Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giáo án dạy thêm vật lý lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.06 KB, 35 trang )

Ngày 21/10/2019
Buổi 1 – Tiết 1,2,3: ÔN TẬP VỀ NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN
ÁNH SÁNG, ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH
SÁNG, ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập cho học sinh về nhận biết ánh sáng, sự truyền ánh sáng, định luật phản xạ
ánh sáng, ảnh của vật tạp bởi gương phẳng.
- Vận dụng kiến thức về ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
- Biết vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
2. Kỹ năng
- Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
3. Thái độ
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy, sáng tạo trong học tập.
- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II. ¤n tËp lý thuyÕt
1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật
hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
2. Sự truyền ánh sáng
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính,
ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng
gọi là tia sáng. (Hình vẽ 1.1)
- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.
Hình 1.1
Ba loại chùm sáng:
+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ 1.2a)
+ Chùm sáng hội tụ ( Hình vẽ 1.2b)


+ Chùm sáng phân kì ( Hình vẽ 1.2c)

Hình 1.2a

Hình 1.2b

Hình 1.2c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng .
a. Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng
truyền tới.
1


b. Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của
nguồn sáng truyền tới.
c. Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng
nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.
d. Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời
chiếu sáng.
4. Gương phẳng
- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.
- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
5. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng
- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó
gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới.
- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ.
6. Định luật phản xạ ánh sáng.
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại

điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)
S
N
R
I
Hình 2.1
7. Ảnh của mộtvật qua gương phẳng.
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của
điểm đó đến gương.
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi
qua ảnh ảo S’.
III. Bài tập
Bài tập 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được
có ánh sáng?
a. Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.
b. Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn.
c. Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở.
d. Ban ngày, trời nắng không mở mắt.
Hướng dẫn
a. Các trường hợp mắt nhận biết được ánh sáng:
+ Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.Chú ý rằng không nhìn thấy mặt
trời không có nghĩa là không có ánh sáng.
2


+ Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở.
b. Các trường hợp mắt không nhận biết được ánh sáng.
+ Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn.

+ Ban ngày, trời nắng không mở mắt.
Bài tập 2: Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và
những vật nào là vật được chiếu sáng: Mặt trời, mặt trăng, bóng đèn điện đang
sáng, bóng đèn điện đang tắt, ngọn lửa, quyển sách, bông hoa, con đom đóm.
Hướng dẫn
a. Những vật được xem là nguồn sáng : Mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn
lửa, con đom đóm.
b. Những vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bóng đèn điện đang tắt, quyển sách,
bông hoa.
Bài tập 3: Từ nhiều thế kỉ trước, có người quan niệm rằng: Sở dĩ mắt nhìn thấy
mọi vật vì mắt có thể phát ra một loại tia đặc biệt là “tia nhìn”, khi tia này đi đến
đâu, gặp vật nào thì ta có thể nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác
nhận quan niệm như vậy là sai lầm. Em hãy lấy một ví dụ minh hoạ để khẳng định
sự sai lầm đó.
Hướng dẫn
Sở dĩ ta nhìn thấy một vật là do ánh sáng từ vật đó chiếu vào mắt. Theo quan
niệm về “tia nhìn” thì lẽ ra trong đêm tối, không có ánh sáng ta vẫn có thể nhìn
thấy các vật,vì lúc đó vẫn tồn tại tia nhìn. Tuy nhiên thực tế không cho thấy điều
đó. Khi bật điện ta mới có thể nhìn thấy mọi vật, như vậy khái niệm về “tia nhìn”
là một khái niệm sai lầm.
Bài tập 4: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm
mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa
trên kiến thức vật lí nào mà em đã học?
Hướng dẫn
Việc nâng thước lên để ngắm mục đích là để kiểm tra xem thước có thẳng hay
không. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Bài tập 5: Vì sao ta không thể nhìn được các vật ở phía sau lưng nếu ta không
quay mặt lại? Hãy giải thích.
Hướng dẫn
Ta chỉ có thể nhìn thấy một vật nếu có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

Những vật ở phía sau lưng có thể là những vật tự phát sáng và cũng có thể là
những vật nhận được ánh sáng từ các nguồn khác, nhưng ánh sáng này truyền
trong không khí theo đường thẳng nên không thể truyền tới mắt ta được do đó ta
không thể nhìn thấy. khi quay mặt lại, ánh sáng có thể truyền trực tiếp tới mắt ta
làm cho mắt nhìn được vật.

3


Bài tập 6: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa
ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình
bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?
Hướng dẫn
Bàn tay chắn giữa ngọn dền và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng, trên
tường (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hình dạng của
bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.
Bài tập 7: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối
của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?
Hướng dẫn
Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt
trăng nằm trên cùng một đường thẳng.
Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời.
Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt
trời.
Bài tập 8: Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác
nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của một bóng đèn lớn có thể bằng
độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại)? Hãy giải thích.
Hướng dẫn
Việc lắp đặt bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thoả mãn các yêu cầu:
Phải đủ độ sáng cần thiết, học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng

đen, tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có
thể tạo ra.
Trong ba yêu cầu trên, nếu dùng một bóng đèn lớn chỉ có thể thoả mãn yêu cầu
thứ nhất mà không thoả mãn được hai yêu cầu còn lại, do vậy phải dùng nhiều
bóng đèn lắp ở những vị trí thích hợp để thoả mãn được cả ba yêu cầu trên.
Bài tập 9:
S
R
Trên hình vẽ 2.2, SI là tia tới, IR là tia phản xạ.
i i’
Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.
I
Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm
tới là bao nhiêu?
Hình 2.2
Hướng dẫn
Gọi i là góc tới, i’ là góc phản xạ. Vì tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau
tức là i + i’ = 900 nên góc tới bằng góc phản xạ và bằng 450.
Bài tập 10: Trên hình vẽ 2.3a,b là các tia tới và gương phẳng. Hãy vẽ tiếp các tia
phản xạ.
N
a)

I

b)
4

I



Hình 2.3
Hướng dẫn
Trong hình vẽ (2.4a),
tia phản xạ bật ngược trở lại
Trong hình (2.4b), vì góc
N
phản xạ bằng góc tới nên tia phản
M
M’
xạ đối xứng với tia tới qua pháp
tuyến ở điểm tới .
Cách vẽ như sau: Chọn một
điểm M nằm trên tia tới, xác định
a)
I
b)
I
điểm M’ đối xứng với M qua pháp
Hình 2.4
tuyến IN rồi vẽ tia IM’ chính là tia phản xạ.
Bài tập 11: Một tia sáng chiếu theo phương nằm ngang. Một HS muốn “bẻ” tia
sáng này chiếu thẳng đứng xuống dưới. Hãy tìm một phương án đơn giản để thực
hiện việc đó.
Hướng dẫn
Có thể thực hiện một cách dễ dàng nhờ gương phẳng.
Đặt gương phẳng hợp vớí phương nằm ngang một góc 450.
Khi đó tia sáng nằm ngang đóng vai trò là tia tới với góc tới 450,
Tia này phản xạ trên gương phẳng cho tia phản xạ với góc phản
xạ cũng bằng 450 ( Hình 2.5). khi đó tia tới và tia phản xạ vuông

góc với nhau, tia phản xạ sẽ hướng thẳng đứng xuống dưới.
Hình 2.5
Bài tập 12: Tia sáng SI đến gương phẳng tại điểm I cho tia phản xạ là tia IR như
hình 2.6. Gọi
S’ là điểm đối xứng với S qua gương. Em có nhận xét gì
S
về vị trí của điểm S’ và tia phản xạ IR.
N
R
I
S’
Hướng dẫn
Hình 2.6
Điểm S’ nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR.
Thật vậy, SI đối xứng với IR qua pháp tuyến IN và S đối xứng với S’ qua
gương nên S’ nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR.
Bài tập 13: Một học sinh nhìn vào vũng nước trước mặt,thấy ảnh của một cột điện
ở xa. Hãy giải thích vì sao em học sinh lại thấy được ảnh đó?
Hướng dẫn
Mặt nước phẳng lặng cũng phản xạ được ánh sáng chiếu tới nó nên vũng
nước đóng vai trò như một gương phẳng. Chùm tia sáng từ cột điện đến mặt nước
5


bị phản xạ và truyền tới mắt học sinh làm cho học sinh quan sát được ảnh qua vũng
nước đây thực chất là quá trình tạo ảnh qua gương phẳng.
Bài 14
Một tia sáng mặt trời tạo góc 360 với
S
mặt phẳng nằm ngang, chiếu tới một gương phẳng

đặt trên miệng một cái giếng và cho tia phản xạ có

360

I

P

Q

phương thẳng đứng xuống đáy giếng. Hỏi gương phải đặt
nghiêng một góc bao nhiêu so với phương thẳng đứng ?
hướng dẫn

R

- Ta thấy; I1 = I2 (Theo định luật phản xạ)
Mặt khác; I3 = I5 (cùng phụ với góc tới và
góc phản xạ)
I5 = I4 (đối đỉnh)
=> I3 = I4 = I5
Và ∠ SIP + I3 + I4 = 900 => I3 = I4 =
(900 – 360) : 2 = 270
Ta lại có: I1 + I2 + I3 + I5 = 1800 => I1 = I2 =
(1800 - 2 I3) : 2 = 630
Vậy : - Góc hợp bởi mặt
N
thẳng đứng là 270
phản xạ và bằng 630
Trên hình vẽ 2.7 là một gương

M,N.
và tia phản xạ của nó sao cho

gương với phương
- Góc tới bằng góc
M
Bài tập 14:
phẳng và hai điểm
Hãy tìm cách vẽ tia tới
Hình 2.7
tia ló.
Đi qua điểm M còn tia
phản xạ đi qua điểm N.
N
Hướng dẫn
Vì các tia sáng tới M
gương đều cho tia phản xạ có
đường kéo dài đi qua
ảnh của nó nên ta có cách vẽ
như sau:
a) Lấy điểm M’
đối xứng với M qua gương
I
phẳng.
Hình 2.8
M’
b) Nối M’ với N
cắt gương tại I, khi đó I là điểm
tới .
Tia MI chính là tia tới và tia IN là tia phản xạ cần vẽ


6


Bài tập 16: Hai gương phẳng M và N đặt vuông góc và hai
(M)
điểm A, B cho sẵn cùng nằm trong hai gương (như hình vẽ).
•B
Hãy vẽ một tia sáng từ B đến gặp gương M phản xạ đến B'•
I
gương N rồi phản xạ qua A.

A


(N)
Hướng dẫn
J •
- Xác định ảnh B’ của B qua gương (M)
A'
- Xác định ảnh A’ của A qua gương (N)
- Nối B’ với A’ cắt gương (M) và (N) lần lượt tại I và J
- Nối B, I, J, A ta được tia sáng truyền từ B đến gặp gương M phản xạ đến gương N
N
rồi phản xạ qua A
R
Bài 17:
Cho tia phản xạ như hình vẽ:
a. Tìm giá trị góc phản xạ và góc tới
450

b. Hãy ứng dụng định luật phản xạ để vẽ tia tới
I

Bài 18: Cho 1 điểm I bất kỳ, một tia tới SI có phương ngang chiều từ trái sang phải
đến 1 gương phẳng MM’ tạo ra 1 tia phản xạ IR hướng xiên từ dưới lên
trên và hướng sang phải.Số đo góc SIR là 1300.
a) Vẽ góc SIR đúng số đo. Vẽ đường pháp tuyến IN. Tính góc phản
xạ.
b) Vẽ gương phẳng MM’.
Bài 19: Cho SˆIR mà tia tới hợp với đường thẳng
góc 400.

đứng

a) Vẽ gương và tính góc tới.
b) Tính góc mà tia tới hợp với gương.
Bài 20: Cho góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là 600.
a) Vẽ gương phẳng AB.
b) Tính góc tạo bởi tia phản xạ và gương.
***********************************************************

Ngày 20/12/2019
7

một


Buổi 2 – Tiết 4, 5, 6: ÔN TẬP VỀ GƯƠNG CẦU LỒI, GƯƠNG CẦU LÕM,
NGUỒN ÂM, ĐỘ TO CỦA ÂM, ĐỘ CAO CỦA ÂM, PHẢN XẠ ÂM TIẾNG
VANG, CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN, BÀI TẬP VỀ ẢNH CỦA VẬT TẠO

BỞI GƯƠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập cho học sinh về gương cầu lồi, gương cầu lõm
- Vận dụng kiến thức về ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
- Biết vẽ ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm.
- Ôn tập cho học sinh về nguồn âm, môi trường truyền âm, âm to, âm nhỏ, âm cao,
âm thấp....
Biết tính tần số, tính khoảng cách khi nghe tiếng vang...
- Vận dụng kiến thức về ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
2. Kỹ năng
- Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm
- Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
- Vẽ tia phản xạ, tính góc phản xạ.
- Biết cách phòng chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Tính khoảng cách để xẩy ra tiếng vang
3. Thái độ
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy, sáng tạo trong học tập.
- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II. ¤n tËp lý thuyÕt
1. Gương cầu lồi:
- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn
chắn, luôn nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có
cùng kích thước.
2. Gương cầu lõm:
- Gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lõm.
- Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn, lớn hơn
vật.

- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm
tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì
thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
* Mở rộng:
8


+ Đối với gương cầu nói chung, người ta đưa ra những qui ước sau:
- Đường thẳng nối tâm C của gương với đỉnh O của gương gọi là trục chính.
- Đường nối từ tâm C tới điểm tới gọi là pháp tuyến.
- Điểm F (trung điểm của đoạn OC) gọi là tiêu điểm của gương.
+ Dựa vào kết quả thực nghiệm người ta rút ra được những kết luận sau về tia tới
và tia phản xạ:
- Tia tới song song với trục chính cho tia phản xạ đi qua (hoặc có đường kéo
dài đi qua) tiêu điểm F của gương.
- Tia tới đi qua (hoặc có đường kéo dài đi qua) tiêu điểm F cho tia phản xạ song
song với trục chính.
- Tia tới đi qua tâm C của gương cho tia phản xạ bật ngược trở lại.
3. Nguồn âm:
- Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- Vật dao động phát ra âm thanh.
4. Độ cao của âm
- Số dao động trong một dây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Hec (Hz).
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi vật dao động càng nhanh tức là tần số dao
động càng lớn.
- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi vật dao động càng chậm tức là tần số dao
động càng nhỏ.
- Thông thường tai người nghe được những âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến
20 000Hz.
5. Độ to của âm

- Biên độ dao động càng lớn âm càng to.
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).
- Trong một giới hạn nhất định, khi độ to của âm càng lớn thì ta nghe âm càng rõ,
tuy nhiên khi độ to của âm vào khoảng 70dB và thời gian kéo dài thì âm thanh ta
nghe được không còn êm ái, dễ chịu nữa. Người ta gọi độ to của âm ở mức 70dB
là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn.
- Khi độ to của âm lên đến 130dB trở lên, âm thanh làm cho tai nhức nhối, khó
chịu và thậm chí có thể làm điếc tai. người ta gọi độ to của âm ở mức 130dB là
ngưỡng đau có thể làm điếc tai.
6. Môi trường truyền âm.
- Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.
- Chân không không thể truyền được âm.
- Nói chungvận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất
lỏng lớn hơn trong chất khí.
- Khi truyền trong các môi trường âm bị hấp thụ dần, nên càng xa nguồn phát âm
thì âm càng nhỏ rồi tắt hẳn.
- Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau là khác nhau.
9


7. Phản xạ âm - tiếng vang
- Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe
được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
- Các vật mềm có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt). Các vật cứng có
bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
8. Chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng sấu đến sức khoẻ
và hoạt động bình thường của con người.
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn
đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.

- Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật
liệu cách âm.
III. Bài tập.

Bài tập1:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo ảnh của một vật qua gương cầu lồi?
A. Ảnh luôn là ảo.
B. Ảnh luôn là thật .
C. Ảnh có thể là thật hay ảo, phụ thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
D. Có thể thu được ảnh này bằng cách đặt một màn ảnh ở một vị trí thích hợp
trước gương.
Bài tập 2:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa tia sáng tới và tia
phản xạ của nó qua gương cầu lõm?
A. Tia tới và tia phản xạ luôn tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.
B. Tia tới và tia phản xạ luôn song song nhau.
C. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc nhau.
D. Tia tới và tia phản xạ luôn hợp với nhau một góc nhọn.
Bài tập 3:
Đặt một ngọn nến gần một gương cầu lõm và quan sát ảnh của nó trong
gương, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Ảnh lớn hơn vật.
B. Ảnh cùng chiều với vật.
C. Ảnh này không thể hứng được trên màn.
D. Các nhận định A, B, C đều đúng.
Bài Tập 4:
Tại sao người ta không dùng gương cầu lõm làm gương chiếu hậu cho ôtô, xe
máy? Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Vì ảnh của các vật ở xa gương thường không nhìn thấy trên gương và gương
có phạm vi quan sát hẹp.

10


B. Vì ảnh của các vật qua gương lớn hơn vật.
C. Vì ảnh của các vật qua gương không đối xứng với vật qua gương.
D. Vì Gương cầu lõm không đẹp bằng gương cầu lồi.
Bài tập 5: Một tia sáng khi đến gặp gương cầu sẽ bị phản xạ trở lại và tuân theo
định luật phản xạ ánh sáng. Trên hình 3.1 qui ước: O là tâm của mặt cầu (gọi là tâm
của gương), SI1 và SI2 là các tia tới, Hãy trình bày cách vẽ và vẽ các tia phản xạ?
I1
I2

0

S

Hình 3.1
Hướng dẫn
Cách vẽ : Từ tâm O kẻ đường thẳng OI 1 và nối dài ta được pháp tuyến I1N (tại
điểm tới I1). Góc i1 hợp bởi SI1 và pháp tuyến I1N gọi là góc tới. Tia phản xạ I1R1
hợp với pháp tuyến I1N một góc i’1 bằng góc i. Vì tia SI2 vuông góc với mặt gương
nên tia phản xạ I2R2 bật ngược trở lại. Tia phản xạ I1R1 và I2R2 được biểu diễn trên
R1

N

I1

0


I2

S

R2

Hình 3.2
Bài tập 6: Vận dụng kiến thức về định luật phản xạ ánh sáng, tìm hiểu đặc điểm
của các tia phản xạ khi các tia sáng sau đây đến gặp gương cầu lồi và vẽ các tia
phản xạ đó:
- Tia tới (1) có đường kéo dài đi qua tâm C của gương.
- Tia tới (2) đến đỉnh O của gương.
- Tia tới (3) song song với trục chính của gương.

11


Hướng dẫn
(1)
(2)
C

F

0
(3)

Hình 3.3
Gọi F là trung điểm của đoạn OC.
- Tia tới (1) có đường kéo dài đi qua tâm C của gương cho tia phản xạ bật ngược

trở lại, khi đó tia phản xạ trùng với tia tới.
- Tia tới (2) đến đỉnh O của gương cho tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục
chính của gương (tức góc phản xạ và góc tới bằng nhau).
- Tia tới (3) song song với trục chính của gương cho tia phản xạ có đường kéo dài
đi qua tiêu điểm F. Trên hình 3.3 là đường đi của các tia sáng.
Bài tập 7: Một vật thực hiện dao động, quan sát thấy cứ trong 12giây, nó thực hiện
được 96 dao động. Hỏi tần số dao động của vật ấy là bao nhiêu?
Hướng dẫn
Ta biết tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.
Tần số dao động của vật là : n =

96
= 8( Hz )
12

Bài tập 8: Các nhà khoa học cho biết, phần lớn các loại côn trùng không có các cơ
quan đặc biệt để phát ra loại âm, nhưng khi bay, một số loài côn trùng như ruồi,
muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve. Hãy giải thích tại sao?
Hướng dẫn
Nguyên nhân chính là khi bay, các côn trùng đã vẫy những đôi cánh nhỏ của chúng
rất nhanh (hàng mấy trăm lần trong một giây), những đôi cánh nhỏ đó đóng vai trò
là màng dao động và phát ra âm thanh.
Bài tập 9: Dân gian có câu: “thùng rỗng kêu to”. Điều này có đúng về mặt kiến
thức vật lí không? Hãy cho biết ý kiến của em.
12


Hướng dẫn
Câu nói “thùng rỗng kêu to” thường dùng để châm biếm những người làm việc thì
chẳng ra gì, nhưng nói khoe khoang thành tích thì giỏi.

Tuy nhiên, câu nói trên về mặt vật lí lại rất đúng: Khi gõ vào chiếc thùng rỗng bên
trong, phần thùng bị gõ có khả năng dao động mạnh tạo ra âm thanh lớn.
Bài tập 10: Hãy tưởng tượng, nếu các nhà du hành vũ trụ làm việc trên mặt trăng,
khi đó họ nói chuyện được với nhau có bình thường như khi nói chuyện trên mặt
đất không? Tại sao?
Hướng dẫn:
Ở trên mặt trăng không có khí quyển, nghĩa là không có môi trường truyền âm, do
đó các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện được với nhau như khi họ đứng
trên bề mặt trái đất.
Bài tập 11:
Một người gõ mạnh búa xuống đường ray xe lửa tại điểm M làm âm truyền đến
điểm N cách M 1 590m. Hỏi thời gian truyền âm từ M đến N là bao lâu nếu:
a) Âm truyền qua đường ray.
b) Âm truyền trong không khí. Cho vận tốc truyền âm trong đường ray là 5
300m/s, vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Hướng dẫn
a) Thời gian âm truyền trong đường ray: t1 =

1590
= 0,3 (giây)
5300

b) Thời gian âm truyền trong không khí: t2 =

1590
= 4,68 (giây)
340

Bài tập 12: Một người đứng cách một vách đá 10m và la to. Hỏi người ấy có thể
nghe được tiếng vang của âm không? Tại sao? Cho vận tốc truyền âm trong không

khí là 340m/s.
Hướng dẫn
13


Để nghe rõ tiếng vang thì thời gian kể từ lúc âm phát ra đến lúc cảm nhận được âm
phản xạ phải lớn hơn

1
giây. Theo đề bài, thời gian kể từ lúc âm do người phát ra
15

đến khi gặp vách đá là

10
1
=
(giây), thời gian âm phản xạ về đến chỗ người
340 34

đứng cũng là

1
giây. Vậy thời gian kể từ lúc âm phát ra đến khi cảm nhận được
34

âm phản xạ là

1
1

1
1
+
=
(giây) < giây nên người ấy không thể nghe được tiếng
34 34 17
15

vang của âm.
Bài tập 13: Giả sử nhà em ở sát mặt đường, nơi thường xuyên có các loại xe ôtô,
xe máy hoạt động. Em hãy nêu một số biện pháp làm giảm tiếng ồn cho nhà mình.
Hướng dẫn
Có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Cửa sổ và cửa đi có lắp kính và thường xuyên đóng.
- Trồng cây xanh trước nhà để tiếng ồn phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.
- Làm tường phủ dạ, che cửa sổ, cửa ra vào bằng vải, nhung…
Bài tập 14: Trong 3 phút vật thực hiện được 5400 dao động.
a. Tính tần số;
b. Tai ta có thể nghe âm thanh do vật này phát ra không? Vì sao?
Hướng dẫn
a. Đổi đơn vị: 3 phút =3.60 giây = 180 giây => Tần số là:

5400
= 30 (Hz)
180

b. Do tai người thường nghe được âm thanh trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
Nên vật có tần số 30Hz do đó tai ta sẽ nghe được
Bài tập 15: Để xác định độ sâu của đáy biển, một tàu neo cố định trên mặt nước và
phát ra sĩng siêu âm rồi thu lại sĩng siêu âm phản xạ sau 1,4 giây. Biết vận tốc

truyền sĩng siêu âm trong nước là 1500m/s. Em hãy tính độ sâu của đáy biển.
Hướng dẫn
14


Quãng đường âm đã truyền được ( kể từ lúc sóng siêu âm phát ra từ tàu đến khi tàu
thu được sóng siêu ân phản xạ lại):
1s
1500m
1,4s
1500.1,4 = 2100m
Vậy độ sâu của đáy biển là: 2100/2 = 1050m
Bài tập 16. Gọi h là độ sâu của đáy biển. Hãy tính độ sâu của đáy biển tại một nơi
mà thời gian kể từ lúc tàu phát ra siêu âm đến khi nhận siêu âm phản xạ là 1,2
giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.
Hướng dẫn
Ta có: 2h = v.t ⇒ h =

v.t
v.t 1500.1,2
=
= 900m
Độ sâu của đáy biển: h =
2
2
2

Bài tập 17: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6 000 dao động. Hỏi dao
động của lá thép có phát ra âm thanh hay không? Tai con người có thể cảm nhận
được âm thanh do lá thép đó phát ra không? Tại sao?

HD
Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6 000 dao động, vậy tần số dao động của
lá thép là

6000
= 300( Hz )
20

Lá thép dao động phát ra âm thanh. Vì tần số dao động của lá thép là 300Hz (trong
khoảng từ 20Hz đến 20 000 Hz) nên tai con người có thể cảm nhận được.
Bài tập 18: Một người đứng cách một vách đá 850m và la to. Hỏi người đó có thể
nghe rõ tiếng vang của âm không? Tại sao?
HD
Để nghe rõ tiếng vang thì thời gian kể từ lúc âm phát ra đến lúc cảm nhận được
1
giây. Theo đề bài, thời gian kể từ lúc âm do người phát
15
850
= 2,5 (giây), thời gian âm phản xạ về đến chỗ người
ra đến khi gặp vách đá là
340

âm phản xạ phải lớn hơn

đứng cũng là 2,5giây. Vậy thời gian kể từ lúc âm phát ra đến khi cảm nhận được
1
giây nên người ấy có thể nghe được tiếng vang của âm.
15
Bài tập 19: Hai gương phẳng G1 và G2 hợp với nhau một góc α , hai mặt phản xạ


âm phản xạ là 5(giây) >
hướng vào nhau.

G1
α

x

S

G2
15


Điểm sáng S đặt trong khoảng 2 gương . Gọi S 1 là ảnh của S qua G1 và S2 là ảnh
của S1 qua G2. Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng từ S phản xạ lần lượt qua G 1
và G2 rồi đi qua S. Chứng tỏ rằng độ dài của đường đi đó bằng SS2.
HD
1, - Dựng S1 đối xứng với S qua G1
- Dựng S2 đối xứng với S1 qua G2
- Nối S2 với S cắt G2 tại I.
- Nối I với S1 cắt G1 tại K.
- Nối K với S .
- Vậy đường đi là: S → K → I → S
2, CM : SK + KI + IS = SS2
Ta có : SK + KI + IS =
S1K + KI + SI = S1I + SI
S1I + SI = S2I + IS = SS2 ( ĐPC)
Bài 20: Một người muốn mua một cái gương để có thể soi được toàn bộ cơ thể
mình. Theo em chỉ cần mua một cái gương cao khoảng bao nhiêu? Đặt như thế

nào?
HD: Trên hình vẽ là sơ đồ tạo ảnh của người
Đ
K Đ’
qua gương. Qui ước: Đ là đầu, M là mắt và C là chân
M
M’
của học sinh. Các ảnh tương ứng trong gương là Đ’,
H
M’ và C’. Quan sát hình vẽ ta thấy chỉ cần mua một
cái gương có chiều cao bằng đoạn KH ta có thể quan C
I
C’
sát được toàn bộ ảnh của mình trong gương.
Gương phải treo thẳng đứng cách mặt đất một đoạn.
bằng HI

************************************************************
16


Ngày 20/2/2019
Buổi 3: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN, CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập cho học sinh về sự nhiếm điện do cọ xát, hai loại điện tích, chiều dòng
điện, sơ đồ mạch điện, các tác dụng của dòng điện....

- Vận dụng kiến thức về ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
- Biết vẽ vẽ sơ đồ mạch điện, vẽ chiều dòng điện trong mạch điện ...
2. Kỹ năng
- Vẽ mạch điện.....
3. Thái độ
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy, sáng tạo trong học tập.
- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II. ¤n tËp lý thuyÕt
I. Một số kiến thức cơ bản.
1. Sự nhiễm điện do cọ sát
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ sát
- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc phóng
tia lửa điện sang các vật khác.
- Cách nhận biết: Đặt gần những vật nhỏ nhẹ, nếu nó hút thì vật đó nhiễm điện.
2. Hai loại điện tích.

- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng
loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlêctrôn mang điện tích
âm chuyển động quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
- Tổng các điện tích âm của các êlêctrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương
của hạt nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlêctrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt
êlêctrôn.
- Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này
sang vật khác.
3. Dòng điện - Nguồn điện.
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Qui ước về chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ
điện đến cực âm của nguồn điện.

17


- Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có
hướng.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các
thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
4. Chất dẫn điện - Chất cách điện .
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Ví dụ: đồng, bạc, chì....
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: nhựa, cao su, sứ, …
5. Sơ đồ mạch điện.
- Để mô tả đơn giản các mạch điện và mắc một mạch điện theo đúng yêu cầu,
người ta sử dụng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ cho
mạch điện.
- Mạch điện kín là mạch điện gồm các thiết bị điện, đồ dùng điện nối liền với 2 cực
của nguồn điện bằng dây dẫn
6. Các tác dụng của dòng điện.
- Các tác dụng của dòng điện là: nhiệt, phát sáng, từ, hóa học và sinh lí
* Biểu hiện:
- T/d nhiệt: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng
lên. Vật nóng đến nhiệt độ cao phát ra ánh sáng. Ứng dụng: chế tạo đồ dùng: nồi
cơm điện, ấm điện…
- T/d phát sáng: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát
quang mặc dù các đèn này chưa nóng đến nhiệt độ cao. Ứng dụng: chế tạo đèn bút
thử điện, đèn điốt phát quang…
- T/d từ: Dòng điện đi qua cuộn dây dẫn cách điện quấn quanh lõi sắt non, làm
quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép. Ứng dụng: chế tạo quạt điện,
chuông điện,...
- T/d hóa học: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng sunfat, nó tách đồng ra khỏi

dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. Ứng dụng: mạ
điện, điều chế kim loại bằng điện phân muối nóng chảy,...
- T/d sinh lí: Dòng điện đi cơ thể người và động vật làm các cơ co giật, tim ngừng
đập, ngạt thở, thần kinh tê liệt. Ứng dụng: châm cứu điện
III. Bài tập
Bài tập 1: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã
nhiễm điện ở trên cao. Hãy giải thích tại sao làm như vậy ?
Hướng dẫn
Trong các xưởng dệt vải thường có bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những
bụi bông này có hại cho sức khoẻ của công nhân.
Để bảo vệ cho sức khỏe của công nhân khi làm việc, người ta treo những tấm
kim loại nhiễm điện trên cao, chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của
chúng, làm cho không khí xưởng dệt ít bụi hơn.
18


Bài tập 2: Bằng kiến thức của mình về sự nhiễm điện, hãy giải thích vì sao trong
các cơn dông thường thấy có chớp (là tia lửa điện phát ra ánh sáng chói lòa) kèm
theo tiếng sấm vang rền, đôi khi còn có cả sét.
Hướng dẫn
Khi hơi nước trong luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ sát với nhau tạo thành
các đám mây giông điện tích. Khi đó, giữa các đám mây giông điện tích với nhau
hoặc giữa những đám mây giông và mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh sáng
chói lòa gọi là chớp. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột,
phát ra tiếng nổ.
Bài tập 3: Vào những ngày hanh khô, không nên lau cửa kính, màn hình ti vi, màn
hình máy vi tính bằng khăn khô, chỉ nên làm vệ sinh bằng cách dùng chổi bông
quét nhé ̣ lên bề mặt kính hay màn hình mà thôi, vì như thế thì ngay hôm sau sẽ lại
có bụi bám lên chúng, thậm chí còn nhiều hơn. Lời khuyên này dựa trên cơ sở nào?
Hướng dẫn

Khi lau mặt kính màn hình ti vi bằng khăn khô, ta đã vô tình làm cho các bề mặt
này bị nhiễm điện. Sự nhiễm điện của các mặt này làm cho bụi bị hút vào nhiều
hơn.
Bài tập 4: Một ống nhôm nhẹ được treo bằng một sợi chỉ tơ, trong tay em chỉ có
một thanh êbônit đã nhiễm điện âm và một đũa thủy tinh đã nhiễm điện dương.
Trình bày một phương án để xác định xem ống nhôm đã nhiễm điện hay chưa và
nhiễm điện gì?
Hướng dẫn
Khi lau mặt kính màn hình ti vi bằng khăn khô, ta đã vô tình làm cho các bề mặt
này bị nhiễm điện. Sự nhiễm điện của các mặt này làm cho bụi bị hút vào nhiều
hơn.
Bài tập 5: Lấy một vật đã nhiễm điện âm đưa lại gần một quả cầu treo trên một sợi
tơ mảnh. Hãy cho biết trong các trường hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không?
Nếu có thì nhiễm điện loại gì?
a) Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện.
b) Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện.
Hướng dẫn
a) Khi quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện, có hai trường hợp đều có thể xảy ra:
Hoặc là quả cầu không bị nhiễm điện , hoặc là quả cầu đã nhiễm điện dương.
b) Khi quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện, chắc chắn quả cầu bị nhiễm điện âm, vì
lúc đó hai vật nhiễm điện cùng dấu đã đẩy nhau.
Bài tập 6: Trong ngành chế tạo ô tô, xe máy người ta thường làm cho vật cần sơn
(vỏ xe) và sơn nhiễm điện khác loại. Hãy giải thích vì sao họ làm như vậy?
Hướng dẫn
Nếu sơn và vật cần sơn nhiễm điện khác loại, chúng sẽ hút nhau mạnh hơn làm
cho lớp sơn được bảo đảm và tiết kiệm được nguyên vật liệu khi sơn.
19


Bài tập 7: Trong các thư viện lớn, một số sách quý đã quá cũ, các trang sách

thường dính chặt với nhau, khi lật từng trang rất dễ rách. Để có thể lật các trang
sách dễ dàng hơn, người ta tích điện cho sách. Hãy giải thích nguyên tắc của cách
làm trên?
Hướng dẫn
Khi tích điện cho sách, các trang sách bị tích điện cùng loại, chúng đẩy nhau nên
việc lật từng trang sách dễ dàng hơn.
Bài tập 8: Một học sinh nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ thấy
đèn không sáng. Theo em những nguyên nhân nào có thể dẫn đến những hiện
tượng trên.
Hướng dẫn
Một số nguyên nhân có thể xảy ra:
- Dây tóc bóng đèn có thể bị đứt.
- Dây nối pin với bóng đèn có thể bị đứt ngầm bên trong.
- Các đầu dây nối với hai cực của pin, với hai chốt nối của đèn vặn chưa chặt.
- Pin đã quá cũ, không còn khả năng tạo ra dòng điện.
Bài tập 9: Một nguồn điện như một ắc quy chẳng hạn, có thể sử dụng mãi mãi
được không? Tại sao?
Hướng dẫn
Ắc quy không thể sử dụng mãi mãi được, sau một thời gian sử dụng, dòng
điện do ắc quy cung cấp sẽ yếu dần và ắc quy không còn cung cấp điện được nữa.
Bài tập 10: Trong các chất sau đây: Bạc; dung dịch đồng sunpat; giấy; thép; thuỷ
tinh; đồng; bê tông; than chì. Chất nào là chất dẫn điện, chất nào là chất cách điện?
Hướng dẫn
- Các chất dẫn điện: Bạc, dung dịch đồng sunpat, thép, đồng, than chì.
- Các chất cách điện: Giấy, thuỷ tinh, bê tông.
Bài tập 11: Không khí ở điều kiện thường là chất cách điện. Hãy nêu một bằng
chứng để chứng tỏ điều đó?
Hướng dẫn
Nếu không khí ở điều kiện thường là chất dẫn điện thì khi ta đứng gần
những ổ cắm điện nhà, ta sẽ bị điện giật. nhưng trên thực tế điều đó đã không xảy

ra. Vậy ở những điều kiện thông thường, không khí là chất cách điện tốt.
Bài tập 12: Nối một bóng đèn với hai cực của một chiếc pin bằng dây dẫn kim loại
như hình 7.1. Hãy cho biết dòng điện chạy theo chiều nào? Các êlêctrôn tự do
trong dây dẫn kim loại chạy theo chiều nào?

20


A

B
Hình 7.1

Hướng dẫn
Theo quy ước dòng điện có chiều đi ra từ cực dương của nguồn điện, qua bóng đèn
tới cực âm của nguồn điện, trên hình vẽ dòng điện có chiều từ A qua đèn Đ và tới
B.
Bài tập 13: Hãy cho biết chất cách điện và chất dẫn điện có điểm nào khác biệt
nhau về mặt cấu tạo?
Hướng dẫn
Chất dẫn điện là chất có nhiều hạt mang điện có thể chuyển động tự do, còn
chất cách điện là chất có rất ít các hạt mang điện có thể chuyển động tự do.
Bài tập 14: Người ta chứng minh được rằng, khi có dòng điện trong dây dẫn làm
bằng kim loại thì các êlêctron dịch chuyển có hướng với vận tốc từ 0,1mm/s tới
1mm/s. Như vậy, khi đóng mạch điện, lẽ ra phải chờ một thời gian nào đó để
êlêctron dịch chuyển từ nguồn điện tới bóng đèn thì đèn mới sáng, nhưng thực tế ta
thấy các bóng đèn hầu như sáng ngay lập tức. Hãy giải thích điều dường như mâu
thuẫn đó?
Hướng dẫn
Trong các dây dẫn bằng kim loại, các êlêctron có rất nhiều và chúng có mặt ở mọi

nơi bên trong vật dẫn, khi đóng công tắc, các êlêctron trong dây dẫn nhận được
“tín hiệu” gần như cùng một lúc và hầu như đồng loạt chuyển động có hướng.
Chính vì vậy mà bóng đèn có thể sáng ngay. Như vậy khi đèn sáng, không phải do
các êlêctron đã chuyển động từ nguồn điện đến bóng đèn.
Bài tập 15: Một học sinh cho rằng trong kim loại, nếu nguyên tử mất bớt êlêctron,
trở thành iôn dương thì khi có dòng điện chạy qua dây dẫn làm bằng kim loại thì
không chỉ các êlêctron tự do dịch chuyển có hướng mà các iôn dương cũng chuyển
động theo hướng ngược lại. Theo em, quan niệm như thế có đúng không? tại sao?
Hướng dẫn
Quan niệm như thế là không đúng. Khi bứt ra khỏi nguyên tử, các êlêctron liên kết
với nhau rất yếu nên chúng dễ dàng chuyển động, còn các iôn (thực chất là các
nguyên tử bị mất êlêctron) liên kết nhau rất chặt chẽ, chúng không dễ dàng chuyển
động như các êlêctron được, do đó dòng điện trong kim loại chỉ là dòng chuyển
động có hướng của các êlêctron tự do.
Bài tập 16:
21


Trong thí nghiệm được bố trí như hình 7.2,

- A B

hai quả cầu A và B gắn với giá đỡ bằng nhựa
được đặt đủ xa. Khi làm quả cầu nhiễm điện,
hai lá nhôm mỏng gắn với nó xoè ra.
a) Tại sao hai lá nhôm này xoè ra?
b) Có hiện tượng gì xảy ra với hai lá nhôm
mỏng gắn với quả cầu B hay không, nếu

Hình 7.2


nối A với B bằng một thanh nhựa như
hình 7.3? Tại sao?
Cũng như câu hỏi trên đây, nhưng thay
cho thanh nhựa người ta dùng một thanh

A

kim loại có tay cầm bằng nhựa để nối A với B.

B
-

Hình 7.3
Hướng dẫn
a) Hai lá nhôm xoè ra vì chúng nhiễm điện cùng loại và đẩy nhau.
b) Không có hiện tượng gì xảy ra. Vì thanh nhựa là vật cách điện nên các điện tích
không thể dịch chuyển qua nó.
c) Hai lá nhôm gắn với quả cầu A cụp bớt lại, còn hai lá nhôm gắn với quả cầu B
xoè ra. Vì đoạn dây đồng là vật dẫn điện. Các điện tích dịch chuyển từ quả cầu A
tới quả cầu B qua đoạn dây đồng. quả cầu A mất bớt điện tích , quả cầu B có thêm
điện tích.
Bài 17: Cọ xát mảnh nilông bằng một miếng len. Cho rằng mảnh nilông bị nhiễm
điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt
êlectrôn.
Hướng dẫn
Mảnh nilông bị nhiễm điện âm => nó nhận thêm êlectrôn.
=> Miếng len mất bớt êlectrôn (dịch chuyển từ miếng len sang mảnh nilông).
Bài tập 18: Quan sát dưới gầm các ô tô chở xăng bao giờ ta cũng thấy một dây
xích sắt một đầu của dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được

22


thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được dùng như thế để làm gì?
Tại sao?
Hướng dẫn
- Dùng dây xích sắt để tránh xảy ra cháy, nổ xăng. Vì khi ôtô chạy, ôtô cọ xát mạnh
với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ôtô. Nếu bị nhiễm điện
mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt
là vật dẫn điện, các điện tích từ ôtô dịch chuyển qua nó xuống đất, loại trừ sự
nhiễm điện mạnh.
Bài tập 19: Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 8.1, hình 8.2 và vẽ thêm mũi tên vào
mỗi sơ đồ để chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch đó khi công tắc đóng.

Hình 8.1

Hình 8.2
Hướng dẫn:

K

K

Đ
Đ

Bài tập 20: Một người muốn mạ bạc cho một cái nhẫn sắt. Hỏi:
a) Phải dùng dung dịch gì?
b) Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng gì? Thanh nối với cực âm của
nguồn là gì? Vì sao phải bố trí như thế?

Hướng dẫn
a) Dung dịch cần dùng là muối bạc.
b) Thanh nối với cực dương làm bằng bạc, vật nối với cực âm là vật cần mạ (chiếc
nhẫn). Sở dĩ phải bố trí như vậy là vì trong quá trình dòng điện chạy qua, bạc kim
loại ở cực dương sẽ tan dần ra bổ sung lượng bạc cho dung dịch, còn bạc trong
dung dịch sẽ bám vào vật nối với cực âm của nguồn.
Bài tập 21: Hãy vẽ một mạch điện trong đó có một bóng đèn, một công tắc và hai
viên pin giống nhau được mắc liên tiếp, sao cho khi bật công tắc thì bóng đèn sẽ
sáng.
23


Bài tập 22: Hãy quan sát mạch điện trên hình 8.8 và cho biết:
a) Trong mạch điện có bao nhiêu nguồn điện?
b) Trong mỗi mạch điện, có chỗ nào vẽ sai không? Nếu có sửa lại cho đúng.
Đ

K

Hình 8.8

Bài tập 23: Quan sát các mạch điện trên hình vẽ và cho biết trong mỗi sơ đồ có
điểm nào sai? Hãy sửa lại cho đúng.

Đ

K
a)

Đ


K

Đ

b)

K

c)

Bài tập 24: Trong mạch điện hình 8.10 có 4 chiếc pin giống
nhau và một bóng đèn, khi mắc một học sinh đã nối
nhầm cực của một pin (pin bên trái vẽ đậm hơn).
Hỏi: a) Bóng đèn có sáng không?

Đ

HìnhK8.10

b) Hãy dự đoán độ sáng của bóng đèn trong trường hợp này với độ sáng của bóng
đèn khi mắc cả 4 chiếc pin cùng chiều (quay ngược nguồn đã nối nhầm cực).
********************************************************
Ngày 26/3/2019
Buổi 5 – Tiết 13,14,15: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT – HAI LOẠI ĐIỆN
TÍCH DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN, CHẤT DẪN ĐIỆN –
CHẤT CÁCH ĐIỆN, SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I. Mục tiêu
24



1. Kiến thức
- Vận dụng kiến thức về ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
- Biết vẽ vẽ sơ đồ mạch điện, vẽ chiều dòng điện trong mạch điện ...
2. Kỹ năng
- Vẽ mạch điện.....
3. Thái độ
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy, sáng tạo trong học tập.
- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II. Bài tập
Bài tập 1: Trong các chất sau đây: Bạc; dung dịch đồng sunpat; giấy; thép; thuỷ
tinh; đồng; bê tông; than chì. Chất nào là chất dẫn điện, chất nào là chất cách điện?
HD
- Các chất dẫn điện: Bạc, dung dịch đồng sunpat, thép, đồng, than chì.
- Các chất cách điện: Giấy, thuỷ tinh, bê tông.
Bài tập 2: Ba học sinh đưa ra ba khái niệm về dòng điện sau đây:
Học sinh A: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
Học sinh B: Dòng điện là sự chuyển động các điện tích.
Học sinh C: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Theo em cách phát biểu nào là đúng?
Bài tập 3: Khi mua một nguồn điện như pin hay ắc quy mới, ta quan tâm đến vấn
đề nào sau đây?
A. Pin hay ắc quy có đẹp không.
B. Khả năng cung cấp điện mạnh hay yếu.
C. Pin hay ắc quy càng lớn càng tốt.
D. Pin hay ắc quy càng nhỏ càng tốt.
Bài tập 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện ?
A. Vật dẫn điện là vật có khả năng nhiễm điện.
B. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong.
C. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện đi qua.

D. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn.
Bài tập 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật cách điện?
A. Vật cách điện là vật không cho dòng điện chạy qua.
B. Trong vật cách điện có rất ít các êlêctrôn tự do.
C. Vật cách điện là vật mà các diện tích không thể tự do dịch chuyển bên
trong nó.
D. Vật cách điện chỉ cho các êlêctrôn chạy qua.
Bài tập 6: Câu nào sau đây là đúng nhất khi nói về điện tích trong nguyên tử kim
loại ?
25


×