Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Mối quan hệ giữa văn hóa và nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.61 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG..................................................................................................................2
I. Khái quát về văn hóa và nghệ thuật............................................................................2
1.1. Khái niệm văn hóa và nghệ thuật........................................................................2
1.2. Đặc trưng của văn hóa.........................................................................................5
1.3. Đặc trưng của nghệ thuật.....................................................................................7
II. Mối quan hệ giữa văn hóa và nghệ thuật:..................................................................9
2.1. Nghệ thuật là bộ phận của văn hóa:.....................................................................9
2.2. Ảnh hưởng của văn hóa đến nghệ thuật.............................................................10
2.3. Nghệ thuật là công cụ thể hiện văn hóa.............................................................11
III. Những phương diện biểu thị văn hóa của nghệ thuật:............................................14
3.1. Văn học.............................................................................................................14
3.2. Điêu khắc – Kiến trúc........................................................................................18
3.3. Hội họa.............................................................................................................. 22
3.3. Âm nhạc............................................................................................................25
3.4. Sân khấu – Điện Ảnh........................................................................................32
C. KẾT LUẬN................................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................39

1


A. MỞ ĐẦU
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống thì nghệ thuật là lĩnh vực biểu hiện cho
cái đẹp hoàn mỹ nhất. Nghệ thuật có ảnh hưởng lớn đến tâm hồn chúng ta, cảm xúc,
hình thành các giá trị đạo đức. Nghệ thuật tạo nên triển vọng và làm phong phú thêm
thế giới nội tâm của chúng ta. Nghệ thuật phản ánh rất nhiều sự phát triển và tiến hóa
của một người và của nhân loại. Sự phát triển và tiến hóa của nhân loại còn được thể
hiện trong văn hóa. Văn hóa là nơi ta được đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã
hội, từ cách ăn mặc ở từ thuở còn sơ khai. Mục đích cuối cùng của văn hóa cũng là


hướng đến Chân – Thiện – Mỹ. Vì vậy, văn hóa và nghệ thuật có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Trong quá trình nghiên cứu văn hóa, chúng ta sẽ thấy nghệ thuật luôn
hiện hữu xung quanh các giá trị văn hóa. Văn hóa do con người tạo ra, còn nghệ thuật
là cái đẹp mà mọi người muốn hướng đến. Văn hóa cũng cần phải đẹp, phải có tính
thẩm mỹ. Văn hóa và nghệ thuật tồn tại trong nhau và cũng tác động lẫn nhau và đây
là mối quan hệ hai chiều.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về văn hóa và nghệ thuật
1.1. Khái niệm văn hóa và nghệ thuật

 Khái niệm văn hóa
Văn hóa xuất hiện khi loài người xuất hiện. Dù vậy cho đến nay, khái niệm văn
hóa vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi nhiều.
Có rất nhiều cách hiểu về văn hóa của các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam.
Trong đó, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của
mình”.
Theo Phan Ngọc thì: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc
một cá nhân hay một tộc người với cái thế gới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay
2


tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện
rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thái dễ nhận thấy nhất,
biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa
chọn của các cá nhân hay các tộc người khác”.
Trước đó, Bác Hồ và các học giả nước ngoài cũng đã đưa ra nhiều khái niệm về
văn hóa. Mỗi tác giả đều có những lập luận sắc bén riêng của mình.
Bác cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống laoif người

mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về măc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Văn hóa là hiện tượng bao trùm lên tất thảy các mặt của đời sống con người,
khiến bất kỳ định nghĩa nào đưa ra cũng khó có thể bao quát hết được nội dung của
nó. Mỗi định nghĩa chỉ có thể thâu tóm một phương diện nào đó của văn hóa. Bởi vậy
cần coi các định nghĩa như những trừu tượng, và cần sử dụng những trừu tượng ấy
theo cách bổ sung lẫn nhau để có thể tái hiện văn hóa như một chỉnh thể.

 Khái niệm nghệ thuật
Trong tiếng Việt hiện nay, từ nghệ thuật có ít nhất là 3 cách hiểu:
1. Chỉ những hoạt động khéo léo, đạt đến một trình độ điêu luyện, có tay nghề
cao. Ðây là nghĩa đen, nghĩa rộng nhất của từ nghệ thuật. Theo từ nguyên, kỹ là kỹ
năng, tài năng, thuật là hoạt động, là kỹ thuật. Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, từ art
cũng có nghĩa ban đầu là kỹ xảo, khéo léo. Trong ý nghĩa này, người ta có thể nói đến
nghệ thuật bắt bông kem, nghệ thuật bắt bóng, nghệ thuật leo núi, nghệ thuật bắt trộm,
nghệ thuật lái xe...
2. Chỉ những hoạt động và sản phẩm hài hòa, đẹp mắt, có thể mang lại cho
người ta khoái cảm thẩm mĩ. Ðây là nghĩa được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Theo
nghĩa này, người ta có thể coi một bộ bàn ghế trang trí đẹp, trang nhã, một số đồ thủ
công mĩ nghệ... là những tác phẩm nghệ thuật, là những công trình nghệ thuật. Thể
3


dục thể hình, trượt băng nghệ thuật, bơi nghệ thuật, nhảy dù nghệ thuật.. .là những
hoạt động nghệ thuật. Khái niệm nghệ thuật ở đây gần với nghĩa đẹp mắt, tạo được sự
chú ý ở người thưởng thức.
3. Chỉ một hoạt động đặc thù của con người nhằm tạo ra một loại sản phẩm dặc
biệt, không những chỉ đẹp mắt, êm tai, gây được sự hứng thú về cái đẹp mà còn có ý
nghĩa tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Ở đây, mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau sẽ sử

dụng những phương tiện và chất liệu khác nhau để hình thành nên tác phẩm của mình
nhằm biểu đạt một tư tưởng, tình cảm, một chân lí nghệ thuật.. .Trong ý nghĩa này,
khái niệm nghệ thuật được dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật sau đây: Văn chương,
âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, sân khấu, múa, điện ảnh, ảnh nghệ thuật.
Trong đề tài này, khái niệm nghệ thuật được hiểu theo nghĩa này.
Nghệ thuật là nơi cao nhất tập trung mối quan hệ thẩm mĩ của con người đối
với hiện thực. Nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp. Cái gì không đẹp không thể là
nghệ thuật. Cái đẹp gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật nhưng đây là hai phạm trù khác
nhau.
- Cái đẹp là phạm trù chỉ những giá trị thẩm mĩ tồn tại khắp mọi nơi: trong
thiên nhiên, trong xã hội, ở con người, trong những sản phẩm vật chất và tinh thần của
con người và cả trong nghệ thuật.
- Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người. Nghệ thuật không
chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc
đời. Chính vì vậy, nghệ thuật có nhiều chức năng khác nhau : giáo dục, nhận thức,
thông báo, giao tiếp, giải trí, thẩm mĩ... Cái đẹp chỉ là một phương diện không thể
thiếu được của nghệ thuật.
Như vậy, có thể nói, ở một phương diện nào đó, cái đẹp rộng hơn nghệ thuật.
Bởi vì cái đẹp không chỉ có trong nghệ thuật mà còn có trong thiên nhiên, trong đời
sống lao động sản xuất của con người. Tuy nhiên, xét ở một phương diện khác, nghệ
thuật lại không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực của cái đẹp, không phải chỉ là một hiện
tượng thẩm mĩ. Nghệ thuật bao giờ cũng phải đẹp, cũng phải mang chức năng thẩm
mĩ nhưng bên cạnh đó, nghệ thuật còn là tiếng nói của tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật
4


còn có chức năng giao tiếp, nhận thức, giáo dục, giải trí.. .Vì vậy đồng nhất hai khái
niệm này sẽ dẫn đến sai lầm cả trong sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật.
Có 7 môn nghệ thuật chính: Văn học, Âm nhạc, Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc,
Sân khấu, Điện ảnh.

1.2. Đặc trưng của văn hóa
Văn hóa có 4 đặc trưng cơ bản:

 Tính nhân văn – xã hội
Văn hóa là những ứng xử và hoạt động của con người, chỉ có con người mới có
nên đặc trưng của văn hóa là tính nhân văn. Tính nhân văn, nhân bản của văn hóa
thuộc về bản chất đặc biệt của con người, luôn luôn tiếp cận tới lý tưởng chân – thiện
– mỹ và được coi là mẫu số chung kết nối các nền văn hóa.
Thời gian là phép thử và là cơ chế gạn lọc hữu hiệu của văn hóa. Những khuôn
mẫu hành xử, thiết chế, hệ tư tưởng, những tập quán vô nhân đạo, trái với bản tính
con người trước sau đều sẽ bị lịch sử đào thải, tuy có thể đã từng tồn tại rất lâu đời
hoặc đã được sùng bái trong một giai đoạn lịch sử.
Con người văn hóa là một con người sống trong cộng đồng xã hội, không phải
là một con người đơn biệt.. Những sản phẩm, hành xử, giá trị phải được cộng đồng xã
hội chấp nhận mới trở thành những mô thức văn hóa. Tính xã hội của văn hóa thường
có tính hai mặt, một hiện tượng văn hóa khi đã trở thành phong trào quần chúng có
thể tích cực cũng có thể trở nên tiêu cực.

 Tính biểu tượng, sáng tạo
Văn hóa đến được với tri giác, nhạn thức con người là nhờ thông qua những
biểu tượng, đúc rút ra từ vô vàn những sự vật khác nhau của những cộng đồng khác
nhau, trong những thời đại khác nhau, được ký hiệu bằng ngôn ngữ, văn tự, âm thanh
hình ảnh, khái niệm.
Biểu tượng văn hóa thường mang tính ổn định và gắn bó với một cộng đồng
người nhất định. Những ứng xử, giá trị lâu đời của một dân tộc đã trở thanh tập quán,
5


phong tục, điển chương của dân tộc đó. Ý nghĩa, giá trị của những biểu tượng có thể
tương phản nhau theo những nền văn hóa khác nhau.

Những biểu tượng và thành tựu văn hóa tạo nên di sản văn hóa. Di sản đó là
một vốn xã hội lâu đời của một dân tộc, luôn luôn được làm giàu thêm và tự đổi mới
bằng sự sáng tạo. Con người ta luôn luôn không tự bằng lòng về mình, muốn vươn lên
sự hoàn thiện thông qua những hoạt động văn hóa. Truyền thống cũng tiến hóa theo
sự đổi mới sáng tạo.

 Tính lan truyền, lưu truyền
Văn hóa không tự cô lập và bất động. Như một chất khuếch tán trong khí
quyển, một nền văn hóa cũng khuếnh tán, lan tỏa, truyền bá ảnh hưởng tới những
không gian văn hóa xã hội khác. Nguồn gốc của tính lan truyền văn hóa là tính không
đồng đều giữa các nền văn hóa. Một nền văn hóa có cường độ, thế năng mạnh thì sẽ
xâm lược vào nền văn hóa có cường độ yếu, thế năng yếu.
Có hai dạng thức lan truyền văn hóa, đó là lan truyền trực tiếp và lan truyền
gián tiếp. Lan truyền văn hóa gián tiếp là dạng thức phổ biến hơn. Những nền văn hóa
mạnh có khả năng phủ sóng mạnh, truyền sóng xa tạo nên những vòng tròn văn hóa
giao tiếp nhau. Lan truyền văn hóa gián tiếp còn có thể qua một nước thứ ba trung
gian, ví dụ như Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ qua văn hóa
Champa.
Thời cổ đại và trung cận đại, văn hóa lan truyền nhờ các tăng lữ, lái buôn, du
khách, di dân du nhập vào các quốc gia. Còn thời hiện đại lan truyền văn hóa bùng nổ
với sự quảng bá công nghệ thông tin, truyền thông và văn hóa đại chúng, đặc biệt là
thời trang, lối sống, âm nhạc, vũ điệu qua sách, báo, truyền hình và internet.

 Tính phổ quát, đặc thù
Văn hóa vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù. Đó là do văn hóa gắn
bó với con người. Mà con người lại cũng mang hai tố chất đó, bề ngoài có vẻ mâu
thuẫn nhau nhưng thực sự là bổ sung cho nhau.

6



Mọi người trên trái đất đều có một cấu trúc sinh học tâm lý giống nhau, cùng
mang trong người một tố chất chung, được gọi là tính nhân loại, tính nhân bản, trong
đó có những quyền sống cơ bản, tức quyền con người, hay nhân quyền.
Văn hóa còn mang tính đặc thù, cũng bởi lẽ mọi quốc gia, mọi cộng đồng
người, mọi cá nhân đều là những chủ thể văn hóa đặc hữu, không giống nhau. Người
châu Á có thể có những tập quán khác người châu Âu, người giàu có nếp sống nếp
nghĩ khác với bình dân, người tôn giáo này hành xử khác người tôn giáo kia. Vì trên
thực tế, văn hóa luôn luôn là một bất đẳng thức, bất phương trình.
Có thể nói, quan hệ giữa tính phổ quát và tính đặc thù của văn hóa là quan hệ
giữa cái chung và cái riêng, giữa màu và sắc, không đối lập mà bổ sung lẫn nhau.
1.3. Đặc trưng của nghệ thuật
Những đặc trưng của nghệ thuật có thể được mô tả bởi sự bắt chước (phản ánh
cuộc sống), sự thể hiện, trao truyền cảm xúc, và những phẩm chất khác. Trong suốt
thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn, nghệ thuật được xem là "một lĩnh vực đặc biệt của tâm
thức con người, giống như tôn giáo và khoa học". Mặc dù không có một định nghĩa
thống nhất về nghệ thuật, và cách nhìn về nó cũng thay đổi theo thời gian, những mô
tả chung về nghệ thuật đề cập đến ý tưởng về một kỹ năng kỹ thuật hay trí tưởng
tượng bắt nguồn từ khả năng tác động của con người và sự sáng tạo.
Bản chất của nghệ thuật, và những khái niệm có liên quan như sáng tạo và sự
diễn dịch, được khảo sát trong mỹ học - một nhánh của triết học.
Nghệ thuật có tính lịch sử: Lịch sử nghệ thuật bằng những biến đổi của cách
biểu đạt và xây dựng của mình, như một ngôn ngữ của cái đẹp. Lịch sử nghệ thuật là
lịch sử của những cách nhìn thế giới, và ý nghĩa cũng như giá trị của một tác phẩm
nghệ thuật là ở sự thấu đáo của cái nhìn đó, linh diệu ngay trên luống cày của mình.
Trong khi các nền văn minh tiên tiến, nghệ thuật có sự vận động riêng của mình, xoay
vần bằng chính cái trục bản ngã của mình, luôn tìm thế đối xứng, soi gương trước
hiện tại. Chính ở đó nghệ thuật giữ kín trong mình cái bí hiểm thâm sâu của sự sáng
tạo, bảo tồn cái nguyên bản ý nghĩa người, bình đẳng trước mọi hiện thực và thời
gian.

7


Nghệ thuật có tính hiện thực và tính chân thực: Tính hiện thực chỉ thuộc tính
tất yếu, tính chân thực chỉ phẩm chất, giá trị của nghệ thuật. Nghệ thuật có chân thực
hay không, không phải tùy thuộc vào đối tượng mà phụ thuộc vào chủ thể. Tính chân
thực trong nghệ thuật trước hết là sự phản ánh đúng đắn bản chất và qui luật đời sống
(tính chân thực lịch sử). Bên cạnh đó, tính chân thực còn mang ý nghĩa là thước đo
giá trị chân thực của cảm xúc, sự đánh giá, sự biểu hiện bản lĩnh, nhân cách cá nhân,
cá tính độc dáo, tài năng nghệ thuật.
Hiện thực là nguồn gốc của nhận thức, của ý thức. Nghệ thuật là một hình thái
ý thức, một hình thái nhận thức, do đó, hiện thực đời sống là nguồn gốc của nghệ
thuật, là mảnh đất nuôi dưỡng nghệ thuật. Cũng chính từ cơ sở lí luận này mà ta hiểu
vì sao đối tượng của nghệ thuật là hiện thực khách quan, là con người và đời sống xã
hội.
Nghệ thuật có tính dân tộc: Mỗi dân tộc có một nền nghệ thuật riêng biệt, một
truyền thống nghệ thuật khác nhau phân biệt nghệ thuật của dân tộc này với dân tộc
khác. Cái làm nên sự phân biệt ấy chính là bản sắc dân tộc của nghệ thuật. Tính dân
tộc là một phạm trù mang tính lịch sử. Tính dân tộc gắn liền với những điều kiện lịch
sử - xã hội nhất định, do đó mà nó không ngừng biến đổi. Tính dân tộc không phải là
một hệ thống khép kín. Do những điều kiện lịch sử xã hội, tính dân tộc cũng có những
nội dung không giống nhau qua các thời kì lịch sử.
Nghệ thuật có tính phổ quát: Nghệ thuật là hình thức đặc thù phản ánh cuộc
sống, con người, nhằm khẳng định và phát triển bản tính của con người, cải tạo và xây
dựng các quan hệ con người và làm cho các quan hệ con người có tính nhân văn và
nhân đạo. Tính người của nghệ thuật là kết quả của nhận thức, phản ánh các giá trị
(chân - thiện - mĩ) có tính chất toàn nhân loại được thể hiện qua các thời đại. Những
tác phẩm nghệ thuật phát ngôn cho nhu cầu, lợi ích và mục đích thẩm mĩ phù hợp với
sự phát triển con người của các lực lượng, giai cấp tiến bộ, cách mạng trong mỗi thời
đại lịch sử sẽ tạo ra và thống nhất với bản tính con người của nhân loại nói chung.

Chúng không chỉ đại diện cho một lực lượng xã hội nhất định mà còn có giá trị thẩm
mĩ đối với nhiều dân tộc và nhiều thời đại khác nhau.

8


Chuẩn mực nhân văn - nhân đạo là hạt nhân để xác định phẩm chất thẩm mĩ
đích thực của nghệ thuật. Chỉ nghệ thuật nào thừa nhận và đấu tranh cho sự phát triển
của con người đúng như bản tính cao đẹp của nó, đề cao con người với tính cách là
con người thì nghệ thuật đó mới thực sự có giá trị.
II. Mối quan hệ giữa văn hóa và nghệ thuật
2.1. Nghệ thuật là bộ phận của văn hóa
Văn hóa suy cho cùng là tất cả những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá
trình phát triển, lao động, sản xuất hướng đến Chân – Thiện – Mỹ. Có thể nói văn hóa
luôn song hành với cuộc sống của con người. Những cái gì do con người tác động
đến, có yếu tố người thì đó là văn hóa. Cùng với những cái vật chất là ăn, mặc, ở, đi
lại… là văn hóa thì những cái tinh thần như ngôn ngữ, tôn giáo… cũng là văn hóa. Và
nghệ thuật là một trong những thành tố cơ bản, là một bộ phận không thể tách rời của
văn hóa.
Nghệ thuật như mặt gương phản ánh văn hóa, cũng có thể xem nghệ thuật là
một công cụ mà ở đó chứa đựng và chuyển tải văn hóa. Nghệ thuật là một lĩnh vực
hoạt động rộng lớn và hết sức phức tạp trong đời sống tinh thần con người. Nó chịu sự
quy định của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội vừa có sự độc lập tương đối và có tác
động tích cực hay tiêu cực đới với đời sống xã hội. Nghệ thuật có tính dân tộc, mỗi
dân tộc khác nhau sẽ tạo ra một hệ giá trị nghệ thuật khác nhau vì vậy qua đó ta có thể
nhận biết được dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác. Ngoài
ra, khi xã hội ngày càng phát triển đời sống tinh thần ngày một nâng cao thì nghệ
thuật còn được xem là cầu nối, là kênh thông tin nhanh nhất trong việc giao lưu,
quảng bá văn hóa của một dân tộc nói riêng và của một quốc gia nói chung.
Văn hóa khác nhau thì nghệ thuật cũng khác nhau và nghệ thuật phản ánh lịch

sử cũng như là đời sống văn hóa của dân tộc đó. Nghệ thuật là một bộ phận không thể
tách rời của văn hóa, tồn tại trong văn hóa và mang trong mình văn hóa.
Hiểu một cách đơn giản, văn hóa bao trùm lên mọi hoạt động nên nghệ thuật
cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ văn hóa và trở thành một bộ phận của văn hóa. Nghệ thuật
vừa giới thiệu văn hóa, vừa phản ánh hiện thực xã hội. Nghệ thuật do con người tạo
9


nên, để phục vụ đời sống và cũng nhằm mục đích thưởng thức của các giác quan.
Nghệ thuật tiến bộ, đạt được nhiều thành tựu là một tiền đề cho phát triển văn hóa,
làm phong phú nền văn hóa tạo nên bản sắc cho mỗi quốc gia, dân tộc.
2.2. Ảnh hưởng của văn hóa đến nghệ thuật
Văn hoá là một khái niệm rộng và bao hàm những lĩnh vực tồn tại trong cuộc
sống của con người. Nghệ thuật vừa là một bộ phận cốt lõi của văn hóa, chịu sự chi
phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa, vừa là một trong những phương tiện tồn tại và
bảo lưu văn hóa.
Nghệ thuật chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền
thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa
độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa
là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, nghệ thuật đã tự giác tiếp
nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ.
Có thể nói, văn hoá là nơi cung cấp nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật. từ
những sự vật, hiện tượng tồn tại trong cuộc sống điều có thể là đề tài để cho nghệ
thuật có thể sáng tạo và thể hiện lại dưới cái nhìn hoàn toàn mới, các giá trị văn hoá
đều được thể hiện một cách mới lạ hơn và dễ được đón nhận hơn.
Cũng chính văn hoá là cái nôi để nghệ thuật ra đời và phát triển, đồng thời cũng
là công cụ đưa nghệ thuật đến gần con người hơn. Bởi lẽ, những gì mà nghệ thuật thể
hiện đều là những nét văn hoá vô cùng gần gũi, quen thuộc, bình dị và gắn bó với con
người từ khi sinh ra cho đến khi trở về với đất mẹ.
Mặt khác, nghệ sĩ – chủ thể sáng tạo ra nghệ thuật phải là con đẻ của một cộng

đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, muốn hay không anh ta cũng đã tiếp nhận
những thành tố văn hóa của cộng đồng mình, những lối tư duy, những mô thức ứng xử
trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại cũng như những ngưng
tụ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Vì vậy, nghệ thuật dù được sáng tạo tới
đâu thì cũng vẫn thể hiện tâm thái văn hóa và những kết cấu tâm lý văn hóa độc đáo
của dân tộc mình.
Hay nói cách khác, những chủ thể sáng tạo nghệ thuật luôn phải đặt mình trong
khuôn khổ văn hóa nơi mình sinh sống để cho ra đời những thành quả phù hợp, không
10


đi ngược lại với nền văn hóa ấy. Họ là những người phải am hiểu văn hóa, nhìn vào
bức tranh văn hóa mà hành động. Nghệ thuật dù mang tính sáng tạo và cái tôi cá nhân
cao vẫn phải tuân thủ theo các giá trị văn hóa cộng đồng. Đó cũng là một cách giữ
vững bản sắc văn hóa dân tộc.
Việt Nam có đặc trưng là nền nông nghiệp lúa nước, từ đó đã sản sinh ra nghệ
thuật múa rối nước độc đáo dựa trên nền tảng là nét sinh thái vùng quê ao hồ. Chính
đặc điểm văn hóa đó của Việt Nam đã nuôi dưỡng và phát triển múa rối ngày càng
đỉnh cao. Các bức tranh hội họa cũng tập trung miêu tả cảnh sinh hoạt nông nghiệp
của người dân. Hay các tác phẩm văn chương đều phần lớn nói về cái nghèo, cái cơ
cực của người nông dân thời đại cũ.
Điều đó cho thấy, nghệ thuật luôn có dáng dấp của văn hóa. Hay nói cách khác,
ở một khía cạnh nào đó, nghệ thuật là hiện thân của văn hóa. Vì văn hóa mà sản sinh,
cũng vì sự phát triển của văn hóa mà phát triển theo.
2.3. Nghệ thuật là công cụ thể hiện văn hóa
Một nền văn hóa muốn phát triển được thì bắt buộc bản thân nó phải có những
tiềm năng, những thành tựu mang nét đặc sắc nhất. Tất cả những yếu tố đó sẽ được
nghệ thuật khái quát một cách đầy đủ bao gồm những loại hình nghệ thuật nhiếp ảnh,
điện ảnh, tạo hình (hội họa, điêu khắc, kiến trúc); tri thức dân gian (truyền khẩu),
thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đố, câu đối, y học dân gian; ngôn ngữ ký hiệu văn bản

(ngôn ngữ viết) bao gồm văn chương, thi ca, kinh sách các tôn giáo…các loại hình âm
nhạc từ truyền thống đến hiện đại; những loại hình nghệ thuật: kịch câm, xiếc, múa,
rối nước, rối cạn, động tác phù thủy, nghi thức trong lễ hội, những thế tay trong các
bức tượng thờ, võ thuật, nghệ thuật câm cử chỉ, , trò chơi dân gian. Tất cả tạo nên một
nền văn hóa phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hay nói cách khác nghệ
thuật còn gọi là công cụ của văn hóa.
Nghệ thuật nó là một phạm trù rất rộng. Nó bao hàm tất cả những lĩnh vực từ
kiến trúc, điêu khắc, hội họa, ca hát và điện ảnh... Đó là tất cả những yếu tố mà nền
văn hóa nào cũng nhất thiết phải có. Nó len lỏi trong mọi trường hợp từ lối sống ngoài
đời thường cho đến những sự kiện quan trọng nhất. Để khắc họa một cách thành công
đem lại sự chú ý của các nền văn hóa khác thì nghệ thuật chính là một công cụ, một
11


bàn đạp tốt nhất để thể hiện mà những điều văn hóa cần đưa ra bên ngoài đển cho mọi
người hiểu sâu hơn về một nét văn hóa nào đó của dân tộc mình. Viện bảo tàng nghệ
thuật Ermitage là viện bảo tang lớn nhất nước Nga và đứng thứ ba thế giới, sau Viện
bảo tàng Louvre (Pháp) và Vatican (Ý). Được thành lập năm 1764, Ermitage trưng
bày 3 triệu hiện vật, gồm những tác phẩm nghệ thuật qua các thời đại và những cổ vật
của các nền văn hoá xa xưa. Muốn xem hết tất cả các phòng, khách tham quan phải đi
qua một chặng đường dài 24km. Chính nhờ nghệ thuật mà văn hóa nhân lọa được bào
tồn qua thời gian.
Hoạt động nghệ thuật gắn bó với người Việt từ thời rất xa xưa. Từ những hình
chạm khắc trên trống đồng và các di vật thời Đông Sơn ta đã thấy rằng khi con người
khó biểu đạt hay muốn biểu đạt một nội dung nào họ sẽ dựa vào nghệ thuật để truyền
tải đến người khác.
Cái được truyền tải đến người khác là văn hóa của một khoảng thời gian và
không gian nhất định. Những sinh hoạt, những nét văn hóa của một cộng đồng người
nào đó. Mà hình ảnh trên trống đồng là một minh chứng rõ nét cho việc đó.


( Những hình ảnh về sinh hoạt văn hóa trên mặt trống đồng )
Ngay cả trong ca từ của một bài hát, hay động tác của một điệu múa cũng có
thể giúp ta biết tằng thời đó hòa bình hay loạn chiến. Văn hóa thời kì đó chuộng cái
gì, chán ghét cái gì.
Hai hình thực biểu diễn sân khấu cổ điển phổ biến nhất của ta là chèo và tuổng.
Cả hai đều phối hợp ca, múa, nhạc, kể chuyện, điệu bộ, pha trò. Về hình thức, các
động tác diễn trên sân khấu cũng thể hiện rõ rệt công việc làm ăn, nét văn hóa nông
nghiệp của dân ta như: cấy lúa, quay tơ, se chỉ, khâu vá, mò cua, bắt cá, chèo đò,…
12


Nội dung của các vở chèo, tuồng, kịch đều phản ánh rõ nét cuộc sống tâm lý, văn hóa
của con người, của cuộc sống một vùng miền nào đó.
Đề tài của các tác phẩm văn học cũng lấy trong sinh hoạt nông thôn, trong
những chuyện cổ tích, trong truyện nôm như: Trương Viên, Tấm Cám, Lưu Bình
Dương Lễ hay Thạch Sanh điều thể hiện sâu sắc văn hóa Viêt thể hiện ở lòng yêu
chính nghĩa, ghét chiến tranh phi nghĩa, đấu tranh chống phong kiến và giai cấp thống
trị, thậm chí ở trong đó còn bao gộp nét văn hóa tâm linh – tín ngưỡng cảu nhân dân
ta như thần thánh, ma quỷ, phù thủy,…
Hội họa, điêu khắc là cách mà con người ta thể hiện văn hóa một cách sâu sắc
nhất. Nếu âm nhạc hay sân khấu, văn hóa chủ yếu dùng thính giác để cảm nhận hay
liên tưởng, thì hội họa, điêu khắc, kiến trúc là công cụ thể hiện văn hóa chủ yếu bằng
thị giác. Nghệ thuật ở đây là những bức tranh, những chạm khắc sinh động về các sinh
hoạt dân gian, tín ngưỡng phồn thực, thậm chí là cả những vũ khí, trang sức của một
thời kì, những cảnh hội hè đình đám, những cảnh lễ hội chọi trâu, chọi gà điều được
nghệ thuật truyền tải một các thân thuộc.

(Những bức chạm nổi hình ảnh mang đậm nghệ thuật tạo hình dân gian thể hiện
sinh hoạt của các tầng lớp như quan lại, sỹ, nông, công, thương và có nhiều linh thú)


13


(Chơi bịt mắt bắt dê)
Đặc biệt hơn nghệ thuật là cách truyền đạt văn hóa đa dạng nhất bởi nó biểu
hiện văn hóa theo nhiều khía cạnh giúp người ta nhìn nhận văn hóa một cách đơn giản
hơn. Nghệ thuật như tô vẽ lên một bức tranh đa dạng về văn hóa, làm cách biểu thị
văn hóa của nghệ thuật có sức hút mạnh mẽ hơn so với các lĩnh vực khác.
Nghệ thuật qua các lĩnh vực của mình như văn hoc, âm nhạc, hội họa, điêu
khắc, … đã tổng hòa nhiều khía cạnh của văn hóa. Từ cung cách sinh hoạt, nghề
nghiệp, lễ hội, tín ngưỡng,… điều được các lĩnh vực nghệ thuật thể hiện một cách
hoàn mỹ nhất. Chẳng hạn không có tác phẩm văn học dân gian Thạch Sanh thì chẳng
có một làng Gióng và chẳng có huyền thoại về một vị anh hùng dân tộc, không có
chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn hay Ngọc Lũ thì ta sẽ không biết được cuộc
sống của con người Việt Nam lúc đã như thế nào, sinh hoạt ra sao. Và nếu không có
những kiến trúc đình chùa thì chúng ta cũng chẳng thể biết rằng sự quan trọng của
thần Hoàng làng trong văn hóa Việt ra sao, không biết những nét văn hóa tâm linh
trong Phật giáo, cũng càng không thể biết được văn hóa Viêt Nam là sự giao hòa giữa
các nền văn hóa khác với tín ngưỡng bản địa một cách sâu sắc có chọn lọc.
Ngày nay, nghệ thuật càng ngày càng phát triển, và dần có sự giao lưu – tiếp
biến mạnh mẽ với nghệ thuật của các quốc gia khác, song vẫn với mối quan hệ chặt
chẽ với văn hóa; dù là với văn hóa là kết quả của sự giao lưu tiếp biến hay là văn hóa
bản địa đậm đà bản sắc thì nghệ thuật vẫn luôn là công cụ đa dạng và hữu hiệu nhất để
biểu thị văn hóa. Là bộ phận và là công cụ thể hiện văn hóa đặc biệt quan trọng.
14


III. Những phương diện biểu thị văn hóa của nghệ thuật:
3.1. Văn học
Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong

tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của
nhà văn. Đó là bức tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (tục ngữ, câu đố
tục giảng thanh, trò chơi…), là những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống trong truyện
ngắn và tuỳ bút Nguyễn Tuân (hoa thuỷ tiên, nghệ thuật pha trà, thư pháp…), là
những tín ngưỡng, phong tục trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân
Khánh (đạo Mẫu và tín ngưỡng phồn thực, tục thờ Thần Chó đá, Thần Cây đa, Thần
Thành hoàng, cách lên đồng, hát chầu văn, tục kết chạ, ma chay, cưới hỏi…). Tác
phẩm văn học còn dẫn ta đi đến những nguồn mạch sâu xa của văn hoá qua việc lý
giải tấn bi kịch lịch sử trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng hay cốt cách
người nông dân được đào luyện qua những biến thiên cách mạng trong các truyện
ngắn “Khách” ở quê ra và “Phiên chợ Giát” của Nguyễn Minh Châu.
Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí
quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của
bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hoá.
Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu
thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định. Chính không gian văn hoá này chi
phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ
thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá,
thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao dung mới tạo
điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là
“nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá cuả một
xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định.
Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học
để tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại. Nói cách khác, thực tiễn văn học có
thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu văn hoá. Chẳng hạn,
thông qua nội dung tái hiện của văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX, người ta có thể
chứng minh cho quá trình thâm nhập của văn hoá Tây Âu trong xã hội thời kỳ này,
15



cũng như khoảng cách văn hoá của người thị dân so với người sĩ phu bị buộc chặt vào
những tín điều Nho giáo, một bên, và với người nông dân bị giới hạn trong văn hoá
nông thôn ở làng xã, một bên khác. Nếu văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển
của văn học, thì ngược lại, văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu
trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó. Những nhà văn tiên
phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hoá lớn. Bằng nghệ thuật ngôn từ,
họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá, đồng thời khẳng định những
giá trị văn hoá dân tộc, nhân bản và khai phóng. Dù là phản ứng trước những làn sóng
văn hoá tiêu cực hay cổ vũ cho sự tiếp biến văn hoá, giới trí thức sáng tác tinh hoa bao
giờ cũng là những người tiên phong mở ra hướng nhìn về vận hội mới của văn hoá
dân tộc.
Văn học thừa hưởng và hấp thụ những yếu tố của một không gian văn hoá
rộng: văn hoá phương Đông, văn hoá dân tộc. Ở gần, văn học thừa hưởng và hấp thụ
những yếu tố của một không gian văn hoá hẹp: văn hoá tộc người, văn hoá vùng.
Những vùng văn hoá giao nhau sẽ tạo ra những nét chung trong văn học của từng
vùng, đồng thời nó vẫn giữ lại những nét riêng làm căn cước giúp ta nhận diện bộ mặt
của từng vùng văn hoá, từ đó phân biệt “lãnh thổ” trên bản đồ văn học. Công trình
khảo cứu “Hồ sơ Lục châu học” của Nguyễn Văn Trung là một nỗ lực đáng trân trọng
nhằm khảo sát, phân tích và đi đến khái quát về đặc điểm và sự phát triển của văn học
Nam bộ trong bối cảnh văn hoá - lịch sử nước ta đầu thế kỷ XX. Thiên nhiên, địa lý,
phong tục, tập quán, lề thói sinh hoạt ở vùng đất mới là cái nôi văn hoá hình thành nên
tính cách con người và tính cách văn chương ở đây, thể hiện qua tâm.
Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn
hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những
phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi
trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc,
đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng
đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của
một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô
thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ về hành động và ngôn ngữ.

16


Nhà văn – chủ thể sáng tác phải là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một
cộng đồng nhất định, muốn hay không anh ta cũng đã tiếp nhận những thành tố văn
hóa của cộng đồng mình, những lối tư duy, những mô thức ứng xử trong đó chứa
đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại cũng như những ngưng tụ giá trị văn
hóa truyền thống của cộng đồng. Vì vậy nhà văn dù sáng tạo tới đâu, viết ra hay nói ra
vấn đề gì thì cũng vẫn thể hiện tâm thái văn hóa và những kết cấu tâm lý văn hóa độc
đáo của dân tộc mình.
Lý tưởng thẩm mỹ chẳng gì khác hơn là lý tưởng về cuộc sống văn hoá, trong
đó cái chân, cái thiện và cái đẹp được thể hiện hài hoà. Đặc biệt là hình ảnh những
con người sống tài hoa, biết sống mạnh mẽ trong lập công, nhưng cũng biết hưởng thụ
tinh tế, biết tự khẳng định tự do nhân cách như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,…
biết hưởng thụ vẻ đẹp của văn học Á Đông trong đó có Việt Nam. Nếu nói ở đâu có
cuộc sống con người ở đó có văn hoá, thì với ý nghĩa đó văn học sẽ xây dựng những
mô hình văn hoá đầy đặn nhất, tinh vi nhất trong cuộc sống chung cũng như cuộc
sống riêng thầm kín. Với ý nghĩa này, làm nghèo văn học tức là giảm sút vai trò sáng
tạo văn hoá của nó.
Lấy việc sáng tạo, biểu hiện con người làm trung tâm, văn học trước hết phát
huy vai trò sáng tạo những mô hình nhân cách con người. Về một mặt nào đó, đây
chính là vai trò nêu gương của văn học đã thể hiện trong toàn bộ lịch sử văn học.
Trước đây trong điều kiện kháng chiến chống ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu:
“Các nhà văn hoá ta phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương
sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ mà còn để lưu truyền những gương mẫu
oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho con cháu mai sau”.
Văn học là “phê phán văn hoá”. Nói phê phán văn hoá có thể có người chưa tán
thành, bởi họ muốn dành cho văn hoá chỉ những gì tốt đẹp nhất, cao cả nhất. Điều đó
không sai. Song văn hoá là một hiện tượng lịch sử. Văn hoá là một cấu trúc đa tầng,
có yếu tố tạm thời, nằm ở bề mặt. Văn hoá có phương diện tĩnh là hệ thống các kiến

thức sinh tồn mà lịch sử đã sáng tạo như cách hiểu của Kroeber và Kluckhohn.
Phương diện này làm cho cuộc sống trật tự, ổn định. Nhưng văn hoá có mặt động là
quá trình “người hoá” mọi tự nhiên, mọi hiện tồn, không bao giờ ngừng nghỉ theo đà
17


tiến hoá của văn minh. Nó không chấp nhận mọi ngưng đọng. Văn học cũng tiêu biểu
cho phương diện động của văn hoá. Trung, hiếu, tiết, nghĩa là những phạm trù văn hoá
lâu đời. Nhưng ở đây có ngu hiếu, ngu trung, là phản văn hoá. Mấy chữ trinh tiết đã
làm hại biết bao đời người con gái. Lễ là một phạm trù lớn, tạo thành một nền văn hoá
lễ. Nghĩa ban đầu của lễ là lễ vật, lễ thần linh, nghi lễ, rồi sau mới là lễ độ.
Nhưng không cứ gì trong truyền thống, ngay trong đời sống hiện tại đã thấy có
biết bao nhiêu là tệ nạn, bao nhiêu là suy đồi mà ngòi bút của nhà văn có trách nhiệm
là phải phê phán. Vấn đề cảm hứng phê phán trong lý luận và văn học không mới.
Nhưng nhiều khi bị cảm hứng chính trị chi phối mạnh mẽ, người ta ít chú ý tới vai trò
“phê phán văn hoá”. Trong đời sống hôm nay, ngay chính các nhà chính trị cũng nêu
lên vấn đề văn hoá chính trị, văn hoá quản lý, văn hóa đảng thì cánh cửa “phê phán
văn hoá” càng được mở rộng đối với văn học.
Văn học có vai trò sáng tạo văn hóa. Văn học là bộ phận quan trọng của văn
hoá, sự giàu có của nó về nội dung và hình thức trực tiếp làm giàu cho văn hoá. Sáng
tạo văn học không giản đơn chỉ là nói càng nhiều về các hiện tượng mới của đời sống.
Các hiện tượng mới chưa chắc đã là văn hóa. Nó có thể là nhất thời và sớm muộn sẽ
bị đào thải. Cùng với việc sáng tạo ra nhân sinh quan, sáng tạo cách cảm nhận mới và
đánh giá mới đối với đời sống, văn học phải sáng tạo ngôn ngữ mới, hình thức mới.
Việc sáng tạo ra khúc ngâm, truyện Nôm, hát nói, thơ mới, kịch nói, tiểu thuyết và
truyện ngắn hiện đại phải xem là những hiện tượng sáng tạo văn hoá lớn lao của dân
tộc Việt Nam trong thế kỉ XX. Việc Việt hoá thể thơ Đường luật và thể phú thời trung
đại cũng là một tấm gương sáng tạo tuyệt vời của cha ông ta. Về phương diện này,
thiết nghĩ người Việt Nam hiện đại cũng nên thể nghiệm thơ tượng trưng chủ nghĩa,
thơ siêu thực, tiểu thuyết dòng ý thức, tiểu thuyết huyền thoại, tiểu thuyết suy lý, văn

học hiện đại chủ nghĩa và văn học hậu hiện đại,… miễn là đứng vững trên mảnh đất
hiện thực và gắn bó với con người Việt Nam hiện đại. Không có giá trị văn hoá nào đã
trở thành nhân loại mà người Việt Nam hiện đại lại không thể thể nghiệm. Ngay cả
những tìm tòi thuần tuý chữ nghĩa cũng không phải là không có ích.

18


3.2. Điêu khắc – Kiến trúc

 Kiến trúc
Nhiều nền kiến trúc bị ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa. Văn hóa sẽ quyết định loại
kiến trúc đặc thù. Người Việt có tính cộng đồng cao, lại cởi mở, hòa đồng nên các
kiến trúc sẽ theo lối mở, nhiều cửa ra vào. Còn một số nước phương Tây với bản tính
chuộng cuộc sống khép kín nên kiến trúc cũng mang tính kín đáo, độc lập tách biệt
với nhau.
Từ lâu trong lịch sử, những công trình được hình thành theo kiểu lối thiết kế tư
duy. Như các công trình quan trọng thì được xây dựng tường rào bao bọc nhằm bảo
vệ. Còn kiến trúc cung đình thì mái được dát vàng, được sơn tông màu đỏ vàng làm
chủ đạo để phản ánh được sự sao trọng, quyền quý… Truyền thống và tôn giáo cũng
có ảnh hưởng đến kiến trúc và văn hóa. Ví dụ: làm nhà là phải quay hướng đông, hoặc
ngôi nhà nào cũng bắt buộc có cửa trước. Đó là tư tưởng của Trung Hoa.
Ví dụ: đối với các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, Brasil,
Indonesia,… là những nước có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, để phù hợp với khí hậu đó
kiến trúc thường trải dài, bám sát mặt đất hoặc bỏ trống tầng một được xử lý với lối
kiến trúc linh hoạt.
Tùy theo điều kiện từng vùng mà sẽ có lối kiến trúc phù hợp, miền biển địa
hình ít phức tạp, gặp nhiều khó khăn gió cát, hay bão, nên sẽ thiết kế kiến trúc chú ý
đến độ dốc mái, cửa sổ mở thoáng hai mặt cho gió dễ vào thoát ra và trồng nhiều cây
xanh tạo ra vật cản.

Kiến trúc vùng khí hậu khô nóng miền Trung chịu ảnh hưởng của gió Lào thì
lại khác. Nhà có tường vật liệu khó cháy, tận dụng vật liệu có sẵn ở địa phương như
đá ong, đá bò, nhà chính quay ra hướng Nam có rèm cửa để lọc sáng và che nắng,
tranh thủ hơi mát và hơi ẩm của sân vườn. Vì vậy người sáng tác kiến trúc phải nghiên
cứu các điều kiện tự nhiên, địa hình, điều kiện cảnh quan sinh thái của từng vùng từng
nơi xây dựng để tạo được công trình kiến trúc tốt, không những đáp ứng nhu cầu sử
dụng, mà còn hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, với đặc điểm khí hậu tạo chất lượng
sống cao và bền vững,
19


Vì vậy, mỗi dân tộc do những đặc thù tự nhiên xã hội, đặc biệt là trải qua quá
trình ứng xử giữa con người và thiên nhiên để thích nghi với môi trường sống trong
lịch sử tồn tại và phát triển của mình, đã hun đúc nên truyền thống văn hóa có cốt
cách riêng mang những giá trị bền vững. Bản sắc văn hóa này không chỉ lưu giữ thể
hiện trong tư tưởng, đạo đức lối sống, trong văn học nghệ thuật mà cả trong công trình
kiến trúc cùng các vật dụng hàng ngày. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc chính là cái
cốt lõi, cái tinh túy nhất của dân tộc đó ở mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống văn hóa
nghệ thuật. Đó là bằng chứng về bản lĩnh sáng tạo của dân tộc, những kinh nghiệm
ứng xử thông minh, khôn khéo, có hiệu quả trong quá trình tồn tại lâu dài chống lại
hoàn cảnh đặc thù và khắc nghiệt của môi sinh, môi cảnh xã hội.
Tất cả những công trình kiến trúc lớn nhỏ trên thế giới không chỉ mang trong
mình những giá trị riêng, hay dừng lại ở việc đưa ra những giải pháp, những bản hợp
đồng, mà còn phải dựa trên nền tảng văn hóa. Vì kiến trúc phải có văn hóa hay nói
cách khác kiến trúc mang bản chất của văn hóa.
Có nhiều quan điểm cho rằng văn hóa và kiến trúc có sự gắn bó mật thiết với
nhau. Trong kiến trúc không thể thiếu văn hóa và trong văn hóa có nghệ thuật kiến
trúc.
Có ví dụ cho rằng, kiến trúc thực chất vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Ví dụ:
Một ngôi nhà chỉ là nơi để ẩn náo, cư trú của con người mà thôi, nhưng xét về mặt

văn hóa nó cũng là một công trình kiến trúc, mang đầy dủ các giá trị về văn hóa, tinh
thần, tâm linh.
Qua góc nhìn mới mẻ và sắc sảo của những người hoạt động trong lĩnh vực văn
hóa nghệ thuật sẽ đem lại những kiến thức hữu ích cho kiến trúc sư, và những người
trong ngành kiến trúc.
Ngoài ra kiến trúc làm bật lên được tính dân tộc văn hóa Việt Nam, bởi nền văn
hóa nào của thoát thai từ dân tộc. Trong quá trình lịch sử, hình thành dân tộc và văn
hóa được quy định bởi những nguyên tắc riêng. Từ những kiến trúc truyền thống Việt
Nam có lịch sử hàng ngàn năm mang đậm tính dân tộc, với đặc điểm là những công
trình kiến trúc khuyết danh, được sáng tạo từ bàn tay của các nghệ nhân. Kiến trúc
20


còn phục cho đời sống con người với tâm tư tình cảm, phong tục tập quán sinh hoạt,
với quan điểm thẩm mĩ đã sáng tạo ra công trình theo cách riêng của mình. Trước tình
hình khoa học phát triển mạnh mẽ, kiến trúc hình thành trên thành tựu khoa học và tạo
ra những công trình kiến trúc hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
mình.

 Điêu khắc
Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình đã gắn liền với lịch sử nhân loại từ buổi hoang
sơ bằng những bức bích họa trong các hang động, bằng những môtíp trang trí được
chế tác một cách thô sơ: vòng tay, vòng cổ, khuyên tai... Với quá trình phát triển, yếu
tố thẩm mỹ được nâng cao và được thể hiện ngày càng quy mô và tinh xảo. Điêu khắc
có mối liên kết chặt chẽ với các bộ môn toán học, tính thẩm mỹ của văn học, hội học,
…trong số đó, nổi bật nhất là mối liên kết giữa điêu khắc với văn hóa. Và đây được
xem là mối quan hệ hai chiều, nó tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người, điêu khắc và kiến trúc là
hai ngành nghệ thuật tạo hình có mối quan hệ khăng khít với nhau: Điêu khắc xuất
hiện ở mặt tiền các tòa nhà, trong các công viên, đài phun nước, nội thất v.v… nó

đóng vai trò trong kiến trúc như một người “đệm đàn” làm tăng thêm tính thẩm mỹ,
tạo hình cho hình khối kiến trúc. Điêu khắc hướng tới những giá trị tinh thần, còn kiến
trúc gắn với những giá trị thực dụng, hay nói một cách khác kiến trúc là tổ chức môi
trường sống cho con người một cách thẩm mỹ, nó quan tâm đến công năng sử dụng,
đến không gian bên trong và cả không gian bên ngoài. Còn điêu khắc không “sử
dụng” bên trong bức tường.
Ngay từ những buổi đầu của sự hình thành và phát triển của nghệ thuật điêu
khắc chúng ta thấy được tầm ảnh hưởng của công trình kiến trúc đến với đời sống con
người ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn và mỗi chủ thể mà nó thể hiện. Điêu khắc là một
phương thức biểu hiện kiến trúc dựa trên ngôn ngữ điêu khắc và kiến trúc mà các kiến
trúc sư đã vận dụng và thể hiện trong quá trình sáng tác, ví dụ như nhà thờ Sagrada
Famillia, nhà Mila,… của kiến trúc sư Antonio Gandi, hay là những công trình của
kiến trúc sư Le Corbusier với những ý tưởng tạo hình mạnh mẽ với vật liệu bê tông
cốt thép, ông đã khai thác hiệu quả ngôn ngữ điêu khắc. Điêu khắc xuất hiện ở mặt
21


tiền các tòa nhà, trong các công viên, đài phun nước, nội thất v.v… nó đóng vai trò
trong kiến trúc như một người “đệm đàn” làm tăng thêm tính thẩm mỹ, tạo hình cho
hình khối kiến trúc. Điều này được thể hiện rõ trong kiến trúc cổ Ai Cập, cổ Hy Lạp,
cổ La Mã, kiến trúc Phục hưng…ở các đền đài và chùa miếu ở Ấn Độ, Trung Quốc,
Việt Nam và các nước châu Á khác. Các công trình kiến trúc ở đây được nghệ thuật
điêu khắc tô điểm làm tăng thêm các giá trị tinh thần.
Điêu khắc gây ấn tượng từ hình khối, từ không gian và cụ thể hóa ý tưởng
trong tổ chức không gian, liên kết bên trong bên ngoài, gây cảm giác hoành tráng và
tồn tạo trong không gian. Mỗi công trình điêu khắc nó sẽ thể hiện một đặc trưng của
một vùng hay chủ thể mà nó thể hiện.
Trong cái di sản mỹ thuật quý báu của dân tộc Việt Nam từ những thế kỷ xưa
còn truyền lại, có một phần quan trọng và khá phong phú, ấy là phần của nghệ thuật
điêu khắc. Cái khí hậu đặc biệt ẩm thấp và nóng nực của một nước nằm hoàn toàn

giữa miền nhiệt đới, nếu như là thích hợp cho sự sinh sôi nảy nở dồi dào của sinh vật
và thảo mộc, nếu như đã khiến cho ở đây, thật là “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” bốn
mùa xum xuê, xanh tốt, tạo cho khung cảnh của con người sống trên dải đất có cấu tạo
đa dạng này những sắc thái nhiều vẻ kỳ ảo, thì đồng thời nó cũng lại tác hại không ít
đến sức khỏe con người và những công trình mà óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của
họ đã làm ra. Hạn hán, mưa, lũ, bão, lụt v.v... xảy ra hằng năm. Lịch sử còn ghi những
trận lũ lớn đã cuốn đi cả nhiều làng mạc, những trận bão, trận sét đánh đã thiêu hủy cả
nhiều cung điện v.v... mà con người phải đương đầu khắc phục để mà sinh tồn. Đi đôi
với thiên tai, những họ phải chống chọi với tình trạng địch họa đã diễn ra nhiều lần
trên đất nước trong suốt quá trình lịch sử lâu dài. Những cuộc xâm lăng của phong
kiến phương Bắc, của đế quốc phương Tây v.v... đã gây ra không biết bao nhiêu tổn
thất cho các công trình điêu khắc nước nhà.
Tóm lại, từ những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại, nhu cầu về thẩm mỹ, về
những giá trị trong cuộc sống chúng ta đã tác động buộc chúng ta phải thích nghi, tư
duy nhiều hơn thông qua quá trình lao động. Sau nhiều năm sinh sống ở những môi
trường, điều kiện khác nhau, đặc tính lao động của mỗi vùng cũng khác nhau dẫn đến

22


văn hóa mỗi vùng và đặc biệt là nghệ thuật, điều đó không ngoại trừ điêu khắc của
mỗi vùng cũng khác nhau.
Từ khi nền điêu khắc xuất hiện, đã thấy được văn hóa đã ảnh hưởng đến điêu
khắc như thế nào. Và tác động đến sự hình thành, phát triển của nghệ thuật điêu khắc.
Ngược lại, thì điêu khắc cũng phản ánh phần nào cuộc sống, văn hóa của một chủ thể
hay đất nước nào đó. Do đó, khi nhìn thấy một công trình điêu khắc nào đó, chúng ta
biết được nó ra đời từ thời kì nào và đất nước nào. Tác phẩm điêu khắc còn thể hiện
một phần tâm tư, tình cảm nội tâm của nhân vật. Nét đặc trưng của loại hình nghệ
thuật điêu khắc tạo hình này chính là nó thể hiện rõ hồn của một tác phẩm, có khả
năng truyền đạt những sắc thái biểu cảm đến với người nhìn, và thưởng thức. Sáng

tác môn nghệ thuật điêu khắc phải gắn liền với thực tiễn lịch sử đã sản sinh ra nó, với
đời sống sinh hoạt bằng một phương thức nhất định của xã hội, con người,... Cũng
như các lĩnh vực sáng tác nghệ thuật khác, điêu khắc cũng rất phong phú, đa dạng.
Lịch sử phát triển của nghệ thuật điêu khắc ngày càng nổi bật và những phương thức
thể hiện cũng khá khác biệt với tất cả các loại hình nghệ thuật khác. Do đó, hiện nay
nghệ thuật điêu khắc ngày đang phát mình với lối phát triển chuyên biệt.
Nhìn chung, nghệ thuật điêu khắc còn phản ánh đời sống con người với những
đặc điểm riêng biệt của mình. Nhưng dù thế nào cũng phải theo những quy luật chung
của xã hội.
3.3. Hội họa
Diễn trình của hội họa song hành trong dòng chảy của văn hóa. Thành tựu của
hội họa cũng chính là thành tựu của văn hóa, phản ánh đặc điểm, tính chất của mỗi
giai đoạn lịch sử văn hóa.
Đặc điểm của hội họa luôn gắn liền với đặc trưng thời đại. Tùy từng thời đại
với những mô thức văn hóa khác nhau mà người họa sĩ làm nên những tác phẩm khác
nhau. Khi nhìn vào những bức tranh cổ ta sẽ đoán được nó thuộc thời kỳ nào, gắn với
biểu hiện văn hóa thời đó ra sao. Đến nay, rất nhiều tác phẩm hội họa cổ được truy
lùng và đưa ra nhiều giả thuyết. Họ giải mã văn hóa thời đại thông qua những bức
tranh ấy.
23


Việc Pháp mở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1925 để đào tạo
họa sĩ, đã làm cho ngành hội họa Việt Nam sang một trang sử mới. Hội họa được xây
dựng trên cơ sở tạo hình phương Tây, theo tư duy duy lý, khoa học của định luật xa
gần, và giải phẫu. Các chất liệu được du nhập, trong đó có sơn dầu, đã mở rộng khả
năng diễn tả, phản ánh hiện thực một cách vô cùng phong phú. Hội họa có xu hướng
dân chủ hóa, gần với đời sống. Tâm hồn, cốt cách và con người Việt Nam đã được thể
hiện đậm nét trong các tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam như: Họa sĩ Lê Huy Miếnngười Việt Nam đầu tiên được học vẽ tại Pháp, đến các thế hệ đời đầu học tại trường
Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn,

Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung,... Các bức tranh của họ rất khác tranh Pháp
mà rất Việt Nam trong bố cục, màu sắc, đường nét,... Nổi tiếng trong đó phải kể đến
các tác phẩm tiêu biểu như: “Em Thúy”(Trần Văn Cẩn), “Chơi ô ăn quan”( Nguyễn
Phan Chánh), “Gióng”( Nguyễn Tư Nghiêm), “Kết nạp ở Điện Biên Phủ”( Nguyễn
Sáng),....
“Em Thúy” của cụ Trần Văn Cẩn (1910-1994) - một họa sĩ Việt Nam đầu thế
kỷ 20, là một cây đại thụ trong làng họa sĩ Việt Nam trong thời cận đại. Bức tranh
“Em Thúy” của họa sĩ được vẽ bằng tranh sơn dầu (1943), thể hiện hình ảnh một cô
gái ngồi trên chiếc ghế mây với đôi mắt to tròn đầy tinh anh, thần thái trong trẻo, vô
ưu đã cho người xem một cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái nhưng đầy tin tưởng.
Trần Văn Cẩn vừa hiện đại mới mẻ, giàu liên tưởng, vừa phát huy được tính dân tộc
và đậm đà dân gian Việt Nam. Bức tranh “Em Thúy” không chỉ được các nhà nghiên
cứu trong giới hội họa đánh giá cao, mà ngay cả các nhà nghiên cứu sử học, văn hóa
học cũng được đánh giá hết sức cao và đưa ra những giá trị riêng của nó.

24


Em Thúy
Giá trị văn hóa: Là sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây,
đưa nét đẹp của hội họa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Cùng với đó là phản ánh
đời sống của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ” của danh họa Tô Ngọc Vân (1943) ra đời
trong bối cảnh xã hội Việt Nam bước vào cuộc giao lưu văn hóa phương Tây. Sự giao
lưu, tiếp biến đó đã làm biến đổi nền văn hóa Việt Nam trên mọi phương diện, đặc
biệt là trong lĩnh vực hội họa.

Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”
Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân là một minh chứng
thể hiện rất rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa thể hiện trong lĩnh vực hội họa. Chất liệu

25


×