Ngọc Ký, Trần Văn Thước, Nguyễn Cụng Hựng …
Trước hết ta phải hiểu thế nào là “khụng chịu thua số phận”? Đú là những con người
khụng chấp nhận mỡnh mói là người tàn phế, vụ dụng, không học tập, không đúng gúp gỡ cho
xó hội .
Khụng mấy người Việt Nam khơng biết đến anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay đó
kiờn trỡ luyện tập biến đôi chân thành đôi bàn tay kỳ diệu viết những dũng chữ đẹp, học tập trở
thành nhà giỏo, nhà thơ. Anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động liệt tồn thân. Khụng gục ngó
trước số phận anh can đảm tự học và đó trở thành nhà văn. Không thể núi hết những gian nan,

những giọt nước mắt đau khổ của họ trong những ngày tự mỡnh vượt qua bệnh tật để khẳng
định giá trị của mỡnh, để chứng tỏ bản thân tàn nhưng không phế. Vào năm 2005 cả nước biết
đến một Nguyễn Công Hựng (xó Nghi Diờn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An ).Từ khi sinh ra đó mắc
chứng bại liệt. Anh cũn bị căn bệnh viờm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy kiệt. Vậy mà anh
đó khụng gục ngó. Chàng trai 23 tuổi bại liệt, chõn tay teo túp, trọng lượng chỉ 12 kg và gần
như mất hoàn toàn khả năng vận động đó trở thành một chuyờn gia tin học và được tôn vinh là
Hiệp sỹ công nghệ thông tin năm 2005 vỡ những đúng gúp khụng vụ lợi của mỡnh cho cộng
đồng. Tháng 5 -2005 anh được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đưa vào “Danh mục kỷ lục Việt
Nam ”về người khuyết tật bị bại liệt toàn thân đầu tiờn làm giám đốc cơ sở đào tạo tin học và
ngoại ngữ nhân đạo…
Điều gỡ khiến những con người tật nguyền ấy cú thể vượt qua bệnh tật và khẳng định
được bản thân mỡnh? Họ đó tạo dựng cuộc sống từ muụn vàn khụ khăn, gian khổ, thử thỏch
22


23
bằng sự kiờn trỡ,nhẫn nại và quyết tõm chiến thắng số phận của mỡnh. Họ đó khụng mất đi
niềm tin yờu vào cuộc sống, khụng gục ngó trước những đau đớn, họ dũng cảm, tự tin đứng lờn
để sống bằng nghị lực, ý chớ, khỏt vọng và sức sống tinh thần mạnh mẽ của họ. Song bờn cạnh
đú cũn cú những nguyờn nhõn khỏc. Đú chớnh là sự động viờn, khớch lệ, giỳp đỡ của bạn bố,
của người thõn, là khỏt khao khụng muốn người thõn của mỡnh đau khổ, thất vọng và cũn nhờ
dũng mỏu kiờn cường và truyền thống anh hựng của dõn tộc Việt Nam .
Những con người vượt lờn số phận đứng lờn bằng nghị lực, khỏt vọng và ý chớ của
mỡnh khiến em vụ cựng khõm phục. Chớnh những tấm gương về họ đó xõy đắp những ước
mơ, hồi bóo trong em, dạy em phải biết vượt qua những khú khăn trong cuộc sống để thực
hiện những khỏt khao của mỡnh .
Những người khụng chịu thua số phận, những con người tàn mà khụng phế thực sự là
những tấm gương cho lứa tuổi học sinh chỳng em, khớch lệ bản thõn mỗi người cố gắng phấn
đấu học tập, rèn luyện để trở thành những con người cú ớch cho xó hội .
Đề 9: Thực trạng đáng bức xỳc trờn, Bộ Y tế, Ủy ban An tồn Giao thơng Quốc gia đó

triển khai cỏc hoạt động nhằm tăng nhận thức về phũng trỏnh tai nạn và an toàn giao
thụng. Áp phớch, tƠ rơi về an toàn giao thụng và sử dụng mũ
BÀN LUẬN VỀ TốNH TRẠNG TRẬT TỰ AN TOÀN GT Ở NƯỚC TA
Đáp án
Trong những năm gần đây, tỡnh hỡnh trật tự an toàn giao thụng ở nước ta cú nhiều diễn biến
phức tạp, đặc biệt là trƠn lĩnh vực giao thông đường bộ.
Mỗi ngày , cỏc phường tiện thông tin đại chụng đều cú bản tin về sô lượng các vụ tai nạn giao
thụng xảy ra trƠn các địa bàn trƠn cả nước . Đáng báo động, tớnh chất cỏc vụ tai nạn ngày
càng nghiƠm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Cú vụ tai nạn do hai xe khỏch va
vào nhau làm thiệt mạng hàng vài chục người . Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không
hề suy giảm, ngược lại nú cũn tăng lƠn rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam cú tới gần một nghỡn
vụ tai nạn giao thụng, nhiều nhất là xe mỏy.
Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xục của
toàn xú hội. Đú là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhõn lực, trớ tuệ, gõy tổn thường về tinh
thần xú hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Tai nạn giao thông cú
ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Cú rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thụng gõy tử
vong hoặc thường tật nặng nề và cũn cụ biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ
các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật. Theo thống kƠ, những người thiệt
mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đỡnh. Những người vợ xút xa
khi mất đi người chồng thõn yƠu, đứa con nghẹn ngào vỡ tới đây sẽ chẳng cũn được vũng tay
người cha dạy dỗ . Họ mang đến sự thường tõm cho toàn xú hội.
NguyƠn nhõn gõy ra tỡnh trạng tai nạn giao thụng cao ở nước ta cú rất nhiều . Đú là sự hiểu
biết cũn hạn chế về an toàn giao thụng đường bộ, về quy định giao thơng, về các hành vi lái xe
an tồn.Số đơng dân chụng cũn cụ quan niệm rằng tai nạn giao thụng là do số mệnh con người
quyết định.Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thụng là cụ thể phũng trỏnh được.
Mụi trường giao thụng khụng an toàn và cơ sở hạ tầng giao thụng nghốo nàn. Vớ dụ, cú rất ớt
cỏc biển bỏo giao thụng và cỏc khu vực an toàn cho người đi bộ.Việc sử dụng mũ bảo hiểm là
rất ớt mặc dự cú nhiều mũ bảo hiểm chất lượng tốt.Việc chấp hành luật lệ giao thông cũn kộm.
Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niƠn như lạng lách, đua xe máy là nguồn
gốc của nhiều tại nan giao thông . Đồng thƠi , việc người dân sử đú sử dụng rượu bia , nồng độ

cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyƠn nhõn gõy ra những vụtai nạn không đáng cú .
23


24
Trước bảo hiểm đú được phân phát rộng rúi trƠn toàn quốc . Cỏc tiểu phẩm phỏt trƠn truyền
hỡnh cũng gụp phần vận động để giụp cho cụng chụng hiểu rừ hơn về luật giao thụng và
nghiƠm chỉnh chấp hành luật. Quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phường
tiện xe gắn mỏy tham gia giao thụng và xử phạt nghiƠm minh những trường hợp khụng chấp
hành luật cũng đú hạn chế bớt tỡnh trạng tai nạn giao thụng .
Cũn đối với giao thông học đường cần sự đồng thuận giữa gia đỡnh, nhà trường và xú hội ,
khụng chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tƠ, những lƠi hứa suông,… mà phải bằng hành
động cụ thể. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viƠn,
trong đú cú các hoạt động về tuyƠn truyền, phổ biến phỏp luật giao thụng. Cần coi ý thức chấp
hành phỏp luật về giao thụng như một trong những tiƠu chớ cơ bản để đánh giá ý thức rốn
luyện đạo đức của học sinh, sinh viƠn: xếp loại đạo đức trung bỡnh đối với học sinh, sinh viƠn
vi phạm giao thụng lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cựng một năm học.
Đồng thƠi việc đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gƠ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành
cho người đi bộ ở khu vực , đặc biệt nơi cú đông trẻ em cũng cần được thực hiện . Tổ chức cỏc
cuộc thi an toàn giao thụng cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niƠn.Huấn luyện cho cỏc
tuyƠn truyền viƠn đi đến từng hộ gia đỡnh tuyƠn truyền về phũng chống tai nạn bao gồm cả
các tai nan giao thông.Hỗ trợ các địa phường xõy dựng sõn chơi an toàn cho trẻ để trẻ cú thể
chơi an toàn xa đường giao thụng…
Ngày nay , tỡnh trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niƠn – những người chủ tường lai đất
nước đang gây bức xục trong dư luận . Đú là những thanh niƠn đua đũi với bản tớnh “con nhà
giàu” cựng với sự rủ rƠ của bạn bố, họ sẵn sàng đánh cược với tớnh mạng của mỡnh. Những
bậc cha mẹ nuụng chiều con , khi hay tin con mỡnh xảy ra tai nạn, nhận ra thỡ đú quỏ muộn,.
Nếu như những thanh thiếu niƠn kia biết quý bản thõn mỡnh, biết tuõn thủ luật lệ giao thụng
thỡ sẽ chẳng cụ những điều thường tâm và đáng tiếc.
Một mặt khỏc , do sự tắc trỏch của một số cơ quan xõy dựng, rụt xén vật liệu khiến cho chất

lượng đường xỏ kộm . Cũn cụ những kẻ chỉ vỡ lợi ớch cỏ nhõn mà quƠn đi tớnh mạng, sự an
toàn của người đi đường, rải đinh xuống lũng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được
từ vỏ xe, thay lốp. Họ cố tỡnh khụng hiểu sự nguy hiểm của việc làm đú, với tốc độ cao như
vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và
nguy cơ tử vong là rất lớn.
Là một học sinh, mỗi chỳng ta phải xem xột lại mỡnh , phải tự giỏc làm đụng cỏc nguyƠn tắc
an toàn giao thụng mà nhà trường và xú hội đú chỉ dẫn.Cụ như thế thỡ tuổi trẻ học đường đú
gụp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thụng, một vấn nạn mà xú hội và đất nước
đang tỡm cỏch khắc phục.
B. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
ĐỀ 10: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN .
ĐÁP ÁN :
Trong kho tàng ca dao tục ngữ của người Việt Nam ta cú rất nhiều những cõu núi về truyền
thống đạo lý ân nghĩa thuỷ chung.Một trong số đú là câu:“Uống nước nhớ nguồn ”.
Trước hết ta phải hiểu nội dung cõu tục ngữ là như thế nào .“Uống nước ”chớnh là sự hưởng thụ
những thành quả vật chất và tinh thần ;“Nhớ nguồn ”là sự tri õn ,giữ gỡn phỏt huy những thành quả
của người làm ra chụng .Như vậy cả câu tục ngữ là lƠi khuyƠn,lƠi dạy bảo chụng ta phải biết ơn thế
hệ cha anh và phỏt huy những thành quả của họ .
Thật vậy ,thành quả khụng tự nhiƠn mà cú .Đất nước hoà bỡnh mà chỳng ta sống hụm nay
được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngú xuống .Bởi vậy ta khụng được phép quƠn tổ tiƠn
,nũi giống và những người đú chiến đấu, hy sinh bảo vệ quƠ hường. Cha mẹ ,ụng bà người thân đú
sinh ra ta ,nuụi dưỡng ta khụn lớn, thầy cụ dạy dỗ ta học hành trở nƠn người cú ớch cho xú hội…Tất
cả đều là “nguồn”để ta phải nhớ,phải tri õn.
24


25
Lũng biết ơn là cở sở của đạo làm người.Một xú hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng
vững vàng trƠn nền tảng đạo lý .TrƠn khắp đất nước Việt Nam lũng biết ơn thể hiện ở việc xõy dựng
các đền,miếu,chựa chiền phụng thƠ, tụn vinh cỏc bậc anh hựng cú cụng với nước.Trong mỗi gia

đỡnh,bàn thƠ tổ tiƠn được đặt ở nơi trang trọng.Nhiều năm nay, cả nước dấy lƠn phong trào đền ơn
đáp nghĩa đối với những thường binh,liệt sĩ,bà mẹ Việt Nam anh hựng và những gia đỡnh cụ cụng
với cỏch mạng…Đến bất kỳ nơi nào cũng cú thể tỡm thấy những biểu hiện sinh động phong phụ của
đạo lý “uống nước nhớ nguồn ”trƠn đất nước ta .
Nhớ nguồn khụng chỉ là biết ơn, giữ gỡn ,bảo vệ thành quả đú cụ mà bản thõn mỗi người cần cố
gắng cống hiến, bổ sung thƠm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất
diệt.Cú như vậy mới phát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiƠn , làm cho xú hội ngày
một phỏt triển .Đú mới là nhớ nguồn một cỏch thiết thực.Ở lứa tuổi học sinh, chụng ta chưa làm ra của
cải vất chất, tinh thần cho xú hội , do đú húy bày tỏ lũng biết ơn chõn thành với cha mẹ, thầy cụ bằng
lƠi núi, việc làm cụ thể của mỡnh:phấn đấu học tập,rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan,trũ giỏi để
trở thành những công dân cú ớch cho xú hội sau này .
Cõu tục ngữ khụng chỉ là lƠi khuyƠn dạy ,nụ cũn là lƠi nhắc nhở sõu sắc, thấm thớa đối với
những kẻ vụ ơn,“khỏi vũng cong đuôi”,“qua cầu rụt vỏn”,“khỏi rƠn quƠn thầy”…Mạch nguồn trong
trẻo của truyền thồng õn nghĩa thuỷ chung sẽ cú một ngày làm cho những trái tim lầm đường thức
tỉnh !
Lũng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nú khụng tự nhiƠn
mà cụ .Nụ là kết quả của quỏ trỡnh rốn luyện , tu dưỡng lõu dài của con người.Cú lẽ bởi vậy mà tự
thủơ ấu thơ, lƠi ru thấm đượm ân tỡnh của bà của mẹ đú gieo mầm õn nghĩa :
“Cụng cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bừ những ngày ước ao…”
Đề: Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xớt BƠ-cơn(TK XVI – XVII) đú nụi một cõu nụi rất
nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Tư tưởng này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gỡ?
Trong cuộc sống, mỗi sự việc,hiện tượng xảy ra, muốn giài thớch được đều cần đến sự hiểu
biết.Sự hiểu biết ở đây cú thể hiểu rộng ra là tri thức.Một nhà khoa học người Anh đú cụ một
cõu nụi rất nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”.Chỳng ta húy cựng tỡm hiểu vỡ sao cõu phỏt biểu
ấy lại nổi tiếng đến vậy.
Như trƠn đú cụ nụi,xột theo nghĩa rộng thỡ “tri thức” là sự hiểu biết về cỏc sự vật,hiện tượng
diễn ra trong đƠi sống,trong tự nhiƠn và trong xú hội,là vốn hiểu biết về con người của nhõn
lọai.Ngũai ra,khi nụi đến từng cỏ nhõn thỡ “tri thức” chớnh là lượng kiến thức tớch lũy được
trong quá trỡnh học tập,rốn luyện và trau dồi những kỹ năng,kiến thức của cuộc sống.Cả cõu

nụi “Tri thức là sức mạnh” ý muốn nụi nhƠ cụ tri thức mà trƠn mọi lĩnh vực họat động của đƠi
sống con người,mọi phạm vi của xú hội, đều cú thể đạt được thành công.
Đụng như vậy,chụng ta cú thể thấy điển hỡnh tri thức tạo ra sức mạnh trong hầu hết cỏc lĩnh
vực.Ở quân đội,nhƠ cú tri thức mà người ta cú thể nghiƠn cứu được chiến thuật phũng thủ,tiến
cụng,chế tạo được nhiều vũ khớ tối tân,thăm dũ được tỡnh hỡnh chiến sự.NhƠ đú mà bảo về
được đất nước.Một khi khụng cú kiến thức,tri thức về vấn đề đặt ra sẽ khiến cho việc bảo về đất
nước trở nƠn khú khăn,sự an toàn của đất nước bị đe dọa.Thật nguy hiểm!.TrƠn lĩnh vực kinh
tế,tri thức giụp người kinh doanh biết tớnh toỏn,suy nghĩ chớn chắn,biết đưa ra những quyết
định đụng đắn,mang đến thành cụng trong sự nghiệp.Nếu khụng cụ tri thức,tức là khụng cụ vốn
hiểu biết thỡ sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm,những thất bại gây tổn thất nặng nề.ảnh
hưởng đến nền kinh tế nước nhà.Đối với từng cỏ nhõn,cú tri thức cũng là một điều vô cựng
quan trọng,tri thức giụp cho người đú thuận lợi trong công việc,đạt được thành công nhất định
và được người khỏc tụn trọng.Một người khi cú vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều vấn đề trong
cuộc sống sẽ tự tin trước mọi tỡnh huống.Ngược lại,khi người đú khụng hề hiểu biết một chỳt
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×