Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.42 KB, 16 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG LỰC TẠI XÍ NGHIỆP.
i. CÁC ĐỊNH HƯỚNG, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP TRONG
THỜI GIAN TỚI.
Từ nay đến năm 2005 với quy mô 04 dây chuyền sản xuất giày nữ xuất
khẩu với tổng số cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp là 2010 người, bám sát
chỉ đạo của công ty Giày Phú Lâm, của hội đồng quản trị, tranh thủ sự giúp đỡ
của bộ công nghiệp và tổng công ty Da Giày Việt Nam, phối hợp tốt với các cơ
quan hữu quan của tỉnh Hà Tây, hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả với công ty TMC
phấn đấu mỗi năm đạt sản lượng 2750000 đôi giày xuất khẩu trở lên với kim
ngạch xuất khẩu là 19500.000 USD, doanh thu gia công 1720000 USD. Nhưng
trước mắt từ nay đến năm 2003 Xí nghiệp sẽ phải tiếp tục bổ sung thêm một số
máy móc thiết bị chuyên dùng thiết yếu, bám sát chỉ đạo của công ty Giày Phú
Lâm, của Hội đồng Quản trị, phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan, hợp tác
chặt chẽ, có hiệu quả với công ty TMC, cộng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể
CBCNV, phấn đấu đạt sản lượng 2.500.000đôi giày xuất khẩu với kim ngạch
xuất khẩu là 12.500.000 USD, doanh thu gia công là 1.500.000USD. Làm tốt các
mặt công tác quản lý lao động, điều độ sản xuất, kỹ thuật, xây dựng cơ bản,
xuất nhập khẩu, kế toán tài vụ, y tế và các mặt quản lý phục vụ, bảo đảm xí
nghiệp xanh sạch đẹp, góp phần ổn định và phất triển sản xuất. Quan tâm và
nâng cao và nâng cao hơn nữa đời sống và thu nhập cho người lao động, chăm
lo sức khoẻ tốt, khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, tổ
chức cho cán bộ công nhân viên tiêu biểu đi tham quan nghỉ mát. Đẩy mạnh
công tác xây dựng và phát triển Đảng, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động công
đoàn và đoàn thanh niên, dấy lên được các phong trào bề sâu và bề nổi, góp
phần thực hiện các mục tiêu đề ra. Khắc phục các mặt công tác còn yếu, còn
hạn chế, tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ bằng tập huấn,
bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn và trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là cán bộ văn
phòng. Hoàn thiện và ổn định tổ chức nhân sự, tạo dựng đội ngũ cán bộ vững
mạnh.
Chuẩn bị cho xu hướng tự do hoá thương mại trên thế giới và Việt Nam


tham gia khối thị trường chung ASEAN (AFTA) vào năm 2006, xí nghiệp tăng
cường việc quản lý chất lượng, đảm bảo ổn định và không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm, phấn đấu đạt được tiêu chuẩn chất lượng tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9002. Tạo được đội ngũ thống kê mẫu nắm chắc quy trình công
nghệ, tiếp cận thị trường, hướng dẫn trực tiếp với khách hàng.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ:
Kết qủa khảo sát thực tế cho thấy: có đến 71% người lao động làm việc
vì mục đích tìm kiếm một khoản thu nhập để đảm bảo cuộc sồng, chỉ có 5% là
làm việc vì mục đích hoàn thiện bản thân và 24% vì cả hai mục đích. Kết quả
này đã chứng tỏ rằng nhu cầu vật chất của người lao động trong Xí nghiệp
đang là nhu cầu bức xúc, cần phải quan tâm. Khi khi được hỏi yếu tố nào ảnh
hưởng lớn nhất đến mức thu nhập thì kết quả thu được là tính chất công việc.
Theo kết quả khảo sát thì các giải pháp sẽ tập trung vào giải quyết vấn đề có
liên quan đến thu nhập và công việc.
1. Tăng cường tính hợp lý của tiền lương:
1.1. Làm tốt công tác thống kê, kiểm tra sản phẩm :
Tiền lương phải được trả theo đúng số lượng và chất lượng sức lao động
mà người lao động đã cống hiến cho Xí nghiệp. Muốn làm được điều này thì
đòi hỏi Xí nghiệp phải phải đảm bảo các điều kiện trả lương khoán sản phẩm,
trong đó đặc biệt trú trọng làm tốt công tác thống kê, kiểm tra sản phẩm.
Thống kê sản phẩm là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo tính chính
xác của việc thanh toán tiền lương, là một khâu quan trọng không thể xem nhẹ,
đặc biệt khi xí nghiệp áp dụng trả lương khoán sản phẩm.
Xí nghiệp nên quy định rõ trách nhiệm và thời gian ghi công và chế độ kiểm
tra, nhiệm thu sản phẩm chặt chẽ chính xác, ngăn chặn tình trạng làm sai hỏng
trên dây chuyền, giảm sản lượng pha bù từ khi chuẩn bị và tiến hành sản xuất.
Tìm hiểu thực tế tại xí nghiệp cho thấy có một tỷ lệ phế phẩm không nhỏ khi
qua công đoạn hoàn chỉnh, điều này làm ảnh hưởng đến năng suất lao động
của xí nghiệp, từ đó sẽ làm giảm tiền lương của công nhân. Thiết nghĩ Xí
nghiệp nên quy trách nhiệm này đến từng công nhân để từng người có trách

nhiệm hơn với kết quả lao động của mình, không ảnh hưởng đến kết quả lao
động của người khác.
1.2. Tăng khoảng cách hệ số A-B-C :
Hiện nay Xí nghiệp đang thực hiện chế độ khoán sản phẩm tập thể. Sản
phẩm mới chỉ được khoán đến từng tổ sản xuất, Xí nghiệp chưa có điều kiện
thực hiện hình thức khoán sản phẩm cá nhân. Do đó, người lao động không
theo dõi được hàng ngày, hàng tháng mình làm ra bao nhiêu sản phẩm mà chỉ
biết được mức sản lượng hàng tháng của cả tổ. Như vậy, chưa thực sự khuyến
khích các thành viên trong tổ nỗ lực cố gắng hết mình, bởi họ lo sợ một điều là
kết quả lao động của họ sẽ không được đánh giá một cách chính xác mặc dù
khi tính lương Xí nghiệp đã áp dụng hệ số mức độ phức tạp công việc và hệ số
ABC nhưng do khoảng cách giữa các hệ số còn gần (A:1,1; B: 1,0 ; C: 0,9 ) nên
chưa phản ánh sát thực kết quả sản xuất của từng thành viên. Những người
làm việc có hiệu quả cao, chăm chỉ tạo ra nhiều sản phẩm thì hệ số cũng chỉ
được chênh lệch hệ số so với người làm việc bình thường là 0,1. Để nâng cao
năng suất lao động hơn nữa và đảm bảo tính công bằng trong trả lương thì Xí
nghiệp cần tăng khoảng cách hệ số ABC lên thành: A: 1,20 ; B: 1,00 ; C: 0,80.
Ví dụ: Chia lương cho các thành viên trong tổ 1 thuộc phân xưởng pha cắt
tháng 01 năm 2003.
 Theo cách tính cũ: tiền lương của từng thành viên được chia như sau:
Bảng 16: Bảng lương tổ 1 phân xưởng pha cắt tháng 01 năm 2003.
STT Họ và tên
Ngày
công
(Ngày)
Hệ số
lươn
g
Hệ
số

A-B-
C
Hệ số

nhân
Thực lĩnh
(1000 đ)
01 Nguyễn Văn Huyên
27 1,78 1,1 52,87 809,97
02 Nguyễn Kim Oanh
26 1,40 1,0 36,40 557,65
03 Nguyễn Thu Thuỷ
27 1,58 1,0 42,66 653,55
04 Đào Hồng Giang
26,5 1,58 1,1 46,06 705,64
05 Phạm Bích Ngân
24 1,58 0,9 34,13 522,87
06 Vũ Văn Tài
28 1,40 1,1 45,12 660,60
07 Đỗ Viết Tuấn
27,5 1,40 1,0 38,50 589,82
08 Hoàng Lệ Thuỷ
25 1,58 0,9 35,55 544,63
09 Nguyễn Thị Vân
27 1,40 1,1 41,58 637,01
10 Nguyễn Thu Thanh
25,5 1,40 1,0 35,70 546,92
11 Giang Thị Tờ
25 1,40 1,0 35,00 536,20
Tổng cộng

441,57 6764,86
Nguồn: Trích bảng lương bộ phận trực tiếp sản xuất tháng 01 năm 2003 của
Xí nghiệp giày Phú Hà.
 Theo cách tính lương mới: tiền lương của từng thành viên được chia
như sau:
Bảng 17: Bảng lương tổ 1 phân xưởng pha cắt theo cách tính mới.
STT Họ và tên
Ngày
công
(Ngày)
Hệ số
lươn
g
Hệ số
A-B-C
Hệ số

nhân
Thực lĩnh
(1000 đ)
01 Nguyễn Văn Huyên
27 1,78 1,2 57,67 865,97
02 Nguyễn Kim Oanh
26 1,40 1,0 36,40 546,58
03 Nguyễn Thu Thuỷ
27 1,58 1,0 42,66 640,58
04 Đào Hồng Giang
26,5 1,58 1,2 50,24 754,40
05 Phạm Bích Ngân
24 1,58 0,8 30,34 455,59

06 Vũ Văn Tài
28 1,40 1,2 47,04 706,35
07 Đỗ Viết Tuấn
27,5 1,40 1,0 38,50 578,12
08 Hoàng Lệ Thuỷ
25 1,58 0,8 31,60 474,51
09 Nguyễn Thị Vân
27 1,40 1,2 45,36 681,13
10 Nguyễn Thu Thanh
25,5 1,40 1,0 35,70 536,07
11 Giang Thị Tờ
25 1,40 1,0 35,00 525,56
Tổng cộng
450,51 6764,86
Theo cách tính lương cũ thì sự chênh lệch mức tiền lương giữa những
người có hệ số mức độ phức tạp công việc giống nhau nhưng hệ sô A-B-C khác
nhau là chưa nhiều khoảng 52090 đồng, mức chênh lệch này chưa đủ lớn để
thúc đẩy người lao động làm việc chăm chỉ làm việc, chấp hành nội quy. Theo
cách tính lương mới thì sự chênh lệch này khoảng 108420 đồng, mức chênh
lệch này là tương đối lớn, do đó đã khắc phục được hạn chế của cách tính
lương cũ. Để đảm bảo tính hợp lý thì việc xếp loại A-B-C phải được tiến hành
một cách công khai, công bằng. Những tiêu thức để xếp loại phải phản ánh sát
thực kết quả phấn đấu của từng cá nhân, cụ thể:
Tiêu thức xếp loại A:
- Làm đủ công trong tháng.
- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt:
+ Chấp hành tốt nộ quy của Xí nghiệp.
+ Tinh thần lao động tốt.
+ Năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt.
Tiêu thức xếp loại B:

- Làm không đủ công trong tháng do nghỉ có lý do từ 2 ngày trở lên
- Ý thức tổ chức kỷ luật bình thường
Tiêu thức xếp loại C:
- Nghỉ vô lý do
- Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém
- Ý thức tổ chức kỷ luật kém
2. Giải pháp về tiền thưởng:
Khi bước vào vụ sản xuất chính công nhân thường xuyên phải làm thêm
ngày, thêm giờ. Do đó, để động viên công nhân hăng hái, tích cực lao động thì
xí nghiệp nên áp dụng thêm hình thức thưởng ngày công.
Tiêu chí thưởng: những công nhân có số công tính dồn trong một tháng
(tính cả những giờ làm thêm) vượt quá 28 công. Đồng thời phải hoàn thành
hoặc hoàn thành vượt mức khoán sản lượng trong tháng thì sẽ được xí nghiệp
xem xét.
Mức thưởng : nếu số ngày công vượt quá 28 công từ 1 đến 2 công thì mức
thưởng là 30.000 đồng/lao động, nếu vượt quá 28 công từ 3 công trở lên thì
mức thưởng là 50.000 đồng/lao động. Đồng thời người lao động vẫn được
hưởng lương sản phẩm theo quy định.
3. Làm tốt công tác đánh giá thực hiện công việc:
Đối với người lao động qua việc đánh giá thực hiện công việc họ biết được
mức độ hoàn thành công việc của mình, những mặt được và mặt chưa được,
để từ đó giúp họ làm tốt hơn trong những lần sau. Đồng thời người lao động
sẽ biết được tổ chức đánh giá như thế nà về mình, để đề ra mục tiêu phấn đấu
cho bản thân.

×