Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Địa lý 12: Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.68 KB, 1 trang )

y giáo: Vũ

BÀI GIẢNG: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
CHUYÊN ĐỀ: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
MÔN ĐỊA: LỚP 6
THẦY GIÁO: VŨ HẢI NAM - Tuyensinh247.com

1. Thời tiết và khí hậu:
- Thời tiết là các hiện tượng khí tượng (mưa, nắng, gió...) xảy ra trong một thời gian ngắn tại một địa
phương. Thời tiết luôn thay đổi.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
- Độ nóng lạnh của lớp không khí dưới tác động của ánh sáng mặt trời và bức xạ mặt đất gọi là nhiệt độ
không khí.
- Cách đo nhiệt độ không khí:
+ Đo nhiệt độ trung bình ngày (3 lần: 5h, 13h, 21h)
+ Nhiệt kế để cách mặt đất 2m và để trong bóng râm.
+ Đo nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm.
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
a) Nhiệt độ không khí thay đổi tùy vị trí gần hay xa biển.
- Mặt đất và mặt nước hấp thụ nguồn nhiệt khác nhau
=> Khí hậu lục địa và đại dương.
b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm (0.6 0C/100m)
c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
Càng đi về phía cực nhiệt độ không khí càng giảm do góc chiếu sáng của tia sáng mặt trời nhỏ dần.

TỔNG KẾT
- Thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng trong thời gian ngắn. Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của
thời tiết trong nhiều năm.
- Nhiệt độ không khí được đo bằng nhiệt kế, theo ngày, theo tháng và theo năm.


- Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí gần hay xa biển, theo độ cao và theo vĩ độ địa lí.

------------------ HẾT ------------------

1

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!



×