Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG ÁCH TẮC PHÁT SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.38 KB, 7 trang )

ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT
NHỮNG ÁCH TẮC PHÁT SINH.
Qua một thời gian học tập và nghiên cứu, khảo sát thực tế tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty Dệt may Hà Nội tôi nhận thấy rằng: Công ty dệt
may Hà Nội có quy mô khá rộng lớn với diện tích xấp xỉ gần 24 hecta với gần
5200 công nhân, Công ty Dệt May Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích rất
đáng khâm phục trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng năm qua. Tuy với
thời gian thực tập chưa dài nhưng tôi phải khẳng định rằng: đó là thời gian
thực tế đầu tiên và tôi đã học hỏi được rất nhiều những bài học thực tế của
thương trường mà trong những bài học lý thuyết tôi chưa thể hiểu được.
Với kiến thức hiểu biết còn hạn chế cộng với kinh nghiệm chưa có nhưng tôi
xin mạn phép đóng góp sự hiểu biết nhỏ bé của mình vào quá trình quản lý và
điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
1. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Công ty cần tăng cường khâu Marketing, bởi chỉ có đi sâu nghiên cứu tỉ mỉ
thị trường thì công ty mới có khả năng thâm nhập vào thị trường. Đặc biệt
công ty cần nghiên cứu thị trường Châu Phi bởi lẽ, Châu Phi là một lục địa
đông dân cư, là thị trường không đòi hỏi cầu kỳ về kiểu dáng mẫu mã
nhưng lại đòi giá cả phải rẻ. Công ty cũng cần phải chú ý đến thị trường Mỹ,
bởi ở Mỹ thu nhập bình quân đầu người là rất cao nên nhu cầu ăn mặc là
rất lớn trong khi đó trên đất Mỹ số lượng các nhà máy dệt may lại không
nhiều mà chủ yếu hàng dệt may là nhập khẩu.
Có thể nói, thị trường xuất khẩu không những là nơi tiêu thụ sản phẩm của
công ty, mà nó còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Trong
thời gian qua, việc khai thác các thị trường hiện có của công ty đạt hiệu quả
chưa cao, việc thâm nhập vào các thị trường lớn mặc dù đã thực hiện được
nhưng với giá trị kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ. Các thị trường lớn thuộc khối
Liên Xô và Đông Âu đã bị mất do khủng hoảng về chính trị.
Việc củng có và mở rộng thị trường là vô cùng quan trọng đối với công ty.
Muốn làm được điều đó công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị
trường mà trước hết nên tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:


• Nâng cao trình độ cho cán bộ phòng kế hoạch thị trường về ngoại ngữ,
nghiệp vụ Marketing trõnguất khẩu để họ có khả năng thu thập thông tin,
sau đó phân tích chúng để từ đó đưa ra những kết luận chính xác và lập
được kế hoạch sản xuất.
• Bên cạnh đó cần dành thêm chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường,
đầu tư trang thiết bị văn phòng. Các cán bộ của phòng không những hiểu
biết về biến động thị trường, khái quát được các đặc tính của thị trường
liên quan tới giá cả mà còn cần nắm vững được phong tục tập quán, thị hiếu
tiêu dùng của từng thị trường để từ đó đưa ra những chính sách hợp lý cho
công ty.
• Một mặt công ty cần tích cực tìm cách mở rộng quan hệ với khách hàng
truyền thống bởi đây là những đối tác quen thuộc, công ty không cần tốn
nhiều chi phí dành cho hoạt động quảng cáo, giới thiệu về mình. Song không
vì thế mà chủ quan bởi trong môi trường kinh doanh cạnh tranh nếu không
giữ vững chũ tín, coi nhẹ việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì rất dễ bị
mất đối tác tiềm năng. Trước đây công ty đã từng xuất hàng sang thị
trường Liên Xô và đông Âu với khối lượng lớn. Hiện nay công ty cần phải coi
việc nối lại mối quan hệ làm ăn với những bạn hàng lớn này là công việc
quan trọng trước mắt.
2. Hoàn thiện công nghệ xúc tiến thương mại.
Hoàn thiện công nghệ quảng cáo, công ty cần tiến hành những việc sau:
Vận hành tối uu kênh quảng cáo: hiện nay công ty vẫn còn tiến hành phương
pháp xuất khẩu gia công mà đối với những mặt hàng sản xuất theo việc quảng
cáo chỉ là hình thức bởi từ nguyên phụ liệu đến mẫu mã đều do bên bạn thiết
kế. Bởi vậy nếu công ty có một đội ngũ nhân viên thị trường tốt sẽ có thể tổ
chức tốt được kênh quảng cáo phù hợp.
Đa dạnh hoá phương tiện quảng cáo: đánh giá doanh thu lợi nhuận; số
lượng đơn đặt hàng; nhu cầu và phản ứng của khách hàng sau mỗi chiến diọch
quảng cáo.
Tham gia vào các hội chợ quốc tế. Hội chợ là nơi doanh nghiệp tiếp xúc với

khách hàng nhiều nhất. Hiệu quả của việc tham gia vào các hội chợ được đánh
giá qua hiệu lực của việc trưng bày hàng hoá, qua việc sử dụng nhân tố con
người cũng như sử dụng các chiến lược đàm phán ký kết. Do vậy ngay từ khâu
chuẩn bị, Công ty cần phải xác định mục tiêu của việc tham gia, chuẩn bị hàng
hoá và các nội dung tham gia như thế nào, ai sẽ là người đại diện cho công ty
để thực hiện ký kết hợp đồng.
Sau mỗi cuộc hội chợ, ngoài việc đánh giá các kết quả thu được phải có
đánh giá cụ thể và so sánh với các cuộc hội thảo trước và dự đoán xem với kết
quả như vậy công ty có nên tham gia nữa hay không và tham gia ở mức độ nào,
quy mô như thế nào là phù hợp.
Hoàn thiện việc sử dụng đàm phán thương thảo, thương mại quốc tế: để
đàm phán đi đến sự thoả thuận mua bán thì việc quan trọng nhất là lựa chọn
được người tham gia đàm phán và có chiến thuật trong quá trình thương thảo.
Yêu cầu đối với người tham gia đàm phán là phải có những đặc tính như có
hiểu biết trong lĩnh vực chuyên môn, có tính bền bỉ quả quyết, có khả năng
phân tích, đánh giá một các toàn diện và như vậy công ty cần một đội ngũ cán
bộ chuyên môn không chỉ giỏi về kỹ thuật mà cả về lĩnh vực giao tiếp đối ngoại.
Thông thường, một cuộc đàm phán thường trải qua 4 giai đoạn: tiếp cận, trao
đổi thông tin, cam kết, nhượng bộ thoả thuận. Ở mỗi giai đoạn, người thay mặt
công ty tiến hành đàm phán phải có chiến thuật tương ứng phù hợp để cuối
cùng phía đối tác ký đơn đặt hàng hay hợp đồng mua bán.
3. Tổ chức tốt việc sản xuất và đầu tư.
Công ty cần nghiên cứu từng bước sắp xếp lại sản xuất theo hướng chuyên
môn hoá, quy mô sản xuất phải phù hợp với năng lực và trình độ quản lý. Tăng
cường đầu tư vào những khâu còn yếu kém như in nhuộm, sử lý hoàn tất nâng
cao chất lượng vải và tăng dần tỉ trọng vải cung cấp cho may xuất khẩu. Công
ty có thể mạnh dạn thí điểm việc thuê chuyên gia kỹ thuật nước ngoài nhất là
vào khâu còn yeéu để giúp tăng cường quản lý, tăng cường công nghệ, nâng
cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tích cực chuẩn bị lực lượng từ quy hoạch lại sản xuất, bố chí nang lực, mở

rộng hợp tác liên kết đầu tư bổ xung nhằm sẵn sàng xuất khẩu mạnh vào thị
trường Hoa Kỳ khi có điều kiện. Nghiên cúu, khai thác các nguồn nguyên phụ
liệu phù hợp, kể cả trong nước và ngoài nuớc nhưng càn phải có gắng chủ động
về nguyên phụ liệu, đẩy mạnh bán FOB đặc biệt là đối với khách hàng Mỹ.
Xây dựng sản phẩm mũi nhọn, chiến luợc, chú trọng nghiên cứu, lựa chọn,
xây dựng các sản phẩm mũi nhọn dựa trên truyền thống sản xuất, nhu cầu thị
trường và lợi thế so sánh của công ty. Tạo dựng nhãm hiệu hàng hoá, xây dựng
hình tượng công ty. Chú ý nghiên cứu những loại nguyên liệu mới, công nghệ
sản xuất mới nhằm tìm ra được những sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao hơn
và đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm để từ đó công ty có khả năng chiếm lĩnh được
thị phần nhất định trên thị trường.
4. Lập kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trước tiên công ty cần đổi mới công nghệ để tránh bị tụt hậu so với các nước
xuất khẩu dệt may khác.
Để có thể đổi mới được công nghệ thì cần phải có kế hoạch huy động vốn
thông qua nguồn vốn tự có, vay nhà nước và các tổ chức tài chính khác. Qua đó
công ty có thể mua máy móc thiết bị mới hoặc nhận chuyển giao công nghệ.
Cần sớm đưa ra kế hoạch đăng ký tổ chức chất lượng ISO 9000; ISO 14000.
Đưa ra kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ quản lý doanh nghiệp và
đội ngũ công nhân cho phù hợp với công nghệ mới.

KẾT LUẬN.
Đứng trước bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục trì trệ và càng suy giảm
sau sự kiện 11/9, thị trường các nước nhập khẩu hàng dệt may lớn như Nhật,
Mỹ bị thu hẹp, cạnh tranh gay gắt dẫn đến giá xuất khẩu giảm mạnh, một số thị
trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam như Đông Âu, SNG chưa có đủ điều
kiện để khai thác có hiệu quả, nền kinh tế nước ta không tránh khỏi bị ảnh
hưởng.
Tình hình trong nước cũng mấy không khả quan. Thiên tai trong năm
2001 và 2002 liên tiếp xảy ra để lại các hậu quả nặng nề, các mặt hàng nông

sản rớt giá làm thị trường trong nước kém sôi động. Thêm vào đó, hàng dệt
may nhập lậu trốn thuế với số lượng lớn gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Các chính sách ưu đãi tại Quyết định 55 của Chính
phủ chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước hướng dẫn thực hiện kịp thời;
vốn lưu động thiếu, vốn vay đầu tư lớn, chi phí đầu vào tăng đã làm tăng gía
thành, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đứng trước những khó khăn đó,Tổng Công ty nói chung và Công ty Dệt
May Hà Nội nói riêng đã tìm mọi biện pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại duy
trì các thị trường hiện có, mở thêm các thị trường mới, rà soát và giảm chi phí
đến mức tối đa để cạnh tranh về giá, tăng cường các biện pháp quản lý, nâng
cao năng suất, chất lượng triển khai nhanh các dự án đầu tư đưa vào sản xuất,
tập trung khai thác thị trường nội địa bù cho xuất khẩu giảm sút.
Do đó, trước diễn biến phức tạp khó lường của năm 2001 đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
nhưng nhìn chung Công ty vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định, đảm bảo
việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cùng với sự mạnh dạn đầu tư
đổi mới thiết bị đem lại giá trị sản lượng và doanh thu mỗi năm một cao, mức
đóng góp cho ngân sách Nhà nước tăng lên rõ rệt. Đó là thành tích đáng được
ghi nhận và là kết quả phấn đấu không mỏi mệt của cán bộ công nhân viên, của
tập thể lãnh đạo từ Tổng Công ty đến Công ty cùng với sự chỉ đạo sát sao, hiệu
quả của Chính phủ và sự hỗ trợ của các Bộ ngành Trung ương, các địa phương.
Năm 2003, chúng ta đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Toàn thể
cán bộ công nhân viên Công ty Dệt May Hà Nội cố gắng phát huy những kết quả
đã đạt được tiếp tục phấn đấu khai thác tối đa năng lực hiện có, tập trung thực
hiện thắng lợi chiến lược đầu tư “ tăng tốc” để tăng năng lực sản xuất, tăng
khả năng cạnh tranh cả về giá, mẫu mã và chất lượng cho tương xứng với tiềm
năng của ngành dệt may Việt Nam và đủ sức hội nhập với khu vực và thế giới.

×